Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.44 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________

Mai Thị Thủy Tiên

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
NGUYỄN DUY
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số

: 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. PHÙNG QUÝ NHÂM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể Thầy cô khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng Khoa học- Công
nghệ sau đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS.Phùng Quý
Nhâm, người Thầy đã tận tâm, chu đáo trong hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin được cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy và gia đình, đã cung


cấp cho tôi nhiều tư liệu quý giá cho luận văn.
Và tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009
Người thực hiện luận văn

Mai Thị Thủy Tiên


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm chiến đấu chống Mỹ xuất hiện lớp nhà thơ mặc áo lính, tuổi
đời còn rất trẻ. Như nhiều thanh niên thời bấy giờ, theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ lên
đường nhập ngũ. Trong số đó có Nguyễn Duy. Ông tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ,
sinh năm 1948 tại Đông Vệ, Thanh Hóa. Nguyễn Duy từng tham gia chiến đấu nhiều
năm trên các chiến trường Khe Sanh, Đường Chín, Nam Lào, rồi sau này là mặt trận
phía Nam, mặt trận phía Bắc (1979). Nguyễn Duy làm thơ khá sớm nhưng đến năm
1973, ông mới được độc giả biết đến với chùm thơ đoạt giải nhất cuộc thi thơ của
tuần báo Văn nghệ: “Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm”. Từ đó Nguyễn
Duy đã xuất bản nhiều tập thơ sáng giá trong tiến trình thơ đương đại Việt Nam: Cát
trắng (1973), Phóng sự 30-4-1975 (1981), Ánh trăng (1984) ...đã đưa ông lên vị trí là
một trong những nhà thơ “đem lại vinh quang cho cả thế hệ thơ trẻ thời kỳ chống
Mỹ” (Trần Đăng Suyền) [117, tr.92], góp phần “in đậm dấu ấn của thời đại” (Lưu
Khánh Thơ) [5, tr.4].
Sau 1975, thơ Việt Nam trải qua một giai đoạn chững lại, tìm đường. Trong
hoàn cảnh đó, Nguyễn Duy vẫn “bền bỉ kiên trì trong quá trình sáng tạo, cố gắng đi
sâu vào mọi khía cạnh của hiện thực đời sống, hiện thực tâm trạng” (Lưu Khánh
Thơ)[5, tr.4]. Với các tập thơ: Mẹ và em (1987), Đãi cát tìm vàng(1987), Đường xa
(1989), Quà tặng (1990), Về (1994), Vợ ơi (1995)... cùng tuyển tập Thơ Nguyễn Duy

Sáu & Tám, Nguyễn Duy đã thuộc “lực lượng đi tiên phong” (Trần Nhuận Minh) [4,
tr.4] trong thời kì Đổi Mới với nhiều “chuyển đổi trong phương thức chiếm lĩnh hiện
thực, trong các quan niệm mới về nghệ thuật, trong thế giới nghệ thuật có phần mới
mẻ, khác lạ về con người, trong ý thức mới đối với tư cách chủ thể của nhà
văn”(Phong Lê) [71, tr.344].
Thơ Nguyễn Duy đã được chọn đưa vào chương trình giảng văn ở bậc phổ
thông, giới thiệu ra nước ngoài, đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học
đánh giá, công bố trên các báo chuyên ngành, được công chúng yêu thơ đọc và bình
phẩm. Tuy nhiên, ngoài những bài viết đó và một vài luận văn cử nhân, vẫn chưa có
những công trình nghiên cứu toàn diện về thơ ông. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Thế


giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc công trình
nghiên cứu của những người đi trước để nhằm góp thêm một cái nhìn khái quát về sự
nghiệp thơ ca của nhà thơ Nguyễn Duy.
2. Giới hạn đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đặt Nguyễn Duy trong tiến trình thơ ca Việt Nam hiện đại, từ việc khảo sát
nghiên cứu văn bản thơ, tìm hiểu hành trình sáng tạo của nhà thơ, chúng tôi hướng tới
xác định cảm hứng chủ đạo và đặc điểm nghệ thuật thơ Nguyễn Duy về: ngôn ngữ,
giọng điệu, đặc biệt là thể thơ lục bát. Từ đó khẳng định những đóng góp của ông một tác giả có vị trí đáng kể trong đời sống thơ ca Việt Nam từ năm 1970 đến nay.
“Đánh giá một tác giả văn học, cần xem tác giả ấy đã kế thừa được những gì
trong truyền thống văn học quá khứ, của những người đi trước. Và phải xem họ đã
đem lại một cái gì mới: một mảng hiện thực, một cách nhìn cuộc sống, một giọng
văn, những đổi mới về thể loại” [74,tr.717]. Vì vậy, trong điều kiện và chừng mực
nhất định, chúng tôi đối sánh thơ Nguyễn Duy với thơ của một số tác giả trước hoặc
cùng thời như: Nguyễn Bính, Bùi Giáng, Hữu Thỉnh...để từ đó rút ra những nét riêng
biệt ở thơ ông.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Nguyễn Duy sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như: thơ, tiểu thuyết, bút kí,

phóng sự, kịch thơ và sáng tác các loại lịch thơ, tranh thơ...nhưng với đề tài này, luận
văn chỉ tập trung nghiên cứu thơ trữ tình của Nguyễn Duy. Cụ thể ở các tập thơ: Cát
trắng (1973), Phóng sự 30-4-1975 (1981), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đãi
cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Về (1994), Thơ Nguyễn Duy Sáu & Tám
(1994), Vợ ơi (1995), Bụi (1997), Tuyển tập thơ Nguyễn Duy (bản thảo do tác giả
cung cấp).
Bên cạnh việc khảo sát các tác phẩm trên, chúng tôi còn tiếp thu một cách chọn
lọc những nhận định đánh giá của các công trình nghiên cứu đã có và những ý kiến
của chính tác giả để đảm bảo tính khoa học, tính khách quan cho luận văn.
3. Lịch sử vấn đề
Xuất hiện trên thi đàn Việt Nam từ những năm bảy mươi, Nguyễn Duy đã tạo


ấn tượng nơi người đọc về một giọng thơ nhiều triển vọng. Có thể nói người có công
phát hiện và giới thiệu thơ Nguyễn Duy đầu tiên là Hoài Thanh. Trải qua hơn một
phần tư thế kỷ, đã có nhiều nhà phê bình, nghiên cứu nhận xét, đánh giá thơ Nguyễn
Duy, có thể chia làm bốn nhóm: Một là loại bài tìm hiểu những bài thơ, tập thơ tiêu
biểu. Hai là, loại bài nghiên cứu khái quát thơ Nguyễn Duy. Ba là, những bài phát
biểu, trả lời phỏng vấn của chính nhà thơ về tác phẩm của mình. Bốn là, một số luận
văn cử nhân nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy. Nhìn chung, các bài nghiên cứu đã đi
vào tìm hiểu nội dung và nghệ thuật thơ Nguyễn Duy ở những phương diện và mức
độ khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi sẽ hệ thống những ý kiến
nổi bật, những nhận định quan trọng liên quan đến cảm hứng chủ đạo và đặc điểm
nghệ thuật thơ Nguyễn Duy.
Để hình dung cụ thể, trong phần lịch sử vấn đề, chúng tôi phân chia ra các
nhóm ý kiến sau:

3.1. Hướng tiếp cận về nội dung
Trong những bài nghiên cứu đánh giá, thẩm bình về thơ Nguyễn Duy, nhiều
tác giả đã có những phát hiện về nét riêng độc đáo đối với từng tác phẩm của ông. Cụ

thể trong Hơi ấm ổ rơm, Vũ Quần Phương cho là “tấm lòng thơm thảo, nhường cơm
xẻ áo của nhân dân ta” [99, tr.154]. Trong Đò Lèn, Trịnh Thanh Sơn cho là “những
thước phim quay chậm” về nỗi gian truân của người bà, khiến độc giả “chỉ đọc thôi
đã muốn trào nước mắt”)[112, tr.14]; Đỗ Lai Thúy thì cho là sự “giải cổ tích hóa”, là
“cốt cách hiện đại” [138 ,tr 379-384]. Trong Ánh trăng, Nguyễn Bùi Vợi đã cảm
“nỗi ăn năn nhân bản, thức tỉnh tâm linh, làm đẹp con người” [148, tr.7]. Ngồi buồn
nhớ mẹ ta xưa, Đặng Hiển cho là “đã động thấu đến những tình cảm thiêng liêng
nhất, sâu xa nhất và thân thương nhất của chúng ta - tình cảm đối với mẹ” [49, tr.34].
Còn Lê Trí Viễn khi nói về bài Tre Việt Nam đã khẳng định đó là những biểu hiện
của “phẩm chất con người” [147, tr.289]. Những bài nghiên cứu ấy đã chỉ ra cảm
hứng trong thơ Nguyễn Duy xuất phát từ sự trân trọng, yêu thương, phát hiện ra vẻ


đẹp của con người Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ đặc biệt là
những gian khổ thấm đẫm máu, mồ hôi, nước mắt của người dân.
Tập thơ của Nguyễn Duy được nhiều nhà phê bình chú ý là Ánh trăng- tác
phẩm được nhận giải thưởng của Hội nhà văn 1984. Nhận xét về nội dung tập thơ
này, Từ Sơn viết: “Tám mươi bài thơ chọn in trong hai tập Cát trắng và Ánh trăng
chiếm số lượng lớn vẫn là những bài thơ viết về người lính, về những điều đã cảm
nhận trên các nẻo đường chiến tranh...Nguyễn Duy đã đi nhiều nơi, đã tiếp xúc với
nhiều người. Bao giờ anh cũng dành những tình cảm tốt đẹp nhất của mình cho đồng
đội và cho những người dân bình thường” [116, tr.2]. Cùng ý kiến đó, Lê Quang
Hưng cũng rất sâu sắc khi nhận định: Tiếng nói của Nguyễn Duy trong Ánh trăng
“trước tiên vẫn là tiếng nói của một người lính, tiếng nói tìm đến những người línhnhững đồng đội để sẻ chia, trò chuyện...Đúng như Nguyễn Duy tâm sự: anh luôn cảm
thấy mình mắc nợ cuộc sống, mắc nợ những đồng đội. Các cảm giác đáng quí cũng
là cái ý thức trách nhiệm ấy đã thôi thúc anh, nâng giúp anh viết ngày một nhiều,
ngày một hay hơn về những người chiến sĩ” [58, tr.156]. Trên cơ sở đó, Lê Quang
Hưng rút ra sự hấp dẫn của tập thơ: “Ánh trăng được nhiều bạn đọc yêu thích trước
hết vì nó thực sự là một phần của một cuộc đời, là tiếng nói của một cây bút có trách
nhiệm trước cuộc sống xây dựng và chiến đấu sôi động trên đất nước ta những năm

qua” [58, tr.158].
Tế Hanh cũng thể hiện sự trân trọng của mình khi nhận xét về tập thơ Ánh
trăng của Nguyễn Duy. Trong bài “Hoa trên đá và Ánh trăng” đăng trên báo Văn
nghệ số 15/1986, ông viết: “Đọc thơ Nguyễn Duy trước hết ta thấy anh là một người
lính đã chiến đấu ở nhiều mặt trận. Hiện nay anh không phải là quân nhân nhưng
những câu thơ anh viết về bộ đội, về cuộc đời quân nhân vẫn là những câu thơ thấm
thía nhất” [40, tr.3]. Dù mỗi người nhìn nhận, đánh giá tập thơ này ở những góc độ
khác nhau, nhưng nhìn chung các ý kiến trên đều thống nhất ở một điểm: cảm hứng
để Nguyễn Duy viết là từ những tâm sự và trải nghiệm của chính bản thân nhà thơmột người lính đã từng trải qua những địa danh trận mạc cũng là những địa danh của
thi ca, một công dân có trách nhiệm sâu sắc đối với cuộc đời.


Trong các bài nghiên cứu khái quát thơ Nguyễn Duy của Hoài Thanh, Lại
Nguyên Ân, Nguyễn Thụy Kha, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Quang Sáng, Chu Văn
Sơn, Vũ Văn Sỹ, Nguyễn Trọng Tạo, Đỗ Minh Tuấn, Phạm Thu Yến, các tác giả đều
có khuynh hướng đi sâu tìm hiểu những nội dung cơ bản trong thơ Nguyễn Duy. Các
bài viết này đã khẳng định thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy ngay từ khi mới
xuất hiện là những cảnh vật, sự việc, con người bình thường trong cuộc sống, gần gũi
với nhà thơ và với mọi người. Có thể nói, bài phê bình sớm nhất về thơ Nguyễn Duy
là “Đọc một số bài thơ của Nguyễn Duy” của Hoài Thanh, đăng trên Báo Văn nghệ
số 444/1972. Bài viết khẳng định: “Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen
thuộc... Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những
cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi không tên... Đọc thơ Nguyễn Duy, thấy anh
thường hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình...”
[129, tr.5]. Cùng ý kiến đó, Lại Nguyên Ân trong bài “Tìm giọng mới thích hợp với
người thời mình” cho rằng thơ Nguyễn Duy “nhạy cảm với cái gì ít ỏi, còm nhom,
queo quắt, cộc cằn , đơn lẻ” [2, tr.11]. Trong bài “Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn
Duy”, in trong phụ lục tập thơ Mẹ và em, Nguyễn Quang Sáng nêu ý kiến: “Ngoài
mảng thơ về đề tài chiến trận, thơ Nguyễn Duy chủ yếu dành cho những đề tài muôn
thuở: tình yêu, con người và đất nước quê hương...Trong thơ Duy có hầu hết gương

mặt các miền đất với những cảnh sắc, thần thái riêng” [111, tr.91]. Cũng bình về
những đặc điểm này Vũ Văn Sỹ có những nhận xét khá tinh tế: “Nguyễn Duy thường
nắm bắt những cái mong manh nhưng vững chắc trong đời: chút rưng rưng của ánh
trăng, một tiếng tắc kè lạc về giữa phố, một dấu chân cua lấm tấm ruộng bùn, một kỉ
niệm chập chờn nguồn cội, một mùi thơm của huệ trắng trong đền, thoáng hư thực
giữa người và tiên phật...Và rồi hồn thơ Nguyễn Duy neo đậu được ở đó” [124,
tr.69]. Sau khi nêu những cảm nhận chung, Vũ Văn Sỹ đã mượn ngay câu thơ của
Nguyễn Duy để kết luận về cảm hứng chủ đạo trong thơ ông: “Nguyễn Duy- người
thương mến đến tận cùng chân thật” [124]. Và nếu như Nguyễn Đức Thọ chỉ chú ý
một khía cạnh trong thơ Nguyễn Duy: “Có lẽ sau cụ Tú Xương, tôi chưa thấy ai ca
ngợi vợ tài như Nguyễn Duy” [135, tr.82-90] thì Nguyễn Quang Sáng, một người bạn
thân thiết với Nguyễn Duy, nêu nhận xét cụ thể hơn: “Nguyễn Duy gắn bó máu thịt


với đất nước mình bằng tình cảm rất cụ thể với người dân...Thơ Nguyễn Duy có niềm
tự hào chính đáng về nhân dân mình, cùng với nỗi buồn thương chính đáng” [111,
tr.97]. Còn nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đưa ra một nhận xét có ý nghĩa khái
quát: “Bao dung nên giàu có” [83, tr.280]. Nhìn chung các ý kiến đánh giá trên đã chỉ
ra được nét riêng và độc đáo của thơ Nguyễn Duy là ông thường cảm xúc - suy nghĩ
về những điều bình dị, cụ thể của đời thường. Đặc điểm này thể hiện trong thơ ông
như một mạch thống nhất, xuyên suốt cả trong hoàn cảnh chiến tranh và hòa bình.
Cùng tìm hiểu về nội dung thơ Nguyễn Duy, năm 2008, trong luận văn tốt
nghiệp, sinh viên Nguyễn Thị Thu Hiền với đề tài “Cái tôi nội cảm tìm về cội nguồn
trong thơ trữ tình Nguyễn Duy” đã đi sâu làm rõ một trong những khía cạnh nổi bật
của thơ trữ tình Nguyễn Duy: cảm xúc về quê hương xứ sở, điệu hồn của dân tộc, về
đạo đức truyền thống và những giá trị thiêng liêng cùng nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ
tình. Tuy nhiên những vấn đề trên chưa được nghiên cứu sâu.
3.2. Hướng tiếp cận về nghệ thuật
Phương diện được các tác giả quan tâm nhiều nhất và có ý kiến tương đối
thống nhất là thể loại. Bài “Tre Việt Nam” được nhiều nhà phê bình phân tích, đánh

giá; có thể xem đây là một trong những bài thơ lục bát tiêu biểu của Nguyễn Duy.
Văn Giá trong “Một lục bát về tre” nhận xét: “ Lựa chọn thể thơ 6-8, một thể thơ
thuần chất Việt Nam, tác giả xử lý thật nhuần nhuyễn, trôi chảy, trau chuốt, không
non ép, gượng gạo, vấp váp một chỗ nào. Trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ, phần
các bài viết theo thể lục bát không phải là nhiều nhất nhưng anh vẫn được coi là một
trong những nhà thơ hiện đại viết lục bát thành công nhất. Với tất cả những gì đạt
được, anh đã góp phần đem lại một sắc điệu hiện đại cho thể thơ lục bát của dân
tộc” [9, tr.93]. Và chính Nguyễn Duy, khi trả lời phỏng vấn trên báo Đại đoàn kết đã
bộc bạch: “Những bài thơ lục bát là phần quý giá nhất của mình” [12, tr.14]. Lê
Quang Trang khẳng định “Anh vốn là người sở trường về sử dụng thơ lục bát” [141,
tr.200]. Nguyễn Quang Sáng cũng cùng ý kiến đó khi cho rằng: “Nguyễn Duy vốn có
ưu thế và trội hẳn lên trong thể thơ lục bát” [111, tr.91]. Nguyễn Thụy Kha: “Sẵn cái
chất hóm hỉnh, dân dã, sâu sắc hơi chua cay chút chút, Duy quả là thiện nghệ trong
cái trò “ 6&8” này” [61, tr.204]. Và nếu năm 1986, Lại Nguyên Ân còn e dè khi cho


rằng: “Ngay cả những bài lục bát, ta cũng thấy có cái gì bên trong như muốn cãi lại
vẻ êm nhẹ mượt mà vốn có của câu hát ru truyền thống” [2, tr.11] thì đến năm 1999,
Vũ Văn Sỹ đã mạnh mẽ khẳng định: “Nguyễn Duy đã sử dụng lục bát để thuần hoá
chất liệu cập nhật của đời sống. Lục bát trong tay Nguyễn Duy trở nên vừa êm ái vừa
ngang ngạnh, vừa quen thuộc vừa biến hoá, “cựa quậy”. Làm thơ lục bát đến như
Nguyễn Duy có thể xếp vào bậc tài tình” [124,tr.74]. Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong
lời giới thiệu in ở đầu tập thơ “Nguyễn Duy- thơ với tuổi thơ” cũng đã chỉ ra sự đổi
mới cách tân của Nguyễn Duy khi sử dụng thể thơ dân tộc: “Lục bát của Nguyễn Duy
rất hiện đại. Câu thơ vừa phóng túng ngang tàng lại vừa uyển chuyển, chặt chẽ với
một bút pháp khá điêu luyện. Nguyễn Duy là người có công trong việc làm mới thể
thơ truyền thống này” [63]. Nguyễn Thị Thúy Hằng trong luận văn tốt nghiệp đại học
năm 1999, với đề tài “Thơ lục bát của Nguyễn Duy” đã khảo sát Câu lục bát trong ca
dao truyền thống và thơ lục bát của Nguyễn Duy. Từ đó, chỉ ra sự kế thừa những đặc
điểm của ca dao và thơ truyền thống trong câu thơ Nguyễn Duy, nêu một vài điểm

đổi mới trong thơ ông như: Quan niệm về thế giới và con người, hình thức trình bày
thơ, cấu tứ và kết cấu ở một bài thơ lục bát...Có thể thấy, mỗi tác giả đánh giá thơ lục
bát của Nguyễn Duy ở một khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung các ý kiến này
đều thống nhất cho rằng thơ lục bát Nguyễn Duy thực sự có vị trí cao trong các sáng
tác lục bát đương thời.
Ngôn ngữ - vốn là một phương diện rất quan trọng trong việc tìm hiểu nghệ
thuật thơ Nguyễn Duy nhưng lại chưa có sự thống nhất cao. Theo Nguyễn Quang
Sáng: “Thơ Nguyễn Duy đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian.”
[111, tr.96], Phạm Thu Yến lại có ý kiến khác: thơ Nguyễn Duy là sự kết hợp giữa
“ngôn ngữ đời thường” và ngôn ngữ “đậm màu sắc hiện đại” [152, tr.79 ]. Còn với
Vương Trí Nhàn, thơ Nguyễn Duy là “bản hợp xướng của những chữ lạ” [83, tr.283].
Hồ Văn Hải thì khẳng định: “Sáng tạo từ láy là điểm nổi bật nhất trong lục bát
Nguyễn Duy” [44, tr.6 ].
Phương diện được nhiều nhà nhiên cứu, phê bình quan tâm là giọng điệu. Khi
bình bài “Tre Việt Nam”, GS.Lê Trí Viễn cho rằng: “Giọng điệu bài thơ là kể chuyện
như kể chuyện cổ tích” [147, tr.289]. Năm 1986, trong bài viết “Tìm giọng mới thích


hợp với người thời mình”, Lại Nguyên Ân tập trung tìm hiểu sự cách tân giọng điệu
trong thơ Nguyễn Duy: “Thật ra thơ Nguyễn Duy nhìn chung vẫn nằm trong điệu trữ
tình...Thơ Nguyễn Duy gần đây thường có thêm sắc giọng thủng thẳng, hơi ngang
ngạnh và ương bướng”. Với Lại Nguyên Ân, giọng điệu đó làm cho thơ tình “bớt đi
cái tha thiết héo ruột héo gan vốn thường có ở những khí chất yếu, những tâm trạng
u sầu lối cũ” “tăng thêm cái khoẻ khoắn mạnh mẽ vốn là đặc điểm của con người
thời nay”[2, tr.11]. Ngô Thị Kim Cúc khi đọc tập thơ “Bụi” của Nguyễn Duy đã
nhận xét: “Từ bài đầu đến bài cuối hầu hết vẫn giống nhau ở một cách viết, vẫn cái
giọng cà tửng cà khịa khiến người ta lúc đầu bật cười rồi sau đó thấm thêm một tí lại
trào nước mắt” [13, tr.5]. Phạm Thu Yến thì cho rằng: khuynh hướng hài hước, trào
lộng là một trong những biểu hiện của thi pháp ca dao và đã nhẹ nhàng phê bình
Nguyễn Duy đôi khi “quá đà”, khiến người đọc phải “ái ngại” [152, tr.76-82].

Trong các bài phê bình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy, thì bài viết “Nguyễn
Duy - thi sĩ thảo dân” của Chu Văn Sơn là một bài viết công phu, cung cấp cho
người đọc một cái nhìn tương đối rõ về con đường sáng tác của Nguyễn Duy. Ông
gọi thế giới thơ Nguyễn Duy là “cõi chúng sinh thì hiện tại”: binh lửa và bụi bặm,
bùn nước và gió trăng, nghèo đói và tiềm năng, tàn phá và gây dựng, xơ xác và nhen
nhóm, bần bách và phù hoa”; nhân vật là “thập loại chúng sinh”, là bà, mẹ, cha ,vợ,
con...đặc biệt là những con người không may mắn xuất hiện trong đời sống như “chú
bé đi bụi khoèo mái hiên lắng nghe pháo tết, em điếm ế đón giao thừa gốc cây, bà bới
rác nằm co ro gầm cầu...”. Từ đó biện giải “Nguyễn Duy là thi sĩ thảo dân”, chỉ ra
bản chất “thảo dân” ấy ở cảm hứng sáng tác, ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ lục bát
của Nguyễn Duy [114, tr.38-53].
Như vậy, qua các bài nghiên cứu, phê bình thơ Nguyễn Duy nêu trên, chúng tôi
nhận thấy các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện ra một số
đặc điểm về nội dung, nghệ thuật nổi bật của thơ ông. Nhưng nhìn chung, các bài viết
này chỉ mới đi vào tìm hiểu một bài thơ, tập thơ hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một
khía cạnh, một mặt nào đó trong thơ Nguyễn Duy, chưa có một công trình nào đi sâu
nghiên cứu, khảo sát toàn diện và có hệ thống về thơ ông, để từ đó rút ra những đặc
điểm khái quát về nội dung tư tưởng, nghệ thuật thơ Nguyễn Duy...Tuy nhiên đây là


những nhận định hết sức đáng quý, gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề về cảm hứng,
ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ lục bát của Nguyễn Duy trong việc thực hiện đề tài
luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi vận dụng các phương pháp
chủ yếu sau đây:
4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung.
Chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp này để phân tích câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài
thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm của luận văn.

4.2. Phương pháp cấu trúc- hệ thống
Quan niệm thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể, xuất phát từ đặc điểm riêng
của thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, luận văn chú trọng việc tìm ra những thành
tố tạo nên chỉnh thể này và qui luật cấu trúc nên nó. Mọi đối tượng, mọi vấn đề khảo
sát được chúng tôi đặt trong tương quan hệ thống, trong qui luật cấu trúc này.
4.3. Phương pháp so sánh
Mục đích của việc sử dụng phương pháp so sánh là để khẳng định nét độc đáo,
đặc sắc của phong cách thơ Nguyễn Duy trong mối tương quan so sánh với các tác
giả, tác phẩm khác ở cả hai chiều lịch đại và đồng đại. Với việc sử dụng phương pháp
này chúng tôi có cơ sở để tìm hiểu, lí giải và xác định rõ những giá trị cũng như đóng
góp của thơ Nguyễn Duy trên nhiều bình diện khác nhau.
4.4. Phương pháp phân loại, thống kê
Đối với từng thành tố trong chỉnh thể, đối với các yếu tố thuộc phương thức,
phương tiện trữ tình trong thơ Nguyễn Duy, khi cần thiết luận văn thực hiện phân loại
và thống kê qua các con số cụ thể.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã tìm hiểu thơ Nguyễn Duy trên bình diện của thế giới nghệ thuật.
Trong quá trình tiếp cận “Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy”, người viết xem đó
như một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm nhiều phương diện có mối quan hệ gắn bó
biện chứng với nhau. Với đề tài này, người viết mong muốn đóng góp thêm một


hướng tiếp cận, nhằm tìm hiểu tương đối đầy đủ về sự nghiệp sáng tác thơ ca của
nhà thơ Nguyễn Duy, thông qua việc nghiên cứu những vấn đề nổi bật như: Hành
trình sáng tạo, cảm hứng chủ đạo và những đặc điểm nghệ thuật thơ ông, để từ đó
khẳng định bản sắc riêng độc đáo của ngòi bút Nguyễn Duy và vị thế của ông trong
tiến trình vận động và phát triển của thơ Việt Nam hiện đại.
Người viết cũng hi vọng rằng những tư liệu và kết quả của luận văn sẽ góp một
phần nhỏ vào việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập thơ Nguyễn Duy trong nhà trường
được tốt hơn.

6. Cấu trúc luận văn
Phù hợp với lôgic nội tại của vấn đề đặt ra nghiên cứu, ngoài phần Dẫn nhập
và Kết luận, luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Hành trình nghệ thuật của Nguyễn Duy.
Chương 2: Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Duy.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật thơ Nguyễn Duy.
Cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo.
7. Giới thuyết khái niệm: “Thế giới nghệ thuật”
Thế giới nghệ thuật là một cụm từ càng gần đây càng được sử dụng nhiều cả
trong đời sống và trong học thuật. Nó được dùng khi con người có nhu cầu diễn đạt ý
niệm về cái chỉnh thể bên trong của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình
tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu...). Có nhiều cách lý giải về thế giới
nghệ thuật. Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: Thế giới nghệ thuật là một thế giới
được tạo ra trong nghệ thuật. Nó hoàn toàn “khác với thế giới thực tại vật chất hay
thế giới tâm lí của con người mặc dù nó phản ánh thế giới ấy” “Thế giới nghệ thuật
thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các
nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật...Mỗi thế giới nghệ thuật như một mô hình nghệ
thuật trong việc phản ánh thế giới, ứng với một cách quan niệm về thế giới, một cách
cắt nghĩa về thế giới” [39, tr.352]. Lê Ngọc Trà quan niệm: “Đối tượng nghiên cứu
đầu tiên của thi pháp học là các yếu tố và cấu trúc tác phẩm văn học như ngôn ngữ,
thế giới nghệ thuật, kết cấu và chủ thể nghệ thuật [140, tr.140]. “Thế giới nghệ thuật
bao gồm nhân vật, cốt truyện và các chi tiết được mô tả, không gian, thời gian nghệ


thuật...Nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tác phẩm, khám phá được tính chỉnh thể ấy
có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu cách cảm nhận thế giới cũng như quan
niệm tư tưởng của nhà văn” [140, tr.141]. Lê Tiến Dũng cho rằng: “Qua văn bản
ngôn từ người đọc bắt gặp “bức tranh đời sống”, một thế giới như ta đã gặp đâu đó
trong đời, lại như chưa gặp bao giờ...Người ta gọi lớp này là lớp thế giới nghệ thuật
hay là lớp hình tượng”. “Mỗi nhà văn, mỗi thời đại văn học sáng tạo ra một thế giới

nghệ thuật riêng. Tiếp nhận được thế giới này là cơ sở để hiểu tư tưởng - nghệ thuật
của tác phẩm, cảm nhận được những gì nhà văn miêu tả, kí thác cũng như cái nhìn,
quan niệm của nhà văn về con người, cuộc sống”

[15, tr.11].

Những quan niệm trên về thế giới nghệ thuật thiên về tác phẩm văn xuôi và nội
dung được phản ánh trong tác phẩm. Từ góc độ thi pháp học chúng tôi quan niệm
“hình thức mang tính nội dung và nội dung là một nội dung được xác định trong hình
thức” [118, tr.9]. Nói cách khác thế giới nghệ thuật không đơn thuần là vấn đề hình
thức mà trong tính chỉnh thể của nó, hình thức thẩm mĩ đó luôn được thẩm thấu,
chuyển hóa trong một nội dung thích hợp. Thông qua thế giới nghệ thuật của một nhà
thơ ta có thể phân biệt được chỗ sâu sắc, tư tưởng nghệ thuật độc đáo của nhà thơ ấy
với nhà thơ khác. Vậy “Thế giới nghệ thuật” vừa là thế giới được tạo thành trong thơ
qua cách cảm nhận riêng của tác giả vừa là hình thức biểu hiện của thế giới ấy, một
hình thức thích hợp duy nhất để nội dung được biểu hiện trọn vẹn và đầy đủ.
Với “Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy”, chúng tôi tập trung nghiên cứu
cảm hứng sáng tác và phương thức biểu hiện trong thơ như: thể thơ, ngôn ngữ, giọng
điệu... Từ đó thấy được phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Duy vừa mang nét riêng
cá nhân vừa phản ánh trình độ nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử, một thời đại.


Chương 1
HÀNH TRÌNH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DUY
Khi nói đến những con đường dẫn người nghệ sĩ đi tới việc tạo ra những tác
phẩm của mình, nhà thơ P.Antokolxky đã phát biểu: “Cũng như trong bất kỳ một
lãnh vực nào cái quan trọng nhất trong nghệ thuật là quá trình, là sự hình thành, là
cuộc đấu tranh, là sự tìm tòi, là một dòng nước không bao giờ cạn tự khơi lấy một
dòng sông” [66, tr.338-339]. Để tìm hiểu cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Duy,
không thể xem xét từng tác phẩm của ông mà phải nhìn nhận sự nghiệp sáng tác của

Nguyễn Duy trong gần bốn mươi năm qua như một hành trình mà mỗi tác phẩm chỉ
là một sự kiện, một mắt xích, một cột mốc trong hành trình đó. Hướng tiếp cận này
cũng sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng thể, là cơ sở quan trọng để đi sâu
khám phá về những cảm hứng chính trong các tác phẩm cũng như đi sâu vào từng
vấn đề cụ thể trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ.
Do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử và sự vận động trong ý thức của chủ thể
nhà thơ, hành trình nghệ thuật của Nguyễn Duy có thể chia làm hai giai đoạn: trước
những năm tám mươi và sau những năm tám mươi. Sở dĩ chúng tôi phân chia như
vậy là vì sau những năm tám mươi, thơ Nguyễn Duy mới thực sự có những chuyển
biến đáng kể. Sự chuyển biến đó thể hiện ở tất cả các cấp độ: cảm hứng chủ đạo, thể
loại, ngôn ngữ và giọng điệu. Ở những chương tiếp theo của luận văn, chúng tôi sẽ cố
gắng chỉ rõ sự khác biệt ấy, nhưng cũng xin lưu ý: sự chuyển biến trong sáng tác của
Nguyễn Duy trước và sau những năm tám mươi chỉ là sự chuyển biến mang tính tiếp
nối, không phải là những bước ngoặt đưa thơ ông rẽ sang những hướng đi khác, bởi
về cơ bản, các sáng tác của ông luôn nhất quán dưới sự chi phối mạnh mẽ của triết lí
nhân sinh: “Ta là dân- vậy thì ta tồn tại”. Nếu như Chế Lan Viên tuyên bố hùng hồn
về cuộc chiến tranh giữ nước: Ta đánh Mỹ vậy ta tồn tại, Lưu Quang Vũ ngây ngất
trong tình yêu: Anh yêu em vậy anh tồn tại, còn Nguyễn Duy trong bất kỳ hoàn cảnh
nào cũng nói lên cái “triết lí thảo dân” (Chu Văn Sơn) kia của mình. Thông thường,
có được một quan niệm riêng đúng đắn, xem như có một hoa tiêu tin cậy cho hành
trình sáng tạo rồi. Dẫu biết rằng quan niệm của người nghệ sĩ không phải nhất thành


bất biến, song ở Nguyễn Duy cái quan niệm buổi chập chững đã là một kim la bàn
khá chuẩn, càng về cuối càng sắc nét hơn và được hiện thực hóa trong suốt hành trình
sáng tạo của ông.
1.1. Hành trình qua nhiều miền Tổ quốc
Trước hết, hành trình nghệ thuật của Nguyễn Duy là cuộc hành trình qua
những miền đất, hay nói cách khác, đó là cuộc hành trình đầy ắp chất liệu thực tế do
nhà thơ gặt hái được từ những chuyến đi, “Duy đi hầu khắp đất nước, đi qua bão, qua

lụt, qua đạn, qua bom, đi “xẻ dọc Trường Sơn”[111, tr.91]. Chỉ nhìn vào tựa đề các
bài thơ và thời điểm sáng tác, ta thấy ông đã đặt chân lên hầu hết mọi miền quê trên
đất nước mình: từ các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Nam đến dải đất
miền Trung với Huế, Quảng Bình, Quảng Trị; từ đồng bằng sông Cửu Long qua Tiền
Giang, Hậu giang, Đồng Tháp và đến tận Mũi Cà Mau. Ở đâu, Nguyễn Duy cũng tìm
được cho mình nguồn cảm hứng sáng tác và có những bài thơ hay. Nguyễn Quang
Sáng đã yêu mến ví “Nguyễn Duy như một con ngựa sung sức, nếu không được
buông vó trên đường dài thì ở trong tàu lúc nào cũng nghe cái gõ lộp cộp của nó, nó
đòi đi.” [103, tr.88]. Và trong cuộc hành trình này, Nguyễn Duy không phải trong vai
“người bộ hành phiêu lãng” (Thế Lữ) mà đã hóa thân vào đất đai, sông nước để diễn
tả được “những cảnh sắc, thần thái riêng riêng” [103, tr.84] của từng miền đất. Cùng
chung một cái gốc nhân bản và tâm hồn nhân hậu, thế mà ở thơ ông, mỗi khu vực địa
lí khác nhau đều có chút riêng riêng khác nhau ấy. Với Hà Nội, Nguyễn Duy xúc cảm
trước thiên nhiên, con người, trước cái biến đổi của mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến:
“Hồ Gươm xanh màu xanh cổ tích
con rùa vàng gửi bóng ở trên mây
cây si mọc chúc cành xuống nước
Thê Húc cong cong một nét lông mày
Tóc em dài cho ta nhìn thấy gió
áo em bay cho mờ tỏ thân hình
em sâu sắc như kinh thành cổ kính
gốc si già da mốc ngói rêu xanh.


Em nhẹ nhõm đi về trong phố cũ
tường nhà lở vôi cửa gỗ bức bàn
ta lặn lội như một thằng ăn trộm
nơm nớp lo mình bị bắt quả tang.
Lần lữa mãi thế là ta lỡ dại
để dành thành mất cắp cả tình yêu

thế là ta mồ côi em mãi
cát vu vơ chết đuối dưới sương chiều.
Cửa gỗ cài then...bóng em mất hút
xe cúp đã thay cho ngựa tía võng điều
ta trở lại gốc si già...và làm lại
làm thơ tình tặng những lứa đang yêu...”
( Một góc chiều Hà Nội )
Và cũng hàm súc biết bao những câu thơ ông viết về ruộng đồng miền Bắc có
cái gì rất đặc trưng:
“Vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải
bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua”
( Tuổi thơ )
hay

“Giọt sương muối co ro đầu nhảnh mạ
nhức nhối bàn chân phì phọp thở trong bùn”
( Lời ấm áp nói từ trong gió lạnh )
Về “thần hồn” của một vùng quê xưa: “chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng - mùi

huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm - điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng...” (Đò
Lèn). Có thể thấy Nguyễn Duy viết rất hay về đồng bằng Bắc Bộ đặc biệt là quê
hương Thanh Hóa, điều đó không có gì lạ vì đây là nơi “chôn nhau cắt rốn” của nhà
thơ. Nhưng khi đến Huế, nhà thơ lại cho ra đời những bài thơ tuyệt vời đưa người đọc


đến với dòng sông Hương nước êm đềm trong vắt có cầu Tràng Tiền mềm mại bắc
qua sông, thấp thoáng tà áo người thiếu nữ, đẹp đến ngẩn ngơ lòng:
“Vừa xa mà đã nghe lâu
hỏi thăm áo tím qua cầu gió bay
ớt Đông Ba có còn cay

gạo de An Cựu độ này còn thơm?
Hỏi thăm hoa phượng bên đường
sông Hương mấy bữa mưa nguồn còn trong
quán cơm Âm Phủ còn không
cô gì hôm ấy lấy chồng hay chưa?...”
( Hỏi thăm )
hay nỗi trầm tư trước cảnh:
“Bến Tuần loáng thoáng hàng dâu
em xa vườn lựu từ lâu lắm rồi
lối mòn đá cuội rong chơi
lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơ
Lan báo hỉ nở tình cờ
bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương giang
chợ chiều Bến Ngự chưa tan
ai đi ngược dốc Phú Cam một mình...”
( Nhớ bạn )
“Người ta chỉ có thể nhận ra diện mạo của một Huế đích thực không phải bằng
con mắt của một chuyên viên thống kê đô thị, mà bằng tâm thức” (Hoàng Phủ Ngọc
Tường, Huế- di tích con người). Cái sâu sắc nên thơ của Huế được đúc kết từ những
nét rất giản dị, mộc mạc. Có thể chỉ một dòng sông Hương, chỉ một tà áo tím, chiếc
nón bài thơ hay một mái tóc thề... cũng đủ làm nên nét Huế. Và cũng không biết từ
đâu khi ngắm cảnh Huế, người ta khó tránh được cái buồn vơ vẩn, dường như nó là
khí vị riêng của xứ này. Làm thế nào để “cảm” được cái buồn không tên ấy? Phải tìm
thấy cái tình của Huế, phải nhận thức Huế bằng tâm linh. Phải yêu lắm, phải hiểu lắm


mới thấy hết sự tinh tế sâu sắc tỏa sáng trong tâm hồn Huế, Nguyễn Duy mới viết
được những câu thơ thấm đẫm chất Huế đến như vậy. Dường như ở đâu ông cũng bắt
được cái thần của con người và cái hồn của cây cỏ nhờ vào thế giới nội tâm phong
phú và năng động của chính mình. Trong Đà Lạt một lần trăng, ông cũng đã thâu tóm

được sự mơ màng huyền ảo của thành phố sương mù:
“Trăng ảo ảnh lập lờ trong sương trắng
ngọn gió nhà ai thấp thoáng bên đồi
tiếng móng ngựa gõ ròn dốc vắng
nghe mơ hồ một chiếc lá thông rơi...”
Khi bàn chân nhà thơ đặt chân đến vùng đất tận cùng của Tổ Quốc, ông lại
rung cảm với cuộc sống sông nước của những người nông dân ở đây. Lời ru từ mũi
Cà Mau khắc ghi nguyên vẹn nét hoang sơ của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, Xuồng đầy
lưu giữ vẻ như thực như mơ của sông nước Cửu Long, Ông già sông Hậu thể hiện sự
hồn nhiên phóng khoáng mà hồn hậu của người nông dân Nam Bộ:
“Qua ngẫm chán, sống nghĩa là xả láng
ăn hết nhiều ở hết bao nhiêu
nhà cửa tà tà che lá dừa lá mía
nón áo khỏi lo nhưng nhậu phải đều đều
Ai nghèo thiếu qua nhường cơm xẻ áo
bụng người sôi cũng sôi giống bụng ta
ki cóp một thân làm chi cho cực
giàu ở lòng còn đẹp ở thịt da...
Chủ giục khách nhậu đi đừng hỏi nữa
việc bán lúa dư đăng báo chi cho phiền
dư ít nuôi làng, dư nhiều nuôi nước
thành tích có gì mà phải nêu tên...”
(Ông già Nam Bộ)


Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Nam Bộ có thể khiến cho nhiều thi sĩ sinh
ra trên mảnh đất này phải chạnh lòng, vì: “Nguyễn Duy làm thơ về Nam Bộ chưa
nhiều hơn một vài nhà thơ gốc người Nam Bộ, nhưng lại chiếm tỉ lệ khá cao trong số
những bài hay về miền đất này” (Nguyễn Quang Sáng) [103, tr.87]. Không thể coi
những bài thơ trên là báu vật của trời rớt xuống, nhà thơ có diễm phúc tình cờ vớ

được bởi nếu không có những chuyến đi, và đặc biệt là tâm hồn nhạy cảm tinh tế,
luôn lắng sâu hồn đất hồn người, thì làm sao Nguyễn Duy có thể viết lên những câu
thơ lắng đọng “hồn” của từng vùng đất như vậy.
Đến năm 1978- 1979, khi chiến tranh biên giới Tây Nam diễn ra, Nguyễn Duy
cũng có mặt để ghi lại hình ảnh những anh lính băng rừng, lội suối, ngủ bưng, ngủ
hầm:
“... Hiếm hoi cái giấc yên lành
hành quân xa lại tiếp hành quân xa
bao anh lính trẻ đã già
chưa sang hết suối chưa qua hết rừng
Ngủ hầm, ngủ võng, ngủ bưng
gối đầu tay ngủ cầm chừng mỗi đêm
có người ngủ thế thành quen
đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình...”
( Lời ru đồng đội)
Có thể nói đôi chân Nguyễn Duy không hề mệt mỏi trên bước đường tìm tòi,
sáng tạo. Chính những chuyến đi không ngừng nghỉ về với cuộc sống hàng ngày của
nhân dân đã giúp ông tìm “ngọc trong đá”, cung cấp cho ông vốn sống dân dã- nguồn
“cát” vô tận- để nhà thơ đãi ra “vàng” thơ ca theo tâm nguyện “tìm ánh vàng trong
muối mặn mồ hôi” của mình. Sau này khi đến Matxcova, Dresden, Varzsava,
Washington, Hollyood, Texas, San-Diego... mỗi miền đất lạ ấy đều đem đến cho ông
“một thứ gì đó” để ông “nhét vào cái tay nải quả mướp của đời mình” (Tiếng gõ),
đôi khi chỉ là một “tiếng chim trời” đánh thức nhà thơ dậy vào mỗi ban mai (Tiếng
gõ), là “thành phố trong rừng/ rừng trong thành phố” (Rừng và phố), là nghĩa trang


mà “Chủ tịch nước đầu tiên nằm cạnh bác đánh cờ/ người thợ dệt kề bên nhà nghệ
sĩ” (Thăm nghĩa trang Ta-Lin)...Nhưng tỉ lệ thuận với hành trình trải rộng theo không
gian và trải dài theo thời gian đó, “chất sống” (chữ của Xuân Diệu) [14, tr.56] trong
ông càng đầy đặn hơn, sâu sắc hơn, đó thực sự là một hành trình “bao dung” nên

“giàu có” (Vương Trí Nhàn) [83, tr.280] bởi “thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc
sống đã thật đầy” (Tố Hữu) [54, tr.36-37].
1.2. Hành trình kiên trì vượt lên mọi hoàn cảnh để khẳng định mình
Hành trình nghệ thuật của Nguyễn Duy còn là một hành trình kiên trì bền bỉ,
đó là kết quả của sự nỗ lực vượt lên hoàn cảnh để khẳng định mình. Trong chiến
tranh, thơ ông luôn có mặt ở những nơi địa đầu tuyến lửa: Thành cổ Quảng Trị, Khe
Sanh, địa đạo Vĩnh Linh, ngã ba Đồng Lộc, Đầu Mầu... Dù “Bom đạn thi nhau vằm
mặt đất” nhưng “sâu trong lòng đất” Nguyễn Duy vẫn làm thơ (Bên hàng rào Ái
Tử), vẫn ca khúc hát “bài hát của cây”, “bài hát của trời”, “bài hát của sông”, “bài
hát của ta” (Lời ru trong bão)...Ngay những bài thơ đầu tay đăng trên báo Văn nghệ
năm 1972, Nguyễn Duy đã tỏ ra có ý thức tìm tòi một cách nói cho thơ mình. Bài
“Tre Việt Nam” của ông đã làm một cách tân nho nhỏ nhưng rất có tác dụng mà hồi
ấy chưa có ai làm: ngắt câu lục thành hai và ba dòng. Câu đầu:
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
và câu cuối:

Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...

Câu bát cuối cùng của bài thơ:
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
là một câu thơ có thể ngắt theo nhiều cách khác nhau nhất trong thơ Việt Nam hiện
đại, để thể hiện cùng một ý. Do những tìm tòi ấy, hiệu quả nghệ thuật của bài thơ
tăng hẳn lên.
Không những tìm tòi đổi mới ở hình thức sáng tác, Nguyễn Duy còn cố gắng
chắt lọc đưa hơi thở cuộc sống sôi động chiến trường vào trong thơ. Trong hoàn cảnh
đầy ắp sự kiện của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nỗi khổ tâm lớn nhất của nhà thơ trẻ:




×