Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Một số biện pháp nâng cao việc phát triển ngôn ngữ thông qua đồng dao tiếng việt cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non bế văn đàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.71 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÊ THỊ HOA

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VIỆC PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ THÔNG QUA ĐỒNG DAO TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON BẾ VĂN ĐÀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÊ THỊ HOA

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VIỆC PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ THÔNG QUA ĐỒNG DAO TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON BẾ VĂN ĐÀN

Chuyên ngành: Khoa học giáo dục

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng

SƠN LA, NĂM 2016



LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng, người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu cho đến khi hồn
thành khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô trong Ban Giám hiệu, Phịng Đào
tạo Đại học, Phịng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thư viện, Ban
Chủ nhiệm Khoa Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc và các bạn sinh
viên lớp K53 ĐHGD Mầm non C đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu
để hồn thành khóa luận này.
Tơi xin cảm ơn các cơ giáo và các cháu mẫu giáo 5 – 6 tuổi Trường Mầm
non Bế Văn Đàn – Thành phố Sơn La – Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ để tơi
hồn thành khóa luận đúng thời gian.
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện
Lê Thị Hoa


THỐNG KÊ MỘT SỐ BẢNG BIỂU
VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHĨA LUẬN
A. BẢNG BIỂU
Tên bảng

TT
1

Trang

Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ

24


thông qua đồng dao tiếng Việt
2

Kết quả điều tra thực trạng ngôn ngữ 60 trẻ Trường Mầm non

24

Bế Văn Đàn – Thành phố Sơn La – Sơn La.
3

So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

50

ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, trước khi thực nghiệm.
4

So sánh mức độ triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi,
thông qua đồng dao tiếng Việt ở hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng, sau khi thực nghiệm.

B. CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Nghĩa văn bản

SL

Số lượng


TB

Trung bình

51


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................................... 5
5.2. Phương pháp trực quan .................................................................................. 5
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................... 5
6. Ý nghĩa của khóa luận ....................................................................................... 5
6.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................... 5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 5
7. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 7
1.1. Ngôn ngữ, vai trị của ngơn ngữ..................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm ngơn ngữ .................................................................................... 7

1.1.2. Vai trị của ngơn ngữ ................................................................................... 8
1.2. Cách thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non ............................ 11
1.2.1. Phương pháp phát triển ngôn ngữ ............................................................. 11
1.2.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các giờ học làm quen với các tác phẩm
văn học ................................................................................................................ 14
1.2.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua đồng dao tiếng Việt ..... 16
1.2.3.1. Đồng dao Việt Nam ............................................................................... 16


1.2.3.2. Vai trò của đồng dao trong nâng cao việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo lớn ........................................................................................................ 20
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VIỆC
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THÔNG QUA ĐỒNG DAO TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ................................................................ 22
2.1. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 22
2.1.1. Khảo sát điều tra ........................................................................................ 22
2.1.1.1. Mục đích điều tra ................................................................................... 22
2.1.1.2. Đối tượng và thời gian điều tra…………………………………..…….22
2.1.1.3. Nội dung điều tra .................................................................................... 22
2.1.1.4. Phương pháp điều tra ............................................................................. 23
2.1.2. Phân tích kết quả điều tra .......................................................................... 23
2.1.2.1. Kết quả điều tra đối với trẻ..................................................................... 23
2.1.2.2. Kết quả điều tra đối với giáo viên .......................................................... 25
2.2. Biện pháp nâng cao việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông
qua đồng dao tiếng Việt ở Trường Mầm non Bế Văn Đàn .................................... 28
2.2.1. Biện pháp sưu tầm đồng dao theo chủ đề dạy học ở trường mầm non…28
2.2.2. Biện pháp đọc diễn cảm đồng dao kết hợp với đàm thoại, giảng giải nội
dung ..................................................................................................................... 31
2.2.3. Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, video…) ..................... 34

2.2.4. Biện pháp cho trẻ sử dụng đồng dao khi tham gia các trò chơi ................ 37
2.2.4.1. Trò chơi với việc làm giàu vốn từ .......................................................... 37
2.2.4.2. Biện pháp cho trẻ sử dụng đồng dao khi tham gia các trò chơi ............. 39
2.2.5. Biện pháp chủ động sáng tạo ra “Đồng dao mới” ..................................... 41
2.2.5.1. Ý nghĩa của việc sáng tạo ra “Đồng dao mới” ....................................... 41
2.2.5.2. Chủ động sáng tạo ra “Đồng dao mới” .................................................. 42
2.2.6. Biện pháp cho trẻ làm quen với đồng dao thông qua các hoạt động trong
ngày và tích hợp vào các hoạt động khác ........................................................... 44


2.2.7. Tạo môi trường học tập, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, để nâng cao hiệu quả
cho trẻ làm quen với đồng dao ............................................................................ 45
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 46
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................... 47
3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 47
3.2. Thời gian, đối tượng và địa bàn thực nghiệm .............................................. 47
3.3. Mẫu thực nghiệm ......................................................................................... 47
3.4. Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm ............................................................... 47
3.5. Các bước thực nghiệm ................................................................................. 48
3.6. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 49
3.6.1. Kết quả trước thực nghiệm........................................................................ 49
3.6.2. Kết quả sau thực nghiệm………………………………………….……..51
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 52
1. Kết luận ........................................................................................................... 52
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong điều kiện hiện nay, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
cơng bằng, dân chủ văn minh” và để hịa đồng với sự phát triển của thế giới,
Đảng và Nhà nước có chủ trương: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và xác định
chiến lược “Giáo dục con người là phải đi trước chiến lược kinh tế”, tập trung
sâu rộng, dành nhiều tâm sức cho “Phát triển bậc học mầm non phù hợp với điều
kiện và yêu cầu từng nơi, bảo đảm hầu hết trẻ 5 tuổi được đi học chương trình
mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp một”. Nghị quyết của Đảng đã xác định đúng đắn
vị trí của giáo dục mầm non trong chiến lược giáo dục – đào tạo và chỉ ra bước
đi thích hợp với khả năng thực tế của đất nước.
1.2. Muốn phát triển bậc học mầm non, chúng ta cần chú ý tới việc phát
triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngôn ngữ là tinh hoa, là tiếng nói của dân tộc, có vai trị
rất quan trọng bậc nhất trong cuộc sống con người. Ngôn ngữ là kho tàng trí tuệ
của lồi người, thước đo của văn minh, đồng thời là nơi lưu giữ, chuyển tải tư
duy nhân loại. Không một cá thể nào trên mặt đất này có thể từ chối ngơn ngữ,
nếu ở trong điều kiện bình thường. Sinh thời, Hồ Chủ tịch có dạy: “Tiếng nói là
thứ của cái vơ cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ
gìn nó, q trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” (Dẫn theo [17,
tr.15]).
1.3. Ở những bước đi đầu đời, trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận
thức thế giới xung quanh. Khi tích lũy được vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ sử dụng
ngôn ngữ như phương tiện biểu hiện nhận thức của mình. Như vậy, có thể nói
ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Ngơn ngữ
giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động trí tuệ. Trẻ càng lớn nhu cầu hiểu biết
càng nhiều. Lứa tuổi 5 - 6 tuổi là lứa tuổi cuối cùng của bậc học mẫu giáo, là
giai đoạn then chốt để chuẩn bị cho trẻ tới trường Tiểu học. Vì vậy, trẻ cần phải
chuẩn bị tốt các mặt tâm lý để trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1, trong đó ngơn ngữ là
thành phần cốt yếu. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ ở các trường mầm non hiện
nay đang được diễn ra khá thuận lợi, nhiệm vụ đó khơng chỉ thực thi qua các tiết

1


kể chuyện, tiết học tiếng Việt mà còn ở rất nhiều các tiết học khác thơng qua nội
dung tích hợp, ngồi giờ học, hoạt động góc.
1.4. Nắm bắt được nhu cầu nói trên của trẻ, ngay từ khi đào tạo giáo viên mầm
non, các trường chuyên nghiệp đã chú ý trang bị lượng kiến thức phù hợp qua
nhiều môn học như: “Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ”, “Lý luận và
phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” và “Văn học dân gian”,
“Văn học thiếu nhi”. Kết hợp kiến thức được đào tạo với thực tiễn thu được ở
q trình kiến, thực tập, chúng tơi nhận thấy, có thể nâng cao phát triển ngơn
ngữ cho trẻ nhỏ qua hình thức đồng dao. Chính vì những lý do khoa học và thực
tiễn nói trên, dựa trên những tiếp thu, học hỏi, kế thừa những thành tựu nghiên
cứu trước, chúng tơi lựa chọn khóa luận: “Một số biện pháp nâng cao việc phát
triển ngôn ngữ thông qua đồng dao tiếng Việt cho trẻ 5 – 6 tuổi Trường Mầm
non Bế Văn Đàn”. Hy vọng việc nỗ lực tìm hiểu, điều tra, tổng hợp và nghiên
cứu của tơi sẽ giúp ích cho chính bản thân mình và các bạn sinh viên có thêm tài
liệu để tham khảo .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là tài sản quý báu của nhân loại. Nó tồn tại và phát triển cùng với
xã hội lồi người. Nó ln đồng hành với con người, là phương tiện giao tiếp
của con người, tồn tại bên trong xã hội lồi người. Vì thế qua nhiều thời đại
ngôn ngữ vẫn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như:
Triết học, Tâm lý học, Xã hội học, Giáo dục học,... và đã đạt được nhiều thành
tựu lớn.
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ được nghiên cứu qua nhiều thời
kì lịch sử khác nhau.
Ngay từ thời cổ đại, các triết gia như Platon, Aristote, hay như O.B.Enconhin,
L.X.Vưgotxki, V.L.Muakhina… đã chú ý tới vấn đề này. I.M.Xesênnốp,
K.D.Usinxki, L.B.Vưgotski, Piegiê…có những nghiên cứu lý tưởng về tâm lý

học ngôn ngữ, về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thơ.
Đặc biệt, ngôn ngữ của trẻ được nghiên cứu rất kỹ lưỡng ở Liên Xô (cũ)
với nhiều nhà sư phạm cùng với những cơng trình có tính khoa học, hiệu quả nổi
2


tiếng, những cơng trình này đã vào Việt Nam khá sớm. Giáo viên, sinh viên các
trường đào tạo giáo viên mầm non đã biết đến Chikhieva.E.I như một tác giả có
uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu về sự phát triển ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
Ngồi ra, có nhiều tác giả chúng ta biết cũng đóng góp quan trọng vào việc hình
thành chun ngành phát triển ngơn ngữ cho trẻ ở nước ta. Có thể kể đến các tác
giả như: Barodis.A.M với cuốn Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ của Nhà
xuất bản Giáo dục Matxcơva xuất bản năm 1974; Xơkhin với cuốn Phát triển lời
nói cho trẻ em Nhà xuất bản Giáo dục Matxcơva in năm 1979…
Ngoài ra, những nhà khoa học Nga cịn có những khám phá quan trọng, về
vấn đề hồn thiện ngơn ngữ ở lứa tuổi mầm non, với một số cơng trình tiêu biểu:
A.V.Petrovsky với Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm.
A.M.Barodis với Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em.
A.N.Xơkơlốp với Lời nói bên trong và tư duy.
N.I.Giưnkin với Vấn đề hoàn thiện nội dung và phương pháp.
A.A.Lêonchiep với Những cơ sở lý thuyết của hoạt động lời nói.
Những nghiên cứu tuy khác nhau nhưng ln tìm hiểu chung về một vấn đề
đó là ngơn ngữ.
Ở Việt Nam cũng có những cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
phát triển ngơn ngữ của trẻ như: Dạy nói và trẻ trước tuổi cấp 1 của tác giả Phan
Thiều. Tác giả Phạm Thị Phú và Lê Thị Ánh Tuyết với Phương pháp làm quen
với văn học ở mẫu giáo.
Luận án phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan: Những bước phát triển ngôn ngữ của
trẻ từ 1- 6 tuổi, dựa trên cơ sở tư liệu ngôn ngữ trẻ em nội thành Hà Nội (1996).
Gần đây, trong buổi nói chuyện của Giáo sư văn hóa học Tơ Ngọc Thanh

với giảng viên và sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non, nhà nghiên cứu nhận
mạnh: “Đồng dao là hoạt động văn hóa đầu tiên do trẻ tự thực hiện. Đây cũng là
bài học văn hóa đầu tiên trong đời người thơng qua đó chẳng những trẻ học
được các kiến thức chứa đựng trong lời ca, học được giai điệu âm nhạc dân tộc,
mà hơn nữa, còn tham gia sáng tạo trong khi chơi và hát. Đồng dao, vì vậy, là

3


mơi trường cho cánh bay của trí tưởng tượng, cho những sáng kiến nảy sinh tại
chỗ, cho cảm hứng nghệ thuật…” (Dẫn theo [13, tr.24]).
Khóa luận tốt nghiệp của Bùi Thị Tâm - Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) qua kể chuyện sáng tạo… và rất nhiều cơng
trình khác nữa. Những cơng trình nghiên cứu này đã dựa vào đặc điểm phát triển
tâm sinh lý và ngơn ngữ của trẻ và có những đóng góp lớn trên các phương diện
lý luận và thực tiễn. Song những nghiên cứu về ngơn ngữ nói chung và việc phát
triển về ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thơng qua đồng dao tiếng Việt nói riêng
vẫn cịn hạn chế, gần như chưa một cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu, đặc
biệt là vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát thực tiễn và tìm hiểu cơ sở lý luận, khóa luận đưa ra biện
pháp nâng cao việc phát triển ngôn ngữ thông qua đồng dao tiếng Việt cho trẻ 5
- 6 tuổi ở Trường Mầm non Bế Văn Đàn – Thành phố Sơn La – Sơn La.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu đã xác định như trên, khóa luận hướng tới một số
nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Khảo sát thể loại đồng dao trong văn học. Khảo sát thực trạng trẻ mẫu

giáo ở trường mầm non Bế Văn Đàn - Thành phố Sơn La - Sơn La.
- Đề xuất biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đồng dao
tiếng Việt.
- Thiết kế thực nghiệm và đưa ra kết luận.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (5 – 6 tuổi) thông qua đồng dao
tiếng Việt.

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi).
- Giáo viên Trường Mầm non Bế Văn Đàn – Thành phố Sơn La – Sơn La.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu sách, tài liệu có liên quan đến đề tài, đọc và hệ thống hóa
các tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và các tài liệu
có liên quan đến việc nâng cao và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
5.2. Phương pháp trực quan
- Quan sát ghi chép việc sử dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua đồng dao tiếng Việt.
- Trị chuyện: Trao đổi, tọa đàm với các cô giáo về đề tài nghiên cứu; hỏi
trẻ một số câu hỏi nhằm làm rõ hơn khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng một số phương pháp đã đề xuất tác động một số nhóm trẻ, khối
thực nghiệm.
6. Ý nghĩa của khóa luận
6.1. Ý nghĩa lý luận

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc nâng cao việc
phát triển ngôn ngữ thông qua đồng dao tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Kết quả của khóa luận sẽ bổ sung tài liệu tham khảo cho sinh viên Khoa
Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc nói riêng và những độc giả quan
tâm đến vấn đề nói chung, khi cần nghiên cứu việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
thông qua đồng dao tiếng Việt, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
- Đề xuất và vận dụng một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao việc
phát triển ngôn ngữ thông qua đồng dao tiếng Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Có thể giả định như sau: Vấn đề nâng cao việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
hiện nay ở các trường mầm non chưa được quan tâm, việc giáo viên đưa thơ,
truyện… vào việc phát triển ngôn ngữ của trẻ còn chưa được sâu sắc, việc nhận
5


thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đồng dao tiếng Việt trong nâng cao
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Nếu các biện pháp của khóa luận được đề xuất có tính khả chấp thì việc
phát triển ngơn ngữ của trẻ sẽ được nâng cao và dần hoàn thiện hơn.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, và Phụ lục, Tài liệu tham khảo, cấu trúc của
khóa luận gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Cơ sở thực tiễn và biện pháp nâng cao việc phát triển ngôn ngữ
thông qua đồng dao tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

6



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Ngôn ngữ, vai trị của ngơn ngữ
1.1.1. Khái niệm ngơn ngữ
Ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ
bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn
ngữ đồng thời là phương tiện để phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn
hóa- lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng trong q trình giáo dục trẻ. Sự phát
triển chậm trễ về ngơn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tồn diện của trẻ.
Cho nên, nhà giáo dục cần đề ra những biện pháp, những phương pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc và phù hợp với từng độ tuổi.
Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là cơng cụ của tư duy.
Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh trong quá
trình nhận biết các sự vật hiện tượng. Muốn cho trẻ phân biệt được vật này với
vật khác, biết được tên gọi, màu sắc, hình dáng, cơng dụng và thuộc tính cơ bản
của vật thì nhà sư phạm phải hướng dẫn trẻ quan sát, dùng từ ngữ để giải thích
bằng lời để khẳng định và khắc sâu kiến thức cho trẻ.
Ngơn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành
một thành viên của xã hội lồi người. Ngơn ngữ là cơng cụ hữu hiệu để trẻ có
thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi cịn rất nhỏ để người lớn có thể chăm
sóc giáo dục trẻ, là một điều kiện quan trọng để trẻ thể hiện những nguyện vọng
của mình tham gia vào một hoạt động xã hội lồi người. Ngơn ngữ càng phong
phú thì việc nhận thức và hịa nhập với cuộc sống xã hội ngày càng thuận lợi và
được mở rộng hơn.
Như vậy, ngơn ngữ là một hệ thống các kí hiệu có cấu trúc, các quy tắc và
ý nghĩa được con người sử dụng trong giao tiếp, các kí hiệu có thể được kết hợp,
tổ chức và mở rộng để truyền đạt một khối lượng thông điệp vô cùng đa dạng và
phức tạp.

7


1.1.2. Vai trị của ngơn ngữ
Ngơn ngữ có vai trị rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nhờ có
ngơn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho
nhau những kinh nghiệm… Lênin đã coi: “Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan
trọng của con người. Ngôn ngữ không phải là công cụ giao tiếp duy nhất, nhưng
là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loại người” (Dẫn theo [12, tr.11]).
I.J.Gebb đã từng nói rằng: “Hệt như ngơn ngữ đã làm các việc tách con
người ra khỏi thế giới động vật, ngôn ngữ và lao động là hai yếu tố quyết định,
ra đời, tồn tại và phát triển của con người trong xã hội” (Dẫn theo [9, tr.17]).
Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vơ cùng lâu đời và vô
cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, q trọng nó, làm cho nó ngày
càng phổ biến rộng khắp” (Dẫn theo [17, tr.15]).
Trong công tác giáo dục của thế hệ trẻ mầm non cho đất nước chúng ta
càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đặc
biệt góp phần đào tạo các cháu trở thành những con người phát triển tồn diện.
Nó đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, song nhìn
chung vai trị của ngơn ngữ được thể hiện như sau:
Trước hết, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp.
Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của ngôn ngữ, ngay cả những
bộ lạc người ta mới phát hiện cũng dùng ngơn ngữ để nói chuyện với nhau.
Trong xã hội có thể có nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau như: cử chỉ,
dấu hiệu, điệu bộ, kí hiệu khác nhau (kí hiệu tốn học, kí hiệu hóa học, kí hiệu
đèn giao thơng…), kết hợp với âm thanh của âm nhạc, sự kết hợp giữa màu sắc hội
họa,…nhưng bản thân những kí hiệu, dấu hiệu này muốn hiểu cần phải dùng ngơn
ngữ để giải thích. Vì vậy, chúng ta cần khẳng định ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất của con người, trẻ em sinh ra nếu khơng có mơi trường ngơn
ngữ thì khơng thể sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp được.

A.Alêonchiep nhấn mạnh vai trị giao tiếp của ngơn ngữ: “Sự phát triển của
lời nói của trẻ em trước hết là sự phát triển của phương thức giao tiếp” (Dẫn

8


theo [12, tr.27]). Việc tạo cho trẻ em một môi trường ngôn ngữ phù hợp là vấn
đề rất cần được các nhà giáo dục quan tâm và thiết lập một cách nghiêm túc.
Thứ 2, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, là công cụ để phát triển nhận
thức. Các - mác và Ăng - ghen cũng đã khẳng định: “Ngôn ngữ là ý thức thực
tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy là cũng tồn
tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa. Và cũng như ý thức ngôn ngữ chỉ sinh ra
do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác” (Dẫn theo [12, tr.8]).
Nếu ngôn ngữ chỉ là những tổ hợp của âm thanh đơn giản thì khơng thể trở
thành phương tiện giao tiếp được, mặc dù chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn
liền với chức năng thể hiện tư duy, nhưng chúng lại tồn tại độc lập với nhau.
Ngôn ngữ của con người không chỉ tồn tại ở dạng thành tiếng mà còn tồn
tại dưới dạng biểu tượng âm thanh trong óc, chữ viết ra giấy. Chức năng của
ngôn ngữ với tư duy không chỉ nhận ra lời nói mà cả khi con người ta suy nghĩ
thầm bên trong – ngôn ngữ cũng vẫn là phương tiện biểu hiện. Bởi vậy, con
người không thể tư duy mà khơng có ngơn ngữ.
Ngơn ngữ là cơ sở của suy nghĩ và là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là thành tố
của tình cảm, tri thức, trí tuệ, đạo đức... của con người như F.De.Saussure từng nói:
“Tồn bộ lôgic của cuộc sống chứa đựng trong một giọt của ngôn ngữ” (Dẫn theo
[2, tr.19]).
Ngôn ngữ là vật chất, tư duy là tinh thần. Tư duy có tính chất nhân loại cịn
ngơn ngữ có tính chất dân tộc. Ngơn ngữ và tư duy ra đời cùng một lúc và không
tách rời nhau, trong một chừng mực nào đó chúng xuất hiện cùng nhau và bổ
sung cho nhau.
Đối với trẻ em, “ngơn ngữ có vai trị quyết định đến sự phát triển tâm lý

của các em, ngôn ngữ làm phát triển tư duy. Ngược lại, tư duy càng phát triển
càng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ” (Dẫn theo [2, tr.8]).
Khi đứa trẻ đã lớn, nhận thức của trẻ phát triển. Trẻ không chỉ dừng lại ở
những nhận thức về sự vật hiện tượng gần gũi, xung quanh trẻ và cịn muốn biết
cả về những điều trẻ khơng trực tiếp nhìn thấy, trẻ muốn biết về quá khứ, tương

9


lai; muốn biết về công việc của người lớn, của cha mẹ, muốn hiểu về chú bộ đội,
về Bác Hồ kính u...
Khi đã có một vốn ngơn ngữ nhất định, trẻ sử dụng ngôn ngữ như phương
tiện để biểu hiện nhân thức của mình. Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt những hiểu
biết của mình, đặt ra câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện thái độ, tình cảm
yêu ghét, thương cảm… Biểu hiện bằng ngôn ngữ giúp cho nhận thức của trẻ
được củng cố sâu hơn, tạo cho trẻ được sống trong mơi trường có các hoạt động
giao tiếp, trên cơ sở đó tạo ra nhiều suy nghĩ sáng tạo mới. Vì vậy, trong các
trường mầm non, khi tiến hành các hoạt động vui chơi, lao động, học tập,… cần
tạo điều kiện kích thích trẻ nói.
Một trong những phương pháp để kiểm tra nhận thức của trẻ là phải thơng
qua ngơn ngữ. Như vậy ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục trí
tuệ cho trẻ, thơng qua ngơn ngữ trẻ có thể nhận thức về thế giới xung quanh một
cách sâu rộng, rõ ràng, chính xác. Ngơn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt
động trí tuệ. Như vậy, việc phát triển trí tuệ cho trẻ không thể tách rời việc pháp
triển ngôn ngữ.
Thứ ba, vai trị của ngơn ngữ trong giáo dục đạo đức.
Phát triển và hồn thiện dần ngơn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non có ý
nghĩa to lớn trong việc giáo dục tình cảm đạo đức. Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt
là ở tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm, những quy
tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy mới chỉ là những khái niệm ban

đầu nhưng lại vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định đến việc hình thành
những nét tính cách riêng biệt của mỗi con người trong tương lai. Muốn cho trẻ
hiểu và lĩnh hội được những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể chỉ
thông qua những hoạt động cụ thể hoặc những sự vật, hiện tượng trực quan đơn
thuần mà phải có ngơn ngữ. Nhờ có ngơn ngữ mà trẻ thể hiện được đầy đủ
những nhu cầu, nguyện vọng và tình cảm của mình. Cũng nhờ có ngơn ngữ mà
nhà giáo dục và các bậc cha mẹ có điều kiện hiểu con cháu mình hơn, để từ đó
có thể uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho trẻ những tình cảm, hành vi đạo đức
trong sáng nhất.
10


Thứ tư, ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ.
Ngơn ngữ có vai trị quan trọng trong q trình tác động có mục đích, có hệ
thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu cho đúng cái đẹp
trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu
cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp.
Thật vậy, trong cuộc sống hằng ngày, khi giao tiếp với người lớn , trẻ nhận
thức được cái đẹp ở xung quanh, từ đó trẻ có thái độ tơn trọng cái đẹp và tạo ra
cái đẹp. Đặc biệt khi tiếp xúc với bộ mơn nghệ thuật như: Âm nhạc, tạo hình, trẻ
có thể cảm nhận được những cái đẹp tuyệt vời của cuộc sống qua âm thanh,
đường nét,… Từ đó giúp trẻ hiểu sâu hơn về giá trị thẩm mỹ, tâm hồn trẻ sẽ
nhạy cảm hơn với cái đẹp và khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trẻ có
thể tìm thấy ở đó những hình tượng, nhân vật điển hình, mỗi nhân vật mang một
sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng, từ đó trẻ tự biết phải sống như thế nào.
Thứ năm, ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể lực.
Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày giáo viên và người lớn đã dùng ngôn ngữ
để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những u cầu mà mình đề ra. Ví dụ: trong giờ
thể dục giáo viên đã dùng ngôn ngữ tạo điều kiện giúp trẻ thực hiện động tác thể
dục nhằm giúp cơ thể phát triển cân đối về chất dinh dưỡng, ngồi chế độ sinh

hoạt hằng ngày trẻ cịn cần phải ăn no, ăn đủ chất dinh dưỡng, trong khi ăn
người lớn cần dùng ngơn ngữ của mình để động viên khích lệ trẻ.
1.2. Cách thức phát triển ngơn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non
1.2.1. Phương pháp phát triển ngôn ngữ
Để thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non,
các nhà giáo dục có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương
pháp đó được tập trung trong ba nhóm chính sau:
a. Nhóm phương pháp trực quan
Nhóm phương pháp trực quan được sử dụng nhằm vào các mục đích sau:
- Rèn luyện phát âm cho trẻ. Dạy trẻ cách thức phát âm;
- Hình thành vốn từ cho trẻ;
- Củng cố kiến thức, củng cố vốn từ.
11


Trikheeva đã nói: “Ngơn ngữ phát triển bằng con đường trực quan cụ thể”.
Cho nên phương pháp trực quan là cần thiết, không thể thiếu được trong việc
phát triển ngôn ngữ.
Trong trường mầm non hiện nay sử dụng các dạng trực quan sau: Trực
quan bằng vật thật, đó là hình thức cho trẻ được tiếp xúc với vật cụ thể (trẻ được
nhìn, xem, sờ, nắm, ngửi… vật có trong cuộc sống). Xem vật thật giúp trẻ nhận
biết, tri giác một cách khái quát và cụ thể từng cho tiết của vật.
- Quan sát: là phương pháp dạy trẻ sử dụng những giác quan của mình để
tích lũy dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và kỹ xảo
ngơn ngữ. Những bài tập về quan sát phải gắn liền với việc cung cấp các từ, để
từ ngữ luôn luôn theo sát và củng cố những điều đã thu lượm được.
Khi tổ chức quan sát, không nên chỉ hướng dẫn sự chú ý của trẻ vào các sự
vật và hiện tượng riêng lẻ, mà cần phải làm cho trẻ thấy được mối quan hệ giữa
chúng. Điều đó giúp trẻ suy nghĩ mạch lạc và biểu hiện những ấn tượng của
mình bằng lời nói trơi chảy. Việc vận dụng phương pháp quan sát để làm giàu từ

ngữ cho trẻ cần phải có hệ thống, có kế hoạch. Trẻ lớn hơn, hướng dẫn trẻ kể lại
bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc hơn.
- Xem phim: Là hình thức sử dụng máy móc, thiết bị vào quá trình dạy
trong điều kiện cho phép, tạo điều kiện cho trẻ quan sát cảnh vật mà trẻ không
thể đi đến nơi xem được, hoặc xem lại tranh ảnh trong quá khứ.
b. Phương pháp dùng lời nói
- Đọc thơ (ca dao, đồng dao, tục ngữ) cho trẻ nghe.
Thơ ca đến với trẻ từ khi mới ra đời. Thơ ca mang tính nhịp điệu, vần điệu
cao. Vì vậy, khi đọc thơ cần đọc chậm rãi vừa phải, chú ý ngắt giọng sau mỗi
câu và nhấn vào các từ mang vần. Đọc thơ giúp trẻ cảm nhận được vần điệu,
nhịp điệu của tiếng Việt.
- Kể và đọc truyện: là phương pháp chủ yếu giúp trẻ làm quen với văn học.
Khi đọc, kể chuyện, cô giáo phải thể hiện được tình cảm, sử dụng ngữ điệu
giọng nói để bộc lộ được đặc điểm, tình cảm nhân vật. Đọc, kể phải chậm rãi
vừa phải để trẻ còn lắng nghe được các từ ngữ, câu văn trong truyện.
12


- Kể lại chuyện: là hình thức cho trẻ kể lại câu chuyện theo mẫu mà trẻ đã
được nghe. Kể lại chuyện giúp cho ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển và tư
duy lôgic cũng được phát triển.
- Đàm thoại: là sử dụng các hệ thống câu hỏi và câu trả lời của trẻ, giúp cho
ngôn ngữ của trẻ phát triển.
- Mẫu câu của cơ: mẫu lời nói được sử dụng như một phương pháp khi chỉ
cho đứa trẻ một cách thức tốt nhất để diễn đạt suy nghĩ của mình.
- Câu hỏi để hỏi trẻ: câu hỏi được dùng để hỏi trẻ có nhiều loại khác nhau:
câu hỏi để hướng sự chú ý của trẻ tới việc nhận thức đối tượng.
- Giảng giải: là phương pháp dùng lời lẽ để nói cho trẻ hiểu về bản chất,
đặc điểm, tính cách… của một con vật hoặc một hành động nào đó. Cơ giáo vận
dụng vốn hiểu biết của trẻ để giải nghĩa những từ trẻ chưa biết, giúp cho vốn từ

của trẻ phát triển. Giảng giải rõ ràng, dễ hiểu, chính xác.
c. Nhóm phương pháp thực hành
Là nhóm phương pháp sử dụng các trò chơi, các hoạt động lao động của trẻ
vào q trình phát triển ngơn ngữ cho trẻ.
- Phát triển ngơn ngữ cho trẻ qua trị chơi.
Ngơn ngữ và tư duy có liên hệ chặt chẽ với hoạt động của con người.
Hoạt động chính của trẻ em là vui chơi. Vui chơi được thể hiện qua các trị
chơi. Trẻ em được tích lũy kinh nghiệm qua các trò chơi. Từ trò chơi, các
em được khám phá ra những hiện tượng rồi liên hệ đến từ. Trò chơi kích
thích mạnh mẽ đến sự phát triển ngơn ngữ của trẻ. Trong trị chơi, các em có
quan hệ thường xun với đồ chơi, nhờ đó mà tên đồ vật, đị chơi, màu sắc,
cấu tạo, công dụng của vật thể dễ được tiếp nhận, để ghi nhớ. Mỗi vật có tên
riêng, mỗi hành động có một động từ riêng… Cho nên, cô giáo cần tổ chức
tốt hoạt động chơi, cung cấp đồ dùng, đồ chơi để trẻ có điều kiện tăng cường
hoạt động ngơn ngữ, cơ giáo đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn, theo dõi trò
chơi, cung cấp cho trẻ những từ mới, nói chuyện với trẻ làm phong phú ngôn
ngữ cho trẻ. Vui chơi đã tạo điều kiện để trẻ vận dụng ngơn ngữ của mình
vào việc giao tiếp với bạn bè, với vai chơi.
13


- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động, lao động.
Trong trường mầm non, trẻ được tham gia vào các hoạt động lao động như:
Lao động thiên nhiên, lao động tự phục vụ. Ở gia đình trẻ được hịa vào lao
động, sinh hoạt của người lớn. Qua lao động, trẻ biết được cách làm, cách sử
dụng một số công cụ lao động, đồng thời giúp trẻ tiến hành lao động. Trong lao
động, người lớn cần đặt ra những yêu cầu cung cấp cho trẻ các từ chỉ sự vật,
hiện tượng, từ chỉ tên gọi các dụng cụ lao động, đồ vật, tên gọi các hoạt động lao
động… Tất cả các hình thức lao động phù hợp với trẻ đều tạo ra những khả năng
làm phong phú ngôn ngữ của trẻ.

1.2.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các giờ học làm quen với các tác
phẩm văn học
Phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giáo dục mầm
non, đặc biệt là giáo dục mẫu giáo. Bởi lẽ, ngôn ngữ gắn liền với tư duy. Nếu trẻ
không được cung cấp một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ không thể đến trường phổ
thông để lĩnh hội tri thức và nền văn hóa của nhân loại. Hiện nay, ở trường mầm
non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ đang được thực hiện trong tất cả các hoạt động
chơi và học của trẻ. Với nhiệm vụ này, các tác phẩm văn học có vai trị đặc biệt
quan trọng, cụ thể là:
- Văn học giúp trẻ mở rộng vốn từ, đặc biệt là từ ngữ nghệ thuật.
- Văn học giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, nâng cao khả năng biểu đạt
(diễn đạt một vấn đề nào đó có hình ảnh, giàu tính tạo hình và tính biểu cảm).
- Như trên đã nói, văn học là “cuốn sách giáo khoa” đầu tiên giúp trẻ nhận
biết môi trường xung quanh: các hiện tượng tự nhiên, thế giới thiên nhiên, loài
vật, cây cỏ, đồ vật và các mối quan hệ trong xã hội. Như vậy, một lôgic ta dễ
dàng nhận thấy là việc mở rộng nhận thức bao giờ cũng gắn chặt với mở rộng
vốn từ. Trẻ tiếp nhận những khái niệm mới cũng chính là tiếp là từ ngữ mới.
Như vậy, đồng thời với việc giúp trẻ mở rộng nhận thức và hiểu biết về thế giới
xung quanh thì văn học cũng cung cấp cho trẻ một vốn từ khổng lồ, đặc biệt là
những từ ngữ nghệ thuật. Đó là vốn từ ngữ đã được qua sự chọn lọc, tinh luyện
và sáng tạo của các nhà văn. Điều này giải thích vì sao những đứa trẻ thường
14


xuyên được tiếp xúc với tác phẩm văn học thì vốn từ của trẻ thường phong phú
và sống động. Không chỉ thế, những trẻ này cịn có khả năng diễn đạt các vấn đề
một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm do các em học được những cách
diễn đạt sinh động trong tác phẩm. Ảnh hưởng của tác phẩm văn học đến sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ được diễn ra theo cơ chế “đồng nhất hoá - bắt
chước”. Trẻ bắt chước ngơn ngữ, bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật

hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm mà trẻ được nghe. Chính vì vậy, quá
trình trẻ nghe kể chuyện, nghe đọc thơ, đặc biệt là khi trẻ được trực tiếp kể lại
truyện hoặc học thuộc lịng thơ, chính là q trình để trẻ tích luỹ thêm được
nhiều từ mới, đặc biệt là từ ngữ nghệ thuật (những từ tượng hình, từ tượng
thanh, từ láy, từ so sánh, miêu tả,…) và học thêm được những cách diễn đạt giàu
hình ảnh, giàu sức biểu cảm, ví dụ như khi đọc câu thơ:
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa,
Vì vậy, khi cơ giáo có trẻ A đã nhận xét: “Cái áo của bạn Hà đỏ như màu hoa
lựu”. Trẻ B lại nhận xét: “Cái nơ của bạn Minh đỏ như đốm lửa”. (Theo nguồn
điều tra cá nhân tại Trường Mầm non Bế Văn Đàn).
Như trên đã nói, văn học có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc giáo
dục thẩm mỹ và giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em. Các tác phẩm văn học đã thức
dậy trong các em tình cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống; mở ra
cho các em thế giới tình cảm của con người, để trẻ có thể tích cực đồng cảm với
các nhân vật trong tác phẩm, biết xúc động với những nhân vật trong tác phẩm,
trẻ sẽ có thể bước đầu biết được và đồng cảm được với tâm trạng của những
người sống gần gũi xung quanh trẻ (ông bà, cha mẹ, anh em, thầy cô, bạn bè,
những người lao động vất vả,….). Đó là nhờ sức mạnh của ngơn ngữ văn học.
Q trình tiếp xúc với văn học cũng là q trình trẻ học tiếng nói của tác phẩm
văn học. Lời nói nghệ thuật khơng chỉ giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp của ngơn
từ nói chung mà thực sự là cảm nhận cái đẹp của tiếng mẹ đẻ. Đậy lại chính là
phương tiện vơ cùng quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

15


Một con người khơng thể hồn thiện về nhân cách nếu như không hiểu và yêu
ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Có thể tìm thấy trong tác phẩm văn học những từ ngữ trong sáng, chính

xác, nhiều màu sắc, có tính tạo hình, gợi tả và biểu hiện, biểu cảm cao. Đó là cái
đẹp của lối nói ví von, so sánh: “Hoa lựu chói chang/ Đỏ như đốm lửa”, “Hoa
sen sáng rực/Như ngọn lửa hồng”, “Những hôm nào trăng khuyết/ Trông giống
con thuyền trơi”, “Trăng bay như quả bóng/ Đứa nào đá lên trời”…; cái đẹp của
những câu hỏi tu từ: “Trăng ơi…từ đâu đến?”, “Trăng ơi có nơi nào/ Sáng hơn
đất nước em!”, “Có phải hoa nói hộ/ Cho lịng em xơn xao!”…; hay những cách
nói mang ý nghĩa tượng trưng, giàu sức biểu cảm:
Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi,
Chỉ cịn tiếng hót
Làm xanh da trời!
(Huy Cận, Con chim chiền chiện)
Tóm lại, vai trị của văn học đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm
non là rất thiệt thịi cho những đứa trẻ khơng thường xun được tiếp xúc với
tác phẩm văn học. Chính vì vậy, cần đưa văn học - nghệ thuật của ngôn từ
đến với trẻ từ rất sớm, thậm chí ngay từ khi trẻ mới chào đời, bằng những lời
ru, những câu chuyện. Bản thân các cô giáo mầm non phải trau dồi những
kiến thức cơ bản để cảm thụ thật tốt các tác phẩm văn học thì mới có thể
truyền dạy cho trẻ được hết những cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Với sự
hướng dẫn của cô giáo, trẻ được nghe, được học các tác phẩm văn học, đó là
những bài học làm người đầu tiên và những bài học đó sẽ cùng trẻ lớn dần lên
theo năm tháng, trong suốt một cuộc đời.
1.2.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua đồng dao tiếng
Việt
1.2.3.1. Đồng dao Việt Nam
a. Khái niệm đồng dao

16



Theo Từ điển Văn học bộ mới, nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã định nghĩa:
Đồng dao là “những bài hát dân gian Việt Nam có nội dung và hình thức phù
hợp với trẻ em, do trẻ em hát, thường gắn với một số trò chơi nhất định, mỗi câu
ứng với một hành động, vừa tạo thành âm đệm, vừa cầm nhịp trong cuộc chơi,
vừa chỉ dẫn cho động tác” (Dẫn theo [5, tr.458]). Đồng dao gắn với những kỉ
niệm sâu sắc về thời thơ ấu của mỗi người dân Việt Nam khơng chỉ có những
bài hát ru, mà cịn có những bài hát do chính các em hát. Đó là những bài “hát
vui chơi”. Nội dung những bài hát vui chơi là những nhận xét, những ý nghĩa và
cảm xúc ngây thơ về giới tự nhiên, về đời sống con người và đời sống xã hội:
Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ,
Con ốc nằm co,
Con tơm đánh đáo
Con cị kiếm ăn.
Ngày xưa ở trong các gia đình đứa con từ lọt lòng đến 3 tuổi được trực tiếp
hưởng thụ tiếng hát ru khi nằm trong lòng mẹ nhưng từ 3 tuổi trở đi phần lớn
đứa con khơng cịn trực tiếp hưởng thụ tiếng hát ru, lời nói của mẹ nữa. Rời khỏi
lưng mẹ, đứa trẻ theo anh, theo chị bước sang một mơi trường văn hố khác
mang tính chất cộng đồng, cùng chơi cùng hát những khúc đồng dao. Lúc này
những khúc đồng dao đó có thể coi như một sự nối tiếp những khúc hát ru để
gắn bó đứa trẻ với gia đình, làng xóm, q hương, bạn bè. Nếu trước đây đứa trẻ
tiếp nhận tiếng hát ru của mẹ một cách thụ động thì nay đã có thể chủ động tìm
trị để chơi, tìm câu để hát và bước đầu làm quen với sinh hoạt văn hố mang
tính cộng đồng.
Đồng dao là thể loại xuất hiện không chỉ ở văn học dân gian dân tộc Kinh
mà còn bắt gặp ở một số dân tộc khác, do đó đồng dao cũng phù hợp với việc
phát triển ngôn ngữ của trẻ em dân tộc thiểu số, chẳng hạn như đồng dao dân tộc
Thái (Khắp xư đếch nọi), Tây Bắc:
Khí chọn cha
Kha bỏng boh

17


Choh mạy pao
Sao hướng tảư
Pạư ưởi ý hướn nưa
Máh khưa xúc
Máh pục xủm.
Khảu tủm van...
(Tạm dịch là: Đu đánh đu/ Thang đu bằng dây chó đẻ/ Ống đu, ống nứa/ Gái nhà
dưới / Dâu nhà trên/ Quả cà chín / Quả bưởi chua/ Gạo sống nhạt).
b. Đặc điểm của đồng dao
* Nội dung của đồng dao:
Tuy ý nghĩa của nhiều câu đồng dao có khi khơng rõ ràng, thậm chí vơ
nghĩa, nhưng khơng phải vì thế mà đồng dao khơng có nội dung gì. Thực ra nội
dung của đồng dao rất phong phú, nó phản ánh nhiều mặt của cuộc sống chủ yếu
là ở nông thôn.
Rất nhiều bài đồng dao phản ánh những hiện tượng trong tự nhiên hết sức
phong phú giáp trẻ hiểu, gắn bó với mơi trường xung quanh:
Mây kia sinh ở đằng đơng
Mây hố ra rồng mây hiện ra mưa
Có khi mây kéo như cờ
Mây phẳng như tờ mây lại kéo sang
Có khi mây đỏ mây vàng
Mây xanh mây tím ngổn ngang đầy trời
Đồng dao phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người đầy xúc
cảm u thương, sâu nặng tình người, thường là thơng qua thân phận của cái
tơm cái tép, con có con vạc, cái bống cái bang, bằng con mắt nhân cách hoá
của trẻ thơ
Cái bống là cái bống bang

Thổi cơm nấu nước cả nhà cùng ăn
Nhà bống có khách sang chơi
Cơm bưng nước rót cho vui lịng bà
18


×