Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Cách chế biến món ngon hàng ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 33 trang )

Cách chế biến sườn non hấp xí muội đậm đà, dinh dưỡng
Chỉ cần dành 20 phút chế biến và thêm 30 phút chờ đợi là đã có ngay món sườn non hấp xí muội
ngon tuyệt.
Sườn non kho đậu hũ ăn là mê
Hết veo nồi cơm với gà rim dứa và sườn non kho dứa
Bí quyết làm món sườn non rim sữa ngon tuyệt đỉnh!
Nguyên liệu:
- Sườn non: 400g
- Tương xí muội, tương ớt
- Tỏi, hành tây, hành lá
- Gia vị: Tiêu, muối, đường, dầu mè, bột ngọt.

Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu:
- Sườn non mua về rửa sạch bằng rượu trắng hoặc bằng muối để khử mùi hôi rồi vớt ra để ráo, sau đó,
chặt miếng vừa ăn.
- Tỏi bóc vỏ băm nhuyễn.
- Hành lá rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 3cm
- Hành tây chỉ dùng ½ củ rồi cắt múi cau.
- Ướp sườn: Sườn đem trộn đều với hỗn hợp gia vị cùng tương xí muội, tương ớt và 1 muỗng súp tỏi
băm. Ướp 20 phút.


Các bước thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch chảo, sau đó cho chảo lên bếp nóng làm khô chảo rồi láng một chút dầu ăn lên trên
chảo. Sau đó cho tỏi vào phi thơm.
Bước 2: Tiếp đến bạn cho sườn vào đảo sơ bằng lửa lớn cho thịt sườn săn lại. Trong bước này bạn có
thể nêm qua một chút gia vị cho ngấm vào sườn.

Bước 3: Tắt bếp và cho hành tây cùng hành lá cắt khúc vào đảo đều. Sau đó, cho thịt vào xửng hấp tiếp
trong 30 phút sườn sẽ chín.


Đợi sườn chín thơm bạn mang ra dùng với cơm nóng, với canh, dưa cà hoặc sung muối thì ngon tuyệt.


Bữa tối thanh mát với canh sườn non nấu bí đao
Bữa cơm tối tuyệt đối không thể thiếu một bát canh thơm ngon. Vì thế, nếu bạn muốn bữa cơm
tối của gia đình mình đầy đủ và hấp dẫn hơn thì món canh sườn non nấu bí đao là một lựa chọn
hoàn hảo nhất.
Canh bí đao dồn thịt
Ngon ngọt bí đao
Canh bí đao nấu nghêu cực dễ ăn
Cách 1:
Nguyên liệu:
- Bí đao: 1 trái
- Sườn non: 200g
- Hành tím: 3
- Hành lá, ngò rí, tiêu
- Hạt nêm.

Sơ chế:
– Bí đao gọt vỏ, chẻ làm tư, cắt bớt ruột rồi cắt thành miếng dày khoảng 1cm.
– Sườn non chặt khúc dài 2cm, ướp với 1m hạt nêm và 1/2m tiêu và 1 ít hành tím đập dập, băm nhỏ, để
thấm 15 phút.
– Hành lá, ngò rí rửa sạch, rễ ngò và đầu hành lá đập dập, để riêng, lá hành và ngò cắt nhỏ.
Cách làm:
– Đun sôi 1 lít nước, cho sườn non, rễ ngò vào, đợi sôi lại, giảm nhỏ lửa hầm xương khoảng 15 phút cho
ra chất ngọt. Cho bí đao vào nấu đến khi bí vừa chín tới, nêm 1,5M hạt nêm, nếm vị vừa ăn rồi tắt bếp.


– Múc canh bí ra tô, rắc hành lá, ngò rí và tiêu lên, dùng nóng với cơm..
Mách nhỏ:

– Bí đao chọn bí già sẽ ngọt hơn, nên cắt bỏ bớt ruột bí để khi nấu xong canh không bị chua.
– Đầu hành và rễ ngò cho vào nước hầm xương sẽ thơm hơn.
Cách 2
Nguyên liệu:
- 300g sườn non hoặc xương lợn
- 1 quả bí đao nhỏ
- Hành lá, muối, đường (hoặc hạt nêm)
- Rau mùi (ngò)
Cách làm:
- Sườn non chặt thành từng khúc ngắn vừa ăn, đổ nước ngập mặt sườn, đun sôi đến khi sườn mềm.


- Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, lấy bỏ bớt hột bí, thái thành từng lát vừa ăn.
- Sườn non mềm, thả bí đao vào, đun sôi đến khi bí mềm. Nêm vào chút xíu muối, hạt nêm (hay đường),
tuyệt đối không nêm nước mắm sẽ làm nước canh bị chua. Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
- Hành lá thái nhỏ, rau ngò rửa sạch, đổ lên phía bên trên bí đao, tắt bếp. Múc ra bát dùng nóng.

Canh chua cá ba sa hấp dẫn ngày nắng
Canh chua cá thơm ngon, chua chua, ngòn ngọt vô cùng hấp dẫn trong những ngày nắng!
Canh chua cá thơm ngon cho những ngày mưa
Canh chua cá bống thệ "tiến vua" xứ Huế
Canh chua cá đuối đậm vị miền Trung
Nguyên liệu:
- Cá ba sa 500g
- Cà chua 2 quả
- 5 quả đậu bắp
- 2 cây dọc mùng; 1/2 quả dứa; 1 chút me; 150g giá đỗ; ngò gai (rau mùi tàu), ngổ, ớt, hành khô


Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch cá ba sa. Ướp cá với chút tiêu, mắm, bột nêm vừa ăn.

Sau đó cá rán cho vàng mặt, để ra một bát riêng.


Bước 2: Gọt bỏ mắt dứa và thái lát. Dọc mùng tước vỏ, thái mỏng rồi bóp với muối, rửa sạch. Đậu bắp
rửa sach, thái lát. Mùi tàu, ngổ rửa sạch, thái khúc.


Bước 3: Cho hành khô băm nhỏ phi thơm với dầu ăn, rồi cho cà chua vào đảo chín, nêm chút muối tiêu,
cho nước vào đun sôi.

Bước 4: Cho cá vào ninh khoảng 15 phút, nêm nước mắm, nước me, ớt, đường cho canh chua cá có vị
chua cay và ngọt thanh.
Tiếp tục, cho dứa và cà chua, đậu bắp bổ cau, dọc mùng vào đun tiếp 3 phút, nêm lại gia vị cho vừa ăn
rồi cho giá đỗ và rau thơm vào, tắt bếp.


Múc canh chua cá ba sa ra tô, dùng nóng hoặc để canh hơi nguội một chút đều rất ngon nhé.



Canh chua nấm kim châm ngọt giòn, thanh mát
Vị thanh ngọt, giòn ngon mềm của nấm kim châm kết hợp với cà chua và dứa sẽ tạo nên hương
vị đặc biệt cho bát canh chua. Hãy thêm canh kim châm nấu chua vào danh sách món ngon mỗi
ngày của bạn nhé!
Canh ngao nấu dứa chua dịu đưa cơm
Canh dưa leo nhồi thịt cho ngày hè nóng bức
Canh cua mướp đắng thanh mát, đẹp da
Nguyên liệu:

- 200g nấm kim (hoặc bạn có thể dùng nấm rơm)
- ½ trái dứa.
- 1 trái cà chua.
- 3 cây dọc mùng.
- Hành lá + cần tây + hành tím + muối, nước mắm, đường.


Nấm kim châm
Sơ chế nguyên liệu:
- Nấm kim châm cắt bỏ chân, tước bỏ hết phần sâu, giập hay úng đi cho sạch, sau đó, rửa thật sạch với
nước.
- Cà chua bỏ cuống, rửa thật sạch, để ráo nước. Cắt múi cau nhé.
- Cây dọc mùng tước bỏ vỏ thật sạch cho hết chất bẩn, cát đất bụi, cắt xéo và đều nhau cho đẹp là được.
Sau đó, bóp dọc mùng với một ít muối và rửa lại cho sạch để không bị ngứa.
- Hành lá, cần tây lột hết gốc vỏ hành cho sạch hết lớp bùn đen, nhặt hết phần lá úa hay bị giập đi. Sau
đó, rửa hết hành lá thật sạch.
- Dứa cắt bỏ mắt thật sạch, rửa sạch với nước, cắt lát vừa ăn.


Canh nấm nấu chua
Cách làm:
- Chuẩn bị một nồi dùng nấu canh, bắc nồi lên bếp, bật lửa vừa cho nồi nóng, sau đó, cho 2 muỗng dầu,
đợi hơi nóng thì phi hành tím thơm
- Cho cà chua xào khoảng 2 phút để chín, lưu ý không để cà chua bị nát hay giập, Cho tiếp dứa vào xào
cùng.
- Đổ cà chua, thơm vào nồi, cho một bát to nước lạnh rồi nấu sôi khoảng 8-10 phút thì cho nấm vào nấu
cùng. Nêm gia vị vừa ăn nhé.
- Tiếp tục chờ cho đến khi sôi trở lại lần nữa thì dọc mùng vào nấu sôi đến khi dọc mùng chín đều là
được.
- Cuối cùng thì bạn cho hành lá, cần tây vào rải đều trên mặt canh rồi tắt bếp.

- Múc canh ra tô lớn và thưởng thức.

Dân dã món canh chua cá đuối dơi ở ven biển miền Tây
Sự kết hợp hài hòa giữa các vị chua, mặn, ngọt làm cho bữa cơm thêm ngon miệng mà người
thưởng thức không sao quên được hương vị miền biển ngọt ngào trong từng miếng canh chua
dân dã.
Cá đuối thân dẹp, hình rẻ quạt, đuôi dài, đầu nhỏ, thân cá đuối tròn và dẹp. Đặc điểm chung của cá đuối
là xương sụn, hình dẹt, đầu thân mắt bụng xếp tròn nhìn trông giống chiếc quạt, đuôi cá dài ra ngoài như
cái cán quạt. Do thân cá được cấu tạo từ chất sụn cứng và đàn hồi nên thịt cá ngon và cho nhiều dinh
dưỡng.
Cá đuối có rất nhiều loại. Vùng ven biển Tây Nam bộ chủ yếu chỉ có cá đuối nhỏ hình giống như con dơi
sinh sống nên dân gian gọi là cá đuối dơi. Các ghe cào nhỏ đánh bắt gần bờ thường kiếm được bộn
hàng loại này sau mỗi chuyến ra khơi.

Đậm đà hương vị cá rô đồng kho trái cóc
Thứ Hai, ngày 13/04/2015 19:00 PM (GMT+7)
Sự kiện: Món ngon Việt Nam

Vị ngọt của thị cá quyện với vị chua giòn và thơm rất đặc trưng của trái cóc thấm đẫm mọi giác
quan.
Trái cóc Thái có màu xanh, to cỡ đầu ngón chân cái, có vị chua, giòn, mềm (nhất là cóc non) và được
các người dân nơi đây rất ưa chuộng trong việc chế biến món ăn như: cóc Thái ngâm muối đường - mặt
hàng đặc sản của Chợ Mới (An Giang). Nhưng ấn tượng trong tôi nhất phải kể là: Cá rô đồng kho cóc
Thái.

Cây cóc Thái thân thấp, trái nhỏ, trĩu quả quanh năm (ảnh (BCT)
Muốn chế biến món cá rô đồng kho cóc Thái đạt chất lượng, cá rô mua ở chợ, phải lựa cá rô mề (loại cá
rô lớn, bề ngang cỡ 3 ngón tay trở lên), còn tươi khoảng 1/2 kg (4 con/ kg) đem về đánh vãy, cắt đầu,



đuôi, vây, kỳ, mổ bỏ ruột, rửa sạch, để ráo. Cóc Thái, chọn cóc non, da màu xanh, trái còn cứng. Dùng
dao bén gọt vỏ, rửa sạch, chẻ đôichẻ đôi.

Cá rô mề tươi sống. (ảnh: BCT)

Tô cá rô mề kho cóc Thái thơm ngon, hấp dẫn. (ảnh: BCT)
Xong khâu sơ chế, bắc nồi lên bếp, phi mỡ (dầu) tỏi cho thơm rồi đổ nước mắm cùng gia vị (đường + bột
ngọt + nước màu) và một ít nước lạnh vừa khẩu vị nấu sôi rồi thả cá rô (đã làm sạch) vào. Điều chỉnh lửa
liu riu cho đến khi nước mắm rút vào cá, da cá nứt ra. Sau cùng, cho cóc Thái (đã chẻ đôi) vào. Chờ cóc
vừa chín tới (tránh để chín quá, cóc mềm mất ngon!), cho hành lá xắt khúc vào, nhắc xuống. Nêm nếm
gia vị lần cuối, nhắc xuống, múc ra tô. Để cho món ăn được bắt mắt và đậm đà hương vị nên thêm vài
khoanh ớt sừng chín và một ít tiêu xay, là xong!.
Có dịp đến vùng sông nước miền Tây, bạn thử tìm cơ hội để thưởng thức món cá rô đồng kho cóc Thái
rất độc đáo nầy. Giẽ một miếng thịt cá rô mề kẹp cùng miếng cóc Thái đưa lên miệng nhấn nhá nhai. Vị
ngọt, dai của thịt cá hòa lẫn vị chua chua, ngọt ngọt, giòn giòn, và mùi thơm rất đặc trưng của trái cóc
thấm đẫm mọi giác quan… Và, một miếng cơm nóng có chan một muỗng nước cá vào, chắc hẳn bạn sẽ
khó quên được một món ăn dân dã, đậm đà hương vị miền Tây…

Cá đuối (ảnh tác giả)
Cá đuối đem về thả vô thau, chậu rồi chế giấm chua vào. Lát sau, nhớt cá sẽ bị cuốn sạch. Dùng dao,
kéo xẻ ngang mình cá, bỏ ruột, rồi rửa lại trong nước lạnh mấy lần cho sạch, để ráo.


Thường dân gian hay dùng cơm mẻ (loại cơm nguội lên men) để nấu canh chua cá này. Nồi nước sôi,
cho cơm mẻ vào rồi dùng rổ lược bỏ xác. Nêm đường, bột ngọt, muối hột cho nồi canh vừa ăn, thả cá
đuối vào, vớt sạch bọt.
Rau bổi nấu canh chua dân gian thường chọn là bông so đũa, bông súng, bông lục bình, rau nhút. Nếu
không thì nấu canh chua với khóm, cà chua, đậu bắp, nấm rơm.
Cho rau bổi vào, nước vừa sôi, nêm lại rồi nhắc xuống, rắc ngò gai, ớt xắt lát lên phía trên.


Tô canh cá đuối (ảnh tác giả)
Canh chua cá đuối chấm với muối hột đâm nhuyễn, bột ngọt và ớt hiểm. Cũng xin nói thêm, người dân
thường dọn món này kèm với món cá đuối nướng muối ớt.
Sự kết hợp hài hòa giữa các vị chua, mặn, ngọt làm cho bữa cơm thêm ngon miệng mà người thưởng
thức không sao quên được hương vị miền biển ngọt ngào trong từng miếng canh chua dân dã.

Cháo rau đắng kèm cá lóc đồng
Người dân miền quê sông nước Cửu Long sáng sớm vác cuốc ra đồng thường hay ngâm nga câu
ca dân dã: "Rau đắng ngọt lịm tình quê/ Anh đi lục tỉnh anh mê không về". Bởi dưới chân họ, ven
đường đi, rau đắng đất mọc đầy, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng.
Ở miền Tây Nam bộ người ta phân biệt ra hai loại rau đắng: Đắng đất mọc trên gò đất, cọng nhỏ màu
xanh nhạt pha sắc vàng hay trong vườn giữa các luống mía, luống khoai; còn đắng biển cọng tròn lớn
hơn, màu xanh sậm hơn, thường thích nghi với các chỗ đất trũng xâm xấp nước. Cả hai loại rau trên đều
ăn được, nhưng những ngày hè nóng nực, người ta thường chuộng hơn với loại đắng đất.
Theo kinh nghiệm dân gian, rau đắng đất luôn có mặt trong tô cháo nấu với cá lóc dành cho người giải
cảm. Đặc sản này nay đã có mặt hầu khắp trong các nhà hàng ở miệt này.


Rau đắng đất hái về chỉ cần rửa sơ qua cho những lá úng và đất bám theo rễ trôi đi, để ráo là có thể ăn
dược ngay.
Thứ rau giản dị, mộc mạc này đã trở thành niềm thương nỗi nhớ, đi cả vào trong những câu hát của
nhạc sĩ Bắc Sơn “Nhớ lũy tre xanh dạo quanh khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh”.
Cá trê, cá lóc đồng làm sạch, bắc nồi bước sôi lên thả vào, nêm vừa ăn, rau đắng sắp sẵn vô tô, trút
nước canh và cá ra tô ấy. Canh rau đắng ăn nóng, nhưng ít ai thả rau vô nồi nấu, bởi khi ấy rau sẽ bị
nhừ, nhũn, lại đắng quá ăn không ngon.
Nếu muốn ăn món rau đắng xào mỡ thì người ta chỉ dùng rau đắng biển, rau đắng đất ít ai ăn bằng cách
này.
Độc đáo hơn, người dân quê miền Tây từ lâu đã dùng rau đắng đất ngâm rượu để dành uống. Rau nhổ
nguyên cả bụi đem về rửa sạch rồi phơi cho khô. Cho cả cọng lẫn lá vào ngâm ngập trong chai rượu đế
cao độ. Chừng vài ngày là rượu có thể uống được.

"Rau đắng kèm cá lóc đồng,
Rượu đắng nhưng lại ngọt lòng dân quê".

Lươn kho mắm "sát thủ" của cơm
Mùi thơm quyến rũ của mắm, thịt lươn ngọt chắc, vị chan chát thơm tho của các loại rau quyện
cùng dư vị chua cay nồng nàn của chanh ớt sả làm bụng ai nấy sôi lên sùng sục.
Lươn là loài thủy sản, thân tròn và dài như rắn, mắt nhỏ, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc
trong bùn, thịt có giá trị dinh dưỡng cao. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long quê tôi khi mà đồng ruộng
kênh rạch chưa bị ô nhiễm lươn nhiều vô số. Nó là người bạn đồng hành thường xuyên xuất hiện trong
những bữa cơm dân dã của người dân quê.

Lươn kho mắm - món ăn quê mùa nhưng rất bắt cơm


Việc bắt lươn rất dễ dàng, chỉ cần vài ống trúm, chiều tối chịu khó kiếm vài con cua, con ốc chết đặt vào
đó rồi đem ra mé rạch đặt. Sáng hôm sau ra thăm thì chí ít cũng có vài con lươn rơi vào bẫy. Có khi bắt
được nhiều quá ăn không hết phải đem đi bán bớt hoặc để dành ăn dần.
Lươn có thể chế biến ra rất nhiều món như lươn xào lăn, lươn um dừa lá cách, lươn nấu canh chua bắp
chuối, lươn xào sả ớt ăn..., món nào ăn cũng rất bắt cơm. Trong các “menu” về lươn nếu không kể lươn
kho mắm thì coi như một thiếu sót lớn.
Hồi ấy trong nhà lúc nào mẹ tôi cũng trữ sẵn khạp mắm cá sặc. Vào mùa mưa, khi những ngày mưa dai
dẵng qua đi làm cho đám rau dại trong vườn, dưới ao đâm chòi non mướt; khi buổi sáng ba tôi ra đồng
tháo mấy cái ống trúm đem về những con lươn vàng ươm thì thể nào ông cũng nói: "Lươn này kho mắm
ngon nè, bữa nay mẹ nó nấu món này nhe".
Thế là mẹ tôi lật đật giở khạp mắm gắp ra nồi, đổ thêm nước vào nấu cho rả thịt rồi lược bỏ xương. Chị
em tôi đứa thì bước ra liếp vườn nơi có mấy luống cà tím hái một rổ cà non đem vô rửa sạch cắt khúc rồi
chẻ làm tư ngâm với nước muối cho không bị đen, đứa đi nhổ sả đem vào băm nhỏ..
Thuở nhỏ, tôi cứ tưởng mắm kho thịt ba rọi, mắm kho cá lóc, mắm kho với tôm hoặc với lươn cách chế
biến đều như nhau nhưng lớn lên, khi bắt đầu biết quan tâm đến việc bếp núc, tôi thấy mẹ tôi làm món
lươn kho mắm không như những món khác. Thảo nào ăn nó ngon độc đáo quá chừng!


Con lươn sau khi ba tôi làm sạch, mẹ để nguyên con xấp lên vỉ đặt trên bếp than hồng nướng vàng rồi
dùng tay bẻ ra từng khúc. Mẹ tôi nói con lươn phải sơ chế trước như vậy mới cho thịt săn mềm, không bị
dai và nước mắm kho sẽ thơm ngọt hơn.
Tiếp đến, mẹ bắt nồi lên bếp, bỏ chút mỡ vào đun sôi rồi cho sả, ớt bằm vào khử vàng và đổ phần nước
mắm đã lọc vào nấu sôi. Cuối cùng, cho cà tím và lươn đã nướng vào tiếp tục nấu cho đến khi cà chín,
nêm nếm với chút đường bột ngọt cho vừa ăn rồi nhắc xuống múc ra tô.
Trong khi mẹ làm bếp thì tụi tôi, những trợ thủ đắc lực của mẹ, "lên bờ xuống ruộng” hái rau, có gì gom
nấy nào là: Bắp chuối, rau nhút, kèo nèo, bông lục bình, hẹ nước, bông súng, rau càng cua, rau muống…
Khi chúng tôi khệ nệ mang chiến lợi phẩm về, vừa bước vào tới cổng nhà đã nghe nồi mắm kho dậy mùi
thơm lừng là biết mẹ đã hoàn thành món mắm kho lươn.
Lúc này, chẳng ai bảo ai, chúng tôi nhanh tay lặt rửa rau cho sạch, giũ ráo nước, đem lên bộ ván, nơi mẹ
đã bày sẵn một nồi cơm to đùng bên cạnh tô mắm kho nóng hổi bóc khối nghi ngút cùng dĩa ớt hiểm, vài


miếng chanh. Vậy là chỉ việc ráp vô là có bữa cơm đậm chất dân dã mà cũng không kém phần thịnh
soạn.
Mùi thơm quyến rũ của mắm, thịt lươn ngọt, thơm, chắc, vị chan chát thơm tho của các loại rau quyện
cùng dư vị chua cay nồng nàn của chanh ớt sả làm bụng ai nấy sôi lên sùng sục. Bữa cơm với mắm kho
lươn thường rất xôm tụ, không chỉ tiếng con bé ba, thằng út đua nhau kể chuyện “chụp ếch” khi đi hái
rau mà còn những cánh tay cầm đũa lia vội, tiếng nhai rau rào rạo, tiếng hít hà vì cay,... Mạnh ai nấy mãi
mê lùa cơm mà dường như quên hết mọi cảnh vật xung quanh. Và chỉ bừng tỉnh khi nghe tiếng vét nồi
cơm rồn rột thì mới phát hiện cái bụng mình đã căng đầy.

Món lươn kho mắm theo công thức của má tôi rất khác so với kho với cá lóc hay tôm
Lươn tự nhiên giờ đây thuộc hàng hiếm, thi thoảng ra chợ tôi có gặp người ở trong quê ra bán một vài
con họ bảo đó là lươn đồng. Tin lời người bán, tôi mua về nấu món lươn kho mắm y chang cách mẹ làm
năm xưa mà ăn sao không thấy ngon như thuở nào. Có lẽ, những món ăn quê mùa chỉ ăn ở những nơi
có hương đồng gió nội phảng phất thì người thưởng thức mới nắm bắt được cái hồn của món ăn, khi đó
mới cảm nhận hết sự tuyệt vời của nó.


Canh chua lươn nấu bông lục bình thanh mát
Những ngày Tết đã qua, thịt cá đã ngán, chỉ cần một con lươn rồi hái lục bình nở tím ngát cặp bờ
sông là có món canh chua độc đáo lạ miệng lại ngon cơm.
Người bình dân vùng đất này thường hay xách chĩa đi đâm lươn vào hừng đông hay lúc xế chiều. Người
ta cũng có thể bắt lươn bằng cách thả câu kiều, đặt lọp, đặt trúm, …


Đồ nấu canh chua
Lục bình – loài hoa bông tím nở ngát khắp sông rạnh miền đất này. Chỉ việc dùng tay tét cọng bông lên,
rửa sạch, chờ ráo là … xong!
Để tạo vị chua, người dân quê có thể dùng cơm mẻ, me, và thú vị hơn nữa là trứng kiến vàng.
Trong các khu vườn tạp, cây mọc hoang, kiến vàng làm ổ lủng lẳng, cứ thế dùng cây thọt cho trứng rớt
vào rổ, trứng kiến ngoài việc dùng làm mồi câu cá rô, còn được dùng để nấu canh chua.
Bắc nồi nước sôi, cho trứng kiến vào rổ, nhúng sâu trong nước. Chất chua đặc trưng được tạo ra. Vớt
xác trứng kiến ra, thả lươn đã làm sạch vô, chờ nước sôi lại nêm nếm vừa ăn thì cho tiếp bông lục bình
vào, cũng có khi người ta cho thêm vào nồi canh ít cọng bông súng hay vài bông điển điển để màu sắc
thêm hấp dẫn đảo đều rồi nhắc xuống.
Rắc thêm ít lát ớt sắt với ngò gai, ngò om để tạo mùi. Tô canh chua nóng bên chén cơm gạo mới thơm
lựng, chấm nước muối ớt, bột ngọt nghe đậm đà mùi dân dã hương quê, và như vang vọng mãi trong
hồn người xa xứ.
"Bắt lươn đem nấu canh chua/ Món ăn dân dã đâu thua thị thiềng" – Ca dao.

Canh chua bông so đũa, dân dã mà ngon
Người Nam bộ không ai không biết đến món canh chua bông so đũa. Cây so đũa là một loại cây
dễ trồng, dễ mọc, làm bạn với người Nam bộ từ rất lâu đời. Cứ mỗi độ cuối năm về thì nở hoa
trắng xóa, loại vừa đẹp vừa là một loại hoa nấu canh chua ăn rất là ngon. Đến tháng giêng thì hoa
tàn, bắt đầu kết trái, nên canh chua bông so đũa là món ăn chỉ có được một hai tháng ngắn ngủi
trong năm.
Nói đến những món ăn Nam bộ, người ta thường nói đến sự đậm đà quyến rũ của những món ăn dân dã từ những

sản vật ở quê hương, cách chế biến giản dị nhưng hương vị vô cùng hấp dẫn.

Món canh chua thì đã có từ lâu đời trong ẩm thực Việt ta. Từ Bắc chí Nam, mỗi vùng miền đều có cách
nấu canh chua cho riêng xứ sở của mình. Miền Bắc có trái sấu chua, miền Trung có trái me thanh mát,
miền Nam có mớ lá giang chua chua nấu với gà, hoặc với cá lóc, ngon không gì sánh bằng..

Nói về các loại rau nấu canh chua thì nhiều vô kể. Ngoài cà chua, giá trắng quen thuộc, người thích thì
thêm cây bạc hà, đậu bắp, hay thêm rau nhút, hay thêm rau chuối, rau muống bào sợi. Nhưng mà nấu
canh chua với bông so đũa thì phải người Tây Nam bộ mới ăn theo kiểu này...


Bông so đũa ngòn ngọt, nhưng trong nhụy lại có vị nhân nhẫn đăng đắng, ăn tạo ra một vị đắng ngọt
quyện vào nhau, rất lạ miệng và rất ngon. Người không thích vị nhân nhẫn này có thể lặt bỏ phần nhụy,
chỉ dùng cánh hoa.. Nhưng để nguyên bông hoa thì ăn đúng vị hơn vì ngoài vị nhân nhẫn ăn rất ghiền,
bông hoa để nguyên sẽ giòn hơn, ăn thơm ngon hơn...

Nấu canh chua bông so đũa, người Nam bộ nấu rất nhiều kiểu khác nhau, khi thì mớ cá rô đồng, có khi
là con cá lóc béo ngậy, khi thì mớ cá kèo, loại cá cũng có vị đăng đắng như bông so đũa, còn phổ biến
hơn là nấu với tôm đất. Tôm đất có vị ngọt, màu lại đỏ đẹp mắt, nấu với quả cà chua, vắt me, chút giá
đậu bắp, quyện với vị tươi ngon thanh mát của loại bông trắng dung dị đồng quê, ăn với cơm trắng cá
kho tộ, tưởng rằng món ngon vật lạ gì trên cuộc đời cũng không thể sánh bằng. Người Nam bộ dễ ăn,
nhưng lại rất khéo léo trong việc nấu nướng. Chỉ từ những hoa trái quanh vườn cũng có thể cho ra một
món ăn ngon lạ miệng, cả nhà quây quần bên nhau bữa cơm chiều ấm áp.
Những món ăn dân dã như canh chua bông so đũa, vừa là món ăn ngon, gần gũi, vừa là cái tình với đất,
với làng xóm quê hương xứ sở của mình.

Về An Giang nhớ tìm ăn bắp bò hấp sả
Nếu có dịp tham quan Tịnh Biên (Châu Đốc - An Giang), ngoài thăm thú những cảnh non nước
hữu tình và di tích lịch sử hoành tráng nơi đây, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món bắp bò
hấp sả ngon tuyệt trần.

Nói đến Tịnh Biên (An Giang), người ta thường nhắc đến những đặc sản nổi tiếng như: các loại khô (cá
lóc, cá tra phồng, rắn, nhái), mắm (thái, lóc, trèn, linh, sặt) và những sản phẩm từ trái thốt nốt (cùi,
đường, rượu). Ngoài ra, nơi đây còn có chợ bò Tà Ngáo, nơi buôn bán và trung chuyển thịt bò nhộn nhịp
nhất miền Tây đi TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ nữa.


Nguyên liệu bắp bò hấp sả đã sơ chế (Ảnh: BCT)
Sở dĩ, thịt bò Tịnh Biên nổi tiếng khắp gần, xa được mọi người ưa chuộng vì nông dân nơi đây (đa số là
đồng bào người Khmer) có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi và vỗ béo bò. Họ cần cù, chịu khó và luôn
giữ gìn nghề nuôi bò truyền thống. Thức ăn chính của bò thường là rau, cỏ, ngũ cốc không sử dụng thức
ăn công nghiệp nên thịt bò săn chắc, ngọt, thơm, bổ dưỡng.

Tô bắp bò hấp sả cho vào chảo hấp cách thủy (Ảnh: BCT)
Du khách đến Tịnh Biên thưởng thức các món ăn được chế biến từ thịt bò như cháo bò, bún bò, bò kho,
lẫu bò, khô bò, bò viên,... ai cũng đều có một đánh giá chung là: Chất lượng tuyệt vời, ngon không nơi
nào bằng!. Nhưng sẽ là thiếu sót lớn nếu không thưởng thức món bắp bò hấp sả.

Đĩa bắp bò hấp sả với màu sắc hài hòa bắt mắt, và mùi thơm thật hấp dẫn!. (ảnh: BCT)
Chế biến món nầy hơi nhọc công một chút và cũng cần nắm vững những kỹ thuật cơ bản của nó:
- Trước hết, bắp bò mua nơi chợ phải chọn bắp thịt chân trước của bò (bắp hoa hoặc lõi rùa), thịt có gân
sẽ ngon hơn (khoảng ½ kg, nhiều ít tùy theo người ăn).


- Dùng dao bén lóc (cắt) phần mỡ bao quanh bắp bò, rửa sạch.
- Cho bắp bò vào nồi luộc (cùng với gừng tươi đập giập) vừa mềm, vớt ra, để ráo.
Chờ thịt nguội, dùng dao xắt lát dầy (khoảng 2 cm) cho vào tô.
- Ướp gia vị: bột nêm + tiêu giã giập + nước tương + đường cát + dầu mè cùng với nấm rơm búp rửa
sạch, cắt đôi + sả cắt khúc đập giập. Trộn đều các gia vị và phụ liệu cho ngấm với thịt.
- Cuối cùng, cho tất cả vào thố hấp cách thủy khoảng 15 phút, cho củ hành tây xắt miếng (múi cam) vào,
tắt bếp. Dỡ nắp thố ra cho ngò rí vào, sang vào đĩa lớn, dọn lên bàn.

- Món này dùng với cơm nóng rất ngon. Nếu muốn đậm đà hơn thì thêm một đĩa nước tương; trong đó
có vài trái ớt hiểm chín vào nữa là xong.
Gắp miếng bắp bò hấp sả chấm vào chén nước tương đưa lên miệng nhai chậm rãi. Vị ngọt, béo, dai
của thịt, thơm cay của gừng, của tiêu, của ớt, giòn ngọt của nấm rơm như lan tỏa khắp giác quan. Và
miếng cơm nóng gạo mới, dẻo thơm vào nữa, tôi tin chắc bạn sẽ luyến nhớ mãi nơi vùng đất Thất sơn
đầy huyền bí này!

Thơm ngây ngất cá diêu hồng nướng mọi
Món cá diêu hồng nướng mọi vàng ươm thật bắt mắt, lớp da cá bên ngoài thấm gia vị đậm đà,
giòn giòn ôm lấy lớp thịt trắng ngần, mềm và ngọt bên trong, mới nhìn thôi chưa ăn cũng đã thấy
thòm thèm!
Cá diêu hồng còn có tên gọi cá điêu hồng hay cá rô phi đỏ. Cá diêu hồng thường được cư dân gọi là con
lai của rô phi vì có hình dáng giống cá rô phi và thịt cá cùng có màu trắng, các thớ thịt được cấu trúc
chắc nhưng so với rô phi cá có chất lượng thịt thơm ngon hơn và đặc biệt là thịt không quá nhiều xương.
Ở miền Trung, ngư dân thường nuôi nhiều loại thủy sản như cá mè, cá trôi, cá trắm, cá rô phi,... trong đó
không thể thiếu cá diêu hồng.
Tại hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam), cá diêu hồng nuôi tập trung nhất là ở các ao, hồ vùng nước lợ
rừng dừa Bảy Mẫu, Thuận Tình và các bãi bồi thuộc xã Cẩm Thanh (thành phố Hội An).

Cá diêu hồng bán khá chạy tại các chợ vùng biển Quảng Nam
Mấy năm gần đây, cá diêu hồng bán khá chạy tại các chợ vùng biển Quảng Nam. Nhờ thịt ngon, ngọt, ít
xương nên các bà, các chị nội trợ cũng như những đầu bếp tại nhà hàng, khách sạn đã chế biến cá diêu
hồng thành nhiều món, món gì cũng độc đáo, ngon, lạ miệng và khá bổ dưỡng như: Cá diêu hồng làm
chả với thịt, nấu canh chua, kho tiêu, nấu cháo, nấu lẩu... phổ biến hơn cả là món cá diêu hồng nướng.


Thường cá diêu hồng nướng được nhiều gia đình chuộng bởi món này chế biến đơn giản, không mất
nhiều thời gian, lại ngon miệng và hợp túi tiền của người dân lao động xứ biển.

Cá diêu hồng nấu canh chua ăn cũng rất mát ruột

Cá được móc ruột, để nguyên con, rửa sạch qua nước lọc. Nếu cá to, có thể dùng dao rạch vài đường
nhỏ trên thân cá để khi ướp gia vị sẽ thấm đến từng thớ cá. Cái khó và quan trọng nhất là phần ướp gia
vị, phải đủ cả sa tế, hạt nêm, đường, muối, gừng, hành, tỏi, ớt, sả băm nhuyễn, dầu ăn sao cho vừa ăn.
Tiếp đến bắc lò lửa than, đặt cá lên vỉ nướng. Tránh nướng già lửa vì như thế thịt cá chưa chín mà bên
ngoài đã cháy sém, người nướng canh làm sao cho con cá chín đều từ đầu đến đuôi. Khoảng chừng hai
mươi phút, đĩa cá diêu hồng nướng đã hoàn thành.

Và nướng là món đơn giản nhất


Cá diêu hồng nước mọi, nhìn lớp da thôi là thấy thèm
Khi ăn cá diêu hồng nướng ta phải ăn nóng mới ngon. Mùi thơm cá nướng nồng nàn, tạo cảm giác ngon
miệng cho mọi người trong gia đình. Mùi vị đã đành lại thêm màu vàng hấp dẫn càng kích thích vị giác .
Cá diêu hồng nướng muốn ngon phải ăn kèm theo rau sống, bánh tráng và chén nước mắm ớt miền
Trung. Đĩa rau xanh mướt với xà lách, diếp cá, chuối chát, dưa leo, khế xắt lát. Bát mắm chua chua ngòn
ngọt đỏ sậm màu ớt và cay cay vị gừng giã. Bánh tráng mỏng gói ghém với một ít rau thêm một
miếng cá diêu hồng. Vị cá ngọt, rau thơm mát, ớt cay sè khiến ai cũng phải xuýt xoa.
Về miệt biển Quảng Nam, lai rai với đĩa cá diêu hồng nướng rồi thêm món kho tiêu hay canh chua lá me
non ăn kèm cơm nóng bạn sẽ khó mà quên.

Cá điêu hồng nấu canh khóm, món ngon đất Tiền Giang
Cá điêu hồng đươc các bà nội trợ miền Tây chế biến thành nhiều món ăn ngon như: chưng
tương, chiên tươi, nướng lá sen… Trong đó có một món ăn tuy đơn giản nhưng lạ miệng, gây ấn
tượng khi có dịp xuống lồng bè của cư dân - món cá điêu hồng nấu canh khóm.
Tiền Giang – Mỹ Tho là vùng đất trù phú vang danh cả nước về các loại cây ăn trái đặc sản. Du khách
khi đến đây sẽ ngỡ ngàng với những vườn cây trái sum suê trải dài ngút mắt như: vú sữa Lò Rèn, sầu
riêng Cái Mơn, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi.
Thong dong dưới những rừng cây trĩu quả rợp bóng, du khách sẽ tha hồ hái trái chín ăn no bụng mới tính
tiền. Ngoài ra, du khách sẽ được tham quan mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng bè của ngư dân, và
được thưởng thức món ngon từ con cá đặc sản này!.


Cá điêu hồng (còn gọi là cá rô phi đỏ) là loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu
Long. Thịt cá màu trắng săn chắc, béo, ít xương. (Ảnh: Ba Cần Thơ)
Theo đánh giá của các nhà khoa học, thịt cá điêu hồng có giá trị dinh dưỡng cao: giàu đạm, vitamin
A,B,D và các khoáng chất cần thiết khác. Cá điêu hồng đươc các bà nội trợ miền Tây khéo tay chế biến


nhiều món ăn ngon như: chưng tương, chiên tươi, nấu ngót, nhúng lẩu, nướng lá sen... Trong đó có một
món ăn đơn giản, lạ miệng, gây ấn tượng nhất trong tôi khi xuống tham quan lồng bè, đó là món: Cá điêu
hồng nấu canh khóm do chủ nhân khoản đãi.
Chế biến món này rất nhanh gọn. Khác với món canh chua truyền thống Nam bộ cần các phụ liệu như:
khóm, me, bạc hà, giá sống, cà chua, đậu bắp, rau nhút v.v. Món cá điêu hồng nấu canh trên bè hôm ấy
chỉ duy nhất là: ½ trái khóm (dứa) cùng ngò om. Tôi hơi ngạc nhiên và có suy nghĩ: “Hay là dưới bè thiếu
những nguyên liệu tươi sống cần thiết?”. Nhưng, thực tế sau đó, tôi đã “ngộ” ra, đây là một món ăn đặc
biệt cần khám phá vì ngon miệng và không ngán (ngấy).
Trước hết, chủ nhà dùng vợt xúc cá điêu hồng trong bè lên 2 con (trọng lượng khoảng 500 gram/con).
Dùng dao bén đánh vảy, chặt bỏ vây, kỳ và toàn bộ nội tạng cá (không bỏ đầu vì đây là phần ngon, có
chất sụn mềm, béo nhất) rửa sạch, để ráo. Cắt cá làm đôi (hay để nguyên con tùy thích). Khóm gọt vỏ,
bỏ cùi, xắt miếng để sẵn ra dĩa.
Tiếp đến, bắc nồi nước lên bếp nấu sôi, cho khóm đã xắt miếng vào. Chờ nước sôi bùng lên, thả cá (đã
làm sạch) vào nấu. Khi thấy da cá nứt ra là chín. Cuối cùng, nêm nếm gia vị (muối + đường + bột ngọt)
cho vừa khẩu vị, nhắc xuống. Thêm một ít rau ngò om xắt nhuyễn, vài lát ớt sừng cho có mùi thơm và
màu sắc hấp dẫn. Món ăn được múc ra tô cùng với dĩa bún trắng ngần, chén nước mắm nguyên chất
trong vắt màu hổ phách, trong đó có vài trái ớt hiểm chín là xong!

Món cá điêu hồng nấu canh khóm. (Ảnh: Ba Cần Thơ)
Thật thích thú, trong khung cảnh bập bềnh sóng nước trên chiếc lồng bè giữa sông Tiền lộng gió, lại ở
ngay chân cầu treo Rạch Miễu uy nghi và hoành tráng, gia chủ cùng khách ngồi quây quần trên mặt ván
sàn, thưởng thức món cá điêu hồng nấu canh khóm nóng hổi thơm lừng!. Cho miếng bún trắng ngần vào
chén, chan vài muỗng nước canh vào “lùa” một hơi. Thuận tay, dùng đũa giẽ miếng thịt cá cùng khóm,

chấm vào chén nước mắm hòn nguyên chất đưa lên miệng nhai chậm rãi, sẽ tận hưởng được trọn vẹn
hương vị lãng mạn của quê hương miền Tây.

Cá diêu hồng nhồi thịt hấp tương xí muội
Không cần dầu mỡ, không mất quá nhiều thời gian, không phải chế biến cầu kỳ, những món hấp
vẫn đầy lôi cuốn. Với những nguyên liệu dễ kiếm, cá diêu hồng nhồi thịt hấp là một lựa chọn tuyệt
vời trong bữa cơm gia đình bạn.


×