Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Đề cương ôn thi hết môn cao học văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.16 KB, 40 trang )

Môn: Vấn đề con người trong văn học trung đại
Câu 2: Cái mới trong quan niệm về con người nhìn từ góc độ “Thân” trong Truyện Kiều
Bài làm
Trong tác phẩm văn học, nhân vật tức là con người. Thân (thân thể) của con người là một đối
tượng cần được phân tích bên cạnh các khái niệm liên quan khác. Việc phân tích nhân vật văn
học từ góc độ “thân” là một cơ sở quan trọng để hiểu được giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Trước khi tìm hiểu cái mới trong quan niệm về con người nhìn từ góc độ “thân” trong Truyện
Kiều, ta phải hiểu được quan niệm về “thân” và cách ứng xử với thân của các tư tưởng triết
hoc phương Đông. Một nhận xét tổng quát là các học thuyết Nho – Phật – Đạo vốn có ảnh
hưởng sâu sắc đến trí thức Việt Nam thời trung đại đều tìm cách hạn chế, kiểm soát con người
bản năng. Thân biểu hiện phần bản năng của con người. Bản năng chính của con người được
thực hiện qua nhu cầu ăn, - mặc - ở, tình dục, sống chết. Cả ba nhu cầu này của thân xác đều
được các học thuyết nhìn nhận và lí giải, về cơ bản có nhiều điểm giống nhau. Ở đây, chúng
tôi xin nói khái quát về quan niệm “dĩ tâm khống nhân” của Nho gia và quan niệm về “thân”
và “khổ” của Phật gia.
Con người lí tưởng của Nho gia là thánh nhân. Để đạt đến con người lí tưởng là thánh nhân thì
nhà nho phải tu dưỡng bằng những hình thức tu trì rất nghiêm khắc. Nguyên lí tu thân của các
nhà nho có thể bao gồm các mệnh đề như “tồn thiên lí, khử nhân dục”, “dĩ tâm khống thân”.
Về vấn đề ăn – mặc - ở - những nhu cầu bản năng của thân, Nho giáo quan niệm rằng, “Quân
tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an”, người quân tử không đề cao việc ăn – mặc - ở, ăn là để tồn
tại chứ không cần ăn ngon hay ăn no, mặc cốt đủ che thân chứ không cần nhà cao, cửa rộng,
không cần lụa là gấm vóc. Về vấn đề tình dục, Khổng Tử cũng rất nghiêm khắc với sắc đẹp
của phụ nữ, có quan niệm chống lại bản năng tình dục vì cho rằng nó có hai cho việc tu dưỡng
theo lí tưởng thánh nhân. Văn hóa cổ đại Trung Quốc đã hình thành thuyết cấm dục vơi 3
mệnh đề chính là: 1. Tồn thiên lí, diệt nhân dục; 2. Nam nữ thụ thụ bất thân; 3. Vạn ác dâm vi
thủ. Đối với vấn đề sống – chết, một bản năng hết sức lớn của con người, Khổng Tử đưa ra
mô hình lí tưởng của nhà nho là: đặt các giá trị luân lí đạo đức cao hơn giá trị của thân xác.
Nhà nho phân biệt hai phạm trù thân: nhục thể chi thân (thân xác thịt) và danh tiết chi thân
(thân danh tiết). Thân xác thịt cũng cần bảo vệ nhưng thân danh tiết quan trọng hơn, vào thời
điểm bất đắc dĩ thì phải biết hi sinh thân xác thịt cho thân danh tiết.
Phật giáo là một học thuyết chú trọng đến tâm nhưng cũng có một triết lí về thân. Thái độ của


nhà Phật đối với “thân” cũng dựa trên căn bản quan niệm phủ nhận thân thể qua các giác quan
(ngũ quan). Phật học chủ trương kiểm soát nghiệt ngã với thân xác bản năng. Về vấn đề ăn –
mặc - ở, các nhu cầu của các thiền sư được tiết giảm đến mức tối thiểu. Về vấn đề tình dục thì
Phật giáo quan niệm phải “diệt dục” để tu đạo, tu thành chính quả. Về vấn đề sinh tử, Phật

1


giáo Thiền tông cho rằng một khi ta diệt trừ bỏ tâm, tức các ý nghĩ xung quanh điều sống chết
thì hiển nhiên không còn tồn tại vấn đề sinh tử nữa. “Phổ thuyết sắc thân” trong “Khóa hư
lục” có ghi rõ: “Thân là gốc của khổ, chất là nhân của nghiệp” Một khi giác ngộ rằng thân xác
là nguồn gốc của đau khổ tất con người không chạy theo dục vọng bản năng của thân xác.
Các học thuyết tư tưởng Nho giáo, Phật giáo gặp nhau trong chủ trương ứng xử khá nghiệt
ngã, đầy khắc kỉ với thân xác. Quan niệm trên vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa
có tính không tưởng. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến ảnh hưởng của quan niệm khắc kỉ
của Nho giáo, Phật giáo đến văn học trung đại VN, nhất là văn học từ thế kỉ X đến hết XVII.
Trong văn học Phật giáo thời đại Lí Trần, có thể quan sát thấy khá rõ lí tưởng khắc phục thân
xác bản năng. Trần Đình Sử đã nhận xét khá sắc sảo: “ Con người trong văn học Lí trần vừa
có mặt yêu nước, thượng võ, vừa có cảm nhận sâu sắc về tính chất hư huyễn của cuộc đời,
trước hết là cái thân con người”
“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô / Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô”
(Thân như ánh chớp có rồi không / Muôn cây xuân tốt thu não nùng)
(Vạn Hạnh – Thị đệ tử)
Thân cá biệt là huyễn ảo, hoa bướm là huyễn ảo (Giác Hải). Sống là chết, chết là sống (Giới
Không). Thân xác chỉ là một chặng trong chuỗi hóa sinh, chuyển tiếp giữa hữu và vô, giữa
không và sắc, cái chết như là sự trở về. Con người nếu giác ngộ được rằng cả sắc và không
đều k có thật thì vượt được vòng sợ hãi thông thường. Gắn với cái nhìn như vậy về thân xác là
thái độ an nhiên, bình thản trước cái chết,một thái độ mà bọn người phàm tục không có được.
Như vậy, cảm hứng về thân xác trong thơ thiền sư tập trung trong một phổ hạn hẹp, hình
tượng con người mang tính chất siêu thoát. Mô hình ứng xử với thân xác của các bậc thiền sư

có nhiều nét tương đồng với các thánh nhân theo hình mẫu lí tưởng của Nho gia – vẫn lại là
khắc phục các bản năng thể hiện qua tai, mắt, thân thể.
Văn học của các nhà nho từ thế kỉ XV trở đi mang đậm nét ảnh hưởng của Nho giáo trong
cách ứng xử với thân xác. Thơ Nguyễn Trãi có nói đến chuyện ăn uống,một trong những bản
năng lớn nhất của con người liên quan đến thân xác. Nhưng Nguyễn Trãi không ca ngợi thú ăn
uống mà ngược lại, mượn đề tài ăn uống để tuyên ngôn về sự ngộ đạo của mình, một lối ăn
uống rất đạm bạc.
“Cơm ăn dầu có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là”
Coi thường dục vọng về ăn, mặc, ở nên con người có dũng khí đề từ chối bả vinh hoa, danh
lợi – những thứ luôn đặt ra trước nhà nho. Nhà nho đặt thân ra ngoài vòng tục lụy của danh
lợi, hưởng “thân nhàn”: “Qua ngày qua tháng dưỡng thân nhàn” “Lánh thân nhàn được thú

2


màu”. Để không bị vật dục cám dỗ, danh lợi quấy rầy, thì cách tốt nhất là chủ động tách thân
ra khỏi xã hội, tự đặt mình giữa thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên. Lối sống đó chính là một
cách diễn đạt lí tưởng tu thân theo mô hình thánh nhân, quân tử.
Sang thế kỉ XVI, có nhiều dấu hiệu cho thấy trong văn học xuất hiện ngày càng rõ nét hình
tượng ẩn sĩ. Nhìn từ góc độ ứng xử với thân xác, ẩn sĩ là người phản ứng mạnh mẽ nhất nhưng
cũng đầy tiêu cực trước xu thế chạy theo vật dục của xã hội quyền quý. Ngợi ca cuộc sống ẩn
dật đạm bạc, lên án thói đời mê đắm trong vật dục là hai mặt của thế ứng xử với thân xác của
nhà nho, theo cách biểu đạt lí tưởng thánh nhân về thân.
Trong trường thẩm mĩ của các sáng tác thơ ca của các nhà nho, ta không thấy đề cập đến yếu
tố giới tính. Người nam nhi, bậc quân tử hiện ra trong văn thơ nhà nho là người biết dồn sức
mạnh của tinh thần và sức lực vào sự nghiệp xây dựng trật tự xã hội lí tưởng thái bình thịnh
trị. Tình yêu nam nữ bị lễ giáo chế ngự. Những rung động bản năng bị lên án, phê phán.
Trong Truyền kì mạn lục ở thế kỉ XVI có một số trang nói đến hoan lạc ái ân nam nữ, tuy
nhiên khó có thể nói tác giả ủng hộ tình yêu thân xác đó. Nhìn trong hệ thống, các mối tình có

cảnh hoan lạc ái ân ở Truyền kì mạn lục đều được hình dung đó là những mối tình ma quái,
phản ánh tâm thức khinh miệt, ghê sợ tình ái tự do, ngoài hôn nhân. Trong Truyền kì mạn lục
có một câu chuyện về dũng khi xả thân chủ nghĩa, sát thân thành nhân của nho gia – Người
con gái Nam Xương. Khi bị chồng nghi oan rằng không chung thủy, Vũ Nương đã dùng cái
chết để chứng minh sự trong trắng của mình.
Cũng theo Phạm Tú Châu, sự xuất hiện nghèo nàn các tiểu thuyết tình dục chữ Hán trong
VHTĐ VN có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân hàng đầu có lẽ là quan niệm tu thân
khắc kỉ đều nuôi dưỡng nhân cách cao thượng mà các tư tưởng triết học – tôn giáo tuyên
truyền. Phải đến thế kỉ XVIII mới lác đác xuất hiện một vài truyện có màu sắc tình dục, khi
cách nhìn của các nhà nho về con người, về thân xác có nhiều thay đổi.
Sang thế kỉ XVIII, tác phẩm Truyện Kiều ra đời đã thể hiện một quan niệm mới mẻ, tiến bộ
của nhà nho Nguyễn Du về thân xác của con người. Nhìn chung, quan niệm này khác với
quan niệm coi thường thân của truyền thống văn hóa và văn học trước đó. Nguyễn Du tại
nhiều điểm đã có khuynh hướng đề cao thân xác, coi thân xác là một phạm trù giá trị. Quan
niệm mới mẻ về thân của Nguyễn Du trong Truyện Kiều có thể khái quát thành các luận
điểm: Thương thân, xót thân; Người đẹp như một giá trị; Quyền sống của thân xác; Thụ cảm
thế giới qua giác quan
Về quan niệm thương thân, xót thân, trong Truyện Kiều, ND thể hiện sự tôn trọng con
người, mà sự tôn trọng đó phải được thể hiện trước hết qua sự trân trọng thân xác của nó.
Nguyễn Du thường công khai phản đối việc đánh đập. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có
miêu tả khá nhiều cảnh đánh đập: Cảnh cha con vương ông bị bọn sai nha đánh đập, cảnh

3


Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, cảnh Thúy Kiều bị quan phủ đánh đòn, cảnh Thúy Kiều bị
Hoạn bà đánh đón phủ đầu… Khi miêu tả, Nguyễn Du không dùng lối “bạch miêu” như tác
giả Kim Vân Kiều Truyện, không chỉ quan tâm đến việc dựng lại chân thật, chi tiết cảnh tượng
mà ông luôn thể hiện nỗi thương xót cho thân thể con người bị chà đạp, giày xéo. Nguyễn Du
đã ‘Thương người như thể thương thân”, tình thương con người được bộc lộ ngay trong sự

cảm nhận đầy chất nghiệm sinh của thân thể bị đòn vọt. Nguyễn Du bình luận:
Dường cao rút ngược dây oan
Dẫu là đá cũng nát gan lọ người”
“Trúc côn ra sức dập vào
Thịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh”
Việc phản đối sự lăng nhục thân xác con người là một điểm mới trong triết lí con người của
ND, cũng là một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của ông.
Truyện Kiều được xem là tác phẩm thương thân, xót thân vào bậc nhất trong văn học VN thế
kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Trong tác phẩm, ND nhiều lần dùng ngôn ngữ thấm thía để thể
hiện nỗi thương thân, xót thân, thương thân chứ k phải thương tài:
“Trùng phùng dù họa có khi
Thân này thôi có ra gì mà mong”
“Nàng rằng trời thẳm đất dày
Thân này đã bỏ những ngày ra đi”…
Cũng với quan điểm thương thân, xót thân này, khi miêu tả cảnh Thúy Kiều báo ân, báo oán,
Nguyễn Du đã không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như Thanh Tâm Tài Nhân, đồng thời Nguyễn
Du cũng hạn chế đến mức thấp nhất sự chủ động chỉ đạo của Kiều trong việc tính toán các
mức hình phạt cũng như mục đích phạt. Rõ ràng, ND có thái độ trân trọng thân thể con người,
dù là ai, ông hướng sự quan tâm của người đọc đến luật nhân quả,, ý chí của trời đối với số
phận con người hơn là bản thân sự kiện trả thù.
Truyện Kiều k chỉ cất lên tiếng nói thương thân, xót thân mà còn là tiếng hát ca ngợi thân,
tôn vinh thân. Thương xót thân và ngợi ca thân là hai mặt của một quan niệm thống nhất về
con người trong TK, quan niệm này tước bỏ màu sắc thánh nhân, đưa nhân vậ trở về vơi cuộc
sống thường ngày, con người tự nhiên. Chủ nghĩa khắc kỉ thời trung đại đã dẫn đến một cách
ứng xử với sắc đẹp phụ nữ là thái độ miệt thị, ghẻ lạnh, sợ hãi sắc đẹp phụ nữ. Nguyễn Du lại
rất chú ý ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình, khuôn mặt của Thúy Kiều Thúy Vân. Điều đáng nói hơn
là ND còn tả vẻ đẹp của thân thể Kiều nữa, ở phần Kiều gặp Thúc Sinh. “Rõ ràng trong ngọc
trắng ngà / Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. ND tả Kiều tắm như một cái cớ để bộc lộ
thân thể đẹp đẽ mê hồn của nàng. Nói như Xuân Diệu, ND đã “giải y, giải thoát cho mọi


4


người đọc dược chiêm ngưỡng thán phục cái tòa thiên nhiên tuyệt mĩ của tạo vật, là thân thể
lành đẹp của con người”
Quyền sống của thân xác
Thân xác của nhân vật Truyện Kiều còn được tác giả đề cập đến trên phương diện quyền được
sống, quyền được thực hiện như tự nhiên cấp cho nó. Mức độ và tính chất của ý thức về quyền
sống của thân xác ở nhân vật TK có thể quan sát qua ứng xử thân xác của Kiều cũng như của
các nhân vật khác trong mối tương quan với Kiều.
Trước hết, ta xem xét các thế ứng xử thân xác của Thúy Kiều. Có thể phân loại các thế ứng xử
khác nhau này thành 3 nhóm chủ yếu: ứng xử thân xác trong quan hệ đạo đức (sự kiện bán
mình chuộc cha), ứng xử trong tình yêu nam nữ, vấn đề sống chết.
Về sự kiện Kiều bán mình chuộc cha. Nếu như theo cách hành xử của người châu Âu thì chủ
nghĩa cá nhân được đề cao, ai có phận nấy, không có chuyện con bán mình để chuộc cha thì
theo quan niệm của người Á Đông, hành động hi sinh tình yêu cho đạo hiếu của Kiều rất được
ngợi ca. Tuy nhiên, trong hành động này, nếu Kiều của TTTN có ý thức trở thành liệt nữ
không kém những tấm gương kim cổ hi sinh thân vì cha mẹ thì Kiều của Nguyễn Du hành xử
với thân như vậy chỉ là vạn bất đắc dĩ, vô cùng đau xót, hoàn toàn là vì tình cảm xót thương
cho sự đau đớn thân xác bị hành hạ của cha và em.
Về vấn đề sống chết, trong Truyện Kiều, k có cái nhìn 1 chiều về thân xác mà có những cái
nhìn, những tiếng nói khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Ở Kiều có sự sẵn sàng xả thân
hoặc chán chường sự sống (Thà rằng liều 1 thân con..) có sự âm thầm chuẩn bị cho cái chết
khi cần bảo toàn phẩm giá (Phòng khi nước đã đến chân / dào này thì liệu với thân sau nay),
có quyết tâm chết k chịu nhục khi bị Tú Bà lăng mạ (Thôi thì thôi có tiếc gì), có tiếng nói
thương thân xót phận, than thân tủi phận (Thân nghìn vàng để ô danh má hồng), lại có tiếng
nói thiết tha với thân, tiếc thân, ân hận vì đã giữ ngọc gìn vàng với người yêu, có tiếng nói
buông thân theo dòng đời, tiếng nói lo lắng cho thân, thậm chí lo lắng cái ăn cái mặc. ND đã
mượn lời Tú Bà – 1 nhân vật phản diện để nói lên tiếng nói của lí trí về giá trị thân xác và sự
sống hiện hữu: Một người dễ có mấy thân - Người còn thì của hãy còn”. Như vậy, TK k hề có

cái nhìn 1 chiều, phiến diện về thân như các học thuyết tôn giáo – đạo đức. Thân có thể hi sinh
khi cần thiết nhưng thân cũng đáng quý, sự sống của thân là đáng trân trọng. Đây là một điểm
mới, tầm tư tưởng vượt thời đại của Nguyễn Du.
Ứng xử thân xác trong tình yêu là một thử thách quan trọng đối với quan niệm thân của nhân
vật. Thông thường, trong văn học trung đại, quan hệ nam nữ có hơi hướng sắc dục được trình
bày với cảm hứng phê phán. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có cái nhìn mới mẻ khi miêu
tả các mối tình của Thúy Kiều với các nhân vật chính diện có màu sắc nhục dục. ND tỏ thái
độ tán đồng, trân trọng nâng niu những mối tình đó, hoàn toàn đối lập với lập trường truyền

5


thống với vấn đề tình yêu thân xác. ND đã miêu tả những rung động mang tính chất nhục thể
rất hiển nhiên của KT khi ngồi bên Thúy Kiều, miêu tả sự say mê k kém phần lãng mạn của
người anh hùng Từ Hải, miêu tả cảnh sống lứa đôi hạnh phúc của Kiều và Từ Hải, miêu tả nỗi
nhớ gối chăn của Thúy Kiều và Thúc Sinh khi phải chia li. Nói tổng quát, với truyện Kiều, lần
đầu tiên trong VHTĐ VN, các nhân vật chính diện được tả trong những chân dung có màu sắc
thân xác với cảm hứng khẳng định rõ rệt. Thân xác k phải là nguồn gốc của khổ đau, cũng k
phải là dấu hiệu của sự thấp hèn, Thân xác là 1 phần quan trọng của nhân cách.
Khi xây dựng các nhân vật phản diện, từ trong vô thức nghệ thuật, nguyên tắc trọng thân, quý
thân của Nguyễn Du đã được thể hiện nhất quán, thân cũng được nhận thức như một phạm trù
giá trị. Mã Giám Sinh là kẻ buôn bán, luôn tính đến lời lãi khi mua được nàng Kiều xinh đẹp,
nhưng trước sắc đẹp của nàng, họ Mã k thể k rung động. Điều này khiến cho nhân vật sống
động hơn, chân thực hơn.
Tầm quan trọng của thân trong Truyện Kiều còn được thể hiện qua sự cảm thụ thế giới
bằng các giác quan. Ảnh hưởng từ quan niệm “khắc kỉ phục lễ” của Nho gia và Thanh tịnh
thân khẩu ý của Phật gia mà trong văn học trung đại ít gặp các kiểu hoạt động của ngũ quan
như là một cửa ngõ quan trọng qua đó con người tiếp xúc với ngoại giới. Nguyễn Du
trongTruyeenj Kiều đã thể hiện một quan niệm mới, ông đã đem lại một phổ khá rộng các cảm
giác tiếp nhận được thông qua giác quan, rộng hơn của văn chương nhà nho. Nhiều trạng thái

tâm lí được thể hiện qua cảm nhận thân xác, nhiều trạng thái tư tưởng tình cảm của nhân vật
xuất hiện thông qua con đường của thân xác, thân phận (vị trí của cá nhân trong xã hội ) được
ý thức qua việc thân xác được định vị như thế nào, được đối xử thế nào trong xã hội. Những
cặp từ ngữ như xót thân, thương thân, ngậm ngùi thân… đã bằng cảm giác của thân xác mà
diễn đạt thấm thía ý thức về nỗi đau khổ của nhân vật và khơi gợi sự cảm thông sâu sắc của
người đọc vì ở bất cứ người đọc nào cũng có kinh nghiệm thân xác. Truyện Kiều k chỉ có
những cảm giác đau khổ, bé nhỏ, tủi nhục của thân phận qua kinh nghiệm thân xác của con
người dưới đáy mà còn có những cảm giác hạnh phúc, tương tư qua cảm giác của thân thể.
Trong đoạn Kim Trọng tương tư Thúy Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả cảm giác lạnh lẽo trong
căn phòng để diễn tả nỗi cô đơn, trống vắng của Kim Trọng, miêu tả mùi hương thơm (được
cảm nhận bằng khứu giác) để miêu tả cảm giác về thân thể người con gái.
Màu sắc trong Truyện Kiều “chẳng những là phương tiện miêu tả thế giới mà còn là phương
tiện thể hiện cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc đời, mang đậm màu sắc thời đại và cá tính”
(TĐS). Đặc biệt, trong TK, màu sắc thông qua mắt nhìn, một yếu tố cấu thành của thân thể, đã
tác động đến nhân cách, hành vi, tư tưởng, tình cảm của nhân vật. Ví dụ, khi Kim Trọng lần
đầu tiên xuất hiện, cái nhìn về màu sắc của Kiều đã góp phần quan trọng làm nảy nở tình yêu
giữa hai người.

6


Thế giới âm thanh trong Truyện Kiều cũng rất phong phú. Có những âm thanh quen thuộc
với thơ văn trung đại như tiếng chim oanh, tiếng gà gáy, tiếng sóng nước… nhưng cũng có
nhiều âm thanh lần đầu xuất hiện hoặc hiếm thấy trong thơ văn trung đại, như tiếng xôn xao
của bọn sai nha, tiếng ồn ào như ruồi xanh của cảnh cướp phá… Điều đáng chú ý là, Nguyễn
Du đã rất chú tâm đến địa vị cua âm nhạc. Âm nhạc trong Truyện Kiều k phải là thứ âm nhạc
Lễ kí, có chức năng giáo hóa như theo quan niệm của Nho giáo, mà là thứ âm nhạc giải trí,
việc nghe nhạc như là sự thỏa mãn nhu cầu vừa mang tính vật chất vừa mang tính tinh thần,
nghe nhạc là sự chiếm lĩnh thế giới qua thân thể (qua thính giác).Tiếng đàn của Thúy Kiều
được ND miêu tả theo nguyên tắc vật chất hóa

“Trong như tiếng hạc bay qua….như trời đổ mưa”
Nguyễn Du cũng rất chú ý tả phản ứng của người nghe. Tiếng đàn của Kiều k thuộc về lễ, k
gợi xúc cảm đạo đức mà đụng đến phần sâu thẳm của tâm thức con người, gợi lên những xúc
cảm ai oán nhất hoặc gợi lên cảm giác đầm ấm, vui vầy.

7


Câu 1: Xu hướng giải phóng tình cảm trong văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
Bài làm
Trong tác phẩm văn học, nhân vật tức là con người. Ở mỗi giai đoạn văn học khác nhau, cách
xây dựng hình tượng nhân vật có những đặc điểm riêng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,
trong đó, quan trọng nhất là ảnh hưởng của quan niệm của tác giả cũng như của cả thời đại về
vấn đề con người. Cảm xúc, tình cảm của con người luôn là đối tượng của khoa nghiên cứu
phê bình văn học. Vấn đề kiểm soát hay giải phóng cảm xúc luôn được đặt ra trong văn học
xưa và nay.
Trong văn học trung đại Việt Nam, vấn đề ứng xử với tình cảm con người chịu ảnh hưởng k
nhỏ bởi các học thuyết triết học đạo đức – tôn giáo như Nho giáo, Phật giáo, vì thời kì hình
thành văn học viết Việt Nam (khoảng thế kỉ X) ngang với thời Tống, là thời kì phát triển của
Lí học với chủ trương kiểm soát tình càm rất nghiêm ngặt, cũng là thời kì Phật giáo thiền tông
phát triển với chủ trương tu tâm, đạt đến tâm hư, tâm thanh tịnh, thực chất là chủ trương diệt
tình. Quan niệm của Nho giáo đối với tình, cảm xúc được thể hiện khá rõ trong sách Trung
Dung. Sách này nói về đạo “trung hòa”, bàn đến việc làm chủ hay kiểm soát tình cảm, cảm
xúc, đưa tình cảm vào quỹ đạo, khuôn khổ của tính, của đạo. Theo Nho giáo, tâm có hai trạng
thái, “tâm vị phát” và “tâm dĩ phát”. “Tâm vị phát” là cảm xúc chưa phát lộ, ở dạng tiềm ẩn,
chưa thể thiên lệch. Đây là trạng thái lí tưởng cần phải duy trì. “Tâm dĩ phát” thì phải kiểm
soát chặt chẽ, đưa vào khuôn khổ của đạo. Khổng Tử đề cao thứ cảm xúc trung hòa, không
thái quá mà k bất cập “lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương”. Phàm người ta ai cũng có tính, tình
và vật. HỌc giả nên bảo tồn tâm, nuôi dưỡng bản tính mà tiết chế tình. Tồn tâm dưỡng tính,
bảo toàn chân tâm, tiết chế tình thực ra đối với nhà nho là bảo toàn tâm phù hợp với đạo đức,

nhân nghĩa. Nói cách khác, Nho gia thu hẹp phạm vi của tâm vào bản tính đạo lí, đề cao chủ
nghĩa duy lí đạo đức mà tỏa chiết tình cảm con người.
Văn học Trung đại VN thời kì đầu còn chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo thiền tông. Phật giáo
nói chung, phật giáo thiền tông nói riêng còn chủ trương kiểm soát tâm lí tình cảm con người
triệt để hơn, nghiệt ngã hơn cả Nho giáo. NHững khái niệm như “hư tâm”, “không tâm”, “vô
tâm” của nhà Phật hướng đến lí tưởng diệt dục,vô dục, xóa sạch tất cả những hỉ, nộ, ái, ố, dục
để tìm sự an lạc trong tĩnh mịch, thanh tịnh. Tất nhiên trong bối cảnh văn hóa Phật giáo đó,
tình bị coi là nguồn gốc dẫn đến đau khổ, tội lỗi, nghiệp chướng. Nếu Nho giáo chủ trương
chế tình, tòng tính, thì Phật giáo chủ trương vô tình, diệt dục. Tình khó mà mở đường đi vào
văn học như một đối tượng được quan tâm, đề cao. Trong áp lưc văn hóa của Nho giáo và
Phật giáo cộng lại, tình bị áp chế, bị dồn nén để cho chí, đạo, tu tâm, quả dục, diệt dục thắng
thế.

8


3. Trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến XVII, vấn đề ứng xử với tình cảm theo
một đường hướng chính là kiểm soát cảm xúc tình cảm của mẫu hình thánh nhân, quân tử.
Thơ Thiền Lí trần không đề cập đến những tình cảm, cảm xúc cá nhân của con người. Các
thiền sư thường thể hiện cái tình “say mùi thiền”, “đượm mùi thiền”, những hỉ, nộ, ái, ố đều
được kiểm soát trong “đạo”, sung sướng hay khổ đau, sống hay chết không phải là vấn đề các
thiền sư quan tâm nên dường như k nói đến và k có cảm xúc. Khi nói đến chuyện sống – chết
thì các thiền sư, trong các bài kệ của mình, đều thể hiện thái độ bình thản, sống gửi thác về.
Đến thế kỉ XV, trong thơ văn Nguyễn Trãi, ta cũng chưa thấy có dấu hiệu của việc đề cao tình
cảm, cảm xúc. Nguyễn Trãi “say mùi đạo, trà ba chén / Tả lòng phiền, thơ 4 câu”. Những tình
cảm được nói đến trong thơ Nguyễn Trãi là những “tình vị phát”, tình còn nằm trong tầm
kiểm soát, đó là lòng yêu nước thương dân, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thanh bần hài hòa
với thiên nhiên…
Trong văn xuôi, ở thế kỉ XVI, các tác phẩm truyện, kí vẫn chưa có xu hướng đề cao tình cảm,
cảm xúc. Chuyện người con gái Nam Xương có nói đến tình cảm vợ chồng của Vũ Nương và

Trương Sinh. Nhưng không hề có đoạn nào nói về tình yêu của hai người, chỉ là “Trương Sinh
mến vì dung hạnh của nàng nên hỏi nàng làm vợ”. Đến khi Trương Sinh đi lính, trong cảnh
chia ly, không thấy Vũ Nương bày tỏ tình cảm yêu thương, nhớ nhung, buồn bã mà là một lời
nhắn nhủ, dặn dò “ Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc
áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”. Trong suốt ba năm, nỗi
nhớ được tả chỉ là “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể
chân trời lại k thể nào ngăn được”. Rõ ràng, văn học thời kì này chưa chú tâm tả tình cảm,
cảm xúc mà chủ yếu kể sự việc. Tình cảm nếu có thì cũng là tình cảm nằm trong tầm kiểm
soát của đạo.
Phải đến thế kỉ XVIII, khi hoàn cảnh chính trị, xã hội văn hóa có nhiều thay đổi, trong văn
học có xu hướng giải phóng tình cảm cảm xúc. Chính xác hơn là khoảng giữa thế kỉ XVIII,
trong đời sống văn học có dấu vết chắc chắn của việc đề cao tình. Rất nhiều thể loại đi sâu thể
hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc của con người như ngâm khúc, hát nói, truyện nôm bác học,
thơ đường luật... Các cung bậc cảm xúc đa dạng của con người được thể hiện trong văn thơ,
bao gồm cả tình yêu lứa đôi. Sự phát triển của các tác phẩm văn học theo xu hướng đề cao
tình cảm, cảm xúc đã làm thành một trào lưu văn học đề cao tình (trào lưu chủ tình) trong văn
học trung đại VN thế kỉ XVIII – XIX.
Có thể mô tả trào lưu này từ nhiều góc độ khác nhau. Trên phương diện quan niệm về con
người, ta nhận thấy mẫu nhân vật sống chủ tình, “việt danh giáo nhiệm tự nhiên” rất rõ nét.
Tiếng khóc như là biểu hiện của cảm xúc k bị kiềm chế nữa mà đã đi vào trong thơ. Một nhà
nho thế kỉ XIX nhận xét: Thúy Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như khóc Kiều, người đời nay khóc

9


người đời xưa, người đời sau khóc người đời nay, hai chữ tài tình là một mối thông lụy của
bọn tài tử khắp gầm trời, suốt xưa nay. NHững người phụ nữ k che giấu xúc cảm, cam chiu
lặng câm theo giáo lí nữa mà đã nói lên tiếng lòng với những nỗi khát kha chảy bỏng về tình
yêu, hạnh phúc lứa đôi. Đó là người chinh phụ, người cung nữ, là Hồ Xuân Hương. Nguyễn
CÔng Trứ theo đuổi lối sống phong lưu, trọng tình cảm và có những nét “nhiệm đản”: ngất

ngưởng, công khai ca ngợi thú tài tình, lên chùa dẫn theo ả đào…
Về phương diện thể loại, những thể loại quan trọng của giai đoạn này như ngâm khúc, truyện
thơ, hát nói đều chuyên chở nội dung đề cao tình của con người tự nhiên, trần thế. Ngâm khúc
là bài thơ dài miêu tả thế giới nội tâm với nhiều trạng thái cảm xúc của người phụ nữ.
VD: Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương
Chinh phụ ngâm được Phan Huy Ích đánh giá là “tình cao điệu lạ đứng đầu rừng thơ văn” Cả
khúc ngâm là những tiếng lòng, những tâm tình sâu kín của người phụ nữ xa chồng với buồn
nhớ, hoài niệm, hồi tưởng. Tóm lại là các trạng thái tâm lí, tình cảm phong phú, phức tạp đều
được thể hiện trong Chinh phụ ngâm.
Truyện thơ Nôm bác học có tính chất trữ tình đậm đà, tiêu biểu cho chất trữ tình của truyện
Nôm là Truyện Kiều, tác phẩm được giới nghiên cứu mệnh danh là cuốn bách khoa toàn thư
của một ngàn tâm trạng. ND đã nén thời gian hàng năm trong1 đôi câu thơ và để miêu tả nội
tâm nhân vật, ông sẵn sàng “dãn” thời gian của một vài tuần trong vài chục câu thơ, Trong
khoảng thời gian được dãn rộng đó, đối tượng được miêu tả k phải là sự kiện mà chính là các
trạng thái tâm lí, cảm xúc. Phạm trù thời gian cá thể xuất hiện trong truyện Nôm bác học nhất
là trong Truyện Kiều gắn liền với khuynh hướng đề cao tình cảm riêng tư, cá nhân nhân vật.
Trong Truyện Kiều, ND cũng đã đề cập đến tình yêu lứa đôi với nhiều cung bậc khác nhau, là
tình cảm không được thể hiện trong văn học các giai đoạn trước đó.
“Người về chiếc bóng năm canh / Người đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”
Hát nói là thể loại ra đừi trong không gian văn hóa vui chơi giải trí thích hợp cho nội dung
diễn tả con người cá nhân tự do, siêu việt danh giáo. Trong không gian này người văn nhân tài
tử được thể hiện tính cách phong lưu ngất ngưởng của mình. Ngay những bài hát nói của NCT
về chí nam nhi đầy khí phách thì chất cá nhân vẫn rất rõ nét.

10



Những thể loại có nguồn gốc ngoại nhập như thơ Đường luật cũng được cách tân để chuyển
tải cảm xúc riêng tư, nhất là tình yêu. Tập Lưu Hương Ký của HXH có nhiều bài thơ Đường
luật viết gửi tặng những người bạn tình, ghi lại nỗi nhớ nhung, tình cảnh cô đơn.
Trong văn xuôi chữ Hán việc nhận diện nhân vật trong cuộc sống thường ngày, nhìn nhận con
người tự nhiên là xu hướng nổi trội
Như vậy, văn học trung đại giai đoạn XVIII- XIX đã có những đổi mới trong cách ứng xử với
tình cảm, cảm xúc, theo xu hướng đề cao tình, lấy con người tự nhiên, phàm trần làm đối
tượng thể hiện. Mẫu hình nhân vật như vậy thiên về đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc
đa dạng, mang đậm màu sắc cá nhân thầm kín, riêng tư chứ không phải là những lí tưởng tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của con người xã hội, con người cộng đồng, con người
theo lí tưởng “nội thánh ngoại vương”, tu kỉ trị nhân. Trào lưu chủ tình đã tạo nên một bước
ngoặt lớn trong tiến trình văn học trung đại, làm nên những giá trị chủ yếu của văn học giai
đoạn này.

11


Môn: Diễn tiến các thể thơ dân tộc trong văn học trung đại Việt Nam

1. Đặc trưng thơ song thất lục bát
STLB là 1 thể thơ mang nhiều đặc trưng dân tộc, một “lối vần riêng của ta mà Tàu k có”.
Thơ STLB có dung lượng phóng khoáng, nhịp điệu kết cấu ổn định, tạo cảm giác lặp đi lặp lại
thường phù hợp với nhu cầu miêu tả sự sâu sắc, phong phú của tâm trạng trong những tác
phẩm vãn, khúc ngâm.
Về cấu trúc, thơ STLB gồm nhiều khổ thơ, mỗi khổ thơ có 1 cặp thất và 1 cặp lục bát. Một
khổ thơ STLB có 28 chữ, bằng số chữ một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Tuy nhiên, sự đan xen
câu thất với câu lục, câu bát ở thơ STLB tạo nên sự co duỗi nhịp nhàng, phù hợp để diễn tả
những cung bậc tâm trạng liên tiếp.
Về cách ngắt nhịp

- Nhịp cuối thường là nhịp chẵn. Hai câu thất thường ngắt nhịp 3-4, đôi khi là 2-3-2 hoặc 1-42.
- Dòng lục chia làm 3 nhịp 2, cũng có khi là 2-4
VD: Đưa chàng / lòng dặc dặc buồn
Có khi là 4-2: VD: Khéo vô duyên bấy / cửu trùng
- Câu bát thường được chia thành 4 nhịp 2,
có khi là 3-3-2 Hoa đèn kia với bóng người khá thương
hoặc 2-4-2: Bên đường / trông lá cờ bay / ngùi ngùi
Trong thơ STLB có sự kết hợp dòng thơ có số chữ lẻ với dòng thơ có số chữ chẵn. Thơ STLB
kết hợp 7-7-6-8 tức là kết hợp dòng thơ có số chữ lẻ với dòng thơ có số chữ chẵn. Sự kết hợp
này làm cho nhịp thơ phong phú, tiết điệu trong khổ thơ đa dạng. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Phan Cảnh đã dùng 4 chữ căng thẳng – giải tỏa để hình dung sự thay đổi tiết điệu từ cặp thất
đến cặp lục bát. Hai câu thất thường gợi sự “căng thẳng”. Cặp lục bát lại gợi sự “giải tỏa”, tạo
cảm giác nhẹ nhàng. Sự đan xen căng thẳng – giải tỏa tạo nên sự thay đổi tiết điệu, tạo nên giá
trị miêu tả tâm lí, cảm xúc của thơ STLB.
Về thanh điệu
Tiếng thứ 3 và tiếng thứ 7 cả dòng thất dưới đều là tiếng thanh bằng nhưng sắp đặt thanh bằng
cao (B) và thanh bằng thấp (b) xê dịch theo 4 kiểu:

-

Tiếng thứ 3 và tiếng thứ 7 đều là thanh bằng cao (BB)
VD:Sớm đã trông nào thấy hơi tăm
Tiếng thứ 3 là thanh bằng thấp, tiếng thứ 7 là thanh bằng cao (bB)
VD: Mảnh quần hồng hoen ố rượu rơi
Tiếng thứ 3 là thanh bằng cao, tiếng thứ 7 là thanh bằng thấp (Bb)
VD: Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng

12



-

Tiếng thứ 3 và tiếng thứ 7 đều là thanh bằng thấp (bb)
VD: Gieo bói tiền tin dở còn ngờ

Về cách gieo vần
Trong một khổ thơ STLB gồm 1 cặp thất và 1 cặp lục bát có 5 chỗ gieo vần, có khả năng kết
nối các câu thơ và các khổ thơ với nhau. Trong 5 chỗ gieo vần đó bao gồm cả vần chân và vần
lưng. Trong thơ thất ngôn Trung Quốc chỉ gieo vần chân và thanh bằng, còn thơ STLB của
nước ta gieo cả vần chân và vần lưng, cả thanh bằng và thanh trắc. Thanh trắc gợi sự căng
thẳng, thanh bằng gợi sự dàn trải. Sự kết hợp luân phiên bằng trắc giúp nhịp thơ co duỗi nhịp
nhàng
Mô hình gieo vần của thơ STLB là: Vẽ mô hình
Tiếng thứ 7 của câu thất trên bắt vần với tiếng thứ 5 , của câu thất dưới. Tiếng thứ 7 của câu
thất dưới bắt vần với tiếng thứ 6 của câu lục, tiếng thứ 6 của câu lục lại bắt vần với tiếng thứ 6
của câu 8. Tiếng thứ 8 của câu bát lại bắt vần với tiếng thứ 5 của câu thất ỏ khổ tiếp theo.
VD: Lòng này gửi gió đông có tiện (vần chân)
Ngàn vàng xin gửi đến non Yên (vần lưng - chân)
Non Yên dù chẳng tới miền (vần chân)
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời (vần lưng - chân)
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu (vần lưng - chân)
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong (vần lưng - chân)
Cảnh buồn người thiết tha lòng (vần chân)
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun… (vần lưng)
Gieo vần ở các chữ: tiện – đến - Yên – miền – lên – / Trời – vời – thấu – đáu – xong – lòng –
trùng.
Về đối
Một trong những đặc điểm nghệ thuật cần phải nhắc đến khi nghiên cứu về thơ STLB chính là
đối, các chi tiết đối phải cân với nhau về nhiều bình diện. Đối thường chia ra có bình đối, tiểu
đối.

Bình đối: Chàng thì đi cõi xa mưa gió >< Thiếp thì về giường cũ chiếu chăn
Tiểu đối: Dây uyên kinh đứt >< phím loan ngại chùng

2. Ứng dụng phân tích một đoạn thơ STLB

13


Môn Văn học đương đại Việt Nam – diện mạo và đặc trưng
Câu 1: Phân tích khuynh hướng chủ đạo trong văn xuôi thời kì đổi mới từ 1986 đến nay.
Chứng minh qua 1 tác phẩm cụ thể.
Bài làm

1. Nhu cầu đổi mới (giống bài về thơ)
2. Khuynh hướng nổi bật của văn xuôi thời kì đổi mới từ 86 đến nay là khuynh hướng
đạo đức –thế sự.
Từ sau 1986, khuynh hướng sử thi – lãng mạn ngự trị văn học 45-75 đã được thay thế
bằng cảm hứng đạo đức – thế sự. Con người sử thi trong văn học trước 75 được thay thế
bằng con người “nếm trải’. Đề tài chủ đề không còn bó hẹp, thiên về khai thác các vấn đề
liên quan đến những nhiệm vụ chính trị trước mắt mà được mở rộng từ đề tài gia đình,
thân phận tình yêu, số phận con người đến chiến tranh cách mạng, sản xuất xây dựng. Các
nhà văn không né tránh, ngại ngùng khi khai thác các mặt trái, góc khuất, phần chìm của
hiện thực cuộc sống (Cái đêm hôm ấy, Đêm gì của Phùng Gia Lộc, Suy nghĩ trên đường
làng của Hồ Trung Tú, Vua lốp và Thủ tục cho người còn sống của Trần Huy Quang..).
Vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90, khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với
cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản xuất hiện, với sự mở đầu là tiểu
thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu. Chiến tranh được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận từ phía
tác động của nó đến số phận và tính cách con người (Cỏ Lau, Mùa trái cóc ở Miền Nam),
còn Bảo Ninh thì thể hiện thấm thía nỗi buồn chiến tranh của những thế hệ phải trải qua
cuộc chiến ấy trong Thân phận tình yêu. Hậu quả của chiến tranh ở thời hậu chiến cũng

được cảm nhận thấm thía đến cuộc đời và số phận của những con người đã đi qua cuộc
chiến (Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai, Chim én bay – Nguyễn Trí Huân, Người sót lại của
rừng cười – Võ Thị Hảo..) Nguyễn Huy Thiệp lại phơi bày tình trạng khủng hoảng của xã
hội qua sự khủng hoảng của các giá trị và lối sống (Tướng về hưu, Không có vua, Huyền
thoại phố phường). CÒn Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều
ma của Nguyễn Khắc Trường…lại là những bức tranh hiện thực với nhiều mẩng tối trước
đây thường bị khuất lấp, nay đã hiện ra trên trang sách với biết bao điều xót xa về số phận
con người, về những bi kịch của niềm tin và ảo tưởng lầm lạc.
Nhiều cây bút đi vào thẻ hiện mọi khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ đan
dệt nên cuộc sống đời thường phồn tạp và vĩnh hằng. Con người tự nhiên và những chiều
sâu bí ẩn của tâm linh, tiềm thức, vô thức vốn là một phần k thể thiếu của đời sống con
người nhưng trước đây do nhiều nguyên nhân mà nó thường bị văn học xem nhẹ,bỏ qua.
Nay dường như để bù lại phần thiếu hụt ấy của văn học một thời, nhiều tác phẩm đã đi vào
khám phá và thể hiện phần bản năng tự nhiên của con người và trong một số tác phẩm

14


người ta đã thử thăm dò vào lĩnh vực tâm linh,vô thức còn đầy bí ẩn. Nhấn mạnh phương
diện bản thể tự nhiên của con người là chỗ gặp gỡ của nhiều cây bít như Nguyễn Huy
Thiệp, Ma Văn KHáng, Phạm thị Hoài, Nguyễn Bản.

3. Chứng minh qua 1 tác phẩm
Câu 2: Phân tích khuynh hướng chủ đạo trong thơ thời kì đổi mới từ 1986 đến nay.
Chứng minh qua 1 tác phẩm cụ thể.
Bài làm
Văn học VN trong 30 năm, từ 45-75 đã làm tròn sứ mệnh cao cả của 1 nền VH phục vụ cách
mạng, cổ vũ chiến đấu, vì TQ, dân tộc, nhân dân. ĐÓ là một nền văn học theo khynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nhưng từ sau chiến tranh, nhất là sau 86, những thay đổi lớn
trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đã dẫn đến nhu cầu phải đổi mới văn học. Đó

là đỏi hỏi chung của cả giới sáng tác, lí luận lẫn công chúng. Sự kiện ĐH Đảng toàn quốc lần
thứ 6 cùng những chỉ đạo trực tiếp của TBT NVL là những yếu tố thúc đẩy trực tiếp sự đổi
mới văn học.
+ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI – 1986 là nỗ lực của Đảng và nhà nước đổi mới đất nước
trên nhiều phương diện, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội, trong đó có những đổi mới
về văn học. Đây cũng là thời kì chúng ta mở rộng giao lưu, tiếp xúc với quốc tế, đưa đất nước
đi vào quỹ đạo chung của quá trình phát triển, họi nhập đang diễn ra khắp các quốc gia trên
thế giới.
+ Cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và gần 200 nghệ sĩ, trí thức và các nhà
khoa học tiêu biểu ở HN và các tỉnh lân cận vào ngày 6-7/10/1987. Tại cuộc gặp gỡ này TBT
đã nhấn mạnh vấn đề đổi mới tư duy. Đó là một yếu tố sống còn của văn nghệ. Văn nghệ sĩ
phải cởi trói cho mình, phải tự cứu mình trước khi trời cứu. TBT cũng yêu cầu văn học không
được né tránh cái xấu, cái tiêu cực. Tuy nhiên, văn học phản ánh chứ không bôi đen chế độ.
TBT cũng nhấn mạnh đến tính dự báo của văn học, dự báo cả những điều tốt và những điều
xấu. Bài nói chuyện của TBT được xem như 1 kim chỉ nam, định hướng và thúc đẩy văn nghệ
phát triển.
+ Nghị quyết 05 của Bộ chính trị, nhấn mạnh vai trò, chức năng của văn nghệ sĩ, của văn học,
nhấn mạnh đến đườnglối đổi mới văn học.
2.
*. Khuynh hướng chủ đạo của thơ ca sau đổi mới là cảm hứng thế sự đời tư
Thơ cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn ở giai đoạn trước 75 đã được
thay thế bằng cảm hứng thế sự, đời tư. Trong nửa cuối những năm 80, hầu hết các nhà thơ đều
có sự chuyển giọng: “Bao năm hát giọng cao, giờ anh hát giọng trầm – Chế Lan Viên”. Nhiều

15


cây bút của thế hệ thơ chống Mĩ đã nỗ lực vượt mình bằng sự đổi mới nội dung cảm hứng và
giọng điệu (Nguyễn Duy, Thanh THảo, Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn…). Chế Lan Viên có
nhiều trăn trở, tự vấn, phản tỉnh, với một cái tôi đa diện, phức tạp trong các tập “Di cảo thơ”,

chỉ được công bố sau khi ông qua đời. ĐỐi mặt với thực tại nhiều phức tạp ngang trái, thơ nói
nhiều đến nỗi buồn và cả sự xót xa, day dứt về thời thế, nhân thế, bằng sự trải nghiệm thấm
thía và ý thức trách nhiệm công dân của nhà thơ. Nhiều nhà thơ không ngần ngại phô bày tất
cả những cái sần sùi thô ráp, những nghịch lý của đời thường.
Đề tài chiến tranh, người lính vẫn xuất hiện trong thơ ca sau 86 như một quán tính, nhưng các
nghệ sĩ đi sâu vào số phận người lính sau chiến tranh với những nỗi buồn và mất mát lớn lao
(Cánh rừng nhiều đom đóm bay – Nguyễn Đức Mậu, Mùa xuân về - Nguyễn Hoa, Ra đi –
Phùng Khắc Bắc).
Thơ ca còn thể hiện sự thức tỉnh nhu cầu cá nhân, thể hiện khao khát được bầy tỏ cái tôi bản
thể. Trở về với đời thường, thơ đòi hỏi sự thức tỉnh những nhu cầu cá thể, khẳng định cá tính.
Đi tìm lời đáp cho câu hỏi “Ta là ai” là một khao khát nhận diện chính mình, là ý thức về vị trí
của mình trong cuộc đời này, dẫu sự tồn tại đó là nhỏ bé, thậm chí vô hình.
Trong thơ ca thời kì đổi mới, tình yêu là một chủ đề được thể hiện ở nhiều góc độ. Thành thực
đối diện với cuộc sống như chính bản thân nó đang tồn tại, nhà thơ chấp nhận đối diện với
tình yêu trong mọi dạng thức của nó, kể cả cảm giác bị bỏ rơi, bị lãng quên, cảm giác k trọn
vẹn của kẻ đến sau. Tình yêu bao giờ cũng có 2 cung bậc; Tinh thần và vật chất. Thơ tình hiện
nay tô đậm nét cảm nhận về tình yêu trần thế, vấn đề tình dục được đặt ra một cách nghiêm
túc, vói tư cách là 1 yếu tố trong đời sống con người, là 1 nhu cầu mang tính nhân văn (Vi
Thùy Linh, Nguyễn Thanh Hà, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị Hoàn..)

4. Chứng minh qua một tp
.. Cảm nhận bài thơ “Người dệt tầm gai” của Vi thùy Linh
Yêu thương, hạnh phúc, hờn ghen, nhớ nhung,…là những cung bậc cảm xúc bất biến tạo nên
sự hấp dẫn kì diệu của tình yêu. Bởi vậy tình yêu luôn trở thành cảm hứng dồi dào nhất của
thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung. Thơ tình yêu cũng muôn màu muôn vẻ, từ sự hờn
ghen cao cả củaTôi yêu em (Puskin), sự yêu thương trong sáng trong Thuyền và biển (Xuân
quỳnh) đến sự lâm li diễm lệ của Hai sắc hoa tigôn (TTKH),… tất thảy đều mục đích chung
khắc họa chân dung tình yêu. Đến thời điểm hiện nay, nữ thi sĩ trẻ Vi Thùy Linh, bằng sức trẻ
sôi nổi, cũng hăm hở đóng góp vào bộ sưu tập ấy những chân dung tình yêu mới. Bài
thơ Người dệt tầm gai là một bài thơ tiêu biểu như thế của chị.

Nếu đánh giá bài thơ Người dệt tầm gai của Vi Thùy Linh, tôi không cho rằng đây là một tác
phẩm độc đáo to lớn về nội dung hay nghệ thuật. Trên thực tế, để đánh giá một tác phẩm thơ

16


cho đúng đắn thì cần thiết đòi hỏi những kĩ năng chuyên môn sâu sắc cùng một lượng thời
gian hợp lí. Bởi vậy ở đây, tôi đơn giản chỉ muốn đề cập đến một câu chuyện tình yêu cùng
những cung bậc cảm xúc tinh vi của nó. Đồng thời, tôi cũng liên hệ so sánh với một số tác giả,
tác phẩm thơ trước hoặc cùng thời để thấy được một số nét nghệ thuật tiêu biểu của cây viết
thơ trẻ Vi Thùy Linh.
Vi Thùy Linh là một nhà thơ tuổi đời còn khá trẻ, nhưng với phong cách hiện đại và độc đáo,
cô gái mảnh dẻ mới hơn 20 tuổi đầu đã trở thành “hiện tượng Vi Thùy Linh” vào năm 1998.
Với danh hiệu này, nữ thi sĩ Vi Thùy Linh đã thực sự có chỗ đứng vững chắc trong nền thơ ca
Việt Nam đương đại. Tuyển tập các tác phẩm thơ Đồng Tử (2005), Linh (2000)
và Khát (1999) của nhà thơ đã nhận được nhiều sự quan tâm, yêu mến của người đọc đặc biệt
là giới trẻ. Yêu mến nhiều nhưng ác cảm cũng lắm. Người khen hết lời mà người chê thì cũng
mạnh mẽ. Nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng. Bởi tác phẩm của chị đã không bị
quên lãng. Nó đã có đời sống và số phận của nó. Đối với sự sáng tạo nghệ thuật, sợ nhất là sự
im lặng. Một tác phẩm ra đời mà không gây nên tiếng vọng nào thì cũng chỉ như hạt cát ném
vào sa mạc, rút cục là bị quên lãng mà thôi.
Dù trở thành hiện tượng cách đây đã hơn 10 năm, nhưng dường như sức nóng của những tác
phẩm Vi Thùy Linh vẫn chưa giảm xuống. Đọc thơ Vi Thùy Linh, ta vẫn thấy mới mẻ, vẫn
mạnh mẽ và hứa hẹn những ý nghĩa mà ta chưa thể khám phá hết. Tâm hồn thơ phong phú của
chị đã tạo nên những vần thơ nóng bỏng, tinh tế và đầy gợi cảm. Người dệt tầm gai là một bài
thơ tiêu biểu. Bài thơ được làm theo thể thơ tự do, bởi vậy nó không bị gò ép, qua đó cảm xúc
của nhà thơ được thể hiện chân thực và tinh tế hơn. Người dệt tầm gai là một bài thơ tình diễn
tả nỗi nhớ và sự chờ mong khắc khoải của người con gái khi yêu. Nó chất chứa cái thiếu thốn
ngàn đời của trái tim, chất chứa cái đong đầy ngàn đời của khao khát yêu đương mê đắm. Các
cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu được khúc xạ qua từng câu, từng chữ trong bài.

Bất cứ người con gái nào khi yêu cũng có thể tìm thấy một phần bản thân của mình trong đó.
Vi Thùy Linh đã nói thay, nói hộ cho tâm trạng của biết bao người con gái.
Bài thơ mở đầu với sự xuất hiện của một không gian đặc biệt: Không gian xa cách. Chỉ bằng
một câu thơ duy nhất, nhà thơ đã vẽ lên một không gian xa cách đầy thương nhớ giữa “em” và
“anh”:
“Chúng mình ở hai miền”
Chúng mình là một đại từ nhân xưng chỉ sự kết hợp giữa em và anh. Nó nhất quán thể hiện sự
gắn bó gần gũi giữa hai con người yêu nhau. Nhắc tới chúng mình là ta nghĩ ngay đến sự đoàn
tụ. Vậy mà ở đây, chúng mình lại được đặt trong không gian “hai miền” – không gian xa cách,
chia lìa. Điều đó khiến cho người con gái đau đớn và cô phải yếu đuối thú nhận:
“Ngày nào em cũng khóc”

17


Khi yêu tất yếu ai cũng có khao khát được ở bên cạnh người mình yêu thương. Đối với người
con gái, điều này còn quan trọng hơn cả bởi con gái cần lắm sự chiều chuộng chở che. Vậy
mà người con gái trong bài thơ phải chịu đựng cảnh chia lìa. Nhưng cũng chính bởi vậy mà
tình yêu trong cô càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Tình yêu, nỗi nhớ, sự xa cách đã hợp
lại tạo nên sự khao khát mãnh liệt như những con sóng. Bởi vậy mà dường như lúc này, không
gì có thể ngăn cản cô gái hòa tan bản ngã trong tình yêu của mình:
“Anh yêu của em
Em yêu anh cuồng điên
Yêu đến tan cả em ra”
Ở mỗi thời đại khác nhau con người ta có cách thể hiện tình yêu khác nhau. Qua rồi cái thời
yêu thương nhung nhớ kín đáo nhẹ nhàng “thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, một người chín
nhớ mười mong một người” (Nguyễn Bính), thơ tình ngày nay có cách thể hiện tình yêu mạnh
bạo hơn với những ý tưởng ngày càng lạ hơn. “Yêu đến tan cả em ra” thể hiện một thứ tình
yêu vô điều kiện, yêu đến tôn thờ, yêu đến độ sẵn sàng hòa tan mình, dâng hiến bản thân mình
cho đến giới hạn cuối cùng.

Hai câu thơ đầu tiên thật ngắn nhưng cũng thật đầy đủ để dựng lên một không gian ngập căng
nỗi nhớ. Đó là sự súc tích trong ngòi bút của Vi Thùy Linh . Đối với việc tạo dựng thời gian
nghệ thuật trong bài, Vi Thùy Linh cũng tận dụng triệt để thủ pháp này. Chị tạo dựng thời gian
nghệ thuật bằng ba câu thơ:
“Ngày dài hơn mùa”
“Ngày nối ngày bằng hi vọng”
“Mỗi ngày dài hơn một mùa”
Ba câu thơ trên là ba câu thơ đặc sắc được thể hiện theo hình thức của nguyên lí song song.
Nhưng ý đồ nghệ thuật của tác giả tập trung ở hai câu “Ngày dài hơn mùa” và “Mỗi ngày dài
hơn một mùa”. Sự lặp đi lặp lại của cụm từ “ngày dài” có tác dụng tạo nên ấn tượng thời gian
lặp đi lặp lại, bất biến. Nó diễn tả tâm trạng chán chường của người con gái trước sự trôi chảy
của thời gian. Với cô, mỗi ngày không có anh là mỗi ngày giống nhau, buồn tẻ và dài đằng
đẵng. Ẩn sau ba câu thơ ta như nghe được tiếng thở dài của một tâm hồn mệt mỏi và tuyệt
vọng. Bằng chứng là câu thơ “ngày dài hơn mùa” so với câu thơ “mỗi ngày dài hơn một mùa”
đã gia tăng về số lượng câu chữ, tính từ chỉ số lượng “mỗi” “một” xuất hiện. Chỉ khi sự chờ
đợi đã lâu dài đến độ đủ thiêu đốt trái tim thì cô gái mới có thể thẫn thờ ngồi đếm thời gian
như vậy. Ở đây sự chờ đợi tuyệt vọng được gia tăng tỉ lệ thuận với cấp độ thời gian. Nếu câu
thơ thứ nhất đơn thuần chỉ thời gian thì câu thơ sau đã mang theo đầy đủ tâm trạng của cô gái:
Mệt mỏi, khắc khoải và tuyệt vọng.

18


Từ không gian, thời gian đầy cảm xúc, nhà thơ dần dần dẫn dắt người đọc bước vào thề giới
tâm trạng của nhân vật trữ tình. Mặc dầu không gian, thời gian hết sức quen thuộc trong thơ
Việt Nam nhưng với biểu tượng thơ, Vi Thùy Linh đã táo bạo chọn cho mình một biểu tượng
rất lạ lẫm và mang đậm phong vị cổ tích. Nếu ta từng quen thuộc với các loại biểu tượng tình
yêu như hoa hồng, trái tim, sôcôla,..thì ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp biểu tượng
tình yêu trong bài thơ này. Đó là tầm gai. Tầm gai vốn là một loài cây dùng để kéo sợi, hình
dạng xấu xí lại vô cùng nhiều gai. Vậy mà Vi Thùy Linh lại chọn nó làm biểu tượng của tình

yêu. Nhưng nếu ta biết đến câu truyện cổ tích về nàng Lidơ may áo bằng sợi tầm gai thì ta sẽ
không còn ngạc nhiên nữa. Xưa kia nàng công chúa Lidơ xinh đẹp tuyệt trần may áo bằng sợi
tầm gai để giải thoát các anh trai mình khỏi lốt chim thiên nga do lời nguyền của mụ phù thủy
độc ác. Áo may xong cũng là lúc nàng giải thoát cho các anh, đồng thời đạt được hạnh phúc
lớn nhất trong cuộc đời : có được người mình yêu thương. Có lẽ câu truyện cổ tích cảm động
này là nguồn cảm hứng chính để Vi Thùy Linh viết Người dệt tầm gai. Biểu tượng tầm gai
xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần trong bài thơ, trở thành nỗi ám ảnh không ngừng trong tâm trí
người đọc. Tầm gai trở thành biểu tượng cho tình yêu, cho hạnh phúc mà cô gái đeo đuổi bằng
tất cả sự nhiệt tình và khao khát của mình. Như nàng Lidơ dệt áo tầm gai với những ngón tay
rớm máu, nhân vật trữ tình trong bài thơ khao khát dệt nên hạnh phúc bằng niềm vui và cũng
bằng cả nỗi buồn, nỗi đau:
“Em nhẫn nại chắt chiu từng niềm vui
Nhưng lại gặp rất nhiều nỗi khổ
Truân chuyên đè lên thanh thản
Ôi sự trái ngược – những sợi tầm gai !
Không kỳ vọng những điều lớn lao
Em lặng lẽ dệt hạnh phúc từ những nỗi buồn – những sợi tầm gai – không ai nhìn thấy”
Có một nghịch lí đắng cay trong những câu thơ trên. Cô gái khao khát yêu thương, khao khát
hạnh phúc và gồng mình lên để đấu tranh cho hạnh phúc ấy. Nhưng cuối cùng thì cô lại chỉ
nhận được “rất nhiều nỗi khổ” bởi chính thứ hạnh phúc cô đang đeo đuổi đã trở thành một
camboorang, khi không thể mang lại hạnh phúc, nó quay lại đâm ngược vào chính trái tim cô:
“Gai tầm gai đâm em đau đớn
Em chờ anh mãi…
Tưởng chừng không thể vượt qua nổi cái lạnh, em đã khóc trên hai bàn tay trầy xước
Những giọt tâm hồn thấm xót mười ngón tay rớm máu”
Mỗi câu thơ đều mang nặng nỗi cô đơn xót xa đến tột cùng. Phải từng trải, phải thẩm thấu
được nỗi đắng cay của sự thất bại trong tình yêu thì mới có thể viết lên được những câu thơ
gợi cảm đầy xót xa đến vậy. Hình ảnh “hai bàn tay trầy xước” cũng được lặp lại tới hai lần,

19



lần nào cũng tràn ngập cảm xúc. Đó là sự chuyển hóa thành nỗi đau tinh thần thành nỗi đau
thể xác. Điều này khiến cho nỗi đau trở nên cụ thể, rõ nét hơn. Không phải là nỗi đau tột cùng
nhưng nó cứ ám ảnh và day dứt trong tâm hồn cô gái. Điều này còn khó chịu hơn cả. Cách thể
hiện trên của Vi Thùy Linh còn đồng thời tạo cho người đọc có thể cảm nhận được một cách
sâu sắc hơn tâm trạng của nhân vật.
Vi Thùy Linh đã vận dụng dày đặc những tính từ “cuồng điên”, “mong mỏi”, “nông nổi”,
“thảng thốt”,…. Đồng thời sử dụng những động từ mạnh “tan”, “run”, “nấc”, “đè” để bổ sung
vào đó những trạng thái tình cảm phức tạp của nhân vật. Đó là tâm trạng yêu thương trong hi
vọng có xen lẫn nhiều hơn tuyệt vọng. Mỗi từ ngữ, câu chữ được đặt đúng vị trí của mình một
cách tinh tế và tài tình. Đó chính là cái tài của nhà thơ. Bởi như chính nhà thơ đã tâm sự “Tôi
cho rằng viết “Tôi đang vui, tôi đang buồn, đang thất vọng” thì người nào đó biết chữ cũng có
thể viết ra. Những người đã mang chữ “sĩ” – nghệ sĩ, thi sĩ hay họa sĩ, văn sĩ thì phải biết thể
hiện trang thái và thế giới và con người một cách khác thường…Nhà thơ phải đem đến cho
người đọc những rung cảm mới đầy tinh tế, phóng khoáng và mãnh liệt”.
Bài thơ là một bản nhạc với đủ các cung bậc cảm xúc. Cuối bài thơ, cảm xúc của thi sĩ dâng
lên đến cực điểm:
“Dệt tầm gai đến bao giờ?
Mỗi ngày dài hơn một mùa
Dệt tầm gai đến bao giờ?”
Sự lặp lại của câu hỏi là biểu hiện của một sự vô vọng. Vô vọng trong tình yêu xa cách của
người con gái đối với người con trai, vô vọng trong nỗi cô đơn cùng cực. Bởi vậy câu “dệt
tầm gai đến bao giờ?” lặp đi lặp lại thành nỗi ám ảnh. Câu thơ cuối cùng lại là sự lặp lại của
những câu thơ trước:
“Về đi anh!
Cài then những ngón tay trầy xước của em bằng Anh!”
Đây là sự thành công của tác giả trong sự vận dụng cấu trúc trùng điệp. Thủ pháp nghệ thuật
này phát huy hiệu quả cao độ trong việc khắc họa tâm trạng rối ren phức tạp của nhân vật. Hai
câu thơ cuối đã chuyển bài thơ từ trạng thái khao khát mong nhớ sang trạng thái van lơn.

Dường như lúc này nhân vật trong bài thơ đã không thể tiếp tục gồng mình lên để chịu đựng
được nữa mà chấp nhận sự bất lực của mình và van lơn được lành lặn những nỗi đau xa cách.
Phải chăng đó là bi kịch của kiểu tình yêu “cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu”(Xuân
Diệu)?
Bằng thủ pháp tạo dựng không gian, thời gian, biểu tượng cùng hệ thống ngôn ngữ mang tính
chọn lọc, Vi Thùy Linh đã khắc họa thành công thế giới tâm trạng của một người con gái khi
yêu. Chủ đề của bài thơ không mới nhưng bằng cách thể hiện độc đáo, ta trực tiếp cảm nhận

20


được một luồng không khí văn thơ mới mẻ. Nếu đa phần trong số các bài thơ của chị nghiêng
về bút pháp diễn đạt tâm trạng bằng những hình ảnh giàu tính nhục thể thì bài thơ này không
thế. Đây là một bài thơ giản dị, trong sáng với những hình ảnh đẹp và lạ. Chính bởi vậy mà
bài thơ nhận được nhiều lời khen ngợi hơn là chê trách. Bài thơ còn được nhạc sĩ Ngọc Đại
phổ nhạc bằng những giai điệu nồng nàn, nóng bỏng, đó là ca khúc Dệt tầm gai. Ca khúc
được đông đảo bạn trẻ biết đến và yêu mến.
Người dệt tầm gai là một bài thơ tình giàu nữ tính và cảm xúc. Bài thơ đem đến cho người đọc
những cảm nhận mới trên nền đề tài tình yêu quen thuộc. Người đọc yêu bài thơ bởi sự gợi
cảm tinh tế của nó và bởi nếu đã từng đọc qua, không ai có thể quên được những câu thơ đẹp
và lạ cứ mãi ám ảnh tâm trí:
“Về đi anh
Cài then tiếng khóc em bằng đôi môi anh”
“Về đi anh!
Cài then những ngón tay trầy xước của em bằng Anh!”

21


Môn Giải mã Văn học dân gian từ mã văn hóa


I. Khái niệm
1.1.Khái niệm văn hóa
Văn hóa là vấn đề liên quan tới con người và gắn bó với mọi quốc gia, mọi
thời đại nên cho tới nay đã có rất nhiều cách nhìn nhận và rất nhiều định nghĩa
khác nhau.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, nhà xã hội học người Anh Eduard Burnett Tylor
là người đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về văn hoá được nhận thức một cách rộng
rãi như sau: “Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao
gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những
khả năng lực và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành
viên của xã hội”1 Từ thời điểm đó đến nay, vấn đề văn hoá đã được cả thế giới
quan tâm thông qua sự xuất hiện tới hàng trăm định nghĩa về văn hoá cuả các
nhà nghiên cứu. Xin nêu dưới đây một vài trong số hàng trăm định nghĩa đó:
Trên thế giới, các nhà văn hóa đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn
hóa. Theo một số quan niệm chung cho rằng văn hoá là toàn bộ những sản phẩm
do con người sáng tạo ra từ xa xưa cho tới nay. Một số học giả thì cho rằng văn
hoá là tấm gương nhiều mặt phản chiếu đời sống và nếp sống của một cộng đồng
dân tộc 2.
Năm 1952, hai nhà dân tộc học Mỹ A. Kroeber và Cl. Kluckhoh trong cuốn
Văn hóa: tổng quan về khái niệm và định nghĩa đã chỉ ra trên dưới 300 định
nghĩa về văn hoá mà các tác giả khác nhau của nhiều nước từng đưa ra trước đó.
Trong cuốn sách tiếp theo Văn hóa học, những lí thuyết nhân học văn hóa,
hai ông A. Kroeber và Cl. Kluckhohn đã đưa ra một trong những định nghĩa về
văn hoá như sau: “Văn hóa bao gồm những chuẩn mực nằm ở bên trong lẫn biểu
lộ ra bên ngoài, xác định hành vi ứng xử được tập nhiễm nhờ các biểu tượng:
văn hóa xuất hiện nhờ hoạt động của con người trong khi đưa sự biểu hiện của
nó vào các phương tiện (vật chất). Hạt nhân cơ bản của văn hóa gồm các tư
1Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam. Đại học quốc gia Hà Nội, 1996, tr.52
2 Dẫn theo Trần Quốc Vượng: 1000 năm giao thoa văn hoá Đông Tây.


22


tưởng truyền thống (được hình thành trong lịch sử), đầu tiên là những tư tưởng
có giá trị đặc biệt. Hệ thống văn hóa có thể được xem xét, một mặt như là kết
quả của hoạt động người, mặt khác, như là những sự điều chỉnh những hoạt
động đó” 3
Học giả A.A.Belik đã định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là phương thức
hoạt động sống đặc biệt của con người, làm xuất hiện nhiều phong cách sống,
các dạng thức vật chất để biến đổi thiên nhiên và sáng tạo các giá trị tinh thần” 4.
Theo Bách khoa toàn thư Pháp, văn hóa được định nghĩa: “ Văn hoá theo
nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ, những
hiểu biết kỹ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chuéc môi trường của con người…
những công cụ, nhà ở… và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại
được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với môi
trường sinh thái của nó”.
Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô, văn hoá được định nghĩa: “Văn hoá là
trình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con người, biểu tượng trong các kiểu
và các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con gười, cũng như trong
các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra. Văn hoá có thể được
dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã hội, dân
tộc, bộ tộc cụ thể (thí dụ văn hoá cổ đại, văn hoá Maya, văn hoá Trung Quốc…).
Theo nghĩa hẹp, văn hoá chỉ liên quan tới đời sống tinh thần của con người”.
Nhà văn hoá học người Pháp Abraham Moles đã định nghĩa văn hoá: “Văn
hoá đó là chiều cạnh trí tuệ của môi trường nhân tạo, do con người tạo dưnngj
nên trong tiến trình đời sống xã hội của mình”.
Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa về văn hoá một cách cụ
thể như sau:“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn

giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở
3 A. Kroeber và Cl.Kluckhohn: Văn hóa học, những lí thuyết nhân học văn hóa, Đỗ Lai Thúy dịch, Tạp chí Văn
hóa nghệ thuật, H, 2000, tr.14.

4A.A. Belik, Văn hóa học, những lí thuyết nhân học văn hóa, Đỗ Lai Thúy dịch, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật,
H, 2000, tr.10

23


và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa” 5.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã viết về văn hoá: ”Nói tới văn hoá là
nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì
không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn
tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử ... cốt lõi của sức sống dân tộc
là văn hoá với nghĩa bao quát nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng
và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy bén và sự tiếp thu
cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc,
sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” 6.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa của Việt Nam cũng đã có nhiều cách định
nghĩa về văn hóa.
Định nghĩa về văn hoá của GS Trần Quốc Vượng: “Văn hoá là cái tự nhiên
được biến đổi bởi con người”.
Định nghĩa về văn hoá của GS Hà Văn Tấn như sau: “Văn hóa là hệ thống
ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội trong hoạt động sinh tồn của
mình. Nói khác đi, văn hóa là sản phẩm của con người trong mối quan hệ tương
tác với tự nhiên và xã hội diễn ra trong không gian, thời gian và hoàn cảnh nhất
định” .7
Định nghĩa về văn hoá của GS Vũ Khiêu: “ Văn hoá thể hiện trình độ “vun

trồng” của con người xã hội… Văn hoá là trạng thái của con gười ngày càng
tách khỏi giới động vật để khẳng định những đặc tính của con người”.
Định nghĩa của GS Hoàng Trinh về văn hoá: “ Văn hoá là toàn bộ những
hoạt động sáng tạo, bảo vệ và phát huy những giá trị của một dân tộc về mặt sản
xuất vật chất và sản xuất tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trên
cơ sở một phương thức sản xuất nhất định. Văn hoá thể hiện trong lý tưởng

5Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1995, tr. 431
6Văn hoá và đổi mới. Nxb Chính trị quốc gia, H, 1994, tr.16
7 Hà Văn Tấn:Bản sắc văn hóa

24


sống, trong lao động và đấu tranh, tổ chức xã hội, mức sống, lý tưởng thẩm
mỹ…”.
Trong công trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, GS.TS.Trần Ngọc Thêm đưa ra
định nghĩa về văn hoá của mình: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình” 8.
UNESCO cũng đưa ra tuyên bố về văn hoá với cách hiểu theo ý nghĩa rộng
nhất, đó là: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của
một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản của con người những hệ thống các giá,
những tập tục và những tín ngưỡng.Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy
xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc
biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ
văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một

phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân ,
tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình
vượt trội lên bản thân” 9.
Theo UNESCO quan niệm có hai loại di sản văn hoá. Đó là những di sản
văn hoá hữu thể như đình đền, chùa miếu, lăng mộ, nhà sàn, v,v…Và những di
sản văn hoá vô hình, bao gồm âm nhạc, múa truyền thống, văn chương truyền
miệng, ngôn ngữ, nghi thức, phong tục, tập quán, ẩm thực, lễ hội, nghề truyền
thống,…Cái hữu thể và cái vô thể của văn hoá gắn bó hữu cơ với nhau và được
lưu truyền, biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo của cộng đồng.
UNESCO còn đưa ra một định nghĩa hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa cụ thể về
văn hoá. Định nghĩa đó như sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng
quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã
8 Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trưởng ĐH KHXH & NV, Tp Hồ Chí Minh, 1997, tr. 12.
9 Tuyên bố về những chính văn hoá- Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì tại Mêhicô, 1982.

25


×