Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu tạo chồi cây hà thủ ô đỏ thông qua phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.08 MB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhịêm khoa
Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm em đã tiến hành thực hiện đề
tài:“Nghiên cứu tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora Thunb.) thông
qua phương pháp nuôi cấy mô tế bào ”.
Qua thời gian làm việc tại phòng nuôi cấy mô khoa Công nghệ sinh học
và Công nghệ thực phẩm đến nay em đã hoàn thành đề tài. Để đạt được kết
quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo trong bộ môn đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Bùi Tri Thức đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết lòng động
viên, giúp đỡ tạo điều kiện về vất chất và tinh thần cho em trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Do trình độ và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài không
thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 02 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Lưu Anh Tuân


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

ADN

: Deoxyribonucleic acid


B5

: Gamborg’s

BA

: 6-Benzylaminopurine

cs

: Cộng sự

CT

: Công thức

CV

: Coefficient of Variation

đc

: Đối chứng

IAA

: Indol axetic acid

Kinetin : 6-Furfurylaminopurine
LSD


: Least Significant Difference Test

MS

: Murashige and Skoog’s

NAA

: Naphlene axetic acid

TDZ

: thidiazuron (N-phenyl-N′-1,2,3-thiadiazol-5-ylurea)

THSG

: 2,3,5,4′-tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glycoside

TN

: Thí nghiệm


MỤC LỤC

Trang
Phần 1 MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2

1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ................ 3
2.1.1. Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................................. 3
2.1.2. Tính toàn năng của tế bào ..................................................................... 3
2.1.3. Sự phân hoá và phản phân hoá của tế bào ............................................. 4
2.1.4. Điều kiện và môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật ........................... 5
2.1.4.1. Điều kiện nuôi cấy mô tế bào thực vật ............................................... 5
2.1.4.2. Môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật ............................................ 7
2.1.5. Các công đoạn của nuôi cấy mô tế bào ............................................... 11
2.1.6. Ý nghĩa trong công tác nhân giống vô tính cây trồng .......................... 12
2.2. Cây Hà thủ ô đỏ..................................................................................... 13
2.2.1. Giới thiệu chung ................................................................................. 13
2.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây Hà thủ ô ............................................. 13
2.2.3. Phân bố và sinh thái ............................................................................ 14
2.2.4. Công dụng của HTO đỏ ...................................................................... 14
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 16
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 16
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 16


Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 18
3.1. Đối tượng (vật liệu) và phạm vi nghiên cứu........................................... 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ........................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18

3.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất khử trùng tới khả
năng tạo mẫu Hà thủ ô đỏ vô trùng ............................................................... 18
3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến giai
đoạn vào mẫu ............................................................................................... 18
3.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh
trưởng tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ ............................................... 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 19
3.4.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất khử trùng tới khả
năng tạo mẫu Hà thủ ô đỏ vô trùng ............................................................... 19
3.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến giai
đoạn vào mẫu. .............................................................................................. 20
3.4.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh
trưởng đến quá trình tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ. ............................................. 21
3.4.4. Phương pháp theo dõi, đánh giá .......................................................... 23
3.4.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................ 23
3.4.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá ....................................................................... 23
3.4.5. Phương pháp sử lý số liệu ................................................................... 24
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 25
4.1. Nghiên cứu phương pháp khử trùng mẫu cây Hà thủ ô đỏ. .................... 25
4.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất khử trùng tới khả năng tạo mẫu
Hà thủ ô đỏ vô trùng..................................................................................... 25
4.1.2 Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian khử trùng bằng HgCl2 đến khả
năng vô trùng mẫu cây Hà thủ ô đỏ .............................................................. 26


4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến giai đoạn vào
mẫu .............................................................................................................. 27
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại môi trường cơ bản đến giai đoạn
vào mẫu ........................................................................................................ 27
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đường đến giai đoạn vào mẫu ...... 28

4.3. Ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến đến quá trình tạo
chồi cây Hà thủ ô đỏ..................................................................................... 29
4.3.1. Ảnh hưởng của NAA tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ.............. 29
4.3.2. Ảnh hưởng của BA tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ.................. 30
4.3.3. Ảnh hưởng của TDZ tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ .............. 30
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................... 32
5.1. Kết luận ................................................................................................. 32
5.1. Kiến nghị ............................................................................................... 32


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian khử trùng bằng NaClO đến
khả năng vô trùng mẫu cây Hà thủ ô đỏ (sau 7 ngày nuôi cấy) ..................... 25
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian khử trùng bằng HgCl2 đến khả
năng vô trùng mẫu cây Hà thủ ô đỏ (sau 7 ngày nuôi cấy) ............................ 26
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của môi trường B5, MS tới khả năng tạo chồi cây Hà
thủ ô đỏ ........................................................................................................ 27
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của hàm lượng đường đến giai đoạn vào mẫu Hà thủ ô
đỏ ................................................................................................................. 28
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của NAA tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ ........ 29
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của BA tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ ........... 30
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của nồng độ TDZ tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô
đỏ ................................................................................................................. 30


MỤC LỤC

Trang
Phần 1 MỞ ĐẦU............................................................................................ 1

1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ................ 3
2.1.1. Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................................. 3
2.1.2. Tính toàn năng của tế bào ..................................................................... 3
2.1.3. Sự phân hoá và phản phân hoá của tế bào ............................................. 4
2.1.4. Điều kiện và môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật ........................... 5
2.1.4.1. Điều kiện nuôi cấy mô tế bào thực vật ............................................... 5
2.1.4.2. Môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật ............................................ 7
2.1.5. Các công đoạn của nuôi cấy mô tế bào ............................................... 11
2.1.6. Ý nghĩa trong công tác nhân giống vô tính cây trồng .......................... 12
2.2. Cây Hà thủ ô đỏ..................................................................................... 13
2.2.1. Giới thiệu chung ................................................................................. 13
2.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây Hà thủ ô ............................................. 13
2.2.3. Phân bố và sinh thái ............................................................................ 14
2.2.4. Công dụng của HTO đỏ ...................................................................... 14
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 16
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 16
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 16


SUMMARY

- Research Project Title: “Study on the regeneration ability of red fallopia multiflora
(Fallopia multiflora Thunb.) shoots through tissue culture”

- Code number: SV2012-04
- Coordinator: Luu Anh Tuan
- Tel: 01647.828.325

Email:

- Implementing Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Foresrtry
- Cooperating Institution(s): .
- Duration: from 3/2012 to 3/2013
1. Objectives
Regeneration ability of red fallopia multiflora (Fallopia multiflora Thunb.)
shoots through tissue culture.
2. Main contents
- Determine the effect of disinfecting chemicals to the live ability of red
fallopia multiflora
- Determine the effect of basic nutrition media to the live ability of red
fallopia multiflora
- Determine the effective of some growth stimulants to the regeneration
ability of red fallopia multiflora
3. Results obtained
- Product training: one scientific research
- Product sciences: one scientific report
- Research product:


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú cũng như
nền y học cổ truyền lâu đời. Các cây thuốc cũng như bài thuốc dân gian được
sử dụng phổ biến trong nhân dân để phòng, trị bệnh. Công dụng của các loại
thảo dược và các hợp chất chiết xuất từ thảo dược ngày càng được quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, do khai thác quá mức, nạn phá rừng nên nguồn tài
nguyên cây thuốc bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng. Việc gây trồng cây dược liệu phục vụ cho bảo tồn, khai thác lâu
dài nguồn dược liệu là việc làm cấp thiết.
Cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora Thunb.) thuộc họ Rau răm
(Polygonaceae) được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản.
Theo y học cổ truyền, Hà thủ ô đỏ có tác dụng thông tiểu, giải độc, bổ gan
thận, ích tinh huyết, tăng lực, chữa đau mỏi chân tay, tóc khô hay rụng, sớm
bạc, làm đen tóc và kéo dài tuổi thọ, giúp cho sự sinh trưởng phát triển của cơ
thể diễn ra thuận lợi hơn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy Hà thủ ô đỏ cũng
như các chiết xuất có khả năng chống oxy hoá, bảo vệ hệ tim mạch, giảm sự
phát triển của tế bào ung thư, kích thích mọc tóc…
Trên thế giới, Hà thủ ô đỏ phân bố tại Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản
và Ấn Độ. Ở Việt Nam, Hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao ở phía
Bắc. Trước đây, nguồn Hà thủ ô đỏ tự nhiên ở nước ta khá dồi dào nhưng gần
đây do bị khai thác quá mức và do nạn phá rừng lan tràn nên trữ lượng Hà thủ
ô đỏ bị giảm sút nghiêm trọng, không cung cấp đủ nguồn dược liệu cho việc
chế biến và sản xuất thuốc để chữa bệnh cho người dân. Cây Hà thủ ô đỏ
được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 1996.
Trong tự nhiên, Hà thủ ô đỏ tái sinh thông qua hạt, đoạn thân tươi hay
rễ củ. Việc gây trồng Hà thủ ô đỏ đã được tiến hành ở một số nơi thông qua
đoạn thân tươi, mảnh củ. Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một phương pháp
nhân giống cây trồng cho hiệu quả cao. Nhiều loại cây dược liệu đã được
nhân giống thành công thông qua phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Xuất phát



2

từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu
tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora Thunb.) thông qua phương
pháp nuôi cấy mô tế bào "
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-Tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora Thunb.) thông qua
phương pháp nuôi cấy mô tế bào
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của chất khử trùng tới khả năng sống của mẫu Hà
thủ ô đỏ.
- Xác định ảnh hưởng của môi trường vào mẫu cơ bản tới khả năng
sống của cây Hà thủ ô đỏ.
- Xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng tới khả năng tạo
chồi của cây Hà thủ ô đỏ.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và hoàn thiện kiến thức lí thuyết đã học, tích
lũy kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất được quy trình tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ để phục vụ cho nhân
giống in vitro cây Hà thủ ô đỏ.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.1.1. Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật

Nhân giống vô tính là hình thức nhân giống thông qua các cơ quan dinh
dưỡng (thân, lá, vỏ, củ…) bao gồm các phương pháp giâm cành, chiết cành,
mắt ghép và nuôi cấy in vitro. Trong đó nuôi cấy in vitro được coi là phương
pháp hữu hiệu nhất.
Nhân giống vô tính in vitro được tiến hành trên nguyên tắc cắt nuôi
đoạn thân có mang chồi ở nách lá, đoạn rễ hay mảnh củ, cánh hoa, có kích
thước nhỏ phù hợp với điều kiện vô trùng của ống nghiệm [1].
Phương pháp nhân giống in vitro đã bổ sung cho các kỹ thuật nhân
giống vô tính cổ điển như giâm, chiết, ghép tách dòng một kỹ thuật tiến bộ
với những ưu điểm như: Tốc độ nhân giống cao từ 33 đến 1012 một năm [1], ví
dụ trong 1ml dung dịch môi trường có từ 100.000-1000.000 tế bào nuôi nếu ở
điều kiện thích hợp mỗi tế bào có thể chuyển hoá tạo phôi và mọc cây [12];
Chủ động sản xuất, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ; Có khả
năng công nghiệp hoá cao do nuôi cấy trong điều kiện ổn định về môi trường
dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, do đó có thể công nghiệp hoá hoàn toàn từ
khâu nhân cây giống với số lượng lớn đến khi ươm trồng trong nhà lưới.
Cơ sở lý luận của phương pháp nuôi cấy mô, tế bào thực vật dựa trên
học thuyết về tính toàn năng của tế bào.
2.1.2. Tính toàn năng của tế bào
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 nhà sinh lý thực vật người Đức Haberlandt
(1902) đã phát biểu tính toàn năng của tế bào như sau: Mỗi tế bào bất kỳ của
một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một
cá thể hoàn chỉnh [2, 30].


Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 18
3.1. Đối tượng (vật liệu) và phạm vi nghiên cứu........................................... 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ........................................... 18

3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18
3.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất khử trùng tới khả
năng tạo mẫu Hà thủ ô đỏ vô trùng ............................................................... 18
3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến giai
đoạn vào mẫu ............................................................................................... 18
3.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh
trưởng tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ ............................................... 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 19
3.4.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất khử trùng tới khả
năng tạo mẫu Hà thủ ô đỏ vô trùng ............................................................... 19
3.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến giai
đoạn vào mẫu. .............................................................................................. 20
3.4.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh
trưởng đến quá trình tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ. ............................................. 21
3.4.4. Phương pháp theo dõi, đánh giá .......................................................... 23
3.4.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................ 23
3.4.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá ....................................................................... 23
3.4.5. Phương pháp sử lý số liệu ................................................................... 24
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 25
4.1. Nghiên cứu phương pháp khử trùng mẫu cây Hà thủ ô đỏ. .................... 25
4.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất khử trùng tới khả năng tạo mẫu
Hà thủ ô đỏ vô trùng..................................................................................... 25
4.1.2 Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian khử trùng bằng HgCl2 đến khả
năng vô trùng mẫu cây Hà thủ ô đỏ .............................................................. 26


5

Về bản chất thì sự phân hoá và phản phân hoá là một quá trình hoạt hoá,
ức chế các gen. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển cá thể, có

một số gen được hoạt hoá (mà vốn trước nay bị ức chế) để cho ta tính trạng
mới, còn một số gen khác lại bị đình chỉ hoạt động. Điều này xảy ra theo một
chương trình đã được mã hoá trong cấu trúc của phân tử DNA của mỗi tế bào
khiến quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể thực vật luôn được hài hoà.
Mặt khác, khi tế bào nằm trong một khối mô của cơ thể thường bị ức chế bởi
các tế bào xung quanh. Khi tách riêng từng tế bào hoặc giảm kích thước của
khối mô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt hoá các gen của tế bào.
Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô, tế bào thực vật thực chất
là kết quả của quá trình phân hoá và phản phân hoá tế bào [2].
2.1.4. Điều kiện và môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật
Môi trường nuôi cấy là điều kiện tối cần thiết, yếu tố quyết định cho sự
phân hoá tế bào và cơ quan nuôi cấy.
2.1.4.1. Điều kiện nuôi cấy mô tế bào thực vật
Điều kiện vô trùng
Nuôi cấy in vitro là nuôi cấy trong điều kiện vô trùng. Nếu không đảm
bảo tốt điều kiện vô trùng mẫu nuôi cấy hoặc môi trường sẽ bị nhiễm, mô nuôi
cấy sẽ bị chết. Điều kiện vô trùng có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của
nuôi cấy mô in vitro.
Phương pháp vô trùng vật liệu thông dụng nhất hiện nay là dùng các
chất hoá học, tia cực tím có khả năng diệt nấm và vi khuẩn.
Vô trùng ban đầu là một thao tác khó và là khâu đầu tiên có ý nghĩa
quyết định. Tuy vậy, nếu tìm được nồng độ và thời gian xử lý thích hợp sẽ
cho tỷ lệ sống cao, thông thường hay sử dụng một số hoá chất như: HgCl2
0,1%, nước Clolox, cồn 760, Ca(ClO)2…để khử trùng.
Phương tiện khử trùng: Nồi hấp vô trùng, tủ sấy, buồng và bàn cấy vô
trùng, phòng nuôi cấy.


6


* Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ
Ánh sáng:
Sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy chịu ảnh hưởng từ các yếu tố
như: Thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng. Thời
gian chiếu sáng tác động đến quá trình phát triển của mô nuôi cấy. Với đa số
các loài cây, thời gian chiếu sáng thích hợp là 8-12 h/ngày.
Cường độ ánh sáng tác động đến sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy.
Cường độ ánh sáng cao kích thích sự sinh trưởng của mô sẹo. Ngược lại,
cường độ ánh sáng thấp kích thích sự tạo chồi. Nhìn chung cường độ ánh sáng
thích hợp cho mô nuôi cấy là 1000-7000 lux, ngoài ra chất lượng ánh sáng
cũng ảnh hưởng tới sự phát sinh hình thái của mô thực vật in vitro: Ánh sáng
đỏ làm tăng chiều cao của thân chồi hơn so với ánh sáng trắng. Nếu mô nuôi
cấy trong ánh sáng xanh thì sẽ ức chế vươn cao nhưng lại có ảnh hưởng tốt tới
sự sinh trưởng của mô sẹo. Hiện nay trong các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô
để cung cấp nguồn ánh sáng có cường độ 2000-2500 lux người ta sử dụng các
dàn đèn huỳnh quang đặt cách bình nuôi cấy từ 35-40 cm[1].
Nhiệt độ:
Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng tới sự phân chia tế bào và các quá trình sinh hoá trong cây. Tuỳ thuộc
vào xuất xứ của mẫu nuôi cấy mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Nhìn
chung nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng tốt ở nhiều loài cây là
25±20C [1].


7

2.1.4.2. Môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật
Môi trường dinh dưỡng phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng, các chất cần
thiết cho sự phân chia, phân hoá tế bào cũng như sự sinh trưởng bình thường
của cây.

Thành phần hoá học của môi trường đóng vai trò quyết định đến sự
thành công hay thất bại của nuôi cấy mô tế bào thực vật. Mỗi một loại vật liệu
khác nhau có những đòi hỏi khác nhau về thành phần môi trường, khi bắt đầu
nghiên cứu một số loài mới hoặc giống mới cần phải chọn lựa cho đối tượng
nghiên cứu một loại môi trường cơ bản phù hợp.
Từ những năm 1933, Tukey đã nghiên cứu tạo ra môi trường nuôi cấy
thực vật, cho đến nay đã có rất nhiều loại môi trường khác nhau được sử dụng
cho mục đích này, trong đó có một số môi trường cơ bản được sử dụng rất
phổ biến như MS, LS, WP. Ví dụ, môi trường MS (Murashige & Skoog,
1962) là môi trường được sử dụng rộng rãi nhất trong nuôi cấy mô của tế bào
thực vật, môi trường MS thích hợp cho cả thực vật 1 lá mầm, 2 lá mầm. Hay
môi trường Gramborg (1965) còn gọi là B5 dùng thử nghiệm trên đậu tương,
được sử dụng trong tách và nuôi tế bào trần.
Tuy có nhiều loại môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật nhưng đều
gồm một số thành phần cơ bản sau [20]:
+ Các muối khoáng đa lượng và vi lượng.
+ Nguồn cacbon.
+ Các vitamin và amino acid.
+ Chất bổ sung, chất làm thay đổi trạng thái môi trường.
+ Các chất kích thích sinh trưởng.
* Các muối khoáng đa lượng và vi lượng
Đối với cây trồng, các chất khoáng đa và vi lượng đóng vai trò rất quan
trọng. Ví dụ magie là một phần của phân tử diệp lục, canxi cấu tạo màng tế
bào, nitơ là thành phần quan trọng của vitamin, amino acid và protein. Ngoài
ra, các nguyên tố vi lượng như Fe, Zn, Mo, Mn là thành phần của một số
enzym cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.


8


Muối khoáng là thành phần không thể thiếu trong các môi trường nuôi
cấy tế bào thực vật, làm vật liệu cho sự tổng hợp các chất hữu cơ, enzym.
Các ion của các muối hoà tan giúp ổn định áp suất thẩm thấu của môi
trường trong tế bào, duy trì điện thế hoá của thực vật. Ví dụ: K, Ca rất quan
trọng trong điều hoà tính thấm lọc của tế bào.
* Nguồn cacbon
Khi nuôi cấy in vitro, các tế bào thực vật thường không có khả năng quang
hợp, do đó đòi hỏi phải cung cấp nguồn cacbon cho các hoạt động dinh dưỡng
của tế bào.
Nguồn cacbon được ưa chuộng nhất hiện nay trong nuôi cấy là đường
saccarose, một số trường hợp sử dụng glucose và fructose thay thế cho saccarose
nhưng chúng thường nghèo hydrat cacbon so với nhu cầu của thực vật.
Ngoài ra, khi khử trùng môi trường, cần chú ý không nên kéo dài thời
gian để tránh xảy ra hiện tượng caramen hoá, làm cho môi trường chuyển
sang màu vàng dẫn đến ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tế bào.
* Các vitamin và acid amin
Ảnh hưởng của các vitamin đến sự phát triển của tế bào nuôi cấy in
vitro ở các loài khác nhau là khác nhau.
Hầu hết tế bào nuôi cấy đều có khả năng tổng hợp tất cả các loại vitamin
cơ bản nhưng với số lượng dưới mức yêu cầu. Để mô có thể sinh trưởng, tốt
nhất phải bổ sung thêm vào môi trường một hay nhiều loại vitamin và amino
acid. Trong các loại vitamin, B1 được xem là vitamin quan trọng nhất cho sự
phát triển của thực vật. Acid nicotinic (B3) và pyridocine (B6) cũng có thể
được bổ sung vào môi trường nuôi cấy nhằm tăng cường sức sống cho mô.
* Các chất bổ sung
Nước dừa: Người đầu tiên công bố tác dụng của nước dừa trong nuôi cấy
mô tế bào thực vật là Van Overbeek và cộng sự. Sau đó tác dụng tích cực của
nước dừa trong môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được nhiều tác giả
ghi nhận. Nước dừa đã được xác định là rất giàu các hợp chất hữu cơ, chất
khoáng và chất kích thích sinh trưởng. Nước dừa đã được sử dụng để kích thích

phân hoá và nhân nhanh chồi ở nhiều loại cây. Nước dừa thường được lấy từ quả


4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến giai đoạn vào
mẫu .............................................................................................................. 27
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại môi trường cơ bản đến giai đoạn
vào mẫu ........................................................................................................ 27
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đường đến giai đoạn vào mẫu ...... 28
4.3. Ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến đến quá trình tạo
chồi cây Hà thủ ô đỏ..................................................................................... 29
4.3.1. Ảnh hưởng của NAA tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ.............. 29
4.3.2. Ảnh hưởng của BA tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ.................. 30
4.3.3. Ảnh hưởng của TDZ tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ .............. 30
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................... 32
5.1. Kết luận ................................................................................................. 32
5.1. Kiến nghị ............................................................................................... 32


10

là auxin nhân tạo, có hoạt tính mạnh hơn auxin tự nhiên IAA. NAA có vai
trò quan trọng đối với phân chia tế bào và tạo rễ. Trong cây Auxin được tổng
hợp ở các mô non đặc biệt là lá đang phát triển và vùng đỉnh chồi. Từ những
vùng này Auxin được chuyển xuống các phần phía dưới của cây.
- Cytokinin:
Cytokinin là chất kích thích sinh trưởng có tác dụng làm tăng sự phân
chia tế bào. Các Cytokinin thường gặp là Kinetin, 6-benzyl aminopurin
(BAP). Kinetin được Skoog phát hiện ngẫu nhiên trong chiết xuất acid
nucleic. Kinetin thực chất là một dẫn xuất của bazơ nitơ adenine. BAP là
Cytokinin tổng hợp nhân tạo nhưng có hoạt tính mạnh hơn nhiều Kinetin.

Kinetin và BAP cùng có tác dụng kích thích phân chia tế bào kéo dài thời
gian hoạt động của tế bào phân sinh và làm hạn chế sự già hoá của tế bào.
Ngoài ra các chất này có tác dụng lên quá trình trao đổi chất, quá trình tổng
hợp ADN, tổng hợp protein và làm tăng cường hoạt tính của một số enzym.
Cơ chế tác dụng của cytokinin ở mức độ phân tử trong tế bào thể hiện bằng
tác dụng tương hỗ của cytokinin với các nucleoprotein làm yếu mối liên kết
của histon với ADN, tạo điều kiện cho sự tổng hợp ADN. Cytokinin được tổng
hợp bởi rễ và hạt đang phát triển.
- Gibberellin:
Gibberellin được phát hiện đầu tiên bởi nhà nghiên cứu người nhật
Kurosawa (1920) khi nghiên cứu bệnh ở mạ lúa do nấm Gibberella Fujikuroi
gây ra. Năm 1939 đã tách chiết được Gibberellin từ nấm G. Fujikuroi và được
gọi là Gibberellin A. Gibberellin có tác dụng kéo dài tế bào nhất là thân và lá
vì vậy khi xử lý với các cây đột biến lùn và các cây này có thể khôi phục lại
bình thường. Về sau, các nghiên cứu khám phá ra là trong cơ thể thực vật
cũng có các chất giống như Gibberellin cả về cấu tạo và tác dụng. Những chất
này đặt tên theo thứ tự là A1, A2, A3, A4… Do Gibberellin tồn tại trong thực
vật, nó tham gia vào các quá trình sinh trưởng và phát triển trong sự tương tác
với các chất kích thích sinh trưởng khác. Trong cây Gibberellin được tổng hợp
ở lá đang phát triển, quả và rễ sau đó được vận chuyển đi khắp nơi trong cây và
có nhiều trong phloem và xylem.


11

2.1.5. Các công đoạn của nuôi cấy mô tế bào
Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật gồm 5 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định toàn bộ quy trình nhân giống in
vitro. Mục đích của giai đoạn này là phải tạo được nguyên liệu thực vật vô

trùng để đưa vào nuôi cấy.
Mẫu đưa từ bên ngoài vào phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tỷ lệ nhiễm
thấp, tỷ lệ sống cao, tốc độ sinh trưởng nhanh.
Kết quả của giai đoạn này phụ thuộc vào cách lấy mẫu, nồng độ và thời
gian xử lý diệt khuẩn. Vật liệu thường được chọn và đưa vào nuôi cấy là:
Đỉnh sinh trưởng, chồi nách, hoa tự, hoa, đoạn thân, mảnh, lá, rễ.
- Giai đoạn 2: Tái sinh mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách định hướng sự phát
triển của mô nuôi cấy. Quá trình này được điều khiển chủ yếu bằng các chất
kích thích sinh trưởng (tỷ lệ Auxin/Cytokinin) đưa vào môi trường nuôi cấy.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải quan tâm đến tuổi của mẫu đem vào
nuôi cấy. Thường các mô non, chưa phân hoá có khả năng tái sinh cao hơn
những mô đã chuyển hoá.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn nhân nhanh chồi
Mục đích của giai đoạn này là tạo hệ số cao nhất. Chính vì thế giai đoạn
này được coi là giai đoạn then chốt của quá trình nuôi cấy. Để tăng hệ số
người ta thường đưa vào môi trường nuôi cấy các chất kích thích sinh trưởng
(Auxin, Cytokinin…), các chất bổ sung khác như nước dừa, dịch chiết nấm
men… Kết hợp với các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ thích hợp. Tuỳ thuộc vào
đối tượng nuôi cấy, người ta có thể nhân nhanh bằng cách kích thích sự hình
thành các cụm chồi (nhân cụm chồi), hay kích thích sự phát triển của các chồi
nách hoặc thông qua việc tạo thành cây từ phôi vô tính.


12

- Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh
Khi đạt được kích thước nhất định các chồi được chuyển sang môi
trường ra rễ. Thường sau 2-3 tuần, các chồi riêng lẻ này sẽ ra rễ và trở thành
cây hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này người ta bổ sung vào môi trường nuôi cấy các

chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm Auxin, là nhóm hoocmon thực vật quan
trọng có chức năng tạo rễ phụ từ mô nuôi cấy. Trong nhóm này các chất IAA,
IBA, NAA, 2,4-D được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất để tạo rễ cho chồi.
- Giai đoạn 5: Giai đoạn đưa cây ra đất
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình và nó quyết định khả năng ứng
dụng của quá trình nhân giống in vitro trong thực tiễn sản xuất. Đây là giai
đoạn chuyển cây từ môi trường dị dưỡng sang môi trường tự dưỡng hoàn
toàn. Do đó phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh thích hợp để cây có thể
đạt tỷ lệ sống cao trong vườn ươm cũng như trong sản xuất [17, 26].
2.1.6. Ý nghĩa trong công tác nhân giống vô tính cây trồng
Như chúng ta đã biết khi nhân giống bằng hạt không đảm bảo truyền
đầy đủ các đặc tính di truyền quý của bố mẹ cho hậu thế vì vậy hậu thế có xu
hướng phân ly theo các định luật của Menden. Ngay cả khi truyền đạt được
các tính trạng di truyền của bố mẹ thì nhân giống bằng hạt vẫn gặp một số
khó khăn như: Một số loại hạt nhỏ tỷ lệ nảy mầm thấp, thời gian nảy mầm
dài, nhiều loại cây gỗ quý có chu kỳ ra quả dài, trong những trường hợp này
thì nhân giống vô tính nói chung và nuôi cấy mô nói riêng có ý nghĩa lớn hơn.
Nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô với ưu điểm nổi bật là có thể tạo
ra hàng loại các cá thể đồng nhất về mặt di truyền từ một cá thể ban đầu với
hệ số nhân giống cao ở quy mô công nghiệp có thể được ứng dụng để:
- Nhân nhanh các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao hoặc khó nhân
giống bằng phương pháp nhân giống thông thường khác.
- Duy trì và nhân nhanh những kiểu gen quý, đặc biệt là những kiểu gen
có nguy cơ bị tuyệt chủng nhằm mục đích làm nguyên liệu khởi đầu cho việc
tạo giống cây trồng.


13

- Duy trì và nhân nhanh những dòng bố mẹ đồng hợp tử để phục vụ cho

công tác tái sản xuất hạt lai.
- Tạo ra các cây sạch bệnh virus nhằm phục tráng giống cây trồng.
- Bảo quản nguồn gen thực vật [10, 30].
2.2. Cây Hà thủ ô đỏ
2.2.1. Giới thiệu chung
Cây Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Fallopia multiflora Thunb., tên
đồng nghĩa Polygonum multiflorum Thunb, thuộc họ Rau răm (Polygonaceae)
[10]. Cây dạng thân leo, sống nhiều năm, có rễ phát triển thành củ. Đây là một
loại thảo dược quý, được sử dụng rộng rãi như một vị thuốc bổ quý của các
nước phương Đông, đặc biệt được sử dụng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản và
Việt Nam [6]. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc,
nhưng có giá trị nhất là rễ củ. Công dụng của các bộ phận của Hà thủ ô đỏ rất
khác nhau, sự khác biệt giữa dược liệu sống và đã chế biến được nhiều tài liệu
ghi nhận. Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy Hà thủ ô đỏ cũng như các
chiết xuất có khả năng trị liệu cao.
Trên thế giới, Hà thủ ô đỏ phân bố ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản,
Ấn Độ. Ở nước ta, Hà thủ ô đỏ chỉ phân bố tự nhiên ở một số tỉnh vùng núi
cao ở phía Bắc. Cây có khả năng tái sinh thông qua đoạn thân, mảnh củ hay
hạt. Do khai thác quá mức và nạn phá rừng nên nguồn tài nguyên Hà thủ ô đỏ
bị suy giảm nhanh chóng. Cây được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 1996.
2.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây Hà thủ ô
Cây dạng dây leo, bằng thân quấn, sống dai. Thân mềm, nhẵn, mọc
xoắn vào nhau. Rễ phình to thành củ màu nâu đỏ, củ nguyên có hình củ giống
củ khoai lang. Lá mọc so le, hình mũi tên gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, có 35 gân, xuất phát từ gốc lá, dài 5-8cm, rộng 3-4cm, cuống lá dài khoảng 2cm,
phủ lông rất nhỏ; bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài. Cụm hoa hình chùy phân
nhánh, dài hơn lá, mọc ở các kẽ lá hoặc đầu cành; hoa nhỏ, nhiều, màu trắng
mọc ở kẽ các lá bắc ngắn; nhị 8, thường đính vào gốc của bao hoa. Quả hình 3


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian khử trùng bằng NaClO đến
khả năng vô trùng mẫu cây Hà thủ ô đỏ (sau 7 ngày nuôi cấy) ..................... 25
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian khử trùng bằng HgCl2 đến khả
năng vô trùng mẫu cây Hà thủ ô đỏ (sau 7 ngày nuôi cấy) ............................ 26
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của môi trường B5, MS tới khả năng tạo chồi cây Hà
thủ ô đỏ ........................................................................................................ 27
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của hàm lượng đường đến giai đoạn vào mẫu Hà thủ ô
đỏ ................................................................................................................. 28
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của NAA tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ ........ 29
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của BA tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô đỏ ........... 30
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của nồng độ TDZ tới khả năng tạo chồi cây Hà thủ ô
đỏ ................................................................................................................. 30


15

được sử dụng để chữa chứng mất ngủ [5, 23]. Củ Hà thủ ô sống thường được
chế biến với đậu đen, qua hấp sấy tạo thành Hà thủ ô chế. Các thành phần
trong Hà thủ ô đỏ chế biến có thể biến mất, giảm đáng kể, giảm hay tăng,
ngoài ra là sự xuất hiện các hợp chất mới so với Hà thủ ô đỏ sống [22, 25].
Phản ứng Maillard giải thích cho sự hình thành các hợp chất mới ở Hà thủ ô
đỏ chế biến và đặc tính dược lý khác nhau giữa Hà thủ ô sống và Hà thủ ô đã
chế biến [25].
Về mặt lâm sàng, Hà thủ ô đỏ được sử dụng để chữa tóc bạc sớm, viêm,
nhiễm khuẩn, tăng lipid máu, bệnh mạch vành, các bệnh về thần kinh và các
bệnh đi kèm với sự lão hóa [18, 33]. Tác dụng tăng cường sức khỏe và trị liệu
của Hà thủ ô đỏ có thể do khả năng chống oxy hóa mạnh của dược liệu [15,
23]. Các hoạt chất chiết xuất từ hà thủ ô đỏ như: các hợp chất phenol,
flavonoids, anthraquinones, stilbenes và tannins có tác dụng trị liệu cao [35].

Các chiết xuất này có khả năng chống oxy hóa [14], chống viêm [32], kìm
hãm sự phát triển của virus [21], chống vi khuẩn, chống lại sự phát triển của
tế bào ung thư [14], bảo vệ hệ tim mạch [34], cải thiện khả năng học tập và
ghi nhớ [29, 31].


16

2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu về Hà thủ ô đỏ tập trung vào thành phần hóa học, công
dụng, các nghiên cứu về nuôi cấy mô rất ít được báo cáo.
Năm 2003 Lin và cs đã tiến hành nhân giống Hà thủ ô đỏ và so sánh
hoạt chất sinh học từ cây nuôi cấy mô và các loại thuốc hà thủ ô bán trên thị
trường. Nghiên cứu của Lin và cs cho thấy Hà thủ ô đỏ không có khả năng tạo
chồi trực tiếp từ lá, đoạn thân giữa hai đốt mầm (inter node), nhưng đốt mầm
có khả năng tạo chồi (từ 28%-97%). Trong đó môi trường MS bổ sung 0,2g/l
NAA và 2,0g/l BA cho số chồi cao nhất (4,7 chồi/mẫu) sau 6 tuần nuôi cấy.
Mẫu cấy vào môi trường MS bổ sung 0,01g/l IBA cho tỉ lệ ra rễ tốt và khả
năng sống sót khi trồng ra ngoài tự nhiên cao (90%). Hàm lượng hai hoạt chất
emodin và physion tách chiết từ rễ Hà thủ ô đỏ nuôi cấy mô cao hơn so với
các loại thuốc Hà thủ ô bán trên thị trường[24].
Năm 2012, Li và cs tiến hành nuôi cấy huyền phù Hà thủ ô đỏ nhằm
thu THSG (2,3,5,4′-tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glycoside). Mô sẹo Hà thủ
ô đỏ được cảm ứng trên môi trường MS có 6-benzylaminopurine và kinetin.
Methyl jasmonate (MeJA) và salicylic acid (SA) khi bổ sung vào môi trường
nuôi cấy đều làm tăng hàm lượng THSG thu được. Nồng độ tối ưu của MeJA
là 100 µmol/l trong môi trường MS và cho hàm lượng THSG lớn nhất (tăng
162,36% so với đối chứng), nồng độ tối ưu của SA là 125 µmol/L trong môi
trường MS (tăng 116,43% so với đối chứng)[28].

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hà thủ ô là một loại thảo dược quý, được sử dụng rộng rãi tại Việt
Nam. Các nghiên cứu về nuôi cấy mô Hà thủ ô đỏ được thực hiện bởi nhiều
tác giả khác nhau.
Năm 2006, Dương Tấn Nhựt và cs đã tiến hành nghiên khả năng hình
thành mô sẹo, tái sinh chồi và nhân giống Hà thủ ô đỏ. Các tác giả đã nghiên cứu
các điều kiện về môi trường, chất kích thích sinh trưởng và giá thể để thu sinh
khối mô sẹo được cảm ứng từ lá, cuống lá. Đồng thời, các mắt thân Hà thủ ô đỏ


17

cho thấy khả năng tạo chồi cao, với tỉ lệ và hệ số tái sinh tương ứng là 72,22% và
10 chồi/mắt trên môi trường ½ MS có chứa 0,2 mg/l TDZ. Các chồi ra rễ tốt trên
môi trường MS có chứa 0,1 mg/l IBA hoặc 0,2mg/l NAA [6].
Năm 2009, Huỳnh Thị Đan San, Võ Thị Bạch Mai nghiên cứu sự phát
sinh phôi soma từ mô sẹo lá cây Hà thủ ô đỏ. Mô sẹo Hà thủ ô đỏ mô sẹo 8
tuần tuổi trên môi trường MS có bổ sung NAA 2mg/l kết hợp với BA 0,5 mg/l
chuyển sang môi trường MS có bổ sung 2,4-D 1,0 mg/l (1 tuần) và MS không
bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật sau 2 tuần xuất hiện khối phôi hình
cầu. Tiếp tục chuyển phôi hình cầu sang môi trường MS có bổ sung NAA 0.5
mg/l kết hợp với BA 0.5 mg/l và 10% nước dừa những phôi hình cầu tiếp tục
phát triển qua giai đoạn phôi hình tim và phôi tử diệp [8].
Năm 2011, Hoàng Thị Kim Hồng nghiên cứu tạo chồi và cụm chồi Hà
thủ ô đỏ trong nuôi cấy in vitro. Tác giả đã thu được số chồi cao 8, 54 chồi/
mẫu trên môi trường MS có bổ sung BAP 4,0 mg/l và NAA 0,1 mg/l. Chồi
tách từ cụm chồi in vitro ra rễ, sinh trưởng, phát triển tốt trên môi trường MS
có bổ sung 0,5 mg/l NAA [4].



×