Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bảng tổng hợp công cụ Digital Marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.47 KB, 14 trang )

1. Công cụ xếp hạng và phân tích traffic của website
Đây là các công cụ cho phép người dùng có thể xem được một website hiện đang có tình trạng
traffic như thế nào, có bao nhiêu luợt truy cập và các traffic đó đến từ nguồn nào. Các công cụ này
dùng khi bạn cần nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh. Cần lưu ý là không có bất cứ dịch vụ nào có thể
cung cấp cho bạn thông tin chính xác hoàn toàn về traffic của một website được do đó tất cả các
thông tin này đều nên chỉ xem với tính chất tham khảo. Bên dưới là một số công cụ xếp hạng traffic
của website:
SimilarWeb FREEMIUM
1PageRank FREEMIUM
Alexa FREEMIUM
TrafficEstimate FREE

2. Công cụ nghiên cứu quảng cáo Paid Search
Các công cụ này cho phép bạn biết hiện nay một brand đang chạy quảng cáo cho các từ khóa nào
trên các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing) và nội dung quảng cáo mà họ sử dụng, landing
page là gì và hiệu quả của các quảng cáo và chiến dịch đó ra sao. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các
công cụ này chỉ hỗ trợ các từ khóa cho thị trường nước ngoài (Mỹ, Châu Âu) và chưa có nhiều
thông tin cho thị trường nhỏ như Việt Nam.
SpyFu FREEMIUM
iSpionage FREEMIUM
KeywordSpy FREEMIUM
Adgooroo PREMIUM
Keyword Competitor PREMIUM
The Search Monitor PREMIUM
SEMRush FREEMIUM

3. Công cụ nghiên cứu quảng cáo display
Các công cụ này cho phép bạn biết hiện nay một brand đang chạy quảng cáo trên các kênh quảng
cáo display, ad network nào, hình ảnh họ sử dụng cho quảng cáo là gì, quảng cáo xuất hiện trên các
website nào, vị trí nào và hiệu quả, độ dài chạy quảng cáo của các chiến dịch đó là bao lâu. Hiện tại
theo tác giả biết thì chỉ có một công cụ dành riêng cho thị trường Việt Nam trong mảng này là


iTracker (tuy nhiên cũng đã lâu rồi không thấy update), còn lại thì thấy chưa có nhiều hỗ trợ:


iTracker.vn TRIAL
What Runs Where TRIAL
AdBeat PREMIUM
Moat FREEMIUM
MixRank TRIAL

4. Công cụ nghiên cứu quảng cáo trên Facebook
Các công cụ này cho bạn biết một brand hiện đang chạy quảng cáo gì trên Facebook, đang sử dụng
nội dung quảng cáo nào, thiết kế nào và engagement, metrics của các ads đó ra sao.
Social Ad Ninja PREMIUM
Social Bakers FREEMIUM
Data Rank PREMIUM

Công cụ hỗ trợ Social Marketing
1. Công cụ quản lý mạng xã hội
Các công cụ này còn được gọi là social management platform, hỗ trợ Digital Marketers trong việc
quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội cùng lúc bằng cách cho phép lên lịch các nội dung cần đăng
tải, giao tiếp với followers, và quản lý nội dung trên một giao diện rõ ràng trực quan. Một số công cụ
được biết đến nhiều nhất như:
Hootsuite FREEMIUM
Buffer FREEMIUM
SproutSocial TRIAL

2. Công cụ theo dõi mạng xã hội
Các công cụ social monitoring tools này cho phép các digital marketers có thể biết được thương
hiệu của mình được nhắc đến ở đâu, bởi ai trên các mạng xã hội, các diễn đàn, các website, blogs.
Một số ít công cụ còn hỗ trợ theo dõi việc nhắc đến các thương hiệu trên các phương tiện offline

như báo giấy. Các công cụ này còn hỗ trợ việc phân tích ngôn ngữ để đánh giá xem các lần được
nhắc đến đó mang tính tích cực hay tiêu cực và cung cấp các report sâu hơn về hành vi người dùng
cho nhãn hàng. Có rất nhiều công cụ social monitoring tool khác nhau nhưng dưới đây là một số
các công cụ hiện đang có mặt tại Việt Nam và có hỗ trợ ngôn ngữ Việt:


YouNet PREMIUM
BuzzMetrics PREMIUM
iSentia PREMIUM
Boomerang PREMIUM
SocialOne PREMIUM
TracX PREMIUM
Google Alerts FREE

Công cụ đo lường, phân tích và A/B testing
Đo lường và phân tích traffic vào website, nghiên cứu tương tác của khách hàng trên website, đánh
giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và dựa trên đó để đưa ra những quyết định nhằm tối ưu
hóa là công việc thường trực của người làm digital marketing. Và để làm được việc này chúng ta
cần những công cụ đo lường và phân tích tốt nhất cũng như hỗ trợ việc A/B testing. Dưới đây là một
số công cụ dành cho việc này:

1. Công cụ đo lường, phân tích
Google Analytics FREEMIUM
Google Analytics là công cụ đo lường và phân tích phổ biến nhất hiện nay và chắc hẳn ai cũng biết.
Được cập nhật thường xuyên, có nhiều tính năng và gần như có thể đáp ứng được mọi nhu cầu về
phân tích thường nhật của bạn. Công cụ này hoàn toàn miễn phí để sử dụng trừ khi website của
bạn vượt hơn 10 triệu sessions một tháng, lúc đó bạn có thể consider nâng cấp lên gói Premium với
giá 150,000 USD / năm. Nếu có lý do gì đó bạn chưa hài lòng với Google Analytics hay muốn phân
tích dưới một góc độ khác và tìm một giải pháp khác bên cạnh công cụ này thì bạn có thể xem tiếp
bên dưới.

Piwik FREE
Piwik là công cụ đo lường dễ sử dụng, nhiều tính năng, mã nguồn mở và đang được phát triển
thường xuyên. Điểm khác biệt có lẽ là Piwik sẽ đòi hỏi bạn phải có server, hosting và kiến thức kỹ
thuật nếu muốn tự cài đặt công cụ này cho website chứ không phải chỉ là cài đặt 1 đoạn code như
các công cụ khác. Tuy nhiên cũng không quá phức tạp hoặc bạn hoàn toàn có thể sử dụng gói
Cloud cung cấp bởi Piwik để bỏ qua phần cài đặt. Điểm cộng? Toàn bộ data bạn thu thập là của
bạn.
Clicky TRIAL
Clicky là một giải pháp đo lường khác cho website. Điểm nổi bật của Clicky là công cụ này cung cấp
thông tin một cách real time, công cụ heatmap đi kèm hữu dụng, tính năng up time monitor giúp bạn


biết ngay khi nào website có vấn đề và đo lường traffic cho video là một phần trong số những tiện
ích đi kèm.
KISSmetrics TRIAL
KISSmetrics cũng là một công cụ đo lường và phân tích nhưng khác với Google Analytics vốn dựa
trên sessions, pageviews thì công cụ này dựa trên events, tức là những tương tác người dùng thực
hiện trên website và ai là người thực hiện. Một định hướng thú vị vì thật ra sự thật là sessions và
pageviews không cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để có những hành động nhằm cải thiện
hiệu quả và conversion rate. KISSmetrics phù hợp cho những website bán hàng và dịch vụ và thích
hợp cho những marketers không mạnh nhiều về kỹ thuật nhờ vào giao diện dễ sử dụng và thân
thiện.
Mixpanel TRIAL
Mixpanel khá tương tự như KISSmetrics, cũng là một công cụ đo lường dựa trên events nhưng
Mixpanel tập trung nhiều cho mobile và hướng nhiều về cho developers và các marketers biết nhiều
về kỹ thuật để có thể tận dụng hết những tính năng của công cụ này như A/B testing, survey, push
notification.
Appsflyer PREMIUM
Appsflyer là công cụ đo lường phổ biến nhất dành cho các ứng dụng di động, giúp người dùng thấy
được các thông tin về các lượt cài đặt, phân chia cho từng kênh, cũng như hành vi của người dùng

bên trong apps.

2. Công cụ A/B testing
Các công cụ này giúp người làm digital marketing có thể dễ dàng tiến hành quy trình A/B testing để
cải thiện conversion rate của website bằng cách tiến hành các thử nghiệm về UI / UX. Dưới đây là
các công cụ A/B testing tốt mà bạn có thể thử qua:
Visual Web Optimization TRIAL
Optimizely FREEMIUM
UnBounce TRIAL
Google Content Experiments FREE

Công cụ hỗ trợ cải thiện website


Webpagetest.org FREE
Webpagetest.org sẽ giúp analyze website mà bạn muốn và ghi nhận lại tốc độ load của từng file,
từng yếu tố trên web và qua đó bạn có thể biết được những yếu tố nào đang kéo tốc độ load
website của bạn chậm lại và cho bạn một báo cáo đầy đủ tất cả các thông tin này. Báo cáo cũng có
kèm theo những gì bạn có thể điều chỉnh để cải thiện tốc độ website. Bạn cũng có thể export report
này ra và download về.
Google Pagespeed Insights FREE
Đây là công cụ web của Google để giúp người dùng có thể đo đạc và đánh giá được tốc độ load
của 1 trang web theo thang điểm từ 0 – 100 (càng cao thì càng nhanh) dựa trên một số tiêu chí. Sau
khi phân tích thì công cụ này sẽ cho bạn một số góp ý về cách làm thế nào để cải thiện tốc độ của
web bằng cách tối ưu các tiêu chí được dùng để đánh giá ví dụ như kích thước hình ảnh,
JavaScript, HTML, v.v… Google Pagespeed Insight không chỉ phân tích website phiên bản desktop
mà còn cả phiên bản điện thoại. Với phiên bản điện thoại thì công cụ này sẽ đưa ra thêm nhận xét
về trải nghiệm người dùng dựa trên các tiêu chí như thiết kế, kích cỡ chữ, kích cỡ nút bấm, vị trí
giữa các nút bấm, cách sắp xếp các nội dung, v.v…
Google Mobile Friendly FREE

Đây là công cụ web của Google để giúp người dùng có thể biết được rằng 1 website có tương thích
với các thiết bị mobile hay không. Trang này cũng có bao gồm một số thông tin và hướng dẫn của
Google về cách làm thế nào để trang web di động có thể trở nên thân thiện hơn với các bộ máy tìm
kiếm. Các hướng dẫn này khá chi tiết và bao gồm phần lớn các CMS phổ biến cho thấy Google đặt
nặng tầm quan trọng của việc tăng trải nghiệm người dùng web trên thiết bị di động như thế nào.
Structured Data Testing Tool FREE
Markup là một phần của quy trình tối ưu hóa website nhằm giúp các bộ máy tìm kiếm xác định và
phân loại các thông tin trên website của bạn một cách rõ ràng và nhờ đó index nội dung website của
bạn một cách hiệu quả hơn. Nếu markup đúng cách thì đôi khi bộ máy tìm kiếm sẽ cho hiển thị thêm
thông tin cho website của bạn khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Công cụ này của Google cho
phép kiểm tra xem website của bạn đã có gắn các markup nào và nếu có sai sót thì sẽ thông báo là
bị lỗi gì để bạn có thể chỉnh sửa.
Validator FREE
Validator sẽ giúp bạn kiểm tra một website và tìm ra tất cả các lỗi về HTML/CSS, Javascript và sau
đó ra một báo cáo cho bạn kèm với các gợi ý về việc cần làm gì để giải quyết các lỗi đó. Việc điều
chỉnh và sửa tất cả các lỗi này sẽ giúp code website của bạn chuẩn hơn và tất nhiên là tốt hơn cho
các bộ máy tìm kiếm trong quá trình crawl và index.


Mobiletest.me FREEMIUM
Công cụ này cho phép bạn nhanh chóng kiểm tra và xem thử một website sẽ hiển thị thế nào trên
các thiết bị di động khác nhau một cách nhanh chóng. Miễn phí thì bạn có thể xem thử trên một số
thiết bị có sẵn. Nếu trả phí thì bạn có thể xem được trên rất nhiều thiết bị khác nhau với các chế độ
khác nhau.
Google Tag Manager FREE
Một website có thể sẽ phải gắn rất nhiều loại tag và code khác nhau cho nhiều tác vụ khác nhau
như tracking, phân tích, quảng cáo và đôi khi một website có thể cùng một lúc gắn hàng chục tag và
code như vậy. Việc gắn quá nhiều tag và code trên website mà không quản lý có thể khiến website
bị chậm, giảm tốc độ load, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và thậm chí còn có thể ảnh
hưởng đến việc bảo mật và thông tin. Google Tag Manager là công cụ được Google phát triển để

quản lý tất cả các tag và code cho website trên một giao diện duy nhất và giúp cải thiện độ ổn định,
tốc độ load web và trải nghiệm người dùng trên web.
W3Techs.com FREE
Công cụ này cho phép kiểm tra về mặt kỹ thuật của webiste để biết hiện nay website đang sử dụng
hosting nào, thông số kỹ thuật của server, framework là gì, CMS đang sử dụng, các plugin và code
đang hiện diện trên website.

Công cụ hỗ trợ công việc hằng ngày
Pablo – Buffer FREE
Pablo cho phép người dùng có thể tự tạo những hình ảnh đẹp và hấp dẫn với nội dung text tự chọn
không thua kém gì designer trong vòng chưa đến một phút. Nếu có lúc nào bạn cần phải có một nội
dung để đưa lên Facebook nhưng designer lại đang không đi làm thì bạn nên thử Pablo.
Uplevo FREEMIUM
Tương tự như Buffer, Uplevo là một công cụ cho phép bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng tạo các
banners để đăng Facebook mà không cần phải biết Photoshop. Tính năng của Uplevo thì nhiều hơn
và đa dạng hơn với nhiều mẫu template và hình ảnh cho người dùng lựa chọn và không chỉ thiết kế
banner cho Facebook mà còn nhiều thứ hơn như logo, standee, website banner, v.v… Thú vị hơn là
Uplevo là một sản phẩm được thực hiện bởi một team người Việt, nên nếu bạn thích sản phẩm cây
nhà lá vườn thì nên thử qua Uplevo.
Bitly FREE
Bitly là một link shortener, có thể rút gọn những đường link dài thành những đoạn link ngắn gọn phù


hợp chia sẽ trên các mạng xã hội, cho mục đích branding (custom URL) hay sử dụng trong các hình
thức quảng cáo bị giới hạn về độ dài nội dung, ví dụ như SMS, OTT. Các công cụ này không chỉ có
tính năng rút gọn links mà còn có thể tracking số lượng clicks. Ngoài Bitly thì còn có Goo.gl, sử
dụng đơn giản hơn, tuy nhiên khả năng tracking thì không bằng.
URL Builder FREE
Đây là công cụ giúp bạn có thể nhanh chóng tạo ra các tracking code cho đường link của mình.
Thường cần dùng khi bạn cần tạo tracking code để đo đạc traffic của các đường links thông qua

Google Analytics khi chạy quảng cáo trên các kênh.
Ghostery FREE
Ghostery là một extension của browser cho phép người dùng thấy được trên website mà mình hiện
đang truy cập có bao nhiêu tracking code đang được cài đặt, tracking code đó là gì. Người dùng còn
có thể tùy chỉnh cho phép tracking code nào được quyền thu thập thông tin, hoặc không.
Web Archive FREE
Công cụ này cho phép bạn xem lại lịch sử tồn tại của bất cứ website nào dù cho hiện nay website
đó đã ngưng tồn tại đi nữa. Hữu dụng nếu bạn muốn xem tiền sử của một domain hay website
trước khi quyết định mua lại nó hoặc để đào bới những thông tin mà vốn không thể tìm thấy một
cách thông thường nữa.
Codeacademy FREE
Codeacademy là một dịch vụ cho phép người dùng có thể tự học các ngôn ngữ lập trình như
HTML/CSS, Javascript, jQuery, PHP, Python, Ruby hoàn toàn miễn phí với giao diện trực quan, lý
thuyết và thực hành đi chung. Nội dung bài học được thiết kế đơn giản và đi từng bước từ cơ bản
để giúp người không biết gì vẫn có thể tự học được. Codeacademy cũng tự động lưu lại toàn bộ
quá trình học và hoàn thành của bạn nên bạn có thể học bất cứ lúc nào và tạm dừng khi cần thiết và
tiếp tục sau đó khi có thời gian. Codeacademy cũng có các khóa học về các tạo website thường,
website tương tác, Command Line cũng như các khóa học về API của các bên thứ 3 và đương
nhiên cũng hoàn toàn miễn phí.
NerdyData FREEMIUM
NerdyData Code Search như tên gọi của nó là một bộ máy tìm kiếm dành cho code, tức là thay vì
index và cho phép người dùng tìm kiếm nội dung của trang web thì NerdyData lại index phần code
của trang và cho phép người dùng search xem một đoạn code nào đó có tồn tại trên các website
nào. Một ví dụ là nếu bạn copy và bỏ code Adsense publisher ID hay ID Google Analytics vào và
bấm tìm kiếm thì nó sẽ hiện ra kết quả của tất cả những trang web đang có chứa nội dung code này.
Công cụ này khá là hữu ích trong nhiều trường hợp chủ yếu là nghiên cứu, research và analytics:


– Bạn muốn tìm ra những website nào có chung chủ sở hữu hoặc thuộc một hệ thống nào đó.
– Bạn là chủ một hệ thống affiliate và bạn muốn biết những website nào đang có đăng tải banner

của bạn.
– Bạn đang muốn tìm hiểu những website nào đang sử dụng công nghệ ads nào, công cụ tracking
nào, sử dụng CMS nào, etc.
– Bạn làm SEO và muốn biết những website nào có chứa link tới website của bạn.
… và rất nhiều ứng dụng khác.

Ứng dụng trên di động
Google Analytics (Android) FREE / Google Analytics (iOS) FREE
Google Analytics phiên bản di động giúp bạn có thể xem thông tin và tình hình về traffic trên website
bất cứ khi nào bạn muốn một cách nhanh chóng. Ứng dụng di động sẽ chỉ tổng hợp và hiển thị các
thông tin cơ bản chứ không có filter dimension để giúp bạn xem chi tiết hơn. Tuy nhiên các thông tin
cơ bản là tương đối đầy đủ nếu bạn chỉ muốn kiểm tra nhanh. Điểm trừ là giao diện của ứng dụng
này chưa thật sự tốt lắm.
gAnalytics (Android) FREE hay Quicklytics (iOS) FREE
Nếu bạn không thích lắm giao diện của ứng dụng Google Analytics bởi Google thì gAnalytics
(Android) hoặc Quicklytics (iOS) là lựa chọn phụ thêm cho bạn.
Facebook Pages Manager (Android) FREE / Facebook Pages Manager (iOS) FREE
Với Facebook Pages Manager giờ bạn có thể quản lý tất cả các fan pages của mình ngay trên điện
thoại. Bạn có thể post nội dung hoặc hình ảnh, trả lời các tin nhắn, xem các báo cáo người dùng và
nhận thông báo về các hoạt động mới diện ra trên fan pages.
Adwords (Android) FREE
Ứng dụng Adwords cho phép bạn có thể quản lý các chiến dịch quảng cáo Adwords bằng các xem
các thông số, điều chỉnh mức giá bid, bật tắt các chiến dịch và nghiên cứu từ khóa ngay trên điện
thoại của mình. Nếu bạn đang quản lý các chiến dịch Adwords với budget lớn và cần theo dõi
thường xuyên thì đây là ứng dụng mà bạn luôn cần có trên điện thoại của mình.
Hootsuite (Android) FREEMIUM / Hootsuite (iOS) FREEMIUM
Cũng như phiên bản web của nó, với Hootsuite bạn có thể quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội
khác nhau, đăng tải các nội dung hoặc lên lịch để các nội dung đó được đăng lên tự động. Tương
tự các công cụ như Buffer và Sproutsocial cũng có phiên bản ứng dụng mobile.


Công cụ nghiên cứu từ khoá


Các công cụ SEO này hỗ trợ người dùng trong quá trình nghiên cứu từ khóa bằng cách đề xuất và
cung cấp thêm các từ khóa. Các từ khóa này có thể dùng phục vụ cho việc tối ưu hóa nội dung
website để tăng organic traffic hay phục vụ cho chiến dịch quảng cáo hay để nghiên cứu nhu cầu thị
trường. Bên dưới đây là một số công cụ hữu ích cho việc nghiên cứu từ khóa.
Adwords Keyword Planner FREE
Bing Keyword Tool FREE
KeywordTool.io FREE
UberSuggest FREE
WordStream FREEMIUM
WordTracker TRIAL
Keyword Toaster FREE
Merge Words FREE
Adwords Keyword Planner, Bing Keyword Tool, KeywordTool.io, UberSuggest là những công cụ
miễn phí hỗ trợ trong việc tìm kiếm keywords. Word Stream và Word Tracker là các công cụ có trả
phí, cung cấp thêm nhiều thông tin cũng như các từ khóa mà các tool miễn phí có thể không có.
Keyword Toaster và Merge Words là các công cụ giúp bạn tự chủ động tạo ra các danh sách từ
khóa bằng cách kết hợp các từ với nhau. Các công cụ SEO này nên được sử dụng kết hợp với
nhau để cho ra danh sách từ khóa chi tiết và đầy đủ nhất.

Công cụ kiểm định tình trạng tối ưu hóa của website
Các công cụ này cho phép người dùng có thể nhanh chóng kiểm định được tình trạng
website về mặt tối ưu hóa trên website và cho biết rằng những yếu tố nào cần được điều
chỉnh để tối ưu hóa tốt hơn. Thường những yếu tố được kiểm định là những yếu tố onsite và
những đề nghị chỉnh sửa của các công cụ này là dựa trên một số quy chuẩn chung, không
phải lúc nào cũng là đúng cho website của bạn, người quyết định cuối cùng cái nào cần
chỉnh và chỉnh sửa ra sao vẫn sẽ là bạn. Tuy nhiên các công cụ SEO này hữu ích nếu bạn
cần kiểm tra nhanh một website nào đó. Dưới đây là một số các công cụ đó:

SEORCH FREE
SiteLiner FREEMIUM
Screaming Frog SEO Spider FREEMIUM
Xenu Link Sleuth FREE
SEO PowerSuite – Website Audit FREEMIUM


Nếu muốn sử dụng miễn phí và website của bạn không quá lớn thì SEORCH và SiteLiner là lựa
chọn tốt. Screaming Frog SEO Spider cung cấp một lựa chọn có trả phí với giao diện rõ ràng và
thông tin chi tiết cũng như rất nhiều chế độ tùy chỉnh khác nhau. Nếu bạn làm cho công ty thì đây là
một lựa chọn tốt. Xenu Link Sleuth thì giống như Screaming Frog nhưng với giao diện hơi ít thân
thiện hơn và tính năng cũng ít hơn nhưng bù lại thì hoàn toàn miễn phí. Website Audit của SEO
PowerSuite cũng là một lựa chọn có trả phí khác bạn có thể tham khảo.

Công cụ phân tích backlinks
Các công cụ phân tích backlinks cho phép bạn kiểm tra xem một website hiện đang có tình
trạng về backlinks ra sao: có bao nhiêu trang đang links tới website đó, các domains của
links, các links đó có các chỉ số ra sao như PR, DA, PA, v.v… Các công cụ này khá hữu ích
trong việc giúp bạn phân tích tình trạng backlinks của website mình, nghiên cứu các
backlinks của đối thủ hay tìm ra thêm backlinks mới. Đa phần các công cụ này có trả phí nên
mặc định bạn sẽ chỉ xem được một số thông tin cơ bản và vài backlinks đầu tiên, nếu muốn
xem chi tiết hơn, bạn sẽ phải nâng cấp. Một số công cụ phân tích backlinks phổ biến trên thị
trường hiện nay bao gồm:
aHrefs FREEMIUM
Open Site Explorer FREEMIUM
MajesticSEO FREEMIUM
Google Search Console External Link FREE
Bing Webmaster Link Explorer FREE
SEO PowerSuite – SEO SpyGlass FREEMIUM
Công cụ phân tích backlinks nào là tốt nhất? Cá nhân nếu chỉ nói về phân tích backlinks thì người

viết nghiên về aHrefs nhiều hơn vì đây là công cụ cho số lượng backlinks cũng như cung cấp các
report rõ ràng và dễ hiểu nhất. Hoặc nếu bạn muốn một nghiên cứu chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu
của 3 công cụ này thì có thể xem qua bài viết phân tích aHrefs vs MajesticSEO vs Open Site
Explorer này. 2 công cụ link explorer của Google và Bing thì tuy miễn phí nhưng số lượng link và
thông tin cung cấp rất giới hạn. SEO SpyGlass của SEO PowerSuite cũng là một phần mềm chuyên
về việc phân tích backlinks đáng thử qua.

Công cụ loại bỏ backlinks xấu
Không phải tất cả các backlinks đều có lợi hay tốt cho thứ hạng của website bạn. Những backlinks
spam, nằm trên những website kém chất lượng hoặc đôi khi đối thủ muốn triệt hạ bạn bằng cách
đẩy các backlinks spam với số lượng lớn vào website của bạn (negative SEO) là một số trường hợp


điển hình mà khi đó bạn sẽ cần phải disavow các links này đi. Các công cụ này sẽ phân tích tìm ra
những backlink có khả năng gây tác hại đến website của bạn dựa trên nhiều tiêu chí và đề nghị xem
những links nào nên disavow. Chúng cũng hỗ trợ integrate với các công cụ backlink analytics như
Moz, aHrefs, MajesticSEO, Google Webmaster tool để có thể liên tục theo dõi và kiểm tra tình trạng
backlinks profile của website bạn, phòng tránh trường hợp bị tấn công bằng negative SEO hoặc bị
penalized bởi Google. Một số tính năng khác như tự động liên hệ với admin của các website có
chứa backlinks xấu để yêu cầu gỡ bỏ links để tiết kiệm thời gian. Dưới đây là một số công cụ như
vậy:
Link Detox PREMIUM
RMOOV PREMIUM
Disavow Link Tool FREE
Sau khi đã có danh sách các backlinks xấu, spammy thì đây là công cụ bạn sẽ cần sử dụng để
disavow các baclinks đó. Tuy nhiên cần phải cực kỳ cẩn trọng trong vấn đề này, luôn nên kiểm tra lại
danh sách các backlinks bị đánh giá xấu để không lẫn những backlinks tốt trong đó. Việc disavow
nhiều links tốt cũng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của website.

Công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa

Theo dõi thứ hạng là một trong những công việc quan trọng của người làm SEO để biết
được tình trạng hiện tại và hiệu quả của chiến dịch cũng như phục vụ cho việc báo cáo.
Công cụ kiểm tra thứ hạng thường sẽ có hỗ trợ để kiểm tra theo vị trí địa lý, ngôn ngữ, tự
động thông báo khi có thay đổi về thứ hạng, theo dõi thứ hạng từ khóa của đối thủ, v.v…
Dưới đây là một số công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa phổ biến:
SEO Powersuite – Rank Tracker FREEMIUM
SEO SERP Workbench FREE
SERPS.com Rank Checker FREEMIUM TRIAL
Rank Watch TRIAL
Pro Rank Tracker PREMIUM
Rank Ranger TRIAL

Ứng dụng di động
Pro Rank Tracker (Android) / Pro Rank Tracker (iOS) PREMIUM
Rank Ranger (Android) / Rank Ranger (iOS) TRIAL
SEO Watcher (Android) FREEMIUM
SERP Mojo (Android) FREE


Công cụ SEO nào tốt nhất? Nếu bạn cần kiểm tra nhanh chóng và miễn phí 1 vài keywords thì sử
dụng SEO SERP Workbench extension hoặc SERPS.com. Nếu bạn cần kiểm tra nhiều từ khóa và
báo cáo chi tiết này nọ thì Rank Tracker của SEO PowerSuite hoặc RankWatch là 2 công cụ mà
người viết đã sử dụng qua và thấy tốt. Pro Rank Tracker và Rank Ranger thì vừa có cả phiên bản
desktop lẫn phiên bản điện thoại di động, thích hợp nếu bạn có nhu cầu cần kiểm tra thứ hạng một
cách linh động. Ngoài ra còn có SEO Watcher và SEO Mojo là 2 công cụ kiểm tra thứ hạng miễn phí
trên Android.
* Nếu bạn sử dụng phần mềm như Rank Tracker thì khi kiểm tra thứ hạng bạn sẽ cần sử dụng thêm
proxies để quá trình kiểm tra không bị chặn bởi các bộ máy tìm kiếm. InstantProxies.com là một lựa
chọn tốt nếu bạn cần mua private proxies với chi phí hợp lý và chất lượng ổn định.


Công cụ SEO tổng hợp
Đây là các công cụ / dịch vụ hỗ trợ người làm SEO bằng cách gom tất cả tính năng đã được
nêu ở trên vào một chỗ bao gồm (nhưng không giới hạn) các tính năng như kiểm tra thứ
hạng từ khóa, kiểm tra backlinks, kiểm tra từ khóa đối thủ sử dụng, nghiên cứu từ khóa,
kiểm tra tình trạng của website, tạo report, etc. Do gom nhiều tính năng vào một chỗ nên đôi
khi chi phí sẽ cao hơn và chưa chắc bạn sẽ cần sử dụng hết tất cả tính năng này. Ngoài ra vì
tổng hợp nhiều tính năng nên chưa chắc từng tính năng riêng lẻ đã tốt bằng các dịch vụ
cung cấp đơn lẻ. Tuy nhiên nếu bạn cần một giải pháp SEO tổng thể cho công ty thì các công
cụ sau đây có thể thích hợp:
Moz PREMIUM
Searchmetrics PREMIUM
BrightEdge PREMIUM
Dragonmetrics PREMIUM
SEO PowerSuite FREEMIUM
ScrapeBox PREMIUM
Moz, SearchMetrics, BrightEdge là những công cụ SEO có tiếng lâu nay trong ngành.
DragonMetrics là một công cụ tương tự nhưng được thiết kế đặc trưng cho thị trường Châu Á. SEO
PowerSuite là 1 bộ công cụ SEO gồm nhiều phần mềm khác nhau (có được nhắc đến bên trên) là
một lựa chọn khá tốt nếu bạn thích phần mềm hơn là ứng dụng web. Scrapebox là một phần mềm
cực kỳ hữu dụng với các tính năng đa dạng và hữu ích có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu.

Công cụ theo dõi SEO trending


Một trong những nhiệm vụ quan trọng của SEOers là phải thường xuyền theo dõi xu hướng
và các cập nhật mới nhất của các bộ máy tìm kiếm và kịp thời phản ứng khi có các thay đổi
lớn. Có một số công cụ có thể giúp bạn theo dõi được những thay đổi lớn trên các bộ máy
tìm kiếm:
MozCast FREE
Algoroo FREE

Ngoài ra còn có lịch sử tất cả các cập nhật về thuật toán tìm kiếm của Google từ Moz.

Công cụ SEO hỗ trợ khác
Đây là các công cụ SEO không thuộc các nhóm bên trên và hữu dụng trong các công việc
hằng ngày của người làm SEO.
SEOQuake FREE
SEOQuake là một browser extension – toolbar cung cấp cho bạn ngay những thông tin SEO cần
thiết và chi tiết về một website một cách nhanh chóng. Công cụ này cũng hỗ trợ cho ngay cả các kết
quả đang hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Ayima Redirect Path FREE
Đây là công cụ cho phép nhanh chóng kiểm tra xem trang web bạn đang xem có bị redirected hay
không và header status code hiện là gì (301,302, 404, 500, v.v…)
SEOTools for Excel FREEMIUM
Một trong những công cụ SEO tiện lợi nhất, giúp bạn có thể lấy mọi thông tin SEO cần thiết mà
thậm chí còn không cần phải rời khỏi file excel.
CopyScape PREMIUM
Công cụ này giúp phát hiện ra xem hiện nay có trang web nào đang copy hay sử dụng bài viết của
website bạn hay không hoặc để xem bài viết mà bạn đang chuẩn bị đưa lên website mình có phải là
nội dung bị duplicated ở đâu đó rồi hay không.
Robots.txt Checker FREE


Robots.txt là file hướng dẫn các con bọ của các bộ máy tìm kiếm xem phần nào của website thì nên
quét và phần nào thì không. Những sai sót trong file robots.txt đôi khi có thể có ảnh hưởng nghiêm
trọng đến website. Công cụ này sẽ giúp kiểm tra xem file robots.txt có bị vấn đề gì hay không.



×