Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

VỀ đổi mới PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy và tổ CHỨC VIỆC tự học, THẢO LUẬN của SINH VIÊN đối với các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.99 KB, 8 trang )

VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ TỔ CHỨC
VIỆC TỰ HỌC, THẢO LUẬN CỦA SINH VIÊN
ĐỐI VỚI CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Nguyễn Huỳnh Bích Phương*

Trước hết, cần phải nói rằng, việc giảng dạy các mơn Lý luận
chính trị đang gặp rất nhiều khó khăn. Người giảng viên đang đứng
trước những u cầu và thách thức mới. Một mặt, cần phải đứng
vững trên lập trường chính trị mác-xít, giữ vững ngun tắc của
Đảng trước sự cơng kích của những kẻ cơ hội và các thế lực thù
địch; mặt khác, lại phải bắt nhịp được với hơi thở của cuộc sống, do
đó phải thay đổi phương pháp cho phù hợp với nội dung mơn học và
xu hướng phát triển của thời đại. Chính vì thế, trong các trường đại
học và cao đẳng hiện nay, đổi mới phương pháp giảng dạy các mơn
Lý luận chính trị đang được bàn luận rất nhiều, nhất là từ khi có
chương trình mới của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Đặc biệt, Nghị quyết số 29, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn
bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã thổi một luồng gió mới trong
đời sống chính trị – xã hội của nước ta hiện nay. Nghị quyết nhấn
mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng

470

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO




lực của người học”1. Mặt khác, hiện nay khi nội dung chương trình
cũng như thời lượng lên lớp các mơn Lý luận chính trị có sự rút gọn
và giảm tải đáng kể thì hơn bao giờ hết, vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học các mơn học này ngày càng trở nên bức bách.
Với tinh thần ấy, tơi xin có một số ý kiến về vấn đề đổi mới
phương pháp giảng dạy và tổ chức việc tự học, thảo luận của sinh
viên đối với các mơn Lý luận chính trị nhằm phát triển năng lực
khoa học và phẩm chất nghề nghiệp tương lai của sinh viên.
1. Về đổi mới phương pháp giảng dạy các mơn Lý luận
chính trị
Đổi mới phương pháp giảng dạy các mơn Lý luận chính trị
theo cách tiếp cận năng lực khoa học và phẩm chất nghề nghiệp
tương lai của sinh viên có nghĩa là thế nào ?
Để phát triển năng lực khoa học là cần phải rèn luyện cho sinh
viên phong cách tư duy và phương pháp nghiên cứu mang tính khoa
học, tính tự chủ, tự giác, độc lập, sáng tạo,…; còn để bồi dưỡng và
phát triển phẩm chất nghề nghiệp tương lai là cần phải rèn luyện
cho sinh viên cách thức tổ chức hoạt động chun mơn, thuyết trình,
thảo luận trên lớp, phong cách ứng xử, cách thức giao tiếp với tập
thể, với xã hội,… Tức là phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho
khơng phải chủ yếu là nhồi nhét kiến thức mà là làm sao cho sinh
viên biết làm theo năng lực và phẩm chất của mình, thơng qua đó
phát triển năng lực và phẩm chất của mình.
Do vậy, theo tơi, đổi mới phương pháp dạy học các mơn Lý
luận chính trị hiện nay bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển
năng lực khoa học của sinh viên.


* Thạc sĩ, Khoa Giáo dục chính trị - Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương
khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2013, tr. 127.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

471


Trước hết, mục đích của việc đổi mới phương pháp giảng dạy
là nhằm phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của sinh viên;
tránh thái độ thụ động, rập khn theo bài giảng của thầy, từ đó sinh
viên có được phong cách tư duy độc lập trong học tập cũng như
trong nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, việc đổi mới phương pháp
giảng dạy các mơn Lý luận chính trị sẽ góp phần làm cho sinh viên
thêm quan tâm, hứng thú học tập và nghiên cứu, từ đó sẽ thúc đẩy
chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học các mơn khoa học này.
Điều đó đòi hỏi trước hết phải thường xun khơi dậy, rèn
luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự đặt vấn đề và
tự giải quyết vấn đề của sinh viên ngay trong q trình học tập ở
nhà trường. Ngồi ra, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách ghi
chép, đọc tài liệu, chuẩn bị xêmina,…Đặc biệt, khi nội dung chương
trình và thời lượng lên lớp có sự giảm tải đáng kể thì việc kết hợp
giữa việc hướng dẫn của thầy với sự tự nghiên cứu của trò là hết sức
quan trọng. Cụ thể là, cần kết hợp thuyết trình với nêu vấn đề,
hướng dẫn những tài liệu mới, định hướng nghiên cứu và gợi ý giải
quyết những vấn đề mà khoa học và thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Nhưng điều quan trọng là phải giúp sinh viên nắm được những
ngun lý cơ bản, vận dụng chúng trong những điều kiện mới,

những mơn học và những chun ngành mới.
Đây là q trình rèn luyện cho sinh viên có năng lực tư duy
chính xác và phẩm chất tư duy biện chứng. Mà điều này thì cực kỳ
cần thiết, vì như Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Một dân tộc muốn đứng
vững trên đỉnh cao của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý
luận”2.
Cần phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của
sinh viên trong q trình lĩnh hội tri thức. Điều đó có thể thực hiện
được thơng qua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực:
phương pháp động não, phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp, phương
pháp đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan và sự kết hợp một cách
nhuần nhuyễn các phương pháp với nhau tùy điều kiện cụ thể.
Giảng viên cần phải có phương pháp xây dựng các tình huống đòi
hỏi sự tìm tòi, đào sâu suy nghĩ, phát triển và mở rộng kiến thức của
2

C. Mác và Ph. Ăngghen, Tồn tập, t. 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 489.

472

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


sinh viên. Bản thân các phương pháp đều có những ưu, nhược điểm,
do vậy khơng nên coi bất kỳ phương pháp nào là tối ưu, là chìa khóa
vạn năng cho việc truyền thụ tri thức. Thậm chí, cùng một bài giảng
nhưng khi giảng cho các lớp khác nhau thì phương pháp cũng phải
vận dụng khác nhau.

Điều đó đòi hỏi người giảng viên phải có kiến thức sâu rộng
và thường xun cập nhật những tri thức, thơng tin mới. C. Mác đã
từng nói: “chính những con người làm thay đổi hồn cảnh và bản
thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”3.
Thứ hai, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng bồi dưỡng
và phát triển phẩm chất nghề nghiệp tương lai của sinh viên.
Việc đổi mới phương pháp dạy học các mơn Lý luận chính trị
theo hướng này cần phải có sự phối hợp nhiều giải pháp, mức độ ưu
tiên các giải pháp tùy theo đối tượng sinh viên. Trên cơ sở nắm
vững đặc điểm đối tượng, đổi mới phương pháp dạy học các mơn
Lý luận chính trị cần chú ý những điểm chủ yếu sau:
- Thực hiện triệt để phương châm “lấy người học làm trung
tâm”, cho nên người giảng viên cần kết hợp nhiều phương pháp dạy
học khác nhau tùy thuộc vào nội dung bài giảng và đối tượng sinh
viên. Thơng qua đó, sinh viên rèn luyện được các kỹ năng cần thiết
như: Kỹ năng diễn đạt, thuyết trình, tranh luận, thảo luận; kỹ năng
đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; kỹ năng nói trước đám đơng; kỹ
năng tổ chức các hoạt động chun mơn;.v.v…
Để kích thích tính chủ động của sinh viên thì người giảng viên
cũng phải ln ln động não, phát huy tính sáng tạo của mình
trong q trình triển khai bài giảng, đồng thời người học phải tập
trung vào bài giảng, phải suy nghĩ, đóng góp ý kiến xây dựng bài
học.
- Giảng viên có thể và cần phải kết hợp sử dụng các phương
tiện hiện đại trong q trình dạy học. Để phương tiện dạy học hiện
3

C. Mác và Ph. Ăngghen, Tồn tập, t. 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 10.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015


473


đại phát huy hiệu quả, giảng viên cần có sự đầu tư ứng dụng các
phần mềm tin học như tạo ra các mơ hình, sơ đồ hóa kiến thức, sưu
tầm phim, các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,.v.v…Tuy
nhiên, việc sử dụng các phương tiện cơng nghệ hiện đại chỉ mang
tính chất hỗ trợ, bản thân nó khơng thể thay thế nội dung tri thức
khoa học, do đó sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp
của giảng viên là điều hết sức cần thiết. Muốn vậy, giảng viên phải
đầu tư thời gian mới có thể chuẩn bị tốt để nêu vấn đề và cùng sinh
viên giải quyết vấn đề.
Định hướng chung của đổi mới phương pháp giảng dạy các
mơn Lý luận chính trị là cần phải trình bày các luận cứ có tính chất
kinh điển, những nội dung cơ bản, đặc biệt là vận dụng, liên hệ với
thực tiễn của đất nước và chun ngành đào tạo của sinh viên. Vì
vậy, cần phải có sự kết hợp việc giảng dạy của thầy với việc tự học,
thảo luận của trò.
Điều này càng trở nên quan trọng và bức thiết khi quỹ thời
gian lên lớp hết sức hạn chế. Cho nên, cần kết hợp thuyết trình với
nêu vấn đề; hướng dẫn những tài liệu mới; định hướng nghiên cứu,
đặt câu hỏi để sinh viên trả lời, gợi ý, giải quyết những vấn đề mà
khoa học và thực tiễn cuộc sống đặt ra. Nhưng điều quan trọng là
giúp sinh viên nắm vững những quan điểm lý luận cơ bản, vận dụng
chúng trong nhận thức và thực tiễn.
Với quan điểm trên đây, để thực hiện tốt việc đổi mới phương
pháp giảng dạy các mơn Lý luận chính trị cần phải đảm bảo những
ngun tắc cơ bản sau đây:
Một là, phải giữ vững bản chất khoa học và cách mạng cũng

như vai trò kim chỉ nam của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
Hai là, phải thực sự qn triệt ngun tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn, học đi đơi với hành, vận dụng lý luận vào việc
giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

474

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Ba là, cần xác định phương pháp giảng dạy đúng đắn trên cơ
sở nắm vững đối tượng, bản chất và đặc điểm của từng mơn Lý luận
chính trị.
Xác định rõ điều đó sẽ đưa lại sự hứng thú và say mê cho
người học, giúp ích thiết thực cho việc mở mang trí tuệ, nhất là khả
năng tư duy, khả năng dùng lý trí và lập luận lơgíc để giải thích,
chứng minh hay phản bác một vấn đề nào đó.
Bốn là, cần kết hợp giảng dạy lý luận với giáo dục tư tưởng
chính trị, lý tưởng, lối sống và đạo đức.
Giảng dạy các mơn Lý luận chính trị khơng phải đơn thuần
trang bị cho sinh viên một mớ kiến thức lý luận, mà quan trọng là
thơng qua những kiến thức ấy sinh viên có được tư tưởng chính trị
vững vàng, có lối sống và phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đó là giáo
dục thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, nâng
cao sự hiểu biết và niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
của nước ta, từ đó tự khẳng định được những giá trị trong cuộc
sống, biết lựa chọn lối sống chân chính, có ích cho xã hội. u cầu

này đòi hỏi các giảng viên Lý luận chính trị càng có trách nhiệm
nặng nề hơn. Cùng với việc trang bị cho sinh viên những kiến thức
về các ngun lý, quy luật, phạm trù ,…thì các giảng viên Lý luận
chính trị còn có nhiệm vụ giáo dục lý tưởng sống, tình cảm nghề
nghiệp cho họ.
2. Về tổ chức việc tự học, thảo luận của sinh viên
Trước hết phải nói rằng, việc phân chia, quy định số tiết và nội
dung giảng dạy của giảng viên với số tiết và nội dung tự học, thảo
luận của sinh viên là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, cần tránh rập
khn, máy móc khi áp dụng cụ thể đối với từng chương, từng mục,
mà phải hết sức linh hoạt, nhạy bén cho phù hợp với từng đối tượng
sinh viên, cũng như những điều kiện cụ thể nhất định.
Vậy tổ chức việc tự học, thảo luận của sinh viên như thế nào ?
Điều kiện bắt buộc đối với mọi sinh viên là phải có giáo trình
khi thực hiện mơn học. Nhưng khơng ít các vấn đề trong giáo trình
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

475


lại được trình bày một cách hết sức chung chung, nên nếu chỉ đọc
giáo trình khơng thơi thì khó có thể hiểu được bản chất của vấn đề.
Chính vì vậy, giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên tham khảo các
tài liệu khác nhau để có thể hiểu sâu sắc hơn và từ đó vận dụng một
cách phù hợp những quan điểm lý luận cơ bản vào trong cuộc sống
và trong chun ngành đào tạo của mình.
Về vấn đề tự học của sinh viên:
Để học tốt các mơn Lý luận chính trị, sinh viên khơng chỉ bằng
ý chí quyết tâm mà phải bằng cả tình cảm sâu sắc, khơng chỉ bằng
khối óc mà phải bằng cả trái tim của chính mình. Chỉ có sự kết hợp

giữa khối óc với trái tim, giữa trí tuệ với tình cảm mới mang lại hiệu
quả thiết thực. Do vậy, việc tự học của sinh viên phải qn triệt u
cầu đó.
Cụ thể là, có những nội dung tự học của sinh viên nhất thiết
phải có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên, nhưng cũng có
những nội dung sinh viên có thể tự đọc, tự nghiên cứu là có thể hiểu
được. Vì vậy, để sử dụng hợp lý thời gian có thể có của sinh viên,
tránh sự nhàm chán, thụ động và để nâng cao hiệu quả của việc tự
học thì nên có sự kết hợp tự học ở trên lớp với tự học ở nhà có sự
định hướng, kiểm tra, đánh giá của giảng viên.
Chẳng hạn, những nội dung liên quan đến đề tài thảo luận thì
giảng viên có thể giao nhiệm vụ cho sinh viên về nhà tự nghiên cứu,
viết bài thuyết trình chuẩn bị cho buổi thảo luận một cách sơi nổi, có
hiệu quả thiết thực. Việc chuẩn bị ấy phải được giảng viên kiểm tra,
đánh giá một cách nghiêm túc. Còn những nội dung mang tính học
thuật trừu tượng thì phải được tiến hành trên lớp có sự giải thích,
gợi mở của giảng viên, giải đáp những thắc mắc và trả lời những
câu hỏi của sinh viên. Để thực hiện tốt điều đó, giảng viên cần giao
nhiệm vụ cụ thể để sinh viên tự nghiên cứu và chuẩn bị trước cho
những tiết học sau.
Về vấn đề thảo luận của sinh viên:
Cần phải nhạy bén, linh hoạt trong việc tiến hành các buổi thảo
luận, thiết lập nội dung các đề tài, các chủ đề thảo luận theo hướng

476

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



gắn kết lý luận với thực tiễn, đặc biệt là thực tiễn đổi mới của đất
nước, cũng như chun ngành đào tạo của sinh viên. Để thực hiện
tốt điều đó, giảng viên có thể phân chia thành các nhóm thảo luận
với quy mơ hợp lý, trong đó mỗi nhóm thực hiện những nội dung
trọng tâm nhất định. Đặc biệt, giảng viên cần có những gợi mở, đặt
vấn đề để sinh viên suy nghĩ trả lời và tranh luận. Khi kết thúc thời
gian thảo luận, giảng viên cần tổng kết lại những nội dung đã thực
hiện được, chưa thực hiện được của buổi thảo luận, giải đáp cụ thể
những thắc mắc có thể nảy sinh từ sinh viên.
Để nâng cao hiệu quả việc tự học và thảo luận của sinh viên thì
nên có những biện pháp cụ thể (chẳng hạn cộng điểm vào cột điểm
q trình) trong việc đánh giá kết quả theo hướng tạo động lực cho
sinh viên trong tu dưỡng, học tập, nghiên cứu khoa học.
Trên đây là một số ý kiến về đổi mới phương pháp giảng dạy
và tổ chức việc tự học, thảo luận của sinh viên đối với các mơn Lý
luận chính trị nhằm nâng cao năng lực khoa học và phẩm chất nghề
nghiệp tương lai của sinh viên. Những vấn đề đó chỉ có thể thực
hiện được khi có tinh thần tự giác, hợp tác của mỗi sinh viên; đặc
biệt, khi mỗi giảng viên thực sự có tình cảm và trách nhiệm đối với
nghề nghiệp của mình, tình cảm và trách nhiệm đối với thế hệ trẻ.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

477



×