Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân biệt truyện cổ tích thần kì và thế sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.79 KB, 20 trang )

Phân biệt truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích thế sự?
Truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích thế sự (hay cổ tích sinh hoạt) ranh giới giữa chúng
không phải rõ ràng , dứt khoát, sự phân chia chúng cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tiêu chí
quan trọng và chủ yếu nhất để phân biệt truyện cổ tích thế sự và cổ tích thần kì là phương
pháp sáng tác tức là phương pháp chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực. Cả 2 đều dùng hư
cấu , tưởng tượng để khái quát, cụ thể hóa xã hội và lí tưởng của nhân dân và lấy con người
làm trung tâm để phản ánh. Sự khác nhau của chúng có thể xét trên 1 số phượng diện sau:
1. Tính chất, số lượng hư cấu, tưởng tượng.
- Cố tích thế sự: hư cấu, tưởng tượng trên cơ sở hiện thực cuộc sống. Yếu tố thần kì xuất
hiện ít hơn so vs cổ tích thần kì.
- Cổ tích thần kì: hư cấu, tưởng tượng trên cơ sở thực tại và phi thực tại. Cái thực với cái
không thực kết hợp hài hòa với nhau không thể tách rời.
=> Một bên hiện thực cuộc sống là cốt lõi, yếu tố thần kì là thứ yếu; còn một bên cốt lõi,
nguồn gốc là từ thế giới quan thần bí tác động vào đời sống hiện thực.
2. Vai trò, tác động của yếu tố thần kì.
- Cổ tích thần kì: yếu tố thần kì có vai trò quan trọng quyết định hoặc chi phối mạnh mẽ
đối với sự phát triển và giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong truyện.
- Cổ tích thế sự: xung đột , mẫu thuẫn trong truyện phát sinh , phát triển và giải quyết bằng
tác động của con người , bằng sự vận động của bản thân nhân vật người. Yếu tố thần kì
không đóng vai trò quyết định hoặc chỉ chi phối theo quy luật thông thường của đời sống
thực tại trần gian.
ð Truyện cổ tích thần kì giải quyết xung đột trong cõi thần kì và bằng cái thần kì. Cổ tích
Trang 1


thế sự giải quyết xung đột trong đời thực và bằng cái logic của đời sống xã hội. Hư cấu ở
đây nếu có cũng chỉ là thứ yếu, giống như cái đường viền.
3. Thời gian xuất hiện
- Cổ tích thần kì: xuất hiện trong quá trình tan rã xã hội nguyên thủy, hình thành gia đình
phụ quyền, phát triển của xã hội có giái cấp, nhất là trong xã hội phong kiến.
- Cổ tích thế sự: xuất hiện muộn hơn cổ tích thần kì.


4. Nhân vật
- Cổ tích thần kì: đa số nhân vật chính diện là người thụ động , bất lực trước hoàn cảnh.
Truyện cổ tích thần kì lí tưởng hóa các nhân vật chính diện bằng cách làm lại cuộc đời của
họ 1 cách không tưởng và khẳng định phẩm chất của học 1 cách tuyệt đối.
- Cổ tích thế sự: nhân vật có tính chủ động, tích cực hơn. Truyện cổ tích thế sự cũng lí
tưởng hóa nhân vật của mình nhưng theo 1 cách khác: để cho họ tự lo liệu lấy số phận
mình, khẳng định phẩm chất của họ thông qua ứng xử cụ thể của bản thân họ. Sự bế tắc
của họ là sự bế tắc của con người tích cực.
5. Không gian, thời gian.
- Cổ tích thần kì: Thời gian, không gian trong truyện đa dạng: có thời gian kéo dài, thời
gian đứng yên, phi thực…Không gian rộng lớn của bốn cõi: trời , đất, trần gian, hoàng
cung, địa ngục. Nhân vật có thể di chuyển tức thời và dễ dàng. Cuộc đời nhân vật cũng
được miêu tả kéo dài trong thời gian, không gian mở rộng, kéo dai với nhiều sự kiện, tình
huống khác nhau => mang tính phi thực cao hơn.
- Cổ tích thế sự: Không gian, thời gian gần giống với không gian, thời gian thực tại, trần
Trang 2


thế trong quan niệm thông thường của nhân dân. Cuộc đời nhân vật được miêu tả tập trung,
hạn chế. .
Truyện cổ tích sinh hoạt à "gần đời thiết thực"; những câu chuyện vẫn xảy ra trong cuộc
sống đa dạng của xã hội loài người.

- Truyện cổ tích là loại truyện tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, xuất hiện từ rất xưa, chủ
yếu do các tầng lớp bình dân sáng tác, trong đó óc tưởng tượng (bao gồm cả huyễn tưởng)
chiếm phần quan trọng . Có thể có yếu tố hoang đường, kì diệu hoặc không
- Phong cách truyện cổ tích thường kết hợp hiện thực với lãng mạn

Trang 3



- Khái quát hiện thực xã hội ,con người với tư cách “tổng hòa những quan hệ xã hội”.
- Trình bày cuộc sống trong trạng thái động của nó, phù hợp với quy luật phát triển nội tại
của nó, và phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân về cuộc sống đó.
- Trình bày cuộc sống trong trạng thái động của nó, phù hợp với quy luật phát triển nội tại
của nó, và phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân về cuộc sống đó.
Truyện cổ tích thần kỳ:giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có ý nghĩa ma thuật
như dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.) cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng; đoạt
báu vật thần thông; người con gái đội lốt thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng; v.v.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ
1. Nhân vật chính của truyện cổ tích thần kì
Người dũng sĩ (Thạch Sanh – người mồ côi cũng là dũng sĩ diệt chằn tinh và đại bàng,
Chàng Hai trong truyện Giết thuồng luồng,…) Nhóm người có tài lạ (Ba chàng thiện nghệ,
Bốn anh tài, Anh em sinh năm,…)
- Người em út (Lang Liêu trong Sự tích bánh chưng, bánh Dầy, người em trong Hai anh
em và Cây khế,…) Người mồ côi (Chử Đồng Tử trong truyện Chử Đồng Tử, Thạch Sanh
trong truyện Thạch Sanh,…)
Người con riêng (Tấm trong Tấm Cám, cậu bé trong Sự tích chim đa đa …) Người đi ở
(anh trai cày trong Cây tre trăm đốt, cô gái đi ở trong Sự tích con khỉ,…)
Người mang lốt vật (Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa, Cóc trong Lấy vợ cóc,…),
èMỗi nhân vật trong số những nhân vật trên là tên gọi chung của những nhân vật đồng
dạng –có những nét tương đồng căn bản về tính cách, hành động và số phận và thường
xuất hiện trong những truyện cổ tích thần kì có cốt truyện đại thể giống nhau. Người ta gọi
là kiểu nhân vật.
à Phân loại nhân vật chính: Loại nhân vật bất hạnh gồm người em út, người con riêng,
người mồ côi, người mang lốt vật, người đi ở,… Loại nhân vật kì tài gồm người dũng sĩ và
những người có tài lạ.
1. Nhân vật chính của truyện cổ tích sinh hoạt:
Trang 4



- Nhân vật xấu xa: đứa con bất hiếu (Đứa con trời đánh,…), người vợ, người chồng bất
nghĩa (Đồng tiền Vạn Lịch,…), người bạn bất lương (Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu
giữ nhà rồi mới sinh ông,…), kẻ lừa đảo để lấy vợ giàu (Dì phải thằng chết trôi, tôi phải
đôi sấu sành,…).
- Nhân vật đức hạnh: người mẹ hiền, người con thảo (Mẹ hiền, con thảo), người vợ, người
chồng tình nghĩa (Nghĩa cũ tình nay, Mài dao dạy vợ,…), người dân lương thiện (Người ăn
mía và người chủ vườn,…).
- Nhân vật mưu trí (trí xảo): (Trạng Quỳnh, Nói dối như Cuội, Em bé thông minh, Phân xử
tài tình,…)
Nhân vật khờ khạo (ngốc): (Đặt lờ trên ngọn cây, Thằng chồng khờ, Chàng ngốc được
kiện, Trạng Lợn,…)
2. Xung đột trong truyện cổ tích thần kì
* Truyện cổ tích thần kì nổi lên hai loại xung đột: xung đột xã hội và xung đột giữa con
người với những trở lực của thiên nhiên.
- Đề tài về sự xung đột của con người với những trở lực của thiên nhiên à nhằm tìm hiểu
và chế ngự những sức mạnh tự nhiên trong thần thoại và sử thi.
- Hai xung đột: xung đột xã hội và xung đột của con người với thiên nhiên làm nảy sinh
một số truyện kết hợp cả hai đề tài ấy. (Truyện Thạch Sanh với hai tình tiết Thạch SanhChằn Tinh, Đại Bàng và Thạch Sanh- Lí Thông, là một ví dụ tiêu biểu).
** Truyện cổ tích thần kì luôn luôn được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng
thần kì. Nhân vật chính ít nhiều có tính chất thụ động
Lực lượng thần kì gắn với tín ngưỡng: những nhân vật thần kì (Thần, Bụt, Tiên,…); những
vật có phép màu ( cung tên thần, gươm thần, đàn thần, bút thần, sách ước,…); sự biến hóa
siêu tự nhiên ( người hóa thành vật, vật hóa thành người, vật này hóa thành vật khác, người
thế này hóa thành người thế khác,…)…

Trang 5


Lực lượng thần kì cũng có thể chia thành hai loại: lực lượng thần kì trợ thủ của nhân vật

chính ( phía thiện chính nghĩa) và lực lượng thần kì đối thủ của nhân vật chính hay đối thủ
thần kì (phía ác, phi nghĩa).
2. Xung đột trong truyện cổ tích sinh hoạt
Hai đề tài lớn: đề tài đạo đức và đề tài trí khôn
- Thường chỉ đơn giản là những câu chuyện kể mang tính chất minh họa về những tấm
gương kiểu mẫu về phẩm hạnh (hiếu, đễ, tiết, nghĩa,…) hoặc những “tấm gương phản
diện” cùng loại à giới hạn ở sự giáo dục đạo đức
- Xung đột là xung đột xã hội. Nói đúng hơn, đó là những câu chuyện kể về cuộc tả xung
hữu đột của nhân vật mưu trí với đám cường hào, quan lại, thậm chí với cả vua chúa, cả
thần thánh va cả sứ của “thiên triều”.
Xung đột giữa ngay và gian trong đời thường nhưng là xung đột ở ngay đỉnh điểm, căng
thẳng àcách giải quyết những xung đột à ước mơ lãng mạn về một nền công lý sáng
suốt, công bằng.
è xung đột làm nền cho truyện cổ tích sinh hoạt vẫn là xung đột xã hội.
- Đã vượt ra ngoài khuôn khổ của những quan hệ gia đình.
Ví dụ: cuộc tả xung hữu đột của Trạng Quỳnh ngay giữa xã hội lớp trên rõ ràng là một biểu
hiện sinh động của cuộc đấu tranh của nhân dân chống ách chuyên chế phong kiến.
3. Kết cấu của truyện cổ tích thần kì.
Phần đầu: nhân vật chính xuất hiện.
- Mô típ a: sự xuất thân thấp hèn ( loại nhân vật bất hạnh)
- Mô típ b: sự ra đời thần kì ( loại nhân vật kì tài
Phần giữa: cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong “ thế giới cổ tích”.
+Ra đi
-Mô típ a: rời nhà đi nơi xa.
Trang 6


- Mô típ b: bước vào tình huống, hoàn cảnh khác thường.
+ Gặp thử thách, lực lượng thù địch.
- Mô típ a: gặp nhiều (thường là ba ) thử thách, địch thủ.

- Mô típ b: gặp một thử thách, địch thủ.
+Chiến thắng thử thách, lực lượng thù địch.
- Mô típ a: nhờ trợ thủ thần kì.
- Mô típ b: bằng tài trí, lòng tốt.
Phần kết: Đổi đời hay là sự thay đổi số phận trong “thế giới cổ tích”.
- Mô típ a: thưởng (cho nhân vật chính) và phạt ( đối với kẻ ác, lực lượng thù địch).
- Mô típ b: nhân vật chính được đền bù, được giải thoát khỏi sự bất hạnh,…nhờ sự biến
hóa siêu nhiên
è Tính chất trọn vẹn của câu chuyện kể về số phận, cuộc đời nhân vật chính; tính chất
phiêu lưu của cuộc đời nhân vật chính, vai trò không thể thiếu của yếu tố thần kì,…
3. Kết cấu của truyện cổ tích sinh hoạt
Không được xây dựng theo một hoặc một vài sơ đồ kết cấu chung nào. Câu chuyện kể
thường linh động, vì những môtip xã hội và sinh hoạt không bền vững.
- Kiểu kết cấu “kể sự việc”
+ Sử dụng rộng rãi trong nhóm truyện về đề tài đạo đức
+ Kiểu kết cấu này hết sức đơn giản,nhân vật thì không có diện mạo, cuộc đời thì chỉ kết ở
một sự việc và trong sự việc ấy hầu như không có xung đột trực diện (Ví dụ: “Mài dao dạy
vợ, Giết chó khuyên chồng, Cờ gian bạc lận, Đứa con trời đánh,…)
+ Được sử dụng phổ biến ở những truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài “Phân xử tài tình”:chỉ
kể việc, không tả người; nhân vật chính cũng không có số phận à chính sự việc được kể
đã vẽ ra tính cách của nó.
- Kiểu kết cấu “xâu chuỗi”:
àđề tài trí khôn,nhóm truyện “Trạng”. “Trạng Quỳnh” 40 truyện; “Trạng Lợn”
20truyện.)
Trang 7


+ Đó là những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật mưu trí và của nhân
vật khờ khạo.
Cuộc phiêu lưu của nhân vật mưu trí thì chủ động>< của nhân vật khờ khạo thì chỉ là nhắm

mắt, đưa chân. Kết quả thành bại ra sao thì hoàn toàn bất ngờ không đoán được
Như vậy, “Xâu chuỗi” là một biện pháp nghệ thuật kết cấu nằm khắc họa rõ nét thêm tính
cách nhân vật, nâng cao “tầm vóc” của tính cách ấy
4. Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kì.
- Trực tiếp liên hệ đến nhân vật chính
à nói về cuộc đời nhân vật chính. Nhân vật đã qua những không gian rộng lớn, từ xứ sở
này đến xứ sở khác, đến tận nơi cuối đất cùng trời thậm chí xuống cõi âm, xuống thủy phủ,
lên cõi tiên,…nhưng thời gian, với nó, như ngưng đọng – nó không già đi, không thay đổi.
Liên quan đến những lực lượng thù địch của nhân vật chính và những trợ thủ thần kì
của nó.
àKhác : thời gian mau lẹ đối với những yêu quái, ma ác, quỷ thần và những trợ thủ thần
kì. Con đường nhân vật đi từ vương quốc của yêu quái đến thế giới người xa lắc xa lơ.
Nhưng yêu quái truy đuổi nhân vật chính cũng đuổi kịp rất nhanh. Mâu thuẫn về không
gian – thời gian ấy được “điều chỉnh” bởi những trợ thủ thần kì, bởi vì những vai này cũng
sống trong cùng thời gian như lực lượng thù địch của nhân vật chính. Hư cấu nảy sinh từ
đầu mối ấy.
- Thời gian truyện cổ tích gắn với tri giác về tiết tấu câu chuyện kể. Hệ thống trùng lặp từ,
câu… là chỉ báo về tính “một hồi” hay “nhiều hồi” của chuỗi hành động. Chính chúng tạo
ra tiết tấu của thời gian truyện cổ tích.
à Như vậy, thời gian của truyện cổ tích là dòng chảy của chuỗi hành động của nhân vật
chính – nó chậm chạp hay gấp gáp là do động thái của nhân vật chính
5. Những công thức cố định trong truyện cổ tích thần kì.
Có ba loại công thức cố định: những công thức mở đầu, những công thức kết thúc và
những công thức trần thuật
Trang 8


* Công thức mở đầu:
-


“Ngày xửa ngày xưa, ở một làng kia, có một,…”.

-

Truyện các dân tộc thiểu số mở đầu bằng những công thức như “Ngày xưa, vào
cái thời chim chích nuốt con sóc, con sóc nuốt con cầy…có một…” (Thái)

-

“Ngày xưa, lúc chiếc bánh giầy còn biết thổi kèn, đánh trống, người Hmông
còn chưa biết may quần áo, chưa có vàng bạc, chưa có nhẫn đeo tay…”
(Hmông)

èNhững công thức ấy đều có chung một đặc điểm hình thức, biểu thị tính chất đặc biệt cổ
xưa, ám chỉ tính chất “dường như có thể có” của câu chuyện kể.
- Chức năng cơ bản của công thức mở đầu là đưa người nghe từ dòng thời gian của cuộc
đời hàng ngày vào thời gian của câu chuyện kể, tách rời sinh hoạt hiện tại và, sau đó, như
theo một phép màu, nhập thân vào “thế giới cổ tích”.
Công thức kết thúc
Truyện cổ tích người Việt thường kết thúc: “Từ đó, dân Việt mới có tục ăn trầu…”
(Sự tích trầu, cau, vôi); “Ngày nay, những con sam thường đi cặp đôi, lúc nào con sam đực
cũng ôm lấy con sam cái ở dưới nước, như khi chồng ôm vợ để bay qua biển” (Sự tích con
sam),…Công thức này đưa ra một “dấu vết xưa còn lại” – một tục lệ, một sự vật,... – làm
bằng chứng cho “tính chất có thật” của câu chuyện kể.
*** Những công thức trần thuật
Đó là những công thức về thời gian, những công thức miêu tả đặc điểm nhân vật, những
công thức miêu tả hoàn cảnh tình huống,…
* Các kiểu nhân vật của truyện cổ tích gồm hai cặp nhân vật đối nghịch:đức hạnh và
xấu xa, mưu trí và khờ khạo.
- Xuất hiện loại nhân vật “tiêu cực”

- Đối với nhóm truyện về đề tài đạo đức: “nhân vật tích cực”, “nhân vật tiêu cực” được xác
định bằng tiêu chuẩn đạo đức

Trang 9


- Đối với nhóm truyện về đề tài trí khôn, “nhân vật tích cực”, “nhân vật tiêu cực” được xác
định theo tiêu chuẩn trí khôn.
Ví dụ: Trạng Quỳnh - “Trạng Quỳnh”, Cuội - “Nói dối như Cuội”,…là những nhân vật
mưu trí, trí xảo, do đó đều là “nhân vật tích cực”.
- “Nhân vật tiêu cực” về đề tài trí khôn là nhân vật khờ khạo. Dù nó không có biểu hiện
xấu xa về mặt đạo đức nhưng vì do nó ngốc và do ngốc nghếch mà luôn gặp thất bại nên
nó được coi là “nhân vật tiêu cực”.
4. Không gian và thời gian nghệ thuật của truyện cổ tích sinh hoạt
Không gian và thời gian “cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt rất gần gũi với người kể và
người nghe truyện.
- Bối cảnh sinh hoạt của câu chuyện kể quen thuộc với họ: khung cảnh nông thôn
và gia đình nông dân;
-

Những chuyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã;

-

Kẻ buôn bán và chuyện lừa đảo;

- Người học trò và chuyện thi cử; chốn cửa quan và chuyện kiện tụng;…
àCâu chuyện như xảy ra không xa, mà cũng chưa lâu, trong cuộc đời hàng ngày.
5. Thực tại và hư cấu trong truyện cổ tích sinh hoạt
- Thực tế thực tại đã trở thành cái nền của câu chuyện kể.

Có những truyện được kể như những câu chuyện mắt thấy tai nghe.
- Hư cấu không mang tính chất hư cấu kì ảo như ở truyện cổ tích thần kì.
+Sử dụng yếu tố kì dị nhằm thể hiện tư tưởng quả báo, thiên mệnh (“Đứa con trời đánh”,
“Chum vàng bắt được”,…)
+Sự miêu tả phi lí: Câu chuyện kể cho đến một lúc nào đó, hoàn toàn giống như thật;
+ Sự miêu tả phóng đại một nét tính cách nào đó của nhân vật (thường là ở loại nhân vật
“tiêu cực”) hoặc một tình huống khác thường àTính chất gây cười của nhiều truyện cổ
tích sinh hoạt bắt nguồn từ chỗ đó.

Trang 10


Thi pháp truyền thuyết và truyện cổ tích thần kỳ từ góc nhìn so sánh?
Truyền Thuyết và truyên cổ tích là hai loại truyện dân gian hình thành và phát triển
trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau.Do đó đặc điểm thi pháp cũng không
giống nhau.Tuy nhiên bên cạnh sự khác nhau, giữa hai loại truyện này cũng có những
mối quan hệ và sự tương đồng nhất định
I.Về quan hệ giữa hai thể loại:
- Xét thời điểm ra đời, truyền thuyết xuất hiện sớm và trước cổ tích rất lâu. Truyền
thuyết tiếp ngay sau thần thoại, . Truyền thuyết được xem là phương cách lý giải lịch
sử; cách tưởng nhớ nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử theo quan điểm của nhân dân.
- Truyền thuyết luôn gắn liền vận mệnh dân tộc. Nó là sự hòa quyện giữa “niềm
tin” và “cái thiêng”; là sự kết hợp giữa “lịch sử” và “hư cấu”.
- Trong khi đó, cổ tích ra đời muộn hơn. Cổ tích tiếp sau truyền thuyết
- Cổ tích chỉ ra đời trong lòng một xã hội đã phân chia giai cấp và nảy sinh mâu thuẫn
giai cấp về quyền lợi, địa vị.
- Cổ tích gắn liền số phận những người bất hạnh trong cuộc đời thường. Nó là phương
cách mà nhân dân gởi gắm ước mơ, khát vọng về một cuộc đời tốt đẹp, công bằng, hạnh
phúc. Nó là sự hòa quyện giữa “vẻ đẹp hồn nhiên, ngây thơ” và “chất thần kỳ, huyền
ảo”; là sự kết hợp giữa “hiện thực” và “hư cấu”.

->Như vậy, quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích là quan hệ tiếp nối và song hành. Cổ
tích tiếp nối truyền thuyết,. Cổ tích song hành cùng truyền thuyết, cùng vận động và
phát triển. Có điều, khi cổ tích hết vai trò tạo ra một “thế giới kỳ ảo chỉ có trong mơ
ước” thì truyền thuyết vẫn còn nhận lãnh sứ mệnh là bộ sử dân gian
II. Những điểm giống và khác nhau giữa cổ tích và truyền thuyết
a. Điểm giống nhau:
CỔ TÍCH THẦN
TRUYỀN THUYẾT
KỲ
LỊCH SỬ
Tự sự dân gian (có nhân vật, cốt truyện, tình tiết, lời
Dạng thức
kể…)
ĐIỂM Phương Cùng có sự hiện diện của yếu tố kỳ ảo, hoang
GIỐNG pháp
đường.
NHAU phản ánh

TIÊU CHÍ SO SÁNH

Trang 11


CỔ TÍCH THẦN
TRUYỀN THUYẾT
KỲ
LỊCH SỬ
Mọi truyền thuyết đều gắn với nhân vật lịch sử và
Nội dung
sự kiện lịch sử. Một số truyện cổ tích thần kỳ cũng

lịch sử
có nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử.

TIÊU CHÍ SO SÁNH

Chứng
tích văn
hóa

Truyền thuyết thường gắn liền chứng tích văn hóa
(địa danh, núi sông, gò bãi, lăng mộ, lễ hội…). Một
số truyện cổ tích thần kỳ cũng gắn liền với chứng
tích văn hóa.

- Có thể tin hoặc
không tin vào điều
Thái độ
được kể
tiếp nhận - Không có nhu cầu
gắn tác phẩm với
chứng tích văn hóa

- Luôn có niềm tinvào điều
được kể
- Luôn có nhu cầu gắn tác
phẩm với chứng tích văn hóa

2. Điểm khác nhau:
Tuy nhiên, truyền thuyết và cổ tích là hai thể loại khác biệt nhau cả về chức năng lẫn thi
pháp.

1. Kết cấu văn bản
- Kết cấu một văn bản cổ tích nhìn chung ổn định và theo công thức: giới thiệu lai
lịch, cảnh ngộ nhân vật → nhân vật gặp thử thách → vượt thử thách → kết thúc hạnh
phúc.
- Đặc biệt, trong cổ tích, kết thúc tác phẩm thường bao giờ cũng có “hậu”. Nhân vật
bao giờ cũng được đền bù xứng đáng cho những bất hạnh, những thử thách nghiệt ngã
mà mình phải gánh chịu, phải vượt qua., khiến người nghe (đọc) đều thỏa mãn, không
chờ đợi gì thêm nữa.
- Còn ở truyền thuyết, kết cấu văn bản hầu như không theo một công thức nào. Đặc
biệt, kết thúc tác phẩm luôn theo hướng “mở”. Nhân vật, nếu lập chiến công sẽ bay về
trời hoặc theo môtíp “đi đâu không biết”. Nhân vật, nếu phải chịu tuẫn tiết, hy sinh thì
hiển linh, thành phò trợ nhân dân. Cách kết thúc này khiến nhân vật truyền thuyết
không thể trở lại sống cuộc đời thường nhưng cũng không thể chết. Bởi nhân vật đã bất
tử trong lòng nhân dân.

Trang 12


- Về lời kết, cổ tích thần kỳ và truyền thuyết lịch sử hay nhắc đến những chứng tích văn
hóa còn lưu lại (một phong tục của làng xã, một tập tính của loài vật, một hình thể của
núi non...). Tuy nhiên, mục đích kết thúc của hai thể loại khác nhau rõ rệt.
- Ở cổ tích, “những chi tiết đó không phải là những bằng chứng chứng tỏ câu chuyện
kể là có thật như những “cổ tích” trong truyền thuyết lịch sử. Đó là những chi tiết nghệ
thuật nhằm đem lại cho câu chuyện kể có tính chất tưởng tượng, tính chất hư cấu kỳ ảo
(tức là truyện cổ tích) một màu sắc có vẻ như thật.
- Trong khi đó, ở truyền thuyết, những chứng tích văn hóa được nêu ở cuối tác phẩm
lại là thành tố không thể thiếu của thể loại.(Núi Sóc Sơn khi Gióng bau về trời) Nó là
yếu tố giữ gìn sức sống của truyền thuyết
2. Nhân vật:
- Nhân vật chính trong cổ tích, đặc biệt ở cổ tích thần kỳ, là con người của đời

thường, trong một xã hội phân chia giai cấp với đầy bất công, ngang trái. Đó là những
nhân vật bất hạnh: đứa con mồ côi, đứa con riêng, người con út, người đi ở, nhân vật
xấu xí... Diễn biến số phận của nhân vật trong cổ tích là một chuỗi dài bị thử thách,
vượt qua thử thách, để rồi kết thúc có hậu, nhân vật được đền bù, được hưởng hạnh
phúc dài lâu trong đời thường.
- Trái lại, nhân vật chính trong truyền thuyết luôn là nhân vật lịch sử, là những anh
hùng làm nên lịch sử.
- Một số đã được chính sử lưu danh, như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang
Trung, Trương Định... Nhưng phần nhiều là những anh hùng được nhân dân tôn
vinh, tưởng nhớ. Họ là những nhân vật quần chúng hướng theo cờ đại nghĩa.
- Họ hiện diện trên khắp nẻo đường đánh giặc. Vì một dạ trung thành, dám xả thân
phò tá, chở che chủ tướng, hoặc mưu trí lập công..., họ được nhân dân ngợi ca,
tưởng nhớ bằng cách đưa vào truyền thuyết, trở thành nhân vật truyền thuyết.
- Có điều, kết cuộc của nhân vật trong truyền thuyết luôn mang tính chất “mở”. Nhân
vật không như ở cổ tích, luôn gặp kết thúc có hậu, được hưởng hạnh phúc trong đời
thường, mà phần nhiều, họ phải chịu tuẫn tiết, hy sinh, hóa thân vào hồn thiêng sông
núi.
- Về nghệ thuật thể hiện, mỗi nhân vật trong cổ tích thần kỳ luôn thuộc về một kiểu
nhân vật nào đó (người mồ côi, người em út, người xấu xí mà tài ba...). Nhân vật cổ
tích được xây dựng theo nguyên tắc: mỗi nhân vật chỉ xuất hiện trong một câu
chuyện và chuỗi dị bản của truyện đó mà thôi.
-

Ví dụ, cô Tấm chỉ có trong cổ tích Tấm Cám; Thạch Sanh chỉ có trong truyện cổ
tích cùng tên; rồi Sọ Dừa, anh Khoai... cũng không ngoại lệ. Ngay cả trong nhiều
câu chuyện khác nhau, dù người kể chỉ dùng một từ phiếm chỉ: “chàng trai nghèo
Trang 13


nọ, cô gái kia” nhưng cũng không ai nghĩ rằng đó là một nhân vật được xuất hiện

trong nhiều câu chuyện. Bởi lẽ, trong cổ tích, mỗi tác phẩm là câu chuyện trọn vẹn
về cuộc đời một nhân vật. Một khi cổ tích đã kết thúc rồi thì xem như không còn gì
kể thêm về nhân vật nữa.
- Như cổ tích, trong truyền thuyết, nhân vật cũng luôn thuộc về một kiểu nhân vật nào
đó (nhân vật có biệt tài, nhân vật được giúp sức, nhân vật bị hành quyết...). Nhưng khác
cổ tích, nhân vật trong truyền thuyết còn xuất hiện theo nhóm truyện, hệ thống truyện.
Ví dụ, nhóm truyền thuyết về anh hùng Lê Lợi, nhóm truyền thuyết về anh hùng
Nguyễn Trung Trực, nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Thiên Hộ Dương... Sở
dĩ có hiện tượng này là vì truyền thuyết không bao giờ xuất hiện riêng lẻ. Chính sự hiện
diện của nhân vật lịch sử trong tác phẩm đã giúp các truyền thuyết rời rạc kết dính với
nhau thành từng mảng, nhóm truyện. Nhờ đó, truyền thuyết luôn có số lượng phong phú
và tồn tại theo hệ thống.
- Tình tiết
Là tự sự dân gian nên truyền thuyết và cổ tích đều có cốt truyện. Cốt truyện được hình
thành từ hệ thống các tình tiết.
Ở cổ tích, tình tiết chính trong những truyện có cùng kiểu nhân vật thường giống nhau.
Ví dụ, ở chuỗi tình tiết nhân vật đi cứu công chúa (tìm người yêu, tìm thuốc quý, tìm
kho báu...), trên đường đi, hễ gặp giống vật nào mắc nạn thì chàng trai (cô gái, người
em) sẵn lòng dừng lại cứu giúp. Sau này, khi gặp thử thách, nhân vật sẽ lập tức được
chính các giống vật ấy lần lượt giúp đỡ lại. Hay ở chuỗi tình tiết thử thách, thử thách
sau bao giờ cũng cam go hơn thử thách trước, nhưng lúc nào nhân vật chính cũng vượt
qua, để rồi được nhận phần thưởng cao quý hơn lần trước. Sự giống nhau này có thể
xem là dạng “đại đồng tiểu dị”.
-Còn truyền thuyết không như vậy. Mỗi truyền thuyết đều có những tình tiết riêng biệt
của mình, kể cả trong những truyện có cùng kiểu nhân vật. Tuy truyền thuyết cũng sử
dụng môtíp nhưng những môtíp này không theo công thức định sẵn như ở cổ tích.
Ví dụ: nhân vật lịch sử, trên bước đường khởi nghĩa, không phải hễ mình giúp được ai
(giống vật gì) thì ắt sau này sẽ được người ấy (giống vật ấy) giúp đỡ lại. Phần nhiều,
họ thành công là do bất ngờ có lực lượng phù trợ (trời, thần nhân, quần chúng mộ
nghĩa). Và nhân vật lịch sử bao giờ cũng gặp thử thách. Nhưng không phải thử thách

nào họ cũng vượt qua được. Thậm chí, họ còn bất ngờ gặp rủi ro, để rồi chiến bại.
- Có thể nói, nếu tình tiết trong cổ tích thường ở dạng “đại đồng tiểu dị” thì tình tiết
trong truyền thuyết lại mang tính cụ thể, không trùng lặp.
3.Thời gian và không gian nghệ thuật:

Trang 14


a.Thời gian:
- Trong cổ tích thần kỳ, thời gian luôn mang tính ước lệ, tượng trưng. Chuyện thường
bắt đầu bằng lời dẫn quen thuộc: “ngày xưa, thuở xưa, ngày xưa xưa lắm, không biết
thời nào, một ngày nọ, bỗng hôm kia, vào một đêm trăng…”.
- Kiểu thời gian mơ hồ này khiến câu chuyện luôn được bao bọc trong màn sương
huyền ảo. - Nó gợi ra một quá khứ thật xa xăm, đồng thời toát lên vẻ đẹp một đi không
trở lại. Chính sự mơ hồ của thời gian khiến câu chuyện thêm phần hấp dẫn.
-

Trái lại, thời gian trong truyền thuyết lịch sử bao giờ cũng mang tính xác định. Có
điều, tính xác định của thời gian trong truyền thuyết không hoàn toàn đồng nhất
với thời gian thực tế. : “Chẳng hạn như giặc Ân trong truyền thuyết Thánh Gióng.
Niên đại trong truyền thuyết này và truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh không ăn
khớp gì với sự thật lịch sử. Vậy mà, qua hàng bao thế kỷ, nhân dân vẫn hiểu được:
giặc Ân phi lịch sử đó là tượng trưng cho một thứ giặc ngoại xâm, niên đại phi lý
đó là ước lệ cho một khoảng thời gian rất xa xưa

- Thời gian xác định khiến truyền thuyết luôn gắn với một triều đại cụ thể, thậm chí
gắn với từng phút giây lịch sử. Trong truyền thuyết, chiến công và số phận của
nhân vật lịch sử, nội dung sự kiện lịch sử chỉ có ý nghĩa, chỉ đáng tin khi được gắn
kết với những thời điểm lịch sử cụ thể, xác định.
- Ví dụ, Thánh Gióng gắn liền thời Hùng Vương giữ nước, Hai Bà Trưng phất

cờ - thời chống xâm lược Hán, Bà Triệu cưỡi voi ra trận - thời chống giặc
Ngô, Lê Lợi tập hợp hào kiệt - thời chống quân Minh, Trương Định lãnh
chức Bình Tây nguyên soái - buổi đầu chống Pháp...
- Và hiển nhiên, niềm tin của người nghe (người đọc) truyền thuyết sẽ bị phá vỡ khi
nhân vật và sự kiện lịch sử bị ghép sai với thời điểm lịch sử. Có thể nói,cụ thể, chính
xác là yêu cầu đặt ra đối với thời gian truyền thuyết. Khác cổ tích, trong truyền thuyết,
thời gian càng cụ thể, xác định, tính đáng tin của câu chuyện càng tăng dần.
Về cách thể hiện thời gian, truyện cổ tích không quan tâm đến thời gian thực, thời
gian vật lý. Nó không có thời gian tâm lý. Trong cổ tích, thời gian giữ vai trò tạo không
khí, dẫn dắt, liên kết các tình tiết chứ không nhằm khắc họa tính cách, số phận nhân vật.
Nó được xem là một yếu tố nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm.
Trái lại, truyền thuyết gắn chặt với thời gian thực, thời gian vật lý, đôi khi có cả sự
hiện diện của thời gian tâm lý (trong một số truyền thuyết đời sau). Theo từng mốc thời
gian, nhân vật lịch sử sẽ lớn lên, gặp biến cố, lập chiến công và đến hồi kết cuộc (hy
sinh hoặc hóa thân).
-Thời gian trong truyền thuyết không có chức năng tạo nên tính hấp dẫn, lôi cuốn cho
câu chuyện như ở cổ tích. Điều quan trọng mà thời gian trong truyền thuyết có thể
mang đến cho người nghe (người đọc) chính là tính đáng tin của câu chuyện kể.
Trang 15


- Nói chung, nếu thời gian trong cổ tích chỉ tạo nên tính hấp dẫn cho câu chuyện chứ
không nhằm khẳng định tính xác thực cho nội dung thì ngược lại, thời gian trong truyền
thuyết chỉ giúp khẳng định tính xác thực cho nội dung chứ không nhằm tạo nên tính hấp
dẫn cho câu chuyện.
b. Không gian:
Không gian tức là địa điểm, là nơi chốn mà câu chuyện diễn ra, nơi gắn liền với cuộc
đời nhân vật và sự kiện trong tác phẩm.
Trong cổ tích thần kỳ, không gian là tất cả cảnh vật, cuộc sống nơi trần thế: một làng
quê thân thuộc, với ruộng lúa, đồng cỏ, giếng nước, bờ ao... (Tấm Cám, Sọ Dừa...); hay

một gốc đa to, một khu rừng vắng (Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt...); hoặc một bãi sông
xa, một vùng biển rộng (Chử Đồng Tử, Sự tích núi Ngũ Hành, Sự tích con dã tràng...).
Ngoài ra, còn một dạng không gian khác, đó là thế giới siêu nhiên, kỳ ảo: cõi thiên đình
(Cóc kiện trời), cõi tiên (Từ Thức), âm phủ (Sự tích chùa Thủ Huồng), chốn thủy cung
(Sự tích con dã tràng, Thạch Sanh...). Một số truyện cổ tích hội đủ cả không gian đời
thường lẫn thế giới siêu nhiên, kỳ ảo. Không gian trong cổ tích thường được kết hợp với
những từ ngữ mang tính phiếm chỉ: ngôi làng nọ, khu rừng kia, bến sông ấy...
-Nó cũng không có sự kết nối với một mốc thời gian cụ thể nào trong quá khứ. Nói
chung, không gian trong cổ tích không mang tính cụ thể, xác định. Đặc điểm này khiến
không gian cổ tích càng mơ hồ, sự chuyển cảnh càng đa dạng thì câu chuyện càng thêm
phần hấp dẫn. Nó kéo theo một nét tâm lý tiếp nhận cổ tích là: người nghe (người đọc)
không có nhu cầu tìm hiểu ngôi làng ấy, khu rừng ấy... hiện ở địa phương nào, hay
người ta phải làm cách gì để lên được thiên đình, xuống tận thủy cung... Tất cả điều ấy
làm cho cổ tích mãi mãi là những câu chuyện về một thế giới kỳ ảo, chỉ có trong mơ
ước.
- Khác cổ tích, truyền thuyết không có không gian đời thường, cũng không có thế
giới siêu nhiên, kỳ ảo. Không gian trong truyền thuyết luôn mang tính cụ thể, xác
định.
- Nó phải là những địa danh có thực, là không gian lịch sử, gắn liền với nhân vật và
sự kiện lịch sử; gắn liền với thời gian lịch sử xác định. Nó đồng thời là những
không gian thiêng, trường tồn cùng với sự bất tử của nhân vật lịch sử. Đơn cử, núi
Tản Viên hóa chốn non thiêng vì gắn liền tên tuổi Sơn Tinh - vị anh hùng trị thuỷ,
cũng là một trong Tứ bất tử trên thần điện Việt Nam. Sông Bạch Đằng trở thành
địa danh lịch sử khi gắn với tên tuổi Ngô Quyền buổi đánh quân Nam Hán; gắn với
thời đại Đông A, khi Trần Hưng Đạo cùng vua tôi nhà Trần đuổi giặc Nguyên –
Mông.

Trang 16



- Cần nói thêm, không gian trong cổ tích, do không mang tính cụ thể, xác định nên
không chịu sự gán ghép, đặt để, kết dính với bất cứ một địa phương nào. Nói cách
khác, truyện cổ tích là thể loại không mang tính địa phương, không thuộc sở hữu
riêng của bất cứ bộ phận văn học dân gian địa phương nào. Tuy nhiên, nó lại là thể
loại mang tầm quốc tế. Nói theo
- Trái lại, không gian trong truyền thuyết do mang tính cụ thể, xác định nên luôn gắn
liền với những địa phương, vùng miền cụ thể. Truyền thuyết chủ yếu được gìn giữ, lưu
truyền do chính những người dân địa phương - nơi đã sinh ra hoặc từng in dấu tích
người anh hùng. Cho nên, có thể nói, truyền thuyết là thể loại văn học dân gian mang
tính địa phương rất đậm nét.
c. Vị trí, vai trò của sự kiện lịch sử
- Truyện cổ tích nhằm phản ánh cuộc sống thường ngày, với những mối quan hệ gia
đình, xã hội. Cho nên, sự kiện lịch sử, nếu có, cũng không phải nội dung phản ánh của
cổ tích, càng không phải mục đích mà tác phẩm cần lý giải, soi sáng. Phần lớn những
sự kiện lịch sử ấy xuất hiện là do có liên quan đến nhân vật lịch sử trong truyện - hệ quả
của phần truyền thuyết bồi lắng lại.
- Trong khi đó, truyền thuyết chủ yếu phản ánh con người và sự kiện lịch sử, cho nên sự
kiện lịch sử chính là phần nội dung quan trọng của truyền thuyết, cũng là mục đích mà
tác phẩm cần lý giải, soi sáng. Có điều, truyền thuyết không làm nhiệm vụ ghi chép như
sử biên niên. - -Truyền thuyết chỉ thông qua sự kiện lịch sử để làm sáng tỏ phần nào
những khuất lấp mà chính sử không nói đến; để rút ra bài học lịch sử theo cách nhìn,
cách phán xét của nhân dân.
d. Chức năng tác phẩm
Do tính nguyên hợp, mỗi thể loại văn học dân gian đều hàm chứa trong nó nhiều chức
năng. Tuy nhiên, mỗi thể loại vẫn giữ một (hoặc vài) chức năng chủ yếu.
-Về nội dung, truyện cổ tích luôn ca ngợi phẩm chất người lao động nghèo, hướng con
người về với hạnh phúc trong đời thường. Truyện cũng phản ánh cuộc đấu tranh giai
cấp cùng những xung đột gay gắt về quyền lợi trong gia đình lẫn ngoài xã hội. Nhưng
hình như cổ tích không nhằm giục người ta vùng lên đấu tranh đòi lại công bằng. Bởi cổ
tích luôn có hậu. Cổ tích luôn luôn trao tặng con người một niềm tin bền vững: ở hiền

sẽ gặp lành, gieo gió thì gặt bão.
- Có thể nói, tuy hàm chứa chức năng nhận thức, giáo dục nhưng cổ tích vẫn là thể loại
nghiêng về chức năng thẩm mỹ. Bởi lẽ, một câu chuyện cổ tích hấp dẫn, ly kỳ bao giờ
cũng gợi lên những xúc cảm đẹp, niềm lạc quan cho cả người kể lẫn người nghe. Ai
Trang 17


nấy, một khi đắm chìm vào thế giới cổ tích, đều như được an ủi, động viên, được cơ hội
ước mơ và hy vọng.
- Còn với truyền thuyết, chức năng chính không phải là thẩm mỹ; mục đích cao nhất
của nó không phải là giải trí, cho dù nhiều tác phẩm có nội dung ly kỳ, hấp dẫn. Bởi
không ai đi tìm cảm giác thư giãn, niềm vui thích từ những câu chuyện chiến đấu, hy
sinh đầy đau thương, bi tráng của cha ông. Mọi người đến với truyền thuyết phần nhiều
từ nhu cầu tâm linh. Từ chỗ nội dung luôn đề cập đến vận mệnh cộng đồng, luôn gắn số
phận mỗi con người với số phận toàn dân tộc, truyền thuyết giúp đời sau hiểu đúng lịch
sử dân tộc mình theo quan điểm của nhân dân. Truyền thuyết nhắc nhở mọi người đừng
lãng quên tất cả những gì gợi nhớ các bậc anh hùng, nghĩa sĩ đã xả thân vì dân tộc.
Truyền thuyết dạy mỗi người biết tự hào về quá khứ và sống có trách nhiệm hơn với
hiện tại.
- Nói chung, trong khi cổ tích nghiêng về chức năng thẩm mỹ thì truyền thuyết thiên về
chức năng nhận thức và giáo dục.
-d. Thái độ tiếp nhận
- Ở Việt Nam, lối mở đầu chuyện bằng cách giới thiệu thời gian, không gian mơ hồ,
kiểu “hồi xưa xưa lắm, không biết ở thời nào...” cũng là cách tiếp sức cho tính chất bịa
đặt của chuyện cổ tích. Còn người nghe (đọc) cổ tích (thuộc mọi dân tộc, mọi thời đại)
tuy luôn bị lôi cuốn bởi tính ly kỳ của câu chuyện nhưng không mấy ai tin rằng câu
chuyện ấy có thật. Trẻ con hồn nhiên có thể tin là thật. Nhưng chúng sẽ sớm hiểu rằng,
cổ tích chỉ là những câu chuyện tưởng tượng, chỉ là giấc mơ đẹp của người xưa. Về
điều này, Prop từng nhận định,“không tin vào những điều được kể lại trong truyện cổ
tích” là một dấu hiệu đặc trưng rất quan trọng của truyện cổ tích[xviii].

- Nhưng đối với truyền thuyết, niềm tin, đức tin trở thành cốt lõi của tác phẩm. Vì
vậy, cả người kể lẫn người nghe (đọc) truyền thuyết đều tin câu chuyện là thật. Niềm tin
ấy gắn liền với “cái thiêng”. Người ta tin truyền thuyết đến độ đôi khi không xem nó là
một tác phẩm nghệ thuật mang chức năng giải trí mà chính là câu chuyện thuộc về tôn
giáo và tín ngưỡng.

Bảng 1: SO SÁNH CỔ TÍCH THẦN KỲ VÀ TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ

Trang 18


TRUYỀN THUYẾT
LỊCH SỬ
ĐIỂM Thời gian Mơ hồ, ước lệ
Cụ thể, xác định
- Không gian đời thường + - Không gian lịch sử, không gian
thế giới siêu nhiên, kỳ ảo thiêng
- Không gắn với thời gian - Gắn với thời gian lịch sử xác
lịch sử xác định
định
Không
- Không gắn liền với nhân - Luôn gắn liền với nhân vật, sự
gian
vật, sự kiện lịch sử xác
kiện lịch sử xác định
định.
- Mang tính địa phương rõ nét
- Không mang dấu ấn địa
phương
- Con người của đời

- Nhân vật lịch sử, trong lúc vận
thường, trong xã hội có
mệnh dân tộc đang gặp khó khăn,
mâu thuẫn giai cấp, nhiều thử thách,
Nhân vật bất công,
- Số phận nhân vật luôn gắn liền
- Số phận nhân vật gắn số phận toàn dân tộc.
liền hạnh phúc trong đời
thường.
Thường giống nhau theo
Tình tiết
Cụ thể, không trùng lặp
kiểu “đại đồng tiểu dị”
- Nhìn chung ổn định và - Hầu như không theo công thức
Kết cấu
theo công thức.
nào.
văn bản
- Kết thúc tác phẩm theo - Kết thúc tác phẩm luôn theo
hướng có “hậu”.
hướng “mở”.
- Không là nội dung chính - Là nội dung chính của tác phẩm
Vị trí, vai
của tác phẩm
- Nhằm phản ánh, đánh giá, rút ra
trò của sự
- Không nhằm phản ánh, bài học lịch sử
kiện lịch
đánh giá, rút ra bài học lịch
sử

sử
Thiên về chức năng thẩm Thiên về chức năng nhận thức và
Chức năng mỹ, với mục đích giải trí giáo dục(đánh giá lịch sử; biết ơn,
tác phẩm (gợi lên xúc cảm đẹp, niềm tôn thờ, ngưỡng mộ người có
lạc quan cho mọi người) công đức)
- Có thể tin hoặc không - Luôn có niềm tinvào điều được
tin vào điều được kể
kể
Thái độ
- Không có nhu cầu gắn - Luôn có nhu cầu gắn tác phẩm
tiếp nhận
tác phẩm với chứng tích với chứng tích văn hóa
văn hóa

TIÊU CHÍ SO SÁNH CỔ TÍCH THẦN KỲ

Trang 19


Trang 20



×