Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CƠ QUAN DINH DƯỠNG CỦA THỰC VẬT VÀ SỰ THÍCH NGHI CỦA CÁC CƠ QUAN DINH DƯƠNG VỚI TỪNG LOẠI CÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.46 KB, 4 trang )

A.mở đầu
Từ thời rất lâu, khi mà sự sống trên trái đất bắt đầu hình thành, thì thực vật rất hiếm
và ít ỏi. Nhưng trải qua nhiều thời kỳ, chúng đã dần dần tiến hoá và cho đến ngày nay. Vì
vậy, số lượng của thực vật bây giờ không thể nào đếm hết được. Chính vì sự tiến hóa đó
mà làm cho thực vật ngày càng phong phú hơn, và cũng chính vì sự tiến hóa đó mà làm
cho các cơ quan dinh dưỡng thực vật ngày càng hoàn thiện và phức tạp hơn. Sự hoàn
thiện và phức tạp đó làm cho thực vật có thể thích nghi với nhiều môi trường sống, kể cả
những môi trường khắc nghiệt nhất. Cùng một loài cây nhưng khi ở môi trường này, nó
sẽ có đặc điểm khác so với môi trường kia. Điều đó có nghĩa là, ở môi trường này, cơ
quan dinh dưỡng của cây sẽ phát triển theo hướng thích nghi với môi trường đó. Như vậy,
Cơ quan dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự sống của thực vật, đặc biết là
những thực vật sống ở những môi trường khắc nghiệt như sa mạc hay những vùng lạnh
lẽo...Chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng của thực vật để có sự
hiểu biết hơn về chúng.
B.nội dung
I. khái quát cơ quan dinh dưỡng của thực vật.
Cơ quan dinh dưỡng chính của thực vật bao gồm rễ, thân, lá.
Lá và thân được hình thành trong mô phân sinh ngọn của chồi ngọn và chồi bên,
thích nghi với chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và tiếp nhận ánh sáng mặt trời.
Thân và rễ cũng có những nét đặc trưng chung về hình dạng, cấu tạo, chức năng và
đặc tính sinh trưởng của thực vật.
II. Sự thích nghi của thực vật
1. Sự thích nghi của rễ.
1.1. Khái niệm
Rễ là một bộ phận cơ quan dinh dưỡng của cây thường mọc ở dưới đất có chức năng
giúp cơ thể bám chặt vào giá thể, hút nước và muối khoáng hòa tan cung cấp cho cây. Rễ
có hai hệ rễ chính đó là rễ trụ và rễ chùm. Rễ trụ là loại rễ gồm rễ chính và các rễ bên, rễ
này đặc trưng cho cây hai lá mầm. Rễ chùm là loại rễ không có rễ chính gồm nhiều rễ con
được sinh ra từ mấu dưới của thân, rễ này đặc trưng cho cây một lá mầm.
1.2. Sự biến dạng của rễ để thích nghi với môi trường.
Trên trái đất có rất nhiều môi trường khác nhau đòi hỏi thực vật phải phát triển để


thích nghi với môi trường đó. Chính vì vậy mà rễ có nhiều kiểu biến dạng.
1.2.1. Môi trường ngập mặn
Ở môi trường này, việc dư thừa muối trong đất sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu trong
đất. Điều này sẽ làm rễ không hấp thụ được nước và gây mất nước cho cây. Ngoài ra môi
trường này còn gây thiếu oxy do lượng oxy trong đất ít. Và nhiều yếu tố khác như gió,
1


ánh sáng, thủy triều...ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng của cây. Vì vậy rễ sẽ biến
dạng để các loài cây sống ở môi trường mặn thích nghi hơn.
Rễ chống, rễ thở, rễ đầu gối...là những kiểu biến dạng thường gặp ở môi trường này.
Các kiểu biến dạng trên thích nghi theo kiểu tăng cường giúp cây đứng chắc chắn hơn
trong đất mềm, và chịu được các yếu tố như sóng, thủy triều... Trên rễ này có rất nhiều
các lỗ vỏ giúp cây thông khí cung cấp oxy cho cây.
Lấy một ví dụ về rễ thở ở cây bần, do sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ cây
phải mọc ngược lên trên mặt nước. Điều này giúp rễ có thể lấy khí oxy cung cấp cho cây.
Hay rễ chống ở cây đước, rễ có thể mọc từ gốc đến thân để tạo ra nhiều chân chống đở
cây, giúp cây đứng vững hơn khi có bão...
1.2.2. Các môi trường khác.
Tùy thuộc vào môi trường mà rễ sẽ biến dạng theo kiểu nào. Ví dụ như trong môi
trường vùng nhiệt đới, thường có bão hay đất cứng, vì vậy loại rễ chủ yếu đó là rễ bạnh.
Đây là loại rễ chuyển tiếp với thân nổi lên trên mặt đất phát triển thành những phiến lớn.
Chính vì đặc điểm đó mà giúp cây chống được bão và những nơi có đá cheo leo.
Những môi trường có nhiệt độ quá nóng như sa mạc, rễ sẽ biến dạng gọi là rễ khí
sinh. Đặc điểm của rễ này là chống mất nước giúp cây không bị chết do thiếu nước. Hay
rễ củ như cây khoai lan, rễ củ phồng lên để dự trữ chất dinh dưỡng cho cây khi cần...và
còn rất nhiều kiểu biến dạng khác để cây thích nghi hơn.
2. Sự thích nghi của thân.
2.1. Khái niệm.
Thân là bộ phận của cây nối liền giữa lá và rễ , Chức năng của thân là nâng đỡ , vận

chuyển nhựa nguyên và nhựa luyện Tăng cường bề mặt đồng hoá , ngoài ra còn làm
nhiệm vụ quang hợp và sinh sản dinh dưỡng của cây. Cũng giống như rễ, thân cây cũng
sẽ biến thành nhiều dạng và có đặc điểm khác nhau để thích nghi với từng môi trường.
2.2. Đặc điểm của thân thích nghi với môi trường.
2.2.1. Môi trường ngập mặn.
Đặc điểm các thân cây ở vùng ngập mặn thường cao lớn, trên thân có nhiều các lỗ
vỏ giúp cây quang hợp tốt.
Lấy ví dụ về cây mắm, thân cây có nhiều mô cứng hình vòng, nhiều vòng mạch gỗ
nằm xen với các sợi gỗ. Đặc điểm này giúp thân chắc khỏe chống chọi với gió bão. Hơn
nữa, thân cây có nhiều mạch với kích thước nhỏ để đảm bảo tốt các chức năng vận
chuyển nước.
2.2.2. Các môi trường khác.
Tùy theo nhu cầu về ánh sáng, nước và các nhu cầu khác mà thân cây cao, thấp hay
tròn. Ví dụ như trong một khu rừng, các loài cây ưa sáng sẽ có thân rất cao, mục đích là
2


để tiếp cận với ánh sáng tốt hơn còn những loại cây ưa tối thì mọc thấp hơn, tận dụng các
bóng râm của cây ưa sáng để tránh ánh nắng mặt trời.
Đặc biệt, các loài cây sống vùng nhiệt độ cao, thân chúng thường có rất nhiều nước
gọi là hiện tượng mọng nước ở cây. Vì những nơi nóng thường khô và thiếu nước, do đó
hiện tượng mọng nước sẽ giúp cây không bị thiếu nước và có thể sống sót được ở vùng
có khí hậu khô cằn như vậy.
3. Sự thích nghi của lá.
3.1. Khái niệm.
Lá là một bộ phận của cơ quan dinh dưỡng của cây, thực hiện chức năng dinh dưỡng
rất quan trọng như: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. Ngoài ra, lá còn thực hiện một số
chức năng chuyên hóa khác như: bảo vệ, bẫy thức ăn, nâng đỡ, sinh sản...
3.2. Đặc điểm của lá thích nghi với môi trường.
3.2.1. Môi trường ngập mặn.

Những loài cây sống vùng này thường có lá cây dày, nhẵn bóng, cứng và giòn. Lá
cây vùng ngập mặn có thêm tầng hạ bì để thích nghi với diều kiện bất lợi của môi trường.
Sống trong nồng độ muối cao nên các tế bào mô dậu trong lá có kích thước giảm.
Đặc biệt, những loài cây sống ở đây đều có lá non tương đối mỏng, nhưng càng già
thì càng dày do tăng kích thước tế bào trong thịt lá. Điều này giúp lá tích lũy lượng muối
thừa và thải ra ngoài. Một số cây điển hình như: sam biển, mắm biển, vẹt dù...
3.2.2. Các môi trường khác.
Có rất nhiều kiểu môi trường khác nhau, chính vì vậy mà lá cũng biến đổi nhiều kiểu.
Một số kiểu biến đổi của lá như: biến thành tua để leo bám, biến đổi thành gai hay công
cụ để tự vệ và săn mồi...ví dụ như: cây xương rồng, do sống môi trường khắc nghiệt nên
lá của nó biến thành gai để giảm thiểu việc thoát hơi nước. Hay cây nắp ống, vì môi
trường nghèo dinh dưỡng nên lá phải biến đổi thành một công cụ lợi hại để săn mồi, cung
cấp dinh dưỡng cho cây...
Mới đây, giới khoa học đã tìm ra được một số đặc điểm thích nghi của cơ quan dinh
dưỡng của cây sống ở vùng lạnh giá. Để tránh lạnh, một số loài thực vật chọn giải pháp
rụng lá để không bị thoát hơi nước ra ngoài, đồng thời thân cây sẽ thu hẹp các tế bào vân
chuyển nước làm ngưng quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá. Điều này làm thực vật
bảo vệ mình và không bị đông khi nhiệt độ thấp, đồng thời sẽ phát triển lá mới và phục
hồi quá trình vận chuyển nước khi nhiệt độ ấm hơn.
C. Kết luận.
Rễ, thân và lá là những cơ quan dinh dưỡng của cây, chúng có nhiệm vụ và chức
năng riêng biệt, có sự biến đổi hoàn toàn khác nhau để thực vật có thể thích nghi với môi
trường. Nhưng sự biến đổi đó có quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Giả sử rễ biến đổi
3


hình dạng để thích nghi với môi trường này nhưng thân hay lá không biến đổi thì chắc
chắn rằng thực vật sẽ không thể sống được. Ví dụ điển hình như cây xương rồng, nếu
thân của chúng biến đổi để mọng nước mà lá không biến đổi thành gai để giảm việc thoát
hơi nước thì thực vật sẽ thiếu nước và chết.

MỤC LỤC
Tra ng
A. Mở đầu...................................................................1
B. Nội dung.................................................................2
I.khái quát cơ quan dinh dưỡng của
thực vật.................................................................................2
II. Sự thích nghi của thực vật :
1. Sự thích nghi của rễ....................................................................2
1.1. Khái niệm................................................................................2
1.2. Sự biến dạng của rễ để thích nghi với
môi trường........................................................................................2
1.2.1. Môi trường ngập mặn...........................................................2
1.2.2. Các môi trường khác............................................................3
2. Sự thích nghi của thân................................................................4
2.1. Khái niệm................................................................................4
2.2. Đặc điểm của thân thích nghi với môi trường.........................4
2.2.1. Môi trường ngập mặn...........................................................4
2.2.2. Các môi trường khác............................................................4
3. Sự thích nghi của lá...................................................................5
3.1. Khái niệm...............................................................................5
3.2. Đặc điểm của lá thích nghi với môi trường............................5
3.2.1. Môi trường nập mặn............................................................5
3.2.2. Các môi trường khác...........................................................5
C. Kết luận..................................................................6

4




×