Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xây dựng phần mềm mô phỏng Quy trình Quản lý công nợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.7 KB, 11 trang )

Bộ Giáo Dục Đào Tạo
Trường Đại Học Lạc Hồng

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SINH VIÊN LẦN THỨ 13
KHỐI KỸ THUẬT: BÁO CÁO TẠI HỘI ĐỒNG A301
1. Tên đề tài: Xây dựng phần mềm mô phỏng Quy trình Quản lý công nợ
SVTH: Tạ Nguyễn; MSSV: D05101108; Lớp: 05CT; ĐTBTL: 7.72
Vũ Đình Trung; MSSV: D05101186; Lớp: 05CT; ĐTBTL: 7.61
THỜI GIAN BÁO CÁO: 8h10-8h29
Tóm tắt:
Với mục đích đưa thực tế công việc vào công tác đào tạo của các trường Đại học,
cho sinh viên chuyên ngành kế toán có một cái nhìn cụ thể về những công việc mình sẽ làm
khi đi làm tại một doanh nghiệp hay công ty nào đó, tạo ra một môi trường làm việc là nơi
mà sinh viên có thể thu thập những kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc. Chính vì thế
việc xây dựng một chương trình mô phỏng một môi trường làm việc thực tế là một hướng đi
đúng đắn, góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn hiện nay của các trường Đại học
như khả năng áp dụng các kiến thức của sinh viên, vấn đề chủ động trong việc thực tập
trước khi tốt nghiệp,… Với việc xây dựng được nền tảng của một trong các quy trình quan
trọng là quy trình quản lý công nợ để tạo nên một phòng ban kế toán thực sự, sẽ thúc đẩy
việc phát triển chương trình trong tương lai ngày một hoàn thiện, góp phần xây dựng thành
công chương trình mô phỏng một môi trường làm việc kế toán sát với thực tế .
Dự án phòng thực hành mô phỏng kế toán mà cụ thể là quy trình quản lý công nợ sẽ
được xây dựng với mục tiêu chính là đem thực tế vào trường học. Đào tạo những kỹ năng
chuyên về quản lý công nợ cho sinh viên ngành kế toán. Qua đó góp phần vào công tác đào
tạo của nhà trường, đào tạo ra những sinh viên có chất lượng cao, đáp ứng được các nhu
cầu xã hội. Và cụ thể hơn sẽ trang bị cho các sinh viên những kiến thức làm việc thực tế của
Trang 1




một nhân viên kế toán về quản lý công nợ, một nghiệp vụ không thể thiếu trong bất kỳ công
ty nào, đảm bảo nâng cao khả năng tìm kiếm nơi làm việc và các kỹ năng làm việc thực tế
của sinh viên.

2. Tên đề tài: Tính toán và so sánh cọc chịu tải trọng ngang bằng các phương pháp
khác nhau
SVTH: Nguyễn Văn Tâm; MSSV: D05105098; Lớp: 05KC2; ĐTBTL: 7.03
Nguyễn Đăng Khoa; MSSV: D05105049; Lớp: 05KC1; ĐTBTL: 7.72
THỜI GIAN BÁO CÁO: 8h30 – 8h44
Tóm tắt:
Đề tài “Tính toán và so sánh cọc chịu tải trọng ngang bằng các phương pháp khác
nhau” gồm có những công việc sau :
-

Thu thập tài liệu, tiêu chuẩn về tính toán cọc chịu tải trọng ngang

-

Nghiên cứu lý thuyết tính toán cọc chịu tải trọng ngang của các tác giả trong và
ngoài nước

-

Nghiên cứu phương pháp mô hình hóa bài toán bằng phương pháp phần phần tử
hữu hạn

-


Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích, tổng hợp lý
thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết…

-

Thu thập dữ liệu từ công trình thực tế

-

Dùng các chương trình phục vụ cho công tác thiết kế và tính toán trong xây dựng
như: AUTOCAD, SAP, PLAXIS .v.v.

-

Mô hình hóa và tính toán

-

So sánh kết quả và chọn được phương pháp tính tối ưu có thể áp dụng vào thiết
kế nền móng công trình.

3.

Tên đề tài: Hệ thống SMS UNIVERSITY
SVTH: Lê Hùng; MSSV: D05102016; Lớp: 05DV; ĐTBTL: 6.76
Nguyễn Thị Diệp My; MSSV: D05102023; Lớp: 05DV; ĐTBTL: 7.76
THỜI GIAN BÁO CÁO: 8h45 – 8h59
Tóm tắt:
Trang 2



SMS University là hệ thống thông báo về lịch học, điểm thi, các thông báo khẩn (về
vấn đề thay đổi phòng học, báo nghỉ học đột xuất,…) và các hoạt động phong trào đến sinh
viên qua tin nhắn SMS trên điện thoại di động để hỗ trợ hệ thống thông báo truyền thống
(bảng thông báo, qua Internet) đang còn nhiều bất cập về thời gian và không gian, về tính
chủ động cũng như chi phí,… Hệ thống bao gồm hai dịch vụ chính là dịch vụ thuê bao trả
sau cho sinh viên và dịch vụ thuê bao trả trước cho các vị phụ huynh. Hệ thống đã được áp
dụng tại khoa Điện – Điện Tử Trường Đại Học Lạc Hồng từ ngày 21 tháng 8 năm 2009 với
số lượng 300 sinh viên tham gia.

4.

Tên đề tài: Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang; MSSV: D05300061; Lớp: 05MS; ĐTBTL: 7.28
Nguyễn Thị Xuân; MSSV: D05300067; Lớp: 05MS; ĐTBTL: 7.68
THỜI GIAN BÁO CÁO: 9h00 – 9h14
Tóm tắt:
Công tác quản lý chất nguy hại là vấn đề thời sự khi các tai nạn liên quan đến chất
nguy hại thường xuyên xảy ra, gây hậu quả lớn hơn hẳn so với các vấn đề ô nhiễm môi
trường. Hầu hết các hoạt động sản xuất đều liên quan đến chất nguy hại. Vấn đề càng trở
nên bức thiết, khi thực tế nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp
luật. Trong khi đó, Việt Nam chưa có hệ thống thông tin pháp luật về chất nguy hại. Đề tài
“Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật” cung cấp thông tin chuyên sâu về pháp
luật phục vụ nhà quản lý, doanh nghiệp và người sử dụng liên quan đến chất nguy hại
thông qua sản phẩm của đề tài là website “Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp
luật” chạy tại địa chỉ .

5.

Tên đề tài: Góp phần khảo sát thành phần hóa học trái mướp đắng

SVTH: Lê Thị Minh Nguyệt; MSSV: D05201020; Lớp: 05H1; ĐTBTL: 7.59
THỜI GIAN BÁO CÁO: 9h15 – 9h29
Tóm tắt:

Trang 3


Tiểu đường là một trong các bệnh mãn tính, gây tử vong cao, đứng hàng thứ ba
trên thế giới sau bệnh tim mạch và ung thư. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh ngày một gia
tăng, đòi hỏi cấp thiết phải tìm ra các loại thuốc trị bệnh hiệu quả.
Mướp đắng (Momordica charantia L.) được chứng minh có khả năng ức chế men
α-glucosidase.Vì thế, nó có thể khống chế được đường trong máu tăng đột ngột sau khi
ăn.
Từ cao chiết ethyl acetate trái mướp đắng, sử dụng sắc ký cột, sắc ký bản mỏng,
sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)… và sử dụng các phương pháp phổ IR, NMR chúng
tôi đã tinh chế và nhận danh được ba hợp chất là 3-O-[β-D-glucopyranosyl]-stigmasta5,25(27)-diene, β-sitosterol-3-O-β-glucoside và Pyrimidine-2,4-(1H, 3H)-dione (uracil).

6.

Tên đề tài: Thiết kế thi công bô điều khiển thiết bị bằng giọng nói
SVTH: Phạm Ngọc Đăng Khoa; MSSV: D05104021; Lớp: 05CĐT1; ĐTBTL: 7.87
THỜI GIAN BÁO CÁO: 9h30 – 9h44
Tóm tắt:
Đề tài “ Điều khiển thiết bị bằng giọng nói truyền từ xa” là một đề tài mang tính cần
thiết đối với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật hiện nay, nhằm đưa “giọng
nói” của con người vào phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống (như đóng mở các thiết bị,
điều khiển máy móc làm việc....). Đề tài được thực hiện dựa trên giải pháp tổng hợp về
điện– điện tử điều khiển, lập trình hệ thống, kết hợp với cơ khí chế tạo…..Đề tài “ điều
khiển thiết bị bằng giọng nói truyền từ xa”được thực hiện được 4 công việc quan trọng:


7.

-

Thiết kế, thi công mạch nhận dạng và xử lý giọng nói.

-

Thiết kế, thi công, lập trình mạch truyền tín hiệu từ xa.

-

Thiết kế thi công các modul ngõ ra cho nhiều mức điện áp khác nhau.

-

Thiết kế cơ khí và thi công vỏ hộp cho thiết bị.

Tên đề tài: Xây dựng phần mềm mô phỏng Quy trình tạm ứng và quyết toán tạm
ứng
SVTH: Nguyễn Thành An; MSSV: D05101001; Lớp: 05CT; ĐTBTL: 7.03
Đào Minh Hồng; MSSV: D02101031; Lớp: 02CT; ĐTBTL: 7.23
Trang 4


THỜI GIAN BÁO CÁO: 9h45-9h59
Tóm tắt:
Việc mô phỏng các hệ thống thực là một nhu cầu tất yếu, đặc biệt khi các hệ thống
ngày càng trở nên phức tạp. Chương trình mô phỏng qui trình tạm ứng và quyết toán tạm
ứng giúp người dùng hình dung qui trình và các công việc cần thiết khi làm tạm ứng và

quyết toán tạm ứng ở doanh nghiệp.
Chương trình mô phỏng chủ yếu mô phỏng 2 yêu cầu công việc. Một là mô phỏng
công việc của người lập phiếu tạm ứng, quyết toán tạm ứng. Hai là mô phỏng công việc
của kế toán thanh toán.
Nhân viên được tạm ứng sau khi tạm ứng được tiền và hoàn thành công việc của
mình phải lập phiếu quyết toán tạm ứng kèm theo các hóa đơn, chứng từ cần thiết để xóa
tạm ứng.

8.

Tên đề tài: Quan trắc lún công trình bằng phương pháp đo cao thủy chuẩn hình học
chính xác khoảng cách ngắn
SVTH: Phạm Tuấn Anh; MSSV: D05105005; Lớp: 05KC2; ĐTBTL: 7.26
Nguyễn Thị Trang Huyền; MSSV: D05105046; Lớp: 05KC2; ĐTBTL: 7.11
THỜI GIAN BÁO CÁO: 10h00-10h14
Tóm tắt:
Đề tài “Quan trắc lún công trình bằng phương pháp đo cao thủy chuẩn hình học
chính xác khoảng cách ngắn” gồm có những công việc sau :
-

Thu thập tài liệu, tiêu chuẩn, văn bản về quan trắc lún công trình.

-

Tìm hiểu công tác đo lún thực tế tại công trình.

-

Nắm bắt quy trình quan trắc lún theo phương pháp đo cao hình học chính xác
khoảng cách ngắn trong phạm vi công trình dân dụng - công nghiệp.


-

Tìm hiểu những nguyên nhân có thể dẫn đến sai số khi đo. Đưa ra phương pháp
loại trừ sai số, hoặc đưa sai số về phạm vi giới hạn cho phép được quy định
trong tính toán thiết kế hoặc Tiêu chuẩn Xây Dựng Việt Nam 271:2002.

-

Tìm hiểu cơ sở toán học xử lý kết quả đo lún công trình, các tham số lún công
trình và độ tin cậy của các tham số tính toán. Từ đó có thể dùng kết quả quan
Trang 5


trắc này để xác định được mức độ lún của công trình. Đồng thời, dự đoán
những biến dạng có thể xảy ra dựa trên các thông số lún xác định trên cơ sở
giá trị thực tế lún.
-

Kiểm tra tính đúng đắn của phần mềm BINH SAI CAO 1.FOR.

-

Sử dụng phần mềm BSAICAO1.FOR để phối hợp tính toán bình sai các số liệu
đo

9.

Tên đề tài: Thiết kế và thi công FM 2 kênh nhập tần số
SVTH: Lê Văn Đại; MSSV: D05102024; Lớp: 05DV; ĐTBTL: 6.76

THỜI GIAN BÁO CÁO: 10h15-10h29
Tóm tắt:
Từ trước đến nay Máy phát FM phải gạt công tắc nhiều lần để chọn tần số. Có
rất nhiều tần số máy phát không đáp ứng được nên các Doanh Nghiệp phải làm nhiều
máy phát FM công suất nhỏ để phục vụ việc thử và cân chỉnh máy thu. Do đó chi phí tốn
kém, mất nhiều công sức, thời gian, không tiện lợi.
Đề tài “cài đặt tần số Máy Phát FM bằng bàn phím” đã nghiên cứu và thi công
một máy phát FM có công suất cực nhỏ: Có thể nhập tần số muốn phát bằng bàn phím và
hiển thị lên màn hình tinh thể lỏng (LCD) để dễ dàng theo dõi. Đáp ứng mọi tần số trong
dải FM với bước nhảy tần số là 100KHz. Đồng thời lưu được tần số đang phát giúp tiết
kiệm chi phí, thời gian.
Hướng phát triển: Nhập tần số bằng Remot điều khiển từ xa. Tối ưu kích thước
mạch để có thể bán trên thị trường hàng loạt với giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu giải trí

10. Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ thu hồi máu cá trong nước thải chế biến thủy hải
sản tại Công ty TNHH XNK Thủy Sản An Phát – Tỉnh Tiền Giang
SVTH: Trần Thị Tuyết Anh; MSSV: D05300001; Lớp: 05MS; ĐTBTL: 7.92
Phan Thị Ngọc Ánh; MSSV: D05300002; Lớp: 05MS; ĐTBTL: 8.56
THỜI GIAN BÁO CÁO: 10h30-11h14
Tóm tắt:

Trang 6


Máu cá trong nước thải chế biến thủy sản là một nguồn phế liệu giàu protein, có
thể thu hồi làm thức ăn gia súc, phân bón hữu cơ hoặc bổ sung dinh dưỡng cho môi
trường nuôi cấy vi sinh vật nhưng nếu không thu hồi được thì lại ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhà máy chế biến thủy sản nào có công nghệ
thu hồi lượng máu cá này. Do vậy, trong nghiên cứu này, bằng phương pháp sử dụng
nhiệt để kết tụ máu cá và phèn nhôm làm chất trợ lắng, chúng tôi cố gắng xác định các

thông số tối ưu cho quá trình thu hồi máu cá từ nước thải nhà máy chế biến thủy sản.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình thu hồi cần được tiến hành ở nhiệt độ
khoảng 60-650C. Khoảng pH tối ưu là 5.0 – 6.0. Kết tủa máu cá được thu hồi bằng
phương pháp lắng lọc với sự trợ lắng của phèn nhôm ở nồng độ xử lý 20 mg/l trong thời
gian lắng 30 phút. Hiệu suất thu hồi máu cá đạt khoảng 70.08-74.45%, hiệu suất xử lý
COD và BOD5 đạt 70.03 -73.2%.
11. Tên đề tài: Tổng hợp vật liệu nanocomposite Ag/PVA bằng phương pháp khử hóa
học
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thùy; MSSV: D05201030; Lớp: 05H1; ĐTBTL: 7.00
Đỗ Thị Xuân Thu; MSSV: D05201029; Lớp: 05H1; ĐTBTL: 7.02
THỜI GIAN BÁO CÁO: 13h30-13h44
Tóm tắt:
Trong đề tài này, nanocompozit Ag/PVA được chế tạo bằng phương pháp khử
muối bạc nitrat với tác nhân khử là hydrazin hydrat. Natri citrat được sử dụng làm chất
ổn định. Dung dịch và màng sản phẩm sẽ được đem đi phân tích UV- Vis, XRD, TEM và
đo nhiệt trọng lượng TGA. XRD cho thấy cấu trúc hình thể Fcc của bạc. Ảnh TEM của
nanocompozit cho thấy sự phân bố và kích thước của hạt trên màng. Phân tích nhiệt trọng
lượng TGA cho thấy vật liệu nanocompozit chịu được nhiệt cao hơn của PVA.
12. Tên đề tài: Máy phát điện sử dụng khí Biogas
SVTH: Bùi Kim Cường; MSSV: D05103005; Lớp: 05ĐCN1; ĐTBTL: 7.53
Phan Minh Hoàng; MSSV: D05103018; Lớp: 05ĐCN1; ĐTBTL: 7.15
THỜI GIAN BÁO CÁO: 13h45-13h59
Tóm tắt:
Trang 7


Ở Việt Nam, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình xây dựng
và phát triển đất nước. Đầu tư cho chăn nuôi gia súc nhằm phát triển kinh tế cũng là một
yếu tố không thể thiếu đối với mỗi người dân nông thôn Việt Nam. Tận dụng những nguồn
nguyên liệu có sẵn được hình thành từ chất thải động vật và từ nhu cầu thực tế của các hộ

chăn nuôi nhóm đã tìm hiểu nghiên cứu và thiết kế thành công “Máy phát điện chạy bằng
khí Biogas”. Đề tài được hình thành và xây dựng dựa trên những kiến thức tổng hợp,
nhằm mục đích giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, giảm bớt lượng khí thải CO2
gây hiệu ứng nhà kính thải ra môi trường, đồng thời giúp các hộ giảm chi phí giá thành
chăn nuôi, tăng gia sản xuất và góp phần tích cực vào việc cải thiện ổn định đời sống của
người dân, phát triển kinh tế

13. Tên đề tài: Xây dựng phần mềm mô phỏng Quy trình lập phiếu thu chi tiền mặt
SVTH: Nguyễn Minh Danh; MSSV: D05101022; Lớp: 05CT; ĐTBTL: 7.55
Nguyễn Thị Thu Phương; MSSV: D05101124; Lớp: 05CT; ĐTBTL: 7.04
THỜI GIAN BÁO CÁO: 14h00-14h14
Tóm tắt:
Đề tài “Mô phỏng quy trình lập phiếu thu chi tiền mặt” là một đề tài nghiên cứu
nhằm giúp các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán có thể hiểu rõ và thực hiện được các
bước của quy trình thu chi tiền mặt trong thực tế. Đề tài xây dựng được các chức năng
sau:
-

Chức năng soạn thảo tình huống: giúp giáo viên đặt ra các tình huống thu chi
tiền mặt trong thực hành.

-

Chức năng thực hành: sinh viên thực hành tình huống với từng vai trò mô
phỏng quy trình trong thực tế. Trong quá trình thực tập sinh viên có thể xem
các trợ giúp ứng với từng bước của quy trình

14. Tên đề tài: Phân tích và so sánh các phương pháp tính nội lực Bản mặt cầu theo tiêu
chuẩn AASHTO 1998 và 22TCN 272-05
SVTH: Cáp Trọng Biên; MSSV: D05106003; Lớp: 05KC3; ĐTBTL: 7.65

Trang 8


THỜI GIAN BÁO CÁO: 14h15-14h29
Tóm tắt:
Đề tài “Phân tích và so sánh các phương pháp tính nội lực Bản mặt cầu theo tiêu
chuẩn AASHTO 1998 và 22TCN 272-05” gồm có những công việc sau :
-

Thu thập tài liệu, tính toán nội lực bản mặt cầu theo tiêu chuẩn 22 TCN 272-05
có kèm theo phần giải thích của Bộ Giao Thông Vận Tải

-

Nghiên cứu lý thuyết tính toán nội lực Bản mặt cầu theo phương pháp giải
tương đương (phương pháp tính gần đúng).

-

Nghiên cứu phương pháp mô hình hóa bài toán theo phương pháp phần phần
tử hữu hạn bằng phần mềm midas .

-

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích, tổng hợp lý
thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết…
Thu thập số liệu tính toán của Bản mặt cầu Đồng Nai , Dầm Icăng trước bê

-


tông Châu Thới 620.
-

Dùng các chương trình phục vụ cho công tác thiết kế và tính toán trong xây
dựng như: AUTOCAD, Midas, Excel .v.v.

-

Mô hình hóa và tính toán.

-

So sánh kết quả và chọn được phương pháp tính tối ưu có thể áp dụng vào tính
toán nội lực Bản mặt cầu.

15. Tên đề tài: Hệ thống quan trắc môi trường bằng GSM
SVTH: Hà Đăng Khang; MSSV: D05102018; Lớp: 05DV; ĐTBTL: 7.14
Phạm Huỳnh Quang Thành; MSSV: D05102032; Lớp: 05DV; ĐTBTL: 7.04
THỜI GIAN BÁO CÁO: 14h30-14h44
Tóm tắt:
Đồng Nai là một trong những vùng trọng điểm phía Nam, hiện tại Tỉnh đã có 17 khu
công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt thành lập, tỷ lệ lấp đầy trong Khu công nghiệp
ngày càng được tăng lên. Bên cạnh đó, GDP trên địa bàn cũng tăng theo nhịp điệu phát
triển của nền kinh tế. Do vậy, sức ép về môi trường ngày càng tăng. Sau khi sự kiện

Trang 9


Vedan xảy ra cho thấy cần phải có biện pháp kỹ thuật để giám sát chất lượng nước thải
các công ty, nhà máy trước khi thải vào môi trường.

Trên thực tế, chưa có một hệ thống quan trắc tự động, liên tục nào được đầu tư để
thực hiện công tác quan trắc trên địa bàn Tỉnh. Để tìm hiểu các khái niệm, yêu cầu cũng
như đề xuất mô hình một hệ thống tuân thủ nước thải tại công ty, nhà máy là nhu cầu thực
sự để tháo gỡ những khó khăn gặp phải trong công tác quan trắc nói riêng và công tác
bảo vệ môi trường nói chung.
Dựa trên những phát triển của công nghệ thời đại và những bất cập trong việc quan
trắc môi trường. Vì vậy cần một hệ thống tự động để làm công việc nà.

16. Tên đề tài: Nghiên cứu, xây dựng điều chỉnh phân vùng môi trường tiếp nhận khí
thải và nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
SVTH: Trần Thanh Quang; MSSV: D05300069; Lớp: 05MS; ĐTBTL: 7.23
THỜI GIAN BÁO CÁO: 14h45-14h59
Tóm tắt:
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế –
xã hội của tỉnh Đồng Nai, diễn biến chất lượng môi trường, chế độ thủy văn của một số
sông, suối, hồ và môi trường không khí các khu công nghiệp đang hoạt động để tiến hành
xây dựng phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 . Phân vùng môi trường này xây
dựng trên nguyên tắc kế thừa, điều chỉnh nội dung phân vùng môi trường trong Quyết
định 65/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, quy hoạch phát triển kinh
tế – xã hội, các chương trình – đề án bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu bao gồm hai phân vùng môi trường nước
mặt (12 sông, suối và 14 hồ) và bốn phân vùng môi trường không khí với các hệ số vùng
tương ứng

17. Tên đề tài: Nghiên cứu sản xuất starter của nấm Mucoz và ứng dụng trong sản xuất
chao
SVTH: Võ Thị Tường Duy; MSSV: D05202004; Lớp: 05H2; ĐTBTL: 7.54
Trang 10



Nguyễn Thị Ánh Ngọc; MSSV: D05202031; Lớp: 05H2; ĐTBTL: 7.47
THỜI GIAN BÁO CÁO: 15h00-15h14
Tóm tắt:
Nấm mốc Actinomucor elegans được khảo sát là loại nấm mốc tốt nhất cho quá
trình làm chao. Nó phát triển tối ưu ở 25-300C, độ ẩm không khí 90 - 95% trong điều
kiện có ôxy. Ở điều kiện thích hợp nấm mốc phát triển lên men đậu hủ tạo nên những
miếng chao thơm ngon mang hương vị đặc trưng. Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên
cứu sản xuất starter của Actinomucor elegans và ứng dụng cải tiến quy trình sản xuất
chao truyền thống nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao năng suất, ổn định chất
lượng sản phẩm và đưa sản phẩm thực phẩm này lên tầm cao mới. Chúng tôi chọn môi
trường chính giữ bào tử là bột gạo, sấy trong 550C trong 5h . Viên mốc chứa lượng bào
tử khoảng là 1,9.109 (CFU/g) sau 1 tháng lưu trữ.

18. Tên đề tài: Thiết kế máy SUB ASSY HEAD MR cho công ty TNHH Plus Việt Nam
SVTH: Trần Văn Ninh; MSSV: D05104036; Lớp: 05CĐT1; ĐTBTL: 7.93
THỜI GIAN BÁO CÁO: 15h15-15h29
Tóm tắt:
Trong dây chuyền sản xuất ‘băng xóa” tại công ty Plus, công đoạn lắp ráp đầu
băng xóa được thực hiện bằng tay bởi là công đoạn khó khăn và mất nhiều thời gian
nhất, do các chi tiết là rất nhỏ. Thấy được vấn đề này và được sự đồng ý của ban giám
đốc, nhóm thực hiện đã triển khai đề tài “thiết kế máy Sub Assy Head Mr – máy lắp ráp
đầu băng xóa” cho công ty Plus.
Sự ra đời của máy sẽ thay thế công nhân trong công đoạn lắp ráp bốn chi tiết
của sản phẩm đầu băng xóa, giúp nâng cao độ chính xác, tính ổn định của sản phẩm,
giảm đến mức thấp nhất những sai sót do quá trình thao tác bằng tay gây ra. Dự tính
sau khi máy hoàn thành sẽ tiết kiệm cho công ty khoảng 100 ÷ 150 triệu đồng/máy năm.

Trang 11




×