Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

HOAT ĐONG CACH MANG CUA NGUYEN AI QUOC TU 1911 ĐEN 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.06 KB, 50 trang )

HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ
1920 ĐẾN 1945
I.Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1920
II.Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920-1930
1. Nguyễn Ái Quốc hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin về
nước, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt nam trong những năm
1920 – 1930.
a. Tại Pháp
b. Tại Liên Xô
c. Tại Quảng Châu, Trung Quốc
d. Thời kỳ từ giữa năm 1927 đến năm 1930
2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1920-1930
III.Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1930-1945
1. Hoạt động của Nguyễn Ái quốc từ năm 1930-1940
2. Hoạt động của Nguyễn Ái quốc từ năm 1941-1945
a. Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng hoàn chỉnh chủ
trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng
b. Hồ Chí Minh có công lớn trong xây dựng lực lượng cách
mạng
c. Hồ Chủ Tịch có công lớn trong xây dựng căn cứ địa cách
mạng
d. Hồ Chủ tịch trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa
1


e. Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc tuyên ngôn độc lập.

I.Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1920:

Nguyễn Ái Quốc, thủa nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là
Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19-5-1890, tại làng Kim Liên, huyện


Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên từ một miền
quê có truyền thống đấu tranh quật khởi, Nguyễn Ái Quốc từ rất sớm
đã có “chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. Người rất
khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh,… nhưng không tán thành con đường
2


cứu nước của các cụ. Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút
kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối, ngày 5-61911, Nguyễn Ái Quốc đã rời bến nhà Rồng, quyết tâm ra đi tìm con
đường cứu nước mới hữu hiệu hơn.

Bến
cảng
Nhà
Rồng

Tàu Latusơ tơrêvin Bác Hồ làm phụ bếp
Bác Hồ làm phụ bếp trên tàu Latusơ tơrêvin

3


Nhưng khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỷ hướng về Nhật Bản,
Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây, đến với nước Pháp để tìm
hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp
đồng bào mình”. Trong nhiều năm sau đó, người đã đi qua nhiều nước
khác nhau, ở các đại lục Á, Âu, Phi, Mỹ, đã phải làm nhiều nghề khác
nhau như rửa bát, dọn tàu, làm phụ bếp, quét rác để sống và học tập. Nhờ

đó, Người hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở
đâu những người lao động cũng bị áp bức và bị bóc lột dã man
Vào cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, khoảng cuối năm 1917,
Người từ nước Anh trở lại Pháp. Tại đây hoạt động đầu tiên của Người là
đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam được sớm hồi hương
trở về với gia đình. Năm 1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp, một
Đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức, bóc lột của thực
dân Pháp ở các thuộc địa.
Tháng 6 năm 1919 nhân dịp các nước thắng trận trong chiến tranh
thế giới thứ nhất họp Hội nghị Vecxai (Versailles) ở Pháp, Nguyễn Ái
Quốc thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới hội nghị
bản yêu sách của nhân dân An Nam để tố cáo chính sách thực dân của
Pháp và đòi chính Phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do dân chủ và
quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
4


Bản yêu sách gồm 8 điểm như sau:
1. Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ
cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như
người Châu Âu, bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm
công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong
nhân dân An Nam.
3. Tự do báo chí, tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở
tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu
ra tại nghị viện Pháp để giúp cho nghị viện biết được những
nguyện vọng của người bản xứ.
Bản yêu sách đó đã không được hội nghị Vecxai chấp nhận. Sự thật
đó cho thấy những lời tuyên bố của các nhà chính trị đế quốc về
quyền tự do dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc mà điển hình
là chương trình 14 điểm của tổng thống Mỹ Uyn-Xơn chỉ là trò bịp
để lừa các dân tộc. Vì vậy “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có
thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.

5


Nguyễn Ái Quốc ại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp
ở Tua vào cuối tháng 12 năm 1920
Giữa tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo- cơ quan Trung ương của Đảng
cộng sản Pháp. Người vui mừng đến phát khóc lên và muốn nói to
như đang nói trước quần chúng đông đảo: “hỡi đồng bào bị đoạ đày
đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước.
Người khẳng định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới
giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên
6


thế giới khỏi ách nô lệ”. Cũng từ đây, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III.
Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua vào
cuối tháng 12 năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia

nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Hành
động bỏ phiếu tán thành Quốc tế III là sự kiện đánh dấu bước nhảy
vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu
nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó mở ra cho cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới,
“giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công
nhân quốc tế, đưa nhân dân việt Nam đi theo con đường mà chính
Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Máclênin”.
Từ đây, Nguyễn Ái Quốc càng tích cực hoạt động và tiếp tục
học tập, nghiên cứu lí luận về con đường cách mạng thuộc địa dể
truyền bá vào Việt Nam.
Với hai sự kiện tháng 7 và tháng 12 năm 1920 có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam cũng như cuộc đời hoạt
động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
Đối với cách Mạng Việt Nam:
- Đã có con đường cứu nước đúng đắn là tiến hành giải phóng
dân tộc đứng trên lập trường của giai cấp vô sản. Con đường đó
hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử và của
thời đại.
- Mở ra một tiền đề tốt đẹp cho cách mạng Việt Nam về sự kết
hợp giữa tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế cộng sản. Đặt
nền móng cho việc xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa cách
mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
7


- Là một mốc mở đầu dẫn đến bước ngoặt của cách mạng Việt
Nam, đó là khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930
chấm dứt thời kì khủng hoảng lãnh đạo, bế tắc đối với cách
mạng Việt Nam.

Đối với cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
- Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa đế
quốc vô sản và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
- Mở ra thời kì lớn trong hoạt động của Bác Hồ - thời kì tích cực
truyền bá chủ nghĩa Mác-lênin.

II Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920-1930
1. Nguyễn Ái Quốc hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin
về nước, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt nam trong
những năm 1920 - 1930.
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, trở
thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Nguễn Ái Quốc vừa tiếp
tục học tập, vừa tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào trong
nước, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời một
chính đảng tiên phong ở Việt nam.
a. Tại Pháp

8


- Người tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp,
tranh thủ sự ủng hộ của Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp đối với
cách mạng Việt Nam.
- Tham gia vào các hoạt động của Hội những người Việt Nam
yêu nước ở Pháp, vận động đồng bào hướng về Tổ quốc.
- Cùng với một số nhà yêu nước Angiêri, Tuynidi, Marốc…
thành lập Hội liên hiệp thuộc địa năm 1921, đã xuất bản báo Người
cùng khổ (Le Paria). Nguyễn Ái Quốc là người phụ trách chính của
tờ báo.
- Tích cực tổ chức các buổi diễn thuyết, viết bài đăng trên các

báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân….
- Năm 1925, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được xuất
bản ở Pari.
Những sách báo trên đây góp phần tố cáo tội ác của thực dân
Pháp ở các nước thuộc địa, truyền bá tư tưởng cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, làm thức tỉnh đồng bào trong nước.
b. Tại Liên Xô
- Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật từ Pari sang Liên Xô
dự Hội Nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất ( 10 - 1923), Đại hội lần
thứ V Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Thanh niên và Đại hội
Quốc tế Cộng sản lần thứ V ( 7 - 1924).
9


- Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc tích cực nghiên
cứu các vấn đề về dân tộc và thuộc địa. Người đã có tham luận quan
trọng tại các đại hội quốc tế, viết nhiều cho các báo “sự thật” của
Quốc tế Cộng sản…
- Như vậy, thời kỳ hoạt động ở Liên Xô là thời kỳ Nguyễn Ái
Quốc tiếp tục phát triển và hoàn thiện thêm tư tưởng về cách mạng
giải phóng dân tộc, thông qua hoạt động thực tiễn và nghiên cứu sách
báo Mácxít. Người cũng có công lớn trong việc xây dựng, củng cố
mối liên hệ chặt chẽ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế
giới. Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ những quan điểm về vị trí chiến
lược của cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc
địa với cách mạng chính quốc, về vai trò của giai cấp nông dân trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây là bước chuẩn bị quan trọng về
chính trị, tư tưởng cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

c. Ở Quảng Châu (Trung Quốc)

- Tháng 11 - 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng
Châu (Trung Quốc) nhằm tập hợp những người yêu nước Việt Nam
đang hoạt động ở đây, giáo dục, truyền bá cho họ chủ nghĩa Mác Lênin.
10


- Người tìm hiểu các tổ chức cách mạng Việt Nam ở Trung
Quốc, trước hết là tổ chức Tâm tâm xã, một tổ chức yêu nước, hoạt
động hăng hái nhưng thiếu tôn chỉ, mục đích và phương pháp cách
mạng (tổ chức này ra đời ở Trung Quốc năm 1923).
- Người quyết định cải tổ Tâm tâm xã, chọn một số người hăng
hái, tiên tiến nhất, lập ra nhóm “Cộng sản đoàn” (2 - 1925). Đến
tháng 6- 1925, Người cùng các nhà yêu nước khác lập ra Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên, cho xuất bản tuần báo “ Thanh niên” làm
cơ quan ngôn luận của Hội.
- Tháng 7 - 1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng
Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia lập ra “ Hội Liên hiệp các dân
tộc bị áp bức ở Á Đông”, có quan hệ chặt chẽ với Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên.
- Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn
luyện ngắn ngày để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cách mạng. Nội dung
chương trình học tập bao gồm cả kiến thức lí luận và thực tiễn cách
mạng. Kết thúc các khoá học, hội viên được đưa về nước hoạt động
trong phong trào công nông, một số được giới thiệu vào học tại
trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc), hoặc gửi sang trường Đại
học phương Đông (Liên Xô).
- Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện
ở Quảng Châu sau đó được Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á
11



Đông xuất bản thành cuốn sách Đường cách mệnh (1927), nội dung
cuốn sách xác định tính chất, nhiệm vụ, lực lượng của cách mạng
Việt Nam, đặc biệt là nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng Mácxít,
về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng vô sản thế
giới.

Bìa cuốn sách “Đường Kách Mệnh
- Từ năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ trương
thực hiện “Phong trào vô sản hoá”. Nhờ đó chủ nghĩa Mác - Lênin
được truyền bá sâu rộng trong phong trào cách mạng Việt Nam, đồng
thời hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ngày càng
trưởng thành trong thực tiễn lao động và đấu tranh.

12


- Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên xây dựng được cơ sở của mình ở khắp
nơi ( thành thị, nông thôn, nhà máy, hầm mỏ, đồn điền). Đến năm
1929, hội viên của Hội có khoảng 1.700 người. Hoạt động của họ
góp phần truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, phổ biến đường
lối, chủ trương của Hội nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng Việt
Nam theo xu hướng cách mạng vô sản.

Tuần báo của hội
- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên ( theo sáng kiến của Nguyên Ái Quốc) là bước cần thiết cho việc
nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp công nhân Việt Nam, chuẩn
bị chu đáo về chính trị, tổ chức và đội ngũ cán bộ cho việc thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
13


Những hoạt động nói trên của Nguyễn Ái Quốc đã đưa lại nhiều
kết quả:
- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam ngày
càng phát triển (về số lượng và chất lượng) vào nhuãng năm 1928 1929.
- Làm nảy sinh nhu cầu thành lập một số tổ chức có đầy đủ khả
năng tập hợp, lãnh đạo, đối phó với âm mưu của kẻ thù, tiếp tục đưa
cách mạng tiến lên. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá cơ
cấu tổ chức hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sự phân hoá của
Tân Việt và sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929.
- Sau vụ phản loạn của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, từ
tháng 4 - 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu trở lại Liên Xô,
tiếp tục hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Cuối năm 1927, Người
qua Đức, Pháp rồi trở về Việt Nam, xây dựng cơ sở cách mạng trong
kiều bào Việt Nam ở đây.
d. Thời kỳ từ giữa năm 1927 đến năm 1930
- Cho đến cuối năm 1927, với sự xuất hiện và hoạt động tích
cực của ba tổ chức Cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam
Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn), phong trào đấu
14


tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đã diễn ra hết sức sôi nổi. Tuy
nhiên, sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ cộng sản ở ba kỳ, cùng những
sự đố kỵ, tranh giành đảng viên, quần chúng…đã ảnh hưởng đến sự
phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam nói chung.Thêm vào
đó, thực dân Pháp bắt đầu chiến dịch đàn áp ( sau vụ án sát Badanh

của Việt Nam Quốc dân Đảng) nhằm giữ vững nền thống trị của
chúng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
- Yêu cầu cấp thiết lúc đó là phải thống nhất các tổ chức cộng
sản thành một Đảng duy nhất để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại
âm mưu chia rẽ,phá hoại của kẻ thù, đoàn kết các lực lượng cách
mạng, tiếp tục đấu tranh. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã từ
Xiêm (Thái Lan) về Trung Quốc, với danh nghĩa đại diện Quốc tế
Cộng sản, triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập
một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam vào đầu năm 1930.
Hội nghị diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7 - 2 - 1930, tại Hương
Cảng (Trung Quốc).
Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu tham dự Hội
nghị đã nhất trí tán thành các vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược
và sách lược của cách mạng Việt Nam, chỉ riêng việc tên Đảng là
phải thảo luận nhiều nhất. Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình,
phê phán những nhận thức lệch lạc, cục bộ, hẹp hòi và chỉ ra yêu cầu
phải hợp nhất.
15


Nhờ những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã thành
công.
Ngày 3 - 2 - 1930, Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời,
lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị còn thảo luận và thông qua: Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Điều lệ, Chương trình tóm tắt của Đảng - các văn
kiện này đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được xem như Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Những văn kiện hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện sự đóng góp to lớn của Nguyễn Ái

Quốc đối với việc thành lập Đảng, tiếp sau việc xác định con đường
cứu nước đúng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ
năm 1920 đến năm 1930
- Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân
tộc Việt Nam.
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị (1920 - 1924) và cả về tổ chức
( 1925- 1927) cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam
(1930).
16


- Trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tháng
2 – 1930, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn thảo Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở cho đường lối cách mạng
Việt Nam từ đó về sau.

III.Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1930-1945
1. Hoạt động của Nguyễn Ái quốc từ năm 1930-1940
Cuối năm 1929 ở Việt Nam cùng một lúc có 3 tổ chức cộng sản
hoạt động, tình hình đó làm cho quần chúng không biết theo sự lãnh
đạo của tổ chức nào. Vấn đề dăt ra là nên hợp nhất hay để các tổ
chức này hoạt động riêng rẽ

17


Thời gian này.trên thế giới cũng đang diễn ra cuộc khủng hoảng
kinh tế (1929-1933) cuộc khủng hoảng ảnh hưởng tới tất cả các

nước trên thế giới làm cho đời sống nhân dân của các nước càng
thêm khốn khổ, nhất là nhân dân ở các nước thuộc địa. Ở Đông
Dương mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh
của quần chúng ngày càng cao. Trước yêu cầu khách quan của cách
mạng, các tổ chức cộng sản phải hợp nhất để đủ sức lãnh đạo cuộc
đấu tranh. Hơn nữa khi ra đời 3 tổ chức cộng sản lại nảy sinh những
mâu thuẫn như tranh giành đảng viên, quần chúng thậm chí còn bài
xích lẫn nhau. Tình hình kéo dài càng bất lợi cho cuộc cách mạng.
Bọn Đế quốc sẽ lợi dụng sự chia rẽ này để đưa chân phá hoại các tổ
chức Đảng. Được sự ủy nhiệm của quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc triêu tập và chủ trì hội nghị gồm đại biểu các tổ chức cộng sản
trong nước để bàn về vấn đề hợp nhất Đảng. Hội nghị diễn ra từ
ngày 3-7/2/1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc

18


Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Tham dự Hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng
(Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh) và hai đại biểu của An Nam
cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm). Tổng số đảng
viên của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng
cho tới Hội nghị hợp nhất là 310 đồng chí (ở Xiêm: 40, Bắc Kỳ:
204, Nam Kỳ: 51, Trung Quốc và nơi khác: 15, Trung Kỳ thì ghép
vào Bắc Kỳ và Nam Kỳ)

19


Sơ đồ tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam và các Hội quần chúng

năm 1930
Tại hội nghị Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức tình hình,phê phán
những nhận thức hẹp hòi và chỉ ra yêu cầu phải hợp nhất. Việc hợp
nhất các tổ chức Đảng còn có thuận lợi,vì cả 3 tổ chức cộng sản đều
cùng chung một kẻ thù,một mục đích cách mạng,cùng theo chủ
nghĩa Mác-Lenin.Song đặc biệt nhờ những lí lẽ sắc bén và uy tín
cao của Nguyễn Ái Quốc làm cho đại biểu sớm nhận ra lẽ phải và
hội nghị hợp nhất đã thành công. Ngày 3/2/1930 Đảng đã ra đời lấy
20


tên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất được xem là đại
hội thành lập Đảng
Hội nghị này thảo luận và thông qua một số văn kiện quan trọng do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gồm có: “Chính cương vắn tắt”, “Sách
lược vắn tắt”, “Điều lệ”, “Chương trình hành động vắn tắt”. Các văn
kiện trên vạch ra những nét cơ bản nhất về đường lối chiến lược và
sách lược cho cách mạng Việt Nam. Có thể xem đây là cương lĩnh
đầu tiên của Đảng
Sau Hội nghị hợp nhất, ngày 8-2-1930 các đại biểu về nước thực
hiện kế hoạch hợp nhất các cơ sở đảng ở trong nước. Ban Chấp
hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập gồm có
Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong
Sắc, Hoàng Quốc Việt, Phan Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo, do Trịnh Đình
Cửu đứng đầu.
Sách giáo khoa ôn tập theo chủ đề)
Ngày 5-4-1930, sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn
Ái Quốc đã gửi thư đến “đồng chí Zao” (là bí danh của Bùi Công
Trừng) và các học sinh Việt Nam đang học ở Liên Xô.


21


Năm 1931,dưới tên giả là Tống Văn Sơ, Nguyễn Ái Quốc bị nhà
cầm quyền Hương Cảng bắt giam. Ông bị giam cả thảy hơn một
năm. Các đồng chí của ông - (Hồ Tùng Mậu và Trương Vân Lĩnh)
liên hệ được với Công hội Đỏ và gia đình luật sư Frank Loseby can
thiệp, cãi cho ông. Báo chí Pháp ở Đông Dương loan tin là ông chết
trong ngục do bị ho lao. Sau khi tòa tại Hương Cảng không kết án
được, chính quyền Anh tại Hương Cảng trục xuất ông với ý định lực
lượng của Pháp sẽ bắt ông và đưa về Việt Nam xét xử Ông được
Loseby bố trí ra khỏi Hương Cảng trên một chiếc tàu khác. Sau khi
ở Hạ Môn ngót năm, sáu tháng, đầu năm 1933, ông lên Thượng Hải.
Từ đây, ông được Đảng Cộng sản Trung Quốc bố trí đưa đi Liên
Xô.
(Bác Hồ - hồi kí, NXB Văn học, tr. 98, 99, phần kể của Nguyễn
Lương Bằng)
Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc đã có mặt ở Liên Xô. Ông dự Đại
hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20
tháng 8 năm 1935), nhưng không được bầu vào Ban Chấp hành
Trung ương của Quốc tế Cộng sản. Đại diện của Việt Nam tại Ban
22


Chấp hành này là Lê Hồng Phong. Theo tài liệu của một số nhà sử
học, ông bị ép buộc phải ở lại Liên Xô và bị giam lỏng (hoặc nói
nhẹ hơn là bị kỷ luật), do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm
quyền Hương Cảng trả tự do Ông phụ trách chung những người
cộng sản Việt Nam và theo học khóa ngắn hạn tại trường Lenin là
trường Đảng cao cấp dành cho các lãnh tụ cộng sản nước ngoài

(1934-1935). Năm 1935, ông được bầu làm đại diện của Đảng Cộng
sản Đông Dương bên cạnh Quốc tế Cộng sản.Trong khi Lê Hồng
Phong, Nguyễn Thị Minh Khai... về nước từ 1936 và các học sinh
người Việt Nam không tiếp tục sang Liên Xô nữa thì ông vẫn phải ở
lại Liên Xô. Thời gian này ông có theo học lớp nghiên cứu sinh sử
học của Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa nhưng sau
đó không tốt nghiệp. Ông rời Liên Xô vào mùa thu năm 1938.
Ít nhất ông có hai tên gọi trong thời kì ở Liên Xô: ở trường
Lênin ông lấy tên là Li Nốp, đối với nhóm học sinh ở Viện nghiên
cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa ông lấy tên là Lin.
(Bác Hồ - hồi kí, NXB Văn học, 2004, trang 167-176)
Trong những năm 1931-1935, ông đã bị Trần Phú và sau đó là Hà
Huy Tập phê phán về đường lối cải lương, không đúng đường lối
đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản. Hà Huy Tập đã viết trên
tạp chí Bônsơvích (số 8/12-1934):
"...chúng ta không được quên những tàn tích quốc gia chủ
nghĩa của Nguyễn Ái Quốc và những chỉ thị sai lầm của đồng
chí ấy về những vấn đề căn bản của phong trào cách mạng tư
sản dân quyền và những lý luận cơ hội của đồng chí ấy bám
rễ vào đầu óc của phần đông đồng chí chúng ta, giống như

23


những tàn tích tư sản vẫn sống dai dẳng trong đầu óc những
hội viên Thanh Niên, Tân Việt và Vừng Hồng.
Nguyễn Ái Quốc không hiểu được những chỉ thị của Quốc tế
cộng sản; không hợp nhất được ba tổ chức cộng sản từ trên
xuống dưới... Tài liệu Sách lược vắn tắt của Đảng và Điều lệ
của Đảng hợp nhất không theo đúng chỉ thị của Quốc tế cộng

sản. Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc còn chủ trương một sách lược
cải lương và hợp tác: "trung lập tư sản và phú nông", "liên
minh với địa chủ nhỏ và vừa", v.v. Vì những sai lầm đó, nên từ
tháng Giêng đến tháng Mười năm 1930, Đảng Cộng sản Đông
Dương đã đi theo một chiến lược có nhiều điểm trái với những
chỉ thị của Quốc tế cộng sản, tuy trong thực tế đã lãnh đạo
quần chúng kiên quyết đấu tranh cách mạng."
(Trích dẫn và dịch lại từ Vietnamese Communism 1925-1945,
Huỳnh Kim Khánh, Cornell University Press, 1982, USA).
Tháng 7/1935 Đại hội lần thứ 7 quốc tế cộng sản được triệu tập. 65
đoàn đại biểu thay mặt các Đảng Cộng Sản từ khắp thế giới về
Matxcơva dự họp. Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do Lê
Hồng Phong dẫn đầu, lần đầu tiên tham dự Đại hội quốc tế cộng
sản. Nguyễn Ái Quốc đang công tác tại Liên Xô được Đảng cộng
sản Đông Dương cử làm đại biểu chính thức của đoàn đại biểu Đảng
cổng sản Đông Dương
(Trang 327,sách Đại cương Lịch Sử Việt Nam tập 2)
Tháng 7/1936, Nguyễn Ái Quốc tham gia hội nghị ban chấp hành
trunng ương Đảng cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong - ủy
viên ban chấp hành trung ương Quốc tế cộng sản chủ trì đã họp tại
24


Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa trên những luận điểm cơ
bản của Nghị quyết đại hội lần thứ 7 Quốc tế cộng sản, căn cứ vào
tinh hình cụ thể của Việt Nam đã định ra đường lối và phương pháp
đấu tranh thích hợp.
(Theo sách Đại cương Lịch Sử tập 2)

Năm 1938,ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân,

Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ
quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An,
căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân
Trung Quốc vào mùa đông 1938. Khi này đang là thời kì QuốcCộng hợp tác trong cuộc kháng chiến chống Nhật, Tưởng Giới
Thạch có đề nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc cử một đoàn cán bộ
đi hướng dẫn cho Quốc Dân Đảng về kỹ thuật chiến đấu du kích.
Tổng phụ trách đoàn là Diệp Kiếm Anh. Từ tháng 6 năm năm 1939,
Hồ Quang được gửi tới phái đoàn này làm người phụ trách chính trị.
Trên thực tế, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương lúc này
cũng mất liên lạc với ông tới tháng 1 năm 1940 (thời kì này lấy bí
danh là Trần)
(Bác Hồ - hồi kí, NXB Văn Học, 2004, trang 200, phần do Vũ Anh
kể lại.)

25


×