Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ MỞ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 110 trang )

ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ MỞ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
PHẦN I – SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1. Giới thiệu về cơ sở đào tạo
Trường Đại học Hải Phòng, tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng, được
thành lập từ năm 1959, đến nay đã có 54 năm xây dựng và trưởng thành. Năm 2000, trên
cơ sở sát nhập 4 cơ sở giáo dục của thành phố (trường Cao đẳng Sư phạm, trường Đại học
Tại chức, trường Cán bộ quản lý giáo dục, trung tâm Ngoại ngữ) Trường Đại học Sư
phạm Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 20/4/2000 của Thủ
tướng Chính phủ. Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành, năm 2004, trường Đại học Sư
phạm Hải Phòng được đổi tên thành trường Đại học Hải Phòng theo Quyết định số
60/2004/QĐ-TTg ngày 09/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường Đại học Hải Phòng hiện có 4 cơ sở đào tạo nằm ở 2 quận Kiến An, Ngô
Quyền (số 2 Nguyễn Bình, số 10 Trần Phú, 246 Đà Nẵng và 171 Phan Đăng Lưu) với
tổng diện tích 29,79 ha, trong đó Kiến An là cơ sở chính có diện tích 27,163 hecta.
Trường có hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng khá đồng bộ, phục vụ tốt công tác đào tạo,
nghiên cứu khoa học. Hiện nay nhà trường có: 312 phòng học, giảng đường; 15 phòng
chuyên dùng; 29 phòng thí nghiệm, thực hành; 1 xưởng thực hành cơ khí và điện, điện tử
với diện tích 1000m2 cùng trang thiết bị tương đối hiện đại; 11 phòng máy tính với trên
750 máy; 60 đầu projector; 1 phòng họp giao ban trực tuyến; 02 Hội trường lớn sức chứa
từ 400 – 600 chỗ; 7 giảng đường trên 200 chỗ ngồi; 02 nhà thể thao đa năng có diện tích
gần 2000m2 , 02 sân vận động; Ký túc xá sinh viên gồm 8 nhà, trong đó có 3 tòa nhà 8
tầng với sức chứa gần 5.000 sinh viên. Hiện nay đang triển khai các công trình xây dựng
như: Trung tâm Giáo dục thể chất, Ký túc xá sinh viên, mở rộng dự án Trung tâm giáo
dục quốc phòng, dự án cơ sở hạ tầng, triển khai đầu tư nhà hiệu bộ, sửa chữa nhà làm việc
A6 và các công trình phụ trợ khác. Trung tâm Giáo dục thể chất với diện tích 24.000m2
dự kiến năm 2013 sẽ đưa vào sử dụng. Thư viện là tòa nhà 3 tầng có diện tích 2600m2, có
19.528 đầu sách, với trên 156.342 quyển, trong thư viện có góc nghiên cứu Việt NamHoa Kỳ với nhiều sách, tạp chí trong và ngoài nước, cùng thiết bị máy tính được kết nối
mạng, giảng viên, sinh viên được sử dụng internet miễn phí.
Cơ cấu tổ chức của trường gồm 17 Khoa: Khoa Toán, Khoa Công nghệ Thông tin,
Khoa Ngữ văn, Khoa KH Tự nhiên, Khoa KH Xã hội, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Thể dục Thể thao, Khoa GD Tiểu học, Khoa GD Mầm non, Khoa Giáo dục chính trị, Khoa Tâm lý


- Giáo dục học; Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán - Tài chính, Khoa
Xây dựng, Khoa Cơ khí, Khoa Nông nghiệp, Khoa Đào tạo tại chức; 9 Trung tâm, 16
Phòng, Ban, Trạm, Thư viện và 3 Trường thực hành sư phạm: Trường Mầm non Thực
hành, Trường Tiểu học Thực hành, Trường PT Phan Đăng Lưu.
Trường Đại học Hải Phòng luôn quan tâm đến xây dựng và phát triển đội ngũ nhằm
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

1


nghệ. Phấn đấu đến năm 2020, trường Đại học Hải Phòng sẽ trở thành trung tâm giáo dục
đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vững mạnh của vùng Duyên hải
Bắc Bộ.
Tính đến hết năm học 2011 – 2012, tổng số cán bộ viên chức của trường có trên 800
người, trong đó cán bộ giảng dạy trên 500 người. Về chất lượng đội ngũ có: 4 GS, PGS;
54 tiến sĩ; 62 nghiên cứu sinh trong và ngoài nước; 135 giảng viên chính; 297 thạc sĩ và
hơn 100 người đang học cao học. Hàng năm có khoảng 15 NCS bảo vệ thành công luận
án tiến sĩ.
Quy mô đào tạo hiện nay của nhà trường là trên 20.000 sinh viên các hệ, trong đó
đào tạo chính quy tập trung là trên 12.000 sinh viên. Tính đến năm học 2011-2012, nhà
trường có 2 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ, 16 chương trình đào tạo đại học sư phạm, 38
chương trình đào tạo cử nhân khoa học và kỹ sư, 26 chương trình đào tạo cao đẳng sư
phạm, 4 chương trình đào tạo cao đẳng ngoài sư phạm. Việc thực hiện đào tạo theo học
chế tín chỉ được nhà trường áp dụng từ năm học 2009 – 2010, hàng năm đều tổ chức rút
kinh nghiệm để đào tạo tốt hơn.
Nhà trường đã hoàn thiện công tác đánh giá trong, được Bộ Giáo dục và đào tạo cử
đoàn chuyên gia là CQAIE VN và IIG VN tới khảo sát đánh giá ngoài vào tháng 5/2009
và là một trong 38 trường Đại học cả nước được đánh giá ngoài đạt chất lượng đào tạo
mức 1; được tổ chức quốc tế WQA đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng và đã được cấp
chứng chỉ ISO 9001-2008 tháng 9 năm 2012.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ luôn được trường Đại
học Hải Phòng xác định là những hoạt động trọng tâm nhằm khẳng định và nâng cao vị
thế của Nhà trường. Hàng năm, nhà trường đã ra định kỳ 02 số Thông báo khoa học; 20
bản tin Giáo dục - Khoa học - Công nghệ và Kinh tế; đã tổ chức các Hội thảo khoa học,
tiêu biểu như: Hội thảo về đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo năm
2010, Hội thảo về quản lý đào tạo sau đại học năm 2011, Hội thảo quốc tế về quản lý và
nâng cao chất lượng đạo tạo tiếng Anh tại các trường Đại học giai đoạn 2011-2015, Hội
thảo khoa học cán bộ trẻ lần thứ I - năm 2012; Năm học 2011 – 2012 đã thực hiện 02 đề
tài khoa học công nghệ cấp Bộ; 2 đề tài cấp Thành phố; đã tổ chức nghiệm thu 03 giáo
trình, 04 đề tài, 02 đề án khoa học cấp trường; xây dựng tài liệu “Phương hướng hoạt
động khoa học công nghệ Trường Đại học Hải Phòng”. Hoạt động NCKH của sinh viên
trong năm học 2011-2012 tiếp tục diễn ra sôi nổi, thu hút hàng ngàn sinh viên tham gia.
Năm học qua, có 01 sinh viên đạt giải Nhì “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”.
Hoạt động hợp tác quốc tế được nhà trường quan tâm, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Năm học 2011-2012, Trường Đại học Hải Phòng
tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế với các trường Đại học, Học viện và các
tổ chức nước ngoài ở 12 quốc gia trong lĩnh vực đào tạo và NCKH (Trung Quốc, Nga,
Thái Lan, Phần Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Lào, Campuchia, Singapore…); Hợp tác với
Phần Lan xây dựng đề án khu sinh thái Cát Bà; hợp tác với Học viên Nông nghiệp Quảng
Tây Trung Quốc xây dựng khu thực hành sinh nông, phòng nuôi cấy mô, Hợp tác với Đại
học Dân tộc Quảng Tây Trung Quốc xây dựng Trung tâm đào tạo quốc tế và Hán ngữ;
hợp tác với Đại sứ quán Hoa Kỳ xây dựng và tổ chức hoạt động góc nghiên cứu Việt Nam

2


– Hoa Kỳ. Năm học 2011 - 2012, Nhà trường tổ chức quản lý và đào tạo hơn 250 sinh
viên Trung Quốc, 11 sinh viên Phần Lan, 10 sinh viên Campuchia, 03 sinh viên Lào; gửi
60 sinh viên của trường đi học tại Trung Quốc và Phần Lan; cử 10 NCS và học viên cao
học đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài (Trung Quốc, Mỹ, Phần Lan...) theo quan hệ hợp

tác song phương.
Hoạt động đào tạo sau đại học được Trường Đại học Hải Phòng đặc biệt quan tâm,
kết quả của hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, đẩy mạnh công tác
nghiên cứu khoa học và chuyển giáo công nghệ. Đến nay, nhà trường đã tuyển sinh được
4 khóa đào tạo cao học với 620 học viên, trong đó 230 học viên đã bảo vệ thành công luận
văn thạc sĩ, kết quả đào tạo được dư luận đánh giá cao.
1.2. Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ
thạc sĩ Quản lý Giáo dục
Hải phòng là một thành phố trực thuộc trung ương, cửa ngõ ra biển của các tỉnh
phía bắc, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục lớn của Việt Nam. Các
trường của Hải Phòng đều có cơ sở vật chất tốt và toàn diện. Hiện nay, trên địa bàn thành
phố có 4 trường Đại học, 16 trường Cao đẳng, 26 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 56
trường Trung học phổ thông và hàng trăm trường học từ bậc học cơ sở tới ngành học
mầm non. Hải Phòng cũng là địa phương duy nhất có học sinh giỏi đạt giải Olymic quốc
tế 16 năm liền. Hải Phòng là một cực tăng trưởng quan trọng trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, có sức hút mạnh mẽ cả về kinh tế và giáo dục đối với các tỉnh phụ cận:
Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên… Đó là những địa phương
cũng đang có nhu cầu nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
các cấp. Trong quá trình đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục được xem là khâu
đột phá. Thực tế có rất nhiều cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục, các viên chức, công
chức trong bộ máy hành chính được giao nhiệm vụ phụ trách văn xã nhưng chưa được
đào tạo bài bản về quản lý lĩnh vực này.
Qua khảo sát (bằng điện thoại, gặp gỡ, trao đổi...), chúng tôi thấy có các đối tượng
sau có nhu cầu học tập, nâng cao trình độ quản lý giáo dục ở bậc thạc sĩ:
- Cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục từ mầm non đến giáo dục chuyên nghiệp
- Cán bộ trong hệ thống chính trị đang công tác trong lĩnh vực có liên quan đến văn
hóa, xã hội
- Các chuyên viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và các cơ quan quản lý, tham
mưu về lĩnh vực văn hóa giáo dục
- Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu

Những địa phương có nhu cầu học thạc sĩ Quản lý Giáo dục tại trường Đại học Hải
Phòng:
- Thành phố Hải Phòng
- Các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên
- Một số tỉnh, thành khác

3


Nhu cầu nâng cao trình độ ở bậc thạc sĩ đang là một đòi hỏi của nhiều giáo chức,
viên chức, công chức trong và ngoài thành phố. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của người
học và xã hội, Trường Đại học Hải Phòng đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép Nhà
trường mở mã ngành đào tạo thạc sĩ Quản lý Giáo dục.
1.3. Kết quả đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ của trường Đại học Hải Phòng

a) Công tác tuyển sinh
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Kinh tế

Kỹ thuật


350
420
520
600
930
920
1.117
1.937
1.490

280
280
365
450
350
663
546
299
218

Đại học, Cao đẳng hệ chính quy
Cử nhân
Ngoại ngữ Tin học
khối XH
160
150
150
250
150

320
300
80
410
320
60
415
250
60
600
150
63
397
180
63
300
162
47
235
199
23


phạm
520
520
550
504
530
569

636
520
655

Tổng
1.460
1.770
2.135
2344
2.535
2.965
2.939
3.265
2.820

Cao
học

70
100
120
150
180

b)Tình hình sinh viên tốt nghiệp ra trường
Năm
2004
2005
2006
2007

2008
2009
2010
2011
2012

Kinh tế
37
42
76
280
350
410
541
856

Kỹ thuật
30
70
96
180
210
280
310
290

Đại học, Cao đẳng hệ chính quy
Cử nhân
Ngoại ngữ Tin học
khối XH

28
43
132
38
138
40
146
42
150
105
125
239
120
239
283
70
368
293
45
376
222
47

Sư phạm

Tổng

Cao
học


430
331
472
487
490
499
500
483
499

501
568
762
847
1205
1543
1782
2040
2290

70
100
60

Sinh viên tốt nghiệp hàng năm đạt từ 90-93%; khá giỏi đạt 30-32%.
Sinh viên tham gia thi Olympic quốc gia các môn: Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ, các
môn lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Nghiệp vụ sư phạm đạt nhiều giải
cao, thuộc tốp đầu các trường đại học trong cả nước.
Theo thống kê, số lượng sinh viên ra trường có việc làm sau 1 năm ra trường phù
hợp chuyên ngành đào tạo là 65-70%.

Các học viên cao học đều hoàn thành chương trình học tập đúng thời hạn, 100%
bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ. Sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ đã phát huy tốt vai trò
cá nhân trong thực tiễn công tác, được các đơn vị sử dụng nhân lực đánh giá cao.

4


1.4. Giới thiệu về Khoa Tâm lý – Giáo dục, đơn vị chuyên môn trực tiếp đảm
nhận nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ Quản lý Giáo dục
Khoa Tâm lý – Giáo dục học (TLGDH) được thành lập vào 6/2006, tiền thân là
tổ TLGD đã trải qua trên 50 năm xây dựng và trưởng thành cùng với quá trình xây
dựng, trưởng thành của Trường Đại học Hải Phòng.
Đội ngũ cán bộ giảng viên của khoa tính đến năm học 2012-2013 có 21 giảng viên,
gồm 8 Tiến sĩ (3 Tiến sĩ Quản lý Giáo dục, 2 Tiến sĩ Giáo dục học, 3 Tiến sĩ Tâm lý), 13
Thạc sĩ (2 nghiên cứu sinh), 16 người giảng viên chính. Hiện nay, trung bình hàng năm có
từ 1-2 giảng viên đăng ký xét tuyển NCS. Khoa đã và đang động viên các giảng viên trẻ
đi học tập và nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Khoa đảm nhiệm giảng dạy toàn bộ khối kiến
thức sư phạm cho ngành đào tạo sư phạm trong toàn trường. Ngoài ra, khoa còn đào tạo
các lớp nghiệp vụ sư phạm cấp chứng chỉ cho các cơ sở đào tạo khác. Nhiều giảng viên
của khoa đã được mời giảng dạy tại một số trường ở trong và ngoài thành phố. Nhiều cán
bộ, giảng viên đã có ít nhất 04 công trình khoa học được công bố trong 05 năm trở lại
đây. Các giảng viên có chuyên môn vững, tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực giảng
dạy, có khả năng quản lý quá trình đào tạo và giáo dục sinh viên. Khoa có mối quan hệ
mật thiết với nhiều trường đại học, học viện và viện nghiên cứu trên toàn quốc, vì vậy
việc mời thỉnh giảng, giao lưu, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ có nhiều thuận lợi.
Khoa Tâm lý – Giáo dục hiện đang đảm nhiệm đào tạo cử nhân chuyên ngành công
tác xã hội. Tính đến năm học 2012 – 2012, khoa đã đào tạo được 3 khóa sinh viên tốt
nghiệp. Kết quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và được xã hội chấp nhận.
Khoa TLGDH đặc biệt quan tâm tới hoạt động NCKH. Hàng năm, khoa tổ chức
hội nghị sinh viên NCKH qua đó tuyển chọn những đề tài xuất sắc gửi tham gia Hội nghị

sinh viên NCKH cấp trường và cấp Bộ. Năm 2010 có 1 sinh viên đạt giải Ba đề tài nghiên
cứu cấp Bộ. Các giảng viên trong khoa luôn tích cực tham gia nhiều đề tài các cấp, làm
chủ nhiệm 03 đề tài cấp Bộ, 03 đề tài cấp cơ sở. Mỗi năm có hàng chục công trình nghiên
cứu khoa học của cán bộ, giảng viên đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài
nước. Khoa đã tự chủ được giáo trình giảng dạy ở bậc đại học.
Đến năm học 2012-2013, với bề dày truyền thống trên 50 năm, khoa TLGDH đã
đào tạo được hàng ngàn sinh viên các ngành sư phạm thuộc các bậc học: Mầm non, Tiểu
học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; riêng ngành đại học Công tác xã hội khoa
TLGDH đã đào tạo được 05 khóa với hàng trăm sinh viên hệ chính quy.
1.5. Lý do đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo chuyên
ngành thạc sĩ Quản lý Giáo dục
- Giáo dục Việt Nam đang đổi mới cơ bản và toàn diện, trong đó đổi mới quản lý
giáo dục được xem là khâu đột phá, việc nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ quản lý
và viên chức giáo dục là một vấn đề cấp thiết.
- Nhu cầu học tập nâng cao trình độ quản lý giáo dục ở bậc thạc sĩ là một nhu cầu
tự thân của các các bộ quản lý và viên chức giáo dục thành phố Hải Phòng và các tỉnh phụ
cận. Qua khảo sát cho thấy, nhu cầu này khá lớn và lâu dài.
- Trường Đại học Hải Phòng đáp ứng đủ điều kiện để được xem xét cấp phép đào
tạo chuyên ngành Quản lý Giáo dục trình độ thạc sĩ, cụ thể:

5


+ Đã đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy các ngành gần với ngành quản
lý giáo dục: các ngành đại học sư phạm, ngành công tác xã hội , các ngành cử nhân khoa
học xã hội, nhân văn, các ngành quản lý kinh tế, đến nay đã có 9 khóa với 11.583 sinh
viên đã tốt nghiệp; đã liên kết với trường Đại học Sư phạm Hà Nội đào tạo ngành cử nhân
quản lý giáo dục, đến nay đã có 3 khóa với 166 sinh viên đã tốt nghiệp: khóa 1 tốt nghiệp
năm 2003 với 55 sinh viên, khóa 2 tốt nghiệp năm 2005 với 54 sinh viên, khóa 3 tốt
nghiệp năm 2006 với 57 sinh viên.

+ Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào
tạo.
+ Có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo
trình độ thạc sĩ ở chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo, cụ thể: Giảng viên cơ hữu có
trình độ tiến sĩ (trừ giảng viên ngoại ngữ) tham gia giảng dạy trên 80% chương trình đào
tạo. Có 8 giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ cùng ngành đề nghị cho phép đào tạo, trong
đó có 3 người cùng chuyên ngành. Mặt khác, trường Đại học Hải Phòng có mối quan hệ
mật thiết với nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố và các trường đại học ở Hà Nội,
vì vậy việc mời các Giáo sư, Tiến sĩ từ nhiều trường đại học về tham gia đào tạo thạc sĩ
có nhiều thuận lợi.
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo ngành hoặc
chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ, cụ thể: có đủ phòng học, và các trang thiết bị cần thiết
đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành quản lý giáo dục; Thư viện có phòng tra cứu thông tin
cung cấp các nguồn thông tin tư liệu (sách, giáo trình và tạp chí trong và ngoài nước)
được xuất bản trong 5 năm trở lại đây, đáp ứng yêu cầu dạy, học các học phần trong
chương trình đào tạo và thực hiện đề tài luận văn; có website của trường được cập nhật
thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục
thực tế, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục, công khai thu chi
tài chính.
+ Cơ sở đào tạo có năng lực, có kinh nghiệm trên 50 năm trong nghiên cứu khoa học
ở lĩnh vực khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên. Mỗi giảng viên là tiến sĩ tham gia đào
tạo thạc sĩ Quản lý Giáo dục đều có ít nhất 3 công trình khoa học được công bố trên các
tạp chí khoa học chuyên ngành có trong danh mục của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà
nước quy định trong 5 năm trở lại đây tính đến 31/12/2012.
+ Có chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần trong chương trình đào
tạo của chuyên ngành Quản lý Giáo dục, được xây dựng theo quy định của Quy chế đào
tạo trình độ thạc sĩ hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Có khoa Tâm lý Giáo dục là đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên
môn nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ.
+ Chuyên ngành Quản lý Giáo dục phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

của địa phương, khu vực và quốc gia.
Từ các lý do trên, chúng tôi lập đề án đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép
trường Đại học Hải Phòng mở chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Quản lý Giáo dục.

6


PHẦN II: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
2.1. Những căn cứ để lập đề án
- Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 5/8/2003, Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển
thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề
cập đến việc xây dựng và phát triển trường Đại học Hải Phòng
- Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa IX về
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Luật Giáo dục (2005), Luật bổ sung sửa đổi Luật Giáo dục (2009)
- Luật số: 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội Khóa 13 ban hành Luật
Giáo dục Đại học
- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về “Đổi mới cơ
bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020”
- Nghị định của Chính phủ số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi
dưỡng công chức.
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 16/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
"Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020"
- Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Điều lệ trường đại học.
- Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22/12/2010 của Bộ GD&ĐT quy định
điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho
phép đào tạo các ngành, chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28/02/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành
Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.

- Thông tư số: 04/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành
Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
- Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 20/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng và Quyết định số 60/2004/QĐ-TTg ngày
09/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên trường Đại học Sư phạm Hải Phòng
thành trường Đại học Hải Phòng.
- Quyết định số 1070/QĐ-TTg ngày 07/8/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc
giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ cho Trường Đại học Hải Phòng
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quản lý giáo dục và đào tạo cán bộ
quản lý giáo dục hiện nay.
- Nhu cầu đào tạo của xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo chuyên ngành
thạc sĩ Quản lý Giáo dục của trường Đại học Hải Phòng.

7


2.2. Mục tiêu đào tạo
2.2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu công
tác ở các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về giáo dục của Hải
Phòng, các tỉnh phụ cận và toàn quốc; Trang bị phương pháp luận, phương pháp nghiên
cứu, cung cấp các tri thức hiện đại, cập nhật về Giáo dục và Quản lý giáo dục trên thế giới
và Việt Nam; Nâng cao khả năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn
trong quản lý giáo dục tại các đơn vị góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo; Có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu theo hệ thống đào tạo tiến sĩ về khoa học giáo
dục chuyên ngành quản lý giáo dục.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức: Trang bị cho học viên hệ thống tri thức khoa học, cơ bản, toàn diện,
hiện đại và thiết thực về khoa học quản lý giáo dục và các lĩnh vực khoa học có liên quan
trực tiếp tới hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên quản lý giáo dục.

- Về kỹ năng: Giúp học viên củng cố và phát triển kỹ năng lập kế hoạch, huy động
nguồn lực, tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra các hoạt động giáo dục và rèn luyện,
củng cố, phát triển các kỹ năng cần thiết khác cho hoạt động quản lý, nghiên cứu giáo
dục, đào tạo; phát triển năng lực tự học, nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục người học.
- Về thái độ: học viên được rèn luyện, giáo dục để phát triển những phẩm chất nhân
cách phù hợp với yêu cầu của người cán bộ, chuyên viên quản lý giáo dục.
- Về khả năng và vị trí công tác của người học sau khi tốt nghiệp: người học tốt
nghiệp thạc sĩ quản lý giáo dục có thể đảm nhiệm chức danh chuyên viên chính, nghiên
cứu viên chính, giảng viên chính, làm cán bộ quản lý các cấp và các nhiệm vụ khác trong
cơ sở giáo dục, trong các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
2.3. Thời gian đào tạo
Đào tạo trình độ thạc sĩ Quản lý Giáo dục được thực hiện trong hai năm học đối với
người có bằng tốt nghiệp đại học.
2.4. Đối tượng tuyển sinh
- Đối tượng tuyển:
+ Cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục từ mầm non đến giáo dục chuyên nghiệp
+ Cán bộ trong hệ thống chính trị đang công tác trong lĩnh vực có liên quan đến
giáo dục, văn hóa, xã hội
+ Các chuyên viên trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý, tham mưu về
lĩnh vực văn hóa giáo dục
+ Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu

8


- Về kinh nghiệm công tác chuyên môn:
+ Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc đúng ngành đăng kí dự thi
được thi ngay sau khi tốt nghiệp.
+ Những đối tượng khác phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực
chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng kí dự thi.

- Về văn bằng
+ Ngành đúng: cử nhân quản lý giáo dục được miễn học chuyển đổi kiến thức
+ Ngành gần: tốt nghiệp đại học sư phạm, cử nhân tâm lý, cử nhân giáo dục, cử
nhân kinh tế và quản trị kinh doanh, cử nhân công tác xã hội phải học chuyển đổi kiến
kiến thức 03 môn
+ Những người tốt nghiệp đại học ngành khác hiện đang công tác trong ngành giáo
dục hoặc liên quan đến giáo dục và đào tạo phải học bổ sung kiến thức 6 môn.
2.5. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức
Chương trình môn học bổ sung kiến thức được thiết kế dành cho người học có văn
bằng không phải là cử nhân quản lý giáo dục nhưng hiện đang hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục hoặc có liên quan đến giáo dục. Sau khi học xong chương trình chuyển đổi, bổ
sung kiến thức, người học được công nhận có trình độ tương đương cử nhân quản lý giáo
dục để có thể dự thi cao học quản lý giáo dục. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức
gồm 6 môn. Đây là những môn học có tính chất tiên quyết, người học phải nắm vững thì
mới có thể học tập, nghiên cứu ở chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý Giáo dục.
ST
T

MÃ MÔN
HỌC

2
3

Chữ
QLTL
QLGD
QLHC

Số

01
02
03

4
5

QLKH
QLXH

04
05

6

QLLG

06

TÊN MÔN HỌC

Tâm lý học
Giáo dục học
Quản lý hành chính nhà nước và
quản lý ngành giáo dục và đào tạo
Khoa học quản lý
Tâm lý học xã hội trong quản lý
giáo dục
Logic học
TỔNG CỘNG


SỐ
TÍN
CHỈ

TỶ LỆ LTTH

3
4
3

LT
2
2
2

TH
1
2
1

3
3

2
2

1
1


4
20

2
12

2
8

2.6. Dự kiến quy mô tuyển sinh
Năm 2013, tuyển sinh 02 đợt/năm, mỗi đợt 50 học viên, hàng năm quy mô tuyển
sinh tăng 10%
2.7. Dự kiến mức học phí/người học/năm
Thực hiện theo nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về
miễn, giảm học phí và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015

9


Đơn vị: nghìn đồng/năm/học viên
Năm học 2012 -2013

Năm học 2013 -2014

6.300.000

7.300.000

Năm học 2014 -2015

8.300.000

2.8. Các môn thi tuyển
- Môn cơ bản: Logic học
- Môn cơ sở: Giáo dục học
- Môn ngoại ngữ: theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.9. Điều kiện trúng tuyển
- Môn cơ bản và cơ sở đạt điểm 5 trở lên theo thang điểm 10 và xét tuyển từ điểm
cao nhất trở xuống cho đến đủ chỉ tiêu.
- Môn ngoại ngữ: đạt điểm chuẩn về trình độ áp dụng cho kỳ thi được quy định thi
theo Qui chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
- Các yêu cầu và quyền lợi khác theo Qui chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
2.10. Điều kiện tốt nghiệp
a) Đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Trình độ năng lực ngoại ngữ của học viên đạt
được ở mức tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của Khung Châu Âu Chung. Hiệu trưởng
trường Đại học Hải Phòng tổ chức đánh giá trình độ ngoại ngữ của học viên;
b) Hoàn thành các môn học của chương trình đào tạo với điểm học phần đạt từ
điểm D trở lên, điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,0 trở lên
c) Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang
trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa
học trong luận văn
d) Bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ

10


PHẦN III: NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
3.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu
Học
hàm,

năm
phong

Học vị,
nước,
năm tốt
nghiệp

Chuyên
ngành

Số
TT

Họ và tên, năm sinh, chức
vụ hiện tại

01

Bùi Đình Hưng
1959/P.Hiệu trưởng

Tiến sĩ,
VN/ 2011

Quản lý
Giáo dục

02


Phạm Thị Loan

Tiến sĩ

1960/Trưởng khoa MN

VN/2011

Quản lý
Giáo dục

Dương Đức Hùng

Tiến sĩ

1967/Trưởng phòng CTSV

VN/2012

Nguyễn Thị Thu Hà

Tiến sĩ

1973/Giảng viên

VN/2009

Nguyễn Thị Quỳnh Phương

Tiến sĩ


1973/P.Trưởng khoa TLGD

VN/2012

Giáo dục
học

Đoàn Minh Tỵ

Tiến sĩ

Tâm lý

1961/Trưởng khoa TLGD

VN/2008

Đỗ Thị Coỏng

Tiến sĩ

1960/Giảng viên

VN/2005

Nguyễn Thị Huệ

Tiến sĩ


1975/Giảng viên

VN/2012

03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13

Đào Văn Hiệp
1957/P.Hiệu trưởng

PGS

Tiến sĩ

2012

VN/2001

Quản lý
Giáo dục


Thành tích
khoa học
(số lượng
đề tài, các
bài báo)

9

Giáo dục
học

Tâm lý
Tâm lý
Kinh tế

Nguyễn Hoài Nam

Tiến sĩ

1975/Trưởng khoa KT-TC

VN/2010

Phạm Thị Thúy

Tiến sĩ

1964/Trưởng khoa GDCT

VN/2009


Kinh tế Chính trị

Vũ Thị Xuân

Tiến sĩ

Triết học

1967/Giảng viên

VN/2012

Hà Vân Tiên

Thạc sĩ

1968/P.Trưởng khoa NN

Tham
gia đào
tạo SĐH
(năm,
CSĐT)

Quản
KD

trị


Tiếng
Anh

11


14

Đỗ Thị Kiểm

Thạc sĩ

1968/P.Trưởng khoa NN

Tiếng
Anh

Tất cả giảng viên này đều có lý lịch khoa học, bản sao văn bằng. Các cán bộ của
Trường đều có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm.
3.2. Cơ sở vật chất, thiết bị
Trường Đại học Hải Phòng có 4 cơ sở đào tạo nằm ở 2 quận Kiến An, Ngô Quyền
(số 2 Nguyễn Bình, số 10 Trần Phú, 246 Đà Nẵng và 171 Phan Đăng Lưu) với tổng diện
tích khoảng 30 ha, trong đó Kiến An là cơ sở chính rộng 27,163 hecta. Trường có hệ
thống cơ sở vật chất khá đồng bộ, phục vụ tốt công tác đào tạo. Hiện nay nhà trường có:
312 phòng học, giảng đường; 15 phòng chuyên dùng; 29 phòng thí nghiệm, thực hành; 1
xưởng thực hành cơ khí và điện, điện tử với diện tích 1000 m2 cùng trang thiết bị tương
đối hiện đại; 11 phòng máy tính với trên 750 máy; 60 đầu projector; 1 phòng họp giao ban
trực tuyến; 02 Hội trường lớn; 7 giảng đường trên 200 chỗ ngồi; 01 nhà thể thao đa năng,
02 sân vận động, hiện đang triển khai công trình Trung tâm Giáo dục thể chất với diện
tích 24.000m2 dự kiến năm 2013 sẽ đưa vào sử dụng. Ký túc xá sinh viên gồm 8 nhà,

trong đó có 3 nhà 8 tầng với sức chứa gần 5.000 sinh viên. Thư viện có 19.528 đầu sách,
với trên 156.342.000 quyển, trong thư viện có góc nghiên cứu Việt Nam-Hoa Kỳ với
nhiều sách, tạp chí trong và ngoài nước, cùng thiết bị máy tính sử dụng internet miễn phí
cho sinh viên.
3.2.1. Thiết bị phục vụ đào tạo
Tên gọi của máy,
Nước sản xuất,
Stt
thiết bị, ký hiệu,
năm sản xuất
mục đích sử dụng
Phòng học mô phỏng Tài
CMS/ Việt Nam/
1
chính – kế toán
2006
Phòng học ngoại ngữ
(Phòng học đa chức năng
Việt Nam, Phần
2
– SANAKO Lab 250,
Lan/ 2012
Phòng học chuyên dùng)
Phòng Multimedia/ Hội
HP Compaq/
3
thảo trực tuyến
Taiwan/ 2006

4


Phòng thực hành máy
tính

5

Máy chiếu đa chức năng

HP Compaq 2010
CMS/ Việt Nam/
2010,

SANYO/ Nhật/

Số lượng

1 Phòng

2 Phòng

1 Phòng

Học phần sử
dụng thiết bị
Quản lý Tài chính
trong giáo dục
Ngoại ngữ

Các học phần có
nhu cầu


11 Phòng,
Ứng dụng công
756 máy,
nghệ thông tin
có 600 máy
trong QLGD
nối mạng
internet
60 chiếc

Các học phần

12


Tên gọi của máy,
Stt
thiết bị, ký hiệu,
mục đích sử dụng
projector

6

Camera vật thể

7

Hệ thống Micro


Nước sản xuất,
năm sản xuất
2001
SONY/ Nhật/2006
Samsung/ Hàn
Quốc/ 2002
Sony/ Nhật/ 2006
Hàn Quốc/
2005/2006

Số lượng

Học phần sử
dụng thiết bị

3

dùng giáo án điện
tử
Các học phần có
nhu cầu

60 Phòng

Các học phần có
nhu cầu

3.2.2. Thư viện
Số
TT

1

2

3
4
5
6

7
8

9

10

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây
Vũ Thị Phương Anh. Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học :
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học . - Tái bản lần 1 . –
Hà Nội, Nxb Giáo dục, 2006 .
Thy Anh - Tuấn Đức (2006), Những quy định về đổi mới,
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, NXB Lao động
- Xã hội, Hà Nội.
Allan C. Ornstein & Tho mas J. Lasley, Các chiến lược để
dạy học có hiệu quả Tài liệu tham khảo nội bộ.
Nguyễn Như Ất (2011), Hệ thống giáo dục đại học Liên
bang Nga,
Bain, Ken. Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú . - Tp. Hồ
Chí Minh : Văn hoá Sài Gòn, 2008 .
Bách khoa thư Hà Nội : Kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội 1010 - 2010. T.8: Giáo dục . - HN, Nxb Văn hoá

thông tin, 2009 .
Bain, Ken. Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú . - Tái bản
lần 1 . - Tp. Hồ Chí Minh : Văn hoá Sài Gòn, 2009 .
Lê Đình Bình. Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt
động tạo hình cho trẻ em hoạt động tạo hình. Q.1 . - In lần 4.
- HN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 .
Nguyễn Thanh Bình. Giáo trình giáo dục kĩ năng sống :
Giáo trình Cao đẳng Sư phạm . - HN, Nxb Đại học sư phạm,
2007 .
Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt
Nam hướng tới tương lai- vấn đề và giải pháp, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

Nước
/Năm
xuất
bản
2006

Số
bản
sách

Tên học
phần sử
dụng

13

2006


7

Đánh giá
trong giáo
dục
Tài liệu
tham khảo

2
2011

QGLL 13
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2008

15

2009

9

2009


25

2008

5

2007

42

Tài liệu
tham khảo

2004

6

QGXT 03

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

13


Số
TT
11

12

13
14
15

16

17

18
19

20
21

22
23

24
25

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây
Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư
phạm, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo(2009), Báo cáo sự phát triển của
hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo và nâng
cao chất lượng đào tạo (số 760/BC- BGDĐT ngày
29/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục VN hướng tới tương lai –

vấn đề và giải pháp, Nxb CTQG, HN.
Brent Davies anLinda Ellion. Quản lí các trường học trong
thế kỷ XXI. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005.
Đặng Quốc Bảo (2004) Quan điểm phát triển giáo dục trong
điều kiện kinh tế thị trường và việc vận dụng vào hoàn cảnh
Việt Nam, Thông tin KHGD, số 107/2004.
Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (2005): Chỉ số
phát triển giáo dục trong HDI, cách tiếp cận và một số kết
quả nghiên cứu, Nxb CTQG, HN
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên THPT
và TCCN (2010), Hướng dẫn đánh giá chất lượng chương
trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại
học, Hà Nội
Bộ Giáo dục và Đào tạo- Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dụng, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010), Đổi mới quản lý hệ thống
giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, NXB Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại
học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo – Viện chiến lược và Chương trình
giáo dục. Hội thảo khoa học “Đổi mới tư duy giáo dục”
26/2/2005.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia
về khoa học giáo dục Việt Nam- tập 1, tập 2, Hải Phòng
Bộ Giáo dục và Đào tạo(2008), Một số vấn đề quản lý giáo
dục và Lý luận dạy học Đại học (Tài liệu tham khảo cho
giảng viên dự thi nâng ngạch từ giảng viên lên giảng viên
chính), Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo(2007), Nghiên cứu đánh giá thực

trạng đội ngũ nhà giáo Việt Nam , Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo(2007), Quyết định ban hành quy
định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục
Trường ĐH, CĐ và TCCN (Theo quyết định số
76/2007/QĐ BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT).

Nước
/Năm
xuất
bản
2006

Số
bản
sách

Tên học
phần sử
dụng

7

QGQL 06

2009

Tài liệu
tham khảo


2004

5

QGXT 03

2005

2

QGQL 06

2004

7

QGXH 22

2005

4

QGXH 22

2010

2

Tài liệu
tham khảo


2010

5

2010

7

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2005

8

Tài liệu
tham khảo
QGQL 06

2011

3

2008

7


Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2007

8

2007

7

2005

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

14


Số
TT

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây

Nước
/Năm

xuất
bản
2011

26

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tạp chí giáo dục số 253.

27

2011

34

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư quy định điều
kiện, hố sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển
sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại
học,cao đẳng ( Theo quyết định số 08/2011/TT-BGDĐT
ngày 17/2/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tờ trình về dự án luật giáo
dục đại học (số 169/TTr-BGDĐT ngày 09/4/2011 của Bộ
GD&ĐT).
Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010), Thông tư số 14/2010/TTBGDĐT quy định danh mục mã ngành đào tạo, Hà Nội
Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010), Tài liệu tham khảo phục vụ
kỳ thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính năm
2010, tập 1, tập 2, Hà Nội
Bộ Giáo dục và Đào tạo(2008), Tạp chí giáo dục số 187, Hà
Nội
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tìm hiểu luật giáo dục
2005, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Quốc Chấn. Những chuyện lạ trong thi cử của Việt Nam
thời xưa . - Tái bản có bổ sung . – HN, Nxb Thanh niên,
2007 .
Chấn hưng giáo dục . - HN, Nxb Lao động, 2008 .

35
36

28

29
30

31
32
33

37
38
39
40
41
42
43

Số
bản
sách

Tên học

phần sử
dụng

5

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2011

Tài liệu
tham khảo

2010

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2010

9

2008

4


2005

9

2007

17

2008

23

Cẩm nang giảng dạy . - HN, Nxb Lao động, 2008 .

2008

32

Phạm Thị Châu. Giáo trình quản lí giáo dục mầm non :
Dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . - Tái bản lần 1 .
- HN, Nxb Giáo dục, 2009 .
Phạm Thị Châu. Giáo dục học mầm non . - In lần 5 . - HN,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 .
Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục- những vấn
đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2010 (2002), NXB
Giáo dục, Hà Nội
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mĩ Lộc,. Bài giảng lí luận
đại cương về quản lí. Trường Cán bộ quản lý TW1.
Nguyễn Hữu Châu, (2008) Chất lượng Giáo dục, những vấn

đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, HN
Chính phủ nước CHXHCNVN. Kế hoạch hành động quốc
gia giáo dục cho mọi người 2003 – 2015
Dewey, John. Dân chủ và giáo dục : Một dẫn nhập vào triết
lý giáo dục . - HN, Nxb Tri thức, 2008 .

2009

43

2008

36

2008

5

2002

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
QGCL 07
QGCS 04
QGQL 06

2008

5

QGCL 07
QGQL 06

2008

12

Tài liệu
tham khảo

15


Số
TT
44
45


46
47

48

49

50
51

52

53
54

55

56
57

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây
Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
. - HN, Nxb Đại học Sư phạm, 2010 .
Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao. Thực hành tổ chức các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp : Tài liệu đào tạo giáo viên
Tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư phạm . - HN,
Nxb Giáo dục, 2006 .
Dạy học lớp ghép : Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học
dạy lớp ghép . - HN, Nxb Giáo dục, 2006 .
Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên trung

học cơ sở theo chương trình CĐSP mới . - HN, Nxb GD,
2007 .
Vũ Cao Đàm. Suy nghĩ về Khoa học và Giáo dục trong xã
hội đương đại Việt Nam : Góp phần thảo luận chính sách
khoa học và giáo dục . - HN, Nxb Khoa học và kỹ thuật,
2007 .
Đổi mới, nâng cao năng lực vai trò, trách nhiệm, đạo đức
của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong xu
thế Việt Nam hội nhập Quốc tế : Tư tưởng Hồ Chí Minh về
tư cách, đạo đức, xây dựng đội ngũ nhà giáo Việt Nam,.. . HN, Nxb Lao động xã hội, 2007 .
Bùi Xuân Đính. Giáo dục và khoa cử nho học Thăng Long
- Hà Nội . - HN, Nxb GD, 2010 . - 955tr. ; 24cm
Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn
nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội.
Nguyễn Minh Đường - Phạm Văn Kha (2006), Đào tạo
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Tiến Đạt (2006). Kinh nghiệm và thành tựu giáo
dục và đào tạo trên thế giới tập I, II. NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (Đồng chủ biên)
(2006): Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Kỷ yếu hội thảo quốc
tế:Xếp hạng các Trường đại học, xu thế và các quan điểm,
Hà Nội
Đại học Sư phạm, Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .
- HN, Nxb Nxb., 2010 .

Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Tạp chí khoa học giáo
dục số 1/2008, Hà Nội.
Đổi mới, nâng cao năng lực, vai trò, trách nhiệm, đạo đức

Nước
/Năm
xuất
bản
2010

Số
bản
sách

Tên học
phần sử
dụng

17

2006

23

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2006


24

2007

23

2007

27

Tài liệu
tham khảo

2007

23

Tài liệu
tham khảo

2010

6

2010

7

Tài liệu

tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2006

9

Tài liệu
tham khảo

2006

4

QGQL 06

2006

3

QGQL 06

2008

4

Tài liệu
tham khảo


2010

35

2008

6

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

16


Số
TT

58
59

60

61


62
63
64

65

66

67
68

69

70

71

72

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây
của đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD trong xu thế Việt
Nam hội nhập quốc tế (2007), NXB Lao động- xã hội, Hà
Nội.
Đảng CSVN. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
trung ương khóa VII. Lưu hành nội bộ
Filene, Peter. Niềm vui dạy học : Hướng dẫn thực hành cho
tân giảng viên đại học . - Tp. Hồ Chí Minh : Văn hoá Sài
Gòn, 2008 .
Giáo dục - đào tạo Việt Nam thời hội nhập : Vận dụng tư

tưởng HCM trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh,
sinh viên trong thời kỳ đổi mới,... . - HN, Nxb Lao động,
2007 .
Gross, Ronald. Học tập đỉnh cao : Cách thức tạo ra kế
hoạch học tập suốt đời nhằm đạt được thành công trong học
tập và sự nghiệp . - HN, Nxb Lao động, 2008 .
Giáo dục học : Tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ
Cao đẳng và Đại học Sư phạm . - HN, Nxb Giáo dục, 2007 .
Lê Thế Giới (2008): Marketing trong giáo dục đào tạo,
ĐHĐN.
Học viện Chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
(2008), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Lý luận Chính
trị, Hà Nội.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Giáo
trình xã hội học trong quản lý, NXB Lý luận Chính trị, Hà
Nội.
Trần Bá Hoành. Đổi mới phương pháp dạy học, chương
trình và sách giáo khoa . - Tái bản lần 1 . - HN, Nxb Đại học
Sư phạm, 2007 .
Lưu Song Hà. Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành
vi lệch chuẩn của trẻ . - HN, Nxb Khoa học xã hội, 2008 .
Lê Văn Hồng. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm :
Dùng cho các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm
- HN, Nxb Thế giới, 2008 .
Ngô Công Hoàn. Giáo trình giáo dục gia đình : Dành cho
hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . - HN, Nxb Giáo dục, 2008
.
Ngô Công Hoàn. Giáo trình giáo dục gia đình : Dành cho
hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . - Tái bản lần 1 . - HN,
Nxb Giáo dục, 2009 .

Lê Thị Mai Hoa. Giáo trình vệ sinh - dinh dưỡng : Dành
cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . - Tái bản lần 1 . - HN,
Nxb Giáo dục, 2009 .
Nguyễn Xuân Hải. Giáo trình giáo dục hoà nhập : Dành

Nước
/Năm
xuất
bản

Số
bản
sách

Tên học
phần sử
dụng

QGQL 06
2008

12

Tài liệu
tham khảo

2007

18


Tài liệu
tham khảo

2008

23

Tài liệu
tham khảo

2007

23

2008

9

Tài liệu
tham khảo
QGMK 17

2008

9

QGQL 06

2007


9

Tài liệu
tham khảo

2007

45

QGLL 13

2008

20

2008

24

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2008

55

Tài liệu
tham khảo


2009

43

Tài liệu
tham khảo

2009

55

Tài liệu
tham khảo

2008

55

Tài liệu

17


Số
TT

73

74


75

76

77

78

79
80

81

82
83

84
85

86

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây
cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . - HN, Nxb Giáo dục,
2008 .
Phạm Thị Hoà. Giáo trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho
trẻ mầm non : Dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . HN, Nxb Giáo dục, 2009 .
Hồ Lam Hồng. Giáo trình nghề giáo viên mầm non : Dành
cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . - HN, Nxb Giáo dục,
2008 .

Nguyễn Thị Thu Hiền. Giáo trình phát triển và tổ chức
thực hiện chương trình giáo dục mầm non : Dành cho hệ
Cao đẳng Sư phạm Mầm non . - Tái bản lần 1 . - HN, Nxb
Giáo dục, 2009 .
Hồ Lam Hồng. Giáo trình nghề giáo viên mầm non : Dành
cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . - Tái bản lần 1 . - HN,
Nxb Giáo dục, 2009 .
Nguyễn Kế Hào. Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí
học sư phạm : Giáo trình Cao đẳng Sư phạm . - HN, Nxb
Nxb. Đại học sư phạm, 2007 .
Nguyễn Hữu Hợp. Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo
đức : Tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng
và Đại học Sư phạm . - HN, Nxb Đại học sư phạm, 2007 . 207tr. ; 29cm
Hướng dẫn mới nhất về chính sách ưu đãi và chế độ phụ cấp
thâm niên đối với nhà giáo . - HN, Nxb Lao động, 2011 .
Hệ thống các văn bản quy định về tiêu chuẩn đánh giá xếp
loại cán bộ quản lý ngành giáo dục, nhà giáo, học sinh, sinh
viên. T.1 . - HN, Nxb Lao động, 2011 .
Hệ thống các văn bản quy định về tiêu chuẩn đánh giá xếp
loại trang thiết bị, cơ sở vật chất trong nhà trường. T.2 . HN, Nxb Lao động, 2011 .
Hoàng Thị Nhị Hà (2009), Luận án Tiến sĩ QLGD: Quản lý
nghiên cứu khoa học ở các Trường ĐHSP, Hà Nội.
Vũ Ngọc Hải (2008), Trường đại học địa phương, Kỷ yếu
Hội thảo Mô hình trường đại học trực thuộc địa phương ở
Việt Nam, Thanh Hóa.
Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2009),
Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Lê Quang Hiếu (2009), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
và định hướng phát triển cho các Trường ĐH địa phương
trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí kinh tế và phát triển số

144/2009.
Nguyễn Hữu Thái Hoà (2007), Hành trình văn hóa ISO và
giấc mơ chất lượng Việt Nam, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh

Nước
/Năm
xuất
bản

Số
bản
sách

Tên học
phần sử
dụng
tham khảo

2009

55

Tài liệu
tham khảo

2008

55

Tài liệu

tham khảo

2009

54

Tài liệu
tham khảo

2009

54

Tài liệu
tham khảo

2007

54

Tài liệu
tham khảo

2007

23

Tài liệu
tham khảo


2011

5

2011

5

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2011

5

2009

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2008

3


2009

5

QGQL 06

2009

2

Tài liệu
tham khảo

2007

2

QGCL 07

18


Số
TT

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây

Nguyễn Phan Hưng (2008), Luận án Tiến sĩ QLGD: Quản
lý đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, Hà Nội.

88
Nguyễn Việt Hùng (2006), Căn cứ khoa học của việc phân
loại các cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội.
89
Vũ Lan Hường (2008), Luận án Tiến sĩ QLGD: Nghiên cứu
mô hình QLGD cấp huyện theo hướng tăng cường hiệu qủa
quản lý nhà nước, Hà Nội.
90
Vương Thanh Hương (2007), Hệ thống thông tin quản lý
giáo dục- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học
sư phạm, Hà Nội.
91
Phạm Minh Hạc (2008). Vận dụng cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa vào quản lý giáo dục – đào tạo, tiếp
tục đường lối không thương mại hoá giáo dục – đào tạo.
Bài tham luận tại Hội thảo “Giáo dục trong cơ chế thị
trường và hội nhập quốc tế: những vấn đề lí luận” do hội
đồng quốc gia giáo dục tổ chức 2/2008.
92
GS.TSKH. Vũ Ngọc Hải, PGS.TS. Đặng Bá Lãm, PGS.TS.
Trần Khánh Đức (Đồng chủ biên) (2007). Giáo dục Việt
Nam: Đổi mới và phát triển hiện đại hoá. NXB Giáo dục,
Hà Nội.
93 Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
(2006). Quản lý giáo dục. NXB Đại học sư phạm, Hà Nội
94 Nguyễn Văn Hoan (2006). Tổ chức các mô hình giáo dục
gắn với sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo trình cho học viên
cao học Quản lý giáo dục
95 Nguyễn Hữu Thái Hòa, (2007) Hành trình văn hóa ISO và
giấc mơ chất lượng Việt Nam, Nxb trẻ, TP.HCM

96
Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức, Lý luận dạy học đại học,
NXB đại học sư phạm (2004)
97
Học viện Hành chính quốc gia (2007), Tài liều bồi dưỡng
về quản lý hành chính nhà nước, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
98
James A.Erskine, Michel R.Leenders, Louise A.MauffetteLeenders, Giảng dạy theo tình huống.
99 Vũ Ngọc Khánh. Thầy giáo Việt Nam 10 thế kỷ . - HN,
Nxb Văn hóa thông tin, 2007 . - 653tr. ; 24cm
100 Krishnamurti. Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống . - HN, Nxb
Văn hoá Sài Gòn, 2007 .
101 Nguyễn Hải Kế. Giáo dục Thăng Long - Hà Nội quá trình,
kinh nghiệm lịch sử và định hướng phát triển . - HN, Nxb
Hà Nội, 2010 . - 475tr. ; 24cm
102 Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo
87

Nước
/Năm
xuất
bản
2008

2006

Số
bản
sách


Tài liệu
tham khảo
3

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2

Tài liệu
tham khảo

2008

2007

Tên học
phần sử
dụng

2008

QGQL 06

2007

QGQL 06


2006

5

2006

QGQL 06
QGQL 06

2007

3

QGCL 07

2004

4

QGLL 13

2007

5

Tài liệu
tham khảo

7


QGLL 13

2007

24

2007

35

2010

8

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2007

7

Tài liệu

19



Số
TT

103
104
105
106
107

108

109

110

111

112

113
114
115
116

117
118
119

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây

dục, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Phạm Văn Kha (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, Hà
Nội.
Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của khoa học
quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội
Trần Kiểm (2006). Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục.
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
Karstanịe p., Leadership styles (ELMAVI prọject
documents, 2008)
Đặng Bá Lãm. Giáo dục, tâm lý và sức khoẻ tâm thần trẻ
em Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành
. - HN, Nxb Đại học Quốc gia, 2007 .
Tạ Thuý Lan. Giáo trình sự phát triển thể chất trẻ em lứa
tuổi mầm non : Dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non .
- Tái bản lần 1 . - HN, Nxb Giáo dục, 2009 .
Lã Thị Bắc Lý. Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non
làm quen với tác phẩm văn học : Dành cho hệ Cao đẳng Sư
phạm Mầm non . - Tái bản lần 1 . - HN, Nxb Giáo dục, 2009
Đỗ Thị Minh Liên. Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm
non làm quen với toán : Dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm
Mầm non . - Tái bản lần 1 . - HN, Nxb Giáo dục, 2009 .
Nguyễn Thị Liên. Hướng dẫn thực tập sư phạm : Tài liệu
đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư
phạm . - HN, Nxb Giáo dục, 2007
Bành Tiến Long (2010), Một số vấn đề về quản trị mô hình
Trường đại học địa phương ở Việt Nam, (Báo cáo tham
luận tại Hội thảo: Quản trị trong các Trường đại học địa
phương ở Việt Nam – Thanh Hóa 05/3/2010)
Luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009,
NXB Chính trị quốc gia.

Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị, Chính sách và kế hoạch
trong quản lý giáo dục, NxbGD.
Hồ Văn Liên. Quản lí quá trình sư phạm. Giáo trình dùng
cho học viên cao học Quản lí giáo dục.
Trần Thị Bích Liễu (2005). Quản lí dựa vào nhà trường. Con
đường nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục. NXB
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Luật Giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005
L.De Caluwe, H. Vermaak Learning to Change, JSBN 07619-2702- 6
Mccourt, Frank. Người thầy : Hồi ức của một nhà giáo
Mỹ. - Tp. Hồ Chí Minh : Văn hoá Sài Gòn, 2008 .

Nước
/Năm
xuất
bản

Số
bản
sách

Tên học
phần sử
dụng

2005

6


tham khảo
QGQL 06

2009

5

QGQL 06

2006

3

QGQL 06

2008

1

QGTL 12

2007

37

Tài liệu
tham khảo

2009


55

Tài liệu
tham khảo

2009

Tài liệu
tham khảo

2009

55

Tài liệu
tham khảo

2007

34

Tài liệu
tham khảo

2010

1

Tài liệu
tham khảo


2005

5
6

Tài liệu
tham khảo
QGCS 04

6

QGQL 06

3

QGQL 06

2005

2005

2008

QGQL 06
2

QGTĐ 11

11


Tài liệu
tham khảo

20


Số
TT

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây

120 Lưu Mai. Phương pháp giảng dạy trò chơi trong trường phổ
thông . - HN, Nxb Thể dục thể thao, 2009 .
121 Nguyễn Bá Minh. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư
phạm : Dùng cho đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học;
Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục . - HN, Nxb
Giáo dục, 2009 .
122 Maslowski R (2006): A review of inventories for diagnosing
school culture, Journal of Educational Administration, 44
(1), pp. 6-35
123 Những văn bản pháp quy mới nhất về công tác thanh tra
giáo dục . - HN, Nxb Đại học Sư phạm, 2011 .
124 Đặng Hồng Nhật. Tạo hình và phương pháp hướng dẫn
hoạt động tạo hình cho trẻ em làm đồ chơi. Q.2 . - In lần 4 .
- HN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 .
125 Phạm Hữu Ngãi (2008), Luận án Tiến sĩ QLGD: Xây dựng
Trường CĐ Cộng đồng đáp ứng như cầu đào tạo nhân lực
vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội.
126 Phạm Thanh Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục Đại

học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
127 Phan Trọng Ngọ, Dạy – học và phương pháp dạy học trong
nhà trường, NXB ĐHSP, 2005.
128 Hoàng Thị Oanh. Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non
khám phá khoa học về môi trường xung quanh : Dành cho
hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . - Tái bản lần 1 . - HN,
Nxb Giáo dục, 2009 .
129 Đặng Hồng Phương. Giáo trình phương pháp giáo dục thể
chất cho trẻ mầm non : Dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm
Mầm non . - HN, Nxb Giáo dục, 2008 .
130 Nguyễn Vạn Phú (2008), Tổng quan về hệ thống giáo dục
đại học và cao đẳng của Mĩ, NXB Thanh niên, Hà Nội.
131 Quản lí giáo dục hòa nhập, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lí giáo dục hòa nhập cho các cán bộ quản lí các cơ sở
giáo dục các cấp học, bậc học . - HN, Nxb Phụ nữ, 2010 .
132 Đặng Thu Quỳnh. Các hoạt động cho trẻ mầm non làm
quen với văn học và chữ viết . - HN, Nxb Giáo dục, 2009 .
133 Quản lí giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở Tiểu học . - HN,
Nxb Giáo dục, 2008 .
134 Nguyễn Dục Quang. Giáo trình hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp : Sách dùng cho Cao đẳng Sư phạm . - HN, Nxb
Đại học sư phạm, 2007 .
135 Nguyễn Minh Quang. Phương pháp tổ chức công tác đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh : Tài liệu đào tạo giáo

Nước
/Năm
xuất
bản
2009


Số
bản
sách

Tên học
phần sử
dụng

5

2009

67

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2006

8

QGVH 19

2011

5


2008

8

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2008

Tài liệu
tham khảo

2000

5

Tài liệu
tham khảo
QGĐG 14

2005

5

2009

55


Tài liệu
tham khảo

2008

65

Tài liệu
tham khảo

2008

3

2010

3

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2009

55

2008

62


2007

54

2006

34

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

21


Số
TT

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây

viên Tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư phạm . HN, Nxb Giáo dục, 2006 .
136 Phạm Thái Quốc (2010), Đổi mới mô hình đào tạo đại học
và xây dựng các trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Trung
Quốc,Viện Kinh tế và Chính trị thế giới,

137 Nguyễn Ngọc Quang. Dân chủ hoá quản lí trường phổ
thông. Nội san trường CBQLGD TW.
138 Bùi Văn Quân (2007). Quản lí giáo dục. NXB Giáo dục, Hà
Nội
139 Rousseau, Jean - Jacques. Émile hay là về giáo dục . - HN,
Nxb Tri thức, 2010 .
140 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên : Tài liệu đào
tạo giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư
phạm . - HN, Nxb Giáo dục, 2007 .
141 Vũ Trọng Rỹ (2005). Đổi mới nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học giáo dục phổ thông. Đề cương bài
giảng dùng cho học viên cao học Quản lý giáo dục.
142 Salmi, Jamil. Những thách thức trong việc Xây dựng
Trường Đại học đẳng cấp Thế giới . - HN, Ngân hàng thế
giới xb, 2010 .
143 Lê Đức Sang. Giáo trình âm nhạc và múa : Dành cho hệ
Cao đẳng Sư phạm Mầm non . - HN, Nxb Giáo dục, 2008 .
144 Bùi Ngọc Sơn. Thiết kế bài tập thực hành tâm lí học lứa tuổi
và tâm lí học sư phạm : Sách trợ giúp giảng viên Cao đẳng
Sư phạm . - HN, Nxb Đại học sư phạm, 2007 .
145 Nguyễn Hải Sản (2005). Quản trị học. NXB Thống kê, Hà
Nội
146 Phạm Quang Sáng, “Kế hoạch đào tạo trong mối liên hệ với
thị trường lao động ở Việt Nam tạp chí phát triển giáo dục
số 1/95.
147 Trường Đại học Giáo dục, Đo lường và đánh giá trong giáo
dục, Tập bài giảng Lưu hành nội bộ.
148 Trường ĐH Hải Phòng- Đại sứ quán Mĩ tại Việt Nam
(2011), Hội thảo quốc tế: Quản lý chất lượng đào tạo tiếng
Anh ở các Trường đại học giai đoạn 2011-2015, Hải

Phòng.
149 Trường ĐH Hải Phòng (2010), Hội thảo rút kinh nghiệm và
triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ toàn trường, Hải
Phòng.
150 Trường ĐH Hải Phòng (2008), Hội thảo khoa học: Đào tạo
đáp ứng nhu cầu xã hội, Hải Phòng.
151 Trường đại học Hồng Đức - Chương trình FULBRIGHT tại

Nước
/Năm
xuất
bản

Số
bản
sách

Tên học
phần sử
dụng

2010

4

Tài liệu
tham khảo

2


QGQL 06

2007

5

QGQL 06

2010

7

2007

23

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2005

3

QGQL 06

2010

7


Tài liệu
tham khảo

2008

55

2007

42

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2005

4

QGQL 06

5

QGDA 18

4

QGĐG 14


2011

9

Tài liệu
tham khảo

2010

50

Tài liệu
tham khảo

2008

50

2010

4

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu

22



Số
TT

152

153

154
155

156

157

158

159

160
161
162

163
164
165
166

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây
Việt Nam (2010), Kỷ yếu Hội thảo Quản trị trong các
Trường đại học địa phương ở Việt Nam, Thanh Hóa

Trường đại học Hồng Đức - Đại sứ quán Mĩ ở Hà Nội
(2008), Kỷ yếu Hội thảo Mô hình Trường đại học địa
phương ở Việt Nam, Thanh Hóa
Trường đại học Sài Gòn (2010), Kỷ yếu hội thảo khoa học
toàn quốc: Đổi mới phương pháp giảng dạy Đại học theo
hệ thống tín chỉ, TP Hồ Chí Minh.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (2007), Giáo trình quản trị
nhân lực, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh - Ban liên lạc các
Trường ĐH và CĐ Việt Nam (2010), Kỷ yếu hội thảo khoa
học: Đánh giá- xếp hạng các Trường đại học và cao đẳng
Việt Nam, TP Hồ Chí Minh.
Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh - Ban liên lạc các Trường
ĐH và CĐ Việt Nam (2010), Kỷ yếu hội thảo: Giải pháp
nâng cao hiệu quả giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam,
TP Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt chiến
lược phát triển nhân lực VN thời ký 2011-2020 (Theo quyết
định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính
phủ).
Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định về việc ban hành
“Điều lệ Trường ĐH” (số 582/2010/ QQD-TTg ngày
22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
Thủ tướng Chính phủ (2007), Quy hoạch mạng lưới các
Trường đại học và cao đẳng Việt Nam giai đoạn 2006 2020 ( Theo Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ)
Trường ĐH Hồng Đức (2009), Tạp chí khoa học số 3/2009,
Thanh Hóa
Thái Duy Tuyên. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi
mới . - Tái bản lần 1 . - HN, Nxb Giáo dục, 2008 .

Trịnh Đình Tùng. Những nhà giáo tiêu biểu Việt Nam :
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước về Giáo dục và Đào
tạo,... . - HN, Nxb Văn hoá thông tin, 2007 .
Phạm Toàn. Hợp lưu các dòng tâm lý học giáo dục : Tiểu
luận chuyên đề . - HN, Nxb Tri thức, 2008 .
Đỗ Thêu. Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục . - HN, Nxb Thời Đại, 2009 .
Lâm Quang Thiệp. Giáo dục đại học Hoa Kỳ . - Tái bản
lần 1 . - HN, Nxb Giáo dục, 2007 .
Trần Anh Tài. Liên kết giữa trường đại học và doanh

Nước
/Năm
xuất
bản

Số
bản
sách

Tên học
phần sử
dụng
tham khảo

2008

2

Tài liệu

tham khảo

2010

5

Tài liệu
tham khảo

2007

5

QGNL 12

2010

2

Tài liệu
tham khảo

2010

2

Tài liệu
tham khảo

2011


Tài liệu
tham khảo

2010

Tài liệu
tham khảo

2007

Tài liệu
tham khảo

2009

2

Tài liệu
tham khảo
QGLL 13

2008

46

2007

12


Tài liệu
tham khảo

2008

24

2009

15

2007

9

2009

7

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu

23



Số
TT

167

168

169

170

171

172

173

174

175

176

177
178

179
180

181


Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây
nghiệp trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu : Sách chuyên
khảo . - HN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 .
Nguyễn Ánh Tuyết. Giáo trình sự phát triển tâm lí trẻ em
lứa tuổi mầm non : Dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm
non . - Tái bản lần 1 . - HN, Nxb Giáo dục, 2009
Đinh Thị Kim Thoa. Giáo trình đánh giá trong giáo dục
mầm non : Dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . HN, Nxb Giáo dục, 2008 .
Đinh Hồng Thái. Giáo trình phương pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mầm non : Dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm
Mầm non . - Tái bản lần 1 . - HN, Nxb Giáo dục, 2009 .
Lê Thanh Thuỷ. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình
cho trẻ mầm non . - In lần 4 . - HN, Nxb Đại học Sư phạm,
2007 .
Phạm Trung Thanh. Giáo trình bài tập rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm thường xuyên : Sách dùng cho trường Cao đẳng Sư
phạm . - HN, Nxb Đại học sư phạm, 2007 .
Phạm Trung Thanh. Thực tập sư phạm năm thứ II : Giáo
trình Cao đẳng Sư phạm . - Tái bản lần 3 . - HN, Nxb Đại
học sư phạm, 2007 .
Phạm Trung Thanh. Giáo trình thực tập sư phạm năm thứ
III : Giáo trình Cao đẳng Sư phạm . - HN, Nxb Đại học sư
phạm, 2007 .
Trần Trọng Thủy. Sinh lí học trẻ em : Tài liệu đào tạo giáo
viên Tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư phạm . HN, Nxb Đại học sư phạm, 2006 .
Thủ công - kĩ thuật và phương pháp dạy học thủ công - kĩ
thuật : Tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng
và Đại học Sư phạm . - HN, Nxb Giáo dục, 2007 .
Hà Nhật Thăng. Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo

đức ở tiểu học : Tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học từ trình
độ THSP lên CĐSP . - HN, Nxb Giáo dục, 2006 .
Tạp chí giáo dục
Trịnh Ngọc Thạch (2008), Luận án Tiến sĩ QLGD: Hoàn thiện
mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong
các Trường đại học Việt Nam, Hà Nội.
Lâm Quang Thiệp - D. Bruce Johnstone- Philip G.Altbach
(2006), Giáo dục đại học Mĩ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Lê Minh Thông - Nguyễn Tài Đức (2008), Một số vấn đề về
cơ sở khoa học của công tác tổ chức trong hệ thống chính
trị, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, NXB

Nước
/Năm
xuất
bản

Số
bản
sách

Tên học
phần sử
dụng
tham khảo

2009

67


Tài liệu
tham khảo

2008

54

Tài liệu
tham khảo

2009

55

Tài liệu
tham khảo

2007

54

Tài liệu
tham khảo

2007

42

Tài liệu

tham khảo

2007

56

Tài liệu
tham khảo

2007

55

Tài liệu
tham khảo

2006

21

Tài liệu
tham khảo

2007

12

Tài liệu
tham khảo


2006

31

Tài liệu
tham khảo

157

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2006

2

2008

4

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2007

3


2008

Tài liệu

24


Số
TT

Tên sách, tên tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây

Đại học sư phạm , Hà Nội.
182 Tài liệu học tập Nghị quyết Trung ương II BCHTW khóa
VIII.
183 Lê Minh Thông, Nguyễn Tài Đức (2008), Một số vấn đề về
cơ sở khoa học của công tác tổ chức trong hệ thống chính
trị, Nxb CTQG, HN
184 Nguyễn Hữu Thân (2006): Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê,
HCM,
185 Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học
tập, NXB KHXH, 2005.
186 Trường ĐHSPHN1, Tâm lý học sư phạm nghề nghiệp
187 Nguyễn Quang Uẩn. Tâm lí học : Tài liệu đào tạo giáo viên
Tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư phạm . - HN,
Nxb Đại học Sư phạm, 2007
188 Văn sách thi đình Thăng Long - Hà Nội. T.1 . - HN, Nxb
Nxb. Hà Nội, 2010 .
189 Văn sách thi đình Thăng Long - Hà Nội. T.2 . - HN, Nxb

Nxb GD, 2010 .
190 Đinh Văn Vang. Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho
trẻ mầm non : Dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . HN, Nxb Giáo dục, 2009 .
191 Đinh Văn Vang. Giáo trình giáo dục học mầm non : Dành
cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non . - Tái bản lần 1 . - HN,
Nxb Giáo dục, 2009 .
192 Phạm Viết Vượng. Bài tập giáo dục học : Sách dành cho
Cao đẳng Sư phạm . - HN, Nxb Đại học sư phạm, 2007 .
193 Phạm Viết Vượng. Lí luận giáo dục : Sách dùng cho các
trường Cao đẳng Sư phạm . - HN, Nxb Đại học sư phạm,
2005 .
194 Văn kiện Đại hội 3 của Đảng tập I. NXB Sự thật, Hà Nội.
195 Văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo
và các Bộ khác có liên quan về giáo dục, đào tạo.
196 Phạm Viết Vượng, Giáo dục học đại cương, NXB đại học
Quốc gia, Hà Nội

Nước
/Năm
xuất
bản

Số
bản
sách

Tên học
phần sử
dụng
tham khảo

QGXT 03

2008

2

QGTC 08

2006

3

QGNL 09

2005

6

QGĐG 14

2007

5
46

QGGD 21
Tâm lý học

2010


21

2010

21

2009

55

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

2009

54

Tài liệu
tham khảo

2007

43

2005


41

Tài liệu
tham khảo
Tài liệu
tham khảo

5
5

QGQL 06
QGQL 06

42

QGĐG 14

3.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học

25


×