Tải bản đầy đủ (.pdf) (488 trang)

Phân tích và ra quyết định kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.32 MB, 488 trang )

Phân tích và
ra quyết định kinh doanh

Tài liệu hỗ trợ đào tạo theo chương trình Cao đẳng Quốc gia Anh chuẩn BTEC
(Pearson BTEC Higher Nationals and foundation degrees)

Business Decision Making
Bản dịch tiếng Việt

BPP Learning Media
Dịch thuật
Trường Đại Học FPT

Phiên bản sách này bao gồm:







Các chủ đề chính liên quan đến môn học.
Các bài tập thực hành, ví dụ và câu hỏi ôn tập.
Các minh họa thực tế, cập nhật cùng với những tình huống nghiên cứu.
Bảng tra cứu thuật ngữ.
Nội dung phù hợp với Tài liệu hướng dẫn về chương trình đào tạo nghề
quản trị kinh doanh bậc Cao đẳng quốc gia Anh theo chuẩn BTEC quy
định bởi tổ chức Edexcel (Pearson).

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THtUẬT



Tựa: Phân tích và ra quyết định kinh doanh
Tác giả: BPP Learning Media
Dịch thuật: Trường Đại học FPT
ISBN – 13 (Bản dịch): 978-604-67-0107-1
Phiên bản gốc lần 3. Bản quyền bản gốc © 2013 thuộc về Nhà xuất bản BPP Learning Media
Phiên bản dịch lần 1. Bản quyền bản dịch tiếng Việt © 2013-2016 thuộc về Đại học FPT.
Toàn bộ bản quyền liên quan tới xuất bản phẩm này đã được đăng ký bảo hộ. Không phần nào trong xuất
bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hay phương tiện nào, hoặc được
lưu giữ trong cơ sở dữ liệu hay hệ thống truy cập, mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Trường
Đại học FPT.

Original Title: Business Decision Making
Author: BPP Learning Media
Publisher: BPP Learning Media.
ISBN – 13 (Original edition): 9781 4453 6823 8
Original language published by BPP Learning Media. Copyright © BPP Learning Media
All rights reserved. This translation published under license. No part of this work may be reproduced or
transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying, recording, or by
any information storage or retrieval system, without the prior written permission of the copyright owner and
the publisher.
Vietnamese-language edition copyright © 2013-2016 by FPT University. All rights reserved.
ISBN: 978-604-67-0101-1 (Vietnamese-language edition).

Liên hệ hợp tác về nội dung bản dịch tiếng Việt và phân phối:
Phòng Bản quyền và Xuất bản, Trường Đại học FPT
Tầng 1, Tòa nhà FPT Polytechnic, Đường Hàm Nghi, KĐT Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 7 305 9886 - (04) 7 308 0898.
Email:



Mục lục

Mục lục
Giới thiệu chung....................................................................... vii
Hướng dẫn học với giáo trình.................................................. ix
Phần A: Các nguồn thu thập dữ liệu........................................ 1
Chương 1: Thu thập và lưu trữ dữ liệu....................................................................... 3

Phần B: Các phương pháp phân tích dữ liệu........................ 71
Chương 2: Trình bày dữ liệu..................................................................................... 73
Chương 3: Độ phân tán và độ lệch......................................................................... 117
Chương 4: Sự tương quan và hồi quy.................................................................... 145
Chương 5: Phân tích chuỗi thời gian...................................................................... 171

Phần C: Trình bày thông tin với các định dạng thích hợp.....199
Chương 6: Trình bày thông tin bằng bảng tính....................................................... 201
Chương 7: Báo cáo................................................................................................. 249

Phần D: Phần mềm tạo thông tin.......................................... 291
Chương 8: Các hệ thống thông tin quản trị............................................................. 293
Chương 9: Quản lý hàng tồn kho............................................................................ 321
Chương 10: Các công cụ và phương pháp quản trị dự án .................................... 363
Chương 11: Thẩm định đầu tư................................................................................ 415

Phụ lục..................................................................................... 457
Các bảng toán học................................................................. 463
Thuật ngữ................................................................................ 467

iii



Mục lục chi tiết

Mục lục chi tiết
Giới thiệu chung.......................................................................vii
Hướng dẫn học với giáo trình..................................................ix
Phần A: Các nguồn thu thập dữ liệu........................................1
Chương 1: Thu thập và lưu trữ dữ liệu ..................................................................3
1
2
3
4
5
6
7
8

Dữ liệu.................................................................................................. 4
Các nguồn dữ liệu thứ cấp................................................................. 10
Nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp........................................................... 15
Lấy mẫu.............................................................................................. 24
Các phương pháp điều tra thu thập dữ liệu........................................ 37
Thiết kế phiếu điều tra........................................................................ 42
Lưu trữ dữ liệu.................................................................................... 50
Đạo luật bảo vệ dữ liệu ở Anh............................................................ 58

Phần B: Các phương pháp phân tích dữ liệu .......................... 71
Chương 2: Trình bày dữ liệu ................................................................................ 73
1

2
3
4

Bảng.................................................................................................... 74
Biểu đồ................................................................................................ 76
Phân phối tần số................................................................................. 84
Số bình quân....................................................................................... 97

Chương 3: Độ phân tán và độ lệch ................................................................... 117
1
2
3
4
5

Khoảng.............................................................................................. 118
Độ lệch trung bình và độ lệch chuẩn................................................ 125
Hệ số biến thiên................................................................................ 131
Độ lệch.............................................................................................. 134
Kiểm soát quá trình bằng thống kê................................................... 136

Chương 4: Sự tương quan và hồi quy ............................................................... 145
1
2

Sự tương quan................................................................................. 146
Đường xu thế.................................................................................... 155

Chương 5: Phân tích chuỗi thời gian ................................................................ 171

1
2
3

Các thành phần của chuỗi thời gian................................................. 172
Xác định xu hướng........................................................................... 176
Dự đoán............................................................................................ 185

Phần C: Trình bày thông tin với các định dạng thích hợp .... 199
Chương 6: Trình bày thông tin bằng bảng tính ............................................... 201
1
iv

Sử dụng bảng tính............................................................................ 202


Mục lục chi tiết
2
3
4

Công thức và hàm số trong bảng tính.............................................. 207
Pivot table trong bảng tính................................................................ 223
Vẽ và diễn giải đồ thị......................................................................... 225

Chương 7: Báo cáo ............................................................................................. 249
1
2
3
4

5

Viết báo cáo...................................................................................... 250
Sử dụng phần mềm xử lý văn bản.................................................... 254
Viết báo cáo sử dụng Microsoft Word............................................... 263
Thuyết trình kinh doanh.................................................................... 269
Thuyết trình sử dụng PowerPoint..................................................... 275

Phần D: Phần mềm tạo thông tin.......................................... 291
Chương 8: Các hệ thống thông tin quản trị..................................................... 293
1
2
3

Các yêu cầu thông tin của tổ chức................................................... 294
Các loại hệ thống thông tin............................................................... 299
Quản trị tri thức................................................................................. 309

Chương 9: Quản lý hàng tồn kho...................................................................... 321
1
2
3
4
5

Mục đích của quản lý hàng tồn kho.................................................. 322
Phương pháp quản lý hàng tồn kho đơn giản.................................. 325
Mô hình hàng tồn kho....................................................................... 332
Hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.................................. 345
Mạng lưới chuỗi cung ứng................................................................ 355


Chương 10: Các công cụ và phương pháp quản trị dự án............................... 363
1
2
3
4
5

Quản trị dự án................................................................................... 364
Các phương pháp hoạch định và cung cấp nguồn lực..................... 367
Phân tích dự án theo sơ đồ mạng.................................................... 372
Các công cụ hoạch định dự án......................................................... 393
Phần mềm quản trị dự án................................................................. 400

Chương 11: Thẩm định đầu tư..........................................................................415
1
2
3
4

Thẩm định đầu tư.............................................................................. 416
Các phương pháp thẩm định truyền thống....................................... 421
Phương pháp dòng tiền chiết khấu................................................... 425
Dòng niên kim và dòng niên kim vĩnh cửu........................................ 440

Phụ lục..................................................................................... 457
Các bảng toán học................................................................. 463
Thuật ngữ................................................................................ 467

v




Giới thiệu chung

Giới thiệu chung
Bộ giáo trình Cẩm nang Kinh doanh (Business Essentials) của Nhà xuất bản
BPP Learning Media, được Đại học FPT độc quyền dịch và phát hành trên cả nước.
Nhờ cung cấp những kiến thức quản trị thiết yếu một cách đầy đủ, chính xác, bộ
giáo trình đã trở thành giải pháp học tập đơn giản, tối ưu cho mọi sinh viên đang
theo đuổi văn bằng và chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
Các văn bằng chứng chỉ trong lĩnh vực này luôn đòi hỏi người học phải nỗ lực nghiên
cứu. Do đó, sinh viên thực sự cần những tài liệu đào tạo đi thẳng vào trọng tâm, được
xây dựng gắn kết với nền tảng kiến thức và kinh nghiệm học viên đã tích lũy. Bộ giáo
trình Cẩm nang Kinh doanh của Nhà xuất bản BPP Learning Media được biên soạn
để đáp ứng những yêu cầu này.
Bộ giáo trình bao gồm:



Các chủ đề chuyên sâu, thiết yếu cần có trong phạm vi môn học thuộc
ngành quản trị.



Nhiều bài tập thực hành, câu hỏi ôn tập và chủ đề thảo luận giúp sinh viên
luôn hứng thú để tiến bộ trong học tập.




Các ví dụ minh họa thực tế và bài tập tình huống được cập nhật, mang lại
tính thực tiễn cho giáo trình.



Bố cục trình bày đơn giản, thân thiện, giúp sinh viên, đặc biệt là sinh viên
phi bản ngữ dễ học tập hơn.



Danh mục thuật ngữ đầy đủ, thuận lợi cho việc ôn tập kiến thức.

Ngoài ra, nội dung của mỗi chương được sắp xếp chuẩn theo Tài liệu hướng dẫn
của Pearson Edexcel (Edexcel Guidelines), do đó bao hàm được tất cả chủ đề đã
quy định trong Chương trình đào tạo bậc Cao đẳng quốc gia theo tiêu chuẩn Anh về
lĩnh vực Kinh doanh (Pearson BTEC Higher National qualifications in Business).
Mỗi chương bao gồm:




Phần giới thiệu và liệt kê các mục tiêu học tập cụ thể.



Tổng kết chương, câu hỏi ôn tập đi kèm đáp án, cùng với đó là phần đáp án bài
tập thực hành.

Sơ đồ tóm tắt và ký hiệu chỉ dẫn giúp định hướng người học về kiến thức được
trình bày trong chương.


vii


Giới thiệu chung

Những cuốn sách khác trong Bộ giáo trình tương ứng theo các học phần quy
định trong Chương trình Cao đẳng quốc gia Anh về lĩnh vực Kinh doanh (gọi tắt
là theo chuẩn BTEC) được Đại học FPT tuyển dịch, bao gồm:
Các giáo trình thuộc học phần căn bản bắt buộc:
Học phần 1:

Nhập môn kinh tế học

Học phần 2:

Quản trị Tài chính doanh nghiệp

Học phần 3:

Hành vi tổ chức

Học phần 4:

Marketing căn bản

Học phần 6:

Phân tích và ra quyết định kinh doanh


Học phần 7:

Chiến lược và kế hoạch kinh doanh

Học phần 8:

Dự án nghiên cứu

Các giáo trình thuộc học phần chuyên ngành tự chọn:
Học phần 9:

Kế toán quản trị

Học phần 11:

Kiểm toán tài chính

Học phần 15:

Quản trị doanh nghiệp

Học phần 16:

Quản trị thông tin, tri thức và hoạt động truyền thông trong
doanh nghiệp

Học phần 17:

Nghiên cứu thị trường


Học phần 18:

Quảng cáo và truyền thông trong kinh doanh

Học phần 19:

Lập kế hoạch Marketing

Học phần 20:

Quản trị hoạt động bán hàng

* Ghi chú: Một số tựa khác trong bộ giáo trình gốc Business Essentials chưa phù
hợp với ngữ cảnh Việt Nam, nên Đại học FPT tạm thời không tuyển dịch. Các tổ
chức, cá nhân có nhu cầu xin liên hệ Phòng Bản quyền và Xuất bản, thuộc Đại
học FPT để hợp tác triển khai xuất bản các tựa còn lại này.

viii


Hướng dẫn học với giáo trình

Hướng dẫn học với giáo trình
Cuốn giáo trình này được biên soạn với những đặc trưng nổi bật, giúp việc học tập
hiệu quả và có chất lượng hơn.
●● Mỗi chương bắt đầu với một sơ đồ tóm tắt, cho biết các nội dung chính của
chương. Tại đầu mỗi nội dung chính, sơ đồ tóm tắt này sẽ được nhắc lại.
Trong quá trình ôn tập, người học có thể ghi chú dựa trên những sơ đồ này.
●● Sau sơ đồ tóm tắt là phần Giới thiệu để đưa bài học trong chương vào ngữ
cảnh cụ thể. Tiếp đến là phần Mục tiêu bài học, chỉ ra những nội dung mà

bạn sẽ nghiên cứu xuyên suốt chương đó.
●● Các biểu tượng được trình bày dọc lề giáo trình giúp định hướng các nội
dung chi tiết cho sinh viên như sau:
Chỉ dẫn: Định hướng người đọc theo suốt cuốn sách, chỉ ra mối
liên kết giữa các phần nội dung.
Định nghĩa: Giải thích ý nghĩa của các thuật ngữ chính. Cuối mỗi
giáo trình có bảng Thuật ngữ để tổng hợp lại các từ này.
Bài tập thực hành: Giúp người học kiểm tra lại những kiến thức
đã tiếp thu được. Thời hạn giải bài tập thường được quy định cụ
thể và cuối mỗi chương có cung cấp đáp án.
Thảo luận: Chủ đề trong các phần thảo luận cho bạn cơ hội
chia sẻ quan điểm cá nhân với bạn bè, qua đó giúp người học
thấy rõ những lỗ hổng kiến thức của mình, cũng như cách hiểu
khái niệm của người khác. Nếu thời gian cho phép, hãy thử
“giảng giải” lại các khái niệm đã học cho ai đó. Việc này rất hữu
ích để bạn ghi nhớ các nội dung trọng yếu và việc trao đổi sẽ
càng giúp củng cố kiến thức cho người học.

e.g.

Ví dụ: Liên hệ những gì bạn đã học với thực tế. Người học hãy cố
gắng tự nghĩ ra các ví dụ khi nghiên cứu giáo trình này.
Tổng kết chương: Trình bày cô đọng các thông tin chính của
mỗi chương, rất hữu ích cho việc ôn tập và củng cố kiến thức.

●● Mỗi trang đều có lề sách tương đối rộng và cuối mỗi chương đều có một số
trang để trống, giúp người học có thể ghi chú. Tận dụng tiện ích này, bạn sẽ
khai thác được tối đa hiệu quả từ giáo trình. Hãy viết ra những suy nghĩ và ý
tưởng của mình, ghi chép lại ví dụ, đặt câu hỏi cho phần lý thuyết, bổ sung
phần tham khảo cho các trang khác trong giáo trình và diễn đạt lại những ý

chính bằng ngôn từ riêng của mình.
●● Cuối mỗi chương là phần Tổng kết chương và Câu hỏi ôn tập kèm theo
đáp án. Bạn hãy sử dụng chúng để ôn luyện và củng cố kiến thức, vì phần
này sẽ tổng kết lại toàn bộ nội dung được đề cập trong chương. Các câu hỏi
ôn tập giúp kiểm tra lại những gì bạn đã học (Phần đáp án thường liên hệ tới
kiến thức trong chương, nên nhờ đó, bạn có thể ôn lại các nội dung chính
đã học).
●● Cuối giáo trình là bảng tổng hợp Thuật ngữ, giúp người học dễ dàng tra cứu.
ix



Phần A
Các nguồn thu thập
dữ liệu

1


2


Chương

01
Dữ liệu
(Data)

Thu thập và lưu trữ
dữ liệu

Các nguồn dữ liệu
thứ cấp
(Sources of
secondary data)

Nghiên cứu sơ cấp
và thứ cấp
(Primary and
secondary research)

Đạo luật Bảo vệ
Dữ liệu ở Anh
(Data protection
legislation)

Thu thập dữ liệu
(The collection
of data)

Lấy mẫu
(Sampling)

Lưu trữ dữ liệu
(Data storage)

Thiết kế phiếu
điều tra
(Questionnaire design)

Các phương pháp điều

tra thu thập dữ liệu
(Survey methods of
collecting data)

Giới thiệu
Dữ liệu của tổ chức là một tập hợp các dữ kiện thô liên quan đến doanh nghiệp và
môi trường của doanh nghiệp. Có thể phân loại dữ liệu theo nhiều cách như định
tính/định lượng, rời rạc/liên tục, bên trong/bên ngoài, chính thức/không chính thức,
sơ cấp/thứ cấp.
Phần lớn công việc hàng ngày của nhà quản lý liên quan đến việc sử dụng dữ liệu
và thông tin được thu thập, lưu trữ nội bộ hay bên ngoài. Quyết định liên quan đến
kế hoạch và hoạt động trong tương lai của tổ chức cần kết hợp chặt chẽ các thông
tin về hiệu quả hoạt động trước đây, tiềm năng thị trường trong tương lai, các số liệu
thống kê của ngành và công ty, v.v… Tất cả thông tin đó cần được thu thập, xử lý và
phân tích.
Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu công tác thu thập dữ liệu. Trong Chương 2,
chúng ta sẽ xem xét cách phân tích dữ liệu sau khi thu thập.
Mục tiêu bài học
Sau khi kết thúc chương này, bạn có thể:
•• Nắm được các loại dữ liệu khác nhau.
•• Hiểu được các nguồn dữ liệu thứ cấp.
•• Biết phương pháp lấy mẫu phù hợp để sử dụng trong các trường hợp cụ thể.
•• Nhận biết ưu điểm và nhược điểm của thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn
và gửi phiếu điều tra qua bưu điện.
•• Thiết kế phiếu điều tra.

3


Phân tích và ra quyết định kinh doanh


1 DỮ LIỆU
Dữ liệu
(Data)

Các nguồn dữ liệu
thứ cấp
(Sources of
secondary data)

Nghiên cứu sơ cấp
và thứ cấp
(Primary and
secondary research)

Đạo luật Bảo vệ
Dữ liệu ở Anh
(Data protection
legislation)

Thu thập dữ liệu
(The collection
of data)

Lấy mẫu
(Sampling)

Lưu trữ dữ liệu
(Data storage)


Thiết kế phiếu
điều tra
(Questionnaire design)

Các phương pháp điều
tra thu thập dữ liệu
(Survey methods of
collecting data)

1.1 Dữ liệu là gì?
“Dữ liệu” là thuật ngữ bạn thường gặp khi học về các phương pháp định lượng. Vậy
dữ liệu là gì?

ĐỊNH NGHĨA
Dữ liệu (data) chỉ đơn giản là một thuật ngữ "khoa học" để chỉ các dữ kiện thực tế, số liệu, thông tin
và giá trị đo lường.
Một số ví dụ về dữ liệu gồm: Số người thi đỗ kỳ thi lấy giấy phép lái xe hàng năm,
số bàn thắng mỗi đội bóng ghi được trong một mùa bóng, lợi nhuận sau thuế trong
10 năm qua của bốn chuỗi siêu thị lớn nhất.

1.2 Thuộc tính và biến
Có nhiều loại dữ liệu. Điểm khác biệt đầu tiên liên quan tới dữ liệu là thuộc tính
và biến.

ĐỊNH NGHĨA
Thuộc tính (attribute) là đặc tính mà một đối tượng có hoặc không có.
Người ta không thể đo được thuộc tính. Ví dụ: Một người có thể là nam hoặc là nữ.
Không có thước đo nào xác định được một người như thế nào thì thuộc về giới nam
và như thế nào thì thuộc về giới nữ: giới tính của một người là thuộc tính. Loại dữ liệu
này là dữ liệu định tính.


4


Chương 1: Thu thập và lưu trữ dữ liệu

ĐỊNH NGHĨA
Biến (variable) là một đại lượng có thể đo lường.
Ví dụ: Chiều cao của một người là biến có thể đo lường được theo một thang đo nào
đó (như cm). Loại dữ liệu này là dữ liệu định lượng.
Biến rời rạc và liên tục (discrete and continuous variable)
Biến có thể tiếp tục được phân loại thành biến rời rạc và biến liên tục.
(a) Biến rời rạc chỉ có thể lấy một số giá trị trong một tập hữu hạn hoặc đếm
được. Ví dụ về biến rời rạc như vậy gồm có “các bàn thắng đội Chachont
United ghi được khi đá với Willford City”, “cỡ giày” và “số người vào siêu thị
SupaSave SupaMarket ở Rutminster từ 9h05 đến 9h10 của một ngày cụ thể”.
Nếu chúng ta chọn ngẫu nhiên số bàn thắng trong khoảng từ 0 đến 10 thì chỉ
có thể là 2 bàn chứ không thể là 2½ bàn, cỡ giầy của người Anh có thể là
5½ chứ không thể là 5,193 và có thể có 9 người vào siêu thị chứ không thể
là 9,999 người.
(b) Biến liên tục có thể nhận bất cứ giá trị nào. Chúng được đo chứ không phải
đếm. Ví dụ: Để đo chiều cao của một người, có thể chỉ cần lấy đến số cm gần
nhất; nhưng không có lý do gì mà ta không thể đo chính xác đến 1/100 cm.
Hai người có chiều cao giống nhau về số cm gần nhất, nhưng chắc chắn vẫn
có thể khác nhau nếu ta tiến hành đo bằng các thang độ nhỏ hơn.

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1

(10 PHÚT)


Xem xét các cuộc khảo sát sau đây và xác định mỗi cuộc khảo sát này thu thập dữ
liệu về thuộc tính, biến rời rạc hay biến liên tục.
(a) Khảo sát một cuốn sách giáo khoa môn thống kê, để xác định xem có bao nhiêu
biểu đồ trong sách.
(b) Khảo sát các lon đồ hộp trong một cửa hàng, để xác định liệu mỗi lon được gắn
mác giá hay không.
(c) Khảo sát các vận động viên để tìm hiểu xem họ chạy một dặm trong bao lâu.
(d) Khảo sát chiều cao của các cột điện tín ở nước Anh.

1.3 Các nguồn dữ liệu
Dữ liệu do một tổ chức thu thập có thể là dữ liệu nội bộ (từ chính tổ chức đó) hoặc dữ
liệu bên ngoài (từ bên ngoài tổ chức).
Dữ liệu nội bộ (internal data)
Dữ liệu nội bộ liên quan đến các hoạt động hay giao dịch được thực hiện trong tổ chức,
ví dụ các công việc hành chính như trao đổi thư từ hoặc tính lương, sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm hay cung cấp dịch vụ. Thông thường, các hoạt động này đều cần chi phí
và tạo ra doanh thu, nên đa số các dữ liệu nội bộ thu thập được là dữ liệu định lượng.
Các nguồn dữ liệu nội bộ có thể được phân loại theo các phòng ban trong tổ chức
(là nơi phát sinh dữ liệu) như Phòng Thu mua, Phòng Sản xuất, Phòng Kinh doanh,
Phòng Marketing và các phòng ban khác.

5


Phân tích và ra quyết định kinh doanh
Thu thập dữ liệu/thông tin từ nội bộ tổ chức bao gồm:
(a) Thiết lập một hệ thống thu thập hoặc đo lường dữ liệu, hay nói cách khác
là phải biết thu thập những dữ liệu gì, tần số ra sao, ai thu thập và thu thập
bằng phương pháp nào, cùng với cách thức xử lý, sắp xếp (hoặc lưu trữ) và
trao đổi dữ liệu.

(b) Trong một chừng mực nhất định, việc thu thập dựa vào các trao đổi không
chính thức giữa nhà quản lý và nhân viên (giao tiếp trực tiếp, thảo luận ở buổi
họp, email...).
Dữ liệu bên ngoài (external data)
Các tổ chức cần thu thập dữ liệu liên quan đến thế giới bên ngoài hoặc “môi trường”
của tổ chức.
Dữ liệu liên quan đến môi trường của tổ chức có thể được phân loại theo các khía
cạnh sau:
(a) Chính trị (ví dụ: chính sách của Chính phủ).
(b) Kinh tế (ví dụ: lạm phát hay tỷ giá hối đoái).
(c) Xã hội (ví dụ: thói quen mua sắm hay thị hiếu).
(d) Công nghệ (ví dụ: nguyên vật liệu và phương pháp sản xuất).
(e) Cạnh tranh (ví dụ: hành vi của khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh).

1.4 Dữ liệu chính thức và không chính thức
Dữ liệu từ bên ngoài tổ chức có thể là dữ liệu chính thức (formal) hoặc không chính
thức (informal). Việc thu thập dữ liệu không chính thức từ các nguồn bên ngoài diễn
ra mọi lúc (có chủ định hay không chủ định), vì tất cả chúng ta đều biết được chuyện
gì đang xảy ra trên thế giới từ Internet, báo chí, truyền hình hay đài phát thanh.
Đối với một số loại dữ liệu, việc thu thập chính thức từ các nguồn bên ngoài là trách
nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức. Ví dụ:
(a) Chuyên gia về thuế trong tổ chức cần tập hợp thông tin về thay đổi trong luật thuế
và xác định xem liệu những thay đổi đó có ảnh hưởng đến tổ chức hay không.
(b) Các công ty chấp hành Luật Bảo vệ Dữ liệu (Data Protection Act) nên bổ
nhiệm một nhân viên phụ trách đăng ký dữ liệu có trách nhiệm tìm hiểu quy
trình bảo vệ các thông tin cá nhân.
(c) Công tác nghiên cứu và phát triển cần nhân sự để thu thập dữ liệu về các
công việc tương tự mà các công ty khác đang thực hiện.
(d) Nghiên cứu thị trường do các chuyên gia đảm trách để tìm hiểu ý kiến và thái
độ mua hàng của các khách hàng tiềm năng.


1.5 Các phương pháp thu thập dữ liệu
Có ba phương pháp thu thập dữ liệu chính, đó là: tổng điều tra, điều tra mẫu và ghi
chép dữ liệu hàng ngày. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau.
Phương pháp nào được chọn lựa sẽ phụ thuộc vào một số nhân tố.
Tổng điều tra (census) - Phương pháp này thu thập dữ liệu về mọi người hoặc mọi
đối tượng của một nhóm hoặc tổng thể. Vì thế, nếu bạn thu thập dữ liệu về cân nặng
của mọi người trong phòng thì có thể coi là tổng điều tra phòng ban. Bởi thông tin về
mọi người trong nhóm được thu thập nên phương pháp này có độ chính xác cao và
nếu tiếp tục phân tích chúng ta có thể thu được các thông tin chi tiết hơn nữa về các
phân nhóm nhỏ. Nhược điểm của phương pháp này nằm ở chi phí và thời gian. Tiến
6


Chương 1: Thu thập và lưu trữ dữ liệu
hành cuộc tổng điều tra cho một tổng thể lớn có thể rất tốn kém chi phí và thời gian
so với các phương pháp khác.
Điều tra mẫu (sample survey) - Trong phương pháp thu thập dữ liệu này, chỉ một
bộ phận của tổng thể được điều tra để thu thập dữ liệu. Vì thế, nếu bạn thu thập dữ
liệu về cân nặng của 10 người trong một phòng ban có 50 người, thì có thể coi đó là
một cuộc điều tra mẫu của phòng ban chứ không phải là một cuộc tổng điều tra. Ưu
điểm của phương pháp này là chi phí thấp hơn và thu được kết quả nhanh hơn so với
tổng điều tra. Tất nhiên, nếu kích thước mẫu quá nhỏ thì kết quả điều tra có thể không
chính xác và thông tin về các phân nhóm nhỏ hơn (cụm dân cư hoặc khu vực địa lý)
thường không thể thu thập được như trong phương pháp tổng điều tra.
Ghi chép dữ liệu hàng ngày (administrative by-product data) - Dữ liệu được thu
thập bằng cách ghi chép các hoạt động hàng ngày của tổ chức. Các dữ liệu này có
thể là: ngày sinh, ngày mất, tình trạng kết hôn - ly dị, thời gian máy bay hạ cánh và
số xe máy được đăng ký. Ví dụ: trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết
hôn, các cặp vợ chồng phải cung cấp cho hộ tịch viên thông tin về tuổi tác, giới tính,

nơi sinh, tình trạng hôn nhân, địa chỉ. Ưu điểm chính của phương pháp này là dữ
liệu được thu thập cho tất cả mọi người sử dụng dịch vụ của tổ chức đó và kết quả
có độ chính xác cao. Dữ liệu cũng được thu thập một cách liên tục và có thể sử dụng
để phân tích xu hướng. Nhược điểm là thiếu tính linh hoạt, dữ liệu chỉ giới hạn trong
phạm vi yêu cầu của các quy định, công việc hành chính (không giống với tổng điều
tra có thể thu thập dữ liệu ở phạm vi rộng hơn) và cơ quan kiểm soát dữ liệu có thể
hạn chế sự tiếp cận đối với người bên ngoài hoặc đòi hỏi phí khi được yêu cầu cung
cấp dữ liệu.

1.6 Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
Dữ liệu được sử dụng trong một cuộc điều tra thống kê, cho dù là biến hay thuộc tính,
có thể được phân loại thành dữ liệu sơ cấp hoặc dữ liệu thứ cấp.

ĐỊNH NGHĨA
Dữ liệu sơ cấp (primary data) được thu thập cho mục đích cụ thể của các cuộc điều tra đang được
tiến hành.
Dữ liệu thô (raw data) là dữ liệu sơ cấp chưa được xử lý, ví dụ dữ liệu chỉ là một danh sách các con số.
Dữ liệu thứ cấp (secondary data) là dữ liệu đã được thu thập ở đâu đó, cho một mục đích nào khác
nhưng có thể được sử dụng cho cuộc điều tra đang được tiến hành.
Có nhiều phương pháp lấy dữ liệu mẫu:
(a) Phương pháp quan sát (observation): Là một cách lấy dữ liệu mẫu khi
cần thu thập dữ liệu định lượng. Ví dụ: nếu cần dữ liệu về lưu lượng giao
thông trên đường vào một thời điểm nhất định trong ngày, các quan sát viên
(hoặc thiết bị ghi hình) sẽ đếm hoặc ghi lại số lượng xe lưu thông trên đường.
Chúng ta có thể sử dụng phương pháp quan sát để nghiên cứu hành vi người
tiêu dùng, mặc dù nghiên cứu này thường được tiến hành bằng một thực
nghiệm kiểm soát (controlled experiment).
(b) Phương pháp thực nghiệm (experimentation): Kết hợp một số kỹ thuật
được sử dụng trong thực nghiệm. Thị hiếu của khách hàng có thể được xác
định bằng test “mù” (blind testing). Ở cấp độ cao, các chiến lược marketing

khác nhau có thể được thử nghiệm trên thị trường.
7


Phân tích và ra quyết định kinh doanh
(c) Phương pháp sử dụng phiếu điều tra (questionnaire): Là phương pháp
điều tra nhanh chóng với chi phí thấp, nhưng lại có một số nhược điểm khiến
kết quả sai lệch.
(i) Người được điều tra (người điền vào phiếu điều tra) có thể không hiểu
câu hỏi nên trả lời sai hoặc không chính xác. Vấn đề này sẽ trầm trọng
hơn đối với các câu hỏi diễn đạt không rõ ràng.
(ii) Một số lượng lớn các phiếu điều tra có thể không được hoàn lại hoặc
được hoàn lại nhưng chỉ mới hoàn thành một phần. Điều này có thể dẫn
đến các kết quả sai lệch, vì người được điều tra có thể là đối tượng mà
cuộc điều tra cần quan tâm nhất.
(iii) Người được điều tra có thể điền thông tin sai hoặc không chính xác.
Ví dụ họ quên các dữ kiện cụ thể, đưa thông tin tạo ấn tượng tốt về
mình hoặc đơn giản chỉ vì nghịch ngợm.
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra có thể được tiến hành theo các
cách sau:
(i) Phỏng vấn qua điện thoại.
(ii) Phỏng vấn trực tiếp (do các nhà nghiên cứu thị trường tiến hành tại nhà
của người được phỏng vấn).
(iii) Gửi phiếu điều tra qua đường bưu điện.
(iv) Tự người điều tra hoàn thành phiếu điều tra, chẳng hạn bằng cách quan
sát người được điều tra tại các điểm bán hàng.
(d) Phương pháp định tính (qualitative techniques): Là phương pháp tương
đối tốn kém nhưng có thể thu được kết quả có giá trị. Phương pháp này được
thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn tự do (không có cấu trúc) đối với cá
nhân hoặc một nhóm người. Phỏng vấn không cấu trúc có thể gây khó khăn

cho việc phân tích, nhưng kết quả thu được giá trị hơn vì không bị ảnh hưởng
bởi các gợi ý hay giới hạn lựa chọn ở hình thức phỏng vấn có cấu trúc.
(e) Phương pháp lập nhóm khách hàng (consumer panel) hay phương
pháp lập nhóm thử nghiệm (test panel): Một số công ty nghiên cứu đã
lập ra các nhóm khách hàng đại diện, những người này nhất trí sẽ cung
cấp thông tin thường xuyên về quan điểm hoặc thói quen mua sắm của họ
qua cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc phiếu điều tra gửi qua đường bưu điện.
Nhóm khách hàng trả lời phỏng vấn trực tiếp được gọi là nhóm đánh giá tại
nhà (home audit panel); nhóm khách hàng thực hiện một bản ghi chép bằng
văn bản về trải nghiệm và quan sát là nhóm trả lời theo nhật ký mua hàng
(diary panel). Ví dụ: một nhóm hộ gia đình có thể ghi nhật ký mua hàng và
giao nhật ký cho công ty nghiên cứu thị trường. Các nhóm khách hàng có
thể được thiết lập cho một giai đoạn ngắn hạn hoặc dài hạn.
(f) Phương pháp nghiên cứu hệ thống thương mại (trade audit) và nghiên
cứu hệ thống bán lẻ (retail audit): Phương pháp nghiên cứu hệ thống
thương mại được thực hiện với cả nhà bán buôn và bán lẻ, còn phương pháp
nghiên cứu hệ thống bán lẻ chỉ liên quan đến các nhà bán lẻ. Công ty nghiên
cứu cử điều tra viên đến đại lý đã được lựa chọn để kiểm kê định kỳ hàng tồn
kho và hàng xuất kho, do đó có thể ước tính được số lượng hàng đã tiêu thụ.
Nghiên cứu hệ thống bán lẻ liên quan tới việc giám sát liên tục hoạt động bán
lẻ, nên rất hữu ích đối với công ty sản xuất vì lý do sau:
(i) Các thay đổi trong doanh số bán lẻ sẽ cảnh báo sớm cho nhà sản
xuất các vấn đề mà họ có thể sớm gặp phải trong doanh thu bán hàng
ngoài nhà máy.

8


Chương 1: Thu thập và lưu trữ dữ liệu
(ii) Nghiên cứu hệ thống bán lẻ chỉ ra các xu hướng dài hạn trên thương

trường, do đó cung cấp thông tin hữu ích cho việc lập kế hoạch
marketing chiến lược.
(iii) Trong tương lai gần, nghiên cứu hệ thống bán lẻ cho thấy cần thay đổi
trong chính sách giá cả, các chương trình xúc tiến hoặc quảng cáo bán
hàng, chính sách phân phối, thiết kế bao bì hoặc thiết kế sản phẩm.
Ưu điểm khi sử dụng dữ liệu sơ cấp là điều tra viên biết dữ liệu được lấy từ đâu, thu
thập trong hoàn cảnh nào, dữ liệu có hạn chế gì không, có đầy đủ hay không.
Ngược lại, dữ liệu thứ cấp có những nhược điểm sau:
(a) Điều tra viên có thể không biết dữ liệu có hạn chế gì không bởi vì họ không
trực tiếp điều tra.
(b) Dữ liệu có thể không hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng.
Mặc dù dữ liệu thứ cấp có những nhược điểm trên nhưng chúng vẫn được sử dụng
trong nhiều trường hợp, đơn giản là vì chúng sẵn có, chi phí thấp khi mà chi phí cho
việc thu thập dữ liệu sơ cấp vượt quá giá trị tăng thêm của chúng.

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2

(5 PHÚT)

Xem xét các cuộc khảo sát sau đây và xác định mỗi cuộc khảo sát này thu thập dữ
liệu về thuộc tính, biến rời rạc hay biến liên tục.

CHỈ DẪN
Sau khi đã biết một số khái niệm về các loại dữ liệu khác nhau, chúng ta chuyển sang nghiên cứu vấn
đề quản lý các dữ liệu này.

9


Phân tích và ra quyết định kinh doanh


2 CÁC NGUỒN DỮ LIỆU THỨ CẤP
Dữ liệu
(Data)

Các nguồn dữ liệu
thứ cấp
(Sources of
secondary data)

Nghiên cứu sơ cấp
và thứ cấp
(Primary and
secondary research)

Đạo luật Bảo vệ
Dữ liệu ở Anh
(Data protection
legislation)

Thu thập dữ liệu
(The collection
of data)

Lấy mẫu
(Sampling)

Lưu trữ dữ liệu
(Data storage)


Thiết kế phiếu
điều tra
(Questionnaire design)

Các phương pháp điều
tra thu thập dữ liệu
(Survey methods of
collecting data)

2.1 Tìm kiếm dữ liệu trên Internet
Internet là hệ thống kết nối các mạng toàn cầu. Bằng cách sử dụng các trình duyệt
web như Internet Explorer, chúng ta có thể truy cập thông tin về các doanh nghiệp,
học viện, tổ chức thương mại, cơ quan Chính phủ, tổ chức y tế, khoa học cũng như
các trang cá nhân qua mạng.

WEBLINK
Để truy cập Internet người dùng cần có một máy tính, một mô-đem và đăng ký với nhà cung cấp
dịch vụ như American On Line (AOL), Demon hoặc BT Internet. Tên trang web thường bắt đầu bằng
www. Các công ty ở Anh có trang web với tên dưới dạng và để nguyên là www.companyname.co.uk
(companyname: tên công ty), nếu những công ty này nhắm tới đối tượng khách hàng quốc tế thì tên
trang web sẽ dưới dạng www.companyname.com. Tên trang web của các tổ chức phi lợi nhuận kết
thúc bằng .org, ví dụ www.charityname.org (charityname: tên tổ chức từ thiện). Tên trang web của
một trường đại học hay viện nghiên cứu có thể kết thúc bằng ".ac" như www.universityname.ac hay
“.edu” như www.universityname.edu (universityname: tên trường đại học).
Trên góc độ của một doanh nghiệp, việc tìm kiếm dữ liệu của các công ty trên Internet
nhằm mục đích tìm hiểu về công ty cạnh tranh, tìm nhà cung ứng hoặc thiết lập hồ sơ
khách hàng và khách hàng tiềm năng. Trước kia, cách duy nhất để có các thông tin
này là tìm kiếm trên tài liệu in; nhưng hiện nay các trang web của công ty có đầy đủ
thông tin hữu ích như hình ảnh sản phẩm, hệ thống phân phối, bảng dữ liệu, lịch sử
công ty, các bài viết về công ty và đôi khi cả các tài liệu liên quan đến tài chính. Thông

tin khá đầy đủ, cập nhật hơn các tài liệu in và có sẵn để sử dụng ngay.
Google, Lycos hay Yahoo! là các công cụ tìm kiếm rất hữu ích, giúp tìm được bất cứ
thông tin nào bạn cần trong hàng triệu trang web. Chỉ cần đánh từ khóa hoặc cụm
từ vào công cụ tìm kiếm là bạn có thể tìm kiếm hàng loạt thông tin liên quan trên các
trang web.
10


Chương 1: Thu thập và lưu trữ dữ liệu

WEBLINK
Một số trang web cho phép bạn tải về các bài viết miễn phí như www.ft.com, trong khi một số trang
web khác (như trang web của Economist Intelligence Unit, cơ quan nghiên cứu và phân tích kinh tế
toàn cầu -EIU) chỉ cung cấp thông tin cho những khách hàng đăng ký (và trả phí sử dụng dịch vụ). Bộ
đại từ điển bách khoa toàn thư Encyclopedia Britannica cũng đã được đưa lên mạng tại địa chỉ www.
britannica.com và bạn có thể tra cứu bằng cách nhập mục từ cần tra hay duyệt các mục từ theo thứ
tự bảng chữ cái.
Nhiều bài viết trên các trang web có định dạng PDF. Bạn chỉ cần tải về phần mềm
Adobe Acrobat Reader miễn phí để đọc tệp PDF và trang web thường có sẵn đường
liên kết để bạn có thể tải về phần mềm này.
Wikipedia (www.wikipedia.org) là bách khoa toàn thư đa ngôn ngữ, tổng hợp,
miễn phí trên trang web. Tên của nó kết hợp các từ wiki (công nghệ để tạo ra các
website có tính cộng tác, bắt nguồn từ từ wiki trong tiếng Ha-oai, nghĩa là “nhanh”)
và encyclopedia (bách khoa toàn thư). Hàng triệu bài viết của Wikipedia (trong đó có
khoảng 4,1 triệu bài tiếng Anh tính đến đầu năm 2013) đã được tất cả bạn đọc tình
nguyện trên khắp thế giới viết và bất cứ ai truy cập vào trang web Wikipedia đều có
thể chỉnh sửa các bài đó. Hiện nay bách khoa toàn thư trực tuyến này là tài liệu tham
khảo lớn nhất, bao trùm nhiều chủ đề và được sử dụng rộng rãi nhất trên Internet.
Những người không ủng hộ Wikipedia cho rằng nội dung trên website này không
thống nhất và có sự sai lệch một cách hệ thống. Họ cũng cho rằng quá trình biên tập

nội dung hướng đến sự đồng thuận nên độ tin cậy và tính chính xác của Wikipedia
cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Một số khác tập trung phê phán các thông tin trên
website sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề an ninh, vì có những người cố ý phá hoại và
đăng các thông tin không đúng hoặc chưa được xác thực. Tuy nhiên, đây vẫn là một
trang web để người sử dụng tìm nhanh bất cứ chủ đề nào họ muốn.
Có hàng nghìn nhóm người sử dụng (cũng gọi là nhóm tin tức hoặc nhóm thảo luận)
trên Internet bao trùm gần như mọi chủ đề. Các nhóm được phân loại theo các chủ
đề như sở thích, giải trí, tin học, khoa học, văn hóa, tôn giáo và nhiều chủ đề khác.

WEBLINK
Các danh bạ cũng là nguồn dữ liệu hữu ích để tra cứu. Chúng cung cấp thông tin chi tiết về các công
ty cung ứng hoặc tiêu thụ hàng hóa và đó là nguồn dữ liệu thường được dùng để lập các danh sách
mẫu (danh sách công ty hoặc người được phỏng vấn). Các danh bạ cũng có thể cung cấp hồ sơ công
ty, các thông tin chi tiết liên quan tới quy mô của công ty như số nhân viên, doanh số… hoặc cho
biết công ty đó là đại lý hay nhà sản xuất. Trang vàng (Yellow Pages) www.yell.co.uk là một trong
những danh bạ tổng hợp đầy đủ nhất về công ty ở Anh, vì các công ty đều được tạo mục để lưu tên và
số điện thoại vào danh bạ này. Các nước khác cũng có Trang vàng trên Internet.

11


Phân tích và ra quyết định kinh doanh
Cơ sở dữ liệu trực tuyến và dữ liệu thị trường

WEBLINK
Cơ sở dữ liệu trực tuyến (online database), như của Dun và Bradstreet (www.dnb.com), cung cấp
thông tin về các doanh nghiệp theo ngành nghề, số nhân viên và doanh thu. Dịch vụ nghiên cứu thị
trường doanh nghiệp hàng đầu ProQuest của Dialog (www.dialog.com) cho phép truy cập hàng loạt
thông tin về kinh tế, thương mại, gồm tin tức lưu trữ từ hơn các ấn phẩm, báo cáo tài chính công ty,
báo cáo nghiên cứu thị trường, dữ liệu quốc gia, dữ liệu kinh tế và báo cáo của những công ty môi

giới. Một nguồn dữ liệu nghiên cứu thị trường hữu ích, cung cấp các báo cáo hoàn chỉnh hay một
phần báo cáo là trang www.marketresearch.com. Trang này cho phép bạn tiếp cận kho dữ liệu gồm
hơn 400.000 ấn phẩm của hơn 700 công ty nghiên cứu.
Ngày càng có nhiều trang web cung cấp các loại tài liệu cho các nhà nghiên cứu mà
không phải đăng ký, mặc dù bạn thường phải trả phí để đọc hoặc tải về một phần hay
toàn bộ báo cáo. Trang mục lục và phần tóm tắt của các báo cáo thường có sẵn trên
Internet và chừng đó nhiều khi cũng đủ thông tin cho những ai chỉ cần xem xét tổng
quan về một vấn đề nào đó.
Các nguồn dữ liệu bên ngoài khác gồm ngân hàng, những người môi giới chứng
khoán, các tổ chức nghề nghiệp và thương mại, công ty truyền thông, chính quyền
địa phương và các tổ chức do Chính phủ tài trợ.

2.2 Dữ liệu của Chính phủ và các ấn phẩm chính thức
Ở Anh, cuốn Niên giám Thống kê (Annual Abstract of Statistics) giúp người đọc dễ
dàng tiếp cận với các số liệu thống kê và có sẵn các bản cứng tại Cơ quan HMSO
(Her Majesty’s Stationery Office, tạm dịch, Văn phòng Nữ Hoàng Anh). Bạn có thể
mua trực tuyến cuốn sách này và nhiều ấn phẩm khác của Chính phủ trên trang
web www.tso-online.co.uk.

WEBLINK
Website của các cơ quan Chính phủ là nguồn thông tin và dữ liệu tuyệt vời. Cổng thông tin để truy
cập tất cả trang web của Chính phủ Anh là www.gov.uk. Nhiều tài liệu thống kê của Chính phủ trước
đây chỉ có ở dạng bản in như Social Trends (Xu hướng xã hội), Economic Trends (Xu hướng kinh tế) và
Regional Trends (Xu hướng vùng), hiện nay đã có miễn phí trên mạng dưới dạng PDF tại trang web
của Cục Thống kê Quốc gia (www.statistics.gov.uk). Trang web này cho phép tìm kiếm theo các chủ
đề như nông lâm ngư nghiệp, thương mại, năng lượng, công nghiệp, giáo dục, tội phạm và pháp
luật, thị trường lao động, dân số…
Giá bán lẻ cũng rất quan trọng đối với nhiều người sử dụng.
(a) Đối với Chính phủ Anh, Chỉ số Giá Bán lẻ (Retail Prices Index - RPI) cho biết
mức độ thành công trong công tác chống lạm phát. (Ở Việt Nam, chính phủ

thường sử dụng Chỉ số Giá Tiêu dùng - Consumer Price Index - CPI)
(b) Đối với người lao động, chỉ số RPI cho biết lương cần tăng lên bao nhiêu để
theo kịp với mức độ lạm phát.

12


Chương 1: Thu thập và lưu trữ dữ liệu
(c) Đối với người tiêu dùng, chỉ số RPI cho biết mức tăng giá dự báo cho hàng
hóa trong các cửa hàng.
(d) Đối với doanh nghiệp, chỉ số RPI cho biết chi phí trên thực tế đã tăng lên bao
nhiêu trong những năm, tháng gần đây.
(e) Đối với người hưởng lương hưu và người nhận tiền bảo hiểm an sinh xã hội,
sự biến động chỉ số RPI giúp họ cập nhật mức phúc lợi.
Một trong những dịch vụ thống kê chính của Chính phủ Anh, cung cấp nguồn dữ liệu
phong phú là Tổng điều tra dân số được thực hiện định kỳ mười năm một lần. Các
nhà nghiên cứu sử dụng kết quả các cuộc điều tra này để phân khúc dân số theo nhân
khẩu học và lập kế hoạch điều tra (ví dụ lập các mẫu chỉ tiêu).

WEBLINK
Trang web về luật lao động Anh www.emplaw.com cho phép tiếp cận thông tin cập nhật, đồng thời
liệt kê các cố vấn pháp luật là những chuyên gia trong lĩnh vực này.

WEBLINK
Một nguồn dữ liệu nữa của Chính phủ Anh về các công ty là website www.companieshouse.gov.uk,
cung cấp dữ liệu tài chính và dữ liệu khác của các công ty đã đăng ký ở Anh. Bạn có thể tìm kiếm dữ
liệu theo tên công ty hoặc số đăng ký duy nhất của mỗi công ty.
Ngoài thông tin cơ bản, miễn phí về các công ty, người sử dụng có thể mua tài liệu
và báo cáo với một khoản tiền phải chăng thanh toán bằng thẻ tín dụng qua đường
điện tử. Tài liệu và báo cáo này có thể bao gồm các hình ảnh được quét mới nhất về

bảng cân đối kế toán, doanh thu hàng năm, thông tin bổ nhiệm và các khoản vay cầm
cố chưa trả của công ty.
Có nhiều ấn phẩm chính thức khác bạn có thể truy cập như:
(a) Hàng quý, Ngân hàng Trung ương Anh đều phát hành một ấn phẩm bao gồm
dữ liệu về các ngân hàng Anh, lượng cung tiền, các giao dịch tài chính cũng
như vay mượn của Chính phủ.
(b) Hội đồng Phát triển Kinh tế độc lập thuộc Bộ Phát triển Kinh tế Quốc gia công
bố nhiều dữ liệu về các ngành kinh tế.
(c) Các cơ quan khác như Cục Thống kê Kim loại Thế giới có thể cung cấp dữ
liệu của các thị trường quốc tế.
(d) Các cơ quan quốc tế như Niên giám Thống kê Quốc tế của Liên Hiệp Quốc
(chi tiết về thương mại hàng hóa); Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) thu thập số liệu ngoại thương của các nước thành viên (Thống kê
Ngoại thương hàng tháng của OECD), dự báo kinh tế vĩ mô của các nước
thành viên (Viễn cảnh Kinh tế của OECD) và cơ quan Thống kê Tài chính
Quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố các số liệu về cán cân thanh
toán quốc tế cũng như các vấn đề liên quan.

13


Phân tích và ra quyết định kinh doanh

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3

(5 PHÚT)

Bạn sẽ tìm thấy loại thông tin hàng ngày nào về các vấn đề tài chính trong thời báo
Financial Times?


2.3 Dữ liệu nội bộ và dữ liệu ghi chép hàng ngày
Công ty có thể có một lượng lớn thông tin khác, tuy không dành cho nghiên cứu bạn
đang tiến hành, nhưng lại hữu ích trong những tình huống khác và được lưu trữ trong
các phòng ban khác nhau.
(a) Phòng Kế toán (Accounts department) sẽ có các dữ liệu tài chính, tài liệu
hướng dẫn chính sách kế toán, chi tiết về thuế, báo cáo kế toán quản trị và
bảng cân đối kế toán.
(b) Phòng Bán hàng và Marketing (Sales and Marketing deparment) sẽ giữ
các báo cáo bán hàng theo vùng, chi tiết bán hàng theo khách hàng và theo
sản phẩm, báo cáo nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, khiếu nại của khách
hàng, báo cáo nghiên cứu thị trường và tiềm năng của thị trường, chiến lược
xây dựng thương hiệu, giá trị và chi tiết liên quan tới các chuỗi phân phối.
(c) Phòng Sản xuất và Vận hành (Production and Operation department) sẽ
có các dữ liệu vận hành, lưu đồ quy trình, giá cả đầu vào và chi phí sản phẩm,
chi phí vận chuyển, chi tiết về hiệu suất và công suất.
(d) Phòng Nhân sự (Human resources department) sẽ lưu trữ các dữ liệu về
số lượng nhân viên, quy trình tuyển dụng, chương trình đào tạo, chi tiết về
thay đổi nhân sự và chi tiết thanh toán lương.

ĐỊNH NGHĨA
Kho dữ liệu (data warehouse) gồm một cơ sở dữ liệu, chứa dữ liệu được tập hợp từ các hệ thống vận
hành khác nhau, cùng các công cụ báo cáo và truy vấn dữ liệu.
Kho dữ liệu gồm dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ hệ thống xử lý đơn đặt
hàng, bút toán trong sổ cái, giao dịch bằng thẻ tín dụng, dữ liệu nhân khẩu học và
dữ liệu mua hàng từ máy thanh toán tại siêu thị và cửa hàng bán lẻ. Kết quả phải
là một tập dữ liệu nhất quán, sẵn sàng sử dụng cho phân tích quản trị và ra quyết
định cũng như các mục đích nghiên cứu. Đó là tất cả dữ liệu ghi chép hàng ngày, tuy
không được thu thập trong cơ sở dữ liệu cho một mục đích cụ thể, nhưng lại là dữ
liệu thứ cấp hữu ích.


ĐỊNH NGHĨA
Khai thác dữ liệu (data mining) là phân tích một lượng lớn dữ liệu nhằm tìm ra các mối quan hệ,
mẫu hình, liên kết (đã được nhận diện dưới dạng tiềm năng hoặc chưa từng được biết) để hướng dẫn
cho việc ra quyết định và dự đoán hành vi trong tương lai.

14


Chương 1: Thu thập và lưu trữ dữ liệu
(a) Mối quan hệ (association) - Một sự kiện có tương quan với một sự kiện
khác. Ví dụ trong các lần khách hàng mua tã trẻ em dùng một lần, có một tỷ
lệ số lần nhất định họ mua thêm khăn ướt cho trẻ em.
(b) Trình tự (sequence) - Một sự kiện dẫn đến một sự kiện khác sau đó, ví dụ
tăng năng suất sau khi tăng lương.
(c) Phân loại (classification) - Nhận diện các mẫu và tổ chức dữ liệu mới sau
đó, ví dụ nhận diện các thông tin, đặc điểm của khách hàng đã thực sự mua
hàng.
(d) Phân nhóm (clustering) - Tìm kiếm và thể hiện trực quan nhóm các dữ kiện
trước đây chưa biết. Công cụ khai thác dữ liệu sẽ khám phá các cách lập
nhóm khác nhau trong dữ liệu.
(e) Dự đoán (forecasting) - Đơn giản là khám phá các mô hình dữ liệu giúp dự
đoán về tương lai.
Khai thác dữ liệu cũng có thể được sử dụng để xác định các khách hàng cá nhân có
sở thích riêng hoặc xác định sở thích của một nhóm khách hàng cụ thể.

3 NGHIÊN CỨU SƠ CẤP VÀ THỨ CẤP
Dữ liệu
(Data)

Các nguồn dữ liệu

thứ cấp
(Sources of
secondary data)

Nghiên cứu sơ cấp
và thứ cấp
(Primary and
secondary research)

Đạo luật Bảo vệ
Dữ liệu ở Anh
(Data protection
legislation)

Thu thập dữ liệu
(The collection
of data)

Lấy mẫu
(Sampling)

Lưu trữ dữ liệu
(Data storage)

Thiết kế phiếu
điều tra
(Questionnaire design)

Các phương pháp điều
tra thu thập dữ liệu

(Survey methods of
collecting data)

3.1 Xác định vấn đề
Khi tiến hành nghiên cứu, việc xác định vấn đề nghiên cứu một cách cẩn thận là rất
cần thiết. Khi bạn chuẩn bị nghiên cứu, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:
••
••
••
••
••
••

Mình đã biết gì về lĩnh vực của đề tài nghiên cứu?
Mình cần tìm ra điều gì?
Các vấn đề chính liên quan là gì?
Có các quan điểm khác nhau về đề tài này không?
Có lĩnh vực nào khác liên quan tới đề tài này?
Ai là người sẽ trả lời các câu hỏi điều tra?

Các câu hỏi trên cùng phương án trả lời sẽ giúp bạn có định hướng và hiểu biết các
vấn đề thuộc về đề tài nghiên cứu.
15


×