Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

NGHIÊN cứu đa DẠNG côn TRÙNG nước ở một số SUỐI THUỘC lưu vực SÔNG mã, TỈNH THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.44 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Trưởng A Tài

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÔN TRÙNG NƯỚC Ở MỘT SỐ SUỐI THUỘC
LƯU VỰC SÔNG MÃ, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Trưởng A Tài

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÔN TRÙNG NƯỚC Ở MỘT SỐ SUỐI THUỘC
LƯU VỰC SÔNG MÃ, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60420103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN VỊNH


Hà Nội - Năm 2014

Hà Nội - Năm 2012


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Vịnh, người thầy
đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, cán bộ nghiên
cứu đang công tác tại bộ môn Động vật Không xương sống, đã hết sức tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại bộ môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị và các bạn ở Viện Sinh thái và Bảo
vệ công trình – Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình thực địa và nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, đồng nghiệp,
bạn bè, thầy cô những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu khoa học.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2014

Tác giả luận văn

Trưởng A Tài


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................2
1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nƣớc trên thế giới .............................................2
1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng nƣớc ở Việt Nam ............................................15
1.3. Điều kiện tự nhiên, xã hội và đa dạng sinh học lƣu vực sông Mã thuộc tỉnh
Thanh Hóa .................................................................................................................24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................24
1.3.2. Giá trị văn hóa - xã hội ....................................................................................28
1.3.3. Một số nghiên cứu về đa dạng sinh học lƣu vực sông Mã ..............................29
Chƣơng 2 - THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error!
Bookmark not defined.
2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu .............. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Xử lý số liệu .................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Thành phần loài côn trùng nƣớc tại khu vực nghiên cứu. Error! Bookmark not
defined.
3.1.1. Thành phần loài của bộ Phù du (Ephemeroptera) ......... Error! Bookmark not
defined.


3.1.2. Thành phần loài của bộ Cánh lông (Trichoptera) ......... Error! Bookmark not
defined.
3.1.3. Thành phần loài của bộ Chuồn chuồn (Odonata) ......... Error! Bookmark not
defined.
3.1.4. Thành phần loài của bộ Cánh cứng (Coleoptera) ......... Error! Bookmark not

defined.
3.1.5. Thành phần loài của bộ Cánh nửa (Hemiptera) ............ Error! Bookmark not
defined.
3.1.6. Thành phần loài của bộ Hai cánh (Diptera) .... Error! Bookmark not defined.
3.1.7. Thành phần loài của bộ Cánh vảy (Lepidoptera) .......... Error! Bookmark not
defined.
3.1.8. Thành phần loài của bộ Cánh úp (Plecoptera) Error! Bookmark not defined.
3.1.9. Thành phần loài của bộ Cánh rộng (Megaloptera) ....... Error! Bookmark not
defined.
3.2. So sánh thành phần loài côn trùng nƣớc giữa các điểm nghiên cứu .......... Error!
Bookmark not defined.
3.3. So sánh mật độ côn trùng nƣớc giữa các điểm nghiên cứu..... Error! Bookmark
not defined.
3.4. Đánh giá mức độ tƣơng đồng về thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.5. Loài ƣu thế và các chỉ số đa dạng ...................... Error! Bookmark not defined.
3.6. Các nhóm dinh dƣỡng chức năng ...................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................30


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Cấu trúc thành phần loài côn trùng nƣớc tại khu vực nghiên cứu .... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.2. Danh sách thành phần loài côn trùng nƣớc ở khu vực nghiên cứu .. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.3. Số loài của các bộ côn trùng nƣớc tại các điểm thu mẫu ................. Error!
Bookmark not defined.

Bảng 3.4. Chỉ số tƣơng đồng Jaccard – Sorensen (%) giữa các điểm nghiên cứu
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.5. Loài ƣu thế, chỉ số loài ƣu thế (DI), chỉ số Magalef (d) và chỉ số Đa dạng
sinh học Shannon – Weiner (H’) ............................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.6. Các nhóm dinh dƣỡng chức năng của côn trùng nƣớc .. Error! Bookmark
not defined.


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu tại lƣu vực sông Mã ......... Error! Bookmark not
defined.
Hình 3.1. Tỷ lệ % số loài theo từng bộ côn trùng nƣớc tại khu vực nghiên cứu
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.2. Số loài của các bộ côn trùng nƣớc tại các điểm thu mẫu .................. Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.3. Số cá thể côn trùng nƣớc tại các điểm nghiên cứu.. Error! Bookmark not
defined.


(trên đơn vị diện tích 0,25m2) ................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.4. Sự tƣơng đồng về thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu .......... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.5. Tỷ lệ % các nhóm dinh dƣỡng chức năng của côn trùng nƣớc tại khu vực
nghiên cứu ................................................................. Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
Côn trùng nƣớc là những loài côn trùng sống trong nƣớc hoặc có một giai

đoạn sống trong nƣớc trong vòng đời của chúng. Chúng chiếm số lƣợng loài cũng
nhƣ số lƣợng cá thể mỗi loài khá lớn trong môi trƣờng nƣớc, các loài côn trùng
nƣớc thích nghi với các dạng thủy vực nƣớc chảy và nƣớc đứng. Với các đặc điểm
đó nên trong môi trƣờng nƣớc tự nhiên chúng giữ một vai trò là các mắt xích trong
chuỗi và lƣới thức ăn, nhiều loài côn trùng nƣớc nhạy cảm với các biến đổi của môi
trƣờng nƣớc, chúng sống trong môi trƣờng nƣớc sạch nên từ lâu côn trùng nƣớc đã
đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng nhƣ là những sinh vật chỉ thị cho môi trƣờng
nƣớc.
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nóng ẩm và có hệ thống sông suối dày đặc,
có số lƣợng côn trùng nƣớc phong phú nên thu hút sự quan tâm của các nhà khoa
học trong và ngoài nƣớc, tuy nhiên các nghiên cứu hầu hết chỉ tập trung chủ yếu ở
các khu bảo tồn và vƣờn quốc gia. Sông Mã là một trong những con sông lớn ở Việt
Nam lƣu vực sông có nhiều suối, cùng với hệ động động vật và thực vật phong phú
nên đã đƣợc các nhà khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu và xây dựng thành khu
bảo tồn thiên nhiên, tuy nhiên chƣa có nhiều nghiên cứu về côn trùng nƣớc ở khu
vực này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa dạng côn
trùng nước ở một số suối thuộc lưu vực sông Mã, tỉnh Thanh Hóa”, nhằm mục
đích:
- Xác định thành phần loài côn trùng nƣớc tại một số suối trên lƣu vực sông
Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá một số đặc điểm quần xã côn trùng nƣớc tại khu vực nghiên cứu.


Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nước trên thế giới
Từ những đặc điểm của côn trùng nƣớc nhƣ: sự đa dạng về loài, hình thái
cấu tạo, thích nghi với các điều kiện khác nhau của môi trƣờng nƣớc, nhạy cảm với
sự biến đổi của hệ sinh thái và có ảnh hƣởng đến đời sống của con ngƣời nên côn
trùng nƣớc đã sớm đƣợc quan tâm nghiên cứu ở nhiều nƣớc trên thế giới đặc biệt là
các nƣớc phát triển. Đến nay côn trùng nƣớc đƣợc xác định có 9 bộ thƣờng gặp là

Phù du (Ephemeroptera), Chuồn chuồn (Odonata), Cánh úp (Plecoptera), Cánh nửa
(Hemiptera), Cánh lông (Tricoptera), Cánh cứng (Coleoptera), Hai cánh (Diptera),
Cánh rộng (Megaloptera) và Cánh vảy (Lepidoptera).
Những nghiên cứu về côn trùng thƣờng tập trung vào việc định loại, nhiều
nhà khoa học đã công bố hàng loạt các công trình nghiên cứu về côn trùng nƣớc
nhƣ: McCafferty (1983) [47], Merritt và Cummins (1996) [48],…Các nghiên cứu
này đã đƣa ra khóa định loại tới giống, thậm chí tới loài côn trùng nƣớc dựa vào đặc
điểm hình thái giai đoạn trƣởng thành và giai đoạn ấu trùng. Bên cạnh đó các tác giả
còn đề cập đến một số ứng dụng của chúng trong sinh thái học.
Bên cạnh việc nghiên cứu về phân loại học, các nhà nghiên cứu cũng tập
trung vào việc nghiên cứu sự biến động của quần thể côn trùng, các mối quan hệ
dinh dƣỡng, đáp ứng yêu cầu sinh thái học (Resh và Rosenberg, 1984) [68],
(Cummins, 1996) [48]. Từ việc nghiên cứu sự biến động quần thể côn trùng các ứng
dụng mới đƣợc ra đời nhƣ việc sử dụng côn trùng nƣớc làm sinh vật chỉ thị chất
lƣợng nƣớc đƣợc áp dụng trên khắp thế giới từ châu Âu đến châu Á, một số tác giả
trong lĩnh vực này nhƣ: Wilhm và Dorris (1968) [87], Morse, Yang, và Tian (1994)
[52], Subramanian và Sivaramakrishnan (2007) [78].
Ngoài các nghiên cứu riêng rẽ về từng bộ côn trùng nƣớc các nghiên cứu về
quần xã côn trùng nƣớc tại các khu vực nghiên cứu hiện nay đặc biệt đƣợc chú ý, sự
có mặt của các nhóm côn trùng nƣớc tại các địa điểm nghiên cứu có thể cung cấp
nhiều thông tin về sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu nhƣ đặc điểm nguồn dinh


dƣỡng, đặc điểm về độ chiếu sáng cũng nhƣ môi trƣờng nền đáy. Ngoài ra ta còn
xác định các chỉ số đa dạng sinh học nhƣ chỉ số Shannon – Weiner của quần xã côn
trùng nƣớc tại các khu vực nghiên cứu, so sánh sự đa dạng của chúng ở các vị trí
nghiên cứu đầu nguồn, giữa nguồn, cuối nguồn, hoặc giữa các điểm khác nhau
trong khu vực nghiên cứu, các chỉ số đa dạng này đƣợc ứng dụng trong việc chỉ thị
chất lƣợng nƣớc tại khu vực đƣợc nghiên cứu.
Ở Pháp và một số khu vực ở Châu Âu, nghiên cứu của Mi - Young Song,

Fabien Leprieur và cộng sự (2008) [49] bằng việc đánh giá các chỉ số liên quan đến
4 bộ côn trùng nƣớc (Ephemeroptera, Plecoptera,Trichoptera, và Coleoptera
(EPTC)) cho thấy rằng các suối ở khu nông nghiệp có độ đa dạng về loài cũng nhƣ
mật độ thấp hơn so với các suối trong rừng.
Các nghiên cứu về đa dạng côn trùng nƣớc và ứng dụng trong chỉ thị chất
lƣợng nƣớc đƣợc nghiên cứu ở rất nhiều nƣớc trên thế giới, các nghiên cứu này đều
tập trung vào việc định loại côn trùng thuộc 9 bộ côn trùng nƣớc qua đó xác định
các chỉ số đa dạng sinh học tại các khu vực đƣợc nghiên cứu. Ở Châu Á nghiên cứu
đƣợc thực hiện rất nhiều ở Ấn Độ có thể kể đến các nghiên cứu của các tác giả
Jenila, RadhaKrishnan Nair (2013) [40], Rajnish Kumar Sharma and Nirupma
Agrawal (2012) [67], Sarmistha Jana và cộng sự (2009) [71]. Các tác giả ở Trung
Quốc nhƣ Chorng Bin Hsu, Ping - Shih Yang (2005) [27], Yang Lian Fang và cộng
sự (1992) [89], ở Malaysia có thể kể đến tác giả Mohd Rasdi và cộng sự (2010)
[50], ở Việt Nam các nghiên cứu về đa dạng quần xã côn trùng nƣớc đƣợc nghiên
cứu chủ yếu bởi Nguyen và cộng sự [54, 62, 70, 70].
Việc sử dụng các chỉ số sinh học trong đánh giá chất lƣợng nƣớc ngày càng
trở nên phổ biến, trong số hơn 50 chỉ số sinh học thì có 4 chỉ số liên quan đến côn
trùng nƣớc đó là: chỉ số phong phú loài (Taxa (Species) Richness), chỉ số phong
phú EPT (EPT Richness (Ephemeroptera, Plecoptera, and Trichoptera)), chỉ số sinh
học Hilsenhoff (Hilsenhoff Biotic Index), mô hình phần trăm tƣơng đồng (Percent
Model Affinity (PMA)) [45].


Nghiên cứu về bộ Phù du (Ephemeroptera)
Bộ Phù du (Ephemeroptera) là bộ côn trùng có cánh nguyên thủy và cổ xƣa
nhất trong số các nhóm côn trùng còn tồn tại đến giờ. Dựa vào những bằng chứng
hóa thạch, chúng có thể đã tồn tại vào giai đoạn cuối của kỷ Cacbon và đầu kỷ
Pecmơ trong đại Cổ sinh, cách đây khoảng 290 triệu năm (Edmund, 1982) [31]. Phù
du phân bố rộng khắp trên thế giới, giai đoạn ấu trùng của chúng có mặt ở hầu hết
các thủy vực nƣớc ngọt nhƣ: ao, sông, suối, đầm lầy đến những vùng nƣớc nông của

hồ, chúng thƣờng tập chung ở những chỗ nƣớc chảy. Giai đoạn trƣởng thành của
Phù du sống trên cạn từ 1-2 ngày. Các loài thuộc bộ Phù du đƣợc mô tả từ rất sớm.
Công trình nghiên cứu đầu tiên về phân loại học Phù du là của nhà tự nhiên học nổi
tiếng Lineaus (1758). Ông đã mô tả 6 loài Phù du tìm thấy ở châu Âu và xếp chúng
vào một nhóm là Ephemera (dẫn theo Nguyễn Văn Vịnh, 2003) [54]. Đến năm
2008, trên thế giới đã phát hiện đƣợc hơn 3000 loài thuộc hơn 400 giống của 42 họ
thuộc bộ Phù du [36].
Trong hai thế kỷ XIX, và XX các nghiên cứu về Phu du phát triển mạnh mẽ
rất nhiều các công trình nghiên cứu đƣợc công bố hàng loạt điển hình nhƣ: Eaton
(1871, 1881, 1883-1888, 1892), Ulmer (1920, 1924, 1925, 1932, 1933), Navás
(1920, 1930), Lestage (1921, 1924, 1927, 1930), Needham và cộng sự (1935). Các
nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức cơ bản về Phù du nhƣ: mô tả các đặc điểm
về mặt hình thái của cả giai đoạn ấu trùng và trƣởng thành, qua đó việc xây dựng
khóa định loại đến các họ và giống của bộ Phù du trở nên dễ dàng (dẫn theo Nguyễn
Văn Vịnh, 2003) [54]. Edmunds (1963) đã xây dựng hệ thống phân loại đến họ
thuộc bộ Phù du trên toàn thế giới, ông đã đƣa ra một bức tranh tổng thể về khóa
phân loại bậc cao cũng nhƣ nguồn gốc phát sinh của Phù du [30]. Đến năm 1979
McCafferty và Edmunds tiếp tục hoàn thiện khóa phân loại và bổ sung những dẫn
liệu về Phù du phù hợp với thực tiễn nghiên cứu.
Trong một nghiên cứu gần đây Ogden và Whiting (2005) [63] đã tổng hợp
những nghiên cứu về phân loại học của McCafferty và Edmunds đồng thời đƣa ra


giả thuyết mới về nguồn gốc phát sinh của Phù du dựa trên những nghiên cứu về
sinh học phân tử.
Ở châu Á, những nghiên cứu đầu tiên về Phù du đƣợc thực hiện bởi các nhà
nghiên cứu đến từ châu Âu nhƣ: Navás (1922, 1925), Lestage (1921, 1924) (dẫn
theo Nguyễn Văn Vịnh, 2003) [54]. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, những báo cáo về
Phù du chủ yếu quan tâm tới những vấn đề sinh thái học của ấu trùng Phù du trong
hệ sinh thái nƣớc ngọt và các khóa phân loại (Gose, 1979-1980, 1985; Uesno, 1980;

Yoon và Bae, 1988; Yoon, 1995) (dẫn theo Bae, 1997) [20]. Tại khu vực Đông
Nam Á, các nghiên cứu về Phù du đầu tiên là Ueno (1931, 1969) và Ulmer (1939).
Các nhà nghiên cứu của Việt Nam và Thái Lan cũng đã công bố khá nhiều công
trình nghiên cứu về Phù du trong thời gian gần đây (Nguyen, 2003, Nguyen và Bae,
2003, 2004; Tungpairojwong và Bae, 2006; Tungpairojwong, 2007; Braasch
Boonsoong, 2009) [54, 56, 58, 59]. Kết quả nghiên cứu đến năm 2003 cho thấy ở
châu Á có khoảng 128 giống thuộc 18 họ của bộ Phù du (dẫn theo Nguyễn Văn
Vịnh, 2003) [54].
Các nghiên cứu về Phù du đến nay khá đầy đủ cả về giai đoạn ấu trùng và
trƣởng thành, không chỉ dừng lại ở việc định loại các loài Phu dù mà các hƣớng
nghiên cứu ứng dụng nhằm phục vụ cho lợi ích của con ngƣời và các vấn đề về sinh
thái cũng nhƣ bảo tồn đƣợc quan tâm rất nhiều. Các nghiên cứu điển hình trong các
hƣớng này nhƣ: nghiên cứu về sự sinh sản và biến động theo mùa của Phù du bởi
Neddham và cộng sự (1935), kết quả nghiên cứu của Lestage (1930) cho thấy
nhƣ̃ng thủy vƣ̣c nƣớc chảy mà ở đó cấ u trúc nề n đáy là các khố i đá với nhiề u kić h
thƣớc khác nhau và có chƣ́a mùn bã hƣ̃u cơ thì thành phầ n loài Phù du rấ t đa da ̣ng
[52]. Sự ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối với sự phân bố và đa dạng của bộ Phù
du gần đây cũng đã đƣợc nghiên cứu (Brittain, 2008) [43].
Nghiên cứu về bộ Chuồn chuồn (Odonata)
Các nghiên cứu về hóa thạch cho thấy Chuồn chuồn có từ kỷ Trias. Hiện nay,
ngƣời ta chia ra 3 phân bộ: Anisoptera (Chuồn chuồn ngô), Zygoptera (Chuồn


chuồn kim), và phân bộ Anisozygoptera. Các thống kê đến 2010 cho thấy Chuồn
chuồn hiện nay có khoảng 5952 loài đƣợc mô tả trong đó 2941 loài thuộc phân bộ
Zygoptera (18 họ, 308 giống), 3011 loài thuộc phân bộ Anisoptera (11 họ, 344
giống), và hai loài thuộc một giống Epiophlebia trong phân bộ Anisozygoptera. Vẫn
còn khoảng 1000 đến 1500 loài chƣa đƣợc mô tả (Kalkman et al., 2008) [86]. Giống
Epiophlebia trong phân bộ Anisozygoptera chỉ phân bố ở độ cao khoảng 2.000m ở
những con suối thuộc Nhật Bản và vùng núi cao Himalaya (Tani & Miyatake, 1979;

Kumar &Khanna, 1983). Hai phân bộ còn lại phân bố rộng cả ở nơi nƣớc đứng
cũng nhƣ nƣớc chảy với số lƣợng loài phong phú [52].
Trong những năm gần đây, Chuồn chuồn trở thành mục tiêu của nỗ lực bảo
tồn ở nhiều quốc gia nhƣ Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Chúng là những loài có kích
thƣớc cơ thể lớn, giai đoạn thiếu trùng sống trong môi trƣờng nƣớc trong khi giai
đoạn trƣởng thành sống hoàn toàn trên cạn.
Các nghiên cứu về Chuồn chuồn đƣợc bắt đầu từ khoảng cuối thế kỉ XIX,
nhƣng phải sang thế kỉ XX Chuồn chuồn mới ngày càng nhận đƣợc chú ý nhiều hơn
của các nhà nghiên cứu phân loại học và sinh thái học. Ở giai đoạn đầu, các công
trình nghiên cứu về Chuồn chuồn chủ yếu tập trung mô tả hình dạng và đặc điểm
ngoài các loài Chuồn chuồn thu thập đƣợc ở châu Á và châu Âu nhằm xây dựng
khóa định loại. Điển hình cho các công trình nghiên cứu này là: Needham (1930),
Fraser (1933, 1934, 1936), Askew (1988), Zhao (1990), Hisore và Itoh (1993),
Wilson (1955). Merritt và Cummins (1996) [48], xây dựng khóa định loại tới giống
ở cả giai đoạn thiếu trùng và trƣởng thành của bộ Chuồn chuồn thuộc khu vực Bắc
Mỹ.
Khu hệ Chuồn chuồn Bắc Mỹ đã xác định đƣợc khoảng 462 loài. Những
nghiên cứu đầu tiên về phân loại học Chuồn chuồn Bắc Mỹ đƣợc thực hiện bởi
Muttkowski (1910), Needham và Heywood (1929), phần lớn các loài gần đây đƣợc
mô tả đều thuộc họ Gomphidae là họ có số lƣợng loài lớn và đa dạng nhất trong bộ
Chuồn chuồn (dẫn theo Merritt và Cummins, 1996) [48].


Ở khu vực châu Á, Chowdhury và Akhteruzzaman (1981) là những ngƣời
đầu tiên công bố công trình nghiên cứu về Chuồn chuồn ở Bangladesh. Hai ông đã
mô tả chi tiết các ấu trùng của 13 loài Chuồn chuồn thuộc bộ phụ Anisoptera. Ngoài
ra còn một số công trình điển hình khác nhƣ: Nasiruddin và Begum (1985), Asahina
(1993), Subramanian (2005). Ở Việt Nam phải kể đến các công trình nghiên cứu về
Chuồn chuồn của Asahina (1969, 1996), Karube (1999, 2002) (dẫn theo Đặng Quốc
Quân, 2008 và Đỗ Mạnh Cƣơng, 2003) [1, 7].

Ngoài các công trình nghiên cứu về phân loại học còn có những công trình
nghiên cứu về sinh học, sinh thái học và tập tính của Chuồn chuồn. Một trong
những nghiên cứu tiêu biểu là của Corbet (1999), Silsby (2001) nghiên cứu tập tính
bắt cặp giao phối, bắt mồi…Ngoài việc nghiên cứu các tác giả này còn tổng hợp rất
nhiều nghiên cứu trƣớc đây để tạo nên một công trình khá hoàn chỉnh về các đặc
điểm sinh học của Chuồn chuồn đặc biệt là về chu trình sống, tập tính sinh sản hay
sự di cƣ của loài (dẫn theo Đặng Quốc Quân, 2008) [7].
Nghiên cứu về bộ Cánh úp (Plecoptera)
Bộ cánh úp thƣờng phân bố ở nơi nƣớc chảy và đa dạng nhất là ở những suối
nhỏ và lạnh, nhiệt độ thƣờng không quá 25oC, thiếu trùng ít khi xuất hiện ở những
nơi nƣớc ấm [22, 37]. Các nghiên cứu về Cánh úp ngày càng nhiều, số loài đƣợc mô
tả ngày càng tăng, trong các nghiên cứu của Hynes (1976) và Zwick (1980) số loài
đƣợc xác định là 2000 loài, đến năm 2007 trên thế giới đã xác định đƣợc khoảng
3500 loài Cánh úp, trong đó: khu vực Bắc Mỹ có khoảng 650 loài (Stark &
Baumann, 2005), khu vực Trung Mỹ 95 loài, khu vực Nam Mỹ 378 loài (Heckman,
2003), khu vực Châu Âu 426 loài (Fochetti & Tierno de Figueroa, 2004), khu vực
Châu phi 126 loài. Châu Á là khu vực có số lƣợng loài phong phú nhất với số loài
đã xác định đƣợc lên tới 1527 loài trong đó: khu vực Đông Á và Nam Á có khoảng
784 loài, Trung Quốc đứng đầu với 350 loài (Yuzhou & Junhua, 2001), tiếp đó là
Nhật Bản với 306 loài (Sivec & Yang 2001); Tây Á có 114 loài và Bắc Á với 279


loài. Khu vực Australia có 191 loài (Michaelis và Yule, 1988) và New Zealand với
104 loài (dẫn theo Romolo Fochetti và José Manuel Tierno de Figueroa, 2008) [69].
Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu là hai khu vực đã đƣợc nghiên cứu nhiều hơn
cả. Tuy nhiên tỷ lệ loài mới đƣợc mô tả ở 2 khu vực này vẫn khá cao: trung bình
mỗi năm có 2,6 loài Cánh úp mới đƣợc mô tả ở khu vực Châu Âu (Fochetti và
Tierno de Figueroa, 2005). Ngoài ra khu hệ Cánh úp ở Australia và New Zealand
cũng đã đƣợc nghiên cứu khá đầy đủ, trong khi đó những dẫn liệu về Cánh úp ở
Trung và Nam Mỹ còn rất nghèo nàn và chƣa đủ để đại diện cho mức độ đa dạng

thật sự ở các khu vực này. Châu Á đƣợc đánh giá là có mức độ phong phú của bộ
Cánh úp cao hơn nhiều so với khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên trên thực tế
ngoại trừ Nhật Bản và Nga, những dẫn liệu về Cánh úp ở khu vực này còn rất sơ
sài, thậm chí có những nƣớc chƣa hề có bất cứ một nghiên cứu nào về bộ này (dẫn
theo Romolo Fochetti và José Manuel Tierno de Figueroa, 2008) [69].
Khu hệ Cánh úp ở châu Á đƣợc nghiên cứu bởi những nhà khoa học châu Á
và châu Âu. Trong suốt những thập niên 30 của thế kỷ XX, Wu và Claassen (1934,
1935, 1937, 1938) đã mô tả khóa định loại Cánh úp ở miền Nam Trung Quốc.
Kawai (1961-1975) nghiên cứu một vài loài ở Ấn Độ, Bangladesh đến phía Nam
châu Á. Zwick và Sivec (1980) mô tả một số loài Cánh úp ở Himalaya. Vào thập
niên 80 của thế kỷ XX, Zwick (1980, 1983, 1985, 1988) cũng đƣa ra những nghiên
cứu về khu hệ Cánh úp ở Đông Nam Á. Uchida và cộng sự (1988, 1989) mô tả một
vài loài thuộc Perlinae (Perlidae) ở Malaysia, Thái Lan và mô tả 2 giống thuộc
Peltoperlidae (Cryptoperla và Yoraperla) ở Nhật Bản và Đài Loan. Stark (1979,
1987, 1983, 1991, 1999) đã ghi nhận nhiều loài mới trong họ Peltoperlidae và
Perlidae ở châu Á. Gần đây, Du (1998, 1999, 2000) đã công bố những tài liệu liên
quan đến Perlidae ở miền Nam Trung Quốc (dẫn theo Cao Thị Kim Thu, 2002)
[23].
Morse, Yang Lianfang và Tian Lixin (1994) [52]; Merritt và Cummins
(1996) [48] khi nghiên cứu khu hệ Cánh úp ở Trung Quốc và Bắc Mỹ, các tác giả


đã xây dựng khóa định loại tới giống ấu trùng của bộ này, đó là cơ sở cho việc định
loại các loài thuộc bộ Cánh úp ở Trung Quốc và Bắc Mỹ sau này.
Cánh úp đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái suối, chúng đóng vai trò
là sinh vật tiêu thụ bậc 1, 2 đồng thời cũng là thức ăn của nhiều loài động vật không
xƣơng sống và cá; thiếu trùng bộ Cánh úp còn đƣợc sử dụng nhƣ là những chỉ thị
sinh học để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc. Tuy nhiên, do sự suy giảm chất
lƣợng nguồn nƣớc và sự thay đổi về mặt vật lý của sông suối đặc biệt là ở các nƣớc
công nghiệp phát triển hay các nƣớc có mật độ dân số cao đã và đang làm giảm số

lƣợng loài Cánh úp (dẫn theo Romolo Fochetti và José Manuel Tierno de Figueroa,
2008) [69].
Nghiên cứu về bộ Cánh nửa (Hemiptera)
Côn trùng nƣớc bộ Cánh nửa phân bố rộng rãi ở hầu hết các lục địa trừ Nam
Cực, chúng bao gồm 2 nhóm chính là: Gerromorpha (nhóm sống trên màng nƣớc)
và Nepomorpha (nhóm sống dƣới nƣớc). Ngoài ra, còn có một nhóm nữa là
Leptopodomorpha, tuy không sống ở môi trƣờng nƣớc nhƣng kiếm ăn, bắt mồi ở
gần bờ nƣớc. Một số tác giả cũng tính nhóm này vào nhóm sống ở nƣớc. Năm 2008,
trên thế giới xác định đƣợc 4.810 loài, 343 giống và 23 họ thuộc bộ Cánh nửa trong
đó bao gồm 4.656 loài, 326 giống, 20 họ sống ở nƣớc ngọt. Bộ Cánh nửa ở nƣớc
có thành phần loài đa dạng nhất tại khu vực Trung và Nam Mỹ (trên 1289 loài), khu
vực Đông và Nam Á (trên 1100), Á - Úc trên 654 loài, Châu Mỹ trên 400 loài (dẫn
theo Polhemus và Polhemus, 2008) [65].
Bộ Cánh nửa đƣợc nghiên cứu từ thế kỷ XVIII, những nghiên cứu đầu tiên
của Fabricus (1775) đã mô tả loài đầu tiên thuộc Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera đó
là “Cimex cursitans” (ngày nay gọi là

Limnometra cursitans) cho khu vực

Australia. Các nghiên cứu về Cánh nửa ở Australia đƣợc tiếp tục sang thế kỷ XIX
và XX bằng việc bổ sung dẫn liệu về Hemiptera và mô tả bởi Erichson (1842),
Fieber (1951). Cho đến nay, ở Australia đã có trên 261 loài đƣợc mô tả, thuộc 54


giống (trong đó, 14 giống là đặc hữu của khu vực này) thuộc 15 họ (Andersen,
Weir, 2004) [15].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu bộ Hemiptera ở nƣớc về
hình thái, sinh học, sinh thái, phân loại và chủng loại phát sinh nhƣ: Cheng và
Fernando (1969), Menke (1979), Andersen (1985), Schuh và Slater (1995),
Hilsenwoff (1991), (Yang, Kovac, Cheng, 2004) [88].

Ở Châu Á, các công trình nghiên cứu về bộ Hemiptera đƣợc bắt đầu khá sớm
bằng các nghiên cứu của Lundblad (1933), La Rivers (1970), Lansbury (1972,
1973). Bộ Hemiptera cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu ở nhiều nƣớc nhƣ Trung
Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore… Ở Trung Quốc, từ những năm 1920 - 1930,
Hoffmann đã công bố nhiều nghiên cứu phân loại, sinh học của Hemiptera ở nƣớc
(dẫn theo Morse, Yang, Tian, 1994) [52].
Ở Đông Á và Đông Nam Á, Esaki (trong giai đoạn 1923-1930) đã mô tả
nhiều loài thuộc bộ Hemiptera ở khu vực này và các vùng lân cận, đƣa thêm vào
bậc phân loại cao hơn mà ngày nay vẫn đƣợc tiếp tục nghiên cứu. Lundblad (1933)
đƣa ra tổng quan chung về bộ Hemiptera ở nƣớc, với danh lục những loài từ Ấn Độ
đến New Guinea và Nhật Bản [65]. Ở Malaysia, Fernando và Cheng (1974) đã lập
một danh lục gồm 102 loài thuộc 12 họ. Sau đó, nhiều loài khác vẫn đƣợc mô tả
hoặc ghi nhận. Hiện tại, bán đảo Malaysia và Singapore có 167 loài nƣớc ngọt
thuộc 64 giống, 18 họ đƣợc biết đến. Bộ Cánh nửa ở Borneo bao gồm khoảng 80
loài đặc hữu [88]. Gần đây Tran và Polhemus (2012) [81], đã mô tả 1 loài mới
thuộc giống Ranatra (Nepidae) ở khu vực Đông Nam Á.
Cùng với việc nghiên cứu về phân loại học, nhiều nhà khoa học cũng quan
tâm đến việc nghiên cứu các lĩnh vực sinh thái học, địa lý sinh vật, chủng loại phát
sinh, tập tính hay sự thích nghi của Cánh nửa ở nƣớc. Có thể kể đến công trình
nghiên cứu của Cobben (1968, 1978), Andersen (1982), Damgaard (2008). Cheng
(1965, 1966, 1976) đã công bố một số bài báo về sinh thái và địa lý sinh vật của
giống Halobates. Những nghiên cứu về vai trò của bộ Cánh nửa trong hệ sinh thái


cũng đƣợc quan tâm bởi các nhà khoa học nhƣ Keffer (2000), Spence và Andersen
(2000), Sites (2000), Yang et al. (2004), Chen et al. (2005)...[88]. Sự tiến hóa và
thích nghi của Hemiptera ở nƣớc cũng đã đƣợc nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân
tử, hoặc kết hợp giữa các đặc điểm hình thái với sinh học phân tử, ví dụ nhƣ các
nghiên cứu của Damgaard et al. (2005) về Halovelia và Steinovelia, Damgaard
(2008) [29] về phân bộ Gerromorpha.

Nghiên cứu về bộ Cánh lông (Trichoptera)
Cánh lông là một trong những bộ có số lƣợng loài phong phú. Ấu trùng và
nhộng của bộ này có thể sống cả ở những suối nƣớc lạnh và nóng nhiệt độ lên tới
340C, rất hiếm khi thấy có ở biển. Đến năm 2012 ƣớc tính trên thế giới có khoảng
14.548 loài, 616 giống và 49 họ còn tồn tại và 685 loài thuộc 125 giống và 12 họ đã
hóa thạch của bộ Cánh lông (dẫn theo Moor, Ivanov, 2008) [51].
Những nghiên cứu về Cánh lông đƣợc thực hiện rất sớm ở Đông Nam Á bởi
Ulmer (1911, 1915, 1925, 1927, 1930, 1932) và Navás (1913, 1917, 1922, 1930,
1932). Những nghiên cứu về hệ thống phân loại bậc cao của bộ Cánh lông đƣợc
thực hiện bởi Ross (1956, 1967) và sau đó tiếp tục đƣợc bổ sung và hoàn thiện bởi
Morse (1997) (dẫn theo Hoang D. H., 2005) [35]. Trong khi các hƣớng nghiên cứu
chủ yếu dựa vào giai đoạn trƣởng thành thì Ulmer đã mở ra hƣớng nghiên cứu dựa
vào giai đoạn ấu trùng vào những năm 1955 và 1957 (dẫn theo Hoang D. H., 2005)
[35]. Trong giai đoạn này, việc nghiên cứu về Cánh lông ở các nƣớc Châu Á cũng
bắt đầu đƣợc chú trọng, Ulmer (1905-1951, 1955, 1957), Malicky (1955), Morse
(2009). Banks (1937) là ngƣời đầu tiên nghiên cứu khu hệ Cánh lông Philippin. Đặc
biệt trong những năm gần đây, có hàng loạt các công trình nghiên cứu mới về Cánh
lông đƣợc công bố: Malicky (2007) đã liệt kê 327 loài và chứng minh sự đa dạng
của Cánh lông trên đảo Sumatra cao hơn so với các khu vực khác xung quanh đại
lục Indonesia. Johason và Oláh (2008) [41, 42] đã công bố 7 loài mới thuộc giống
Tinodes (Psychomyiidae) cho khu hệ Cánh lông Châu Á và 1 loài mới từ Hồng
Kông.


Năm 2009, Sharma và Chandra đã cung cấp một danh sách gồm 1046 loài,
94 giống, 27 họ của khu hệ Cánh lông ở Ấn Độ. Các nghiên cứu về Cánh lông cũng
đƣợc quan tâm ở một số quốc gia khác nhƣ Nhật Bản với những nghiên cứu của
Iwata (1927), Tanida (1986, 1987), Ito và Ohkawa (2012); Trung Quốc (Martynov,
1930, 1931; Wang, 1963), Thái Lan (Chantaramongkol và Malicky, 1989, 1991,
1992, 1993, 1995, 1997; Radomsuk, 1999; Sangpradub và cộng sự, 1999; Malicky

và cộng sự, 2001, 2002; Chaiyapa, 2001) (dẫn theo Hoang D. H., 2005) [35]. Tuy
nhiên, do còn nhiều hạn chế về định loại ấu trùng tới giống và loài nên các nghiên
cứu ở Đông Nam Á mới chỉ dừng lại ở giai đoạn trƣởng thành. Các khóa định loại
của bộ Cánh lông ở Đông Dƣơng (Lào, Campuchia và Việt Nam) dựa trên những
nghiên cứu của tác giả Wallace và cộng sự (1990), Edington và Hildrew (1995) và
Wiggins (1996) (dẫn theo Hoang D. H., 2005) [35].
Olash và Johanson (2010) đã công bố 19 loài mới thuộc họ Dipseudopsidae
cho khoa học từ các mẫu vật thu đƣợc tại Ấn Độ, Malaysia, Lào và Việt Nam. Tại
Nhật Bản, tác giả Ito và Ohakawa (2012) [38] đã ghi nhận sự xuất hiện lần đầu của
hai loài Cánh lông thuộc giống Ugandatrichia (Hydroptilidae) kèm theo những
miêu tả chi tiết cho giai đoạn ấu trùng, nhộng và trƣởng thành của các loài thuộc
giống này tại đây.
Nghiên cứu về bộ Cánh cứng (Coleoptera)
Bộ Cánh cứng (Coleoptera) là bộ có số lƣợng loài lớn nhất trong giới Động
vật. Hiện nay, số loài thuộc bộ côn trùng này vào khoảng 277.000 - 350.000 loài và
khoảng 18.000 loài trong số đó thuộc nhóm côn trùng nƣớc, 12600 loài (70%) đã
đƣợc mô tả (tính đến tháng 10 năm 2005) [39]. Hiện nay, các công trình nghiên cứu
về bộ Cánh cứng tập trung vào phân loại học, sinh thái học, tiến hóa nhƣ: các
nghiên cứu của Feng (1932, 1933), Gschwendtner (1932), Fernando (1962, 1969),
Nertrand (1973), Jach (1984). Heinrich & Balke (1997), Gentuli (1995), Jach & Ji
(1995, 1998) đã cung cấp khá đầy đủ những dẫn liệu về phân loại học của bộ Cánh
cứng ở châu Á (dẫn theo Morse, Yang và Tian, 1994) [52].


Trung Quốc có 601 loài (Wu và cộng sự), ở Nhật Bản đã định loại đƣợc 311
loài (Sato, 1988), Britton (1970) xác định ở Úc có khoảng 510 loài và White (1984)
đã phân loại đƣợc 1.143 loài ở khu vực Bắc Mỹ thuộc bộ Cánh cứng (dẫn theo
Merritt và Cummins, 1996) [48].
Những nghiên cứu mới đây có thể kể đến nhƣ Čiampor Jr và cộng sự (2012)
đã cung cấp những thông tin về các loài thuộc giống Dryopomorphus (Elmidae) ở

khu vực Malaysia. Short và Jia (2011) [72] đã bổ sung 2 loài mới của giống
Oocyclus là Oocyclus fikaceki Short và Jia và O. dinghu Short và Jia cho khu hệ
Cánh cứng Châu Á từ các mẫu vật thu đƣợc ở Đông Nam Trung Quốc.
Nghiên cứu về bộ Hai cánh (Diptera)
Bộ Hai cánh cũng là một trong những bộ côn trùng có số lƣợng loài lớn trong
giới Động vật với khoảng 120.000 loài sống ở nƣớc đƣợc biết trên thế giới, chúng
phân bố rộng rãi ở hầu hết các dạng thủy vực. Đây là một trong những bộ côn trùng
nƣớc thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học do mối liên hệ chặt chẽ của
chúng với con ngƣời.
Trong bộ này, ngƣời ta đặc biệt quan tâm tới họ Culicidae từ rất sớm bởi
những ảnh hƣởng của chúng khá lớn đến các hoạt động sống của con ngƣời. Họ
này có khoảng 3.500 loài và dƣới loài thuộc 42 giống trên thế giới, có nhiều giống
phân bố toàn cầu và là các véc tơ truyền bệnh nguy hiểm cho ngƣời, động vật và
cây trồng [46].
Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về bộ Hai cánh đƣợc công bố trên
toàn thế giới, trong đó tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Alexander (1931),
Mayer (1934), Zwich và Hortle (1989). Đối với khu vực châu Á, Delfinado và
Hardy (1973, 1975, 1977) đã tổng hợp một danh lục khá đầy đủ về thành phần loài
của bộ Hai cánh ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Khóa định loại tới họ và giống hiện nay
chủ yếu thực hiện theo khóa định loại đƣợc xây dựng bởi Harris (1990). Do nhiều
loài thuộc bộ này là vật chủ trung gian truyền bệnh cho ngƣời và gia súc nên những


đặc điểm về sinh thái học của bộ này đã đƣợc quan tâm nghiên cứu từ sớm (dẫn
theo Merritt và Cummins, 1996) [48].
Nghiên cứu về bộ Cánh rộng (Megaloptera)
Bộ Cánh rộng thƣờng đƣợc biết đến nhƣ một bộ khá nguyên thủy của côn
trùng biến thái hoàn toàn. Đây là một bộ nhỏ, số lƣợng loài không nhiều, chỉ
khoảng 328 loài đã đƣợc mô tả, gồm hai họ: Corydalidae (247 loài) và Sialidae (81
loài) [28]. Ấu trùng của bộ này sống trong nƣớc trong khi giai đoạn nhộng, trƣởng

thành sống trên cạn và đều là các loài ăn thịt (Riek, 1970) (dẫn theo McCafferty,
1983) [47].
Có rất nhiều tài liệu phân loại về bộ này của các tác giả khác nhau: Contreras
và Ramos (1998), Liu và Yang ( 2006). Penny et al. (1997) công bố một danh lục
loài thuộc bộ Cánh rộng, sau đó là Oswald (2006). Bên cạnh đó, Bowles (2006)
cũng cung cấp những nghiên cứu về sự phân bố của các loài trong bộ này (dẫn theo
Cover và Resh, 2008) [28].
Ở châu Á, bộ này chỉ phân bố nhiều ở vùng ôn đới thuộc Hàn Quốc, Nhật
Bản và một số nơi ở Trung Quốc (Bank, 1938). Trong một thế kỷ qua, số loài mới
thuộc bộ Cánh rộng tăng lên nhanh chóng, đáng chú ý nhất là khu vực Trung Quốc
và khu vực châu Úc. Số lƣợng loài ƣớc tính sẽ tăng lên trong thời gian tới có thể
lên đến hơn 400 loài, bởi những khu vực nhiệt đới và vùng Đông Nam Á đang tiếp
tục đƣợc quan tâm nghiên cứu (dẫn theo Cover và Resh, 2008) [28].
Nghiên cứu về bộ Cánh vảy (Lepidoptera)
Bộ cánh vảy chỉ có một số loài thuộc họ Pyralidae, Pyraustidae và
Crambidae sống ở nƣớc. Giai đoạn trƣởng thành của bộ này đã đƣợc nghiên cứu từ
lâu và rất nhiều công trình đã đƣợc công bố cùng với các khóa phân loại đến loài.
Nhƣng ở giai đoạn ấu trùng, chỉ có một số công trình nghiên cứu, tiêu biểu là của
Merrit và Cummins (1984); Morse, Yang và Tian (1994) [52] đã đƣa ra khóa định
loại đến giống của ấu trùng bộ Cánh vảy.


Ở châu Á, những nghiên cứu về bộ Cánh vảy chủ yếu là về phân loại học
trong đó có các nghiên cứu của Rose và Pajni (1987), Habeck và Solis (1994),
Munroe (1995). Trong những nghiên cứu này, các tác giả cũng đã thành lập khóa
định loại cụ thể tới loài (dẫn theo McCafferty, 1983) [47].
1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng nước ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu côn trùng nƣớc ở Việt Nam đã đƣợc một số tác giả đề cập
đến, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vào lĩnh vực phân loại học đối
với các bộ côn trùng nƣớc phổ biến, bên cạnh đó còn có các nghiên cứu về sử dụng

côn trùng nƣớc làm sinh vật chỉ thị chất lƣợng môi trƣờng nƣớc.
Nghiên cứu về đa dạng sinh học côn trùng nƣớc tại nhiều khu vực ở Việt
Nam đƣợc thự hiện chủ yếu bởi Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự [6, 11, 26, 70], các
tác giả đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về quần xã côn trùng nƣớc tại các
khu vực nhƣ: vùng núi cao Sapa phía bắc Việt Nam, Vƣờn Quốc gia Bạch Mã,
Thừa Thiên - Huế, Vƣờn Quốc gia Ba Vì - Hà Nội, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông - Thanh Hóa,...trong các nghiên cứu này tác giả đã công bố về thành phần
loài côn trùng nƣớc và xác định các chỉ số đa dạng sinh học…ở các khu vực đƣợc
nghiên cứu. Các nghiên cứu về đa dạng sinh học côn trùng nƣớc đã cung cấp những
dẫn liệu cơ bản về côn trùng nƣớc tại các khu vực đƣợc nghiên cứu, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan.
Nghiên cứu về bộ Phù du (Ephemeroptera)
Những nghiên cứu đầu tiên về Phù du ở Việt Nam đƣợc thực hiện vào đầu
thế kỉ XX với các nhà khoa học nƣớc ngoài . Mở đầ u là nghiên c ứu của nhà côn
trùng học Lestage (1921, 1924), ông đã mô tả một loài mới của bộ Phù du cho khoa
học, dựa vào mẫu vật đƣợc lƣu giữ ở bảo tàng Pari (mẫu vật thu đƣợc ở miền Bắc
Việt Nam). Tiếp đó, Navas (1922, 1925) đã công bố hai loài Ephemera longiventris
và Ephemera innotata, cũng dƣ̣a trên các mẫu vật thu đƣợc ở miền Bắc Việt Nam
(dẫn theo Nguyễn Văn Vịnh, 2003) [56].


Đặng Ngọc Thanh (1980), xác định khu hệ Phù du ở Bắc Việt Nam bao gồm
54 loài, 29 giống thuộc 13 họ khác nhau. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 13 loài là
đƣợc định tên đầy đủ, số còn lại chỉ ở mức độ giống. Trong nghiên cứu này đã mô
tả hai loài cho khoa học đó là Thalerosphyrus vietnamensis Dang và
Neoephemeropsis cuaraoensis Dang (dẫn theo Nguyễn Văn Vịnh, 2003) [54].
Braasch và Soldan (1984, 1986, 1988) đã mô tả 10 loài mới thuộc họ
Heptageniidae cho khu hệ Phù du ở Việt Nam, có 2 giống mới là Asionurus và
Trichogeniella (dẫn theo Nguyễn Văn Vịnh, 2003) [54].
Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2001) [8], khi xây dựng khoá định loại các

nhóm động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt thƣờng gặp ở Việt Nam đã đƣa ra
khoá định loại tới họ ấu trùng Phù du. Kết quả của công trình này là cơ sở khoa học
cho các nghiên cứu phân loại về Phù du cũng nhƣ việc sử dụng đối tƣợng này là
sinh vật chỉ thị cho các thuỷ vực nƣớc ngọt ở Việt Nam.
Nguyễn Văn Vịnh (2003) [54], đã xác định đƣợc 102 loài thuộc 50 giống và
14 họ Phù du ở Việt Nam. Trong đó, có 23 loài đã đƣợc biết đến trong các nghiên
cứu trƣớc, 30 loài lần đầu tiên đƣợc ghi nhận ở Việt Nam, 37 loài mới cho khoa
học và 12 loài dự đoán là loài mới cho Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã
xây dựng khóa định loại và mô tả đặc điểm hình dạng ngoài của các loài thuộc bộ
Phù du ở Việt Nam, nghiên cứu này là cơ sở để phục vụ cho các hƣớng nghiên cứu
tiếp theo về bộ Phù du ở nƣớc ta.
Những nghiên cứu gần đây về bộ Phù du chủ yếu tập trung nghiên cứu đa
dạng thành phần loài của bộ này ở các Vƣờn Quốc gia (VQG). Cụ thể Nguyễn Văn
Vịnh (2004) [12], khi nghiên cứu về Phù du ở VQG Tam Đảo đã xác định đƣợc 32
loài thuộc 24 giống, 8 họ. Trong đó, có 10 loài lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ
động vật Việt Nam cũng nhƣ VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
Nguyễn Văn Vịnh (2005) [13], trong dẫn liệu bƣớc đầu về Phù du ở VQG Ba
Vì, Hà Tây, đã xác định đƣợc 27 loài thuộc 22 giống và 9 họ, trong đó, có một loài
mới cho khoa học là Polyplocia orientalis. Nguyễn Văn Vịnh (2005) [14], khi điều


tra thành phần loài Phù du ở một số suối tại Sapa, Lào Cai, tác giả cũng đã xác định
đƣợc 53 loài thuộc 31 giống và 11 họ. Kết quả đã công bố đƣợc 4 loài mới cho khoa
học dựa vào các mẫu chuẩn thu đƣợc tại Sapa, đó là: Isca fasica Nguyen and Bae,
2003; Rhoenanthus sapa Nguyen and Bae, 2004; Afronurus meo, Nguyen and Bae,
2003; Iron longintibius, Nguyen and Bae, 2004. Đồng thời, xác định đƣợc 10 loài
lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ động vật của Việt Nam.
Nguyễn Văn Vịnh và Nguyễn Thị Minh Huệ (2008) [15], trong nghiên cứu
về thành phần loài của bộ Phù du (Ephemeroptera) ở VQG Bạch Mã, Thừa Thiên
Huế, đã xác định đƣợc 56 loài thuộc 33 giống và 11 họ đồng thời các tác giả cũng

nhận xét về sự phân bố của bộ Phù du theo độ cao tại khu vực nghiên cứu.
Nguyễn Văn Hiếu, và cộng sự (2011) khi nghiên cứu về bộ Phù du tại suối
Mƣờng Hoa,Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã xác định đƣợc 71 loài
thuộc 35 giống của 12 họ. Cũng trong năm 2011 tại Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên khi
nghiên cứu về họ Heptageniidae tác giả đã xác định đƣợc 18 loài thuộc 8 giống [3,
4]. Nguyen Van Vinh, Nguyen Van Hieu, Bae Yeon Jae, (2011) [60] đã mô tả giai
đoạn ấu trùng của 3 loài thuộc giống Ephemera (Ephemera hainanensis, Ephemera
spilosa, Ephemera serica) của họ Ephemeridae.
Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự (2012) [54], trong kết quả bƣớc đầu điều tra
thành phần loài Phù du tại VQG Bi Doup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, đã xác định
đƣợc 48 loài thuộc 30 giống và 7 họ.
Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Vịnh (2014) [5] đã xác định đƣợc 18 loài
thuộc 9 giống, 3 họ Austremerellidae, Ephemerellidae, và Taloganodidae khi nghiên
cứu về tổng họ Ephemerelloidae tại Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên.
Nguyễn Văn Vịnh, Lê Quỳnh Trang (2012) [11] khi nghiên cứu về đa dạng
côn trùng nƣớc ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa đã xác định
đƣợc 40 loài Phù du. Nguyễn Văn Vịnh và Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2012) [6] khi
nghiên cứu đa dạng côn trùng nƣớc ở vƣờn quốc gia Ba Vì, Hà Nội đã xác định
đƣợc 37 loài Phù du.


×