Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Hoàn thiện khung pháp luật về xây dựng cơ bản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.22 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VÕ THỊ QUYÊN

HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT
VỀ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VÕ THỊ QUYÊN

HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT
VỀ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành

: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số

: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH ĐÀO TRÍ ÚC



HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Võ Thị Quyên


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN

KHUNG PHÁP LUẬT VỀ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở
1.1.

VIỆT NAM

8

Vị trí, vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân

8

1.1.1. Khái niệm ngành xây dựng và các ngành trực tiếp có liên quan

8

1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và các chủ thể tham gia
vào quá trình hình thành công trình xây dựng
1.1.3. Vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
1.2.

Khái niệm và cấu trúc của khung pháp luật về Xây dựng cơ bản

1.2.1.

Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng - đối

9
10
12


tượng điều chỉnh của pháp luật về xây dựng cơ bản

12

1.2.2. Vai trò và quá trình hình thành cơ chế quản lý đầu tư xây dựng

19

1.2.3. Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về đầu tư xây dựng
cơ bản

23

1.3.

Nội dung của khung pháp luật về xây dựng cơ bản

28

1.4.

Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư xây dựng

28

1.4.1. Trung Quốc

28

1.4.2. Malaysia


31

1.4.3. Pháp

31

1.4.4. Hoa Kỳ

32

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LUẬT VỀ
XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

36

2.1.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng ở Việt Nam

36

2.2.

Quy định của pháp luật Việt Nam về Xây dựng cơ bản

37


2.2.1. Pháp luật về quy hoạch xây dựng


37

2.2.2. Pháp luật về dự án đầu tư xây dựng

39

2.2.3. Pháp luật về khảo sát, thiết kế xây dựng

43

2.2.4. Pháp luật về xây dựng công trình

47

2.2.5. Pháp luật về lựa chọn nhà đầu tư và hợp đồng xây dựng

55

2.2.6. Pháp luật về quản lý Nhà nước về xây dựng

57

2.3.

Những kết quả đạt được trong hoạt động xây dựng khung
pháp luật về Xây dựng cơ bản ở Việt Nam

Một số bất cập và hạn chế trong việc xây dựng và thực thi
khung pháp luật về xây dựng cơ bản ở Việt Nam

2.4.1. Về hệ thống pháp luật
2.4.2. Một số vấn đề khác

60

2.4.

3.1.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.3.
3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ XÂY DỰNG
CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
Sự cần thiết phải hoàn thiện khung pháp luật về Xây dựng cơ
bản ở Việt Nam
Những yêu cầu và phương hướng hoàn thiện khung pháp luật
về Xây dựng cơ bản ở Việt Nam
Những yêu cầu hoàn thiện khung pháp luật về Xây dựng cơ
bản ở Việt Nam
Phương hướng hoàn thiện
Các giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về Xây dựng cơ
bản ở Việt Nam
Các giải pháp hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh xây
dựng cơ bản ở Việt Nam

Hoàn thiện, nâng cao tổ chức thực hiện pháp luật về xây dựng
cơ bản
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây
dựng cơ bản
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

65
65
77

79
79
83
83
85
86
86
97
100
102
104


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2013 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của
kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa
được giải quyết triê ̣t để . Hê ̣ quả xấ u vẫn đang tiếp diễn từ sự suy thoái trong khu
vực đồng euro với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các

nước thuộc khu vực này. Thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa
diễn biến phức tạp. Các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự giảm sút của các
nền kinh tế khác. Một số quố c gia và khối liên minh lớn có vị trí quan trọng trong
quan hệ thương mại song phương với nước ta như : Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và
EU đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ
sự suy giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh
và đời sống dân cư trong nước . Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp , hàng tồn
kho ở mức cao , sức mua giảm ma ̣nh . Vấ n đề nợ xấu ngân h àng ở mức đáng lo
ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất ,
dừng hoạt động hoặc giải thể , phá sản. Trong đó , ngành xây dựng là lĩnh vực chịu
ảnh hưởng trực tiếp, nhiều nhất từ khó khăn chung đó. Hầu hết các doanh nghiệp
thuộc ngành xây dựng đều phải hứng chịu thiê ̣t ha ̣i nă ̣ng nề từ cơn baõ khủng
hoảng kinh tế thế giới , chịu nhiều khó khăn do vi ệc chậm tiêu thụ, tồn đọng hàng
hoá lớn, thấ t nghiê ̣p tăng cao . Chủ đầu tư các dự án lại chậm thanh toán, lãi suất
cho vay còn cao, khó tiếp cận nguồn vốn... Đặc biệt như lĩnh v ực xây lắp, nhiều
công trình không thể triển khai thi công tiếp do chưa thu xếp đươ ̣c vốn của chủ đầu
tư, dẫn đến bị đình trệ hoặc tạm hoãn, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải
“gồ ng mình” gánh chi phí lãi vay và các chi phí đầu vào liên tục tăng cao. Về nhà
ở và hạ tầng, lượng vốn huy động từ xã hội la ̣i rất thấp do thị trường bất động sản
đang đóng băng cùng những khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn từ
các tổ chức tín dụng đã làm cho nhiều dự án phát triển nhà và đô thị phải dừng đầu


tư, hoặc triển khai cầ m chừng . Theo dự tính của các chuyên gia kinh tế, khủng
hoảng luôn mang tính chấ t chu kỳ của kinh tế thi ̣trường, chính vì vậy phần lớn các
quố c gia trên th ế giới đều tính đến vai trò ngành xây dựng trong việc vực dậy nền
kinh tế trong thời gian ngắn hạn cũng như dài hạn. Do đă ̣c thù ngành xây dựng trải
rô ̣ng khắ p toàn quố c , trải đều trên nhiều vùng, với số lượng công việc đa dạng nên
khả năng kiế n t ạo và chuyển đổi việc làm nhanh , tiêu thu ̣ nhi ều sản phẩm đầu ra
của các ngành khác.

Trước tin
̀ h hin
̀ h kinh tế biế n đô ̣ng phức ta ̣p như vâ ̣y, Đảng, Quốc hội và Chính
phủ thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra những ha ̣n chế , bấ t câ ̣p trong nội tại nền kinh tế,
đồng thời đi sâu phân tích những cơ hội và thách thức hiê ̣n nay , trên cơ sở đó ban
hành nhiều văn bản quan trọng với những định hướng đúng đắn trong lãnh đạo , chỉ
đạo, điều hành kinh tế-xã hội. Mà trọng yếu là Xây dựng cơ bản, mô ̣t ngành kinh tế
- kỹ thuật mũi nhọn, tạo cơ sở hạ tầng quan trọng cho sự phát triển đất nước , đồ ng
thời bao trùm phổ rô ̣ng các loa ̣i quan hê ̣ xã hô ̣i tham gia vào đời số ng kinh tế

, vì

vâ ̣y ngành này đứng trước yêu cầ u cấ p bách là thay đổ i căn bản cách thức quản lý
nhà nước thông qua việc hoàn thiện khung pháp luật về Xây dựng cơ bản

, nhằ m

vươ ̣t qua những khó khăn thách thức to lớn trước mắ t của toàn ngành nói riêng
cũng như của nền kinh tế nói chung.
Những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện dự án , làm chậm tiến độ , lỡ
cơ hô ̣i đầ u tư ; viê ̣c quy đinh
̣ trách nhiê ̣m của các chủ thể chưa rõ ràng , các chế tài
chưa đủ ma ̣nh , nên tin
̀ h tra ̣ng vi pha ̣m pháp luâ ̣t xây dựng vẫn còn

tràn lan , tiế p

diễn phức ta ̣p nhưng la ̣i thiế u các căn cứ để xử lý . Mô ̣t trong những nguyên nhân
dẫn đế n tồ n ta ̣i này là hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t điề u chỉnh những vấ n đề về xây dựng cơ
bản chưa được thống nhất , chưa đươ ̣c điề u chỉnh kịp thời. Phạm vi, đối tượng điều

chỉnh của pháp luâ ̣t về xây dựng cơ bản cầ n đầy đủ , toàn diện hơn: điều chỉnh toàn
bộ các hoạt động xây dựng , như đầu tư xây dựng, từ việc lập quy hoạch xây dựng
đến lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng ,


quản lý dự án, giám sát việc xây dựng, nghiệm thu, thanh quyết toán... Tiế p tục tập
trung hơn nữa vào điều chỉnh, quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng ở nông thôn nơi đang gây bức xúc do tố c đô ̣ đô thi ̣hóa nha

nh, như xây dựng lấn chiếm đất

công, tranh chấp, khiếu kiện, ô nhiễm môi trường ... Công tác quản lý đầ u tư xây
dựng cơ bản còn có những biể u hiê ̣n tuỳ tiê ̣n không tuân theo pháp luâ ̣t và chưa
đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u ổ n đinh
̣ , phát triển kinh tế - xã hội, như tình trạng xây dựng
tự phát không tuân thủ quy hoạch , quy chuẩn , tiêu chuẩn xây dựng , buông lỏng
công tác tiề n kiể m của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trong giai đoa ̣n hiǹ h
thành dự án dẫn đến việc chủ đầu t ư có thể tùy tiê ̣n thay đổ i , chỉnh sửa thiết kế .
Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch được duyệt còn yếu kém, chưa thu
hút được sự tham gia rộng rãi của cộng đồng.Vấ n đề quy định, thủ tục về lập, thẩm
định, phê duyệt quy hoạch còn mất nhiều thời gian, chưa đáp ứng được thực tế yêu
cầu phát triển. Ngoài ra, việc đầu tư nghiên cứu xây dựng mới hệ thống các quy
trình, quy phạm tiêu chuẩn và quy chuẩn, phương pháp thiết kế quy hoạch xây
dựng và quản lý các loại quy hoạch xây dựng cũng chưa được quan tâm một
cách thỏa đáng , chưa phù hợp với yêu cầu quản lý và hô ̣i nhập quốc tế trong giai
đoạn hiện nay và tương lai . Hệ thống các văn bản quy phạm pháp trong lĩnh vực
xây dựng cơ bản còn chưa đầy đủ

, thiếu đồng bộ, hiệu lực pháp lý thấp, chưa

đáp ứng được yêu cầu quản lý toàn diện về phát triển xây dựng trong cả nước


,

tại các vùng, các khu vực đặc thù, như các loại quy hoạch xây dựng vùng liên
tỉnh, liên huyện; quy hoạch xây dựng các khu kinh tế, khu du lịch sinh thái, quy
hoạch xây dựng nông thôn ngoài các điểm dân cư nông thôn… Các văn bản
pháp luật còn thiếu và không đồng bộ như vậy thì việc tổ chức thực hiện các văn
bản pháp luật đã ban hành gă ̣p nhiề u khó khăn

, đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý

thức sống và làm việc theo pháp luật của các cá nhân, tổ chức ta ̣o nên rào cản lớn
gây trở nga ̣i cho sự phát triể n ổ n đinh
̣ kinh tế - xã hội của đất nước.


Từ những lý do trên , học viên đã lựa cho ̣n đề tài là “ Hoàn thiện khung pháp
luâṭ về Xây dựng cơ bản ở Viê ̣t Nam” cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, có một số luận án đã nghiên cứu các vấn đề chuyên ngành của luật
xây dựng như: đề tài Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng của Ths. Đỗ Thị
Hồng Mai, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2007; đề tài Pháp luật về các hình thức
huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam, của Ths. Hà Thị Thu Trang, Đại
học quốc gia Hà Nội, năm 2014; đề tài Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở
Việt Nam của Ths. Nguyễn Mạnh Khởi, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2010; đề tài
Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, liên hệ
qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội của Ths. Quân Ngọc Anh năm 2009. Các luận án
mới chỉ nghiên cứu, đánh giá các quy phạm pháp luật xây dựng ở từng lĩnh vực cụ
thể mà chưa có công trình đánh giá tổng thể hệ thống pháp luật về xây dựng cơ bản
ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, tồn tại một luận án tiến sĩ về hệ thống văn bản

pháp luật về xây dựng cơ bản của Việt Nam là đề tài Hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật của ngành xây dựng của TS. Bùi Sĩ Hiển, Đại học quốc gia Hà
Nội, năm 2004 nhưng luận án đã sử dụng các văn bản pháp luật hiện nay đã hết
hiệu lực, chưa có đánh giá, so sánh với Luật xây dựng năm 2014 mới được ban
hành trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, đề tài “Hoàn thiê ̣n khung pháp luật về
Xây dựng cơ bản ở Viê ̣t Nam” là mới so với các đề tài nghiên cứu trước đây.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cƣ́u


- Trên cơ sở phân tích những vấ n đề lý luâ ̣n và thực tiễn nhằ m đánh

giá thực

trạng hệ thống pháp luật về xây dựng cơ bản, để xác định phương hướng và nội dung
hoàn thiện khung pháp luật về xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay
.
- Phân tić h cơ sở lý luâ ̣n của sự hiǹ h thành và phát triể n pháp luâ ̣t về xây dựng
cơ bản, những đă ̣c điể m, đă ̣c trưng pháp luâ ̣t về xây dựng cơ bản;
- Phân tić h , đánh giá các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t về xây dựng cơ bản và từ
thực tiễn thi hành pháp luâ ̣t về xây dựng cơ bản trong thời gian

qua, xác định

phương hướng, đề xuất nội dung cụ thể hoàn thiện pháp luật về xây dựng cơ bản;
- Trên cơ sở những vấ n đề lý luâ ̣n , thực tra ̣ng pháp luâ ̣t về xây dựng cơ bản ,
thực tiễn thi hành pháp luâ ̣t về xây dựng cơ bản tr

ong thời gian qua và có tham


khảo một cách chọn lọc pháp luật của một số quốc gia khác

, đề xuất các quan

điể m, giải pháp hoàn thiện nội dung, hình thức pháp luật về xây dựng cơ bản ở Việt
Nam hiê ̣n nay . Trong đó tâ ̣p trung vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về
xây dựng cơ bản ta ̣o khung pháp lý tố i ưu cho viê ̣c tổ chức và hoa ̣t đông quản lý
xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầ u đổ i mới hoàn thi

ện thể chế kinh tế thi ̣trường

đinh
̣ hướng xã hô ̣i chủ nghiã ở nước ta và hô ̣i nhâ ̣p kinh tế thế giới.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Trong quá trin
̀ h nghiên cứu đề tài , học viên v ận du ̣ng các phương pháp khoa
học như: phương pháp luâ ̣n duy vâ ̣t biê ̣n chứng và duy vâ ̣t lịch sử, phương pháp xã
hô ̣i ho ̣c, kế t hơ ̣p phương pháp thố ng kê , phương pháp hê ̣ thố ng hóa , phương pháp
phân tić h mô tả , phương pháp so sánh luâ ̣t ho ̣c , phương pháp tiế p câ ̣n thu thâ ̣p
thông tin, phương pháp nghiên cứu tài liê ̣u…
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống pháp luật hiện hành về xây
dựng cơ bản ở Viê ̣t Nam . Qua nghiên cứu cơ sở lý luâ ̣n và thực tra ̣ng hê ̣ thố ng
pháp luật về xây dựng cơ bản , luâ ̣n văn đề xuấ t hê ̣ thố ng các giải pháp nhằ m hoàn
thiê ̣n pháp luâ ̣t về xây dựng cơ bản ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay.


- Phạm vi nghiên cứu : Luâ ̣n văn tâ ̣p trung vào nghiên cứu công tác xây
dựng pháp luâ ̣t về xây dựng cơ bản trên cơ sở hê ̣ thố ng


các văn bản quy phạm

pháp luật xây dựng cơ bản và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

.

Luâ ̣n văn phân tić h và khái quát các yêu cầ u cu ̣ thể chuyên ngành liên quan đế n
xây dựng cơ bản để làm nổ i bâ ̣t vấ n đề quan tâm chủ

yế u : hoàn thiện khung

pháp luật về xây dựng cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hoàn thiện thể chế
kinh tế thi ̣trường đinh
̣ hướng xã hô ̣i chủ nghiã ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay .
6. Nhƣ̃ng điể m mới và ý nghiã của đề tài
- Luâ ̣n văn là công trin
̀ h mới , đầ u tiên, không trùng lă ̣p với bấ t kỳ đề tài khoa
học nào đã công bố trước đây và nghiên cứu một cách toàn diện , tâ ̣p trung và trực
tiế p vấ n đề lý luâ ̣n về pháp luâ ̣t xây dựng cơ bản nhằ m mu ̣c đić h đ ề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về xây dựng cơ bản bao gồm hoàn thiện về hình thức và
nô ̣i dung, theo hướng ngày càng đồ ng bô ̣ , thố ng nhấ t , khả thi theo Nghị quyết số
48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chín h tri ̣Ban Chấ p hành Trung
ương Đảng.
- Luâ ̣n văn hướng tới làm sáng tỏ những vấ n đề lý luâ ̣n pháp luâ ̣t về xây dựng
cơ bản , tạo tiền đề quan trọng cho hoàn thiện khung pháp luật về xây dựng cơ bản
góp phần tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đúng với định hướng xây
dựng nhà nước pháp quyề n xã hô ̣i chủ nghiã , góp phần hoàn thiện cơ chế , chính
sách kinh tế vĩ mô , tạo hành lang pháp lý an toàn ổn định thúc đẩy sự phát triển
bề n vững đưa ngành xây dựng cơ bản nước nhà nhanh chóng tiế n kip̣ với các nước

trong khu vực và trên thế giới.
- Luâ ̣n văn hoàn thành sẽ là nguồ n tài liê ̣u tham khảo cầ n thiế t cho các cơ
quan quản lý nhà nước về liñ h vực xây dựng c ơ bản , đă ̣c biê ̣t là các cơ quan ban
hành chính sách pháp luật, tổ chức thực hiê ̣n pháp luâ ̣t, và các trường cao đẳng, đa ̣i
học áp dụng, nghiên cứu ứng du ̣ng trong công tác giảng da ̣y.
7. Kết cấu của luâ ̣n văn


Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , thì nội dung
Luâ ̣n văn gồ m 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luâ ̣n của viê ̣c hoàn thiê ̣n khung pháp luâ ̣t về xây dựng cơ
bản ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Thực trạng Khung pháp luật về xây dựng cơ bản ở Viê ̣t Nam hiê ̣n
nay.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về xây
dựng cơ bản ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay.


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ
XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
1.1. Vị trí, vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
1.1.1. Khái niệm ngành xây dựng và các ngành trực tiếp có liên quan
Ngành xây dựng là một ngành cơ bản trong nền kinh tế quốc dân của mỗi
quốc gia. Ngành xây dựng còn được gọi là lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Theo
nghĩa này thì ngành xây dựng được hiểu là toàn bộ các hoạt động liên quan đến
việc đầu tư và xây dựng các công trình như tư vấn đầu tư và xây dựng (lập dự án,
khảo sát, thiết kế, quản lý thực hiện dự án…), cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng;
thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị vào công trình, các tổ chức tài chính ngân
hàng phục vụ xây dựng, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo phục vụ xây dựng, các

cơ quan Nhà nước trực tiếp liên quan đến hoạt động xây dựng và các tổ chức dịch
vụ khác phục vụ xây dựng… [52, tr.7].
Lĩnh vực đầu tư mà ngành xây dựng quan tâm là lĩnh vực đầu tư được thực
hiện thông qua việc xây dựng công trình để vận hành, sinh lợi và không bao gồm
các lĩnh vực đầu tư khác như đầu tư tài chính, đầu tư không kèm theo các giải
pháp xây dựng công trình.
Trong nền kinh tế quốc dân, bên cạnh ngành xây dựng thì còn một số ngành
nghề khác trực tiếp có liên quan và đóng một số vai trò nhất định đối với ngành
xây dựng như ngành công nghiệp xây dựng, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng,
ngành cơ khí xây dựng. Ngành công nghiệp xây dựng được hiểu là ngành thực hiện
các hoạt động thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc công trình. Ngành công
nghiệp xây dựng đóng vai trò là ngành kết thúc giai đoạn cuối cùng tạo thành công
trình xây dựng. Ngành công nghiệp xây dựng hiện nay bao gồm tất cả các doanh


nghiệp xây dựng và lắp máy thuộc quyền quản lý của nhiều ngành, bộ, địa phương
[50, tr.7].
Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng là ngành sản xuất các vật liệu xây dựng
và cấu kiện xây dựng. Về bản chất, đây là ngành công nghiệp sản xuất vật chất
độc lập. Thông thường trong các doanh nghiệp xây dựng vẫn có các hoạt động sản
xuất kinh doạnh vật liệu xây dựng. Ngành cơ khí xây dựng là ngành sản xuất các
máy móc, thiết bị xây dựng để cung cấp cho ngành công nghiệp xây dựng.
1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và các chủ thể tham gia vào quá
trình hình thành công trình xây dựng
Ngành xây dựng tạo ra sản phẩm cuối cùng được gọi là sản phẩm xây dựng và
sản phẩm xây dựng có những đặc điểm riêng, khác với sản phẩm của các ngành
nghề khác trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.2.1. Khái niệm về sản phẩm xây dựng
Theo nghĩa rộng, sản phẩm xây dựng với tư cách là công trình xây dựng đã
hoàn chỉnh là tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất khác như

các ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng,
hóa chất, luyện kim… và cuối cùng là của ngành xây dựng đóng vai trò tổ chức
cấu tạo công trình ở khâu cuối cùng để đưa vào hoạt động.
Sản phẩm trực tiếp của ngành công nghiệp xây dựng chỉ bao gồm phần kiến
tạo các kết cấu xây dựng làm chức năng nâng đỡ, bao che và phần lắp đặt các thiết
bị máy móc cần thiết vào công trình cât dựng để đưa chúng vào hoạt động. Các sản
phẩm xây dựng thường rất lớn và phải xây dựng trong thời gian dài nên để phù hợp
với công việc thanh quyết toán cần phân biệt sản phẩm trung gian và sản phẩm
cuối cùng của xây dựng. Sản phẩm trung gian có thể là công việc xây dựng, các
giai đoạn, các đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn giao. Sản phẩm cuối cùng là các
công trình hay hạng mục công trình xây dựng đã hoàn chỉnh và có thể bàn giao đưa
vào sử dụng. [57,tr.12]
1.1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng


Sản phẩm xây dựng với tư cách là công trình xây dựng có rất nhiều đặc điểm
riêng biệt khác với các sản phẩm của ngành sản xuất khác.
Sản phẩm xây dựng bao gồm các đặc điểm:
Thứ nhất, sản phẩm xây dựng có tính lưu động và thiếu ổn định. Điều này có thể
được lý giải bởi sản phẩm xây dựng là công trình, nhà cửa được xây dựng và sử dụng
tại chỗ nhưng lại phân bố tản mạn khắp các vùng lãnh thổ.
Thứ hai, sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, thời gian xây dựng và sử dụng
lâu dài; trong quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng đòi hỏi nhu cầu về vốn,
lao động, vật tư, máy móc, thiết bị thi công rất lớn. Do đó, các chủ thể tham gia
vào quá trình tạo nên sản phẩm phải tránh những sai sót, giảm thiểu lãng phí.
Thứ ba, sản phẩm xây dựng đa dạng, phức tạp, có tính cá biệt cao về công
dụng, về chế tạo.
Thứ tư, sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lực lượng
khác nhau cùng hợp thành. Vì vậy, việc quản lý đầu tư xây dựng rất phức tạp.
Thứ năm, sản phẩm xây dựng ảnh hưởng và tác động lớn đến kiến trúc cảnh

quan, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và do đó liên quan rất nhiều đến lợi
ích của công đồng dân cư địa phương nơi xây dựng công trình. Ví dụ, khi xây dựng
một nhà máy thủy điện tại một địa phương, việc xây dựng, vận hành nhà máy thủy
điện sẽ có tác động tới nguồn lợi đất và hệ sinh thái trên đất; tác động đến thế giới
động vật do hồ chứa nước của các công trình thủy điện chiếm dịch tích lớn mất đi
hệ quần thể thực vật vốn là thức ăn nuôi sống động vật; tác động đến người dân
sinh sống từ trước ở khu vực hồ nước như phải di chuyển nơi sinh sống đến khu tái
định cư mới…
Thứ sáu, sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã
hội, văn hóa, nghệ thuật và quốc phòng.
1.1.3. Vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân


Nhìn chung, mỗi ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân đều có một sứ mệnh
cụ thể và đóng góp lợi ích nhất định trong việc hình thành, duy trì và phát triển nền
kinh tế của mỗi quốc gia. Trong đó, ngành xây dựng được coi là một ngành có vai
trò đặc biệt quan trọng, điều này được thể hiện ở một số điểm sau đây:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.
I.
1.

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Văn bản pháp luật

Bộ Chính trị (2005), Nghị Bộ Chính trị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5
năm 2005 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hà Nội.

2.


Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ
Xây Dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầ u tư xây dựng công trì nh, Hà
Nội.

3.

Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 10/2007/TT-BXD ngày 22/11/2007 của Bộ
Xây Dựng hướng dẫn quy hoạch xây dựng công sở các cơ quan Đảng

, Nhà

nước, tổ chức chính tri ̣- xã hội cấp tỉnh, cấ p huyê ̣n, cấ p xã, Hà Nội.
4.

Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây
Dựng hướng dẫn điề u chỉnh dự toán xây dựng công tri,̀ nHà
h Nội.

5.

Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính
phủ quy định về việc ban hành quy chế khu đô thi ̣ mới.

6.

Chính phủ (2006), Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.

7.


Chính phủ (2007), Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/07/2007 của Chính
phủ về quản lý vật liê ̣u xây dựng, Hà Nội.

8.

Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về
xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thi,̣ Hà Nội.


9.

Chính phủ (2008), Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo
Luật Xây dựng, Hà Nội.

10. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.
11. Chính phủ (2009), Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bấ t
động sản ; khai thác , sản xuất , kinh doanh vật liê ̣u xây dựng ; quản lý công
trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Hà Nội.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính
phủ về sửa đổi , bổ sung một số đi ều Nghị định số

12/2009/NĐ-CP ngày

12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình , Hà
Nội.

13. Chính phủ (2009), Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính
phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây

dựng - Kinh doanh - Chuyển

giao, Hợp đồ ng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồ ng Xây dựng Chuyển giao, Hà Nội.
14. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính
phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.
15. Chính phủ (2009), Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính
phủ về giám sát đánh giá đầu tư, Hà Nội.
16. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ
về lập, thẩm đi ̣nh, phê duyê ̣t và quản lý quy hoạch đô thi
, Hà
̣ Nội.
17. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính
phủ về quản lý không gian, kiế n trúc, cảnh quan đô thị, Hà Nội.
18. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính
phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị, Hà Nội.


19. Chính phủ (2010), Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính
phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Hà Nội.
20. Chính phủ (2010), Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính
phủ về bảo trì công trình xây dựng, Hà Nội.
21. Chính phủ (2012), Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính
phủ về cấp giấy phép xây dựng, Hà Nội.
22. Chính phủ (2012), Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/09/2012 của Chính
phủ sửa đổi , bổ sung một số điề u của Nghi ̣ đi ̣nh số

85/2009/NĐ-CP ngày


15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà
thầ u xây dựng theo Luật xây dựng, Hà Nội.
23. Chính phủ (2012), Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/09/2012 của Chính
phủ về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
24. Chính phủ (2012), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2012 của Chính
phủ về quản lý chất lượng công trình, Hà Nội.
25. Chính phủ (2013), Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính
phủ về tổ chức hoạt động của thanh tra ngành xây dựng, Hà Nội.
26. Chính phủ (2013), Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Chính
phủ quy định chức nă ng, nhiê ̣m vụ, quyề n hạn và cơ cấ u tổ chức của Bộ Xây
dựng, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiê ̣n Đa ̣i hô ̣i đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Phòng cháy chữa
cháy ngày29 tháng 6 năm 2001, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách nhà
nước ngày27 tháng 12 năm 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây dựng
ngày 10 tháng 12 năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đấ t đai
ngày 26 tháng 11 năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật ký kế t , gia
nhập và thực hiê ̣n điề u ước quố c tế ngày 24 tháng 6 năm 2005, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vê ̣ môi
trường ngày 29 tháng 11 năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Nhà ở ngày

09 tháng 12 năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầ u tư
ngày 12 tháng 12 năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh
nghiê ̣p ngày 12 tháng 12 năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đấ u thầ u
ngày 12 tháng 12 năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 12 tháng 7 năm 2006, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
39. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Kinh doanh
bấ t động sản ngày 12 tháng 7 năm 2006, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổ i, bổ
sung một số điề u của các Luậ t liên quan đế n đầ u tư xây dựng cơ bản ngày 19
tháng 6 năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch
đô thi ̣ ngày 29 tháng 6 năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổ i, bổ
sung điề u 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật đất đai ngày 29 tháng 6
năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


43. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị quyế t số
49/2010/QH12 ngày 19/06/2010 của Quốc Hội về dự án , công trình quan
trọng quốc gia trình Quốc Hội quyết định chủ trương đầu tư , Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
44. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị quyết số
10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã
hội 5 năm 2011 - 2015, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
45. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Thủ đô ngày21

tháng 11 năm 2012, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
46. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật sửa đổ i, bổ
sung điề u 170 của Luật doanh nghiệp ngày 20 tháng 6 năm 2013, Nxb Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
47. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm
2013, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
II.

Luận án, Luận văn

48. Quân Ngọc Anh (2009), Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng, liên hệ qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội, Luận án
thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
49. Trần Huy Cường (2007), Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu sử
dụng vốn nhà nước, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
50. Bùi Sĩ Hiển (2004), Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
ngành xây dựng, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
51. Nguyễn Mạnh Khởi (2010), Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
52. Đỗ Thị Hồng Mai (2007), Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


53. Nguyễn Thanh Mộng (2012), Pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện
nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
54. Hà Thị Thu Trang (2014), Pháp luật về các hình thức huy động vốn đầu tư
xây dựng nhà ở tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
55. Phan Anh Tuấn (2007), Pháp luật Việt Nam hiện nay về chống thất thoát vốn

ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
III.

Sách

56. Hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng (2008), Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội.
57. Nguyễn Nguyên Khang (2012), Giáo trình pháp luật đại cương và pháp luật
xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
58. Hoàng Anh Tuyên, Hoàng Hoa Sơn (2006), Luật đấu thầu và hệ thống câu
hỏi đáp: nghị định của CP số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về hướng dẫn
thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng, Nxb Lao
động xã hội, Hà Nội.
IV.

Bài báo tạp chí

59. Võ Hồng Phúc (2008), "Tập trung chỉ đạo sự chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực
xây dựng cơ bản", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (số 1), tr.1-6.
60. Thiên Tâm (2008), "Thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản: tập trung và hiệu
quả", Báo Xây dựng, ngày 4/10/2008.
61. Bùi Thanh Thủy, Bùi Sĩ Hiển (2005), "Thực trạng các văn bản đầu tư xây
dựng ở nước ta hiện nay- kiến nghị và giải pháp", Tạp chí Ngân hàng, (số 4),
tr.42-47.
62. Website: />

63. Website:

/>

bien-ban-loanh-quanh-roi-thoi-736647.tpo.
64. Website: thanhtra-xay- dung.
65. Website:

/>
duoc-xem-xet-cho-ton-tai.html

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
66. Enforcing Building Energy Codes in China: Progress and Comparative
Lessons, Meredydd Evans, Bin Shui, Mark Halverson, and Alison Delgado,
Pacific Northwest National Laboratory1, China Academy of Building
Research (CABR). 2004. PKPM CHEC. Software brochure (in Chinese).
Beijing: CABR.
67.CABR. (2009). Introduction of Certification System of CABR (brochure).
Beijing: CABR.DOE. 2003. COMcheck-Plus Users Guide. Available at:
Richland,
WA: Pacific Northwest National Laboratory.
68.DOE. (2009). OpenStudio, available at:
/>Washington, DC: DOE
69. Evans, M., B. Shui and A. Delgado. (2009). Shaping the Energy Efficiency
in New Buildings: A Comparison of Buildings Energy Codes in the AsiaPacific Region. PNNL-122267. Richland, WA: Pacific Northwest National
Laboratory.
70.Florida Solar Energy Center (FSEC). (2010). EnergyGuage Summit:
Commercial Building Energy Analysis Software. Available at:
Cocoa, FL: FSEC. ©2010
ACEEE Summer Study on Energy Efficiency in Buildings 8-183
71.General Administration of Quality Supervision, Inspection and Quarantine
of the People’s Republic of China; Standardization Administration of the
People’s Republic of China.(2008).



“《建筑外门窗保温性能分级及检测方法 GB/T8484-2008》”
(Graduation and Test Method for Thermal Insulating Properties of Doors
and Windows GB/T8484-2008). Beijing: Standards Press of China.
72.Huang, J. and J. Deringer. (2007). Energy Efficiency Building Standards in
China. Availabl at:
www.asiabusinesscouncil.org/docs/BEE/papers/BEE_Policy_China.pdf.
Hong Kong: Asia Business Council.
73.International Energy Agency (IEA). (2007). Energy Balances of OECD
Countries. Paris: IEA
74.Lang, S. (2004). Progress in Energy-Efficiency Standards for Residential
Buildings in China. Energy and Buildings 36, No. 12 (December): 11911196.
75.Ministry of Construction. (2001).
“《夏热冬冷地区居住建筑节能设计标准 JGJ134-2001》(Design
Standard for Energy Efficiency in Residential Buildings in the Hot Summer
and Cold Winter Zone JGJ134-2001)”. Beijing: China Architecture and
Building Press.
76.Ministry of Construction. (2003). “《夏热冬暖地区居住建筑节能设计标
JGJ75-2003》(Desig Standard for Energy Efficiency in Residential
Buildings in the Hot Summer and Warm Winter Zone JGJ75-2003)”.
Beijing: China Architecture and Building Press.
77.Ministry of Construction. (2005). “《公共建筑节能设计标准 GB501892005》(Design Standard for Energy Efficiency of Public Buildings
GB50189-2005)”. Beijing: China Architecture and Building Press.
78.Ministry of Construction and General Administration of Quality
Supervision, Inspection and Quarantine of the People’s Republic of China.
(2009). National Standard of the People’s Republic of China: Code of
Acceptance of Energy Efficient Building Construction. GB 50411-2007.
Trans. Li Dan. Beijing: China Planning Press.



79. Joe Huang & Joe Deringer, (2007), “Status of Engrgy Efficient Building
Codes in Asia – China, Hong Kong, Tawan, Japan, Korea, Malaysia,
Philippines, Singapore, Thailand, India” report on The Asia Business
Council Hong Kong – SAR.
80.Jens Lausteen, (2013), “Energy efficiency requierement in building codes,
energy efficiency policies for new building” Information paper for
International Energy Agency, availble at />base/about/copyright.asp
81. Marie – Christine Roger, Romain Remesy, Pierre Bonnemayre, Yann
Menager, (2010), Implemetation of the EPBD – Energy Performance
Certificate in France, report at International Energy Europe Programme,
availble at www. Epdb – ca.eu



×