SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƢỜNG TIỂU HỌC B THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN
----------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TỔ CHỨC
HỘI THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC B THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN
Lĩnh vực
: Công tác Đội
NĂM HỌC 2011 - 2012
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai!”.Chính vì tầm quan trọng của trẻ em
chính là tương lai của đất nước mà Luật giáo dục đã ban hành quy định về
nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường; giúp đỡ bạn bè; phát
huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; thực hiện điều lệ, nội quy của nhà
trường; thực hiện điều lệ, nội quy của nhà trường; chấp hành các quy tắc trật tự,
an toàn xã hội;
Chăm sóc học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập rèn luyện theo yêu
cầu của thày giáo, cô giáo, của nhà trường.
Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ
môi trường;
Tham gia các họat động tập thể của nhà trường, của lớp, của Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi Đồng; giữ gìn bảo vệ tài sản của nhà
trường; giúp đỡ gia đình, tham gia các hoạt động công ích và công tác xã hội
phù hợp với lứa tuổi.
Như vậy, bên cạnh nhiệm vụ học tập là chủ yếu thì hoạt động tập thể
trong nhà trường đóng vai trò rất quan trọng, trong đó không thể không kể tới
vai trò của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh là tổ chức quần chúng rộng lớn của thiếu niên do Đoàn thanh niên
cộng sản Hố Chí Minh phụ trách. Đối với mỗi nhà trường Đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh là tổ chức không thể thiếu được và có nhiều đóng góp to
lớn trong việc xây dựng nhân cách người học sinh. Hoạt động Đội vô cùng
phong phú và co súc hút mạnh mẽ đối với lứa tuổi thiếu niên.
Hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là con đường giáo dục
không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá
trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con
đường như thông qua hệ thống nhà trường hoặc bằng giáo dục gia đình và của
xã hội. Đối với Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục
là thông qua các hoạt động thực tiễn của đội và việc tự rèn luyện của đội viên.
Chính vì vậy, công tác nhi đồng mà Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào
tạo một lớp người mới cho đất nước. Bác Hồ nói: “ Ngày nay chúng ta là nhi
đồng, ít năm sau chúng ta sẽ là công nhân, cán bộ”.
Tổ chức Đội trong tình hình hiện nay không thể tập hợp được các em
thiếu niên nhi đồng để tiến hành giáo dục tốt nếu không tổ chức được các hoạt
động trong nhà trường phù hợp với các em. Một trong số các hoạt động đó là tổ
chức hội thi. Qua hội thi các em được bày tỏ những suy nghĩ, nguyện vọng, hiểu
biết của mình. Vì vậy chủ đề của các hội thi luôn nhằm mục đích tạo phong trào
thi đua học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu
ngoan Bác Hồ. Để các hoạt động trên đem lại hiệu quả, chúng ta không thể
không nói tới vai trò của hội thi “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam”.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh tiểu học, giai đoạn
có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, xuất phát từ việc đổi mới phong trào hoạt động
Đội trong nhà trường để phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, tôi
2
nhận thấy nâng cao chất lượng hoạt động của hội thi là rất cần thiết. Qua các hội
thi, giáo dục cho học sinh ý thức tự giác, tinh thần tự nguyện khi tham gia vào
các hoạt động Đội và hiểu rõ mục tiêu phấn đấu của mình trong học tập, rèn
luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của hội thi, đáp ứng được mục tiêu
giáo dục toàn diện, là một Tổng phụ trách mới, trẻ tại Liên đội Tiểu học B Thị
Trấn Văn Điển, tôi đã tổ chức nhiều chương trình lớn nhằm rèn kỹ năng tự tin,
kỹ năng hoạt động và kỹ năng tích lũy tri thức từ các hoạt động tập thể cho HS
toàn trường như: Diễn đàn kỹ năng sống; “Tự tin trước đám đông”, Mít tinh “Kỷ
niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 - 22/12/2012”,
chương trình “Vui cùng ông già Noel”, và tôi đã dần tích lũy được một số kinh
nghiệm. Những kinh nghiệm đó ngày càng được hoàn thiện và tôi đã mạnh dạn
đăng cai tổ chức hội thi “Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam” điểm trên địa bàn huyện
Thanh Trì để các trường tiểu học và THCS học tập, tham khảo và triển khai tại
cơ sở của mình.
Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam”. Hội thi “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam” giúp các em học sinh có kỹ
năng nhận biết, đánh giá các nhân vật, sự kiện, địa danh lịch sử tiêu biểu, tìm
hiểu và noi theo những gương sáng tuổi thiếu nhi gắn với lịch sử dân tộc, lịch sử
Đoàn TNCSHCM và Đội TNTPHCM.
- Hội thi “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam” tập trung tìm hiểu và nắm vững về
tiến trình văn hóa, sự kiện, nhân vật lịch sử, những di tích, công trình lịch sử,
văn hóa tiêu biểu của địa phương, thủ đô và đất nước theo suốt chiều dài lịch sử
Việt Nam.
- Hội thi “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam” là hoạt động giáo dục truyền thông
sâu sắc cho phụ trách và thiếu nhi Thủ đô về Lịch sử Việt Nam, lịch sử Hà Nội
cũng như lịch sử Thanh Trì.
- Là dịp để biểu dương, tôn vinh những cá nhân tập thể hiểu và tìm hiểu
sâu sắc lịch sử Việt Nam, từ đó tiếp tục khẳng định vị trí, tâm quan trọng của
Lịch sử Việt Nam góp phần giáo dục, rèn luyện toàn diện cho thiếu nhi trong
giai đoạn mới.
- Thông qua Hội thi kêu gọi, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành,
các lực lượng xã hội đối với công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và
xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh.
Với những lý do nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng tổ chức hội thi “Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam” ở Liên đội
Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển” làm đề tài nghiên cứu những mong được Quý
BGK, các bạn đồng nghiệp đánh giá và góp ý để đề tài nghiên cứu của tôi được
hoàn thiện hơn.
2. Mục đích của đề tài
Nhằm trao đổi với các đồng nghiệp Tổng phụ trách, các đồng chí Phụ
trách chi về biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hội thi.
Nghiên cứu thực trạng tổ chức hội thi “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam” ở Liên
đội Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển để chỉ ra nguyên nhân gây khó khăn cho học
3
sinh khi thực hiện hội thi, xác định các biện pháp để nâng cao chất lượng tổ
chức hoạt động hội thi ở liên đội.
Bổ sung và hoàn thiện những kiến thức bản thân tôi về Lịch sử Việt Nam,
nâng cao hiểu biết về hoạt động Đội.
3. Đối tƣợng khảo sát
a) Khách thể nghiên cứu:
- Chương trình hội thi “Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam” ở Liên đội Tiểu học
B Thị Trấn Văn Điển.
b) Đối tượng nghiên cứu: 924 học sinh trường Tiểu học B Thị Trấn Văn
Điển.
-Ảnh hưởng của hội thi tới chất lượng học tập, nề nếp, sinh hoạt của học
sinh ở Liên đội Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nếu hội thi “Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam” được chuẩn bị, luyện tập kỹ
càng về kỹ năng tổ chức hoạt động, học sinh tham gia có tinh thần trách nhiệm
cao, được bồi dưỡng về kỹ năng hoạt động và sự quản lý, quan tâm chỉ đạo sát
sao của Tổng phụ trách, phụ trách chi thì chất lượng của hội thi càng được nâng
cao, tạo phong trào thi đua học tập tìm hiểu lịch sử Việt Nam sâu sắc và mạnh
mẽ trong học sinh, giáo viên và một số phụ huynh trnog trường, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Chính vì vậy đề tài đã tập
trung vào các vấn đề:
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu chủ trương, đường lối, các nghị quyết của Đảng và nhà nước,
của Đoàn thanh niên để làm sáng rõ cơ sở lý luận của biện pháp hoạt động hội
thi trong Liên đội Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tổ chức hội thi của Liên đội Tiểu
học B Thị Trấn Văn Điển.
Đề xuất biện pháp tổ chức tốt hội thi “Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam” ở
Liên đội Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển.
Tiến hành thử nghiệm kiểm chứng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
a) Nghiên cứu lý luận: Để thực hiện đề tài này, tôi thu thập xử lý tài liệu
liên quan như:
Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Chương trình học môn lịch sử của học sinh tiểu học.
Sách, báo, truyện về lịch sử Việt Nam, thủ đô Hà Nội, lịch sử Thanh
Trì… ngoài ra tôi còn lên mạng để tìm kiếm các thông tin liên quan đến hội thi.
Luật giáo dục.
Nghị quyết trung ương Đoàn, Điều lệ Đội TNTPHCM.
b) Nghiên cứu thực tiễn:
Quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động trong hội thi và kết quả rèn luyện
của các em sau các hội thi.
4
Phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi đối với học sinh của 21 lớp, của 5 khối và ý
kiến các Phụ trách chi để thu thập những đánh giá của học sinh trong trường và
Phụ trách chi với hoạt động hội thi.
Đàm thoại: Thông qua việc hỏi - đáp giữa Tổng phụ trách và ban chỉ huy
Liên, Chi đội, Tổng phụ trách với Phụ trách chi để xác định được những nhận
thức về lịch sử Việt Nam của các em trong hội thi, tự phát hiện ra những ưu khuyết điểm trong khi triển khai hoạt động này để có những biện pháp điều
chỉnh kịp thời. Để đạt được hiệu quả cao, Tổng phụ trách cần có hệ thống câu
hỏi mang tính chất gợi mở kiểm tra kiến thức để các em học sinh thể hiện vốn
hiểu biết của mình về lịch sử Việt Nam.
Xin ý kiến chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến của cán bộ Hội đồng đội
Huyện, Ban giám hiệu nhà trường, các Tổng phụ trách tiền nhiệm, Tổng phụ
trách bạn để đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng tổ chức hội thi “Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam”.
7. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu hoạt động tổ chức hội thi, được tiến hành trong năm
học 2011 - 2012 thông qua hội thi “Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam”. Nội dung của
đề tài là biện pháp tổ chức hoạt động hội thi trong Liên đội Tiểu học B Thị Trấn
Văn Điển.
* Đóng góp mới của đề tài:
a) Về mặt lý luận: làm sáng rõ cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng tổ chức
hoạt động hội thi tại Liên đội Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển.
b) Về mặt thực tiễn: trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt
động của hội thi “Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam” đề xuất được biện pháp về nâng
cao chất lượng hoạt động của hội thi ở Liên đội Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển.
5
PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân, toàn xã hội, của mọi tổ chức, mọi ngành nghề, của nhà trường, gia đình và
xã hội. Trong đó tổ chức Đội là lực lượng trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ này.
Đối tượng giáo dục của nhà trường, gia đình, tổ cức Đội là các em nhi đồng, đội
viên với mục đích chung là giáo dục các em phát triển toàn diện, tuy nhiên mỗi
lực lượng lại có phương pháp giáo dục riêng phù hợp với đối tượng của mình.
Như chúng ta đã biết, hoạt động Đội trong nhà trường tiểu học chiếm một
vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh. Các
em ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng rất tò mò, ham hiểu biết, thích cái mới. Muốn
giáo dục nhân cách cho các em, con đường tốt nhất là thông qua hoạt động, vì
hoạt động là con đường hình thành nhân cách, là con đường để biểu hiện nhằm
thực hiện mục tiêu giáo dục nhân cách cho các em, qua đó kiểm tra và hiểu được
mục tiêu giáo dục đạt hiệu quả đến độ nào. Từ đó, nhà giáo dục tiếp tục tìm và
lựa chọn những nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp để quá trình giáo dục
thiếu nhi đạt hiệu quả. Một trong só những nội dung, phương pháp giáo dục đó
là tổ chức hội thi - góp phần vào việc xây dựng ý thức của đội viên nhi đồng,
xây dựng mục tiêu phấn đấu trong học tập và rèn luyện của mình theo gương
Bác Hồ vĩ đại. Trong đó nổi bật là giúp học sinh hiểu rõ về lịch sử Việt Nam;
hiểu rõ mục tiêu phấn đấu của mình trong học tập, rèn luyện để xứng đáng là thế
hệ kế tiếp của 1 đất nước anh hùng.
Nội dung chính của hội thi tìm hiểu lịch sử Việt Nam là ôn lại và tôn vinh
những giá trị của Việt Nam, lịch sử Hà Nội nói chung và Thanh Trì nói riêng.
Liên đội trường Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển tổ chức hội thi với sự tham gia
của đông đủ giáo viên, phụ trách và học sinh đồng thời có sự có mặt của đại diện
Ban giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn, Tổng phụ trách các trường THCS, TH trên
địa bàn huyện Thanh Trì, đại diện Phòng giáo dục - Đào tạo huyện. Phó Chủ
tịch Thường trực Hội đồng Độ TP Hà Nội Dương Việt Hà cho biết: Hội thi
“Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam” năm học 2011 - 2012 không chỉ là hoạt động giáo
dục truyền thống, lịch sử dân tộc mà qua đó còn kêu gọi sự quan tâm của các
cấp, các ngành và xã hội đối với công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi
đồng.
Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu và sự
dìu dắt trực tiếp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, công tác Đội và phong trào thiếu
nhi cả nước nói chung, huyện Thanh Trì nói riêng ngày càng phát triển mạnh
mẽ. Đội TNTP Hồ Chí Minh trở thành nơi hội tụ của thiếu nhi và không ngừng
lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng giáo dục và bảo vệ Tổ quốc. Với các hoạt
động của mình bằng ý chí “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” như lời Bác Hồ căn dặn, hoạt
động Đội và phong trào thiếu nhi luôn được đổi mới với nhiều nội dung, cách
làm sáng tạo phù hợp với tâm lý lứa tuổi như: Tổ chức các cuộc thi “Chúng em
kể chuyện Bác Hồ”, “Kính vạn hoa”, các cuộc hành tình về với cội nguồn, gặp
gỡ với các thế hệ cách mạng, các phong trào “Uống nước nhớ nguồn” xây dựng
lòng nhân ái trong tuổi thơ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn
nhau trong hoạn nạn bằng phong trào “Vòng tay bè bạn”, “Quỹ vì thiếu nhi
6
nghèo vượt khó”, hưởng ứng cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực
hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, các phong trào: Em yêu khoa học, đôi bạn cùng
tiến, hoa điểm 10… đã tạo cho nhà trường một khung cảnh thi đua học tập vui
tươi bổ ích, giúp đội viên thiếu nhi có động cơ thái độ học tập đúng đắn, có tinh
thần vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Chính thông qua các phong
trào hoạt động Đội, tạo không khí vui tươi lành mạnh, kích thích sự phát triển
năng khiếu, thể chất, trí tuệ, sự sáng tạo, năng động của thiếu nhi góp phần giáo
dục toàn tiện cho thiếu nhi, Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định rõ là
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là nòng cốt trong phong trào thiếu
nhi, ngày càng khẳng định vị trí của mình trong xã hội và là đội dự bị tốt cho
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…
Do đó hội thi tìm hiểu lịch sử Việt Nam chính là con đường chủ yếu giúp
Tổng phụ trách nắm được tình hình học tập và tìm hiểu lịch sử Việt Nam trong
toàn trường, nắm được nhu cầu và mong muốn tìm hiểu lịch sử Việt Nam của
các em học sinh. Vì vậy cần thường xuyên tổ chức, duy trì hội thi nhằm góp
phần thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời khẳng định vai trò
quan trọng của lịch sử đối với thực tại của tổ chức Đội trong nhà trường.
7
CHƢƠNG II: TỔ CHỨC ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI THI Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC B THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN
1. Đặc điểm chung:
Trường Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển là trường giành được nhiều thành
tích trong quá trình xây dựng và phát triển. Trường luôn có đội học sinh giỏi đạt
nhiều giải cao của huyện Thanh Trì, cũng như trong các kỳ thi học sinh giỏi của
thành phố Hà Nội. Bên cạnh lĩnh vực học tập, công tác Đội của Liên đội trường
Tiểu học Thị Trấn Văn Điển cũng giành được nhiều thành tích như:
Liên đội liên tục đạt Liên đội mạnh xuất sắc cấp thành phố.
Năm 2006 - 2007; 2007 - 2008 Liên đội đạt danh hiệu Liên đội mạnh xuất
sắc cấp Trung Ương (Khi chưa tách thành 2 trường Tiểu học A và Tiểu học B
Thị Trấn Văn Điển).
Đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi như: Nghi thức đội, Tuyên truyền
măng non, Phụ trách sao giỏi.
Năm 2008 - 2009, năm 2009 - 2010, năm 2010 - 2011, Liên đội đều đạt
danh hiệu Liên đội mạnh xuất sắc cấp thành phố.
Trong năm học 2011 - 2012, Liên đội đã có nhiều hoạt động tích cực, sôi
nổi, đóng góp cho thành tích chung của trường.
2. Thuận lợi và khó khăn.
a) Thuận lợi:
Trường đóng trên địa bàn trung tâm của huyện Thanh Trì nên đa số các
em học sinh được sự quan tâm chu đáo của gia đình.
Tình hình trật tự xã hội xung quanh khu vực trường đóng tương đối ổn
định, không có tệ nạn xã hội.
Hội thi tìm hiểu lịch sử Việt Nam là một hoạt động quan trọng trong kế
hoạch công tác Đội và phong trào thiếu nhi của nhà trường. Qua hội thi các em
hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa của lịch sử Việt Nam, truyền thống anh hùng và
lòng nhân ái của dân tộc. Vì vậy, hoạt động này được Ban thiếu nhi và Hội đồng
sư phạm nhà trường quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợiđể tổ chức.
Hội thi là một hoạt động mới mẻ và bổ ích do vậy thu hút mạnh mẽ sự
tham gia của học sinh.
Bên cạnh đó, hoạt động hội thi luôn có sự tham gia nhiệt tình của các đội
viên, có sự quan tâm cụ thể của các đồng chí Phụ trách chi trong nhà trường, đặc
biệt là sự động viên khích lệ từ Ban giám hiệu nhà trường, PGDĐT, HĐĐ huyện
Thanh Trì.
Cơ sở vật chất cho hoạt động hội thi được Hội đồng đội huyện Thanh Trì,
Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thanh Trì, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều
kiện hỗ trợ tối đa (trong điều kiện của liên đội), đồng thời các đồng chí Phụ
trách chi luôn chia sẻ và sẵn sàng “đầu tư” thời gian tâm huyết cho các em đội
viên tham gia hội thi.
b) Khó khăn:
Hội thi tìm hiểu lịch sử Việt Nam chưa từng được tổ chức tại trường và
trường Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển là đơn vị làm điểm trên địa bàn toàn
huyện, đây thực sự là thử thách lớn đối với bản thân tôi: con nhỏ được hơn 1
8
tuổi, thời điểm chuẩn bị đến làm minh họa điểm Hội thi thời gian quá gấp (chưa
đến 1 tuần).
Một số em học sinh gia đình còn khó khăn, cha mẹ ly hôn ở với bố hoặc
mẹ hoặc với ông bà, một số em gia đình làm nghề buôn bán nhỏ ít có thời gian
quan tâm đến con cái gây khó khăn trong việc đưa đón con em tập ngoài giờ.
Dịp tổ chức hội thi trùng với nhiều hoạt động khác của nhà trường như:
thi học sinh năng khiếu, viết chữ đẹp, giải toán trên mạng cấp huyện... nên việc
chọn học sinh tham gia gặp khó khăn.
Bản thân tôi là một TPT mới chưa được một năm nên còn hạn chế về kinh
nghiệm tổ chức, hai con tôi lại còn rất nhỏ (một cháu được một tuổi rưỡi, cháu
được ba tuổi) nên rất cần được mẹ chăm sóc, chồng tôi thường xuyên đi công tác
xa nên việc sắp xếp thời gian cho công việc gặp nhiều khó khăn.
Ban giám hiệu nhà trường mặc dù rất quan tâm, tạo điều kiện nhưng
nguồn kinh phí có hạn, hội thi lại có tầm quy mô lớn, đòi hỏi sự đầu tư về nhân
sự dàn dựng, tập luyện, về kinh phí để sưu tầm trưng bày tài liệu, trang trí, sân
khấu âm thanh ánh sáng đặc biệt là kinh phí thuê trang phục là rất lớn, việc đầu
tư kinh phí gặp nhiều khó khăn.
Từ khi nhận được kế hoạch làm điểm hội thi toàn huyện 07/3 cho tới ngày
tổ chức 15/3, thời gian trong vòng khoảng 10 ngày là quá gấp cho một hội thi
tìm hiểu lịch sử Việt Nam điểm cho toàn huyện, đây thực sự là một khó khăn
lớn đối với bản thân tôi.
Mặt khác các em học sinh của trường cư trú trên nhiều địa bàn dân cư
khác nhau nên cũng gây cho Tổng phụ trách những khó khăn trong công tác
quản lý. Đặc biệt việc chọn học sinh để luyện tập ngoài giờ phải được sự đồng ý
của các bậc phụ huynh trong việc đưa đón các con và tránh việc trùng học sinh
thi các môn khác như “Giải toán trên mạng”, “Tiếng anh trên mạng”… nên tôi
đã phải lấy thêm 10 em học sinh lớp ba. Các em hồn nhiên, vô tư, trong sáng,
nhiệt tình nhưng thậm chí có em còn chưa biết buộc dây giày, chưa biết tự mặc
quần áo khiến tôi và các bạn đồng nghiệp phải quan tâm, lo lắng và chỉ bảo các
em rất nhiều.
Trên cơ sở những khó khăn còn tồn tại, bằng những cố gắng của bản thân
và sự học hỏi, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn đề ra một
số biện pháp khắc phục, giải quyết những tồn tại trên nhằm mục đích: nâng cao
chất lượng tổ chức hội thi “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam” ở Liên đội Tiểu học B
Thị Trấn Văn Điển.
9
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động hội thi.
Xây dựng kế hoạch hoạt động công tác Đội nói chung và kế hoạch hoạt
động của hội thi nói riêng là một trong những nội dung công việc quan trọng
hàng đầu của người giáo viên - Tổng phụ trách Đội. Kế hoạch công tác giúp cho
Tổng phụ trách tập trung sự chỉ đạo của mình vào các mục tiêu chính, đồng thời
kịp thời sửa đổi, điều chỉnh, xử lý các tình huống khi triển khai, thực hiện kế
hoạch nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, đảm bảo các hoạt động của Đội đạt
hiệu quả cao nhất.
Kế hoạch hoạt động của hội thi giúp giáo viên - Tổng phụ trách Đội nhìn
rõ toàn bộ những nội dung công việc cần phải triển khai và hoàn thành trong
một thời gian nhất định, đồng thời giúp giáo viên - Tổng phụ trách Đội xác định
nội dung các công việc chủ yếu, quan trọng, tránh sa vào các chi tiết vụn vặt
hoặc để hoặc để công việc được phân phối không phù hợp trong một thời gian
nhất định: lúc thì quá rỗi rãi, lúc thì quá dồn dập.
Vì vậy ngay khi nhận được kế hoạch tổ chức hội thi này tôi đã chọn hoạt
động này làm trọng tâm và xây dựng kế hoạch để làm tốt hoạt động này. Kế
hoạch cụ thể được gửi tới từng chi đội, giáo viên phụ trách chi, Ban Thiếu nhi và
Đoàn Thanh niên trừng để phối hợp thực hiện.
Bản kế hoạch này được cụ thể hóa bằng một thông báo có đầy đủ:
Mục tiêu, nội dung và hình thức, phương pháp,thời lượng tổ chức, diễn biến
chương trình, tiến độ thực hiện.
Kế hoạch chi tiết như sau:
Học kỳ I: Tổ chức phát động các nội dung, yêu cầu của hội thi tới học
sinh toàn trường, cung cấp các nội dung chính cho các chi đội các giáo viên chủ
nhiệm của 21 lớp.
Tháng 2: Chuẩn bị phần thi của 2 đội; màm sử thi và bốn tiết mục văn
nghệ.
Tháng 3: Tổ chức cấp Liên đội: làm mô hình điểm co toàn huyện Thanh
Trì kết hợp chặt chẽ với tổ năng khiếu, tổ văn phòng, phụ trách chi, đoàn thanh
niên có sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám hiệu, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Hội
đồng đội Huyện tổ chức hội thi vào ngày 15/03/2012. Để chuẩn bị làm mô hình
điểm hội thi trên toàn huyện tôi đã phải xây dựng 1 kế hoạch chi tiết hơn cho hội
thi.
Nhờ có kế hoạch này, mà các chi đội, các phụ trách chi nắm được tiến độ
thực hiện hội thi, từ đó chuẩn bị và tham gia ở chi đội mình sao cho phù hợp.
Ban Thiếu nhi và tổng phụ trách cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra công
tác chuẩn bị của hội thi, việc thực hiện theo nội dung hội thi của các chi đội và
tiến hành tổ chức hội thi ở Liên đội.
10
Trường Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển
Kế hoạch tổ chức hội thi tìm hiểu lịch sử Việt Nam
Năm học 2011 - 2012
STT Nội dung công việc
Ngƣời phụ trách
Ghi chú
Đ/c Nam phụ trách nhạc
Dàn dựng 4 tiết mục Giang âm nhạc
Đ/c Giang dạy hát
1
văn nghệ chào mừng Phương + Vân TPT Đ/c Vân dựng múa
Đ/c Phương quản lý học sinh
Đ/c Nam phần âm nhạc
Đ/c Vân dàn dựng
2 Màn sử thi
Nam, Vân, Hương
Đ/c Hương quản lý và tập
cho học sinh
Nam phần âm nhạc
Hoa 5A: chuẩn bị học sinh và
chuẩn bị phần hiểu biết lịch
Nam + Hoa CN 5A
3 Đội Rồng Thiêng
sử cho đội Rồng Thiêng
Nhàn TV + Vân
Vân: dựng kịch và chào hỏi
Nhàn: quản lý toàn đội Rồng
Thiêng
Giang phần âm nhạc
Nguyệt 4A: chuẩn bị học
sinh và phần hiểu biết lịch sử
Giang + Nguyên 4A cho đội Sen Hồng
4 Đội Sen Hồng
Hương VP + Vân
Hương VP: quản lý toàn bộ
đội Sen Hồng.
Vân: dàn dựng kịch và chào
hỏi
Vân viết kịch + đóng vai cáo
5 Giao lưu khán giả
Vân, Giang
Giang dẫn
Chuẩn bị cơ sở vật
10 quà nhỏ (khoảng 20.000đ)
6 chất và quà cho toàn Tổ VP
5 quà to (khoảng 50.000đ)
bộ hội thi tiếp khách
và quà cho 2 đội chơi
Trang trí, phông + Tạo, Tình MT, Tân
7
loa đài
MT, tổ bảo vệ
Trang điểm và thay
8
Đoàn thanh niên
quần áo cho học sinh
Sưu tầm tư liệu lịch
sử, trưng bày theo
9
Nhàn, Tân MT, Tình
thứ tự các giai đoạn
lịch sử
10 Tập cho 2 HS MC
Trần Hà 2C
Nghĩa (4C) + Thục Anh (5A)
Xây dựng kế hoạch,
11 chịu trách nhiệm Vân TPT
chính
11
Trong kế hoạch này tôi đã được sự ủng hộ của BGH nhà trường, Đoàn
thanh niên và các đồng chí phụ trách chi cũng như giáo viên, nhân viên toàn
trường phối hợp chuẩn bị. Đặc biệt là các đồng chí tổ năng khiếu như giáo viên
âm nhạc, giáo viên mỹ thuật, giáo viên thể dục và chính các đồng chí trong BGH
cũng đã vào cuộc rất nhiệt tình.
2. Biện pháp 2: Chuẩn bị hội thi
- Chất lượng hoạt động của hội thi phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn
bị. Để hoạt động của hội thi đạt được hiệu quả cao thì Tổng phụ trách phải có sự
chuẩn bị kỹ càng.
- Vừa dàn dựng chương trình hội thi tôi vừa tham mưu với Ban giám hiệu
nhà trường để được sự hỗ trợ của 2 giáo viên nhạc, đ/c Nam, đ/c Giang, đ/c
Thanh Phương nguyên là Tổng phụ trách của trưởng và các đ/c giáo viên dự trữ
đoàn viên trẻ. Bên cạnh đó tôi liên tục bồi dưỡng cho học sinh hai đội tuyển
niềm hăng say thực sự với lịch sử và ý thức trách nhiệm, tự hào khi được tham
gia dự thi.
- Hiện nay trường Tiểu học B Thị Trấn Văn Điển có 21 lớp, 31 giáo viên
và 924 học sinh. Với số lượng học sinh như vậy, hội thi có vai trò rất to lớn
trong các hoạt động diễn ra trong và ngoài nhà trường. Đồng thời để hoạt động
hội thi đạt kết quả cao, tôi thường xuyên cho Đội phát thanh, tuyên truyền măng
non tuyên truyền về hội thi “Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam”, nội dung ý nghĩa của
hội thi sau đó tôi cho các em thi viết đóng góp ý kiến về nội dung, ý nghĩa của
hội thi từ đó tôi biết được tầm hiểu biết về lịch sử Việt Nam của các em, nguyện
vọng mong muốn của các em để lựa chọn những biện pháp tổ chức, nội dung
phù hợp cho hội thi.
- Chính nhờ việc chuẩn bị tốt cho học sinh toàn trường các kỹ năng hoạt
động tập thể, tự tin trước đám đông ngay từ đầu năm học nên khi bước vào hội
thi trong thời gian rất ngắn nhưng những học sinh được phân công các tiết mục
văn nghệ, học sinh dẫn chương trình, học sinh diễn màn sử thi, học sinh hai đội
thi đều rất hào hứng và tự tin tham gia. Những học sinh không được trực tiếp lên
sân khấu cũng hào hứng tham gia vì trong mỗi phần tôi đều đã chuẩn bị những
câu hỏi, những phần quà cho người chơi và phần thu hoạch của các lớp sau khi
hội thi kết thúc. Nên phong trào tìm hiểu về lịch sử Việt Nam được đẩy mạnh
trong toàn trường không những thu hút được cả giáo viên chủ nhiệm mà còn thu
hút các bậc phụ huynh cùng vào cuộc khi con em họ mang những câu hỏi của tôi
về nhà.
- Riêng phần văn nghệ chào mừng tôi đã tập hợp được 72 học sinh tham
gia với các tiết mục: Múa “Dòng máu lạc hồng” của 10 học sinh nam lớp 3, hát
tam ca: “Bay vào tương lai”, đặc biệt là màn hát múa đặc sắc “Ca ngợi Tổ quốc”
của 48 học sinh trong đội văn nghệ của trường và 16 học sinh tham gia nhảy dân
vũ quốc tế Malaysia và dân vũ Nhật Bản. Trong quá trình tập các tiết mục văn
nghệ cho các em tôi đã kết hợp giáo dục các tri thức về lịch sử, truyền thụ cho
các em lòng tự hào lịch sử, lòng tự tôn dân tộc khi được hát múa bài “Dòng máu
lạc hồng”, lòng biết ơn Đảng, ơn Bác Hồ khi hát múa bài “Ca ngợi Tổ quốc”.
Các em học sinh cũng từ đó mà tự hào hơn, rạng rỡ hơn khi thể hiện bài hát
“Bay vào tương lai” hay năng động, tự tin tham gia nhảy dân vũ quốc tế. Bên
12
cạnh đó, quá trình hướng dẫn hai đội thi ba phần thi tôi cùng với các đồng
nghiệp đã liên tục cập nhật các thông tin về lịch sử cho các em, truyền niềm đam
mê thực sự của mình cho các em để các em có thể thực hiện tốt phần thi của
mình.
- Sau khi hội thi diễn ra, từ đại biểu đến giáo viên, các em học sinh đều ấn
tượng trước cách bài trí khung cảnh của hội thi. Từ ngoài cổng vào với hai dãy
tư liệu về lịch sử Việt Nam, lịch sử Thanh Trì xen kẽ cùng với những học sinh
lớp một xinh xắn, dễ thương. Với khung cảnh sư phạm đẹp lộng lẫy, băng rôn cờ
hoa rực rỡ đã được các vị đại biểu trầm trồ khen ngợi và phụ huynh nồng nhiệt
chào đón và các em học sinh vô cùng thích thú.
- Để có được dãy tư liệu lịch sử như trên tôi đã sử dụng giá vẽ của trường
nhờ BGH, đồng chí Nhàn thư viện, đồng chí Tân mỹ thuật ra tận thư viện của
Huyện ủy để tìm tư liệu trưng bày và đã nhiều lần phải ở lại sau giờ để cùng tra
cứu tài liệu, bố trí sắp xếp khung cảnh sư phạm, trưng bày tư liệu sao cho hợp lý
nhất, người xem thoáng nhìn đã nhận ra là một cuộc thi về lịch sử.
3. Biện pháp 3: Tập luyện.
- Bên cạnh đó quá trình rèn giũa hai đội tuyển thi tôi đã thực sự bế tắc khi
tìm một học sinh nam đóng vai thầy Chu Văn An. Có những học sinh đã diễn tốt
nhưng lại không có ngoại hình phù hợp với nhân vật Chu Văn An. Thầy Chu
Văn An là một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử. Thầy - một người thầy của muôn
đời với tác phong đĩnh đạc mà thanh cao, tao nhã mà vẫn uy nghiêm, chính trực.
Tên thầy được ghi trên bia và thầy được thờ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Quả
thực để một học sinh tiểu học đảm nhận một vai khó như vậy là hết sức khó
khăn nên tôi đã phải cùng với đ/c Phó hiệu trưởng, đ/c giáo viên chủ nhiệm lớp
5A và đ/c giáo viên dạy nhạc cùng bắt tay sửa từng lời nói và uốn nắn từng động
tác cử chỉ cho học sinh đó. Chính vì vậy tôi đã phải lựa chọn học sinh có ngoại
hình phù hợp và giảng cho học sinh đó hiểu về cuộc đời thanh bạch, mẫu mực
của thầy Chu Văn An để học sinh đó hiểu thực sự về thầy Chu Văn An và có thể
diễn đạt được vai diễn đó.
Với chương trình, nội dung, kế hoạch cụ thể như trên, tôi đã hướng dẫn
các em học sinh trong Ban chỉ huy Liên đội đã tham gia tuyên truyền và kiểm
tra kết quả hoạt động của các lớp nhi đồng, các chi đội bằng cách: qua các buổi
sinh hoạt sao, sinh hoạt lớp đưa ra các câu hỏi cho đội viên, nhi đồng trả lời, thể
hiện những hiểu biết của mình về lịch sử Việt Nam. Dưới sự giám sát chặt chẽ,
cộng với sự yêu thích hoạt động Đội, các em trong Ban chỉ huy Liên đội đã thể
hiện được vai trò và ý thức của người chỉ huy. Do đó, các em không chỉ góp
phần vào việc đẩy mạnh phong trào tìm hiểu lịch sử Việt Nam trong toàn Liên
đội mà còn thể hiện được khả năng độc lập tự chủ trong hoạt động. Các em rất
hứng thú khi tham gia vào hoạt động này.
Để đại hội đạt được hiệu quả cao nhất và thu hút được các em thì việc tập
luyện chuẩn bị trước vô cùng quan trọng. Tôi tổ chức cho các em luyện tập các
tiết mục có trong nội dung chương trình. Nhưng trong quá trình tập luyện tôi đã
gặp phải một số khó khăn như: Học sinh học 2 buổi/ngày, một số em tham gia
nhiều hoạt động cùng một lúc như: viết chữ đẹp, bồi dưỡng học sinh giỏi… nên
13
thời gian để lấy các em ra tập luyện là rất khó khăn. Vì vậy tôi đã phải tập ngoài
giờ tập vào các giờ nghỉ, ngày nghỉ của học sinh.
- Đ/c Tổng phụ trách và giáo viên âm nhạc cùng tham gia giao lưu khán
giả, tất cả thời gian ở trường chúng tôi đều dành cho việc tập cho học sinh và
chỉnh sửa kịch bản cũng như chuẩn bị cho hội thi. Riêng phần giao lưu khán giả
chúng tôi xây dựng kịch bản, lời thoại và trao đổi với nhau qua điện thoại ở nhà.
Do làm việc với nhau từ đầu năm học rất ăn ý nên phần kịch giao lưu với khán
giả của chúng tôi đã được các đại biểu, ban giám hiệu, tổng phụ trách, giáo viên
chủ nhiệm… đặc biệt là các em học sinh đón nhận rất hào hứng, để lại ấn tượng
sâu sắc cho học sinh và giúp học sinh ghi nhớ hơn các thông tin về lịch sử Việt
Nam.
- Quá trình tập luyện cho học sinh tôi đã nhận thấy Hội thi tìm hiểu lịch
sử Việt Nam đối với học sinh tiểu học là tương đối khó khăn. Tôi đã nảy ra ý
định đưa phần giao lưu khán giả không còn là những câu hỏi khô khan nữa mà
trở thành một vở kịch có “Con cáo gian ác” để thu hút học sinh. Và tôi tự mình
vào vai cáo gian ác cùng với 1 người dẫn chương trình là 1 cô giáo dạy âm nhạc.
- Ngoài ra, để việc tập luyện có hiệu quả, tôi đã xin ý kiến chỉ đạo của
Ban giám hiệu để nhờ các đồng chí đoàn viên trong chi đoàn nhà trường giúp
đỡ. Ví dụ: Đồng chí Nam là giáo viên hát nhạc phụ trách toàn bộ mảng âm nhạc
và luyện phần múa hát. Đồng chí Giang hướng dẫn biểu diễn và phần hát rồi các
Phụ trách chi thì hướng dẫn thêm các kiến thức về lịch sử cho học sinh; chọn ra
những học sinh có khả năng nói tốt, diễn tốt, diễn cảm, giọng kể hay, hấp dẫn
chuyện hay thì tập cho các em và giới thiệu cho Tổng phụ trách để tham gia vào
hội thi. Hai đồng chí giáo viên mỹ thuật đã phụ trách toàn bộ mảng trang trí,
khánh tiết, sắp xếp cổng chào và các sách, truyện, tư liệu lịch sử, các đoàn viên
trẻ đã phối hợp uốn nắn câu từ, động tác và quản lý học sinh để việc tập luyện
được thuận lợi hơn. Tổ văn phòng đã kịp thời hỗ trợ phần đời sống cho giáo viên
và học sinh tập luyện.
- Việc chon hai MC dẫn chương trình là học sinh là quá sức đối với các
em, tôi đã xin ý kiến HĐĐ và BGH để cho giáo viên dẫn chương trình nhưng
điều đó không hợp lý đối với hội thi này nên tôi vẫn phải chọn hai học sinh dẫn
chương trình là em Nghĩa lớp 4C và em Thục Anh lớp 5A. Đây là hai học sinh
chưa phải xuất sắc nhất trường nhưng vì không được chọn học sinh thi học sinh
giỏi, học sinh năng khiếu nên tôi đã phải sửa cho các em từng câu, từng từ cho
đến tác phong đứng, đi lại trên sân khấu và cách nhìn, cười với khán giả. Hai
học sinh này đã nỗ lực rất nhiều và tiếp thu nhanh nên đã dẫn chương trình
thành công.
- Màn sử thi là hai sáu em học sinh từ các khối khác nhau: khối ba, khối
bốn và khối năm. Các em ít được va chạm với hội thi, hội diễn nên chúng tôi
vừa dàn dựng, vừa làm mẫu, vừa động viên, vừa hướng dẫn cho các em từng chi
tiết nhỏ đến những tình huống có thể gặp phải trên sân khấu như rơi cờ, tuột
trang phục, có bạn của mình diễn sai động tác… để các em có thể tránh và sử lý
được những tình huống xảy ra.
- Quá trình tập luyện cho học sinh tôi đã được sự ủng hộ của BGH động
viên, phụ trách chi hưởng ứng, giáo viên năng khiếu hỗ trợ, tổ văn phòng chăm
14
lo. Tham gia tập luyện cho hội thi các em học sinh phần lớn đều rất phấn khởi vì
dù rất mệt nhưng được chăm sóc quan tâm kịp thời, được BGH, GVCN liên tục
động viên khuyến khích và chính các đ/c giáo viên hàng ngày dạy học các em
nghiêm nghị, khoa học dịp này cùng sát cánh bên các em và chia sẻ tâm sự như
những người bạn đây chính là tâm sự của các em học sinh.
- Hội thi không chỉ đánh giá học sinh làm được đến đâu, đây còn là giáo
viên bộc lộ tài ăng, niềm say mê lịch sử. Vì cuộc thi này mà giáo viên và học
sinh đều là những nhà sử học nhỏ tuổi, thêm yêu Thanh Trì, thêm yêu Tổ quốc
Việt Nam.
Nhờ có sự phân công tập luyện phù hợp với năng lực của từng đồng chí
nên việc tập luyện rất nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian, công sức của các
em mà lại rất hiệu quả.
Quá trình tập luyện, tôi, các đồng nghiệp và học sinh đã được sự chỉ đạo
động viên kịp thời của Ban giám hiệu một cách hiệu quả: tạo điều kiện về thời
gian, huy động nguồn lực về giáo viên, học sinh, kinh phí… góp phần làm nên
thành công cho hội thi.
4. Biện pháp 4: Tổ chức thực nghiệm hội thi
Hội thi “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam” diễn ra theo các bước như:
1. Đón đại biểu,
2. Văn nghệ chào mừng,
3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu,
4. Khai mạc hội thi của đ/c Hiệu trưởng,
5. Màn khai hội: Diễn ca “Vần thơ đất nước”.
6. Giới thiệu BGK, thể lệ hội thi.
7. Hội thi: phần hội thi được diễn ra gồm 3 phần chính
Thi chào hỏi: Tự hào thiếu nhi thủ đô
Thi hiểu biết: Theo dòng lịch sử
Thi năng khiếu: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
8. Giao lưu khán giả
9. Công bố và trao thưởng
Đội Rồng Thiêng và đội Sen Hồng chụp ảnh lưu niệm với Đại biểu
15
Để phần văn nghệ chào mừng thêm trang trọng và hấp dẫn, tôi đã tự mình
dẫn chương trình. Mở đầu đại biểu, giáo viên và các em học sinh được thưởng
thức tiết mục mùa “Dòng máu Lạc Hồng” do 10 học sinh nam lớp 3 biểu diễn.
Tôi đã mất nhiều công dàn dựng tiết mục này cho 10 học sinh lớp 3 múa võ và
múa cờ với ý đồ tôn vinh con Lạc, cháu Hồng, ca ngợi truyền thống anh hùng
của dân tộc Việt Nam.
10 học sinh lớp ba trong tiết mục múa “Dòng máu Lạc Hồng”
- “Nhờ có công ơn cách mạng mới có hôm nay sáng ngời. Đời đời ghi nhớ
ơn Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhớ ơn cách mạng và Bác Hồ”. Bài hát “Ca ngợi
Tổ quốc” đã góp phần nhắc nhở học sinh ghi nhớ công ơn cách mạng và Đảng,
Bác Hồ kính yêu. Tôi đã chọn tiết mục này cho học sinh diễn với lòng tự hào
sâu sắc, hát múa vui nhộn hồn nhiên nhí nhảnh. Với 30 học sinh hát đồng ca và
18 học sinh múa với sự dàn dựng công phu, phù hợp với học sinh, tiết mục đã
rất thành công.
Màn múa hát đặc sắc “Ca ngợi Tổ quốc”
Hiểu, thấm nhuần và biết ơn lịch sử, biết ơn truyền thống, các em học sinh
trường tôi không những năng động, sáng tạo mà còn thường xuyên cập nhật
những điều mới mẻ thể hiện qua hai màn Dân vũ Quốc tế Malaysia và Dân vù
Nhật Bản. Tiết mục này được đại biểu và hội thi đón nhận một cách hứng thú,
16
đặc biệt là các đ/c trong BGH của một số trường đã xin 2 bài dân vũ này về để
phổ biến cho học sinh trường mình.
Sau phần phát biểu khai mạc của đ/c Nguyễn Thị Mai Anh - hiệu trưởng
nhà trường là màn khai hội. Đây chính là lúc để hội thi nhìn lại toàn bộ quá trình
lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc một cách vắn tắt.
Các em học sinh tuy nhỏ tuổi nhưng lòng tự hào dân tộc lòng yêu đất nước đã
thôi thúc các em diễn rất tốt màn khai hội qua diễn ca “Vần thơ đất nước”
Màn khai hội:
Quyên + Phong:
Đã sinh ra ở trên đời
Sống sao cho xứng là người Việt Nam
Phong:
Nhớ lại thủa xưa Lạc Long Quân dựng nước
Cùng Âu Cơ thuộc họ Hồng Bàng
18 đời kế tiếp ở Văn Lang
Bao sự tích còn lưu truyền hậu thế
Thái tử Lang Liêu vua Hùng trọng nể
Bánh dầy, bánh chưng truyền lại mai sau
Huyền thoại ngày xưa Sơn - Thủy còn lưu
Là khát vọng chống thiên tai thú dữ
Quyên:
Lý Công Uẩn là người làng Cổ Pháp
Vốn thông minh học rộng tài cao
Từ Hoa Lư ban chiếu về Thăng Long
Mở nghiệp lớn cho triều đại Lý
Kìa Nguyễn Trãi những vần thơ thép
Còn vang xa đến tận hôm nay
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !”
Phong:
Sông Bạch Đằng lại dậy sóng sục sôi
Phá Mông Cổ lừng danh Trần Quốc Tuấn
Hội nghị Diên Hồng kết đoàn sức mạnh
Khí giới nào diệt nổi dân ta
Hễ có xâm lăng đoàn kết một nhà
Già trẻ gái trai chung lòng giữ nước
Công chúa Huyền Trân rạng danh sử Việt
17
Hồ Quý Ly nhà cải cách đầu tiên
Hạn điền, nô, lưu hành tiền giấy
Kháng chiến chống Minh 10 năm lừng lẫy
Bình Định vương tuốt kiếm ở Lam Sơn
Hội thề Lũng Nhai cờ dậy 4 phương
Bút Nguyễn Trãi sáng bừng hồn Đại Việt
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Quyên:
Tổ quốc sinh ra một vì sao sáng nhất
Người mở đường cho cách mạng tiến lên
Lịch sử sang trang ĐCSVN
Chào Nghệ Tĩnh sóng trào dâng Xô Viết
Chào Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Võ Nguyên Giáp danh tướng từ nhân dân
Những Thánh Gióng viết lên trang sử mới
Cờ đó sao vàng tung bay chói lọi
Tất cả vùng lên dành lại non sông
Chào Tổng khởi nghĩa tháng tám thành công!
Phong:
Đẹp vô cùng là mùa thu năm ấy
Chưa kịp ngồi, cả nước liền đứng dậy
Đi suốt chín năm kháng chiến gian lao
Kết thành Điện Biên chấn động địa cầu
Lại đi suốt hai mươi mốt năm không nghỉ
Cả dân tộc đồng khởi chung ý chí
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Xẻ dọc Trường Sơn thống nhất nước nhà
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Quét xâm lăng trời cao đất rộng
Hòa Bình rồi
Hạnh phúc nở thêm hoa
Vọng mấy ngàn năm lời dạy ông cha
Quyên + Phong: Con Rồng cháu tiên thủy chung nhân nghĩa!
18
Màn khai hội sử thi “Vần thơ đất nước”
Toàn bộ diễn ca “Vần thơ đất nước” tôi đã tập hợp 30 học sinh phát tài
liệu về toàn bộ nội dung màn diễn ca để các em đọc trước và nắm được nội dung
sau đó qua dàn dựng tôi tiếp tục phân tích những giá trị của từng giai đoạn lịch
sử để các em nắm được nhằm giúp các em diễn tự hào hơn, hiệu quả hơn. Một
khó khăn nảy sinh đó là số lượng học sinh của mỗi giai đoạn và trang phục thế
nào cho phù hợp. Vì không thể sử dụng nhiều học sinh (do các em còn thi các
nội dung khác) nên tôi đã sử dụng 30 học sinh cho tất cả các gia đoạn lịch sử.
Với trang phục: nữ áo dài truyền thống và nam quần đen, áo trắng. Màu sắc sặc
sỡ, đạo cụ phù hợp, học sinh diễn tự tin đã làm cho phần khai hội “Vần thơ đất
nước” rất thành công góp phần vào thành công chung của hội thi.
Phần thi chính của hai đội diễn ra với 3 nội dung :
- Tự hào thiếu nhi thủ đô.
- Theo dòng lịch sử.
- Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
Những học sinh tiêu biểu nhất tôi đã lựa chọn vào hai đội thi, còn lại hai
học sinh dẫn chương trình một nam một nữ đảm đương nhiệm vụ khó nặng nề
suốt quá trình hai đội thi sao cho thật sôi nổi và hấp dẫn quả thực khó khăn. Tôi
đã lựa chọn được một học sinh nữ lớp 5A còn một học sinh nam thì khá khó. Tôi
đã phải thử giọng nhiều em và quyết định sử dụng một em lớp 4C.
19
Em Thục Anh lớp 5A và Trọng Nghĩa lớp 4C
đang dẫn chương trình hội thi
Em Thục Anh còn tham gia dẫn truyện cho hai đội và tham gia hát trong
phần văn nghệ chào mừng và văn nghệ giữa giờ. Qua quá trình uốn nắn, hướng
dẫn, cuối cùng hai học sinh Thục Anh 5A và Trọng Nghĩa 4C đã dẫn thành công
phần dự thi của hai đội, hai em học sinh Trọng Nghĩa 4C và Thục Anh 5A đã rất
cố gắng, nỗ lực vượt bậc để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Theo quy chế thi mỗi đội thi có 8 - 10 học sinh, đây là những học sinh
xuất sắc nhất từ các chi đội trong toàn trường. Chính vì vậy hai đội Sen Hồng và
Rồng Thiêng thi đấu thi đua nhau từng phần một từng điểm một.
Phần chào hỏi đội Sen Hồng sử dụng hình thức đọc vè trên nền nhạc ráp
và múa hát trên nền nhạc bài “Lý đĩa bánh bò”.
Đội Sen Hồng đang chào hỏi trên nền nhạc bài “Lý dĩa bánh bò”
Đội Rồng Thiêng lại lựa chọn bài hát “Rạng rỡ Việt Nam” làm nhạc nền
chủ đạo trong phần chào hỏi của mình. Với những vần thơ rất mộc mạc :
20
“Tự hào là thiếu nhi thủ đô
Rồng Thiêng tên đội em đó
Chúng em - những nhà sử học nhỏ
Tìm về ngồn cội ông cha
Luyện sức, học chăm, xây dựng nước nhà.
Để xứng danh con Hồng cháu Lạc”.
Gói câu hỏi đầu tiên được đưa ra trong phần thi “Theo dòng lịch sử” đó là
gói câu hỏi về lịch sử Việt Nam đều đã được tôi phát động cho học sinh toàn
trường từ trước đó để tự tìm ra đáp án. Nếu hai đội không có câu trả lời khán giả
sẽ có cơ hội trả lời và nhận quà.
Riêng với gói câu hỏi về lịch sử huyện Thanh Trì thì phần đưa ra đáp án
lại là BGK vì chính lúc này BGK sẽ có những giải đáp và bổ sung, cung cấp
thêm những thông tin mà học sinh và thậm chí có nhiều giáo viên cũng như đại
biểu cũng chưa chắc đã có được đáp án. Đó chính là kịch tính của hội thi và
phần câu hỏi về Thanh Trì tôi đã không tung ra trước cho học sinh để có những
tình huống khán giả, giáo viên, đại biểu được tham gia trả lời câu hỏi.
Hai đội Rồng Thiêng và Sen Hồng đang dự thi “Theo dòng lịch sử”
Bộ câu hỏi về lịch sử Việt Nam gồm :
Câu 1 : Ai là vị vua đầu tiên của nước Việt Nam ?
Câu 2 : Bạn cho biết những câu thơ sau nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt
Nam ?
“Vua nào thủa bé chăn trâu
Cùng trẻ đùa nghịch lấy lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền”
Câu 3: Bạn cho biết những câu thơ sau nói về nhân vật nào trong LSVN?
Ngàn năm trong sử còn ghi
Mê Linh, Sông Hát chỉ vì non sông
Chị em một dạ, một lòng
Đuổi quân Tô Định khỏi vùng biên cương
Câu 4: Bạn cho biết những câu thơ sau nói về nhân vật nào trong LSVN?
21
Tướng nào say đánh giặc
Tay bóp nát quả cam
Tuổi nhỏ căm giặc thát
Quyết giết giặc lập công
Câu 5: Bạn hãy cho biết vua Lý Thái Tổ viết chiếu rời đô từ Hoa Lư về Đại La
và đổi tên thành Thăng Long. Có nghĩa là “Rồng bay lên” vào năm nào?
Câu 6: Chiến thắng Bạch Đằng, có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước ta vì đã
chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Bạn hãy cho biết năm diễn ra sự kiện lịch sử đó.
Câu 7: Bạn cho biết Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
Câu 8: Bạn cho biết Đảng CSVN thành lập ngày tháng năm nào?
Câu 9: Bạn hãy cho biết chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử lững lẫy năm châu,
chấn động địa cầu gắn liền với tên tuổi của ai?
Câu 10: Bạn hãy điền phần còn thiếu vào câu………..sau đây.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng……………………….
Bộ câu hỏi về Thanh Trì gồm:
Câu 1: Ở Thanh Trì có một địa danh ghi dấu chiến thắng 29 vạn quân Thanh
của một vị vua áo vải cờ đào. Bạn hãy cho biết vị vua đó là ai và địa danh đó ở
đâu tại huyện Thanh Trì?
Câu 2: Danh nhân Chu Văn An là thầy hiệu trưởng của trường đại học đầu tiên
ở Việt Nam, ông là người ở xã nào của huyện Thanh Trì ta?
Câu 3: Chi bộ đảng đầu tiên của huyện Thanh Trì được thành lập tại xã nào?
Câu 4: Ở Thanh Trì có một trường THPT được mang tên ông. Ông là ai?
Câu 5: Có câu thơ rằng:
“Nước sông……………..vừa trong, vừa mát
Hai bên bờ bát ngát hàng cây”
Theo bạn, đó là con sông nào của huyện Thanh Trì?
Phần thi này rất khó để có thể sôi nổi và thường không thu hút được khán
giả nhiều lắm, tuy nhiên tôi đã có sự vào cuộc của các đ/c giáo viên chủ nhiệm
trong việc hướng dẫn, định hướng câu hỏi cho học sinh và quản trật tự trong
suốt hội thi. Học sinh đã có thể tập trung theo sát từng câu hỏi và cũng thu hút
được các vị đại biểu lắng nghe và hưởng ứng nhiệt tình bằng những tràng pháo
tay. Khi câu hỏi “Thanh Trì có nghĩa là gì” được đưa ra, cả hội thi đã lặng đi,
không có một cánh tay giơ lên, tôi những tưởng đích thân đ/c Phó hiệu trưởng là
Trưởng ban giám khảo phải đưa ra đáp án thì đã có cánh tay của đ/c Bí thư Đoàn
Thanh niên Trần Thị Hà giơ lên và trả lời đúng. Lúc đó hiệu quả giáo dục đối
với học sinh càng cao khi thầy cô của các em đã cứu thua một tình huống cho
mình. Điều này giúp các em học sinh ở trên địa bàn huyện Thanh Trì hiểu được
ý nghĩa của cái tên Thanh Trì. Thanh Trì có nghĩa là một đìa nước xanh bởi vì
nơi đây trước kia là nơi hội tụ của bốn con sông và rất nhiều đầm nước, đìa
nước. Nước rất xanh cho nên người xưa đã gọi là Thanh Trì. Các em học sinh đã
vô cùng ngạc nhiên, hứng thú khi nghe đáp án và đồng thanh à lên một cách như
vừa vỡ lẽ ra điều gì.
22
Với mong muốn học sinh tìm hiểu về lịch sử Việt Nam mà không học vẹt
các em phải hiểu được bản chất tính logic của vấn đề. Tôi đã chốt lại phần câu
hổi hiểu biết lịch sử Việt Nam bằng 1 câu hỏi ứng dụng:
“Theo em học lịch sử Việt Nam có tác dụng gì với các em học sinh?”
Hai đội bàn bạc, hội ý và một học sinh đội trưởng lên trả lời như một bài
hùng biện trong vòng ba phút.
Em Minh Phương lớp 5A đang hùng biện về ý nghĩa
của việc học lịch sử với thiếu nhi
Hai em đội trưởng của hai đội đã thể hiện rất thành công phần hùng biện
của mình vì các em đã được tôi rèn luyện qua nhiều tiết chào cờ đầu tuần được
tham gia giới thiệu sách hoặc tự tổ chức trò chơi cho toàn trường. Bản thân hai
em đội trưởng cũng đã cố gắng rất nhiều và đều trưởng thành hơn sau mỗi lần
thử thách.
Để lại ấn tượng sâu sắc nhất, cũng là phần hấp dẫn nhất hội thi là phần thi
“Em yêu Tổ quốc Việt Nam”. Hai đội thi đã mang đến hai tiểu phẩm về Trần
Quốc Toản và thầy giáo Chu Văn An - thầy giáo của muôn đời.
Đội Rồng Thiêng trong tiểu phẩm “Trần Quốc Toản ra quân”
23
TQT:
Vở kịch Trần Quốc Toản ra quân
Chính ta đây - Tên Trần Quốc Toản
Tuổi 16 đang thủa thanh xuân
Lo việc nước giặc tràn lan
Đau lòng lắm, hỡi ai có biết?
Kìa - hội nghị Diên Hồng bàn bạc
Việc dấy binh bảo vệ giang sơn
Nhưng ta đây vì tuổi chưa tròn
Nên không được cùng ngồi tham dự
Trời!
Quả cam vua ban cho ta ai bóp nát thế này?
Hừm… Vì quá nôn nóng được ra tay diệt giặc mà mình bóp nát trái
cam lúc nào chẳng hay. Ta phải về xin phép mẹ ngay, để ra quân
lên đường đánh giặc.
Bẩm mẹ con ở kinh sư 2 tháng nay
Thấy rằng ngày sứ Nguyên hống hách
Làm những điều trái tai gai mắt
Chúng người bắt
Chúng bắt người nộp của nộp thân
Dã tâm thôn tính nước ta
Con nghẹn uất, căm thù quân giặc
Mẹ:
Con trai con đã về, vội vàng chi mà quần áo bám đầy bụi bẩn?
TQT:
Bẩm mẹ: con muốn xin mẹ một điều
Mẹ:
Con cứ nói!
TQT:
Thưa mẹ:
Thấy quốc sỉ mà làm thinh là hèn
Thấy quốc nạn mà chịu 1 bề không phải là dũng
Tuổi thiếu niên con chưa được dự bàn việc nước
Nhưng trí làm trai con không thể ngồi yên
Mẹ:
Con đi vì nước nên mẹ chẳng giữ. Mẹ chỉ có một mình con. Mẹ
mong con chóng ca khúc khải hoàn, mẹ con ta lại được sớm cùng
nhau xum họp.
TQT:
Xin mẹ ở nhà giữ ngọc gìn vàng để con được yên lòng xông pha
trận mạc.
Con đi phen này thề sống chết với giặc bao giờ đất nước thanh
bình, 4 phương bể lặng trời yên con mới về.
Thục Anh
Trần Quốc Toản giương cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân” tập tụ anh em
thân thuộc ngày đêm tập luyện võ công, trau dồi binh pháp. Ông cầm quân đánh
giặc, nêu cao tinh thần yêu nước. Đội quân của Trần Quốc Toản đã góp công
chiến thắng giặc Nguyên đem bình an đến cho muôn dân.
Trần Quốc Toản cùng 600 hào kiệt với lá cờ thêu 6 chữ vàng căng phồng
trong gió hè lồng lộng thổi. Dưới lá cờ bay cao, gươm giáo tua tủa như hàng rào
nghiêng nghiêng trong bụi mù, nhòa dần trong bóng chiều đổ xuống. Qua rừng
24
qua núi, qua đèo, qua sông, lá cờ thêu 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng
ân” dẫn Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản và 600 hào kiệt với lời thề sát thát đi
mãi đi mãi tới những nơi nào còn có bóng giặc Nguyên.
Kịch “Chu Văn An”
Dẫn:
Vốn được sự dạy bảo của thầy Chu Văn An, nhưng khi Trần Dụ Tông lên
ngôi năm 1341 do bản chất thích ăn chơi, ham tửu sắc rất sớm nên không chăm
lo việc triều chính. Cận thần của Trần Dụ Tông lại là những kẻ bất tài, là bọn
tham quan nịnh thần, họ nịnh vua để kết bè, kéo đảng để giết hại các quan ngự
sử và các trung thần triều Trần. Triều chính bại hoại, xã hội lúc bấy giờ nhiễu
nhương lắm. Đứng trước tình cảnh đó, thầy Chu Văn An quyết dâng Thất trảm
sớ, cầu xin vua chém đầu 7 tên gian thần, nịnh thần đang lộng hành ức hiếp dân
lành nhưng vua Trần Dụ Tông không nghe.
Đội Sen Hồng trong tiểu phẩm “Gương sáng thầy Chu Văn An”
CVA:
Bẩm Hoàng thượng, thần Chu Văn An xin yết kiến Hoàng thượng.
VUA:
Các khanh lui, này Chu Văn An có việc gì bẩm báo?
CVA:
Thưa Bệ hạ, triều đình ngày càng bị lũng loạn, dân tình bị lũ tham quan
ức hiếp, bên ngoài quân Nguyên ở phương Bắc, quân Chiêm Thành ở phương
Nam quấy nhiễu.
Xin Hoàng thượng chỉnh đốn lại chính sự!
VUA:
Việc chỉnh đốn chính sự là chuyện của trẫm, khanh không cần phải lo.
CVA:
Bẩm Hoàng thượng, thần thiết nghĩ chính bọn gian thần, nịnh thần gây
nên tình cảnh này. Thần kính dâng lên Hoàng thượng Thất trảm sớ.
VUA:
25