Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ tố hữu thời kì đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.98 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ HOÀNG LAN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU
THỜI KÌ ĐỔI MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:Lí luận Văn học

Hà Nội-2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ HOÀNG LAN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU
THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận Văn học
Mã số: 60220120

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Thành

Hà Nội-2014
2




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới PGS.TS Trần Khánh Thành, người thầy tận tình đã dành nhiều thời
gian và công sức giúp đỡ, động viên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành
bản luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo
sau đại học, các Quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo và dạy dỗ, truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè
đã luôn ở bên cạnh khuyến khích, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn để
hoàn thành khóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014

3


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU

1. .............................................................................................................Lí do
chọn đề tài .................................................................................................. 3
2. .............................................................................................................Lịch
sử vấn đề .................................................................................................... 4
3. .............................................................................................................Đối
tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu..................................... 6

3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6
3.3. Mục đích nghiên cứu........................................................................6
4. .............................................................................................................Phươ
ng pháp nghiên cứu .................................................................................... 6
4.1. Phương pháp thống kê ........................................................................ 6
4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học ..................................................... 6
4.3. Phương pháp so sánh .......................................................................... 6
5. .............................................................................................................Cấu
trúc luận văn ............................................................................................... 6
Chƣơng 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH THƠ TỐ
HỮU

1.1.
Thế giới nghệ thuật ............................................................................. 7
1.1.1. ..................................................................................................Khái
niệm thế giới nghệ thuật ................................................................. 7
1.1.1.1. Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật ..... 8
1.1.1.2.
1.1.1.3.

Nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật................................................... 11

Các cấp độ của thế giới nghệ thuật ...................................... 12
1.1.2. ..................................................................................................Thế
giới nghệ thuật thơ ........................................................................ 18
1.2. Những chặng đường thơ Tố Hữu ....................................................... 19
1.2.1. ..................................................................................................Trướ
c cách mạng tháng Tám ................................................................ 19
1.2.2. ..................................................................................................Từ

sau cách mạng tháng Tám đến thời đổi mới ................................. 22
1.2.3. ..................................................................................................Thời
đổi mới .......................................................................................... 31
Chƣơng 2: NỘI DUNG CẢM HỨNG VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG
2.1. Cảm hứng có sự chuyển đổi từ trữ tình chính trị, từ những vấn đề
lớn lao của đất nước dân tộc sang thế sự, đời tư ................................ 34
4


2.1.1. ..................................................................................................Tiếp
tục cái tôi sử thi ............................................................................. 34
2.1.1.1. Phát hiện vẻ đẹp đất nước thanh bình ............................... 34
2.1.1.2. Khát vọng cống hiến cho tổ quốc ...................................... 36
2.1.1.3. Khẳng định niềm tin tưởng vào con đường cách mạng .... 40
2.1.2. ..................................................................................................Cảm
nhận lẽ đời..................................................................................... 42
2.1.3. ..................................................................................................Sự
đổi thay trong đời sống chính trị ................................................... 52
2.1.4. ..................................................................................................Tình
yêu thắm thiết bền vững................................................................ 59
2.1.4.1. Khẳng định bản lĩnh cá nhân ............................................. 59
2.1.4.2. Tình yêu thắm thiết bền vững ........................................... 63
2.1.4.3. Niềm trân trọng, tiếc thương những bạn bè nghệ sĩ .......... 64
2.2. Hệ thống hình tượng ........................................................................... 66
2.2.1. ..................................................................................................Nhữ
ng hình ảnh tượng trưng quen thuộc ............................................. 66
2.2.2. ..................................................................................................Nhữ
ng hình ảnh khái quát có tính chất ước lệ ..................................... 81
Chƣơng 3: ĐỔI MỚI VỀ NGHỆ THUẬT THƠ
3.1. Thể thơ ................................................................................................ 84

3.1.1. Tăng cường thể thơ luật ................................................................. 84
3.1.2. ..................................................................................................Giữ
vững thể lục bát truyền thống ....................................................... 85
3.2
. Ngôn từ và giọng điệu .................................................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 94-97

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng tiêu biểu của Việt Nam thời kỳ hiện đại. Sự nghiệp sáng
tác của ông gắn liền với đời sống dân tộc qua nhiều chặng đường cách mạng, để lại nhiều
tác phẩm thi ca có giá trị. Thơ Tố Hữu là bài ca của thời đại Hồ Chí Minh, thời đại đấu
tranh anh hùng và thắng lợi vẻ vang, bài ca về lẽ sống lớn, về ân tình cách mạng sâu
nặng, về niềm tin cách mạng mới mẻ, trong trẻo. Sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu gói gọn
trong 7 tập thơ, so với một số nhà thơ cùng thời thì số lượng đó chưa phải là nhiều nhất.
Tuy vậy, giá trị thơ ông đã được khẳng định, đã “thực sự trở thành một bộ phận không
thể tách rời đời sống tâm hồn Việt Nam”.
Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu trở thành đối tượng thu hút sự tìm hiểu, nghiên cứu
của giới phê bình và bạn đọc yêu mến. Hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu, phê bình giới thiệu thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu hầu hết đã được đánh giá, phân
tích về mọi mặt từ nội dung tư tưởng tới hình thức, phong cách; từ đề tài, chủ đề, hình
tượng tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ. Với vốn tri thức mà giới nghiên cứu
tích lũy được đã khẳng định sự phong phú về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật
của thơ ông. Hầu như không còn tập thơ, bài thơ nào có giá trị của ông mà không được
bàn đến. Tưởng như thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu đã được khai thác đến cạn kiệt.
Nhưng chưa có ai dám khẳng định đã đi tới tận cùng vẻ đẹp thơ ông, thơ Tố Hữu là một

đối tượng đầy sức quyến rũ, hấp dẫn với những người yêu văn học. Những năm hòa bình
là chặng đường mới của thơ Tố Hữu, hoàn thành trọn vẹn con đường thơ của ông. Tìm
hiểu cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình là góp phần tìm hiểu đặc
điểm diện mạo và giá trị của thơ Tố Hữu thời kỳ hoà bình. Mặt khác nhằm giúp người
đọc dễ dàng có cách nhìn, cách đánh giá đầy đủ hơn về đời thơ Tố Hữu.
Tuy nhiên, thơ Tố Hữu qua hai tập “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” cũng chưa có nhiều
công trình nghiên cứu, nhiều vấn đề chưa được thống nhất. Bởi vậy trong giới hạn đề tài
“ Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu thời kì đổi mới” chúng tôi muốn tìm hiểu những

6


phương diện cơ bản của thi pháp thơ trong một thời kì để chỉ ra những kế thừa và cách
tân của thơ Tố Hữu ở chặng cuối so với những chặng đường thơ thời kì trước đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ Tố Hữu từ những chặng đầu đã thu hút giới phê bình, nghiên cứu một cách
đông đảo. Mỗi tập thơ ra đời là một hiện tượng văn học lớn, và trở thành đối tượng
nghiên cứu của hàng chục công trình phê bình, nghiên cứu văn học. Đáng chú ý hơn cả là
những công trình của các nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Tế Hanh, Chế Lan Viên, Lưu
Trọng Lư…và của các nhà nghiên cứu phê bình văn học có tên tuổi như, Hoài Thanh,
Đặng Thai Mai, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn
Long…và còn một số bài viết của chính tác giả về đời mình và thơ của mình. Các công
trình nghiên cứu, các bài viết tập trung vào một số vấn đề sau, trong đời và thơ Tố Hữu.
Tác giả Hà Minh Đức với công trình giới thiệu, phê bình Tố Hữu - Cách mạng và Thơ
(NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004) tập hợp tất cả các bài viết của tác giả trong
khoảng thời gian gần hai mươi năm. Phần Trò chuyện và ghi chép về thơ có ý nghĩa như
một món quà của nhà thơ với bạn đọc mà tác giả Hà Minh Đức là người trực tiếp lắng
nghe và ghi chép đầy đủ. Phần Tiểu luận văn học gồm những bài viết về quá trình sáng
tác qua các lời giới thiệu thơ Tố Hữu, về một tác phẩm và cả lời bình về một vài bài thơ
tiêu biểu của Tố Hữu. Trong công trình này Hà Minh Đức có những khái quát lớn về đời

thơ Tố Hữu. Ông đánh giá Tố Hữu là “một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc”,
nêu bật được sáng tạo và thành tựu qua những chặng đường thơ. Một lần nữa tác giả Hà
Minh Đức nhấn mạnh Từ ấy là một tác phẩm xuất sắc của nền thơ ca cách mạng, Ra trận
là khúc ca chiến đấu. Cảm hứng về đất nước và nhân dân thể hiện sắc nét, phong vị Huế
đậm đà trong thơ Tố Hữu... Trong phần Tiểu luận văn học, tác giả có lời giới thiệu tập
thơ Ta với ta của Tố Hữu. Ông khẳng định: “Trên sáu mươi năm đã qua những dòng thơ
của Tố Hữu vẫn đi giữa cuộc đời, vẫn giữ sức lay động và niềm tin ở con người, vẫn là
những giá trị tinh thần cao đẹp gắn với đất nước và nhân dân” [21; 235]. Qua công trình
“Tố Hữu cách mạng và thơ”, tác giả Hà Minh Đức đã góp phần vào giới thiệu, nghiên
cứu các sáng tác của Tố Hữu.

7


Nhìn lại những chặng đường đã qua, những mốc lớn trong đời thơ Tố Hữu ta dễ
dàng nhận ra: giới phê bình, nghiên cứu dành nhiều trang viết về các chặng đường thơ Tố
Hữu trước 1975 và đều thống nhất khẳng định Tố Hữu là “Đỉnh cao thơ trữ tình chính trị”
Việt Nam thế kỷ XX. Các tập “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” ra đời trong những năm
đất nước hoà bình và công cuộc đổi mới đất nước, lúc đời sống văn học lại không hề yên
tĩnh. Phải thừa nhận một điều là thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình không còn giữ vị trí
là đỉnh cao trong nền thơ ca Việt Nam như các chặng đường trước không thu hút đông
đảo giới phê bình, nghiên cứu như trước nữa.
Dù vậy, thơ Tố Hữu thời kỳ hoà bình vẫn trở thành đối tượng quan tâm của một số
công trình đã xuất bản. Là một nhà nghiên cứu đã từng dõi theo những chặng đường thơ
Tố Hữu, Giáo sư Hà Minh Đức đã quan sát quá trình vận động của thơ Tố Hữu từ “Từ
ấy” đến “Một tiếng đờn” đã nói về “Vui buồn trong thơ Tố Hữu”. Theo giáo sư :“Một
tiếng đờn” là một khúc riêng tư, không dễ tạo ngay được sự đồng cảm như một khúc ca ở
giữa đời. Trong tập thơ này điệu thơ của Tố Hữu vẫn như xưa nhưng ông đến với đời chỉ
với tư cách thi nhân, cái tôi từng trải và nhiều chiêm nghiệm của thơ muốn tìm đến sự
giao cảm.

Đọc “Một tiếng đờn” nhà phê bình Lê Quang nhận xét: Có thể nói tình yêu đất
nước, ca ngợi cuộc sống, lý tưởng là âm điệu chủ đạo trong “Một tiếng đờn” đó là sự tiếc
nuối nhất quán trong dòng chảy về cảm xúc, hình tượng thơ của Tố Hữu trong giai đoạn
lịch sử mới, khi đất nước đang trăn trở năng động vươn tới hạnh phúc, dân giàu nước
mạnh.
Nói như vậy không có nghĩa là vẻ đẹp thơ Tố Hữu đã được khai thác đến tận cùng.
Đặc biệt là ở chặng cuối của quá trình sáng tác của ông cũng chưa có nhiều công trình
lớn.. Trong khi đây là đề tài thú vị và là vấn đề có ý nghĩa trong nghiên cứu sự vận động
và phát triển của tư tưởng nhà thơ.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu thời kì đổi mới
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
8


Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những sáng tác của Tố Hữu tập hợp trong 2 tập thơ:
“Một tiếng đờn “và “ Ta với ta “.
3.3. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài “ Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu thời đổi mới ” chúng tôi mạnh dạn bước
đầu tìm hiểu, nghiên cứu giá trị của hai tập thơ “Một tiếng đờn “ và “Ta với ta “ đối với
hành trình thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca Việt Nam giai đoạn này nói chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống hóa những tập thơ của tác giả từ đó rút ra
những đặc diểm về thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu.
4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Sử dụng phương pháp phân tích để đi vào từng bài thơ, tập thơ cụ thể, khai thác thế giới
nghệ thuật, cái tôi trữ tình. Từ đó nhằm làm nổi bật những đặc điểm quan trọng về nội
dung và nghệ thuật thơ Tố Hữu.

Sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát lại, rút ra đặc điểm chung và riêng của thơ
Tố Hữu ở chặng trước và thời kì đổi mới.
4.3. Phương pháp so sánh:
So sánh thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu trong những chặng đường sáng tác của nhà
thơ. Từ đó làm nổi bật tính kế thừa cũng như những đổi mới trong thơ ông.
5. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Khái niệm thế giới nghệ thuật và hành trình thơ Tố Hữu
Chương 2: Nội dung cảm hứng và hệ thống hình tượng
Chương 3: Những đổi mới về nghệ thuật thơ
Chƣơng 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH THƠ TỐ HỮU
1.1 Thế giới nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật

9


Thế giới nghệ thuật là một cụm từ càng gần đây càng được sử dụng nhiều cả trong đời
sống và trong học thuật. Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: Thế giới nghệ thuật là một
thế giới được tạo ra trong nghệ thuật. Nó hoàn toàn khác với thế giới thực tại vật chất hay
thế giới tâm lí của con người mặc dù nó phản ánh thế giới ấy.Thế giới nghệ thuật nhấn
mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư
tưởng và nghệ thuật...Mỗi thế giới nghệ thuật như một mô hình nghệ thuật trong việc
phản ánh thế giới, ứng với một cách quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế
giới.
Ở Liên Xô cũ vào những năm 70 của thế kỉ XX đã có một số công trình nghiên cứu về
khái niệm này như : “Thế giới nghệ thuật củaM.Gorki”, “'Thế giới nghệ thuật của
Sôlôkhốp”... Ở Việt Nam khái niệm được nhắc đến vào những năm 80 nhưng cách hiểu
của các tác giả chưa hoàn toàn cụ thể về nội dung của nó.
Năm 1985 trong luận án Tiến sĩ khoa học: "Sự hình thành và những vấn đề của chủ

nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại” Nguyễn Nghĩa Trọng
đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ thuật như sau: “Thế giới nghệ thuật là
một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất
cả kết quả của quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Nó là một chỉnh thể nghệ
thuật và một giá trị thẩm mĩ. Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực - đối tượng khách
quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ
thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật. Trong thế giới nghệ thuật chứa đựng sự phản
ánh hiện thực, tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Thế giới nghệ thuật không chỉ tương
đương đối với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó. Nó có thể bao gồm tất
cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn, một trào lưu nghệ thuật,một thời kỳ nhất
định của văn học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều dân tộc nhưng đồng thời cũng
có thể liên quan đến nhiều yêu tố khác của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình
tượng nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai được người nghệ sĩ tạo dựng
trong đó chứa đựng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con người …là thế
giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu văn học. mỗi dân tộc, mỗi
thời kỳ lịch sử để có thế giới nghệ thuật riêng của mình”
10


Năm 1992 nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa:
"Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác
phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu). Sáng tác nghệ thuật là một thế
giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc riêng của nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật có
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aristot đến Lưu Hiệp (1999), Nxb Văn học
2. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 2003), 150 thuật ngữ văn học, Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Phạm Quốc Ca (2003) Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975-2000 (chuyên luận), Nxb Hội
nhà văn
4. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá thông tin
5. Xuân Cang (1997), Phác thảo chân dung một số nhà văn Việt Nam hiện đại bằng các

quẻ Kinh dịch.
6. Nguyễn Việt Chiến (2008), Thơ Việt Nam 30 năm cách tân 1975-2005, Nxb Quân đội
nhân dân
7. Nguyễn Văn Dân (2000), Lý luận văn học so sánh, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục.
9. Nguyễn Đăng Điệp(2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học
10. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Thơ Việt Nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh, Nghiên
cứu văn học (11)
11. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục
12. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục.
13. Hà Minh Đức (chủ biên, 1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
14. Hà Minh Đức (1999), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hà Nội.
15. Hà Minh Đức (2008), Tố Hữu cách mạng và thơ, Nxb Văn học
16. Hà Minh Đức (2009), Tố Hữu toàn tập –tập 1, Nxb Văn học
17. Hà Minh Đức (1995), Một số tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc (Lời giới
thiệu tập thơ Tố Hữu), Nxb Giáo Dục
18. Hà Minh Đức (1998), Vui buồn trong thơ Tố Hữu, Tạp chí văn nghệ Quân đội
11


19. Teskhov (1986), Cá tính sáng tạo của nhà văn, Nxb Văn học.
20. Đào Thanh Hoa, Tố Hữu, nhà thơ cách mạng, Thành phẩm tạp chí văn nghệ Quân
đội, số 8 –1999
21.Tố Hữu (2002), Thơ Tố Hữu (chọn lựa, sửa chữa và sắp xếp), Nxb Văn học Tuổi trẻ
22.Tố Hữu (1998), Đối với tôi, làm thơ là làm cách mạng bằng thơ, Nhà văn nói về tác
phẩm NxbVăn học
23.Tố Hữu (2000), Nhớ lại một thời (Hồi ký), Nxb Hà Nội
24.Mai Hương (Tuyển chọn và biên soạn), Thơ Tố Hữu những lời bình, Nxb Văn hoá
thông tin
25.Trần Ngọc Hương (1999), Luận đề về Tố Hữu, Nxb Thanh niên

26. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1997), Từ điển thuật
ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
27. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn.
28. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên, 2003), Từ
điển thuật ngữ văn học (bộ mới), Nxb Thế Giới, Hà Nội
29. Lưu Hiệp (1997), Tinh hoa lý luận cổ điển Trung Hoa, Nxb Văn hóa thông tin
30. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hoá thông tin.
31. Mã Giang Lân, Hồ Thế Hà (1994), Sức bền của thơ, Nxb Hội nhà văn
32. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo Dục
33. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
34. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2001), Thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb Lao Động.
35. Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại nghĩ tiếp…, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội
36.Nguyễn Văn Long (1996), Thơ Tố Hữu trong đời sống phê bình nghiên cứu văn học
Việt Nam 50 năm qua ( trong Tố Hữu –Thơ và cách mạng), Nxb Hội nhà văn.
37.Nguyễn Văn Long (1998), Nhìn lại cuộc tranh luận về tập thơ “Từ ấy” (Lời nói đầu
trong cuộc thảo luận (1959 – 1960) về tập thơ Từ ấy), Nxb Hội Nhà văn.

12


38. Nguyễn Văn Long, Phê bình văn học với hai cuộc tranh luận vể thơ Tố Hữu,Tạp chí
Văn nghệ Quân đội ( số 8 –1998).
39. Phương Lựu (chủ biên, 2002), Lý luận văn học - tập1, Văn học – nhà văn -bạn đọc,
Nxb Đại học sư phạm Hà nội.
40. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Năm 1975 - 1990, Nxb ĐH Sư phạm
41. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đuờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb
Giáo dục.
42. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Lịch sử văn học Việt Nam - tập1, Nxb Đại học sư phạm.

43. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách,
Nxb Văn học.
44.Nguyễn Đăng Mạnh(1990), Con đường của Thơ Tố Hữu(Chân dung văn học), Nxb
Thuận Hoá -Huế
45. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.
45. Chu Văn Sơn (2007), Thơ, điệu hồn và cấu trúc, Nxb Giáo dục.
46. Trần Đình Sử (2001), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
47. Trần Đình Sử (2003), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục.
48. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
49. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục
50. Hoài Thanh, Hoài Chân (2008- tái bản), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học.
51.Hoài Thanh (1996), “Thơ Tố Hữu có một sức mạnh phi thường” (Lời giới thiệu trong
thơ Tố Hữu ), Nxb Gíao Dục
52. Từ điển văn học- tập I (1983), Nxb KHXH.
53. Từ điển văn học- tập II (1994), Nxb KHXH.
54. Từ điển Tiếng Việt (1992), Nxb Giáo dục.
55. Lê Trí Viễn (1997), Đến với thơ hay, Nxb Giáo dục
56. Đặng Thu Thuỷ (2010), “Cái tôi trữ tình trong di cảo thơ Chế Lan Viên”, Luận văn
Thạc sĩ (Đại học Sư phạm Hà Nội)

13


57. Ngô Thị Thanh Huyền (2011), “Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến”,
Luận văn Thạc sĩ (Đại học Sư phạm Thái Nguyên )
58. Nguyễn Thị Duyên (2012), “Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu”, Luận văn đại học
(Đại học Sư phạm Hà Nội)

14




×