TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
PHẠM HÀ THU
TÍNH SÁNG TẠO CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TẠO HÌNH CHO TRẺ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
PHẠM HÀ THU
TÍNH SÁNG TẠO CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TẠO HÌNH CHO TRẺ
Chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Mai
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không
sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của
riêng mình. Các thơng tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và
được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận văn.
Tác giả
Phạm Hà Thu
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Thị Nhƣ Mai, người đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận
tình trong suốt thời gian thực hiện và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Tâm lý học, Phòng đào tạo sau đại
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã động viên,
ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tơi tập trung nghiên cứu và hồn
thành bản luận văn của mình.
Phạm Hà Thu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 2
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ TÍNH SÁNG TẠO TRONG TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƢỜNG MẦM NON ............................................. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 5
1.1.1.Trên thế giới.......................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 10
1.2. Lý luận về sáng tạo ............................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm về sáng tạo và tính sáng tạo ............ Error! Bookmark not
defined.
1.2.2. Đặc điểm của sáng tạo ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Các cấp độ của sáng tạo ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Đánh giá mức độ sáng tạo ................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Lý luận về hoạt động tạo hình và tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
mầm non ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Khái niệm hoạt động tạo hình của trẻ mầm non ..... Error! Bookmark
not defined.
1.3.2. Đặc điểm của hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non ............... Error!
Bookmark not defined.
1.3.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
mầm non ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Khái niệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non ........... Error!
Bookmark not defined.
1.3.5. Các bước tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình
cho trẻ .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.1.Khái niệm tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt
động tạo hình cho trẻ ................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Những tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ
chức hoạt động tạo hình cho trẻ ................... Error! Bookmark not defined.
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo của giáo viên mẫu giáo
trong tổ chức hoạt động tạo hình ................. Error! Bookmark not defined.
1.5.1. Yếu tố khách quan ............................. Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Yếu tố chủ quan ................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ Error!
Bookmark not defined.
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ........ Error! Bookmark not
defined.
2.1.1. Vài nét chung về địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.1.2.Vài nét chung về các trường mầm non trong quận Thanh Xuân - thành
phố Hà Nội ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Tổ chức nghiên cứu .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý thuyết Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tổ chức nghiên cứu về mặt thực tiễn Error! Bookmark not defined.
2.3. Phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu Error! Bookmark not
defined.
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Phương pháp quan sát ........................ Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm .................. Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi . Error! Bookmark not defined.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Error! Bookmark
not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN .. Error! Bookmark not
defined.
3.1. Mức độ sáng tạo chung của giáo viên mầm non . Error! Bookmark not
defined.
3.2. Mức độ sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Các hình thức tổ chức hoạt động được giáo viên sử dụng trong các giờ
tạo hình ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ mầm non .................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Những thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
mầm non: ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
mầm non ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.5 Mối liên hệ giữa mức độ sáng tạo của giáo viên theo test TSD-Z và mức
độ sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ . Error! Bookmark not
defined.
3.6. Mối liên hệ giữa mức độ sáng tạo của giáo viên trong tổ chức hoạt
động tạo hình với thâm niên cơng tác .......... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Mức độ sáng tạo của giáo viên mầm non xét theo test TSD-Z .... 53
Bảng 3.2: Các tiêu chí đánh giá tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo
hình của giáo viên mầm non ................................................................. 58
Bảng 3.3: Những thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình ....... 74
Bảng 3.4: Những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình ....... 78
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mức độ sáng tạo chung của giáo viên mầm non ........................ 53
Biểu đồ 3.2: Mức độ sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động
tạo hình cho trẻ ................................................................................................ 57
Biểu đồ 3.3: Sử dụng nguyên vật liệu ............................................................. 59
Biểu đồ 3.4: Cách thức đặt vấn đề, cung cấp thông tin .................................. 61
Biểu đồ 3.5: Cách thức kích thích tính tích cực ở trẻ ..................................... 61
Biểu đồ 3.6: Cách thức cho trẻ thực hiện nội dung bài dạy ............................ 64
Biểu đồ 3.7: Cách thức giáo viên bao quát lớp ............................................... 64
Biểu đồ 3.8: Cách thức tổ chức, trưng bày sản phẩm ..................................... 65
Biểu đồ 3.9: Nhận xét, đánh giá sản phẩm ..................................................... 66
Biểu đồ 3.10: Liên hệ sản phẩm vào hoạt động .............................................. 69
Biểu đồ 3.11: Kết hợp với các hình thức nghệ thuật khác .............................. 70
Biểu đồ 3.12: Các hình thức tổ chức hoạt động trong giờ tạo hình ................ 71
Biểu đồ 3.13: Thuận lợi trong tổ chức hoạt động tạo hình ............................. 75
Biểu đồ 3.14: Khó khăn trong q trình tổ chức hoạt động tạo hình ............. 78
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, giáo dục và đào tạo đóng một vai
trò hết sức quan trọng, là nhân tố then chốt, là động lực thúc đẩy kinh tế phát
triển. Bởi vậy, tại hầu hết các quốc gia, các chính phủ đều coi giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Mục tiêu giáo dục của chúng ta là đào tạo con người
Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, kiến thức và trí tuệ, là người làm
chủ tương lai, làm cho đất nước ngày một giàu mạnh. Muốn đạt được mục
tiêu trên thì phải bắt đầu từ việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển của nhân cách con người. Lứa tuổi mầm non được ví như “thời kỳ
vàng của cuộc đời”, sự phát triển của trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển có
tính quyết định để tạo nên năng lực phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ trong
tương lai. Với đời sống người dân ngày càng được nâng cao và những tiế n bộ
không ngừng trong việc cải thiện chấ t lượng giáo dục , bậc giáo dục mầ m non
ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội.
Hoạt động tạo hình (HĐTH) ở trẻ mầm non là một trong những hoạt
động góp phần cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đây là hoạt động nghệ
thuật và là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, hình thành
và phát triển ở trẻ nhiều mầm mống sáng tạo. Nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá
và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung
quanh. Hoạt động này có đầy đủ điều kiện đảm bảo sự tác động đồng bộ lên
sự phát triển của trẻ về đạo đức – trí tuệ - thẩm mỹ và hình thành các phẩm
chất, kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội.
1
Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối
với trẻ mầm non. Tuy nhiên, việc trẻ có thể tiếp thu cũng như phát triển tốt
các năng lực của mình trong hoạt động tạo hình hay không lại phụ thuộc rất
lớn vào khả năng tổ chức của giáo viên. Nếu giáo viên tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ theo những phương pháp lạc hậu, rập khn, đi theo lối mịn sẽ
làm hạn chế khả năng của trẻ, ngược lại, nếu biết sáng tạo, sử dụng những
phương pháp hay và phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Vì
những lý do như vậy, đề tài “Tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ
chức hoạt động tạo hình cho trẻ” được chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng về tính sáng tạo trong hoạt động giảng dạy của giáo
viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ hiện nay và tìm hiểu
một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, nhằm đưa ra một số khuyến nghị
góp phần cải thiện và phát triển tính sáng tạo của giáo viên trong tổ chức hoạt
động tạo hình cho trẻ mầm non.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
120 giáo viên thuộc các trường mầm non thuộc địa bàn quận Thanh
Xuân – Thành phố Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Mức độ sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Tính sáng tạo của giáo viên mầm non hiện nay trong tổ chức hoạt động
tạo hình cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đạt mức trung bình. Mức độ sáng tạo trong
hoạt động tạo hình cho trẻ của giáo viên mầm non phụ thuộc phần lớn vào mức
độ sáng tạo nói chung của mỗi cá nhân và thâm niên giảng dạy của họ.
2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-
Xây dựng cơ sở lý luâ ̣n của đề tài : Phân tích tài liê ̣u để làm sáng tỏ
mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n , phương pháp luâ ̣n và phương pháp nghiên cứu liên
quan đế n tính sáng tạo của giáo viên mầm non và vi ệc tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ.
-
Nghiên cứu thực tra ̣ng mức độ sáng tạo của giáo viên mầm non
trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
-
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo của giáo
viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
-
Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động tạo hình của trường mầm non gồm nhiều nội dung, đề tài tập
trung nghiên cứu tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt
động tạo hình vẽ cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn (từ 5 – 6 tuổi).
- Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu:
Địa bàn nghiên cứu:
Trường mầm non Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội.
Trường mầm non Tràng An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Trường mầm non Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Khách thể nghiên cứu: 120 giáo viên.
Trong đó có:
40 giáo viên thuộc trường mầm non Thanh Xuân Bắc.
40 giáo viên thuộc trường mầm non Tràng An.
40 giáo viên thuộc trường mầm non Khương Đình.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
-
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Sử dụng phương pháp này để đọc các văn bản, tài liệu, tạp chí, báo cáo,
nghiên cứu khoa học, luận văn…ở trong và ngoài nước nghiên cứu về các lĩnh
3
vực có liên quan đế n tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt
động tạo hình cho trẻ, từ đó tiếp thu kết quả nghiên cứu từ hệ thống các tài liệu
này để làm rõ cơ sở lý luận của đề tài và làm rõ các khái niệm có liên quan.
-
Phương pháp quan sát.
Sử dụng để tìm hiểu cách thức tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên
mầm non.
-
Phương pháp trắc nghiệm.
Sử dụng trắc nghiệm TSD-Z của K.Urban để đo tính sáng tạo của
khách thể nghiên cứu.
-
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Xây dựng bảng hỏi gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở được sắp xếp một
cách hợp lý nhằm thu thập các thông tin tổng quan về tính sáng tạo của giáo
viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
Hình thức tiến hành: Phát phiếu hỏi và để khách thể tự làm độc lập.
-
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
Sử dụng phần mềm SPSS dành cho các nghiên cứu xã hội. Phương
pháp này để loại bỏ những kết quả nghiên cứu chưa đủ tin cậy và thống kê các
kết quả đạt độ tin cậy, đưa số liệu đã xử lý vào luận điểm nhận định của mình
để chứng minh các giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu.
4
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ TÍNH SÁNG TẠO TRONG TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Trên thế giới
Trên thế giới, sáng tạo không phải là vấn đề nghiên cứu độc tôn của tâm
lý học. Các học giả nghiên cứu sáng tạo dựa trên các tác phẩm văn học nghệ
thuật, tự thuật của các danh nhân, tiểu sử… để đi tìm nguyên nhân, sự khác
biệt nào dẫn đến sáng tạo ở con người.
Thuật ngữ khoa học về sáng tạo (Heuristics, Creatology hay
Asinveniendi) lần đầu tiên xuất hiện trong những cơng trình của nhà tốn học
Pappos sống vào nửa cuối thế kỷ III tại Alexandria – Hy Lạp. “Khoa học hóa
tư duy sáng tạo” hay sáng tạo, theo quan niệm lúc bấy giờ, là khoa học về các
phương pháp và quy tắc làm sáng chế, phát minh trong mọi lĩnh vực khoa
học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, chính trị, triết học, tốn học, qn sự…
Sau đó các nhà tốn học và triết học nổi tiếng như Descartes, Leibnitz,
Bernard Bolzano… đã có nhiều cố gắng thành lập hệ thống khoa học nghiên
cứu về khả năng sáng tạo của con người tuy nhiên điều này vẫn chưa thể thực
hiện được.
Rất lâu sau đó, khoa học sáng tạo hầu như bị lãng quên. Mãi đến giữa
thế kỷ XIX, các nhà xã hội học mới có những đóng góp đáng kể đầu tiên
trong việc giải quyết vấn đề sáng tạo. Họ cho rằng, bản chất của tính tích cực
sáng tạo là ở hoạt động tưởng tượng, nhờ hoạt động tưởng tượng mà kích
thích khả năng sáng tạo. Quan điểm này về sau đã được các nhà tâm lý học
Macxit ủng hộ và phát triển.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, vấn đề sáng tạo được chú ý nghiên cứu
mạnh do đây là thời điểm nhân loại có những bước tiến vượt bậc về khoa học
5
kỹ thuật và cũng do yêu cầu phát triển kinh tế của các nước. Trong đó, Mỹ và
Liên Xơ là hai nước có nhiều thành tựu to lớn và đáng kể nhất.
Ở nước Mỹ:
Nước Mỹ là một nước có nền khoa học – kỹ thuật phát triển vào bậc
nhất trên thế giới, bởi vậy các nhà khoa học ở đây có điều kiện thuận lợi về
mặt cơ sở vật chất để tiến hành các cơng trình nghiên cứu về sáng tạo.
Vào đầu những năm 1920, Lewis Terman tiến hành một số cơng trình
nghiên cứu về sáng tạo trên những học sinh có chỉ số IQ từ 140 trở lên. Cơng
trình này đã được đánh giá rất cao, sau đó ơng cịn nghiên cứu nhiều cơng
trình khác cũng về lĩnh vực sáng tạo và đã rút ra nhiều điều về các vấn đề
chung của sáng tạo như: nhân cách sáng tạo, sản phẩm sáng tạo…
Năm 1938, cuốn sách đầu tiên về vấn đề sáng tạo được xuất bản, đó là
cuốn sách của tác giả A.Osborn. Ông là một nhà kinh doanh nhưng lại hết sức
quan tâm đến lĩnh vực sáng tạo, đặc biệt là tư duy sáng tạo. Ông đã cho ra đời
4 cuốn sách về sáng tạo và được tái bản 26 lần. Một trong những cuốn sách đó
là cuốn sách giáo khoa “Ứng dụng của ý tưởng khoáng đạt” đã được sử dụng
tại 300 trường đại học và cao đẳng.
Năm 1944, William Gardon – nhà nghiên cứu sáng tạo người Mỹ - đã
đưa ra luận điểm chung về việc kích thích tư duy sáng tạo. Từ năm 1953 –
1959, ông đề xuất phương pháp sáng tạo với cái tên Xinetic (tiếng Hy Lạp
nghĩa là kết hợp các yếu tố khác chủng loại).Các nhóm Xinetic là các nhóm
bao gồm những người thuộc những ngành nghề khác nhau, gặp nhau với mục
đích giải quyết những vấn đề sáng tạo bằng con đường luyện trí tưởng tượng
và kết hợp với những yếu tố khơng thể dung hịa.
Việc nghiên cứu một cách có hệ thống về sáng tạo bắt đầu vào năm
1950 do nhà tâm lý học Mỹ J.P.Guilford đề cập.
6
Năm 1959, J.P.Guilford – Giáo sư trường Đại học Tổng hợp ở miền
nam California – là nhà Tâm lý học có cơng đầu tiên trong việc khẳng định sự
tồn tại của trí sáng tạo. Ơng đưa ra mơ hình trí tuệ gồm 120 thành tố, trong đó
có 61 thành tố thơng minh và 59 thành tố sáng tạo. Ơng cho rằng sáng tạo có
vai trị quan trọng trong mọi hoạt động tạo ra những giá trị mới chưa từng có
trong kinh nghiệm cá nhân, hoặc chưa từng có trong kinh nghiệm xã hội.
Đồng thời ơng khuyến khích các nhà Tâm lý học tham gia nghiên cứu vấn đề
này, theo hướng tìm cách trả lời những câu hỏi: Có thể nhận biết khả năng
sáng tạo của con người khơng? Nếu có thì bằng con đường nào? Có thể phát
triển được tiềm năng sáng tạo của con người khơng?
Từ đây, tính sáng tạo đã được các nhà Tâm lý học Mỹ thừa nhận là có
vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội lồi người.
Và từ lúc đó ở Mỹ xuất hiện rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng
tạo, chỉ tính riêng trong lĩnh vực tâm lý – giáo dục đã có tới 14 nhóm nghiên
cứu như: J. Holland, May, Mackinnon, F.Barron, F.P.Torrance… Nội dung
của các công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề cơ bản của hoạt động
sáng tạo như: những tiêu chuẩn cơ bản của hoạt động sáng tạo, bản chất, quy
luật của hoạt động sáng tạo, thuộc tính của nhân cách sáng tạo, vấn đề phát
triển năng lực sáng tạo.
Nước Mỹ đã đề ra yêu cầu cấp thiết cho các nhà khoa học và đầu tư lớn
cho những nghiên cứu tâm lý học về sáng tạo của con người với khẩu hiệu:
Để cho một quốc gia có thể sống sót thì mỗi cá nhân phải suy nghĩ sáng tạo.
Nước Mỹ đã gặt hái nhiều thành công về lĩnh vực sáng tạo nhờ chính sách
phát triển này. Từ đó đến nay, nước Mỹ vẫn tiếp tục phát triển nghiên cứu từ
việc chẩn đoán, phát triển các thành tố tạo nên sự sáng tạo nhằm chú trọng
phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.
7
Ở Liên Xô:
Các nghiên cứu của các nhà Tâm lý học ở Liên xô về vấn đề sáng tạo
chủ yếu dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. Các nghiên cứu này tương đối có hệ thống, tồn diện và sâu sắc về tính
sáng tạo của con người.
Nhà Tâm lý học A.N.Luk có cơng trình “Tâm lý học sáng tạo” nghiên
cứu những vấn đề lý luận chung của hoạt động sáng tạo.
V.V.Puskin nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của tư duy
sáng tạo, mối quan hệ giữa tư duy sáng tạo và vô thức.
B.M.Kedrop, M.G.Iarosepxki nghiên cứu những vấn đề tâm lý học của
hoạt động tư duy khoa học, những đặc điểm chung và đặc thù của hoạt động
phát minh của các nhà khoa học.
Các nhà tâm lý học L.X.Vugotxki và X.L.Rubinstein nhấn mạnh ảnh
hưởng qua lại giữa tư duy và tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo, đánh giá
sự có mặt tất yếu của tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tư duy.
P.A.Rudich – giáo sư, tiến sỹ Tâm lý học người Nga – nghiên cứu các
đặc điểm cơ bản của quá trình tưởng tượng sáng tạo, đưa ra quan niệm rằng
không phải bất kỳ loại tưởng tượng nào cũng có thể tham gia vào q trình
sáng tạo được mà chỉ có những loại tưởng tượng sáng tạo với những nét tiêu
biểu như sau:
- Nền tảng kiến thức chung lớn, kinh nghiệm thực tiễn nhiều.
- Nảy sinh ý niệm dưới hình thức khái qt chung nhất mang tính chất
nguyên tắc; thử giải quyết nhiệm vụ trong thực nghiệm cụ thể hoặc trong thử
nghiệm có tính chất cấu trúc.
- Biến ý niệm chung ban đầu thành giải pháp cụ thể.
- Thể hiện lý thuyết trong các thí nghiệm, chứng minh lý thuyết đó,
thể hiện ý niệm sáng chế thành sản phẩm cụ thể.
8
Ngồi ra, tác giả cịn quan tâm nghiên cứu ý đồ cá nhân, tâm trạng,
cách thức, khả năng, vai trò của tưởng tượng, tư duy đối với quá trình sáng
tạo của con người.
Bên cạnh các nhà Tâm lý học Mỹ và Liên Xô, các nhà Tâm lý học Ba
Lan, Đức, Tiệp Khắc, Bulgari cũng rất quan tâm nghiên cứu vấn đề sáng tạo
cả về lý luận lẫn thực nghiệm.
Năm 1984, nhà Tâm lý học người Đức Erika Landau trong cuốn sách
của mình đã khẳng định: “Trí sáng tạo là một thuộc tính bổ sung, mở rộng trí
thơng minh. Trí sáng tạo được hình thành dựa trên trí thơng minh, nó mở rộng
và nâng cao trí thơng minh bằng cách tìm ra mối quan hệ mới giữa những
thông tin đã biết”. [17,tr.205]
M.A.K.Naudov – viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Bungary – đã có cơng
trình nghiên cứu về bản chất sáng tạo của văn học. Trong tác phẩm “Tâm lý
học sáng tạo văn học” ông đã đề cập đến các vấn đề quá trình sáng tạo, các
yếu tố ý thức của sáng tạo văn học và vấn đề cảm hứng sáng tác dưới góc độ
triết học duy vật biện chứng.
Năm 1994, trắc nghiệm sáng tạo TSD- Z của tác giả người Đức Klaus
K. Urban ra đời. Đây là dạng trắc nghiệm phi ngôn ngữ (vẽ tranh) được thiết
kế cho cả trẻ em và người lớn, thời gian là 15 phút, đưa ra một trang giấy test
có 6 hoạ tiết trong đó 5 hoạ tiết nằm trong khung hình chữ nhật, một hoạ tiết
nằm ngoài khung này, các nghiệm thể được yêu cầu phải hoàn thiện bức tranh
dựa trên các hoạ tiết đã cho theo ý của riêng mình. Các bức tranh sau đó được
chấm điểm theo 14 tiêu chí, phản ánh cấu trúc sáng tạo mà trắc nghiệm muốn
đo lường theo mơ hình lý thuyết sáng tạo của Klaus K. Urban.
=> Tóm lại:
Có thể thấy rằng nghiên cứu về sáng tạo là một lĩnh vực được các nhà
tâm lý học rất quan tâm, đặc biệt là trong những năm gần đây, các lĩnh vực
9
nghiên cứu về sáng tạo ngày càng phong phú và phát triển, có thể tựu trung
thành một số hướng nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ quá trình sáng tạo, bao gồm các
bước đi đến những ý tưởng sáng tạo mới.
- Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ nhân cách, làm cơ sở định hướng và
phát triển những nhân cách sáng tạo.
- Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ văn hóa: nghiên cứu những yếu tố
văn hóa tác động đến tính sáng tạo của con người.
- Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ sinh lý thần kinh: nhằm lý giải sáng
tạo dưới góc độ sinh học.
- Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ phân tích sản phẩm hoạt động, làm
cơ sở để đánh giá mức độ sáng tạo của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Mỗi nhà khoa học nghiên cứu về sáng tạo đều có cách nhìn và cách
hiểu riêng của họ, có người nghiên cứu về quy luật, có người nghiên cứu về
bản chất… tuy nhiên hầu như mọi nghiên cứu đều hướng đến mục đích phát
triển tính sáng tạo của con người một cách tồn diện nhất. Điều đó có nghĩa là
tất cả các nhà khoa học đều nhận thấy tầm quan trọng và tính thực tiễn của
việc nghiên cứu tính sáng tạo, từ việc nghiên cứu trên lý thuyết và thực
nghiệm các nhà khoa học mong muốn có thể tìm ra những phương pháp hiệu
quả giúp tăng cường khả năng sáng tạo của con người nói riêng và thúc đẩy
sự phát triển của xã hội nói chung.
1.1.2. Ở Việt Nam
Năm 1990, Viện Khoa học giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là
cơ quan khoa học đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về trí sáng tạo của học
sinh. Các nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra con đường giáo dục có thể
phát huy tối đa tính sáng tạo ở học sinh nước ta.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Thị Bằng (1998), Bước đầu đánh giá về tưởng tượng sáng tạo của sinh
viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ.
2. A.G.Covaliov (1971), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục.
3. Phan Dũng (1992), Làm thế nào để sáng tạo, Ủy ban Khoa học và Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phạm Minh Hạc (1991), Tâm lý học, NXB Giáo dục.
5. Thúc Hanh (1996), Sáng tạo và thưởng ngoạn, Tạp chí Văn hóa nghệ
thuật.
6. Nguyễn Trọng Hoàn, Liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật – phẩm chất
tâm lý sáng tạo trong giảng văn học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 4/1998.
7. Lê Huy Hồng (2002), Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích
sự sáng tạo của con người Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Huyên, Cấu trúc của hình tượng nghệ thuật – khả năng gợi
mở của nó đối với các tiềm năng sáng tạo, Tạp chí Triết học, số 4/1987.
9. Phạm Thu Hương (2000), Tiềm năng sáng tạo và biểu hiện của nó trong
vận động theo nhạc ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, Luận văn Thạc sỹ.
10. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã
hội, NXB Chính trị Quốc gia.
11. Đỗ Thị Thanh Mai (2000), Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ mẫu
giáo lớn 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vẽ, Luận văn Thạc sỹ.
12. M.A.Nanđôp (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, NXB Văn học.
13. Phạm Thành Nghị (2011), Những vấn đề Tâm lý học sáng tạo, NXB Đại
học Sư phạm.
14. P.A.Rudich (1980), Tâm lý học, NXB Thể dục thể thao
15. Huỳnh Văn Sơn (2009), Tâm lý học sáng tạo, NXB Giáo dục.
11
16. Trần Văn Tính (2007), Những điều kiện phát triển tư duy sáng tạo cho
học sinh trong nhà trường phổ thơng, Tạp chí Khoa học Giáo dục (19), tr 8 –
12. Lê Thanh Thủy(2006), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
mầm non, NXB Đại học Sư Phạm.
17. Nguyễn Huy Tú (2000), Nghiên cứu ứng dụng bộ trắc nghiệm TSD-Z của
Klaus K.Urban trên trẻ em tuổi học sinh tiểu học, Báo cáo Khoa học đề tài
cấp Bộ, B98-49-56, Viện Khoa học Giáo dục.
18. Nguyễn Huy Tú (2002), Về tiềm năng sáng tạo của học sinh hiện nay,
Tạp chí Giáo dục số 25, t3.
19. Nguyễn Huy Tú (2004), Vấn đề tư duy sáng tạo và chỉ số sáng tạo, Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục, số 11 năm 2004.
20. Nguyễn Huy Tú (2005), Về tính sáng tạo và chỉ số sáng tạo CQ, NXB
Chính trị quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Huy Tú (2006), Hiện trạng mức độ tính sáng tạo của sinh viên Sư
phạm, Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
22. Nguyễn Huy Tú (2007), Bộ trắc nghiệm sáng tạo TSD – Z của Klaus
K.Urban với những ứng dụng ở nước ngoài và Việt Nam, NXB Đại học Sư
phạm.
23. Nguyễn Ánh Tuyết (cb) (2002), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non: Từ
lọt lòng đến 6 tuổi, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
24. Từ điển Triết học (1986), NXB Tiến Bộ Matxcơva.
25. Nguyễn Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, NXB Giáo dục Hà Nội.
26. L.X.Vưgôtxki (1968), Tâm lý học nghệ thuật (Hoàn Lam và Kiên Giang
dịch, 1995), NXB Khoa học Xã hội, trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
27. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội.
Tài liệu nước ngồi
12
28. Arinond.J.E (1962), Education for Innovation, In: Source book of
Creative Thinking, New York.
29. Getzels J. and Jackson P (1962), Creativity and intelligence: Explorations
with gifted students, New York.
30. Getzels (1970), J.W & Jackson, P.W, The highly intelligent and the highly
creative adolescent, Penguin.
31. Guilford J.P (1970), Creativity American Psychologist, The Haworts
Press, Inc. New York.
32. Kenneth.M.Heilman (2005), Creativity and the Brain, Psychology Press,
Tay&Francis Group, 270 Mandison Avenue, New York, NY10016.
13