Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghệ thuật phân tích tâm lý trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.63 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

BÙI THỊ MAI

NGHỆ THUẬT PHÂN TÍCH TÂM LÝ TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2014


®¹i häc quèc gia hµ néi
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

BÙI THỊ MAI

NGHỆ THUẬT PHÂN TÍCH TÂM LÝ TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số : 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp Nghệ thuật phân tích tâm lý trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975 là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Đoàn Đức Phương.
Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong khóa luận là trung thực và có
xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Bùi Thị Mai


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS Đoàn Đức Phương, người thầy đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới tất cả các thầy giáo, cô giáo trong
trường, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho tôi vốn kiến thức và tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong suốt khóa học tại trường, giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng
giúp đỡ, chia sẻ với tôi những điều kiện, kiến thức học tập để tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu
trong gia đình đã ủng hộ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Bùi Thị Mai


MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 3
2.Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 4
3.Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu..................................................... 9
4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 9
5.Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 10
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ NGHỆ THUẬT PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN
VẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Error!
Bookmark not defined.
1.1. Khái lược về nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật trong văn học ........... Error!
Bookmark not defined.
1.1.1. Nhân vật trong văn học ......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2.Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật .... Error! Bookmark not defined.
1.2.Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu ........... Error! Bookmark not
defined.
1.2.1.Cuộc đời Nguyễn Minh Châu ................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2.Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu .... Error! Bookmark not
defined.
1.2.2.1.Quan niệm về văn học và hiện thực .... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.2.Quan niệm nghệ thuật về con người ... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.3.Quan niệm về trách nhiệm của người nghệ sĩ.... Error! Bookmark not
defined.

Chương 2: CÁC DẠNG THỨC CỦA NGHỆ THUẬT PHÂN TÍCH TÂM
LÝ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU
1975 ................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Đối thoại nội tâm...................................... Error! Bookmark not defined.

1


2.1.1. Lý thuyết về đối thoại nội tâm trong văn học ...... Error! Bookmark not
defined.
2.1.2. Đối thoại nội tâm trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1. Đối thoại tâm linh .............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Đối thoại tưởng tượng ........................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Độc thoại nội tâm ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Lý thuyết về độc thoại nội tâm trong văn học ..... Error! Bookmark not
defined.
2.2.2. Độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Độc thoại nội tâm về tình yêu ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Độc thoại nội tâm về cuộc sống hàng ngày ...... Error! Bookmark not
defined.
2.3. Dòng ý thức .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Lý thuyết về dòng ý thức trong văn học Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Dòng ý thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ...... Error!
Bookmark not defined.
2.3.2.1. Mô típ giấc mơ ................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2.2. Hồi ức ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2.3. Dòng suy tưởng .................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN

VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 . Error!
Bookmark not defined.
3.1. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ............. Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Khái lược về ngôn ngữ trong văn học... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Ngôn ngữ phân tích tâm lý trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau
1975 ................................................................. Error! Bookmark not defined.
2


3.1.2.1. Ngôn ngữ đời thường ......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.2. Ngôn ngữ hiện đại đậm chất trữ tình và giàu triết lí Error! Bookmark
not defined.
3.2. Giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ........... Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Khái lược về giọng điệu trong văn học . Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Giọng điệu phân tích tâm lý trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau
1975 ................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2.1. Giọng điệu thâm trầm, triết lý ............ Error! Bookmark not defined.
3.2.2.2. Giọng điệu phức điệu, đan xen .......... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 11

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Minh Châu là một trong số ít những nhà văn hiện đại Việt Nam đã thu
hút được sự chú ý mạnh mẽ, đa chiều của giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác cũng

như công chúng yêu văn học trong và ngoài nước.
Nguyễn Minh Châu là một trong số những tác giả có tác phẩm được chọn vào
chương trình giảng dạy trong nhà trường phổ thông ở nhiều cấp. Các tác phẩm được
chọn hầu hết được sáng tác sau năm 1975, và điều quan trọng hơn cả đó đều là
những truyện ngắn.
Nguyễn Minh Châu là một hiện tượng văn học vừa độc đáo vừa lớn lao của văn
học Việt Nam hiện đại vào cuối thế kỷ XX. Nguyễn Minh Châu bước vào nghề văn
hơi muộn nhưng ông được coi là “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” cho
sự nghiệp đổi mới văn học. Ông thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng
chiến chống Mỹ. Những tác phẩm của ông trước năm 1975 đã phản ánh được không
khí sôi nổi của cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, khắc họa chân dung những
người dũng sĩ dũng cảm, kiên cường đang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Những trang
viết chan chứa tinh thần nhân văn và sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của
Nguyễn Minh Châu về chiến tranh, về người lính đã đưa tên tuổi ông đến với đông
đảo công chúng và khẳng định vị trí xứng đáng của ông trong văn học chống Mỹ.
Chiến tranh kết thúc, cuộc sống thời hậu chiến mở ra trước mắt những người
cầm bút bao vấn đề cần quan tâm. Đối với Nguyễn Minh Châu đó là mảnh đất mới
mẻ đầy thử thách song vô cùng hấp dẫn thôi thúc nhà văn tìm hiểu, khám phá bằng
tất cả tài năng và tình yêu cuộc sống. Nhà văn tiếp tục khẳng định ngòi bút của
mình qua các tập tiểu thuyết: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Những người đi
từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu; đặc biệt là với ba tập truyện ngắn: Bến quê,
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu nổi lên như
một cây bút viết truyện tài hoa nhất được dư luận chú ý quan tâm. Và nét nổi bật
trong tác phẩm của nhà văn là khả năng đi sâu vào miêu tả và phân tích tâm lý nhân
vật.
Xuất phát từ sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, văn học Việt Nam
cuối thế kỷ XX nói chung và nhà văn Nguyễn Minh Châu nói riêng đã xây dựng
4



một thế giới nhân vật mới mẻ và phong phú. Thế giới nhân vật ấy đã thực sự phá vỡ
khung cấu trúc của nhân vật truyền thống. Tác giả đi sâu vào phân tích, miêu tả tâm
lý nhân vật với những giằng xé nội tâm, những đối thoại tâm tưởng cộng với nó là
những lát cắt trong giấc mơ, dòng suy nghĩ…
Với những đột phá ấy đã khuyến khích người viết đi tìm hiểu về một khía cạnh
trong thế giới nhân vật của ông. Đó là vấn đề Nghệ thuật phân tích tâm lý trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Minh Châu được xem là một hiện tượng nổi bật của văn học thập niên
80 của thế kỉ XX. Hành trình văn học của nhà văn khởi nguyên từ truyện ngắn Sau
một buổi tập in trên Văn nghệ quân đội số 10/1960 và khép lại với truyện ngắn
Phiên chợ Giát được viết ngay trên giường bệnh trong những giờ phút cuối cùng
của cuộc đời ông. Hai mươi chín năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã vắt kiệt mình
trên trang giấy, cố gắng đưa đến cho bạn đọc những tác phẩm nghệ thuật đích thực,
những chiêm nghiệm, suy nghĩ chân thành về con người, về cuộc đời và nghề văn.
Hai mươi chín năm, ông đã để lại mười ba tập văn xuôi và một tập tiểu luận phê
bình. “Thật ra quãng thời gian cầm bút và lượng đầu sách ấy không thể nói là
nhiều. Điều đáng nói ở đây là với trí tuệ và trái tim mẫn cảm, Nguyễn Minh Châu
đã làm việc, suy nghĩ nghiêm túc nên mỗi tác phẩm của ông ngay từ khi mới ra đời
đều được bạn đọc cũng như giới phê bình đón nhận nồng nhiệt vì nó thực sự có ích
cho cách mạng, cho cuộc sống”[39;13 -14]. Ông là nhà văn tiêu biểu, gắn liền với
văn học chống Mĩ và công cuộc đổi mới văn học sau 1975. Trong những năm đầu
của thế kỉ XXI này, người ta vẫn thường nhắc đến ông như một gương mặt nhà văn
“dũng cảm mà điềm đạm nhất” trong số những người cầm bút cùng thời với ông.
Bởi ông là người dám nghĩ, dám nói và dám làm. Với khuôn khổ bài viết, chúng tôi
chỉ đề cập đến những bài viết đáng chú ý.
Đương thời, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từng là đề tài tranh luận sôi nổi của
bạn đọc nói chung và của giới phê bình nói riêng. Tháng 6 năm 1985, tuần báo Văn
nghệ tổ chức cuộc hội thảo Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đầy của
Nguyễn Minh Châu với sự tham gia của nhiều nhà phê bình, nhà nghiên cứu văn

học, những người làm công tác biên tập, những nhà văn có tiếng như: Đào Vũ, Bùi
5


Hiển, Phan Cự Đệ, Tô Hoài, Xuân Thiều, Lê Lựu, Nguyễn Kiên, Vũ Tú Nam,… Tất
cả đều tập trung bàn luận xoay quanh vấn đề về Nguyễn Minh Châu đã đổi mới hay
chưa, về sự thể hiện chủ đề tư tưởng của nhà văn, về nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong các truyện ngắn Dấu vết nghề nghiệp, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, Khách ở quê ra, Cỏ lau, Bức tranh,… Có hai luồng ý kiến trái ngược nhau:
Với luồng ý kiến thứ nhất, các nhà văn như Lê Lựu, Tô Hoài, Nguyễn Khải,
Phong Lê,… lại đánh giá cao sự tìm tòi và đổi mới của Nguyễn Minh Châu. Ông
được khẳng định là: “một trong những nhà văn duy trì sự tìm tòi, góp phần làm cho
văn học không nhạt, giúp cho văn học có cái để bàn”, “nhìn đâu cũng ra truyện
ngắn” (Lê Lựu); “nhà văn có sức quyến rũ người đọc tham dự và yêu cầu cuộc
sống” (Tô Hoài); ông còn là người “có giọng điệu riêng. Cái đa giọng điệu, cái đa
thanh của cuộc đời đã đi vào tác phẩm” (Phong Lê);… Do đó, ngòi bút của nhà văn
tham gia vào cuộc đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt, “truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu giúp níu chúng ta lại” (Phong Lê).
Nếu như luồng ý kiến thứ nhất đánh giá cao tài năng và sự đổi mới trong văn
chương của Nguyễn Minh Châu thì ngược lại, luồng ý kiến thứ hai còn nghi ngờ,
phân vân về hướng đi và sự tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật của ông. Các tác giả
như Bùi Hiển, Phan Cự Đệ, Xuân Thiều,… sau khi đọc tác phẩm đã đưa ra những
nhận định hoài nghi rằng nhà văn “đẩy sự tìm tòi khám phá về nội tâm, về tính cách,
về hình ảnh cuộc sống và ý nghĩa cuộc đời theo một hướng có vẻ phức tạp hơn,
nhưng chưa chắc đã là sâu sắc hơn”. Hay “do sự quá say sưa phân tích mổ xẻ nào
đó, cái chủ đích ấy, cái niềm tin ấy như bị hẫng hụt. Đồng thời, hình tượng quả có
kém đi vẻ chân thực sinh động và sức mạnh thuyết phục” (Bùi Hiển). Còn Phan Cự
Đệ đã mạnh dạn nói lên những băn khoăn của mình về văn chương của Nguyễn
Minh Châu như sau: “Ở một số truyện, bàn tay dẫn dắt của tác giả quá rõ”, “một số
tác phẩm của Nguyễn Minh Châu được xác định có tính chất khiên cưỡng”, “Cảm

hứng của tác giả hơi gán ghép”, “một số truyện chỉ đi bên lề, không đi vào trung
tâm công cuộc xây dựng”. Nhà văn Xuân Thiều nhận xét: “Đọc xong truyện ngắn
gần đây của anh, tôi tự lý giải mãi mà vẫn không sao nắm bắt được cái điều anh
muốn nói”, “những nhân vật của anh đưa ra có vẻ không thật”, “câu chuyện lại

6


thiếu cái gì đó để người ta đủ tin”, “anh ham nói nhiều điều mà chưa tập trung vào
điều chủ yếu”…
Tuy có những luồng ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều thừa nhận
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ sau 1975 có nhiều cái mới. Nhà văn đã biết đi
sâu và khám phá về con người, về cách nhìn con người trong và ngoài chiến tranh,
về hiện thực được và mất mà chiến tranh để lại,... Để tổng kết lại những nhận định,
đánh giá thẳng thắn, sâu sắc, trung thực của các đồng nghiệp, các nhà phê bình,
người viết xin trích lại những ý kiến được coi là tâm huyết khi nhận xét về văn
chương và con người Nguyễn Minh Châu như: lời phát biểu của nhà văn Xuân
Trường: “Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm gần đây là một hiện tượng,
là một khuynh hướng tìm tòi trong nghệ thuật của chúng ta… Nguyễn Minh Châu
muốn soi rọi vào từng con người, để phân biệt, để so sánh, để nhận chân và cuối
cùng để đấu tranh cho cái mới, cho lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Anh muốn từ cái
hàng ngày và thường ngày, anh muốn vượt ra khỏi cái gì đã khô cứng, cái gì như đã
thành định kiến, kể cả bản thân mình để đi tìm điều anh mong ước, đi tìm vấn đề và
tìm cách thể hiện. Tôi nghĩ, chỉ riêng ý định ấy, tinh thần trách nhiệm ấy, chúng ta
đã phải trân trọng” [30;377]; Lê Lựu từng nói: “Nguyễn Minh Châu là người góp
phần làm văn học không tẻ nhạt”; Nguyễn Khải khẳng định: “Nguyễn Minh Châu là
người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người
mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này"[79].
Là nhà văn có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới văn học, do đó
Nguyễn Minh Châu còn là đề tài khai thác của các khóa luận, luận văn, luận án của

sinh viên, học viên các trường. Tiêu biểu là luận án tiến sĩ của Phạm Thị Thanh Nga
với đề tài Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Luận án này
đã đi sâu vào việc nghiên cứu các dạng thức cơ bản của lời văn nghệ thuật, đồng
thời khảo sát cách sử dụng lời văn trên cấp độ từ ngữ, câu văn, giọng điệu và làm rõ
mối quan hệ giữa ngôn từ, quan niệm nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn. Hay
như luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Thu Huyền với đề tài “Hình tượng
tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975” đã đi tìm hiểu quan
niệm nghệ thuật về con người và sự đổi mới cách nhìn về con người trong truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975, đồng thời còn khai thác các yếu tố trần
7


thuật như điểm nhìn, giọng điệu và sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng. Bên
cạnh đó, còn có Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu
luận của học viên Trần Thị Lan Phương với việc chỉ ra quan niệm của nhà văn về
hiện thực và việc phản ánh hiện thực, về nhân vật trong tác phẩm văn học và trong
thực tế sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Ở đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu của học viên Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đã khai thác về
cuộc sống và con người trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu, đồng thời chỉ ra được phương thức biểu hiện trong truyện ngắn của nhà văn
trước và sau 1975…. Ngoài ra, còn phải kể đến tác giả Trịnh Thu Tuyết với luận
văn thạc sĩ về Nghệ thuật truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu và luận án
tiến sĩ với đề tài Sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của văn xuôi
đương đại. Hay một số luận án về Nguyễn Minh Châu khi được so sánh với nhiều
nhà văn khác như: Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và
Nguyễn Minh Châu với tác giả Đỗ Thị Hiên; Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân
vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ
của tác giả Lê Thị Sao Chi,… Đây là những đề tài mang tính thiết thực và đã chỉ ra
được những đặc điểm về nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, đồng thời
chỉ ra được sự vận động của nó trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu lớn như trên còn có hàng loạt những bài
viết riêng lẻ về các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đăng trên các báo,
tạp chí như: Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Huỳnh Như Phương,
Báo Văn nghệ, số 3 năm 1984; Ấn tượng về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu
với tác giả là Nguyễn Thị Minh Thái, Tạp chí Văn học số 3 năm 1985; Lại Nguyên
Ân với bài viết Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu, Tạp chí Văn
học, số 3 năm 1987; Trần Đình Sử với Bến quê, một phong cách nghệ thuật có
chiều sâu, Báo Văn nghệ, số 8 năm 1987; Nguyên Ngọc với Khóc Nguyễn Minh
Châu, Báo Tuổi trẻ Chủ nhật, năm 1989; Đỗ Đức Hiểu với Đọc Phiên chợ Giát của
Nguyễn Minh Châu, Báo Văn nghệ, số 7 năm 1990; Nguyễn Văn Hạnh với Nguyễn
Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người, Tạp chí Văn học,
số 3 năm 1993; Đoàn Đức Phương với Chiếc thuyền ngoài xa và thông điệp nghệ
thuật của Nguyễn Minh Châu, Phebinhvanhoc.com.vn;… Với những công trình
8


nghiên cứu này, đã phần nào chỉ ra được tài năng nghệ thuật và phong cách sáng tác
của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan là người luôn theo sát từng chặng đường sáng
tác của Nguyễn Minh Châu và đã viết rất nhiều bài về các tác phẩm của ông. Các
bài viết đều được đăng trên các báo, tạp chí, hay tại các cuộc hội thảo,…Sau này,
các bài viết được tập hợp và đưa thành chuyên luận với nhan đề Phong cách nghệ
thuật Nguyễn Minh Châu. Việc ra đời chuyên luận này cho chúng ta thấy được sự
đóng góp của nhà văn Nguyễn Minh Châu vào tiến trình văn học của dân tộc, đặc
biệt là vai trò của ông trong những năm 80 của thế kỉ XX đầy biến động. Bên cạnh
đó, tác giả Tôn Phương Lan còn có một cái nhìn khách quan và khoa học khi bày tỏ
quan điểm của mình về thành quả của nhà văn. Những khía cạnh đã được tác giả
Tôn Phương Lan nghiên cứu trong chuyên luận này là phong cách, tư tưởng, nhân
vật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ,… Có thể nói, cuốn sách đã tổng kết
một chặng đường nghệ thuật đầy nhọc nhằn với những phát hiện tinh tế trong tài

năng sáng tạo của Nguyễn Minh Châu từ tiểu thuyết sang truyện ngắn.
Ngoài chuyên luận trên, chúng ta còn thấy khoảng 150 bài viết lớn nhỏ được tập
hợp trong cuốn Nguyễn Minh Châu – Con người và tác phẩm của tác giả Nguyễn
Trọng Hoàn giới thiệu và tuyển chọn. Các bài viết liên quan đến tác phẩm và con
người Nguyễn Minh Châu, những hồi ức về nhà văn đã đăng trên các báo, tạp
chí,…cũng đều được tập hợp, phân loại, chọn lọc, lên danh sách trong những cuốn
Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu về tác gia
và tác phẩm,... Tất cả đã phác họa chân dung và sự nghiệp của nhà văn tài năng
Nguyễn Minh Châu, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện và đánh giá đầy đủ về sự
đóng góp, đổi mới về cách nghĩ, cách viết của ông. Ngoài ra, cần phải kể đến bộ
Nguyễn Minh Châu toàn tập (gồm 5 tập), do Mai Hương biên soạn, sưu tầm, giới
thiệu và được Nxb Văn học ấn hành. Đây là bộ sách quý được biên soạn rất công
phu giúp các nhà nghiên cứu và bạn đọc tiếp tục khám phá tác phẩm và thế giới
nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát lại lịch sử nghiên cứu về truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu, chúng tôi nhận thấy: mặc dù có một vài ý kiến đã bàn bạc về
một số khía cạnh của nghệ thuât, ngôn ngữ, nhân vật,… nhưng vẫn chưa có công
9


trình nào nghiên cứu chuyên biệt về nghệ thuật phân tích tâm lý trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975. Vì vậy, việc đi tìm hiểu nghệ thuật phân tích tâm lý
trong truyện ngắn của nhà văn mang một ý nghĩa quan trọng và cần thiết.
Với luận văn này, chúng tôi mong muốn tiếp thu những ý kiến của những người
đi trước, mặt khác hy vọng bổ sung và phát triển thêm vào vấn đề còn đang bỏ ngỏ,
đó là: Nghệ thuật phân tích tâm lý trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khía cạnh tâm lý nhân vật trong truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, được in trong tập truyện Nguyễn
Minh Châu tuyển tập truyện ngắn, do nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2006.

Xuất phát từ lòng yêu mến, quý trọng nhân cách và tài năng của nhà văn, người
viết sẽ đi sâu nghiên cứu những dạng thức của nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật,
đồng thời tìm hiểu về ngôn ngữ, giọng điệu của nhà văn trong việc xây dựng nên
những nhân vật trong tác phẩm của mình. Với mục đích này, chúng tôi hy vọng sẽ
góp thêm một điểm nhấn trong tài năng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh
Châu.
Phạm vi nghiên cứu trong luận này không chỉ dừng lại ở những truyện ngắn của
nhà văn Nguyễn Minh Châu sau 1975, mà người viết còn mở rộng thêm ở những
truyện ngắn trước 1975 để so sánh. Nếu có thể, người viết còn mở rộng đến những
tiểu thuyết, tiểu luận phê bình của nhà văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Người viết ý thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn phương pháp trong khi
nghiên cứu. Do đó trong bài viết này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp hệ thống
Phương pháp thống kê
Phương pháp lịch sử - xã hội
Phương pháp tiểu sử
Phương pháp tiếp cận văn hóa học
10


Phương pháp tiếp cận thi pháp học....
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có ba
chương:
Chương 1: Khái lược về nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật và hành trình sáng
tác của Nguyễn Minh Châu

Chương 2: Các dạng thức phân tích tâm lý nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu sau 1975
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau
1975

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Sách, báo lí luận phê bình, tác phẩm và tƣ liệu các luận văn, luận án
1. Vũ Tuấn Anh, Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại, Tạp
chí Văn học, số 9, 1996.
2. Đào Tuấn Ảnh, Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8, 2005
3. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2003.
4. Lại Nguyên Ân, Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, H, 1998.
5. Lại Nguyên Ân, Tôn Phương Lan, Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm,
Nxb Khoa học xã hội, H, 1999.
6. Nguyễn Thị Bình, Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường: Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải, Nxb Giáo dục, H, 2002.
7. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H, 2001.
8. Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, H, 2006.
9. Lê Thị Sao Chi, Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Luận án tiến sĩ,
trường Đại học Vinh, 2010.
10. Phạm Vĩnh Cư (dịch), M.Bakhtin - Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội
nhà văn, 2003.
11. Nguyễn Văn Dân, Nghiên cứu văn học, lí luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, 1999.
12. Nguyễn Thị Doanh, Di cảo Nguyễn Minh Châu, Nxb Hà Nội, H, 2009.
13. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2001.
14. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, H, 2001.
15. Trần Thanh Địch, Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, 1980.
16. Nguyễn Đăng Điệp, Thơ chống Mỹ thành tựu và những kinh nghiệm nghệ
thuật, báo Thơ, số 23, 2005.
17. Hà Minh Đức, Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H, 1999.
18. Lê Bá Hán, Thuật ngữ nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sư phạm Vinh, 1974.
19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb
Giáo dục Việt Nam, H, 2010.
12


20. Đỗ Thị Hiên, Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và
Nguyễn Minh Châu, Luận án tiến sĩ, trường Đại học KHXH&NV, 2007.
21. Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và học văn, Nxb Văn học, H, 1997.
22. Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới đọc và bình văn, Nxb Hội nhà văn, 1999.
23. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, 2000.
24. Đào Duy Hiệp, Thơ và truyện và cuộc đời, Nxb Hội nhà văn, 2000.
25. Đào Duy Hiệp, Phê bình văn học từ lý thuyết đến hiện đại, Nxb Giáo dục, H, 2008.
26. Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, 2000.
27. Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, nxb Giáo
dục, H, 2002.
28. Nguyễn Thị Huệ, Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt Nam từ 1980
đến 1986 (Qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Mạnh Tuấn), Luận án tiến sĩ, Viện Văn học, 2000.
29. Nguyễn Thị Thu Huyền, Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu sau 1975, Luận văn thạc sĩ, trường ĐHKHXH&NV, 2007.
30. Mai Hương, Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật, Nxb Văn hóa
thông tin, H, 2005.
31. Mai Hương, Nguyễn Minh Châu toàn tập, tập 1, Nxb Văn học, H, 2001.

32. Mai Hương, Nguyễn Minh Châu toàn tập, tập 2, Nxb Văn học, H, 2001.
33. Mai Hương, Nguyễn Minh Châu toàn tập, tập 3, Nxb Văn học, H, 2001.
34. Mai Hương, Nguyễn Minh Châu toàn tập, tập 4, Nxb Văn học, H, 2001.
35. Mai Hương, Nguyễn Minh Châu toàn tập, tập 5, Nxb Văn học, H, 2001.
36. Phạm Thị Hương, Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao
trước cách mạng, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2005.
37. Lê Thị Hường, Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn
1975-1995, Luận án tiến sĩ, trường ĐHKHXH&NV, 1995.
38. Khrapchencô M.B, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb
Tác phẩm mới, H, 1978.
39. Tôn Phương Lan, Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học
xã hội, H, 2002.

13


40. Tôn Phương Lan, Tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Luận
án phó tiến sĩ, Viện Văn học, 1996.
41. Nguyễn Văn Long, Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau cách mạng
tháng Tám, Nxb Giáo dục, 2001.
42. Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, 2003.
43. Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết, Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi
mới văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm, 2008.
44. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học (ba tập), Nxb Giáo dục, H, 2010.
45. Phương Lựu, Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Nxb Văn học, H, 2001.
46. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong cách,
Nxb Văn học, 2003.
47. Vương Trí Nhàn, Sổ tay truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, H, 1998.
48. Phùng Quý Nhâm, Văn hóa và văn học từ một góc nhìn, Nxb VH &TTNCQH, 2003.
49. Phạm Thị Thanh Nga, Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh

Châu, Luận án tiến sĩ, Học viện Hàn Lâm Khoa học – Xã hội, 2012.
50. Phạm Duy Nghĩa, Nhà văn Nguyễn Minh Châu và cảm hứng nhân văn, Nxb
Hội nhà văn, H, 2006.
51. Nhiều tác giả, 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, H, 1999.
52. Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam 1975-1985: Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội
nhà văn, 1997.
53. Nhiều tác giả, Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự
thật, 1994.
54. Nhiều tác giả, Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học, 1996.
55. Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên, 2000.
56. Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam thế kỉ XX – Những vấn đề lịch sử và lí luận,
Nxb Giáo dục, 2005.
57. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển
học, Đà Nẵng – Hà Nội, 2005.
58. Trần Thị Lan Phương, Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê
bình tiểu luận, Luận văn thạc sĩ, trường ĐHKHXH&NV, 2008.
14


59. Trần Đình Sử, Giọng điệu nghệ thuật và chủ nghĩa cảm thương trong Truyện
Kiều, Tạp chí Văn học số 2, 1999.
60. Trần Đình Sử, Những vấn đề lí luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2002.
61. Trần Đình Sử, Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, 2001.
62. Trần Đình Sử, Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội, H, 2004.
63. Trần Đình Sử (dịch), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, 1998.
64. Trần Đăng Suyền, Nhà văn, hiện thực cuộc sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn
học, 2002.

65. Tuấn Thành, Anh Vũ, Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu – tác phẩm và dư luận,
Nxb Văn học, 2002.
66. Nguyễn Thị Phương Thảo, Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học KHXH&NV, 2008.
67. Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2000.
68. Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Minh Châu: “Từ dấu chân người lính” đến lão
Khúng ở quê, Nxb Kim Đồng, 2011.
69. Nguyễn Thị Kim Tiến, Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ hướng tiếp cận thi
pháp tác giả, Luận văn thạc sĩ, trường ĐHKHXH&NV, 1999.
70. Trần Viết Thiện, Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến
nay, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2012.
71. Lê Ngọc Trà, Lý luận và văn học, Nxb Trẻ Tp. HCM, 1988.
72. Trịnh Thu Tuyết, Sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của văn
xuôi đương đại, Luận án tiến sĩ, trường ĐHSP Hà Nội, 2001.
73. Trịnh Thu Tuyết, Nguyễn Minh Châu với nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
truyện ngắn, Tạp chí Văn học, số 1 năm 1999.
74. Nguyễn Văn Vui, Nguyễn Minh Châu, nhà văn đi tiên phong trong thời kì đổi
mới, Luận văn thạc sĩ, trường ĐHKHXH&NV, 1999.
B. Tài liệu báo, mạng:

15


75. Hiền Nguyễn, Văn học và Văn hoá tâm linh, những biến chuyển xưa – nay,
/>76. Nguyễn Minh Châu, Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa,

77. Nikolai Nikulin, Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh, tapchinhavan.vn.
78. Trần Đình Sử, Văn học và văn hóa tâm linh, />79. />C3%A0_v%C4%83n)


16



×