Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đặc điểm của ca dao dân ca đối đáp ở đồng bằng bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.01 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

CÁP THỊ NHƯ HUỆ

ĐẶC ĐIỂM CỦA CA DAO DÂN CA ĐỐI ĐÁP Ở
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian

Hà Nội-2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

CÁP THỊ NHƯ HUỆ

ĐẶC ĐIỂM CỦA CA DAO DÂN CA ĐỐI ĐÁP Ở
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học dân gian
Mã số:60220125

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Hương

Hà Nội-2014


2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các vấn
đề được mô tả, phân tích và tổng kết trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Cáp Thị Như Huệ

LỜI CẢM ƠN

3


Luận văn của tôi đã được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của TS.
Hà Thị Thu Hương. Tôi xin chân thành cảm ơn cô vì nhờ sự chỉ dẫn của tận
tình của cô, tôi đã chọn được một đề tài mà càng đi sâu vào nghiên cứu tôi
càng cảm thấy có nhiều điều thú vị. Cô cũng đã tạo điều kiện hết sức để tôi có
thể tiếp cận và sử dụng tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Tôi cũng xin
bày tỏ lòng biết ơn đối với ông Nguyễn Thành Tuấn – Phó viện trưởng
Viện Khoa học phát triển Nhân lực Kinh tế và Văn hoá là người đã giúp
đỡ, hỗ trợ cho tôi về mặt tư liệu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thày
Nguyễn Hùng Vĩ và các thầy cô trong khoa Văn học, trường ĐH Khoa học
Xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
luận văn này. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cụ Đặng Thị Thanh,
người thôn Đào Quạt, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, Hưng Yên, cụ Nguyễn Hữu
Bổn ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên, ông Phạm Xuân
Dư trưởng thôn Đào Quạt đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình khảo sát ở địa phương. Tôi cũng rất cảm ơn các bác, các cô trong Sở

Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Hưng Yên, Thư viện tỉnh Hưng Yên đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong việc tìm tư liệu và tiếp xúc với địa phương.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện

Cáp Thị Như Huệ

MỤC LỤC

4


PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 13
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 13
5. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 14
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 14
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 16
Chương 1: Những đặc điểm chung về vùng đồng bằng Bắc Bộ và ca dao
dân ca đối đáp ................................................................................................... 16
1.1. Những đặc điểm chung về vùng đồng bằng Bắc Bộ ................................. 16
1.1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ............................ 16
1.1.2. Đặc điểm môi trường văn hóa tín ngưỡng ............................................. 21
1.2. Giới thuyết về ca dao dân ca đối đáp vùng đồng bằng Bắc Bộ. ............... 29
1.2.1. Giới thuyết về khái niệm ........................................................................ 29
1.2.2. Một số thể loại ca dao dân ca ................................................................. 32
1.2.2.1. Hát Ví .................................................................................................. 32
1.2.2.2. Hát Trống quân.................................................................................... 34

1.2.2.3. Hát Quan họ......................................................................................... 37
Chương 2. Một số đặc điểm nội dung của ca dao dân ca đối đáp ở đồng
bằng Bắc Bộ ..................................................................................................... 40
2.1. Ca dao dân ca đối đáp diễn tả tình yêu cảnh vật quê hương, đất nước ..... 40

5


2.2. Ca dao dân ca đối đáp thể hiện tình yêu đôi lứa ....................................... 50
2.3. Ca dao dân ca đối đáp thể hiện phong tục, tập quán ................................. 63
Chương 3. Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao dân ca đối đáp ở đồng
bằng Bắc Bộ ..................................................................................................... 74
3.1. Diễn xướng ................................................................................................ 74
3.1.1. Không gian diễn xướng .......................................................................... 74
3.1.2. Hình thức diễn xướng ............................................................................. 82
3.1.2.1. Đối đáp ................................................................................................ 82
3.1.2.2. Ứng tác ................................................................................................ 87
3.2. Thể thơ....................................................................................................... 90
3.3. Ngôn ngữ và làn điệu ................................................................................ 96
3.3.1.Ngôn ngữ ................................................................................................. 96
3.3.2. Làn điệu .................................................................................................. 102
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 112
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 117

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
6


ĐBBB


Đồng bằng Bắc Bộ

H hoặc HN

Hà Nội

TQ

Trống quân

TQ1

Trống quân một

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

PGS/TS

Phó Giáo sư/ Tiến sĩ

PHẦN MỞ ĐẦU

7


1. Lí do chọn đề tài.
1. Việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống với những nét văn

hóa đặc sắc, quý giá trong kho tàng văn hóa văn học dân gian của ông cha
đang là một thách thức lớn trong thời đại hiện nay. Muốn gìn giữ những
giá trị truyền thống của dân tộc, của quốc gia phải bắt đầu từ mỗi địa
phương, mỗi vùng miền. Việt Nam một đất nước có tới 54 dân tộc anh em.
Mỗi dân tộc lại có những nét sinh hoạt văn hoá mang đậm sắc thái vùng
miền thể hiện rõ bản sắc riêng của từng vùng văn hóa với tính cách con
người nơi đó. Các sinh hoạt văn hóa do con người tạo dựng nhằm duy trì
và phát triển đặc trưng văn hóa của tộc người mình.
Sinh hoạt văn hóa qua hát đối đáp được thể hiện trong ca dao dân ca
thường có ca từ bằng lời thơ dân gian cô đọng, súc tích, dễ thuộc, dễ nhớ,
dễ hát nên được trao truyền, kế thừa và sáng tạo liên tục. Những ca từ này
đã mang nội dung phản ánh xã hội, lịch sử và thể hiện được những tâm tư,
tình cảm của các thành viên trong các cộng đồng tộc người Việt Nam với
tình yêu đôi lứa, tình yêu cuộc sống, quê hương, đất nước mình.
Xét về bản chất ca dao và dân ca hầu như không có ranh giới rõ rệt.
Nói một cách ngắn gọn và đơn giản, dân ca thường là những bài hát dân
gian do quần chúng nhân dân sáng tác, diễn xướng và lưu truyền. Ở dân ca,
yếu tố văn học (lời ca) và âm nhạc (làn điệu) cùng thể thức diễn xướng gắn
bó với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Còn ca dao thường được hiểu
là lời của bài hát dân ca khi tách lời ca ra khỏi điệu hát.
Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác và được lưu truyền từ
đời này qua đời khác. Đây là một loại hình nghệ thuật rất đặc sắc và mỗi
vùng miền lại có những cách thể hiện mang sắc thái riêng của từng vùng
miền, từng địa phương. Hiện nay tình hình sinh hoạt diễn xướng hát dân ca

8


cũng như ca dao dân ca đối đáp đang dần vắng bóng trong đời sống tinh
thần của người dân lao động. Nguyên nhân của sự mai một này phần nhiều

là do người dân trong những hoàn cảnh khách quan khác nhau đã ít chú ý
đến những điệu hát mà ông cha đã sáng tạo và gìn giữ. Dưới sự tác động
của công nghệ thông tin, của khoa học kĩ thuật, ngày nay dân chúng được
tiếp xúc với nhiều dòng nhạc khác nhau. Chính điều này đã khiến cho
người dân đặc biệt là giới trẻ dần xa rời, không quan tâm tới nghệ thuật
truyền thống, trong đó có ca dao dân ca đối đáp.
2. Chúng ta từ thời thơ ấu đã được nghe những lời hát ru, những câu
ca dao dân ca trữ tình thấm đượm tình nghĩa. Để giữ gìn và bảo tồn những
làn điệu dân ca ấy, các nhà nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu
và sưu tầm ca dao Việt Nam nói chung. Ca dao dân ca đối đáp là một bộ
phận trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam có giá trị trên cả phương diện
văn chương và âm nhạc, có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần
người dân lao động. Ca dao dân ca đối đáp có tính chất tập thể, thích ứng
với nhiều hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân. Trong thời kì hiện nay,
ca dao dân ca đối đáp vẫn được duy trì ở nhiều vùng miền, tuy nhiên ít
được các thế hệ trẻ biết tới và sẽ ngày càng mai một nếu không có những
biện pháp bảo tồn và phát huy. Mặc dù ca dao dân ca đã và đang được
khảo cứu trên nhiều bình diện theo hướng nghiên cứu tổng quát nhưng vẫn
còn thiếu những công trình chuyên sâu nghiên cứu về ca dao dân ca đối
đáp của Việt Nam nói chung, đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Chính vì vậy,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm của ca dao dân ca đối
đáp ở đồng bằng Bắc Bộ” cho luận văn của mình.

2. Lịch sử vấn đề.

9


Ca dao dân ca là loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc, đã đi
sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân các vùng miền, phản ánh những

tâm tư tình cảm của con người trên khắp mọi miền của đất nước. Cho đến
nay, nhiều công trình nghiên cứu ca dao dân ca đã có những đóng góp quan
trọng trong việc khám phá sự phong phú và sâu sắc của thể loại này. Đã có
nhiều nhà nghiên cứu cất công đi sưu tầm và nghiên cứu dân ca ở nhiều
phương diện, với mục đích chung nhất là sưu tầm, giới thiệu dân ca các
vùng miền tới nhiều độc giả để góp phần duy trì nét đẹp văn hóa trong sinh
hoạt diễn xướng dân ca và để lưu truyền kho tàng ca dao dân ca Việt Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã có một số công trình ghi
chép lại ca dao dân ca của người Việt như: Tục ngữ phong giao (1928) của
Nguyễn Văn Ngọc, Tục ngữ ca dao (1932) của Phạm Quỳnh. Trong các
công trình này, các học giả ít quan tâm đến vấn đề dị bản, không chú ý đến
việc giải thích ý nghĩa của điển cố, địa danh mà chỉ nhằm gìn giữ vốn cổ.
Ca dao dân ca là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực như âm
nhạc, văn hóa dân gian, dân tộc học,... bởi vậy nó đã được nghiên cứu từ
nhiều góc độ chuyên môn khác nhau. Từ việc khảo sát các công trình viết
về ca dao dân ca nói chung như: Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt
Nam (1934) của Nguyễn Văn Huyên, Dân ca (1954) của ban Âm nhạc Hội Văn nghệ Việt Nam Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (1978), của Vũ
Ngọc Phan, Văn học dân gian Việt Nam (2006) GS. Đinh Gia Khánh chủ
biên, Ca dao dân ca Việt Nam: tinh tuyển, (2005) của Kiều Văn, … đã cho
chúng tôi cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu ca dao dân ca Việt
Nam nói chung.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phan Kế Bính (2001), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hoá –


Thông tin, Hà Nội.
2.

Nguyễn Hữu Bổn (sưu tầm, biên soạn), Hát trống quân Dạ

Trạch, Tài liệu điền dã tháng 3 năm 2011.
3.

Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc

người, Nxb Văn hóa dân tộc, HN.
4.

Chu Ngọc Chi (1934), Các bài hát Ví, nhà in Thái Sơn.

5.

Lê Văn Chưởng (2004), Dân ca Việt Nam: những thành tố của

chỉnh thể nguyên hợp, Nxb Khoa học Xã hội.
6.

Ngô Đạt (2005), Hát Ví ở Bắc Giang, Nxb Văn hóa Thông tin.

7.

Lâm Minh Đức (2005), Dân ca quan họ Bắc Ninh: 100 lời cổ,

Nxb Thanh niên.
8.


Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh

Nhị (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
9.

Tuấn Giang (2006), Giá trị nghệ thuật của diễn xướng dân gian

Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin.
10. Dương Quảng Hàm (1961), Việt Nam Văn học sử yếu, Bộ
QGGD.
11. Bùi Trọng Hiền (1998), Hát trống quân Dạ Trạch, Báo cáo
Khoa học, Viện Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật, HN.
12. Nguyễn Văn Hòa (2011), Dân ca Thái vùng Tây Bắc – Việt
Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin.

11


13. Lan Hương (2005), Ca dao Việt Nam về tình yêu đôi lứa, Nxb
Văn hóa Thông tin.
14. Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, Nxb ĐH Quốc gia
Hà Nội.
15. Đinh Gia Khánh (1983), Ca dao Việt Nam, Nxb Văn học.
16. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
17. Đinh Gia Khánh (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn
học.
18. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam dưới sự
phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2006), Văn học dân gian Việt Nam,
Nxb Giáo dục.
20. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (1997), Kho tàng diễn
xướng dân gian Việt Nam.
21. Vũ Tiến Kỳ (chủ biên) - Nguyễn Đức Can (2010), Tục ngữ ca
dao Hưng Yên, Nxb Văn hoá – Thông tin.
22. Nguyễn Phúc Lai (2008), Hưng Yên – vùng phù sa văn hoá,
Nxb Trẻ.
23. Mã Giang Lân, Nguyễn Đình Bưu (1976), Hát ví đồng bằng Hà
Bắc, Ty văn hóa Hà Bắc.
24. Mã Giang Lân, Lê Chí Quế, Đinh Gia Khánh (1977), Tục ngữ,
câu đố, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Trường Đại học Tổng hợp.

12


25. Vũ Tự Lập (chủ biên) (1991), Văn hóa và dân cư đồng bằng
sông Hồng, Nxb Khoa học Xã hội.
26. Đặng Văn Lung (1997), Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt
Nam, tập 1, Nxb Văn hóa dân tộc.
27. Đặng Văn Lung (1978), Quan họ: nguồn gốc và quá trình phát
triển, Nxb Khoa học Xã hội.
28. Nguyễn Thụy Loan (2006), Dân ca Quan họ Bắc Ninh – Một di
sản độc đáo, Tạp chí Văn hóa dân gian số 5, tr 28 -39.
29. Phạm Phúc Minh (1994), Tìm hiểu dân ca Việt Nam, Nxb Âm
nhạc.
30. Tú Ngọc (1994), Dân ca người Việt: Thể loại và hình thức, Nxb
Âm nhạc.
31. Trần Việt Ngữ (2001), Hát trống quân làng Xuân Cầu (huyện
Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), Tạp chí Văn hóa Dân gian số 6, tr3 –tr11.

32. Trần Việt Ngữ (2002) , Hát trống quân, Nxb Văn hóa dân tộc.
33. Trần Việt Ngữ, Trương Đình Quang, Hoàng Chương (1963),
Dân ca miền Nam trung bộ, Nxb Văn hóa.
34. Vũ Ngọc Phan, Lê Anh Tra, Nguyễn Huy Hồng (1978), Diễn
xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu, Viện nghệ thuật.
35. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb
Khoa học Xã hội.
36. Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc
(1962), Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn học.

13


37. Trần Linh Quý, Hồng Thao (1997), Tìm hiểu dân ca quan họ,
Nxb Văn hóa dân tộc.
38. Trần Linh Quý (2012), Trên đường tìm về quan họ, Nxb Văn
hóa – Thông tin.
39. Lê Chí Quế (2001), Văn hoá dân gian: Khảo sát và nghiên cứu,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
40. Lê Chí Quế (chủ biên) - Võ Quang Nhơn - Nguyễn Hùng Vĩ
(2004), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
41. Ngô Phạm Toán (2009), Hát trống quân Dạ Trạch, Luận văn
Thạc sĩ Văn hoá học, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
42. Hồng Thao (1997), Dân ca quan họ, Nxb Âm nhạc.
43. Hà Văn Tấn (chủ biên) (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa
Việt Nam: những công trình nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn
Huyên, Nxb KHoa học Xã hội.
44. Sông Thao - Đặng Văn Lung (1999), Tuyển tập Văn học Dân
gian Việt Nam: Dân ca ( Tập IV, quyển 2), Nxb Giáo dục.
45. Nguyễn Thành Tuấn (2010), Văn học dân gian Hưng Yên, Nxb

Văn hoá – Thông tin, 2010.
46. Tô Ngọc Thanh (2006), Dân ca Việt Nam: những làn điệu dân
ca phổ biến, Nxb Âm nhạc.
47. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1990), Quan niệm về folklore, Nxb
Khoa học Xã hội.
48. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa Vùng và Phân vùng văn hóa ở
Việt Nam, Nxb Trẻ.

14


49. Đặng Diệu Trang, Thiên nhiên thực vật ruộng vườn trong ca
dao dân ca đông bằng Bắc bộ, Viên nghiên cứu văn hóa.
(www.vanhoahoc.vn)
50. Kiều Văn (2005), Ca dao – dân ca Việt Nam: Tinh tuyển, Nxb
Đồng Nai.
51. Trần Quốc Vượng (2009),Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo
dục, H.
52. Tô Vũ, Trần Kiết Tường (1955), Dân ca Việt Nam, H. Kuy Sơn.
53. Phạm Thu Yến (Chủ biên) (2007), Giáo trình Văn học dân
gian: dành cho học viên ngành Ngữ văn – Hệ đào tạo Tại chức và Từ xa,
Nxb Đại học Sư Phạm.
54. Nguyễn Khắc Xương (2010), Ví giao duyên: Nam nữ đối ca,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
55. Nhiều tác giả (1954), Dân ca, Nxb Văn nghệ.
56. Nhiều tác giả (2005), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế Giới,
HN.
57. Nhiều tác giả (2006), Văn hoá – Văn nghệ dân gian Hưng Yên:
đôi nét phác thảo, Nxb Hội Nhà văn.
58. Nhiều tác giả (2006), Không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh –

bảo tồn và phát huy, Nxb Thông tin – Sở VHTT Bắc Ninh.

15



×