Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tư tưởng triết học của SFreud

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.74 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ VÂN HÀ

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
CỦA S.FREUD

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ VÂN HÀ

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
CỦA S.FREUD
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số
: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN ANH TUẤN
2. TS. NGUYỄN VĂN SANH

HÀ NỘI - 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn và TS. Nguyễn
Văn Sanh. Các số liệu, tài liệu trong luận án trung thực, bảo đảm tính
khách quan. Các tài liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả

Tạ Thị Vân Hà


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......6
1.1. Những nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời tư tưởng triết học của S.Freud.....6
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu tư tưởng triết học căn bản của Freud ...............10
1.3. Nhóm công trình nghiên cứu quan niệm của Freud về tôn giáo, đạo đức và
văn hóa ................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Nhóm công trình nghiên cứu và đánh giá tư tưởng triết học của Freud . Error!
Bookmark not defined.
Chƣơng 2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH TƢ
TƢỞNG TRIẾT HỌC FREUD ................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Sự hình thành tư tưởng triết học Freud trong điều kiện kinh tế, xã hội và văn
hóa tinh thần phương Tây cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ..... Error! Bookmark
not defined.
2.2. Những tiền đề khoa học của sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học
Freud ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.3. Những tiền đề triết học của tư tưởng triết học Freud ... Error! Bookmark not
defined.
Chƣơng 3. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢN THỂ LUẬN VÀ NHẬN
THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC FREUD ........ Error! Bookmark not defined.
3.1. Quá trình hình thành tư tưởng triết học của Freud ....... Error! Bookmark not
defined.
3.2. Bản thể luận triết học của Freud ..................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Nhận thức luận trong triết học của Freud ....... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 4. QUAN NIỆM CỦA FREUD VỀ TÔN GIÁO, ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN
HÓA ..........................................................................................................................87
4.1. Quan niệm tôn giáo ......................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Quan niệm đạo đức ......................................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Quan niệm văn hóa ......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 5. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
CỦA FREUD ............................................................... Error! Bookmark not defined.
5.1. Vị trí của triết học Freud trong tư tưởng nhân loại thế kỷ XX ............... Error!
Bookmark not defined.
5.2. Một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của Freud ................. Error!
Bookmark not defined.
1


KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................11

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại vô cùng phức tạp, con người
vẫn luôn phải đối mặt với vô vàn những vấn đề tâm - sinh lý nan giải. Việc tìm ra
định hướng sống phù hợp với bản chất văn hóa, nhân văn của mình là một nhiệm vụ
thực sự cấp bách của con người hiện nay. Lịch sử văn minh nhân loại cho chúng ta
thấy, phần lớn những thành tựu mà con người đã đạt được cho tới nay đều dựa trên
khoa học, tư duy lý tính vốn chủ yếu được hình thành vào thời cận đại ở Tây Âu.
Tuy nhiên, định hướng tư duy và lối sống duy khoa học - kỹ thuật, kỹ trị và việc đề
cao thái quá những giá trị vật chất do văn minh công nghệ mang lại đã đưa loài
người đến những thảm họa của thời hiện đại, mà biểu hiện rõ nhất là hai cuộc chiến
tranh thế giới ở thế kỷ XX. Nguy hiểm hơn, cách tiếp cận duy lý cực đoan về con
người, bản tính người đã đơn giản hóa nhiều vấn đề của tồn tại người, làm lu mờ
nhiều đặc điểm quan trọng của con người, khiến cho nó bị đẩy vào tình trạng bế tắc
dù cố gắng vùng vẫy để thoát ra khỏi những tình huống sinh hoạt hiểm nghèo. Hoàn
cảnh sinh tồn của người phương Tây hiện đại đã làm cho họ lâm vào khủng hoảng
tinh thần sâu sắc, buộc người ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng và toàn diện hơn “thế giới
nội tâm”, bản tính người của mình như cơ sở chắc chắn để có được định hướng giá
trị đáng tin cậy. Phân tâm học gắn liền với tên tuổi Sigmud Freud, ra đời trong bối
cảnh đó và đã có lời giải đáp cho việc nhận thức một cách khá đầy đủ, toàn diện về
bản tính người trong xã hội hiện đại.
Cho đến nay, các quan điểm phân tâm học cơ bản của Freud không những
vẫn bảo toàn giá trị mà còn được các thế hệ kế tiếp ông làm phong phú, sâu sắc và
phát triển toàn diện hơn. Tư tưởng của Freud hiện nay không chỉ được nghiên cứu
đơn thuần như một lý thuyết y học hay tâm lý học, mà còn được nghiên cứu ở các
khía cạnh triết học, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, nhân học, xã hội học… nhằm tạo
dựng giá trị, lối sống và hơn nữa là giúp con người hiểu một cách sâu sắc và phong
phú hơn về chính bản thân mình. Tất cả những lĩnh vực nghiên cứu đó và ứng dụng
của chúng cho thấy ảnh hưởng của phân tâm học đã tạo ra một sự quan tâm đặc biệt,
sâu sắc, có ý nghĩa to lớn, không chỉ đối với triết học, mà còn đối với các tri thức

3


khoa học xã hội nói chung. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phân tâm học trên phương
diện triết học chưa được thực hiện nhiều, nhất là ở Việt Nam. Phân tâm học thực ra
không quá xa lạ với giới trí thức Việt Nam, bởi nó đã được giới thiệu từ những năm
30 - 40 của thế kỷ trước. Khi ấy, nội dung phân tâm học chủ yếu được quan tâm là
sự ứng dụng những lý thuyết của Freud để lý giải hoạt động sáng tác và phê bình
văn học, nghệ thuật. Điều đó cho thấy việc tiếp nhận tư tưởng của Freud thời kỳ đầu
và sau này còn mang tính chọn lọc, một chiều.
Trong bối cảnh tiếp biến văn hóa toàn cầu và hội nhập quốc tế hiện nay,
chúng ta không thể tránh đối diện với những vấn đề của con người sống trong xã
hội hiện đại. Những áp lực và đòi hỏi của xã hội công nghiệp đã khiến cho con
người rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí còn làm gia tăng
số ca mắc bệnh tâm thần. Một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên hiện nay ở nước
ta đang hiểu lầm, hiểu sai về lối sống và văn hóa phương Tây, đặc biệt là về cuộc
cách mạng tình dục dường như được khởi xướng từ lý thuyết Freud, nên đã có
những hành vi lệch chuẩn so với đạo đức truyền thống và thuần phong mỹ tục của
dân tộc. Lối sống gấp và ích kỷ, thói đạo đức giả đang trở thành hiện tượng phổ
biến trong xã hội đang là những vấn đề báo động cho cả gia đình lẫn xã hội và đặt
ra những thách thức cho nền giáo dục Việt Nam. Mặt khác, trong quá trình đổi mới,
Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương coi con người là nguồn lực nội sinh quan
trọng nhất để xây dựng và phát triển đất nước, thì việc xem xét một cách nghiêm túc
các quan niệm về con người cũng như tư tưởng triết học của Freud để có một cái
nhìn khách quan, biện chứng về nó nhằm góp thêm một hướng đi mới trong nghiên
cứu con người Việt Nam hiện đại là một việc làm vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý
nghĩa thực tiễn cấp bách. Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Tư
tưởng triết học của S. Freud làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình với hy
vọng làm rõ tư tưởng triết học Freud trong phân tâm học đồng thời gợi ý một cách
tiếp cận mới, tìm hướng đi mới cho nghiên cứu con người Việt Nam trong xã hội

hiện đại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống nội dung tư tưởng triết học
chủ yếu của Freud và trình bày những giá trị, hạn chế của nó.
4


Nhiệm vụ:
- Trình bày những điều kiện và tiền đề cho sự hình thành và phát triển tư
tưởng triết học của Freud, trong đó tập trung làm rõ tiền đề triết học.
- Phân tích những nội dung cơ bản của triết học Freud trên các phương diện
bản thể luận, nhận thức luận về cái vô thức để thấy được những đóng góp mới của
ông trong quan niệm về vô thức và con người.
- Trình bày có hệ thống quan điểm triết học xã hội của Freud về tôn giáo, đạo
đức và văn hóa dựa trên bản thể luận vô thức.
- Luận án chỉ ra những ảnh hưởng của triết học Freud đến một số trào lưu tư
tưởng phương Tây hiện đại và bước đầu đánh giá những giá trị và hạn chế của tư
tưởng triết học Freud.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung cơ bản và những
giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của Freud.
Phạm vi: Luận án tập trung khảo cứu, làm rõ những nội dung triết học chủ
yếu: vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, vấn đề tôn giáo, đạo đức và triết học văn
hóa qua một số tác phẩm tiêu biểu của Freud. Đồng thời chỉ ra sự tác động của tư
tưởng triết học Freud đến một số trào lưu tư tưởng chủ yếu: Phân tâm học, Hiện
tượng học, Triết học hiện sinh, Triết học và Tâm lý học mác xít.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
- Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm triết học Mác - Lênin về mối
quan hệ giữa ý thức xã hội với tồn tại xã hội, về sự thống nhất lý luận và thực tiễn

trong nghiên cứu tư tưởng triết học.
- Luận án cũng dựa trên quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam về việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại nhằm góp phần làm
phong phú hơn đời sống tinh thần của nhân dân ta trong thời kỳ mới.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu
biện chứng như: thống nhất lịch sử - logic; phân tích và tổng hợp; đối chiếu so sánh
tài liệu; phương pháp hệ thống - cấu trúc…

5


5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án phân tích, làm rõ để khẳng định rằng, Freud có tư tưởng triết học
và được nảy sinh từ chính những tiền đề triết học với những nội dung phong phú,
sâu sắc đáp ứng được khuôn mẫu của một học thuyết triết học kinh điển.
- Luận án đã xác định được vị trí của ông trong dòng chảy triết học phương
Tây hiện đại và chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của ông.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần nghiên cứu có hệ thống những nội dung triết
học cơ bản trong tư tưởng của Freud - một lĩnh vực vẫn chưa được nghiên cứu chuyên
sâu ở Việt Nam - để làm rõ những đóng góp về mặt triết học của Freud trong việc mở
ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu con người Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên cao học quan tâm tìm hiểu tư tưởng triết học của Freud và cho các nhà nghiên
cứu có mong muốn vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu con người ở Việt Nam
hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 5
chương, 15 tiết.


6


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Phân tâm học gắn liền với Sigmud Freud ra đời đã được hơn 100 năm. Ngay
từ khi mới xuất hiện, trào lưu tư tưởng này đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của
dư luận và giới nghiên cứu. Ở nhiều nước trên thế giới đã diễn ra những tranh luận
gay gắt hoặc về toàn bộ nội dung của học thuyết, hoặc về mặt này hay điểm khác,
và cho đến nay vẫn chưa hề dừng lại. Thật ra, tư tưởng của Freud rất phức tạp,
nhưng việc thu hút được sự quan tâm của giới học thuật với nhiều ý kiến đánh giá
như vậy chứng tỏ học thuyết của ông đã và đang có những ảnh hưởng sâu rộng khắp
thế giới ở nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Rõ ràng, nghiên cứu Phân
tâm học không phải là việc mới, nhưng vì bản thân học thuyết lại đề cập đến những
vấn đề mà hiện nay, ngay ở nước ngoài cũng vẫn còn nhiều ý kiến gây tranh luận
chưa có hồi kết, nên việc nghiên cứu nó rất cần phải được tiếp tục. Để tiếp tục
nghiên cứu Tư tưởng triết học của S. Freud, trong luận án này, tác giả cần phải bắt
đầu từ việc tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề để làm rõ, trong lĩnh vực này, các
học giả đi trước đã đạt được những kết quả gì có thể tham khảo vào luận án, những
gì vẫn đang là khoảng trống mà luận án còn cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung. Dựa
vào các nguồn tài liệu trong và ngoài nước đã đọc được, tác giả khái quát nội dung
chính của một số nghiên cứu cơ bản về tư tưởng triết học của Freud như sau.
1.1. Những nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời tƣ tƣởng triết học của
S.Freud
Mọi tư tưởng triết học đều liên hệ mật thiết với những điều kiện kinh tế, xã
hội, chính trị và văn hóa thời đại mà nó nảy sinh và phát triển. Tư tưởng triết học
trong phân tâm học của Freud không phải là ngoại lệ; nó chịu sự chi phối của các
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của nước Áo nói riêng và xã hội
phương Tây hiện đại nói chung cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu tư
tưởng triết học của Freud, các tác giả đều ít nhiều đề cập đến những điều kiện, tiền

đề cơ bản dẫn đến sự ra đời tư tưởng của ông.
7


Ở Việt Nam, trong số những học giả có công phổ biến, nghiên cứu và ứng
dụng phân tâm học sớm nhất trước hết phải kể đến bác sĩ Tô Kiều Phương (1943) với
công trình Học thuyết Freud [86]. Mặc dù mục đích của cuốn sách nghiên cứu phân
tâm học như là cơ sở lý thuyết giúp chữa trị bệnh tâm thần trong y học nhưng những
lý thuyết cơ bản của phân tâm học đã được tác giả đề cập đến. Khi xem xét những
tiền đề dẫn đến sự ra đời của phân tâm học, tác giả cho rằng chính bối cảnh văn hóa
tinh thần là tiền đề quan trọng nhất dẫn đến sự xuất hiện tư tưởng của Freud. Theo
tác giả, thói đạo đức giả và sự không quan tâm đúng mức đến đời sống tình dục của
xã hội phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã kìm nén tự do của con người.
Người ta tránh không nói đến nó một cách công khai nhưng lại âm thầm tìm hiểu
nó. Ông viết: “Bọn trẻ con phải tìm hiểu vấn đề ấy với bọn gái nhà thổ hay với đám
bạn bè lớn tuổi hơn nó” [86, 18]1. Chính sự “dè dặt” và “giả dối” ấy đã cho thấy sự
“yếu kém” của tâm lý học trong việc giải đáp những vấn đề của con người hiện đại.
Và: “Nhờ sự cố gắng của Freud, một thế hệ mới đã nhìn thấy một thời đại mới với
cặp mắt thấu triệt hơn, tự do hơn, thành thật hơn” [86, 25]. Tác giả đã so sánh
Nietzscher (1844 - 1900) với “triết lý cây búa”, còn Freud trọn đời với “con dao mổ
nhỏ” đã theo đuổi mục đích mổ xẻ đời sống tinh thần của con người mong giúp họ
hiểu đúng về mình hơn. Như vậy, chính bối cảnh xã hội cùng với thực tiễn chữa trị
căn bệnh tâm thần, đã khiến Freud dũng cảm bắt mạch và chỉ ra “căn bệnh của thời
đại”, đó là chứng bệnh loạn thần kinh chức năng [xem: 86, 20-22].
Trong cuốn Những vấn đề triết học hiện đại [80], tác giả Lê Tôn Nghiêm
(1970) cho rằng cần phải hiểu phong trào phân tâm học xuất hiện như thế nào và
Freud đóng vai trò gì trong đó. Tác giả cho rằng, trước đây, tâm lý học phương Tây
chỉ quan tâm đến ý thức, có ý thức con người có thể nhận thức và làm chủ hành vi
của mình. Khi Freud đặt vấn đề ngoài ý thức còn có vô thức ẩn náu ở chốn thâm sâu
trong tâm hồn con người, thì ông đã trở thành ông tổ của tâm lý học miền sâu (Phân

tâm học) [xem: 80, 16-18]. Tuy nhiên, khi đề cập đến điều kiện ra đời của Phân tâm
học, tác giả lại cho rằng, yếu tố quan trọng và trực tiếp nhất là thực tiễn chữa bệnh
tâm thần và từ mục tiêu trị bệnh nó mới phát triển thành một lý thuyết căn bản là
phân tâm học.
Từ đây trở đi: trong ngoặc, số thứ nhất là chỉ số thứ tự của tài liệu trong Danh mục tài liệu tham khảo; số thứ
hai chỉ trang trích dẫn của tài liệu.
1

8


Tác giả Lưu Phóng Đồng (1994) trong công trình Triết học phương Tây hiện
đại [16] cũng chỉ ra những tiền đề cơ bản dẫn đến sự ra đời của phân tâm học. Tác
giả cho rằng: “phân tâm học có tiền đề khoa học tự nhiên và triết học, nó là kết quả
lựa chọn chủ quan của Freud đối với tri thức khoa học và thời đại ông sống” [16, 9].
Vì thế, các tiền đề khoa học tự nhiên và triết học cũng đã được tác giả chỉ ra. Về sự
tác động của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX đối với Freud, Lưu Phóng Đồng cho
rằng thuyết Tiến hóa của Darwin, Tâm lý học biến thái và Học thuyết năng lượng
của phái Helmholtz đã có ảnh hưởng nhiều nhất. Về mặt triết học, Freud chịu ảnh
hưởng bởi Thuyết đơn tử của Leibniz; Lý luận giới hạn ý thức của Herbart và Chủ
nghĩa duy ý chí của Schopenhauer và Nietzsche [Xem: 16, 10-12] .
Với Ximôn Phrơt [74], Diệp Mạnh Lý (2005) đã trình bày theo cách mới sự
phân tích và đánh giá về Freud. Nhận định về vai trò của những điều kiện dẫn đến
sự ra đời tư tưởng của Freud, tác giả cho rằng: “xem xét quá trình hình thành và
phát triển tư tưởng của Freud có thể thấy rằng sự biến đổi kinh tế chính trị của xã
hội và tiến hóa của văn minh xã hội, đặc biệt sự phát triển của khoa học, văn hóa có
ảnh hưởng lớn tới ông” [74, 8]. Ngoài ra, những phát minh khoa học của thế kỷ
XIX, đặc biệt là trong lĩnh vực sinh học và vật lý học đã ảnh hưởng rất lớn đến
Freud. Bên cạnh những lý do khách quan, Diệp Mạnh Lý cho rằng, hoàn cảnh gia
đình, sự đam mê khoa học, ẩn ức tâm lý của bản thân... cũng là những nguyên nhân

thôi thúc quá trình hình thành tư tưởng của Freud.
Trong cuốn Freud - Cuộc đời và sự nghiệp [58] Roland Jaccard (2006) đã dự
định “đặt lại Freud trong bối cảnh văn hóa đương thời của ông, đồng thời chỉ ra làm
thế nào Freud lật nhào được các giá trị đã được thiết lập một cách vững chắc nhất
(đặc biệt bằng cách chối bỏ sự phân biệt giữa cái bình thường và cái bệnh lý, coi
trong tính dục ấu thời, nhấn mạnh hiệu năng của lòng ham muốn cũng như hiệu
năng của các lực hủy diệt đang hoạt động ở trong chủ thể mà thường thì chủ thể
không thể biết được điều đó)” [58, 10]. Ngoài ra, theo tác giả, sự xung đột giữa hai
nền văn hóa Do Thái (mặc dù Freud không bao giờ chối bỏ mình là người vô thần)
và Giecmanh cùng hiện diện ngay trong lòng của môn phân tâm học và có ảnh
hưởng rất lớn đến việc hình thành tư tưởng của Freud [xem: 58, 10-14].
9


Cuốn sách Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học triết
học phương Tây hiện đại [54] do tác giả Đỗ Minh Hợp (2014) chủ biên là một công
trình nghiên cứu nhân học nói chung và tư tưởng triết học của Freud nói riêng rất
công phu. Xuất phát từ “thực trạng nghiên cứu còn rất hạn chế về triết học phân tâm
học ở nước ta, cũng như những bất cập, mâu thuẫn chính trong nghiên cứu, đánh giá
về lập trường triết học của Freud ở nước ngoài;... cũng như từ nhận thức còn chưa
nhất quán và sâu sắc về quan điểm triết học của Freud...” [54, 6-7], các tác giả đã
nghiên cứu nhằm xác định “địa vị đích thực của Freud trong dòng chảy của tiến
trình lịch sử triết học phương Tây nói riêng và văn hóa phương Tây hiện đại nói
chung” [54, 8]. Trên cơ sở phân tích bối cảnh ra đời của nhân học triết học Freud,
các tác giả đã làm sáng tỏ thực chất của khủng hoảng tinh thần, tha hóa tinh thần
của con người và xã hội phương Tây hiện đại, phân tích những nguyên nhân của nó
như một trong các cội nguồn dẫn đến sự ra đời của tư tưởng triết học Freud và đồng
thời là tiền đề văn hóa tư tưởng để Freud đặt ra vấn đề tha hóa tinh thần, bản chất
của bệnh tâm thần và cách thức chữa trị căn bệnh này từ phương diện triết học.
Những tiền đề triết học dẫn đến sự ra đời tư tưởng nhân học của Freud được các tác

giả phân tích rất chi tiết để đi đến khẳng định, Freud là nhà triết học rồi từ đó
nghiên cứu tư tưởng nhân học và triết học của ông.
Như vậy, qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu về các điều kiện, tiền đề dẫn
đến sự ra đời tư tưởng triết học của Freud, chúng tôi nhận thấy các tác giả ở những
mức độ khác nhau phần nào đã chỉ ra được những điểm chủ yếu và vai trò của
chúng trong sự hình thành tư tưởng triết học của Freud. Tuy nhiên, do mục đích và
phạm vi nghiên cứu mà các công trình trên chỉ quan tâm đến một hay một số điều
kiện, tiền đề cơ bản dẫn đến sự hình thành của tư tưởng mà chưa chỉ ra được Freud
đã kế thừa những gì ở các bậc tiền bối. Dù sao, đó cũng là những gợi ý cơ bản để
khi thực hiện luận án chúng tôi tiếp thu và trình bày có hệ thống hơn để thấy rõ nhất
vai trò của chúng đối với sự hình thành tư tưởng triết học của Freud.

10


1.2. Nhóm công trình nghiên cứu tƣ tƣởng triết học căn bản của Freud
Có thể nói, sự lý giải của Freud về cái vô thức là lý thuyết nền tảng và là
đóng góp lớn nhất của ông ở phương diện triết học. Do vậy, có thể sử dụng kết quả
của sự lý giải này để hiểu toàn bộ các quan niệm khác như về con người, đạo đức
học và triết học văn hóa. Và cũng vì vậy, khi khảo cứu tư tưởng của Freud đa số các
học giả đều dành sự quan tâm thỏa đáng cho việc nghiên cứu nội dung này.
Trước hết phải kể đến J.P. Charrier (1972) với tác phẩm Phân tâm học [9],
đã đề cập đến những tư tưởng triết học cơ bản của Freud thông qua phân tích quan
niệm về vô thức, lý luận bản năng, cấu trúc nhân cách… Charrier cho rằng, Freud
triển khai khái niệm vô thức là do “xã hội dồn ép những khuynh hướng sơ đẳng của
chúng ta từ nhỏ, dồn ép chớ không hủy diệt hoàn toàn được” [9, 12]. Những khuynh
hướng dồn ép ấy khi có điều kiện sẽ được bù đắp bằng một năng lực mới - đó là sự
thăng hoa. Nêu những cống hiến của Freud vào quan niệm về vô thức, Charrier cho
rằng, đời sống tinh thần của con người không phải chỉ bó hẹp trong những gì chúng
ta ý thức được, mà dưới nó còn có những động lực ẩn nấp, được dấu diếm - đó là vô

thức. Vô thức, nếu được định hướng và trang bị một nền tảng văn hóa xác định sẽ
“lôi kéo sự chú ý của chúng ta về giáo dục, là sự chuyển hướng từ thiên nhiên tới
văn hóa, không phải được hoàn thành mà không để hậu quả tai hại, tai hại ở chỗ
giáo dục đã tạo nên trong nhân cách của chúng ta những xung khắc đánh đấu chúng
ta từ nhỏ, vì vậy mỗi kinh nghiệm mới của chúng ta trong hiện tại chính là phần nào
quá khứ vô thức của chúng ta” [9, 15]. Như vậy, Charrier đã nghiên cứu khái niệm
vô thức của Freud; đồng thời, ông cũng chỉ ra được mặt tích cực của nguồn năng
lượng này: nếu được dẫn dắt đúng hướng nó sẽ là nguồn cội của văn hóa, văn minh.
Tư tưởng triết học về con người của Freud cũng được Charrier chỉ ra thông
qua việc nghiên cứu quá trình hình thành nhân cách theo quan niệm phân tâm học.
Tác giả cho rằng, ở giai đoạn đầu, Freud chia cấu trúc nhân cách ra làm hai phần là
ý thức và vô thức. Trong đó, năng lượng libido là nhân tố quyết định hành vi của
con người thông qua những đòi hỏi thực hiện hai nguyên tắc thực tại và thỏa mãn
[9, 28-29]. Về sau, theo Charrier, do những điều kiện khách quan và chủ quan,
11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. J. Adler (2004), Tìm hiểu nhân tính, Trí Hải dịch, NXB Hoàng Đông Phương, Sài Gòn.
2. Lý Chấn Anh (2007), Nghiên cứu triết học cơ bản, Người dịch: Nguyễn Tài
Thư, NXB Tri thức, Hà Nội.
3. Lui Antutxơ (1972), Frớt và La Căng; Vũ Cận dịch, Viện Thông tin KHXH.
4. Richard Appignanesi - Oscar Zarate (2006), Freud nhập môn, NXB Trẻ, Hà Nội.
5. Edwar Amstrong Bennet (2002), Jung đã thực sự nói gì?, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Bích (2001), Tâm lý học nhân cách, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
7. Pierre Bruno (1971), Freud và nhân loại học, Vũ Cận dịch, Viện Thông tin KHXH.
8. A. Chambers, Mortimer, Lịch sử văn minh phương Tây, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.

9. J.P. Charrier (1972), Phân tâm học, Lê Thanh Hoàng Dân dịch, NXB Trẻ, Sài Gòn.
10. Antoine Compagnon (2006), Bản mệnh của lý thuyết, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
11. Bùi Đăng Duy (1999), Lược khảo triết học phương Tây hiện đại, NXB
Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Tiến Dũng và Bùi Đăng Duy (2005), Lịch sử triết học phương Tây
hiện đại, NXB Tổng hợp TP. HCM.
13. Phan Quang Định (1999), Giải mã các giấc mộng, NXB Trẻ, Hà Nội.
14. Lê Thị Hồng Điệp (2009), Quan niệm về con người trong phân tâm học của
Sigmund Freud, Luận văn Cao học Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Robert B. Downs (2003), Những tác phẩm biến đổi thế giới, NXB Lao
Động, Hà Nội.
16. Lưu Phóng Đồng (1994), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, NXB
CTQG, Hà Nội.

12


17. Lưu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ XX: Triết học
phương Tây hiện đại, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
18. Phạm Xuân Độ (1970), Tâm lý học ứng dụng, Trung tâm học liệu Bộ Giáo
dục, Sài Gòn.
19. D.Foldscheid (1999), Các triết thuyết lớn, Người dịch: Huyền Giang, NXB
Thế giới, Hà Nội.
20. M.Fragons (1999), Văn hóa thế kỷ XX, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
21. Sigmund Freud (1969), Nghiên cứu Phân tâm học, NXB An Tiêm, Sài Gòn.
22. Sigmund Freud (1970), Phân tâm học và tính dục, NXB Nhị Nùng, Sài Gòn.
23. Sigmund Freud (2001), Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Sigmund Freud (2002), Phân tâm học nhập môn, NXB ĐHQG Hà Nội,
Hà Nội.
25. Sigmund Freud (2002), Bệnh lý học tinh thần về sinh hoạt đời thường,
NXB Văn hóa Thông Tin, Hà Nội.
26. Sigmund Freud (2002), “Tôi không nổi loạn chống lại trật tự vĩnh hằng”,
Lê Huy Bắc dịch, Tạp chí nghiên cứu châu Âu (4), Trung tâm nghiên cứu châu Âu,
tr. 102-113.
27. Sigmund Freud (2005), Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ,
NXB Thế Giới, Hà Nội.
28. Sigmund Freud (2005), Luận bàn về văn minh, NXB Văn hoá Thông tin,
Hà Nội.
29. Sigmund Freud (2009), Tâm lý học đám đông và phân tích cái tôi con
người, NXB Tri Thức, Hà Nội.
30. Sigmund Freud (2009), Cảm giác bất ổn với văn hóa, NXB Thế giới, Hà Nội.
31. Erich Fromm (1968), Tâm phân học & tôn giáo, Trí Hải dịch, NXB Đại
học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
32. Erich Fromm (1969), Tâm thức luyến ái, Tuệ Sỹ dịch, NXB Ca Dao, Sài Gòn.
33. Erich Fromm (2007), Trốn thoát tự do, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
13


34. Hồ Thế Hà (2008), Yếu tố phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam
1986-2005, Đề tài Khoa học cấp Bộ, ĐH Khoa học Huế.
35. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết Freud và sự thể hiện của nó trong văn
học Việt, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
36. Tạ Thị Vân Hà (2008), “Quan niệm của S.Freud về vai trò của văn hóa
trong đời sống của con người”, Tạp chí Triết học (10), tr. 69-77.
37. Tạ Thị Vân Hà (2010), “Sự thay thế bản thể luận truyền thống bằng triết
học văn hóa của Ph.Ăngghen về sự phát triển con người”, Kỷ yếu Hội thảo quốc
gia: Ph. Ăngghen - Nhà lý luận lỗi lạc và chiến sĩ cách mạng vĩ đại trong phong

trào cộng sản và công nhân quốc tế, NXB Chính trị - Hành chính, tr. 158-167.
38. Tạ Thị Vân Hà (2011), “Quan niệm về cái vô thức trong tư tưởng triết học
của phân tâm học Freud”, Tạp chí Giáo dục lý luận (9), tr. 67-71.
39. Tạ Thị Vân Hà (2011), “Quan niệm con người trong phân tâm học Freud –
Cơ sở lý luận tham khảo cho nghiên cứu con người Việt Nam hiện đại”, Tạp chí
Giáo dục lý luận (12), tr. 30-34.
40. Tạ Thị Vân Hà (2012), Cấu trúc nhân cách trong phân tâm học Freud và
vận dụng vào việc định hướng lối sống lành mạnh cho sinh viên trường Đại học
Thương mại, Đề tài Khoa học cấp cơ sở.
41. Tạ Thị Vân Hà (2012), “Tôn giáo trong Phân tâm học của Sigmund
Freud”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế: Tính hiện đại và đời sống tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay, NXB Tôn giáo, Hà Nội, tr.107-123.
42. Tạ Thị Vân Hà (2013), “Quan niệm phân tâm học của S.Freud về quan
niệm giữa tôn giáo và văn hóa”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế: Tôn giáo và
văn hóa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 215-227.
43. Phạm Minh Hạc (2013), Học thuyết tâm lý học và Sigmund Freud, NXB Giáo dục.
44. Nguyễn Hào Hải (1999), “Người đàn ông có nhiều ảnh hưởng đến văn
chương S.Freud”, Tạp chí văn học nước ngoài (8), tr. 23-26.
45. Nguyễn Hào Hải (2001), Mấy trào lưu triết học phương Tây hiện đại,
NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
14


46. Nguyễn Vũ Hảo (2013), “Đạo đức học phương Tây đương đại: Tổng quan
các trào lưu và vấn đề chủ yếu”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội (4), tr. 32-41.
47. Nguyễn Vũ Hảo (2013), Báo cáo tổng hợp: Một số quan niệm đạo đức
học phương Tây hiện đại và ảnh hưởng của chúng ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay”, Mã đề tài: QGTĐ.09.16, Đại học Quốc gia Hà Nội.
48. Nguyễn Chí Hiếu (2007), “Bản thể luận và cách tiếp cận bản thể luận

trong triết học phương Tây”, Tạp chí Triết học (6), tr. 33-39.
49. Đỗ Minh Hợp (2000), Vấn đề bản thể luận trong một số trào lưu triết học
phương Tây hiện đại, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Viện KHXH Việt Nam.
50. Đỗ Minh Hợp (2003), “Sự hình thành bản thể luận văn hóa”, Tạp chí Triết
học (1), tr. 41-46.
51. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, NXB Hà Nội.
52. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh (2005),
Tôn giáo lý luận xưa và nay, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
53. Đỗ Minh Hợp (2013), “Địa vị triết học của phân tâm học Freud”, Tạp chí
triết học (7), tr. 34-41.
54. Đỗ Minh Hợp (2014), Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến
nhân học triết học phương Tây hiện đại, NXB Tôn giáo, Hà Nội.
55. Nguyễn Huy Hoàng (2005), “Văn hoá dưới cái nhìn của phân tâm học của
Sigmund Freud”, Tạp chí Triết học (3), tr. 35-38.
56. Nguyễn Văn Huyên (2013), “Phân tâm học và văn học nghệ thuật”, Tạp
chí phục vụ lãnh đạo và quản lý (7), tr. 37-42, (8), tr. 23-28.
57. Karl Jaspers (2004), Triết học nhập môn, NXb Thuận Hóa, Huế.
58. Roland Jaccard (1998), Freud - cuộc đời và sự nghiệp, NXB Thế giới, Hà Nội
59. Carl Gustav Jung (2007), Thăm dò tiềm thức, NXB Tri Thức, Hà Nội.
60. Lương Văn Kế (2010), Văn hóa châu Âu - Lịch sử - Thành tựu - Hệ giá trị,
NXB Giáo dục.
61. Lưu Hồng Khanh (2005), Tâm Lý học chuyên sâu, ý thức và những tầng
sâu vô thức, NXB Trẻ, Hà Nội.

15


62. Châu Khê (2011), “Luận bàn về tính thiện ác - Học thuyết của Sigmund
Freud”, Tạp chí Khoa học & Tổ quốc (10), tr.19-25.
63. Vũ Khiêu (2003), Triết học tư sản phương Tây hôm nay, NXB Thông Tin

lý luận, Hà Nội.
64. Nguyễn Bách Khoa (2003), Khoa học văn chương, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
65. Phạm Minh Lăng (1984), Một số trào lưu triết học phương Tây, NXB Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
66. Phạm Minh Lăng (1999), “Vài nét về Freud và Tâm phân học”, Tạp chí
Triết học (5), tr.15-18.
67. Phạm Minh Lăng (2000), Freud và Tâm phân học, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
68. Nguyễn Cảnh Lâm, Minh Đức (2006), Những khám phá bí ẩn của
A.Einsterin và Freud, NXB Trẻ, Hà Nội.
69. Vũ Đình Lưu (1966), Thảm kịch văn hóa , NXB An Tiêm, Sài Gòn.
70. Vũ Đình Lưu (1968), Hành trình vào phân tâm học, NXB Hoàng Đông
Phương, Sài Gòn.
71. Vũ Đình Lưu (1969), Phân tâm học áp dụng vào các ngành học vấn, NXB
Gió, Sài Gòn.
72. Phương Lựu (1995), Mười trường phái Lý luận và phê bình văn học
phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục.
73. Phương Lựu (2001), Lý luận và phê bình văn học thế kỷ XX, NXB Văn
học, Hà Nội.
74. Diệp Mạnh Lý (2002), Sigmund Freud, NXB Thuận Hóa, Huế.
75. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
76. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 39, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
77. Herbetrt Marcuse (1966), Dục tính và văn minh, NXB Kinh Thi, Sài Gòn.
78. P. H.Miler (2003), Các thuyết về tâm lý học phát triển, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
16


79. Trần Thanh Nhị (2008), “Một sự thể nghiệm phân tâm học trong văn học

Việt Nam”, Tạp chí Sông Hương (9), tr.28-32.
80. Lê Tôn Nghiêm (1970), Những vấn đề triết học hiện đại, NXB Ra Khơi, Sài Gòn.
81. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên, 2003), Các thuyết phát triển tâm lý người,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
82. Vũ Dương Ninh (2013), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội
83. Đào Thị Oanh (2007), Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
84. Vương Đức Phong, Ngô Hiểu Minh (1998), 10 nhà tư tưởng lớn thế giới,
NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
85. Nguyễn Ngọc Phú (2004), Lịch sử tâm lý học, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
86. Tô Kiều Phương (1943), Học thuyết Freud, NXB Tân Việt, Sài Gòn.
87. Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, NXB Giáo dục, Hà Nội.
88. David Stafford - Clark (1998), Freud đã thực sự nói gì, NXB Thế giới, Hà Nội.
89. B. D. Smith - Harold J.Vetter (2005), Các học thuyết về nhân cách, NXB
Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
90. D.T. Suzuki, E. Fromm (1973), Thiền và Phân tâm học, NXB Kinh Thi, Sài Gòn.
91. Trần Đức Thảo (1996), Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, (Bản dịch
tiếng Việt của Đoàn Văn Chúc), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
92. Đỗ Lai Thúy (2000), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
93. Đỗ Lai Thúy (2002), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
94. Đỗ Lai Thúy (2003), Phân tâm học và tình yêu, NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
95. Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, NXB Tri thức.
96. Đặng Hữu Toàn (2012), “Nhân học Freud”, Tạp chí triết học (11), tr. 22-33.

97. Vũ Mạnh Toàn (2013), “Quan niệm theo lối phân tâm học của S.Freud về
tôn giáo”, Tạp chí triết học (8), tr. 66-70.
17



98. H Trung Tỳ (2006), Freud v Pht giỏo S tng ng n kinh
ngc, Bỏo Tia Sỏng (13), tr. 23-27.
99. Trng H KHXH&NV, Khoa Trit hc (2007), Nhng vn Trit hc
phng Tõy th k XX - K yu HTQT, NXB HQG H Ni, H Ni.
100. Vin Trit hc (1996), T in trit hc phng Tõy hin i, Minh
Hp v ng Hu Ton dch, NXB KHXH, H Ni.
101. Nguyn Hu Vui (1998), Lch s trit hc, NXB Chớnh tr quc gia,
H Ni.
102. U.Vilôchê (1972), Những điểm mơ hồ xung quanh vấn đề nhân học (1,2): Phân
tâm học xem nh- ngành khoa học nghiên cứu về con ng-ời; Viện Thông tin KHXH.
103. Vlaimia Xalụv (1973), Phõn tõm hc v s hc, Viện Thông tin KHXH.
104. Vin Thụng tin KHXH (1973), V mt s phờ phỏn mỏc-xớt i vi hc
thuyt tõm phõn hc, Ti liu phc v nghiờn cu .
105. Vin Thụng tin KHXH (1971), Ch ngha Mỏc v phõn tõm hc, Ti liu
phc v nghiờn cu.
106. Stephen Wilson (2000), Sigmund Freud - Nh phõn tõm hc thiờn ti,
NXB Tr, H Ni.
107. Stefan Zweig (1999), Cha bnh bng tinh thn, NXB Th gii, H Ni.
Ting Anh:
108. J. Brown (1961), Freud and the Post - Freudian, Baltimore.
109. R. Clark (1992), Freud: The Man and the Case, London.
110. E. Erikson (1989), The Life Cycle Completed, Norton & Company.
111. Sigmund Freud (1948), An Autobiographical Study, London.
112. E.C. Hanly and M.Lazerovitz (2000), Psychoanalysis and Philosophy, N.Y.
113. Manly Hall (1979), Buddhism and Psychotherapy, Los Angeles, USA.
114. M.Hugh, Nancy A. (2007), Feminist Philosophies AZ, Edinburgh
University Press.
115. C.G. Jung (1968), Analytical Psychology: Its Theory and Practice, Vintage Books.

116. J.Mitchell (1974), Psychoanalysis and Feminism, New York Basic Books.

18


117. M.Nolan, K.O’Mahony (1987), “Freud and Feminism - Studies: An Irish
Quarterly Review”, Summer (302), pp 54-76.
118.E.Peterfreud

(1971),

An

Evolutionary

Biological

Approach

to

Psychoanalytical Theory, N.Y.
119. V.Staffor (1977), “Liberating women from Freud”, Time Magazine (17),
pp. 28 - 42.
120. Ludwig Wittgenstein (1995), Philosophical Investigations, New Jersey.
Tiếng Pháp:
121. C.B.Clément, P.Bruno, L.Sève (1973), Pour une critique Marxiste de la
theorie Psychanalytique của, Editions Socials Paris.
Tiếng Nga:
122. В. Лейбин (1990), Психоанализ и современная западная философия, Mocквa.

123. З. Фрейд (1978), Основные психологические теории в психоанализе, Mocквa.
124. З. Фрейд (1980), Я и Оно. Хрестоматия по истории психологии, Mocквa.
125. З. Фрейд (1989), Психология бессознательного. Сборник произведений.
Составитель М. Г. Ярошевский, Mocквa.
126. З. Фрейд (1992), Недовольство культурой. Перевод А.Руткевича. В
кн. З.Фрейд. Психоанализ. Религия. Недовольство, M.
127. З. Фрейд (1997), Лекции по введению в психоанализ. Mocквa.
128. Л. Шерток (1982), Непознанное в психике человека. Mocквa.
129. С. Цвейг (1990), Казанова. Фридрих Ницше. Зигмунд Фрейд. M.

19



×