Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

AN SINH xã hội TRONG các HOẠT ĐỘNG GIẢM NGHÈO tại xã TAM dị HUYỆN lục NAM TỈNH bắc GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

LÝ THỊ VUI

AN SINH XÃ HỘI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
GIẢM NGHÈO TẠI XÃ TAM DỊ - HUYỆN LỤC NAM
TỈNH BẮC GIANG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. Trần Thị Xuân Lan

Hà Nội - 2014

3

Formatted: Top: (Thin-thick small gap, Auto, 3
pt Line width, Margin: 1 pt Border spacing: ),
Bottom: (Thick-thin small gap, Auto, 3 pt Line
width, Margin: 1 pt Border spacing: ), Left:
(Thin-thick small gap, Auto, 3 pt Line width,
Margin: 4 pt Border spacing: ), Right:
(Thick-thin small gap, Auto, 3 pt Line width,
Margin: 4 pt Border spacing: )


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nỗ lực học tập và rèn luyện tại Khoa Xã hội học - Đại


học Khoa học Xã hội và Nhân văn,với sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô
giáo, sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè, đến nay tôi đã hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô trong Khoa
Xã hội học đã trang bị kiến thức và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
vừa qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.Trần Thị
Xuân Lan- Khoa Xã hội học và Khoa học LĐQL - Học Viện chính trị Khu
vực 1 đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn anh chị, bạn bè trong và ngoài lớp cũng đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng là lời cảm ơn đặc biệt dành cho tất cả các thành viên trong
gia đình tôi, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi
trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình.
Mặc dù tôi có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể trách khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2014
Học viên
Lý Thị Vui

3


LỜI CAM ĐOAN

Formatted: Font: Bold


Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện, các số liệu,
kết luận nghiên cứu này chưa hề công bố ở nghiên cứu khác. Tôi xin chịu
trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Lý Thị Vui

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH: An sinh xã hội
BYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
GD: Giáo dục
HT: Hỗ trợ
HTSX: Hỗ trợ sản xuất
KT-XH: Kinh tế - Xã hội
PTCĐ: Phát triển cộng đồng
XĐGN: Xóa đói giảm nghèo
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

3


Formatted

...

Formatted


...

Formatted

...

Field Code Changed

...

Formatted

...

Formatted

...

MỤC LỤC

Formatted

...

Formatted

...

MỤC LỤC ................................................................................................ 1


Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted


...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

8. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 18

Formatted


...

Formatted

9. Cấu trúc của luận văn ......................................................................... 20

...

Formatted

...

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 21

Formatted

...

Formatted

...

1.1. Một số khái niệm công cụ................................................................. 21

Formatted

...

Formatted


...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...


1.2.2. Lý thuyết phát triển cộng đồng ......................................................3130

Formatted

...

Formatted

...

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo............3534

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted


...

Formatted

...

QUA MỘT SỐ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ............................... 48

Formatted

...

Formatted

2.1. Chính sách hỗ trợ tín dụng............................................................... 48

...

Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...


Formatted

...

Formatted

...

Formatted

...

MỞ ĐẦU................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 5
2.Tình hình nghiên cứu của đề tài............................................................. 6
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................ 16
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 17
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. ........................................ 17
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 18
7. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................... 18

1.1.1. An sinh xã hội ................................................................................. 21
1.1.2. Đói, nghèo ...................................................................................... 24
1.1.3.Giảm nghèo ..................................................................................... 25
1.2. Một số lý thuyết xã hội học ............................................................... 26
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc - chức năng ......................................................... 26

1.4. Hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam hiện nay.......... 40
1.5. Một vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................... 44
Chƣơng 2 HOẠT ĐỘNG GIẢM NGHÈO TẠI XÃ TAM DỊ THÔNG


2.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất............................................................6058

1


2.3. Chính sách hỗ trợ giáo dục............................................................7067

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
14 pt

2.4. Hỗ trợ dịch vụ y tế.........................................................................7572

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt

2.5. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế ....................................................8279

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
14 pt

KẾT LUẬN..........................................................................................8986
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................9288
Phụ Lục................................................................................................9692

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
14 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
14 pt

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
14 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
14 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt
Formatted: Vietnamese (Vietnam)

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sự khác biệt về giới tính trong kênh tiếp nhận thông tin về chương

Formatted: Justified, Indent: Left: 0 cm, Space
After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines

trình hỗ trợ vốn dành cho người nghèo tại xã Tam Dị ..............................5150

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
14 pt

Bảng 2.2: Mục đích vay vốn của các hộ gia đình xã Tam Dị ....................5251
Bảng 2.3: So sánh về độ tuổi và mục đích sử dụng vốn của các hộ nghèo tại
xã Tam Dị. ............................................................................................5453

Field Code Changed
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,

14 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt

Bảng 2.4: Kênh thông tin để người dân biết về chính sách hỗ trợ sản xuất

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
14 pt

dành cho người nghèo ............................................................................6058

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt

Bảng 2.5: Hình thức nhận hỗ trợ từ giáo dục cho các hộ gia đình nghèo tại xã

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
14 pt

Tam Dị .................................................................................................7269
Bảng 2.6: Hưởng dịch vụ y tế dành cho người nghèo tại xã Tam Dị theo yếu
tố giới tính ............................................................................................7875

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
14 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
14 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt
Formatted: Justified


3


DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Đánh giá của người dân về tác động của chính sách hỗ trợ vốn đến

Formatted: Font: Not Bold

đời sống của hộ nghèo ..........................................................................5654

Formatted: Justified, Indent: Left: 0 cm, Space
After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines

Biểu 2.2: Đánh giá của về hiệu quả của hoạt động hỗ trợ vốn dành cho ngườ i
nghèo theo yếu tố dân tộc ......................................................................5957
Biểu 2.3: Hình thức hỗ trợ sản xuất cho các hộ gia đình tại xã Tam Dị ....6260
Biểu 2.4: Tần suất nhận hỗ trợ sản xuất của các hộ gia đình tại xã Tam Dị
.............................................................................................................6563
Biểu 2.5: Đánh giá của người dân về hiệu quả của chính sách hỗ trợ sản xuất
đến đời sống của hộ nghèo xã Tam Dị ...................................................6865
Biểu 2.6: Kênh thông tin để người dân biết về chính sách HTGD dành cho
người nghèo .........................................................................................7168
Biểu 2.7: Đánh giá của người dân về hiệu quả của chính sách hỗ trợ giáo dục
đối với đời sống kinh tế của hộ ..............................................................7471
Biểu 2.8. Đánh giá của người dân về hiệu quả của chính sách hỗ trợ dịch vụ y
tế đối với đời sống kinh tế của hộ ...........................................................8077
Biểu 2.9: Tình trạng sử dụng thẻ BHYT khi tham gia khám chữa bệnh theo độ
tuổi. ......................................................................................................8481
Biểu 2.10: Đánh giá của người dân về hiệu quả của BHYT miễn phí .......8683


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Level 1

An sinh xã hội có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mối quốc gia, nhằm thực hiện quyền cơ bản của con người, thực
hiện bình đẳng và công bằng xã hội, góp phần xây dựng một xã hội ổn định,
hài hòa, đồng thuận phát triển bền vững. Chính sách ASXH và phúc lợi xã
hội là một trong những cấu phần quan trọng trong các chương trình xã hội
của một quốc gia và là công cụ quản lý của nhà nước thông qua hệ thống luật
pháp chính sách và các chương trình phúc lợi xã hội. Mục đích của nó là giữ
gìn sự ổn định về xã hội – kinh tế - chính trị của đất nước, đặc biệt là ổn định
xã hội, giảm bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội; tạo sự
đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển.
ASXH còn là một trong những trụ cột cơ bản giúp hướng đến bảo đảm mức
sống tối thiểu cho người dân, bảo vệ giá trị cơ bản và là thước đo trình độ
phát triển của một nước trong quá trình phát triển và hội nhập[16] Ðảm bảo
an sinh xã hội, đặc biệt là đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo chính là
cách thức giảm nghèo bền vững.
Từ lâu, xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã trở thành một chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước Việt Nam, là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội và là một nội dung quan trọng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI đã khẳng định: Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm
nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để
đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng

đặc biệt khó khăn. Nhờ sự thực hiện XĐGN theo phương châm xã hội hóa,
Việt Nam đã đạt được những thành công to lớn trong công tác XĐGN với tỷ
lệ nghèo đói đã giảm từ 58,1% trong năm 1993 xuống dưới 12,1% vào năm

5

Formatted: Vietnamese (Vietnam)


2008, đạt và vượt mục tiêu đề ra qua các giai đoạn, hoàn thành vượt mục tiêu
Thiên niên kỷ về giảm nghèo.[8] Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế - xã hội đất
nước thay đổi dẫn đến tình hình đói nghèo cũng thay đổi. Tỷ lệ nghèo giảm

Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)

chậm, từ “hiện tượng số đông” nghèo đói giờ đây là một vấn đề cụ thể của
các vùng, các cộng đồng có nguy cơ gặp nhiều rủi ro - vùng núi, vùng xa xôi,
hẻo lánh và vùng dân tộc thiểu số. Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 15-5-

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

2011 của Chính Phủ đã khẳng định phải tiếp tục công tác giảm nghèo “Ðịnh
hýớng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2020” về các chương trình,
chính sách giảm nghèo tập trung ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số,
thuộc huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn.
Tam Dị là một xã nông thôn miền núi của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc

Formatted: Vietnamese (Vietnam)


Giang, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 27%. Trong những năm qua,
cũng như tình hình chung của cả nước, công cuộc xóa đói giảm nghèo triển
khai có hiệu quả, tỷ lệ đói nghèo đã giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao so với
các xã khác trong tỉnh và huyện. Tỷ lệ nghèo của xã Tam Dị năm 2013 là
12,6%. Hiện vẫn là một trong những xã có kinh tế khó khăn của huyện Lục
Nam. Ðời sống của một bộ phận nhân dân nơi đây, nhất là đồng bào dân tộc
thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội
nhằm xóa đói giảm nghèo thực hiện công bằng xã hội là một vấn đề cấp bách
có ý nghĩa về phương diện lý luận và thực tiễn.
Với những lý do trên đây tác giả chọn đề tài “An sinh xã hội trong
các hoạt động giảm nghèo tại xã Tam Dị - Lục Nam Bắc Giang” làm luận
văn thạc sĩ xã hội học.
2.Tình hình nghiên cứu của đề tài

Formatted: Level 1

2.1. Nghiên cứu trên thế giới

Formatted: Font: Not Bold, Vietnamese
(Vietnam)

Vấn đề ASXH đã được nhiều nhà xã hội học và các nhà kinh tế học ở

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

các nước trên thế giới nghiên cứu một cách cơ bản, trong đó đặc biệt là các

6



các nước xã hội chủ nghĩa cũ (như Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Ðức), Mỹ, EU
(Anh, Cộng hoà liên bang Ðức, Thụỵ Ðiển), Nhật bản và một số nước đang
phát triển khác. Trong các viện nghiên cứu, các trường đại học ở các nước,
vấn đề ASXH đã được xuất bản thành nhiều giáo trình, nhiều sách chuyên
khảo, nhiều bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Ở nhiều nước trên
thế giới đã xây dựng những tổ chức nhằm thực hiện chính sách ASXH, hoạt
động với mô hình, chương trình và nguyên tắc khác nhau.
Sau cách mạng công nghiệp, hệ thống an sinh xã hội có những cơ sở để
hình thành và phát triển. Ðó là vì lực lượng công nhân tăng lên và cuộc sống
của họ phụ thuộc chủ yếu hoặc hoàn toàn vào tiền công nên sự hụt hẫng về
tiền lương sẽ trở thành mối đe dọa với cuộc sống của người khác có thu nhập
ngoài lương. Hoàn cảnh này khiến những người làm công ăn lương cần được
hỗ trợ. Xét về truyền thống, hệ thống an sinh xã hội của châu Âu được hình
thành từ trước đó, trên cơ sở Luật cứu trợ người nghèo ra đời ở Anh từ thế kỷ
XVI và lan dần sang các nước châu Âu. Theo luật này nghèo khổ là khuyết
điểm của người nghèo, chính vì vậy xã hội cần phải trợ giúp họ để cho họ có
điều kiện làm việc tốt hơn.[35]
Cũng theo nghiên cứu về an sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực,
năm 1850, lần đầu tiên ở Ðức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu
cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật.
Thời gian đầu những người làm công đóng góp, thời gian sau đó đến năm
1880, giới chủ và Nhà nước cũng tham gia đóng góp bắt buộc cùng người lao
động.
Mô hình của Ðức đã lan dần ra châu Âu, sau đó lan sang các nước Mỹ
Latinh rồi đến Bắc Mỹ và Canada những năm 1930. Sau chiến tranh thế giới
thứ hai, an sinh xã hội đã lan rộng sang các nước giành độc lập ở châu Á,

7



châu Phi và vùng Ca-ri-bê. Ngoài BHXH, các hình thức truyền thống về
tương tế, cứu trợ xã hội cũng tiếp tục phát triển.
Ðạo luật đầu tiên về an sinh xã hội là Ðạo luật nãm 1935 ở Mỹ, quy
định thực hiện chế độ bảo vệ tuổi già, tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp.
Thuật ngữ an sinh xã hội chính thức được sử dụng.
Nhiều tác giả tiến hành các nghiên cứu xã hội học về phúc lợi xã hội
trong mối liên hệ với các chính sách phát triển kinh tế, cũng có tác giả đánh
giá chính sách phúc lợi và an sinh xã hội trong các nền kinh tế đang chuyển
đổi (Nilsson et al 2010).[38]
Nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ của hệ thống an sinh xã hội
và phúc lợi xã hội với các chính sách của nó. Trong những nghiên cứu mang
tính hoàn thiện lý luận về chính sách phúc lợi xã hội “ Các yếu tố cơ bản của
chính sách phúc lợi xã hội” của Neil Gilbert và Paul Torrell ( 2005) là một
nghiên cứu khá toàn diện. Nghiên cứu này đã cung cấp những kiến thức và
phát hiện các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội và khung phân tích chính
sách cùng các nhân tố cơ bản để hoàn thiện và đổi mới hệ thống phúc lợi xã
hội.[39]
Nghiên cứu “ Hiểu về phúc lợi xã hội – Một cuộc tìm kiếm công bằng
xã hội” ( Ralph Dolgoff và Donald Feldstein, 2007) đã đóng góp cho hệ thống
lý luận về phúc lợi xã hội và thực trạng cũng như xu hướng biến đổi, phát
triển của nó nhằm phục vụ tốt hơn cho các đối tượng đặc thù trong xã hội để
đạt đến công bằng, bình đẳng trong xã hội.
Howard Jacob Karger trong “Chính sách phúc lợi xã hội Mỹ/ American
Social welfare policy” (tái bản lần thứ 6,2009) lại nghiên cứu về chính sách
phúc lợi xã hội Mỹ với cái nhìn đa chiều, gắn phúc lợi xã hội với nhiều vấn đề
xã hội của Mỹ như công nghệ, tôn giáo, bất bình đẳng, chính sách thuế và

8



cảnhững biến đổi xã hội mang tính cập nhật: Bầu cử tổng thống năm 2008,
khủng hoảng kinh tế, sự đóng băng của thị trường bất động sản…
Tại Trung Quốc - một quốc gia có tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp rất đông đảo, với tiêu chí chăm lo toàn diện cho an sinh quốc dân,
Trung Quốc đã xây dựng và triển khai các chính sách cho lao động nông
nghiệp. Ðiều này được thể hiện qua nghiên cứu “Hệ thống lương hưu cho lao
động nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ðông, Trung Quốc” của Fu Chen (2012), Cao
đẳng kinh tế và Quản lý, Ðại học Nông nghiệp Hoa Nam.Hệ thống lương hưu.
Hệ thống lương hưu này được cụ thể hóa qua các khu vực hành chính công và
các dịch vụ xã hội ở thành thị và nông thôn. Qua đó, ta thấy đượcc sự vận
hành của hệ thống ASXH Trung Quốc đang trải qua quá trình đổi mới và phát
triển, mà cụ thể là bảo hiểm an sinh hưu trí tại một khu vực đặc trưng nông
nghiệp.[21]
Từ các công trình nghiên cứu trên cho thấy, các nghiên cứu trên thế giới
về ASXH thông qua các chính sách xã hội cũng rất nhiều, nhưng các nghiên
cứu về an sinh xã hội trong các hoạt động giảm nghèo thì chưa có nhiều.
2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Nhìn từ góc độ lịch sử, vấn đề an sinh xã hội đã được đặt ra ở Việt
Nam từ rất sớm, ngay vào những năm đầu tiên xây dựng nhà nước độc lập. Kể
từ năm 1945 đến trước 1985 Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan
tới vấn đề ASXH như Bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức nhà
nước, cứu trợ xã hội đối với người nghèo, những người gặp rủi ro trong cuộc
sống, ưu đãi đối với những người có công đối với đất nước. Đặc trưng của
hoạt động ASXH giai đoạn này là vai trò của Nhà nước: Nhà nước vừa ban
hành, vừa trực tiếp thực hiện các chính sách nói trên. Tuy nhiên thời kỳ này
những công trình nghiên cứu về ASXH vẫn chưa có nhiều và nổi bật. Trong
những năm 1980, các nghiên cứu về chính sách xã hội và phúc lợi xã hội

9



được tiến hành nghiên cứu với hai đề tài chính: “Chính sách xã hội và quản lý
xã hội ở cấp cơ sở nông thôn và đô thị” (1983-1985) và đề tài “Chính sách xã
hội ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa” (1987 – 1989). Có thể nói đây
là những nghiên cứu đầu tiên về chính sách xã hội ở Việt Nam, tuy chưa có
được những cơ sở lý luận thật sự vững chắc về lĩnh vực chính sách xã hội và
phúc lợi xã hội, nhưng những thành quả chính vẫn khá nổi bật. Các bài viết về
chính sách xã như “Quản lý xã hội ở cấp phường thành phố Hà Nội” (Viện
Hàn lâm Khoa học Đức, 1989), “Một phân tích tổng quan về chính sách xã
hội ở Việt Nam” (1989) đã mang lại những thông tin hết sức kịp thời cho
khoảng thời gian đầu tiên thiếu hụt thông tin về chính sách xã hội và phúc lợi
xã hội thời kỳ đầu ở Việt Nam.[35]
Trong những năm gần đây cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về chính
sách xóa đói giảm nghèo.
Phạm Quý Thọ (2005) với nghiên cứu “Thực trạng giảm nghèo ở Việt
Nam”, tác giả đã thấy rằng số hộ nghèo vẫn còn nhiều và phần lớn là ở nông
thôn, số hộ cận nghèo vẫn còn đông và mức độ nghèo còn khá nghiêm trọng.
Để giảm nghèo là một quá chính thường xuyên liên tục, cần khắc phục những
tồn tại, yếu kém, chủ quan, đồng thời xác định giải quyết những khó khăn,
thách thực trước mắt và lâu dài. Các giải pháp giảm nghèo cần đồng bộ, kết
hợp hài hòa lợi ích của người nghèo, cộng đồng và đất nước. Các giải pháp
cần hướng tới giảm nghèo bền vững trên cơ sở sự vận động của chính các hộ
nghèo với sự trợ giúp trách nhiệm của cộng đồng xã hội. [31]
Lê Ngọc Bình (2011) với nghiên cứu “Tác động của chính sách xóa đói
giảm nghèo đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có đặc
điểm kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn” (Nghiên cứu trường hợp chính sách
134, 135 tại xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Tác giả đã
phân tích và có sự so sánh sự biến đổi trong đời sống của đồng bào dân tộc

10



thiểu số trên hai mặt đời sống vật chất và đời sống tinh thần trước và sau khi
được thụ hưởng chính sách 134, 135. Tác giả cũng chỉ ra những khó khăn
trong quá trình thực hiện chính sách và đưa ra một số đề xuất với chính quyền
địa phương, với các tổ chức xã hội, với người dân.[3]
Nghiên cứu của Ngô Văn Lệ (2012) “An sinh xã hội và nghèo đói đối
với sự phát triển, phát triển bền vững của các tộc người thiểu số” (trường hợp
Người Khme, Nam Bộ) đã tập trung phân tích mối liên hệ tương tác giữa
những đặc điểm lịch sử xã hội và đói nghèo đối với sự phát triển, và phát
triển bền vững ở các tộc người thiểu số. Tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân và
đưa ra các biện pháp giảm nghèo như nâng cao giáo dục.[25]
Tác giả Bùi Thế Cường là một người nghiên cứu khá sớm và đa dạng
về các chính sách ASXH và Phúc lợi xã hội ở Việt Nam. Ông nghiên cứu về
ASXH và phúc lợi xã hội với nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau.
Toàn bộ các quan điểm, hệ thống chính sách xã hội nói chung và chính
sách ASXH nói riêng cũng như công tác xã hội đã được tác giả mô tả, phân
tích, giải thích khoa học trong “Chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt
Nam thập niên 90”. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh cơ bản
của chính sách xã hội và công tác xã hội, đồng thời tiến hành nghiên cứu
trường hợp về nhiều khía cạnh khoa học khác nhau của chính sách xã hội và
công tác xã hội; lý luận xã hội, lý luận về ASXH; người cao tuổi và hệ thống
ASXH; tệ nạn xã hội, xã hội học và công tác xã hội; chính sách tiền lương,
các tổ chức bảo đảm xã hội ở nông thôn trong Đổi mới; phúc lợi doanh
nghiệp; chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số…Có thể thấy, đây là một
nghiên cứu khá bài bản và được thực hiện từ rất sớm về một lĩnh vực khá mới
lạ ở Việt Nam lúc bấy giờ là chính sách xã hội và công tác xã hội.[6]
Là một đề tài nhánh nằm trong đề tài cấp Viện Xã hội học “Báo cáo xã
hội năm 2000”, đề tài “Hệ thống phúc lợi xã hội và tình hình phúc lợi xã hội


11


năm 2000” do tác giả Bùi Thế Cường làm chủ nhiệm đã phân tích và làm rõ
bối cảnh xã hội cũng như các chính sách phúc lợi xã hội cụ thể: Ưu đãi xã hội,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cứu trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, người tàn tật, già hóa dân số, thiên tai.[7]
Với một hướng tiếp cận khác độc đáo về phúc lợi xã hội đề tài “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về phúc lợi xã hội (năm 2001)” Bùi Thế Cường ( chủ
nhiệm) đã tập trung đi sâu phân tích và so sánh giữa mô hình phúc lợi thực
dân, tổ chức phúc lợi với tư tưởng của Hồ Chí Minh về phúc lợi; lại tiếp tục
phân tích và so sánh sự biến chuyển trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phúc lợi
xã hội ở các thời kỳ cách mạng khác nhau: thời kỳ cách mạng tháng tám và
kháng chiến chống Pháp, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa (1954-1969).
Đề tài Hệ thống phúc lợi thời kỳ đổi mới (2001- 2003) của Viện Xã hội
học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam lại tập trung đi sâu phân tích hệ thống
phúc lợi trong thời kỳ đổi mới.[39]
Đi sâu vào đối tượng hưởng thụ ASXH của tác giả Bùi Thế Cường
trong cuốn sách “ Trong miền ASXH, nghiên cứu về tuổi già Việt Nam đã chỉ
ra những nguồn lực vật của người già là: tự lập, giúp đỡ của con cái và bảo trợ
xã hội là ba nguồn hỗ trợ người già, do đó để tăng cường cơ sở vật chất của
người già cần có những biện pháp kích thích các nguồn lực này, trong đó cần
có sự tác động của chính sách công.Tác giả Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên
Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert LeroyBach trong cuốn sách:
“Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” đã chỉ ra rằng: người
nghèo ở nông thôn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Nhìn chung nông
dân không tham gia vào các kế hoạch bảo hiểm xã hội hiện hành mà chỉ
những người làm công ăn lương có hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên
trong các tổ chứcMặc dù người nông dân được thụ hưởng một số chính sách


12


về yY tế, giáo dục, nhà ở, trợ cấp và đất đai ưu đãi cho người nghèo nhưng
vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết.[12]
Nhóm vấn đề tồn tại trong chính sách chăm sóc sức khỏe: 1.Chậm trễ
trong việc công nhận các gia đình được hưởng hỗ trợ, chậm phát thẻ BHYT
hoặc giấy tờ chăm sóc sức khỏe miễn phí. 2.Thủ tục rắc rối, mất thời gian.
3.Trợ cấp tài chính. 4.Chất lượng khám chữa bệnh ở cấp huyện và cấp xã còn
thấp. 5. Thiếu thông tin về các chính sách của chính phủ và những chương
trình dành cho người nghèo. 6. Thói quen chăm sóc sức khỏe của người dân.
Đối với chính sách giáo dục, ở nhiều vùng nghèo thách thức về giáo dục vẫn
còn: tỉ lệ đi học thật sự thấp và tỉ lệ bỏ học/lưu ban cao. Rào cản với nông
dân vừa do chi phí lớn lẫn chi phí cơ hội cho con em đến trường. [12]
Tác giả Tô Duy Hợp trong nghiên cứu về “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn cơ bản của việc kiến tạo hệ thống ASXH Tam nông ở Việt Namtầm nhìn 2020” đã cho rằng hệ thống an sinh xã hội tam nông (an sinh xã hội
cho nông nghiệp - nông dân và nông thôn) là một bộ phận của hệ thống tam
nông Việt Nam - tầm nhìn 2020 mà tác giả đưa là: 1. Cần chính thức hóa và
chuyên nghiệp; 2.Chuyển từ dựa trên phúc lợi xã hội là chính chuyển sáng
dựa trên bảo hiểm xã hội là chính; 3.Dựa trên nguyên tắc nhà nước và nhân
dân cùng làm, lấy tự nguyện của người dân là chính.[19]
Nguyễn Thị Lan Hương với nghiên cứu Chiến lược an sinh xã hội Việt
Nam thời kỳ 2011 – 2020”, đã vạch ra nền tảng cốt lõi của hệ thống ASXH ở
trên thế giới và Việt Nam, chỉ ra những khó khăn của Việt Nam trong quá
trình thực hiện ASXH hiện nay. [20]
Tác giả Đàm Hữu Đắc (2009) với bài viết “Việt Nam đang hướng đến
đến thống ASXH năng động và hiệu quả” đã vạch ra phương hướng để đạt
được hệ thống ASXH năng động và hiệu quả thì cần phải thực hiện được
những chương trình, chính sách mà Nhà nước đã ban hành. Bên cạnh đó cần


13

Formatted: Polish (Poland)


phải có chiến lược giảm nghèo bền vững và có biện pháp phòng ngừa những
rủi ro bất ngờ cho toàn dân.[14]
Nguyễn Trọng Đàm (2012), “An sinh xã hội ở Việt Nam: Những quan
điểm và cách tiếp cận cần thống nhất”, theo tác giả cần phải giải quyết việc
làm, đảo đảm thu nhập và giảm nghèo. Nhà nước cần phải đầu tư cho phát
triển các dịch vụ cơ bản bao gồm giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin
truyền thông, đặc biệt ưu tiên cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
thuộc các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, lao động nông thôn, lao
động khu vực phi chính thức và các đối tượng yếu thế khác.[13.tr 41].
Tác giả Mai Ngọc Anh có viết cuốn sách “An sinh xã hội đối với nông
dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” năm 2010. Đây là công trình
nghiên cứu khá đầy đủ và công phu trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Đây là nghiên cứu xây cơ sở lý luận khá bao quát về hệ thống an sinh xã hội
đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường: bản chất và vai trò của an sinh
xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường; kinh nghiệm một số
nước trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân.
Nghiên cứu này chỉ ra những đặc trưng cơ bản của an sinh xã hội đối với
nông dân Việt Nam. Đặc trưng thứ nhất là an sinh xã hội đối với nông dân
Việt Nam được thực hiện dưới sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng và sự tự
nguyện tham gia đóng góp của người nông dân. Đặc trưng thứ hai là an sinh
xã hội đối với nông dân Việt Nam thuộc lĩnh vực an sinh xã hội cho khu vực
phi chính thức. Hệ thống luật pháp cho việc thực thi an sinh xã hội đối với
nông dân vì thế còn nhiều bất cập và tính nhất quán chưa cao. Đặc trưng thứ
ba là người nông dân - những người có thu nhập thấp và không ổn định, vì
vậy tính bền vững và ổn định về tài chính cho việc thực hiện an sinh xã hội

không cao…Nghiên cứu này đánh giá hệ thống an sinh xã hội đối với nông

14


dân trên mức độ tác động của hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân, mức
độ bền vững về tài chính của hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân.[1]
“An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực” của Mạc Văn Tiến
(2005) đã chỉ rõ vai trò quan trọng của ASXH trong việc phát triển nguồn
nhân lực và định hướng cho việc phát triển nhân lực chất lượng cao [34].
Tác giả Trịnh Duy Luân (2006) với nghiên cứu “Góp phần xây dựng hệ
thống an sinh xã hội tổng thể ở nước ta hiện nay” đã chỉ rõ vị trí của ASXH
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, chỉ ra phương
hướng thực hiện quyền cơ bản của con người, thực hiện bình đẳng và công
bằng xã hội, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, hài hòa, phát triển bền
vững. [26.tr 46]
Để tổng kết lại quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ASXH
tác giả Mai Ngọc Cường (2012) với nghiên cứu “An sinh xã hội 25 năn đổi
mới: Thành tựu và vấn đề đặt ra” đã phác họa lại bức tranh ASXH của Việt
Nam từ những ngày đầu hình thành và phát triển. Định hướng cho ASXH
Việt Nam muốn đảm bảo ASXH phải thực hiện đầy đủ 3 chiến lược đó là: Đề
phòng, giảm thiểu và khắc phục rủi ro.[9]
Với bài viết “Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam: Thực
trạng và định hướng phát triển mới”, tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2010). đã chỉ
ra được những tồn tại của hệ thống ASXH ở Việt Nam, thực hiện các giải
pháp chưa đồng bộ, chưa đảm bảo được ASXH cho toàn dân, tỷ lệ người dân
tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp..[10] . Năm 2012 tác giả cũng có bài viết
“Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách an
sinh xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế” với nội dung chủ yếu đưa ra những nền tảng và lý luận và

thực tế để thúc đẩy ASXH phát triển lên một giai đoạn cao hơn. [11]

15


Qua các đề tài nghiên cứu về ASXH trên ta thấy, vấn đề nghiên cứu về
các hoạt động giảm nghèo ở nước ta hiện nay không phải là một vấn đề mới,
cũng như các bài viết, công trình nghiên cứu về ASXH cho người dân nông
thôn, đặc biệt là hệ thống ASXH thông trong các chương trình giảm nghèo,
chính sách giảm nghèo ở nước ta vẫn còn rất ít. Vì vậy, đề tài An sinh xã hội
trong hoạt động giảm nghèo tại xã Tam Dị- huyện Lục Nam- tỉnh Bắc
Giang” sẽ tập trung vào nghiên cứu hệ thống ASXH cho người nông dân sẽ
đạt được kết quả như thế nào thông qua các hoạt động giảm nghèo? Người
dân được hưởng thụ gì thông qua các hoạt động giảm nghèo đó?
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Formatted: List Paragraph, None

3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết
của xã hội học như: Lý thuyết cấu trúc – chức năng, lý thuyết xã hội học về
phát triển cộng đồng, …Đồng thời nghiên cứu cũng góp phần cơ sở khoa học
cho việc hoạch định các chính sách an sinh xã hội, các hoạt động nghèo ở
nông thôn hiện nay.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu cho thấy một bức tranh thực trạng của hệ thống an
sinh đối với người nông dân Việt Nam trong các chương trình giảm nghèo.
Đề tài giúp cho chính quyền địa phương và những người quản lý chính
sách có cách nhìn nhận đúng đắn trong việc hoạch định chính sách an sinh xã
hội, chương trình giảm nghèo cho người dân.

Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho việc học tập và cho nghiên cứu
giảng dạy xã hội học và công tác xã hội tại các trường đại học.
Formatted: List Paragraph, None, Tab stops:
Not at 0.32 cm + 1.59 cm

16


4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Formatted: Polish (Poland)

4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích các chính sách an sinh xã hội trong quá trình
thực hiện giảm nghèo ở nông thôn hiện nay thông qua các chính sách: Chính

Formatted: List Paragraph, None, Indent: First
line: 1.27 cm, Tab stops: 0.16 cm, Left + Not at
0 cm + 0.32 cm + 1.59 cm

sách hỗ trợ tín dụng, chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách hỗ trợ giáo dục,
chính sách hỗ trợ dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Formatted: List Paragraph, None, Tab stops:
Not at 0.32 cm + 1.59 cm

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống ASXH trong hoạt

Formatted: Polish (Poland)


động giảm nghèo ở nông thôn hiện nay

Formatted: Polish (Poland)

- Phân tích thực trạng các chính sách ASXH trong hoạt động giảm
nghèo cụ thể tại xã Tam Dị - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá mức độ hưởng thụ của người dân xã Tam Dị - Huyện Lục
Nam – Tỉnh Bắc Giang trong các chương trình giảm nghèo đang được triển
khai hiện nay và sự đánh giá của người dân về hiệu quả của chính sách ASXH
trong các hoạt động giảm nghèo mang lại.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
- An sinh xã hội trong các hoạt động giảm nghèo tại xã Tam Dị Huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc Giang.
5.2. Khách thể nghiên cứu
-

Các hộ nghèo tại xã Tam Dị, đại diện cán bộ chính quyền địa

phương, trưởng thôn.
5.3. Phạm vi nghiên cứu

Formatted: List Paragraph, None

- Phạm vi không gian: Tại xã Tam Dị - Lục Nam- Bắc Giang

Formatted: List Paragraph

- Phạm vi thời gian: 12/2013- 2014
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào an sinh xã hội trong các

hoạt động giảm nghèo tại Tam Dị - Huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc Giang. An

17


sinh xã hội rất rộng, do đặc thù của địa bàn nghiên cứu tác giả chỉ tập trung
nghiên về an sinh xã hội trong hoạt động giảm nghèo thông qua các chính
sách: Chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách hỗ trợ
giáo dục, chính sách hỗ trợ dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế.
6. Câu hỏi nghiên cứu

Formatted: None

ASXH đã có những chính sách giảm nghèo nào tại xã Tam Dị? Trong
các chính sách ASXH giảm nghèo tại xã Tam Dị chính sách nào được người
dân đánh giá hiệu quả cao nhất? Cuộc sống của người dân có được cải thiện
nhờ các hoạt động giảm nghèo này không?
7. Giả thuyết nghiên cứu

Formatted: List Paragraph, None, Tab stops:
Not at 0.32 cm + 1.59 cm

- Giả thuyết 1: Các chính sách ASXH được người dân xã Tam Dị đánh
giá cao trong hoạt động giảm nghèo, trong đó chính sách hỗ trợ tín dụng được
đánh giá cao nhất.
- Giả thuyết 2: Các hộ nghèo tại xã Tam Dị đã được hưởng lợi từ các
chính sách ASXH và cuộc sống của các hộ gia đình đã có nhiều cải thiện nhờ
sự hỗ trợ của các chính sách ASXH.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội học trong quá

trình nghiên cứu và thu thập thông tin.
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đề tài có sử dụng các tư liệu, dữ liệu, những thông tin kinh tế - xã hội
và thông tin chuyên môn được phân tích và thu thập từ các công trình nghiên
cứu, các nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm
nghèo và các chương trình giảm nghèo ở nông thôn…nhằm củng cố những
luận cứ về mặt lý thuyết và thực tiễn.

18

Formatted: Polish (Poland)


8.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm mục đích thu
thập thông tin định lượng phục vụ cho việc tìm ra các luận cứ chứng minh cho
các luận điểm nghiên cứu trong luận văn.
Để thực hiện đề tài này tác giả đã dựa vào danh sách 486 hộ nghèo ở 18
thôn của xã Tam Dị để chọn ngẫu nhiên có chủ đích ra 200 hộ tại 15 thôn
trong đó chủ yếu tập trung vào những thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao địa hình
phức tạp và kinh tế khó khăn là 4 thôn: Hố Dẻ, Bãi Lời, Trại Trầm và Hòn
Ngọc, 4 thôn này chiếm một nửa số phiếu khảo sát (100 phiếu), còn 100 phiếu
phân bố tại 11 thôn khác trong xã. Có 3 thôn tác giả không tiến hành nghiên
cứu vì đây là 3 thôn ở trung tâm xã, kinh tế phát triển nhất và tỷ lệ hộ nghèo
tại 3 thôn này rất thấp.
Cơ cấu mẫu:
- Giới tính: nam 74; nữ 126

Formatted: List Paragraph, None, Indent: First
line: 1.27 cm, Tab stops: Not at 0.32 cm +

1.59 cm

- Dân tộc: Kinh: 62 (46%); Nùng: 108 (54%)
- Trình độ học vấn: không biết chữ: 15 (7.5%), tiểu học 127 (63,5%),
THCS: 50 (25%), THPT 8 (4%).
- Độ tuổi: Từ 19 đến 25: 9,5%; từ 26 đến 35: 26%; từ 36 đến 55: 41%,

Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)

trên 55: 23,5%.
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Cùng với phỏng vấn bằng bảng hỏi, đề tài còn sử dụng phương pháp

Formatted: List Paragraph, None, Tab stops:
Not at 0.32 cm + 1.59 cm

phỏng vấn sâu cá nhân để bổ sung cho những thông tin còn thiếu mà phương
pháp phân tích tài liệu và phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi chưa
thể hiện hết.
Đề tài thực hiện 15 phỏng vấn sâu cá nhân với các đối tượng: Cán bộ
chính quyền địa phương, trưởng thôn và một số người dân xã Tam Dị.

19

Formatted: Vietnamese (Vietnam)


9. Cấu trúc của luận văn


Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm có 2
chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2: Hoạt động giảm nghèo tại xã Tam Dị thông qua một số
chính sách an sinh xã hội.
Formatted: List Paragraph, None, Tab stops:
Not at 0.32 cm + 1.59 cm
Formatted: List Paragraph, Justified, Indent:
Left: 0 cm, First line: 1.27 cm, Right: 0 cm,
Line spacing: 1.5 lines, Tab stops: 0.16 cm, Left
+ 0.48 cm, Left

20


Chƣơng 1

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Formatted: Font: Bold, Vietnamese (Vietnam)

1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. An sinh xã hội

Formatted: Justified, None
Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Font: Not Bold, Vietnamese
(Vietnam)

An sinh là một khái niệm có rất nhiều cách hiểu. Tổng hợp
các ý kiến, người ta thường đề cập khái quát, phạm trù an sinh xã hội ở hai nghĩa
rộng và hẹp.

Formatted: None
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: List Paragraph, Indent: First line:
1.27 cm, Pattern: Clear, Tab stops: 0.48 cm,
Left

Theo nghĩa rộng: An sinh xã hội là sự bảo đảm thực hiện
các quyền để con người được an bình, bảo đảm an ninh, an toàn trong xã hội.
Theo nghĩa hẹp: An sinh xã hội là sự bảo đảm thu nhập và một số điều
kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trong trường hợp bị
giảm hoặc mất thu nhập vì lý do bị giảm hoặc mất khả nãng lao động hay mất
việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những
người yếu thế, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai địch họa...[20]
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “An sinh xã hội chỉ sự bảo vệ

Formatted: List Paragraph

của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp
công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm
đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và
trợ cấp gia đình có con nhỏ.” [17]
Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 - 2020 ghi nhận: “An sinh xã hội là

sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua
việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các
nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế”.[20]
Dù quan niệm có khác nhau nhưng có thể thấy bản chất của an sinh xã
hội là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên
xã hội trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro

21

Formatted: List Paragraph, Tab stops: 0.16
cm, Left + 0.48 cm, Left


×