Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bản sắc dân tộc trong thơ nguyễn duy và đồng đức bốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.54 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

CHU THỊ HỒNG VÂN

BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY
VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

CHU THỊ HỒNG VÂN

BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY
VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Hƣơng

Hà Nội - 2014

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và
Đồng Đức Bốn là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tất cả các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo,
trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa
công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2014
Học viên

Chu Thị Hồng Vân

3


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới PGS. TS. Mai Hương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, phòng
Đào tạo sau đại học, các quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo và dạy dỗ, truyền đạt

kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân,
bạn bè đã luôn bên cạnh khuyến khích, động viên giúp tôi vượt qua

những

khó khăn để hoàn thành khóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2014

Chu Thị Hồng Vân

4


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5
1. Lí do lựa chọn đề tài...................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 7
3. Phương pháp nghiên cứu............................. Error! Bookmark not defined.
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
5. Đóng góp của luận văn ................................ Error! Bookmark not defined.
6. Cấu trúc của luận văn .................................. Error! Bookmark not defined.
PHẦN NỘI DUNG ........................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: VỀ KHÁI NIỆM BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ HÀNH TRÌNH

SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐNError! Bookmark not defined
1.1. Về khái niệm bản sắc dân tộc ............... Error! Bookmark not defined.
1.2. Hành trình thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức BốnError! Bookmark not defined.

1.2.1. Thơ Nguyễn Duy ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Thơ Đồng Đức Bốn ........................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY, ĐỒNG

ĐỨC BỐN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG CẢM HỨNGError! Bookmark not def
2.1. Quê hương, đất nước ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Quê hương, đất nước trong thơ ca Việt NamError! Bookmark not defined.

2.1.2. Quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức BốnError! Bookmark
2.2. Bản sắc của con người .......................................................................... 62
2.2.1. Về những người thân trong gia đìnhError! Bookmark not defined.
2.2.2. Về những chàng trai nơi thôn dã..... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Về những cô gái quê, cô thôn nữ .... Error! Bookmark not defined.

5


Chƣơng 3: BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY, ĐỒNG

ĐỨC BỐN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆNError! Bookmark not d
3.1. Vận dụng sáng tạo thể thơ lục bát truyền thốngError! Bookmark not defined.

3.2. Khai thác và vận dụng hình ảnh của thơ truyền thốngError! Bookmark not defin
3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức BốnError! Bookmark not defined.
3.3.2. Giọng điệu thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức BốnError! Bookmark not defined.
PHẦN KẾT LUẬN ........................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11

6



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
1.1. Công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện
trọng đại tạo nên những chuyển đổi cơ bản trong đời sống xã hội Việt Nam.
Trong không khí đổi mới, dân chủ, văn nghệ đã được “cởi trói”, văn nghệ sĩ
có thể “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề của đời sống xã hội và con
người. Theo đó, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ cũng được giải phóng triệt
để hơn. Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và giới văn nghệ sĩ
cả nước vào tháng 10 năm 1987 đã tác động rất lớn đến tinh thần của những
người cầm bút, nhất là ý thức tự “cởi trói” trong lĩnh vực sáng tạo. Điều đó
dẫn tới sự thay đổi sâu sắc về tư duy nghệ thuật giai đoạn này. Từ chỗ là
những nghệ sĩ ngợi ca đất nước và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng
lãng mạn, giờ đây các nhà thơ chuyển từ “bè cao” sang “giọng trầm”. Cái
nhìn sử thi dần phai nhạt thay vào đó là cái nhìn mang đậm chất đời tư thế sự.
Đây là yếu tố hết sức quan trọng khiến cho nghệ thuật giai đoạn này thể hiện
tinh thần dân chủ hóa sâu sắc. Cảm hứng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá
nhân đã trở thành nền tảng và cảm hứng chủ đạo của văn học và thơ ca sau
1975. Nhà thơ không còn bị vướng bận với những kiểu hiện thực chủ yếu và
hiện thực thứ yếu, không bị bó buộc trong những khung tư tưởng định sẵn mà
cố gắng thể hiện tính đa chiều của hiện thực đời sống và con người.
1.2. Tư duy thơ thay đổi, quan niệm thơ thay đổi kéo theo một hệ quả
tất yếu là sự đổi mới toàn diện và sâu sắc của thơ. Theo đó, những khuynh
hướng mới trong thơ cũng như sự đa dạng trong phong cách sáng tạo của các
nhà thơ được phát triển. Khảo sát qua thơ Việt Nam sau 1975, chúng tôi nhận
thấy, thơ có những khuynh hướng tìm tòi, đổi mới phương thức thể hiện đa
dạng. Trong đó có thể thấy, khuynh hướng trở về tiếp thu, sáng tạo truyền
thống, hiện đại hóa trên cơ sở tiếp


5


thu truyền thống là một trong những khuynh hướng tìm tòi khá đậm, khá
thành công của thơ đương đại.
1.3. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những cây bút tiêu biểu của
thơ Việt Nam hiện đại. Xuất hiện và trưởng thành trong phong trào thơ
chống Mỹ, Nguyễn Duy đã sớm tạo được phong cách riêng độc đáo và
ngày càng thu hút được sự mến mộ của công chúng. Đến với thơ muộn hơn
và đời thơ cũng ngắn ngủi, nhưng với “giọng” riêng không lẫn, thơ Đồng
Đức Bốn cũng đã tạo được dấu ấn riêng trong thơ Việt đương đại. Mỗi
người một vẻ nhưng một trong những điểm gặp gỡ và góp phần không nhỏ
tạo nên nét riêng, thành công riêng cho cả hai cây bút là sự tiếp thu sáng
tạo, hiệu quả thơ truyền thống - đổi mới trên cơ sở tiếp thu truyền thống
thơ dân tộc. Có thể nói các nhà thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn cùng
nhiều cây bút khác đã khẳng định một trong những hướng tìm tòi đổi mới
giàu hiệu quả của thơ đương đại Việt Nam.
1.4. Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, cho đến nay vẫn chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, thấu đáo về vấn đề bản sắc dân
tộc trong thơ đương đại nói chung và hai cây bút Nguyễn Duy, Đồng Đức
Bốn nói riêng. Các công trình, bài viết mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh
riêng biệt ở một tác giả hay cụm tác phẩm. Từ những lí do đó, người viết đã
lựa chọn nghiên cứu đề tài: Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng
Đức Bốn. Từ đó, nhằm khẳng định một trong những nét độc đáo trong phong
cách sáng tạo và đóng góp của hai cây bút Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn góp
phần tạo nên diện mạo mới của thơ Việt Nam đương đại. Ở một phạm vi nhất
định, luận văn cũng góp phần vào việc tổng kết, đánh giá tiến trình vận động,
đổi mới của thơ đương đại Việt Nam.

6



2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu chung về bản sắc dân tộc trong thơ Việt
Nam hiện đại
Qua tìm hiểu nghiên cứu, có thể thấy vấn đề bản sắc dân tộc không chỉ
đến nay mới được đem ra bàn bạc, mà ở mỗi thời đại khác nhau, quá trình này
diễn ra với mức độ và quy mô khác nhau. Chúng tôi xin được điểm qua một
số công trình, bài viết tiêu biểu để thấy được tính hệ thống trong vấn đề mình
đang nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Hữu Quýnh với bài Hai xu hướng thơ hiện nay đã chỉ
ra sự khác biệt giữa cái mới của những thế hệ cầm bút trên thi đàn Việt Nam
sau 1946. Tác giả bày tỏ thái độ trước những yêu cầu cách tân thơ hiện nay là:
Để có một nền thơ thuần hậu, nhân văn, trong sáng và đa dạng cần đối xử
công bằng với mọi nhà thơ. Đừng vì nhân danh đổi mới, hiện đại hay truyền
thống mà bên trọng bên khinh. Hãy để cho các khuynh hướng thơ được bình
đẳng tồn tại với nhau, đừng dạy dỗ, đừng áp đặt, đừng khắt khe và cũng đừng
ôm ấp chiều chuộng thái quá ai cả. Tự thơ nói lên tất cả. Tự bạn đọc bầu chọn
nhà thơ của họ. Tự cuộc sống lâu dài định danh cho thơ. Tóm lại cứ để cho
thơ phát triển tự nhiên vì nó là thơ. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại nhìn nhận
một cách khái quát về xu hướng thơ hiện nay mà không đi vào nghiên cứu
một tác giả, tác phẩm cụ thể nào.
Phạm Vĩnh trong bài Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: vĩnh cửu và
luôn luôn biến đổi đã nghiên cứu tính dân tộc trong thơ Việt Nam trong suốt
chiều dài phát triển lịch sử thơ ca, để khẳng định: Người sáng tạo càng sâu
sắc, độc đáo bao nhiêu thì càng đạt tính dân tộc, tính nhân loại ở độ cao bấy
nhiêu. Đồng thời tác giả khẳng định, tính dân tộc phải có xu thế mở, tức là nói
đến tính dân tộc không có nghĩa là nói đến một giá trị bất biến, khuôn khổ và
cứng nhắc mà phải luôn kế thừa và sáng tạo tiếp.


7


Tác giả Trần Sáng với bài Thử tìm hiểu tính dân tộc trong thơ hôm nay
đã ngợi ca cái mượt mà đằm thắm, cái chia sẻ, thấu hiểu mà thơ dân tộc đã có
được. Những gì mang tính dân tộc trong thơ hôm nay “Đó là những lời từ trái
tim, là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của người Việt cũng là cái đích hướng đến
của nhân loại. Những vần thơ đó đã chinh phục trái tim nhân loại trong khi
nhà thơ vẫn đứng vững hai chân trên mảnh đất dân tộc mình”.
Ngoài những bài nghiên cứu trên, chúng tôi thấy đã có những bài
nghiên cứu chung về thơ của các tác giả Trần Đình Sử, Mã Giang Lân, Lý
Hoài Thu, Nguyễn Văn Long, Mai Hương, Bích Thu... trong đó ít nhiều đã đề
cập đến yếu tố dân gian, chất dân gian trong thơ đương đại. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào vấn đề chung của thơ đương
đại, chưa có điều kiện đi sâu vào bản sắc dân tộc trong thơ đương đại, đặc biệt
của hai cây bút Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong thơ của Nguyễn
Duy và Đồng Đức Bốn.
2.2.1. Các công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy
Nguyễn Duy xuất hiện trên thi đàn và mang đến một tiếng nói riêng
đầy bản sắc, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Đã có khá nhiều bài viết
đánh giá, thẩm bình về thơ ông. Mỗi công trình nhìn nhận thơ Nguyễn Duy
từ một phương diện khác nhau, một khía cạnh nào đó trong đời thơ của
ông. Để thấy rõ hơn quá trình thẩm bình đánh giá đó, luận văn chủ yếu đi
vào khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan tới bản sắc dân tộc trong
thơ Nguyễn Duy.
Ngay từ những sáng tác đầu tay, nhất là sau giải thưởng cuộc thi thơ
của tuần báo Văn nghệ 1973, Nguyễn Duy đã nhanh chóng thu hút được sự
mến mộ của đông đảo công chúng và gây được sự chú ý của các nhà nghiên
cứu, phê bình. Trước hết phải kể đến ý kiến của Hoài Thanh về thơ Nguyễn

Duy trong bài viết Đọc một số bài thơ của Nguyễn Duy [48] :…“đọc thơ

8


Nguyễn Duy thấy anh thường hay cảm xúc với những chuyện lớn, chuyện nhỏ
quanh mình. Cái điều ở người khác có thể chỉ là chuyện thoảng qua thì ở anh
nó lắng sâu và dường như dừng lại”. Những nhận xét của Hoài Thanh đã
giúp chúng ta thấy được điểm riêng trong sáng tác của Nguyễn Duy. Bằng
cảm nhận tinh tế, sắc sảo, ông đã nhận ra vị quê mùa đằm thắm, chân chất
trong thơ Nguyễn Duy, “quen thuộc mà không nhàm”, là “khúc dân ca” vùng
“đồng bằng miền Bắc đã cùng anh đi vào giữa đỉnh Trường Sơn”. Chất thơ đó
“nhẹ nhàng hiền hậu”, “rất Việt Nam mà chúng ta vẫn giữ nguyên trong thử
lửa”. Bài viết đã đề cập đến tư duy thơ của Nguyễn Duy, đó là sự kết hợp của
cảm xúc, tình thơ với ý thơ và sự suy ngẫm.
Nhà phê bình Hà Minh Đức trong bài Về một số cây bút trẻ gần đây
trong quân đội [20] đã viết về triết lí dân gian trong thơ Nguyễn Duy: “Thơ
Nguyễn Duy mang nhiều màu sắc dân gian. Cách suy nghĩ và cảm xúc trên
trực tiếp hay gián tiếp đều nằm trong mạch suy nghĩ quen thuộc của dân gian
và tự nhiên là anh phải tìm đến một lối phô diễn, một giọng điệu thơ thích
hợp”, “anh chú ý nhiều đến thể lục bát, đến sự mềm mại, nhịp nhàng của các
làn điệu dân ca”. Cũng bàn về thơ lục bát, Lê Quang Trang nhận ra đây là thế
mạnh của Nguyễn Duy “anh vốn là người sở trường về sử dụng thơ lục bát –
một thể thơ có phần tĩnh và biến hóa không nhiều” [49].
Năm 1984, khi tập thơ Ánh trăng đoạt giải thưởng của Hội nhà văn
Việt Nam (công bố 1986), Nguyễn Duy được người đọc biết đến nhiều qua
hàng loạt bài viết của các tác giả: Từ Sơn, Tế Hanh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn
Hữu Sơn, Ngô Vĩnh Bình, Lê Giang, Lê

Quang Hưng, Nguyễn Quang


Sáng… Những cây bút này đã có nhiều phát hiện mới mẻ, xác đáng về thơ
Nguyễn Duy trong đó có đề cập tính dân gian ẩn chứa trong thơ Nguyễn Duy.
Nhà thơ Tế Hanh với tâm hồn nhạy cảm luôn gắn bó với quê hương đã cảm
nhận sâu sắc về hồn quê, tình quê trong thơ Nguyễn Duy: “Một điểm đáng

9


chú ý nữa là thơ Nguyễn Duy nói về ruộng đồng dù đó là Thanh Hóa quê anh
hay Cà Mau quê bạn, có cái gì đó rất tha thiết” [24].
Lê Quang Hưng với bài Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng [25] đăng trên
Tạp chí văn học số 3 năm 1986 có nhận định: “Những bài thơ trong Ánh trăng
thật đậm đà tính ca dao, nhiều đoạn thơ nhuần nhụy ngọt ngào khiến cho
người ta khó phân biệt được đâu là ca dao đâu là thơ…”. Ông cũng đã tìm ra
cái đặc sắc riêng của tập thơ Ánh trăng trong đó chúng ta thấy cái bóng dáng
của tính triết lí qua sự chiêm nghiệm suy tư của Nguyễn Duy về cuộc sống:
“Với Cát trắng, người đọc thích một tâm hồn cảm nhận được ý nghĩa và bề
sâu của cuộc sống từ sự vật, sự việc có vẻ bình thường. Giờ đây, Nguyễn Duy
vẫn nhạy cảm, giàu suy tư như thế và từng trải sâu sắc hơn. Ý nghĩa phổ quát,
sự suy nghĩ trong thơ Nguyễn Duy thường có điểm tựa từ một âm thanh, một
sự vật đậm tính dân tộc”.
Viết về giọng điệu thơ của Nguyễn Duy, Lại Nguyên Ân trong bài Tìm
giọng mới thích hợp với người của thời đại mình [2] đã làm rõ giọng điệu trữ
tình trong tập thơ Ánh trăng, tác giả đã nêu bật được thành công của Nguyễn
Duy khi “dệt nên những giai điệu trữ tình”. Bên cạnh đó, Lại Nguyên Ân
khẳng định trong thơ lục bát của Nguyễn Duy: “Có cái gì đó bên trong như
cãi lại vẻ êm nhẹ nuột nà của câu hát ru truyền thống”. Chính nhà thơ khi
sáng tác đã “tạo nên cái tiếng cười khúc khích, giọng bông lơn bỡn cợt ngay
giữa dòng trữ tình như là để phá bớt cái vẻ rưng rưng thống thiết cứ dâng

trào…”. Chính giọng điệu trữ tình là yếu tố chủ đạo tạo nên bản sắc dân tộc
độc đáo trong thơ Nguyễn Duy, đặc biệt từ sau năm 1975.
Năm 1987, Nguyễn Quang Sáng trong bài viết Đi tìm tiềm lực trong
thơ Nguyễn Duy [45] cũng đã nhận định: “Nguyễn Duy vốn có ưu thế và trội
hẳn lên trong thể thơ lục bát, loại thơ ngỡ như là dễ làm, ai cũng làm được,
nhưng để đạt tới hay thì khó thay, nếu không nói là khó nhất. Thơ lục bát của
Nguyễn Duy không rơi vào tính trạng quen tay, nó có sự biến đổi, chuyển

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Tú Anh (2002), Phong cách thơ Nguyễn Duy, Luận văn Thạc sĩ ĐH
KHXH và NV, Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân (1986), Tìm giọng mới thích hợp với người thời mình, Báo
Văn nghệ, số 15, tr. 11.
3. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại
(1945-1975), Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bông (1998), Điểm gặp nhau thú vị của Tú Xương và Nguyễn
Duy, Nxb Thành phố HCM.
5. Đồng Đức Bốn (1992), Con ngựa trắng và rừng quả đắng, Nxb Văn học,
Hà Nội.
6. Đồng Đức Bốn (1993), Chăn trâu đốt lửa, Nxb Lao động, Hà Nội.
7. Đồng Đức Bốn (2000), Trở về với mẹ ta thôi, Nxb Văn học, Hà Nội.
8. Đồng Đức Bốn (2000), Cuối cùng vẫn còn dòng sông, Nxb Hội nhà văn,
Hà Nội.
9. Đồng Đức Bốn (2002), Chuông chùa kêu trong mưa, Nxb Hội nhà văn,
Hà Nội.
10. Đồng Đức Bốn (2006), Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc, Nxb Hội nhà văn,
Hà Nội.

11. Bùi Thị Minh Châu (2013), Tính triết lí trong thơ Nguyễn Duy, Luận văn
Thạc sĩ ĐH KHXH & NV, Hà Nội.
12. Nguyễn Duy (1973), Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân.
13. Nguyễn Duy (1884), Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới.
14. Nguyễn Duy (1987), Mẹ và em, Nxb Thanh Hóa.
15. Nguyễn Duy (1989), Đường xa, Nxb Trẻ.
16. Nguyễn Duy (1994), Sáu và Tám, Nxb Văn học, Hà Nội.
17. Nguyễn Duy (1994), Về, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

11


18. Nguyễn Duy (1997), Bụi, Nxb Văn học, Hà Nội.
19. Nguyễn Duy (2010), Nguyễn Duy thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
20. Hà Minh Đức (1985), Về một số cây bút trẻ gần đây của quân đội, Báo
Nhân dân.
21. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Phạm Văn Đồng (1983), Tổ quốc ta, nhân dân và người nghệ sĩ, Nxb
Văn học.
23. Lê Thị Thanh Đạm (2009), Đặc điểm thẩm mỹ thơ Nguyễn Duy, Chuyên
luận, Nxb Văn học, Hà Nội.
24. Tế Hanh (1986), Hoa trên đá và Ánh trăng, Báo Văn nghệ, số 15.
25. Lê Quang Hưng (1986), Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng, Tạp chí văn học,
số 3.
26. Chu Huy (1998), Tre Việt Nam (Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Cao,
Nguyễn Duy), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Đỗ Huy (1984), Mấy suy nghĩ về hướng phát triển của truyền thống văn
hóa dân tộc, Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật, số 2, tr. 3.
28. Đặng Thị Liên Hương (2007), Thơ lục bát qua ba tác giả Nguyễn Duy, Lê

Đình Cánh, Phạm Công Trứ, Luận văn Thạc sĩ ĐH KHXH & NV, Hà Nội.
29. Vũ Thị Hằng (2011), Thơ lục bát Việt Nam trong phong trào thơ mới lãng
mạn 1932 - 1945, Luận văn Thạc sĩ ĐH KHXH & NV, Hà Nội.
30. Hoàng Trung Hiếu (2002), Ánh trăng của Nguyễn Duy hay tiếng lòng ai
đó, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 13, tr. 11 - 12.
31. Lê Thị Hoài (2006), Xu hướng tìm về thi pháp dân gian trong thơ Việt
Nam đương đại qua thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ, Luận
văn Thạc sĩ ĐHSP Hà Nội.
32. Nguyễn Quốc Khánh (2008), Yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức
Bốn, Luận văn Thạc sĩ, ĐH KHXH&NV, Hà Nội.

12


33. Mã Giang Lân, Bùi Việt Thắng (2007), Văn học Việt Nam sau 1975, ĐH
Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH KHXH & NV, Hà Nội.
34. Mai Ngọc Lê (2008), Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy,
Luận văn Thạc sĩ ĐH KHXH & NV, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới (Từ sau
Cách mạng tháng Tám 1945), Nxb Giáo dục.
36. Hoàng Như Mai (1998), Nguyễn Văn Huấn, Tìm hiểu bản sắc dân tộc
trong thơ chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục.
37. Nguyễn Thị Bích Nga (2000), Thơ lục bát Nguyễn Duy, Luận văn Thạc sĩ
ĐHSP Hà Nội.
38. Nhiều tác giả (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
39. Nhiều tác giả (2005), Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới.
40. Nhiều tác giả (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
41. Nhiều tác giả (2002), Giáo trình Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
42. Đặng Thị Lĩnh Ninh (2007), Đặc điểm thơ lục bát Đồng Đức Bốn, Luận

văn Thạc sĩ ĐH KHXH & NV, Hà Nội.
43. Phạm Mai Phong (2008), Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện
đại (qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn), Luận văn Thạc sĩ, ĐH
KH XH & NV, Hà Nội.
44. Phạm Thị Phương (2008), Thơ Nguyễn Duy nhìn từ góc độ tư duy nghệ
thuật, Luận văn Thạc sĩ ĐH KHXH & NV, Hà Nội.
45. Nguyễn Quang Sáng (1987), Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy (Phần
phụ lục II trong tập thơ Mẹ và Em), Nxb Thanh Hóa.
46. Chu Văn Sơn (2003), Nguyễn Duy - Thi sĩ thảo dân, Tạp chí Nhà văn, số 3.
47. Vũ Văn Sỹ (1999), Người thương mến đến tận cùng chân thật, Tạp chí
văn học số 10.
48. Hoài Thanh (1972), Đọc một số bài thơ Nguyễn Duy, báo Văn nghệ .

13


49. Lê Quang Trang (1985), Đọc “Ánh trăng”, Báo Nhân dân.
50. Đỗ Ngọc Thạch (1997), Người vợ trong thơ Nguyễn Duy, Báo Phụ nữ
Việt Nam, số 1.
51. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Hoàng Trinh (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử,
Tạp chí văn học, số 8, tr. 3 - 6.
53. Lê Trí Viễn, Đến với bài thơ hay, Nxb Giáo dục, 1997.
54. Hồ Sĩ Vịnh (1993), Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Nghiên cứu
văn hóa nghệ thuật.
55. Phạm Thu Yến (1998), Ca dao vọng về trong thơ Nguyễn Duy, Tạp chí
văn học số 7.

14




×