Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 128 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



HOÀNG THỊ VI




BẢN SẮC DÂN TỘC
TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN








THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



HOÀNG THỊ VI



BẢN SẮC DÂN TỘC
TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS - TS NGUYỄN BÍCH THU




THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS Nguyễn Bích Thu, nhà văn

Triều Ân đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và nghiên cứu
khoa học – Quan hệ quốc tế, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo Viện Văn học, Trường Trung học
phổ thông Cao Bình cùng bạn bè và những người thân trong gia đình đã tạo
mọi điều kiện tốt đẹp để giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và
nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2009
Tác giả


Hoàng Thị Vi










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................... 2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 5
4. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 5
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................. 6
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 7
Chƣơng 1: VÀI NÉT VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRIỀU ÂN ............................................................ 7
1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc ................................................................ 7
1.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam .................................. 7
1.1.2. Đặc điểm văn hóa dân tộc (Tày, Dao) ................................. 10
1.2. Sáng tác của Triều Ân trong dòng chảy của văn học các dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ........................................................... 22
1.2.1. Đôi nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện
đại ................................................................................................ 22
1.2.2. Sáng tác của Triều Ân ......................................................... 23
Chƣơng 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG
VĂN XUÔI TRIỀU ÂN................................................................................... 34
2.1. Phƣơng diện phong tục tập quán ................................................ 34
2.1.1. Văn hoá Tày, Dao qua lễ hội, chợ phiên ............................. 35
2.1.2. Văn hóa Tày, Dao qua hôn nhân ......................................... 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.1.3. Tập quán sinh nở và lễ đầy tháng tuổi của đồng bào Tày,
Dao ............................................................................................... 44
2.1.4. Văn hoá Tày, Dao trong tổ chức đời sống cộng đồng .......... 47
2.2. Phƣơng diện nghề thủ công và trang phục ................................ 54
2.2.1. Nghề thủ công ..................................................................... 54
2.2.2. Vẻ đẹp trang phục ............................................................... 58
2.3. Văn hóa Tày, Dao qua y học dân tộc ......................................... 63

2.4. Dấu ấn văn hóa Tày, Dao ở phƣơng diện đời sống văn nghệ,
tín ngƣỡng và tâm hồn ....................................................................... 70
2.4.1. Đời sống văn nghệ .............................................................. 70
2.4.2. Đời sống tín ngưỡng ........................................................... 80
2.4.3. Đời sống tâm hồn ................................................................ 80
Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BẢN
SẮC DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN ........................................ 85
3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ..................................................... 85
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................... 97
3.2.1. Đặc tả ngoại hình nhân vật ................................................. 97
3.2.2. Xây đựng nhân vật đa diện ................................................ 101
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ ...................................................... 106
3.3.1. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi ............................... 107
3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất thơ ..................................................... 111
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 115





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, lớp nhà văn là người dân tộc thiểu
số đã xuất hiện và trưởng thành với nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực
cuộc sống ở vùng quê của họ. Một trong các tác giả tiêu biểu đó là nhà văn
Triều Ân. Ông là một trong mười sáu nhà văn dân tộc thiểu số đầu tiên có
mặt trong cuốn Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb Văn

hóa dân tộc – 1988). Gần 50 năm cầm bút, sáng tác và nghiên cứu trên
nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào Triều Ân cũng có những tác phẩm để lại
dấu ấn rõ nét trong đời sống văn học và văn hóa dân tộc ở các giai đoạn
lịch sử khác nhau. Ông bắt đầu con đường văn học của mình bằng thơ và
đoạt giải nhì cuộc thi thơ 1960 – 1961 do Tạp chí Văn nghệ tổ chức với bài
thơ Quê ta anh biết chăng?. Bên cạnh thơ, Triều Ân còn viết văn xuôi.
Truyện ngắn Bên bờ suối tiên của ông đã được giải nhì cuộc thi truyện
ngắn của Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc (1962). Đến nay, ngoài 8 tập thơ tiếng
Việt và 1 tập thơ tiếng Tày, Triều Ân đã xuất bản năm tập truyện ngắn:
Tiếng hát rừng xa (Nxb Văn học – H.1969), Tiếng khèn A Pá (Nxb Tác
phẩm mới – H.1980), Như cánh chim trời (Nxb Kim Đồng – 1982),
Đường qua đèo mây (Nxb Văn nghệ Cao Bằng – 1988) và Xứ sương mù
(Nxb Văn học – H.2000). Vào thập niên chín mươi của thế kỉ XX, Triều
Ân lại tìm đến thể loại tiểu thuyết, và chỉ trong vòng mười năm ông đã cho
ra mắt ba cuốn tiểu thuyết: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thùy
(1994), Dặm ngàn rong ruổi (2000). Những sáng tác tiêu biểu của ông đã
được tập hợp trong cuốn Tuyển tập thơ văn Triều Ân (Nxb Văn học –
H.2006). Với những hoạt động sáng tạo và nghiên cứu văn học phong phú
trên nhiều phương diện, có thể nói Triều Ân là một trí thức, một nhà nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
cứu, một văn nghệ sỹ tiêu biểu của văn học hiện đại các dân tộc thiểu số
nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
Trong quá trình nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, một số nhà
nghiên cứu, phê bình văn học đã quan tâm đến mảng văn học dân tộc và
miền núi. Song các nhà nghiên cứu, phê bình văn học chủ yếu tập trung vào
sáng tác của những nhà văn người Kinh mà tên tuổi đã nổi tiếng, quen
thuộc trong đời sống văn học viết về đề tài miền núi. Trong khi đó, một bộ
phận không nhỏ các nhà văn người dân tộc thiểu số với những thành tựu và

cống hiến xứng đáng cho nền văn học nước nhà, đặc biệt với văn học thiểu
số, lại ít được nghiên cứu, giới thiệu rộng rãi. Do vậy việc tìm hiểu nghiên
cứu về văn học miền núi, nhất là với những sáng tác do chính các tác giả
người miền núi viết trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc gia và quốc tế
hiện nay là việc làm có ý nghĩa cấp thiết. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài:
Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân.
2. Lịch sử vấn đề
Trong những năm gần đây, văn học dân tộc và miền núi đã được giới
nghiên cứu, phê bình quan tâm chú ý. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn
học đã có những ý kiến nhận xét, đánh giá về các tác giả văn học hiện đại
người dân tộc thiểu số và mảng văn học miền núi. Trong đó, có khá nhiều
công trình, bài viết đề cập đến sự nghiệp sáng tác cùng những đóng góp của
nhà văn Triều Ân với văn học dân tộc và miền núi nói riêng và văn học
đương đại nói chung. Đặc biệt ở cuộc Hội thảo khoa học về nhà văn
Hoàng Triều Ân được tổ chức tại Cao Bằng ngày 12 tháng 11 năm 2007,
giới nghiên cứu, phê bình văn học đã có những bản tham luận đánh giá xác
đáng về sự nghiệp sáng tác của ông. PGS – TS Đỗ Thị Hảo đã viết: “Thật
khó có thể xếp Hoàng Triều Ân hay gọi ông là “nhà” gì? Vì tác phẩm của
ông quá nhiều; lại cực kỳ phong phú về thể loại” [50, tr.171]. PGS – TS Lã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Nhâm Thìn lại xác định cụ thể: “Nói đến Hoàng Triều Ân là nói đến “ba
nhà” trong một nhà: nhà văn, nhà thơ, nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học. Ở
“nhà” nào Hoàng Triều Ân cũng có những đóng góp, làm phong phú, làm
giàu có thêm nền văn học các dân tộc ít người nói riêng, nền văn học nước
nhà nói chung” [50, tr.104 ]. PGS – TS Mai Hương khẳng định: “Triều Ân
đến với bạn đọc trước hết bằng những trang thơ, và trong tình cảm của độc
giả, anh trước hết là một nhà thơ miền núi ít nhiều có phong cách riêng
(...). Triều Ân đã khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ chung của

dân tộc” [50, tr.44 ].
“Nhưng Triều Ân không chỉ làm thơ – ông còn là một người viết văn
xuôi có hạng” [37]. PGS – TS Nguyễn Văn Long khi nghiên cứu về văn
xuôi Triều Ân đã đưa ra nhận xét: “Trong lĩnh vực văn xuôi, có thể nói cây
bút Hoàng Triều Ân đã có những đóng góp thật đáng kể, làm đầy đặn và
phong phú hơn cho sáng tác văn xuôi của các dân tộc thiểu số. Đóng góp
ấy càng đáng quý trong tình hình văn học các dân tộc thiểu số vẫn thường
mạnh về thơ mà đội ngũ viết văn xuôi còn chưa đông đảo, nếu không nói là
còn khá thưa thớt” [50, tr.40].
Bên cạnh sáng tác thơ văn, Triều Ân còn làm công tác nghiên cứu, sưu
tầm văn học, văn hóa. Đánh giá về công việc này của Triều Ân, nhà văn
Dương Thuấn từng khẳng định: “Có thể nói Triều Ân là một người có công
đối với lĩnh vực sưu tầm gìn giữ vốn văn học dân gian của người Tày (...).
Muốn nhận định về ông một cách hoàn hảo thì phải đánh giá đúng cả hai
mặt sáng tác và sưu tầm nghiên cứu của ông, nếu không sẽ nhìn nhận về
Triều Ân một cách phiến diện, không đánh giá xác đáng một con người có
nhiều cống hiến như ông” [50, tr.183].
Bên cạnh việc khẳng định vị thế sự nghiệp sáng tác và nghiên cứu của
Triều Ân, giới học thuật còn đánh giá cao tính dân tộc và bản sắc văn hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
trong các sáng tác của ông. Nhà văn Lâm Tiến khi bàn về bản sắc văn hóa
dân tộc trong sáng tác của Triều Ân khẳng định ông là người “hiểu biết sâu
rộng và phong phú về văn hóa dân gian, về phong tục tập quán và sinh
hoạt đồng bào miền núi”, và “sống trong dân tộc, đồng hành với dân tộc
nên con người và cuộc sống đồng bào miền núi được thể hiện trên trang
viết thật gần gũi, thân mật” [50, tr.92,93]. Còn PGS – TS Mai Hương đã
phát hiện: “dù ở thể loại nào: thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết, đọc trang
viết của Triều Ân người đọc đều có cảm giác được khám phá những điều

mới mẻ và thú vị (...). Có thể nói sự xuất hiện khá đậm đặc những phong
tục, tập tục, những nét quen thuộc trong đời sống sinh hoạt trong tác phẩm
cuả Triều Ân, cho thấy công phu đi sâu tìm hiểu và sự thuộc hiểu đời sống,
truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc vùng cao của
Triều Ân. Chính những điều đó đã mang đến sự sinh sắc cho trang viết của
nhà văn” [50, tr.217,218]. PGS – TS Bích Thu cũng đã ghi nhận: “qua các
trang tiểu thuyết của Triều Ân, miền nước non Cao Bằng đã hiển hiện ngày
càng rõ nét với cảnh sắc, con người, phong tục tập quán, với những buồn
vui, may rủi, tốt xấu, hay dở đan xen trong cộng đồng dân cư, thôn bản các
dân tộc ít người mà suy cho cùng, đó cũng là bức tranh thu nhỏ của xã hội
Việt Nam đương đại” [50, tr.56]. Có thể tổng kết, đánh giá về bản sắc văn
hóa trong sáng tác của Triều Ân bằng ý kiến của GS – TS Mai Quốc Liên:
“đó là những cống hiến vô giá không những cho văn hóa dân tộc ông mà
cho cả văn hóa dân tộc nước nhà. Ông xứng đáng là nhà văn hóa, người
đại diện có thẩm quyền cho văn hóa dân tộc Tày anh em” [22, tr.5,6].
Thế nhưng do nhiều yếu tố khách quan cho đến nay vẫn chưa có một
công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về sáng tác văn học của Triều
Ân, đặc biệt là ở góc độ bản sắc văn hóa. Do vậy chúng tôi tìm được
khoảng trống để thực hiện đề tài. Các ý kiến của người đi trước về sáng tác
của Triều Ân nói chung và văn xuôi nói riêng là những gợi dẫn bổ ích và
quý báu giúp chúng tôi trong quá trình tiếp cận và triển khai đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn lựa chọn một số truyện ngắn, tiểu thuyết của Triều Ân in trong
tập truyện ngắn Xứ sương mù (Nhà xuất bản Văn học, H.2000) và Tuyển
tập thơ văn Triều Ân (Nhà xuất bản Văn học, H.2006) làm đối tượng
nghiên cứu cho đề tài

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu: Bản sắc dân tộc Tày, Dao trong văn
xuôi Triều Ân trên các khía cạnh: Phong tục tập quán; nghề thủ công và
trang phục; khả năng y học dân tộc; đời sống văn nghệ, tín ngưỡng và đời
sống tâm hồn.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm đạt được các mục đích sau:
- Có cái nhìn tổng thể và khái quát về bản sắc của dân tộc thiểu số Tày,
Dao. Từ đó thấy bản sắc dân tộc được phản ánh trong các tác phẩm văn học
viết về đề tài miền núi nói chung và trong văn xuôi của Triều Ân nói riêng.
- Chỉ ra những biểu hiện cụ thể bản sắc dân tộc Tày, Dao trong văn
xuôi Triều Ân trên phương diện nội dung cũng như nghệ thuật. Qua đó
khẳng định thành tựu, đóng góp của Triều Ân với văn học các dân tộc thiểu
số Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học đương đại nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Vận dụng phương pháp nghiên cứu tác gia văn học
- Phương pháp thống kê hệ thống
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần thư mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm ba chương:
Chƣơng một: Vài nét về bản sắc văn hóa dân tộc và sự nghiệp sáng tác
của nhà văn Triều Ân.
Chƣơng hai: Những biểu hiện của bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân

Chƣơng ba: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện bản sắc dân tộc
trong văn xuôi Triều Ân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1:
VÀI NÉT VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRIỀU ÂN
1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc
1.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam
Ở Việt Nam và trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về
khái niệm “Văn hóa”. Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc cho rằng: “Văn
hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một
tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người
này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện
rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy
nhất, biểu hiện thành một kiến thức lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc
người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay các tộc người khác” [46,
tr17]. Giáo sư - Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm xác định cụ thể: “Văn hóa là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội” [52, tr10]. Nhà nhân loại học
phương Tây E.B.Taylo lại định nghĩa: “Văn hóa là toàn bộ phức thể bao
gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục,
những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một
thành viên của xã hội” [61, tr8].
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa nhưng các
định nghĩa đó vẫn xoay quanh vấn đề tương đối thống nhất: Văn hóa là một

trong những giá trị đặc trưng về vật chất, tinh thần được con người sáng tạo
ra trong sự phát triển của dân tộc. Trong luận văn “Dấu ấn văn hóa người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Mông trong tác phẩm “Đồng bạc trắng hoa xòe” và “Vùng biên ải” của
Ma Văn Kháng”, tác giả Ma Thị Hiên đã phân tích sâu sắc định nghĩa của
Taylo, chúng tôi tán thành và sử dụng định nghĩa này cho luận văn của
mình. Bởi đây quả là một khái niệm tóm lược được hầu hết các thành tố,
các nội dung tạo thành văn hóa đó là tri thức hiểu biết, là tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, phong tục tập quán, pháp luật … mà con người có được khi
sống trong cộng đồng xã hội, và trong mối quan hệ xã hội mang tính tổng
hòa. Hơn nữa, như chúng ta đã biết: “Văn hóa và văn học có mối quan hệ
mật thiết bởi trước hết văn học có thể coi là một bộ phận nằm trong chỉnh
thể của nó là văn hóa, mỗi nhà văn khi sáng tạo tác phẩm của mình đều
phải dựa trên một nền tảng rộng lớn là văn hóa dân tộc và văn hóa nhân
loại. Có thể coi văn học là một tấm gương vừa phản chiếu, vừa thu nhỏ bộ
mặt văn hóa của từng thời đại vào trong đó. Đặc biệt văn học sẽ kết tinh
toàn bộ các phương diện của văn hóa vào trong thế giới nghệ thuật của
mình. Sự kết tinh cao độ nhất nằm trong các hình tượng nhân vật và số
phận của chúng” [29, tr20].
Như vậy, mỗi quốc gia sẽ có nền văn hóa riêng và mỗi dân tộc cũng
sẽ có bản sắc văn hóa của riêng mình. Trên đất nước Việt Nam có hơn 50
dân tộc anh em cùng chung sống, trong nền văn hóa đa dân tộc đó, mỗi dân
tộc anh em đều lưu giữ những nét bản sắc văn hóa của riêng dân tộc mình.
Vậy bản sắc dân tộc là gì? “Bản sắc là sự lan tỏa tự nhiên trong sắc thái tư
duy, ngôn ngữ, trong tâm hồn, trí tuệ, trong phong tục, cung cách, hành vi,
ứng xử, trong lề thói, tập tục, trong văn chương, nghệ thuật, và trong toàn
bộ các giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của con người. Bản sắc
dân tộc trong mọi sắc thái là sự lan tỏa một cách tự nhiên không ai gò ép

được, nhưng nó phải gắn liền với ý thức dân tộc và tự khẳng định qua thử
thách của thời gian, nếu không qua giao lưu và mở rộng văn hóa, bản sắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
sẽ bị biến đổi, mất đi những gì tinh túy nhất của dân tộc. Do đó các nhà
nghiên cứu trên thế giới đã từng đưa ra những ý kiến thống nhất gọi bản
sắc văn hóa dân tộc là một thứ căn cước, một chứng minh thư của riêng
một dân tộc” [60, tr78]. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng khẳng
định: “Bản sắc là những nét riêng biệt, độc đáo của một dân tộc thể hiện
trong nền văn hóa, nghệ thuật trong phong tục tập quán, trong đời sống
muôn màu của dân tộc ” [26, tr.11]. Chính bởi xác định được vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của văn hóa, bản sắc dân tộc nên chủ trương, đường lối
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là “Xây dựng một nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Việc đề cao bản sắc dân tộc là một hành động thiết thực trong công
cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam trong thời đại hiện
nay. Bản sắc dân tộc vừa có nét chung của cộng đồng vừa có nét riêng của
từng dân tộc. Tất cả sẽ góp lại để tạo thành nền văn hóa Việt Nam đa dân
tộc, đa màu sắc, nằm trong tổng hòa của nền văn hóa khu vực Đông Nam Á
và văn hóa nhân loại. Đúng như nhà thơ Nông Quốc Chấn đã nhận định:
“Bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm nhiều nét đặc trưng. Có những nét
chung trong văn hóa người Việt (còn gọi là người Kinh) có những nét riêng
trong văn hóa các dân tộc thiểu số. Những nét ấy biểu hiện trong cách lao
động, cách sống, cách kiến trúc nhà cửa, cách ứng xử giữa người với
người …Những nét riêng ấy không mâu thuẫn với nét chung: Nó đang có
sự hài hòa” [35, tr52].
Dân tộc Việt Nam có lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ
nước. Cùng với chiều dài lịch sử của dân tộc là chiều dài và bề sâu của
truyền thống văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam được cấu thành bởi bốn thành

tố cơ bản là: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng
xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
thành tố văn hóa đó không phải là đứng im mà luôn có sự vận động, tích
lũy, bổ sung để ngày càng hoàn thiện. Nó được gìn giữ, bảo tồn và phát huy
trên nhiều lĩnh vực, trong đời sống của từng dân tộc khác nhau và với nhiều
khía cạnh biểu hiện riêng biệt. “Bản sắc dân tộc trong văn học cũng không
phải là cái gì nhất thành bất biến, mà nó luôn luôn phát triển. Trong sự
phát triển đó văn học các dân tộc thiểu số không thể không tiếp nhận
những giá trị mới, những giá trị của văn học Kinh, văn học phương tây và
văn học thế giới hiện đại. Đó cũng là hình thức tích cực bảo vệ bản sắc dân
tộc của nhà văn, góp phần phát huy và làm giàu bản sắc dân tộc trong văn
học” [55, tr73]. Đặc biệt, “Bản sắc dân tộc của văn học là toàn bộ những
giá trị tốt đẹp mà một nền văn học đạt được. Nó có tác dụng tích cực để
nuôi dưỡng tâm hồn văn học của nhân dân đó và có những nét phân biệt
với văn học dân tộc khác” [62]
1.1.2. Đặc điểm văn hóa dân tộc (Tày, Dao)
1.1.2.1. Khái quát về văn hóa dân tộc Tày
Dân tộc Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, là cư dân đông nhất ở
vùng miền núi phía Bắc và chiếm tỷ lệ cao so với các dân tộc thiểu số khác.
Theo số liệu điều tra dân số công bố năm 2001 của Tổng cục Thống kê dân
tộc Tày có 1.477.514 người, “cư trú trên một địa bàn rộng lớn miền thượng
du Việt Bắc, Đông Bắc … Vùng người Tày cư trú thường xen kẽ các dân
tộc Mông, Dao, Nùng, Sán Chay, Giáy” [25, tr. 284].
Đồng bào Tày vốn có lòng yêu nước. Sử sách còn ghi rõ ngay từ
buổi bình minh của lịch sử, thế ký thứ III trước công nguyên,liên minh bộ
lạc Âu Việt (Tày, Nùng) đã cùng với liên minh bộ lạc Lạc Việt (Việt,
Mường) dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh An Dương Vương Thục Phán, đã có

đủ sức mạnh đánh bại quân Tần xâm lược và thành lập Vương quốc Âu
Lạc. Âu Lạc chính là nhà nước đầu tiên xuất hiện trên vũ đài lịch sử Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Nam. Với tiến trình lịch sử lâu đời của mình, dân tộc Tày chẳng những góp
phần quan trọng vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước mà còn sớm hình
thành một nền văn hóa, làm phong phú thêm nền văn hóa truyền thống của
các dân tộc Việt Nam.
* Văn hóa sản xuất
Từ rất lâu đời người Tày đã sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.
Do có mặt sớm hơn các dân tộc khác nên người Tày đã khai phá và làm chủ
được những vùng thung lũng bằng phẳng. Việc trồng lúa nước của người
Tày đã được ghi dấu trong truyền thuyết Phú Lương Quân của dân tộc
mình. Truyện kể rằng Sao Cải vợ của Báo Luông thấy bên bờ suối có thứ
cỏ màu xanh, hạt có nhân ăn được nên đêm về trồng. Còn Báo Luông lại
nghĩ cách khuấy đất với nước cho nát, sau đó gieo mạ, rồi cấy.
Vì địa hình đồi núi cao, hệ thống sông, suối thường thấp hơn các
cánh đồng, đám ruộng, nên từ xa xưa người dân đã biết đào mương, đắp
phai, bắc máng, làm cọn lấy nước lên ruộng và lợi dụng sức nước để
giã gạo.
Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa nương, hoa màu, cây ăn
quả... Nói đến vùng dân tộc Tày không thể không nhớ đến các loại quả đã
trở thành đặc sản nổi tiếng như lê, táo, mận, quýt, hồng , hạt dẻ … Các loại
cây công nghiệp cũng được người dân chú trọng phát triển như thuốc lá,
trẩu, hồi, chè, tre, trúc …
Nhân dân Tày cũng rất chú trọng và phát triển về chăn nuôi. Bởi
ngoài trồng trọt, chăn nuôi cũng đem lại nguồn thu lợi đáng kể cho kinh tế
hộ gia đình. Từ bao đời nay, dân tộc Tày đã có quan niệm “tu mò nhò pỏ
khỏ” (con bò giúp đỡ người nghèo). Cư dân Tày cổ cũng đã biết thuần

dưỡng trâu để phục vụ sản xuất. Chính vì vậy con trâu được chọn làm vật
tế lễ trong lễ hội “Lồng Tôồng”, hình đầu trâu được treo trong nhà ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
những chỗ trang trọng nhất. Điều này thể hiện tín ngưỡng của dân tộc đối
với con vật sống gần gũi và có ích trong đời sống của người dân.
Săn bắn, hái lượm cũng là một nét phong tục quen thuộc của dân tộc
Tày , đặc biệt là nghề đánh bắt cá ở sông, suối. Họ đánh bắt cá bằng chài,
lưới, vó, đơm … Hầu như gia đình người Tày nào cũng có dụng cụ để đánh
bắt cá. Một số người còn chủ yếu sống dựa vào nghề này.
Dân tộc Tày rất nổi tiếng với các nghề thủ công như đan lát các vật
dụng gia đình bằng tre, trúc, mây; đục đẽo đá làm thành cối giã, cối xay;
rèn sắt ... Để phục vụ cuộc sống, họ đã biết trồng cây bông, làm sa quay,
khung cửi để dệt vải, và với kỹ thuật nhuộm đã tạo ra loại vải màu đen rất
đặc trưng (màu chàm) dùng để may quần áo, làm màn, mặt chăn. Đặc biệt
là những tấm thổ cẩm được dệt với nhiều hoa văn đẹp, độc đáo làm mặt
chăn, mặt địu …
Do nông lâm thổ sản và tiểu thủ công nghiệp phong phú, cộng thêm
nhu cầu trao đổi, buôn bán của mọi người dân, ở vùng người Tày cư trú từ
rất lâu đời đã mở chợ ở nhiều nơi. Chợ họp theo chu kỳ năm ngày một
phiên. Các chợ bày bán sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.
Trong ngày chợ phiên, nhiều hình thức văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn
địa phương đã tạo nên văn hóa chợ của các dân tộc vùng cao.
* Văn hóa tổ chức đời sống
Tục ngữ Tày có câu “vỉ noọng tam tó bấu táy vỉ noọng sỏ rườn” (anh
em ruột ở xa không bằng người dưng ở ngay bên cạnh) để nói lên sự cố kết
dân bản. Họ cố kết với nhau trong một chòm xóm để hợp sức nhau trong
lao động sản xuất, chống trộm cướp. Hơn thế nữa, họ luôn quan tâm, giúp
đỡ, chia ngọt sẻ bùi lẫn nhau mỗi khi gia đình nào đó có việc, theo kiểu

làng xóm tắt lửa tối đèn có nhau của các dân tộc khác. Trong quan hệ với
các dân tộc anh em, đồng bào có tập quán kết nghĩa anh em gọi là “lạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
tồng”, thương yêu, giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt. Đồng bào Tày rất
mến khách. “Khách đến nhà bao giờ cũng được tiếp đãi chu đáo. Khách
đến làng, tuy không quen biết, nhưng cũng được đồng bào chào hỏi thân
mật” [39, tr.8].
* Văn hóa vật chất
Người Tày ăn cơm tẻ là chính. Mỗi ngày ăn ba bữa gồm ăn sáng, ăn
trưa và tối. Những ngày lễ tết (dù là tết to hay nhỏ), cưới hỏi đồng bào
thường mổ gà, vịt, ngan, lợn và chế biến thành những món ăn mang đậm
phong vị miền núi. Các loại bánh làm trong ngày tết lễ như bánh chưng,
bánh gai, bánh dợm, bánh gio, bánh khảo, chè lam, bánh trứng kiến, bánh
cuốn … cũng đã trở thành nét riêng trong văn hóa ẩm thực của dân tộc Tày.
Nước uống chủ yếu của người Tày là nước chè được đun bằng các
loại lá cây rừng có tác dụng y học nhất định do đồng bào hái trên rừng. Từ
lâu người Tày đã biết cất rượu bằng ngô, gạo, sắn ủ với men lá tự chế.
Rượu được uống trong sinh hoạt ngày thường, khi khách đến nhà chơi thể
hiện lòng hiếu khách và những ngày lễ tết.
Từ lâu đời người Tày đã cư trú tập trung thành bản, tên bản thường
gọi theo tên cánh đồng, khúc sông suối hay dốc núi. Ở những nơi đất rộng,
ruộng nhiều có bản tập trung tới hàng trăm nóc nhà, nơi ruộng ít thì cũng
dăm chục nóc nhà. Bản làng thường dựa lưng vào núi, trước mặt trông ra
cánh đồng. Nhà ở của dân tộc Tày thường là nhà sàn và nhà đất, lợp bằng
ngói âm – dương hoặc lá cọ, gianh.
Người Tày có câu nói “Chiêm slao, chiêm tin slửa” (kén gái nhìn tà
áo) để nói về tài nghệ của người phụ nữ Tày trong việc trồng bông, kéo sợi
vải, nhuộm chàm cắt quần áo cho cả gia đình; đồng thời nó cũng nói lên

bản sắc văn hóa dân tộc qua trang phục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Trong trang phục truyền thống của dân tộc, “cả nam lẫn nữ đều mặc
quần áo màu chàm và hầu như cùng một kiểu, không thêu trang trí” [25,
tr.290]. Riêng chiếc áo của phụ nữ thường may vừa vặn cơ thể : hơi nhấn
thêm eo, ống tay nhỏ để sao cho tôn những đường nét của cơ thể. Khi mặc
áo bao giờ người phụ nữ cũng thắt ra ngoài một chiếc thắt lưng bằng vải
chàm để xõa mối ra phía sau tạo nên sự mềm mại, nhún nhảy trong từng
bước đi. Những điều đó đã tạo nên bản sắc riêng của người Tày qua y phục.
Bởi người phụ nữ Tày cũng mặc áo dài năm thân, cài khuy áo bên nách
phải như nhiều dân tộc khác nhưng vẫn tạo ra dáng vẻ riêng của mình, nhờ
thân áo dài chấm gót, tay áo hẹp bó sát giống như áo dài của phụ nữ Kinh,
cổ áo không ôm khít vòng cổ như áo dài Kinh, mà vẫn để hở một khoảng
tạo cảm giác như chiếc áo “mềm mại” hơn. Độc đáo hơn cả có lẽ là màu
sắc của áo dài người Tày. Đó là màu vải chàm sậm đen ánh sắc tím hay
màu tím hồng. Để tôn thêm sự duyên dáng, phụ nữ Tày còn vấn tóc, chít
khăn vuông màu chàm theo kiểu chít vuông trước trán, các góc khăn
thường đính tua chỉ màu. Họ cũng hay đeo vòng cổ, vòng tay, chân và dây
xà tích bằng bạc.
Do địa hình không bằng phẳng, nhiều núi đồi, khe suối nên họ
thường đi lại, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp bằng ngựa. Ngoài ra còn
vận chuyển bằng việc gánh đôi dậu, đôi xỏng và đôi cuôi. Tất cả những vật
dụng này đều do bàn tay người dân đan lát mà tạo thành. Dùng trâu kéo và
bè, mảng để chuyên chở cũng là một nét đặc sắc riêng của dân tộc Tày.
* Văn hóa tinh thần
Thanh niên nam nữ Tày được tự do tìm hiểu qua các cuộc hội hè, hát
lượn. Nhưng để đi đến hôn lễ hay không lại do hai gia đình quyết định.
Người Tày có phong tục “Khai lục nhình” (bán con gái) nên lễ vật và tiền

cưới nhà trai phải mang đến nhà gái rất hậu hĩnh. Việc tiến hành hôn nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
phải qua rất nhiều khâu: đánh tiếng (đi hỏi), lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt. Lễ
cưới thể hiện rõ nhất nét đẹp văn hóa của người Tày qua việc hát đối đáp
sli lượn trong đám cưới. Đó là tiếng hát của ông quan lang (người chủ đón
dâu) và đại diện nhà gái để được lên nhà gái làm lễ tổ tiên và đón dâu, đưa
dâu về nhà chồng. Tiếng hát “quan lang” mang ý nghĩa cao quý bởi nó thể
hiện tình cảm trân trọng của nhà trai đối với nhà gái và ngược lại; đồng thời
nó cũng thể hiện văn hóa ứng xử của cả gia tộc nói riêng, tộc người nói
chung thông qua đại diện của hai gia đình. Đó còn là tiếng lượn của những
người đến dự đám cưới cất lên để mừng cho cô dâu chú rể, mừng cho gia
chủ có được con dâu, con rể thảo hiền, mừng cho cuộc sống mới … Tất cả
các điệu si lượn đó đã tạo nên một phần quan trọng trong đời sống văn
nghệ của dân tộc Tày.
Người Tày là dân tộc theo tín ngưỡng đa thần. Các thần đều được gọi
là ma (phi), gồm phi phạ ở trên trời, phi đông ở trong rừng, phi pú pẩu là tổ
tiên … Bên cạnh quan niệm về các loại ma như trên, trong tâm thức của
dân tộc này còn có loại ma gà (phi cáy) ngự trị ở một số người. Đây là một
loại ma ác, thường làm hại nên người Tày rất ghét, sợ những ai bị mang
tiếng là ma gà. Mỗi khi gia đình có việc vui, buồn, ốm đau, bệnh tật … dân
tộc Tày đều hay mời thầy mo, thầy tào, bà bụt (pựt) về để hành lễ.
Trong một năm, người Tày có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác
nhau. Những dịp tết dù nhỏ hay to, người Tày đều làm những thứ bánh theo
từng thời điểm. Các loại bánh trái đó luôn biểu hiện cho bản sắc dân tộc
của dân tộc. Ví như mùng 3 tháng 3 là ngày tết ăn xôi ngũ vị, bánh trứng
kiến; rằm tháng bảy là tết bánh gai, bánh dợm và ăn thịt vịt quay … Đặc
biệt nhất là những ngày hội “Lồng Tôồng” ( xuống ruộng) tổ chức vào dịp
đầu xuân ở nhiều địa phương trong vùng với nhiều hình thức văn hóa và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc dân tộc càng làm phong phú hơn
đời sống văn nghệ, đời sống tín ngưỡng của người dân.
Người Tày có kho tàng truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, tục
ngữ, truyện thơ phong phú, tiêu biểu là truyện Quả bầu, Thạch Sanh, Cẩu
Khây, Phú Lương Quân, Báo Luông – Sao Cải, Khảm hải (Vượt biển) …
Ngoài ra, dân tộc Tày còn có dân ca với các làn điệu đặc trưng như hát sli,
lượn, phong slư, phuối pác, puối rọi, vén eng … Các làn điệu dân ca này
phục vụ trong đời sống sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng của người Tày.
Cũng giống như một số dân tộc thiểu số ở vùng cao khác, người Tày
còn có một nền y học nhân dân khá phong phú. “Hầu như gia đình nào
cũng biết nhiều cây thuốc chữa bệnh, thuốc bổ” [25,tr.303] cho con người
và gia súc, gia cầm để tự phục vụ nhu cầu cuộc sống.
1.1.2.2. Khái quát về văn hóa dân tộc Dao
Dân tộc Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao. “Người Dao có
nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ
thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu
của Bàn Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng
liêng ở người Dao” [33, tr.49]. Với số dân 620.538 người, cư trú trên địa
bàn rộng lớn và phân chia thành nhiều nhóm địa phương ( hầu hết các tỉnh
Đông Bắc đều có mặt). Dân tộc Dao có mặt ở cả ba vùng: vùng thấp, vùng
giữa và vùng cao.
Như vậy, xét về nguồn gốc và số dân của dân tộc Dao không có bề
dày lịch sử và số lượng cư dân đông như dân tộc Tày nhưng với tiến trình
lịch sử, văn hóa – xã hội của tộc người, họ đã tạo nên bản sắc dân tộc mang
đậm những nét riêng đặc sắc, góp phần tạo nên tính phong phú và đa dạng
của bức tranh văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam với đầy đủ bốn thành
tố cơ bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Trước hết là văn hóa sản xuất. Tùy theo mỗi địa bàn cư trú mà đặc
điểm canh tác có khác nhau. “Ở vùng cao, người Dao định canh định cư
luân canh hoặc du canh du cư nương rẫy trên những thửa nương hẹp có
nhiều tảng đá rải rác gọi là nương thổ canh hốc đá… Đây là lối canh tác
của người Dao Đỏ, Dao Quần chẹt.
Người Dao ở vùng giữa có nhiều núi đất xen lẫn núi đá chủ yếu canh
tác du canh du cư. Nương rẫy làm được vài vụ lại bỏ hoang để đi khai thác
nơi khác … Lối canh tác này gắn với người Dao Tiền, Dao Lô Giang.
Người Dao ở vùng thấp canh tác lúa nước ruộng bậc thang kết hợp
với định canh nương bằng phẳng…Về kĩ thuật canh tác, đồng bào đã biết
bón phân, làm thủy lợi mương phai, cọn. Nhóm Dao Quần trắng, Dao Áo
dài, Dao Thanh Y làm ruộng nước” [25, tr.329, 330].
Địa bàn cư trú của người Dao thường sẵn đồi cỏ, thung lũng, khe
suối nên việc chăn nuôi phát triển. “Mỗi gia đình nuôi hàng chục trâu, bò;
gia đình nào nuôi nhiều thì 20 – 30 lợn, ít cũng vài ba con. Gà cũng được
nuôi rất nhiều; sau đó đến vịt, ngỗng … ”[ 25, tr.331].
Dân tộc Dao cũng rất thành thạo trong các nghề thủ công như đan
các đồ đựng trong gia đình bằng tre nứa, giang, mây. Nghề làm đồ trang
sức bằng bạc, bằng đồng là nghề lâu đời gia truyền những người thợ
chuyên môn - người thợ bạc. Họ làm ra các sản phẩm: vòng cổ, vòng tay,
vòng chân, khuyên tai, nhẫn, xây xà tích và các đồ gắn trên váy áo. Các đồ
bạc được chạm chìm nổi các hình hoa văn, hoa lá khá khéo léo, được các
dân tộc Tày, Nùng, Mông ưa thích. Nhóm Dao Đỏ, Dao Tiền còn nổi tiếng
vì có nghề làm ra giấy bản (loại giấy dùng để chép sách cúng, sách truyện,
sách hát, hay dùng để viết sớ, làm tiền ma trong các lễ cúng). Dân tộc Tày,
Nùng rất ưa dùng loại giấy này của người Dao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
Người Dao cũng rất nổi tiếng trong nghề săn bắn. Việc săn bắn chủ
yếu là để bảo vệ mùa màng và tránh những nguy hại cho con người. Hái
lượm cũng là nghề khá phổ biến đối với dân tộc này. Họ lên rừng hái lượm
củ nâu, củ ấu, bột nhúc, củ mài, nấm hương, mộc nhĩ, cánh kiến, các loại
hạt có dầu, các loại măng rừng, rau rừng, thảo quả là dược liệu … Người
Dao cũng biết tự trồng bông, dệt vải như người Tày. Đồng bào ưa dùng vải
nhuộm chàm. Kỹ thuật nhuộm và trang trí vải của họ rất đặc biệt.
Cách tổ chức đời sống của cộng đồng dân cư Dao cũng có những nét
văn hóa độc đáo. Vai trò thầy cúng luôn có mặt và theo sát mọi hoạt động
đời sống của người Dao. Người Dao cũng “rất mến khách, đến nhà người
Dao không lo đói, dù đi xa hay gần đến nhà người Dao đều được mời ăn
uống chu đáo” [25, tr.333].
Người Dao ăn cơm là chính, ở một số nơi lại ăn ngô nhiều hơn ăn
cơm hoặc ăn cháo. Họ thích ăn thịt luộc, các món thịt sấy khô, ướp chua,
canh măng chua. Người Dao phổ biến uống rượu cất từ ngô, gạo, một số
nơi uống rượu hoẵng (rượu không cất) có vị chua ít cay. Nước uống hàng
ngày là nước chè, nước vối. Riêng nước lá rừng có tác dụng như một vị
thuốc bổ, phụ nữ Dao uống thứ nước này lúc nào má cũng đỏ hây.
Làng bản của người Dao có hai loại: loại làng phân tán gắn với
người Dao Quần chẹt, Dao Đỏ, Dao Thanh Y, mỗi điểm tụ cư chỉ mươi nóc
nhà, đó là lối ở chạy theo du canh nương rẫy; loại bản làng cư trú tập trung,
thường ở nhóm Dao Tiền, sống quây quần bên nhau vài ba chục nóc nhà,
cách cư trú này gắn với định canh ruộng nước, định canh hoặc luân canh
nương rẫy.
Từ lâu việc trồng bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm đã là công
việc phổ biến của người Dao… “Người phụ nữ Dao cắt may, khâu vá, thêu
thùa, in hoa (bằng việc bôi sáp ong trên áo quần) của cả gia đình. Họ làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


19
không thường xuyên, chỉ tranh thủ những ngày không đi nương, những
ngày mưa hoặc những lúc rảnh rỗi. Người con gái Dao từ 9 – 10 tuổi đã
học dệt vải, may vá, thêu thùa cho đến khi lấy chồng, đến già mới ngừng
công việc may vá” [25, tr.332]. Trang phục của đàn ông Dao ở tất cả các
nhóm đều tương tự giống nhau. Họ thường mặc hai loại áo: áo ngắn mặc
hàng ngày may xẻ bụng cài khuy, ống tay hẹp áo có hai túi ở hai vạt trước;
loại áo dài may kiểu năm thân cài khuy cổ, vai, nách, sườn phải mặc khi đi
chợ, đi chơi xa, đi hội, đi đám. Quần là vải để trắng hoặc nhuộm chàm,
may theo kiểu chân què, cạp lá tọa, mặc thắt lưng dây rút bên ngoài. Họ ít
khi để đầu trần mà thường quấn khăn vải chàm theo kiểu đầu rìu. “Phụ nữ
Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài, yếm, váy hoặc quần. Y phục thêu
rất sặc sỡ. Họ không thêu theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào
trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại
hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Cách
in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Muốn hình gì
người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chảy rồi in lên
vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn màu xanh lơ do phủ lớp
sáp ong không bị thấm chàm” [33, tr.50].
Về phương tiện vận chuyển thì nhóm người Dao ở vùng cao quen
dùng gùi đan bằng tre, giang, hai quai đeo hai vai. Nhóm người Dao ở vùng
thấp gánh bằng đôi dậu. Còn các nhóm người Dao khác ưa đeo túi vải hay
túi lưới, ba lô.
Hôn nhân người Dao là do nam nữ tự do tìm hiểu. Nhưng trai gái
muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có hợp nhau. Hôn lễ sẽ
trải qua các bước cơ bản: lễ đánh tiếng (chạm ngõ), lễ ăn hỏi chính thức.
Trong lễ này nhà gái đưa ra một bản hôn thư. Đó là tờ giấy đỏ ghi lễ vật mà
nhà trai phải nộp cho nhà gái gồm: bạc trắng, thịt rượu, gạo, vải, đồ phục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


20
sức cô dâu, số người đi đón dâu. Nhà trai chấp nhận sẽ định ngày cưới. Ở
nhóm Dao Tiền, trước khi lễ ăn hỏi chính thức người con trai phải sang nhà
gái làm chẩu công (làm công), thời gian kéo dài tùy ý cho đến khi nhà gái
đã chấp nhận. Trong thời gian làm công, người con trai có thể gần gũi
chuyện trò với cô gái. Nếu chàng rể tương lai làm ăn tốt, có thể nhà gái đối
xử tốt, cho quần áo. Nhưng không ít trường hợp người con trai đi làm công
hai ba đám mà vẫn không lấy được vợ vì nhà gái không ưng anh ta. Khi bỏ
về người con trai không được trả công. Trong đám cưới thường “có tục
chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khi vào nhà, hát
trong đám cưới” [33, tr. 51]. Hôm sau hai vợ chồng đem hai con gà và
chai rượu trở lại nhà gái làm lễ lại mặt. Chàng trai phải ở lại nhà gái làm rể
từ 3 – 5 năm mới trở lại nhà mình.
Người Dao sinh sống tản mạn theo các nhóm lâu ngày lại ở xen kẽ
với các dân tộc khác nên tang ma giữa các nhóm Dao đôi nét khác nhau do
tiếp thu của các dân tộc khác, nhưng cơ bản là giống nhau trong việc lau
rửa, khâm liệm thi hài, nhập quan, đặt thi hài chân thẳng trước cửa nhà …
Thầy tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay. Thầy tào làm
phép, thực hiện mọi nghi lễ đám tang.
Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thủy, các nghi lễ
nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất
là Đạo giáo. Họ luôn tin rằng vạn vật hữu linh hay bái vật giáo, mọi vật đều
có linh hồn. Khi một thực thể bị hủy diệt, chết đi thì hồn lìa khỏi vật (xác)
biến thành ma. Có ma dữ và ma lành, ma lành ban phúc, ma dữ gây họa.
Bàn vương, tổ tiên, ma đất, ma bếp, ma nương rẫy, Ngọc hoàng, Thượng đế
Tam thanh (Những thần linh Đạo giáo) đều là ma lành. Từ quan niệm trên
ứng vào con người thì con người có 12 hồn. Vì thế người đau ở bộ phận
nào hay ốm là thiếu hồn, phải mời thầy tào cúng tìm hồn.

×