Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội việt nam (1938 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.89 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

L£ V¡N PHONG

HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM (1938 – 1945)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

L£ V¡N PHONG

HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM (1938 – 1945)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Cận đại và Hiện đại
Mã số:62.22.54.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM XANH

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và nội dung này chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó.
Hà nội, tháng 10 năm 2014

Lê Văn Phong
Tác giả luận án

Lê Văn Phong


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phạm Xanh tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình làm luận án.
Tôi xin gửi lời tri ân tới các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng tri thức cho tôi thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, đồng
nghiệp đã luôn chia sẻ, thấu hiểu và là điểm tựa vững chắc về tinh thần trong
toàn bộ thời gian thực hiện luận án.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận án

Lê Văn Phong


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 9
5. Đóng góp của luận án ................................................................................ 9
6. Bố cục của luận án .................................................................................. 10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUError!

Bookmark

not defined.
1.1. Khái quát kết quả nghiên cứu ................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứuError!

Bookmark

not

defined.
Chƣơng 2. SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ........ Error!
Bookmark not defined.
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ .................. Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Quá trình hình thành chữ Quốc ngữError!

Bookmark

not


defined.
2.1.2. Sự phát triển của chữ Quốc ngữ ... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1. Chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVII .. Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVIII Error! Bookmark not defined.
2.1.2.3. Chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XIX ... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.4. Những cản trở trên con đường phát triển của chữ Quốc ngữ
............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Các phong trào Truyền bá Quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1938
................................................................. Error! Bookmark not defined.
1


2.1.3.1. Mục đích sử dụng chữ Quốc ngữ của thực dân Pháp..... Error!
Bookmark not defined.
2.1.3.2. Khuynh hướng sử dụng chữ Quốc ngữ làm vũ khí chống thực
dân Pháp ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3.3. Báo chí với sự phát triển của chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX
............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Hội Truyền bá Quốc ngữ ra đời ........... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Sự cấp thiết thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữError! Bookmark
not defined.
2.2.2. Cuộc vận động thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ .............. Error!
Bookmark not defined.
2.2.3. Điều lệ hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữError! Bookmark
not defined.
Tiểu kết chương 2........................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ (1938 – 1945)
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ (7/1938 - 9/1940)Error! Bookmark

not defined.
3.1.1. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở Hà NộiError!

Bookmark

not defined.
3.1.2. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở HuếError! Bookmark not
defined.
3.2. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở miền Bắc và miền Trung
(10/1940 - 7/1944)....................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở miền BắcError! Bookmark
not defined.
2.2.2. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở miền Trung ............... Error!
Bookmark not defined.

2


3.3. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động trong phạm vi cả nước và hoà
chung vào phong trào giải phóng dân tộc (8/1944 - 8/1945) .............. Error!
Bookmark not defined.
3.3.1. Phong trào Truyền bá Quốc ngữ phát triển ở miền Bắc ....... Error!
Bookmark not defined.
3.3.2. Hội Truyền bá Quốc ngữ mở rộng phạm vi hoạt động tại các tỉnh
miền Trung .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở miền Nam .................. Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3........................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 4. ẢNH HƢỞNG CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ ĐỐI
VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM ............................ Error! Bookmark not defined.

4.1. Những yếu tố tác động đến sự thành công của Hội Truyền bá Quốc ngữ
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Một sáng kiến chính trị hợp lòng dânError!

Bookmark

not

defined.
4.1.2. Phẩm chất và năng lực của người đứng đầuError!

Bookmark

not defined.
4.1.3. Có sự chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của Đảng cộng sản Đông Dương
................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.1.4. Phương pháp dạy chữ Quốc ngữ phù hợp với đối tượng ...... Error!
Bookmark not defined.
4.2. Những ảnh hưởng ................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Góp phần to lớn vào quá trình phổ biến chữ Quốc ngữ ........ Error!
Bookmark not defined.
4.2.2. Góp phần giảm bớt người mù chữ, nâng cao dân trí và bãi bỏ
những hủ tục của xã hội Việt Nam .......... Error! Bookmark not defined.

3


4.2.3. Góp phần vào thắng lợi của phong trào cách mạng 1939 – 1945
................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Để lại tiền đề, cơ sở cho phong trào Bình dân học vụ tiếp tục thực

hiện sự nghiệp xoá nạn mù chữ sau cách mạng Tháng Tám 1945 .. Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 4........................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............ Error!
Bookmark not defined.
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11
PHỤ LỤC

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong một thời gian dài nhiều thế kỷ, người Việt Nam chưa có chữ
viết. Tới thế kỷ thứ X, do nhu cầu phát triển của tư duy, của tư tưởng, của văn
học cần phải có công cụ biểu đạt ngôn ngữ Việt Nam mang tính phổ quát và
biểu thị được âm thanh của tiếng Việt, thì người Việt Nam bắt đầu sáng tạo ra
chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm phải dựa vào chữ Hán để viết thành chữ. Trong
suốt nhiều thế kỷ chữ Nôm cùng với chữ Hán được xem là công cụ biểu đạt
của tư tưởng, của văn hoá Việt Nam. Nhưng điều đó rất hạn chế vì chữ Hán
cũng như chữ Nôm chưa vượt khỏi tầng lớp sĩ phu, còn đại đa số người Việt
vẫn bị xem chưa có chữ viết để biểu đạt tình cảm, tư duy và tư tưởng của mình.
Nhưng đến giữa thế kỷ XVII, qua sự tiếp xúc với người phương Tây,
đặc biệt là với giới giáo sĩ truyền bá đạo Thiên chúa đã dẫn đến một bước
ngoặc mới của văn hoá, tư tưởng Việt Nam, đó là sự xuất hiện của chữ Quốc
ngữ. Nhưng mục tiêu ban đầu của các nhà sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là tạo ra
một công cụ truyền đạo (bằng tiếng Việt) và phổ biến kinh bổn. Do đó, chữ
Quốc ngữ chưa vượt khỏi phạm vi Kitô giáo.

Thế là, phải trải qua một thời gian đấu tranh lâu dài giữa ý thức dân tộc
với nhà nước thực dân, thì chữ Quốc ngữ mới dành được vị trí xứng đáng
trong xã hội Việt Nam, trở thành một bước ngoặt trong sự phát triển của văn
hoá, của tư tưởng người Việt Nam.
1.2. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam vốn có truyền
thống hiếu học, trọng người có chữ lại rơi vào tình trạng hơn 90% dân số
không biết chữ, bởi chính sách giáo dục nhỏ giọt của thực dân Pháp. Trước
nạn mù chữ của quốc gia dân tộc cùng với yêu cầu thiết tha, mong mỏi của
quần chúng lao động thất học, giới trí thức Việt Nam xuất hiện ý tưởng phổ
biến chữ Quốc ngữ vốn dĩ những nhà Duy tân trong Đông Kinh nghĩa thục đã
thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ XX. Nguyễn Văn Tố cùng Phan


Thanh, Bùi Kỷ, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp. . . tiến hành thảo luận và
đi đến quyết định xin phép thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ với mục
đích cao cả “nay dựng lên một Hội Truyền bá Quốc ngữ nhằm cốt truyền
bá chữ Quốc ngữ, dạy cho đồng bào Việt Nam biết đọc, biết viết tiếng
của mình để dễ học những điều thường thức, cần dùng cho sự sinh hoạt
hàng ngày” [81, tr. 1]. Trước yêu cầu chính đáng được đi học để biết
đọc, biết viết của quần chúng nhân dân lao động mù chữ, cùng với quá
trình đấu tranh khôn khéo của các nhà trí thức và các chiến sĩ cộng sản
buộc nhà cầm quyền người Pháp phải chấp nhận sự ra đời và hoạt động
của Hội Truyền bá Quốc ngữ.
Trong suốt thời gian tồn tại và hoạt động từ năm 1938 đến năm 1945, Hội
góp phần xoá nạn mù chữ, bước đầu xây dựng một nền giáo dục bình dân, bãi bỏ
những tệ nạn hủ tục, nâng cao dân trí, phổ biến chữ Quốc ngữ và đóng góp vào
thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945. Những
thành tựu mà Hội đạt được là không nhỏ đối với lịch sử dân tộc trong những
năm trước cách mạng Tháng Tám 1945. Nhưng cho đến ngày nay, chưa có công
trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về Hội Truyền bá Quốc ngữ,

nhất là nghiên cứu về những tác động của Hội đến xã hội Việt Nam lúc bấy
giờ. Thời gian gần đây có xuất hiện một số bài viết về một số vấn đề liên quan
đến Hội, nhưng còn mang tính khái quát, sơ lược về một vài khía cạnh của Hội
Truyền bá Quốc ngữ, mà chưa phản ánh hết những hy sinh, cố gắng vượt qua
mọi khó khăn của các hội viên, giáo viên của Hội để có những đóng góp to lớn
đối với lịch sử dân tộc.
Thế hệ chúng tôi không được tận mắt chứng kiến những hoạt động của
Hội, của những “chiến sĩ diệt dốt vô danh”, nhưng lại được thừa hưởng những
giá trị to lớn mà Hội Truyền bá Quốc ngữ để lại. Vì thế, chúng tôi mong
muốn góp phần dựng lại một bức tranh toàn cảnh, sinh động về sự tồn tại và
hoạt động của Hội, của những người trí thức xưa dồn bao tâm huyết cho công
cuộc diệt dốt, nâng cao dân trí và mở mang trí tuệ của người Việt.


1.3. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà ra đời, do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã quyết định lấy
chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức cho dân tộc Việt Nam. Đồng thời,
khẳng định dứt khoát vị trí độc tôn của thứ chữ do các giáo sĩ người châu Âu
cùng với tầng lớp trí thức Việt Nam, nhất là các thầy giảng sáng chế ra từ thế
kỷ XVII, trải qua một thời gian nhiều thế kỷ đấu tranh, hoàn thiện để trở
thành chữ viết chính thức của người Việt. Chính phủ Việt Nam mới tiếp tục
thực hiện sự nghiệp chống nạn thất học, nâng cao dân trí, phổ biến chữ Quốc
ngữ mà Hội Truyền bá Quốc ngữ đã để lại ý tưởng, tiền đề và cơ sở. Chính
phủ quyết định thành lập Nha Bình dân học vụ. Lúc này Hội Truyền bá Quốc
ngữ hết vai trò lịch sử và trở thành tổ chức tiền thân của Nha Bình dân học
vụ. Nghiên cứu về Hội Truyền bá Quốc ngữ sẽ góp phần bổ cứu thêm những
tư liệu cho các thế hệ sau hiểu hơn về sự tồn tại, hoạt động và đóng góp của
Hội đối với lịch sử dân tộc. Đồng thời, biết được những cống hiến, hy sinh vô
cùng to lớn của các nhân sĩ, trí thức trong những năm 30, 40 của thế kỷ XX,
từ đó, giáo dục truyền thống yếu nước, lòng tự hào dân tộc cho mọi tầng lớp

nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.
1.4. Hiện nay, một bộ phận người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ do
chịu sự tác động của lối sống thực dụng nên có nhiều biểu hiện xem nhẹ, coi
thường chữ Quốc ngữ và tiếng Việt. Trong khi đó, chữ Quốc ngữ được các
thế hệ người Việt Nam đi trước nhận ra cái hay, cái tiện và xem là thứ chữ
“mầu nhiệm”, là “cái bè” để cứu vớt dân tộc khỏi cảnh đem tối, lầm than đi
lên con đường văn minh. Họ xem chữ Quốc ngữ mới là chữ viết của dân tộc,
chỉ có chữ Quốc ngữ mới phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. Nếu
không nhìn nhận đúng đắn và kịp thời, thì trong tương lai không xa có một
bộ phận không nhỏ là người Việt Nam, sống ở quê hương, đất nước mà
không biết viết đúng chữ Quốc ngữ và thiếu đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày nay, chữ Quốc ngữ giữ vai trò chủ đạo, là chữ viết chính thức của
dân tộc, mang lại “món ăn” tinh thần cho người Việt, xây dựng, gìn giữ, lưu


truyền bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nên việc nghiên cứu về Hội Truyền
bá Quốc ngữ và những tác động của Hội đến xã hội Việt Nam, góp phần làm
thay đổi quan điểm và sự nhìn nhận của một bộ phận người Việt vẫn có tư
tưởng xem nhẹ, coi thường chữ Quốc ngữ và tiếng Việt.
1.5. Nghiên cứu đề tài “Hội truyền bá Quốc ngữ và tác động của nó
đến xã hội Việt Nam (1938 – 1945)”, có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử văn hoá
cũng như lịch sử dân tộc, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc và
làm sáng tỏ những vấn đề lớn trên lĩnh vực văn hoá trong những năm 1938 - 1945.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Hội
Truyền bá Quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938 – 1945)”
làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng bao trùm của Luận án là Hội Truyền bá Quốc ngữ và tác động
của nó đến xã hội Việt Nam (1938 – 1945). Tuy nhiên, những hoạt động của Hội
không chỉ giới hạn trong việc tổ chức mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân
Việt Nam mà còn tuyên truyền, phổ biến những điều hay, những kiến thức cần
thiết có ý nghĩa cho cuộc sống hàng ngày.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung, nghiên cứu sự ra đời và các giai đoạn hoạt động
của Hội Truyền bá Quốc ngữ trên phạm vi cả nước, kết quả hoạt động
của từng giai đoạn; những tác động, ảnh hưởng của Hội đến xã hội Việt
Nam từ năm 1938 đến năm 1945, trong đó, tập trung vào những nội
dung: xóa nạn mù chữ, bãi bỏ những hủ tục lạc hậu, phổ biến chữ Quốc
ngữ, để lại cơ sở, tiền đề cho Bình dân học và góp phần vào thắng lợi
của phong trào cách mạng 1939 – 1945.
Về mặt thời gian, tập trung nghiên cứu bối cảnh ra đời và các giai đoạn
hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm 1938 đến 1945, nhất là đánh


giá những tác động của Hội đến xã hội Việt Nam. Nhưng, trong khi nghiên
cứu đề tài, luận án còn mở rộng phạm vi nghiên cứu về lịch sử chữ Quốc ngữ
từ thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XX, để làm rõ sự ra đời và hoàn thiện của thứ
chữ viết này.
Về mặt không gian, là tập trung nghiên cứu, làm rõ hoàn cảnh ra đời và
quá trình hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ trên trên phạm vi toàn quốc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của Luận án là dựng lại bức tranh toàn cảnh và sinh động về
quá trình hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm 1938 đến năm 1945;
những tác động, ảnh hưởng của Hội đến xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Để đạt được mục đích, Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu khái quát về lịch
sử hình thành, phát triển của chữ Quốc ngữ; các tổ chức, cá nhân tham gia

phong trào truyền bá Quốc ngữ, như phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục,
các báo, tạp chí đầu thế kỷ XX đã để lại tiền đề, cơ sở và ý tưởng cho Hội Truyền
bá Quốc ngữ.
Sự ra đời của Hội Truyền bá Quốc ngữ.
Các giai đoạn hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ, như:
- Giai đoạn từ tháng 7 năm 1938 đến tháng 9 năm 1940: Hội Truyền bá Quốc
ngữ chủ yếu hoạt động ở trong thành phố Hà Nội và kinh thành Huế.
- Giai đoạn từ tháng 10 năm 1940 đến tháng 7 năm 1944: Hội Truyền bá
Quốc ngữ từng bước mở rộng phong trào ra các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung.
- Giai đoạn từ tháng 8 năm 1944 đến tháng 8 năm 1945: Phong trào truyền bá
Quốc ngữ phát triển mạnh mẽ trong cả nước.
Những tác động, ảnh hưởng của Hội Truyền bá Quốc ngữ đối với xã hội
Việt Nam; những thuận lợi và khó khăn trong bước trưởng thành Hội phải
vượt qua.
Một số yếu tố tác động đến sự thành công của Hội.


4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu gốc gồm những tài liệu, nghị định, điều lệ, nội lệ liên
quan đến Hội Truyền bá Quốc ngữ ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Nguồn tài liệu này được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Hà Nội, Trung tâm lưu
trữ Trung ương quốc gia I Hà Nội. Ngoài ra, các báo, tạp chí như; Đông
Pháp, Tràng An, Tin Tức, Tri Tân, Thanh Nghị...đã cập nhật liên tục những
hoạt động của Hội thời bấy giờ mà chúng tôi tiếp cận được trong quá trình
sưu tầm tài liệu.
Nguồn tài liệu hồi ký là các công trình nghiên cứu, bài viết của các giáo
viên, hội viên nhớ lại một thời tham gia hoạt động truyền bá Quốc ngữ đã đề cập
đến nhiều nội dung về Hội Truyền bá Quốc ngữ.
Nguồn tài liệu nghiên cứu là các công trình được in ấn, các bài viết của

nhiều tác giả trong nước được đăng trên Tạp chí Tri Tân, Tạp chí nghiên cứu
Lịch sử, Tạp chí Xưa và Nay có đề cập đến một số nội dung về Hội Truyền bá
Quốc ngữ hiện đang được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện
Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, Thư
viên Trường đại học Sư phạm I Hà Nội, Thư viện tỉnh Thanh Hoá, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam - Viện sử học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học đặt ra, chúng tôi sử dụng hai
phương pháp chuyên ngành cơ bản: Phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp liên ngành khác như:
Phương pháp đối chiếu so sánh, phân tích, thống kê xã hội học.
5. Đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp sau:
Trình bày quá trình ra đời và hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm
1938 đến năm 1945; dựng lại bức tranh toàn cảnh, sinh động từ hoàn cảnh ra đời,
tồn tại, hoạt động đến những tác động của Hội đối với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.


Phân tích những tác động của Hội Truyền bá Quốc ngữ đến xã hội Việt
Nam như: xóa nạn mù chữ, phổ biến chữ Quốc ngữ, xóa bỏ những hủ tục lạc
hậu; tác động đến phong trào cách mạng 1939 – 1945, trực tiếp nhất là phong
trào cứu đói ở miền Bắc và cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
toàn quốc. Đồng thời, phân tích những nguyên nhân đưa đến sự thành công
của Hội, trong bối cảnh bị kìm kẹp của chính quyền cai trị.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đề cập đến quá trình ra đời và phát
triển của chữ Quốc ngữ, góp phần làm rõ hơn về lịch sử của thứ chữ viết này.
Cuối cùng, nội dung và tư liệu của luận án có thể sử dụng phục vụ cho
công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử văn hoá, lịch sử dân tộc giai đoạn
trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng thời phục vụ những bạn đọc
quan tâm đến Hội Truyền bá Quốc ngữ.

6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án
gồm có 4 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Sự ra đời của Hội Truyền bá Quốc ngữ
Chương 3. Hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-1945)
Chương 4. Ảnh hưởng của Hội Truyền bá Quốc ngữ đến xã hội Việt Nam


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Alexandre de Rhodes (1991), Từ điển Annam – Latinh - Bồ Đào Nha,
NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

2.

Q. A (1996), “Từ điển Annam – Lustian – Latinh của Alexandre de
Rhodes”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (23), tr. 20 - 21.

3.

T. A (1942), “Nhìn qua mục đích và công cuộc của Hội Truyền bá Quốc
ngữ”, Báo Tràng An (31), tr. 1 - 2.

4.

Hoài Anh (2001), “Trương Vĩnh Ký với văn học Quốc ngữ”, Tạp chí
Xưa & Nay (92), tr. 20 - 23.


5.

Hoài Anh (2010), “Nguyễn Văn Tố nhà nghiên cứu văn học, sử học có
tinh thần dân tộc”, Tạp chí Xưa & Nay (354), tr. 30 - 37.

6.

Hoài Anh (2001), “Huỳnh Tịnh Của một trong hai ông tổ của văn học
Quốc ngữ”, Tạp chí Xưa & Nay (104), tr. I - II.

7.

Hoài Anh - Thành Nguyên - Hồ Sĩ Hiệp (1988), Văn học Nam Bộ từ đầu
đến giữa thế kỷ XX (1900-1954), NXB Đại học và Trung học Chuyên Nghiệp,
Thành phố Hồ Chí Minh.

8.

Nguyễn Anh (1967), “Vài nét về giáo dục Việt Nam từ sau đại chiến thứ
nhất đến trước cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
(102), tr. 29 - 46.

9.

Bà Phan Anh (1942), “Một vài sự quan hệ giữa Hội Truyền bá Quốc ngữ
với phụ nữ”, Tạp chí Thanh Nghị (26), tr. 7 - 9.

10. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam thời Pháp đô hộ, NXB Văn Học, Hà Nội.
11. Nguyễn Tử Anh (1942), “Bao giờ mới phổ thông chữ Quốc ngữ”, Đông

Pháp (49), tr. 2.
12. Nguyễn Quang Ân (1998), Lịch sử văn hoá Việt Nam Những gương mặt
trí thức tập 1, NXB Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội.


13. Nguyễn Quang Ân (1998), Lịch sử văn hoá Việt Nam Những gương mặt
trí thức tập 2, NXB Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội.
14.

Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Nghệ An (1981), Xô Viết Nghệ Tĩnh,
NXB Sự Thật, Hà Nội.

15. Ban Trị sự tạm thời (1939), “Hội Truyền bá Quốc ngữ được phép thành
lập”, Tràng An (404), tr. nhất.
16.

Phan Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, NXB
Giáo dục, Hà Nội.

17. Phan Trọng Báu (2008), “Nhìn lại hai cuộc cải cách giáo dục (1906 và
1917) ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (5), tr. 11 - 23.
18. Hoa Bằng, Tiến Đàm (1941), “Ông Alexandre de Rhodes 1591 – 1660”,
Tạp chí Tri Tân (2), tr. 21 - 25.
19. Việt Nam diệt giặc dốt (1951), NXB Bình Dân học vụ, Hà Nội.
20. Vũ Ngọc Bính (1990), Chống mù chữ vấn đề của thời đại của đất nước,
NXB Sự Thật, Hà Nội.
21. Nguyễn Bính (1944), “Một ngày cổ động cho Hội Truyền bá Quốc ngữ”,
Đông Pháp (340), tr. 2.
22. Trần Thái Bình (2009), “Nguyễn Văn Tố bình giá nhân vật lịch sử”, Tạp
chí Xưa & Nay (333), tr. 14 - 15.

23. Christopher Goscha (2006), “Nguyễn Văn Vĩnh và hiện đại hóa thuộc
địa”, Tạp chí Xưa & Nay (267), tr. 23 - 28.
24. Đ.Đ.C (1944), “Hơn 700 đại biểu đã dự Hội nghị giáo khoa toàn quốc”,
Đông Pháp, (343), tr. 1 - 2.
25. Đ.Đ.C (1944), “Hội nghị giáo khoa toàn quốc”, Đông Pháp (344), tr. 1- 2.
26. Đ.Đ.C (1944), “Hội nghị giáo khoa toàn quốc”, Đông Pháp (345), tr. 1 - 2.
27. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn
hoá, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
28. Ngô Quang Châu (1955), Vấn đề bổ sung vần Quốc ngữ, NXB Hà Nội, Hà Nội.


29. Viết chữ Quốc ngữ cho đúng (1925), NXB Châu Phương, Hải Phòng.
30. Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 – 1659, NXB
Sài Gòn, Sài Gòn.
31. Nguyễn Ngọc Chúc (1944), “Chi Hội Truyền bá Quốc ngữ Nghệ An
hoạt động”, Tràng An (350), tr. 2.
32. Lê Văn Chung (1998), “Ai là Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ
Trung kỳ”, Tạp chí Xưa & Nay (310), tr. 22.
33. Nguyễn Thúc Chuyên (2010), “Khảo sát sự phát triển nền Quốc văn qua
báo chí công khai dưới thời Pháp thuộc”, Tạp chí Huế xưa & nay (99),
tr. 34 - 45.
34. Huỳnh Tịnh Của (1895), Đại Nam quốc âm tự vị, NXB Sài Gòn, Sài Gòn.
35. Đào Thị Diến (2008), “Giáo dục Hà Nội thời Pháp thuộc qua tài liệu lưu
trữ”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (9 + 10), tr. 39 - 49.
36. Nguyễn Sinh Duy (1994), “Về sự nghiệp văn hóa của Trương Vĩnh Ký”,
Tạp chí Xưa & Nay (4), tr. 18 - 21.
37. Trần Đình Dương (2002), Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và
cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỷ
XX, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
38. Đảng cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng 1939 – 1945, NXB

Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Hà Nội.
39. Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6 (1936 1939), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. “Hội Truyền bá Quốc ngữ” (1940), Đông Pháp ra ngày 30/9/1940, tr. 2.
41. “Một buổi tổ chức khóa học thứ 7” (1941), Đông Pháp, ra ngày 30/
8/1941, tr. 1-2.
42. “Hội Truyền bá Quốc ngữ mỗi năm phải tiêu tới 7000p (1942), Đông
Pháp, ra ngày 21/1/1942, tr. 1, 4.


43. “Một cuộc họp lớn của các thân hào tỉnh Thái Nguyên để lập chi hội
Truyền bá Quốc ngữ” (1943), Đông Pháp ra ngày 2/7/1943, tr.2.
44. “Chi hội truyền bá Quốc ngữ Bắc Giang” (1943), Đông Pháp ra ngày
20/7/1943, tr.1.
45. “Chi nhánh của Hội Truyền bá Quốc ngữ ở Quảng Yên hoạt động”
(1943), Đông Pháp ra ngày 7/10/1943, tr.1.
46. “Khu Truyền bá Quốc ngữ ở Hà Đông hoạt động” (1944), Đông Pháp ra
ngày 9/3/1944, tr.2.
47. “Hội nghị Giáo khoa toàn quốc” (1944), Đông Pháp ra ngày 29/7/1944, tr. 1.
48. “Chi hội Truyền bá Quốc ngữ Hà Đông hoạt động” (1944), Đông Pháp
ra ngày 8/8/1944, tr. 1.
49. “Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở Nam Định” (1944), Đông Pháp
ra ngày 4/9/1944, tr. 1.
50. “Chống nạn thất học” (1944), Đông Pháp ra ngày 15/9/1944, tr. 1-2.
51. “Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở các tỉnh” (1944), Đông Pháp ra
ngày 29/9/1944, tr. 1-2.
52. “Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động” (1944), Đông Pháp ra ngày
13/10/1944, tr. 1.
53. “Hội Truyền bá Quốc ngữ ở Thái Nguyên mở lớp dạy cho binh lính
học” (1944), Đông Pháp ra ngày 3/11/1944, tr. 1.
54. “Đại Hội đồng Hội Truyền bá Quốc ngữ” (1944), Đông Pháp ra ngày

18/11/1944, tr. 1.
55. “Công cuộc chống nạn thất học của những người Việt Nam ở Ai Lao”
(1944), Đông Pháp ra ngày 29/11/1944, tr. 1-2.
56. “Kết quả ngày cổ động của chi nhánh Thái Bình” (1944), Đông Pháp ra
ngày 16/12/1944, tr. 1-2.
57. Kiều Cao Đệ (1944), “Lớp học Truyền bá Quốc ngữ đầu tiên tại Bình
Vọng”, Đông Pháp ra ngày 19/12/1944, tr. 1.


58. Phan Cự Đệ (2003), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội.
59. Trọng Đức (1945), “Vấn đề tổ chức những thì giờ rảnh việc của bình
dân ở xứ ta”, Tạp chí Thanh Nghị (105), tr. 23 - 29.
60. C. G (2006), “Một người bị lãng quên”, Tạp chí Xưa & Nay (267), tr. 21 - 22.
61. Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930, NXB Trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh.
62. Hội truyền bá Quốc ngữ trong sự nghiệp chống nạn thất học (1988).
Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
63. Trần Văn Giáp (2000), Lược truyện các tác gia Việt Nam, NXB
Văn Học, Hà Nội.
64. Trần Văn Giàu (1983), Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam
tư tưởng yêu nước, NXB Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
65. Đ. H (1939), “Ở Huế đã có Hội Truyền bá Quốc ngữ, một việc làm có ý nghĩa
ái quốc ta nên giúp”, Tràng An (365), tr. nhất - nhị.
66. Trần Văn Hà (1998), “Nhớ cụ Nguyễn Văn Tố”, Tạp chí Xưa & Nay (51), tr. C.
67. Phạm Minh Hạc (1998), “Ngọn đuốc được thắp sáng cách đây 60 năm”,
Tạp chí Xưa & Nay (52), tr. 4, 30.
68. Quốc ngữ mới (1929), NXB Hải Phòng, Hải Phòng.
69. Dương Quảng Hàm (2005), Việt Nam văn học sử yếu, NXB Trẻ. Thành
phố Hồ Chí Minh.

70. Hoàng Xuân Hãn (1998), Trước tác, phần 3: văn học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
71. Hoàng Xuân Hãn (1988), “Nhớ lại Hội Truyền bá Quốc ngữ”, Báo Đại
Đoàn Kết (31), tr. 3.
72. Tô Hoài (1998), “Truyền bá Quốc ngữ ở ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí
Xưa & Nay (51), tr. E.
73. Đinh Hoàng (1944), “Chi nhánh Hội Truyền bá Quốc ngữ các tỉnh hoạt
động”, Đông Pháp (438), tr. 1 - 2.


74. Vũ Đình Hòe (1943), “Vấn đề giáo dục bình dân: Giáo dục bình dân ở
xứ ta”, Tạp chí Thanh Nghị (37), tr. 2 - 6.
75. Vũ Đình Hòe (1943), “Một chương trình dạy trong các lớp bình dân”,
Tạp chí Thanh Nghị (45), tr. 26 - 30.
76. Vũ Đình Hòe (1943), “Một chương trình dạy trong các lớp học bình dân:
Lớp học cao đẳng người lớn”, Tạp chí Thanh Nghị (48), tr. 22 - 25.
77. Vũ Đình Hòe (1943), “Một chương trình dạy trong các lớp học bình dân:
Lớp học cao đẳng người lớn”, Tạp chí Thanh Nghị (49), tr. 24 - 27.
78. Vũ Đình Hòe (1998), “Nguồn gốc của Hội Truyền bá Quốc ngữ”, Tạp
chí Xưa & Nay (51), tr. A - C.
79. Vũ Đình Hòe (2000), Thanh Nghị hồi ký, NXB Văn Học, Hà Nội.
80. Vũ Đình Hòe (2009), “Nguyễn Văn Tố, vị Hội trưởng của dân trí”, Tạp
chí Xưa & Nay (333), tr. 8 - 10.
81. Hội truyền bá Quốc ngữ (1938), Điều Lệ.
82. Hội truyền bá Quốc ngữ (1939), Điều lệ - Huế.
83. Hội truyền bá Quốc ngữ (1940), Mấy điều cần thiết các giáo viên dạy
giúp của Hội nên biết, NXB Công lực, Hà Nội.
84. Hội truyền bá Quốc ngữ (1942), Mấy điều cần thiết các giáo viên của
Hội nên biết, NXB Công Lực, Hà Nội.
85. Hội truyền bá Quốc ngữ (1942), Nội lệ ban dạy học, NXB Công
Lực, Hà Nội.

86. Phạm Huy Hưng (2010), “Vũ Huy Trác một trong những người sáng tạo
vần Quốc ngữ mới”, Tạp chí Xưa & Nay (351), tr. 12 - 14.
87. Đỗ Quang Hưng (2001), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, NXB
Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
88. J.L.Taberd

(1838),

Dictionarium

Anamitico

J.C.Marshrman Serampore (Bengale), Ấn Độ

Latinum,

NXB


89. D. K (1998), “Buổi diễn thuyết của Hội Truyền bá Quốc ngữ”, Tạp chí
Xưa & Nay (51), tr. D.
90. Đ. D. K (1938), “Hội Truyêng bá Quốc ngữ làm việc”, Tin Tức (41), tr. 1, 4.
91. Nguyễn Khánh (1996), “A de Rhodes nhà hoạt động văn hóa có công
lớn cho sự phát triển ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử (23), tr. 19 - 20.
92. Nguyễn Văn Khoan (1998), “Đóng tiền để vào Hội Truyền bá học Quốc
ngữ”, Tạp chí Xưa & Nay (51), tr. H.
93. Phan Khôi (2003), Tác phẩm đăng báo 1928, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
94. Phan Khôi (2005), Tác phẩm đăng báo 1929, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
95. Phan Khôi (2005), Tác phẩm đăng báo 1930, NXB Hội Nhà Văn Trung Tâm

Văn Hoá Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội.
96. Phan Khôi (2007), Tác phẩm đăng báo 1931, NXB Hội Văn Học, Hà Nội.
97. Vũ Thế Khôi (2008), “Các nghĩa thục trong phong trào Duy Tân (1903 –
1908) những cội nguồn văn hóa – xã hội”, Tạp chí Xưa & Nay (313), tr. 13 - 16.
98. Vũ Thế Khôi (2007), “Từ Hội Hướng thiện đền Ngọc Sơn đến trường
Đông Kinh Nghĩa Thục”, Tạp chí Xưa & Nay (283), tr.10 - 11.
99. Vĩnh Khôi (1944), “Hội Truyền bá Quốc ngữ nên có một dấu hiệu
riêng”, Đông Pháp (543), tr. 1 - 2.
100. Vĩnh Khôi (1944), “Công cuộc chống nạn thất học”, Đông Pháp (548),
tr. 1 - 2.
101. Đ.L (1944), “Hơn 300 người thất học đã hưởng ướng tiếng gọi nhiệt thành của
Hội Truyền bá Quốc ngữ Yên Bái”, Đông Pháp (563), tr. 1.
102. Nguyễn Tiến Lãng (1944), “Lễ phát phần thưởng cho học trò Hội Truyền bá
Quốc ngữ tại FaiFoo”, Tràng An (376), tr. 2.
103. Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX (2001), NXB Lao Động, Hà Nội.


104. Đinh Xuân Lâm (2008), “Nguyễn Văn Tố và Hội Truyền bá Quốc ngữ
một thành công của đường lối vận động trí thức của cách mạng Việt
Nam”, Tạp chí Xưa & Nay (310), tr. 4 - 6.
105. Mã Giang Lân (1998), “Chữ Quốc ngữ và sự phát triển thơ ca đầu thế kỷ
XX”, Tạp chí Văn Học (8), tr. 45 - 50.
106. Nguyễn Lân (1998), “Hội Truyền bá Quốc ngữ Trung Kỳ”, Tạp chí Xưa
& Nay (51), tr. F.
107. Nguyễn Lân (1998), “Những ngày sôi động ở Hội Truyền bá Quốc ngữ
Trung kỳ”, Báo Giáo Dục – Khoa Học (9), tr. 4.
108. Nguyễn Thiệu Lâu (2009), “Tưởng nhớ cụ Nguyễn Văn Tố”, Tạp chí
Xưa & Nay (333), tr. 10 - 31.
109. Nguyễn Hiến Lê (2002), Đông kinh nghĩa thục, NXB Văn Hóa Thông Tin.
110. Nguyễn Hiến Lê (2006), Hồi Ký. NXB Văn Học.

111. Trần Huy Liệu (1991), Hồi ký, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
112. M (1938), “Đi xem các lớp học của Hội truyền bá Quốc ngữ”, Đông
Pháp (số 356), tr. 5.
113. T. M (1943), “Buổi đại hội đồng của chi hội Truyền bá Quốc ngữ Hải
Phòng”, Tạp chí Tri Tân (95), tr. 386.
114. Đặng Thai Mai (1960), Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ, NXB Văn Hoá, Hà Nội.
115. Đặng Thai Mai (1976), Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX,
NXB Văn Học Giải Phóng, Hà Nội.
116. Hồ Chí Minh Toàn tập Tập 1 1920 – 1925 (1980), NXB Sự Thật, Hà Nội
117. Hồ Chí Minh Toàn tập Tập 2 1925 - 1930 (1981), NXB Sự Thật, Hà Nội.
118. Hồ Chí Minh Toàn tập Tập 3 1930 - 1945 (1983), NXB Sự Thật, Hà Nội.
119. Thành Nam (2008), “Cụ ứng Hòe Nguyễn Văn Tố - Người sáng lập Hội
Truyền bá Quốc ngữ”, Tạp chí Giáo dục và Thời đại (63), tr. 4.


120. Nguyễn Thị Bạch Nhạn (2004), Sự biến đổi các hình thức chữ Quốc
ngữ từ năm 1620 đến 1877, Luận Án Phó Tiến Sĩ Ngữ văn, Đại học
Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội.
121. Ngô Quang Nhật, Trần Lê Nghĩa (1989), “Về bài “nhớ lại Hội Truyền
bá Quốc ngữ nhân kỷ niệm 50 năm” của ông Hoàng Xuân Hãn”, Báo
Đại Đoàn Kết (8), tr. 1 - 3.
122. Đỗ Tử Nho (1944), “Hôm nay Hội Truyền bá Quốc ngữ đại hội đồng”,
Đông Pháp (576), tr. 1 - 2.
123. Nguyễn Đức Nhuận (2008), Văn trên Nam phong tạp chí diện mạo và
thành tựu, NXB Văn Học, Hà Nội.
124. TH.P (1943), “Phần bạn gái”, Đông Pháp (325), tr. 1.
125. Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại Tập 1, NXB Văn Học, Hà Nội.
126. Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại Tập 2, NXB Văn Học, Hà Nội.
127. Hoàng Phong (1998), “Mảnh đất gieo mầm cách mạng cho thanh niên
thời ấy”, Báo Giáo Dục- Khoa Học (89), tr. 4.

128. Lê Văn Phong (2007), “Phong trào Truyền bá Quốc ngữ Trung Kỳ 1939 –
1945”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Nghệ An (5), tr. 48 - 50.
129. Lê Văn Phong (2007), “Nguyễn Văn Tố - người sáng lập và lãnh đạo
Hội Truyền bá Quốc ngữ”, Tạp chí Khoa học các ngành khoa học xã
hội, Đại học Vinh (3B), tr. 67 - 72.
130. Lê Văn Phong (2008), “Đông Kinh Nghĩa Thục với quá trình Truyền bá
Quốc ngữ đầu thế kỷ XX ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và công nghệ
Nghệ An (2), tr. 49 - 52.
131. Lê Văn Phong (2011), “Hội Truyền bá Quốc ngữ Trung kỳ 1939 –
1945”. Tạp chí Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (4), tr.
53 - 57.
132. Lê Văn Phong (2011), “Lại bàn về người Hội trưởng Hội Truyền bá
Quốc ngữ Trung kỳ”, Tạp chí Huế Xưa và nay (107), tr. 83 – 87.


133. Lê Văn Phong (2012), “Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp
chí và Nam phong tạp chí”, Tạp chí Xưa và Nay (413), tr. 14 - 16.
134. Lê Văn Phong (2014), “Hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ”, Tạp chí
Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Đảng (282), tr. 90 – 94.
135. Xô Viết Nghệ Tĩnh (1967), NXB Phổ Thông, Hà Nội.
136. Đỗ Hữu Phú (1944), “Lễ phát phần thưởng cuối năm của Hội Truyền bá
Quốc ngữ Huế”, Tràng An (310), tr. 2.
137. Đỗ Hữu Phú (1944), “Cảm tưởng về buổi diễn kịch “Cha con” giúp Hội
Truyền bá Quốc ngữ”, Tràng An (317), tr. 1 - 2.
138. Vũ Huy Phúc (1961), “Vài nét về phong trào thanh toán nạn mù chữ ở Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (30), tr. 33 - 41.
139. D.H.Q (1944), “Một chi nhánh Truyền bá Quốc ngữ nữa được thành
lập”, Đông Pháp (521), tr. 1 - 2.
140. Nguyễn Thanh Quang (2008), “Nước mặn nơi phôi thai chữ Quốc ngữ”,
Tạp chí Xưa & Nay (301-302), tr. 27 - 29.

141. Nguyễn Thanh Quang (2009), “Chữ Quốc ngữ thời kỳ phôi thai”, Tạp
chí Xưa & Nay (322), tr. 6 - 8.
142. Lê Minh Quốc (2009), Danh nhân văn hóa Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội.
143. Phạm Quỳnh (1927), “Khảo về chữ Quốc ngữ”, Tạp chí Nam Phong
(122), tr. 327 - 339.
144. Phạm Quỳnh (1994), Mười ngày ở Huế, NXB Văn Học, Hà Nội.
145. Phạm Quỳnh (2003), Luận giải văn học và triết học, NXB Văn Hóa
Thông tin, Hà Nội.
146. Phạm Quỳnh (2005), Thượng chi văn tập, NXB Văn Học, Hà Nội.
147. Phạm Quỳnh (2007), Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian
1922 – 1932, NXB Trí thức, Hà Nội.
148. Roland Jacques (2004), Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu
của giáo hội công giáo Việt Nam (Quyển 1), NXB Định Hướng Tùng Thư.


×