ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------
ĐỖ THỊ LÂM
HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
CHO TRẺ EM LANG THANG TẠI TỔ CHỨC
TRẺ EM RỒNG XANH HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Hà Nội 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------
ĐỖ THỊ LÂM
HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
CHO TRẺ EM LANG THANG TẠI TỔ CHỨC
TRẺ EM RỒNG XANH HÀ NỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Xác nhân của Chủ tịch Hội đồng
Xác nhận Giáo viên hƣớng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan
TS. Đỗ Thị Ngọc Phƣơng
Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người thực hiện luận văn
Đỗ Thị Lâm
LỜI CẢM ƠN
Nghề công tác xã hội là một ngành mới đƣợc công nhận là một nghề
từ năm 2010, nhận thấy sự cần thiết trong việc đào tạo nhân lực có trình độ
chuyên môn cao để phục vụ cho sự phát triển nghề công tác xã hội tại Việt
Nam Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội – Đại học quốc
gia Hà Nội đã mở khóa đào tạo sau đại học đầu tiên cho học viên ngành công
tác xã hội năm 2011. Là học viên sau đại học chuyên ngành công tác xã hội
của khóa học đầu tiên em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu
nhà trƣờng, ban lãnh đạo Phòng đào tạo sau đại học và toàn thể thầy cô trong
khoa xã hội học Trƣờng đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cùng
toàn thể thầy cô tham gia giảng dạy và hƣớng dẫn học viên khóa cao học công
tác xã hội khóa 2011 – 2013. Cảm ơn nhà trƣờng và thầy cô đã một lần nữa
cung cấp thêm cho chúng em những kiến thức mới về nghề công tác xã hội ở
Việt Nam và nghề công tác xã hội trên thế giới giúp chúng em bổ sung kiến
thức và làm tốt hơn nữa công việc của mình.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô – giáo viên hƣớng dẫn đề tài
nghiên cứu cho em – T.S Đỗ Thị Ngọc Phƣơng (Phó viện trưởng Viện Dân
số, Gia đình và Trẻ em). Trong quá trình làm luận văn em gặp rất nhiều khó
khăn từ phía bản thân, cô đã động viên, thông cảm và tạo điều kiện thuận lợi
cho em, cho em động lực để em cố gắng hoàn thành luận văn của mình.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô trong hội đồng phản
biện đã lắng nghe phần trình bày của em. Trong bài nghiên cứu em đã cố
gắng rất nhiều nhƣng không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận đƣợc sự
đóng góp ý kiến của thầy cô để bài nghiên cứu của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô
đã cho em kiến thức bổ ích trong học tập để em hoàn thành tốt khóa học tại
trƣờng!
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trẻ em lang thang là một trong mƣời nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
cần đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2004 . Đây không chỉ là trách nhiệm của gia đình mà còn là
trách nhiệm của cộng đồng và của toàn xã hội, nhằm giúp trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt hòa nhập cộng đồng và có đƣợc cuộc sống bình thƣờng nhƣ
bao trẻ em khác.
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra những hoạt động thiết thực trong trợ giúp
pháp lý cho trẻ em lang thang của Quỹ Trẻ em Rồng Xanh Hà Nội từ đó đánh
giá đƣợc nhu cầu cần thiết trong việc trợ giúp pháp lý của trẻ em lang thang
nhằm đảm bảo quyền của các em.
Hà nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nƣớc, phần lớn trẻ
em đƣợc sống với gia đình và đƣợc chăm sóc đầy đủ để phát triển. Hà Nội
cũng là địa bàn có nhiều chợ lớn: chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân … và nhiều
khu sinh hoạt công cộng nhƣ: Hồ Tây, Hồ Gƣơm, Hồ Thiền Quang, Tƣợng
đài Lê Nin … và nhiều công viên: công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ… là
những nơi thu hút nhiều trẻ lang thang từ các tỉnh phía Bắc tập trung ở đây để
sinh sống. Cuộc sống mƣu sinh hàng ngày của trẻ lang thang còn gặp rất
nhiều khó khăn. Hàng ngày, các em phải kiếm sống trên hè phố, phải tự tìm
kế mƣu sinh để nuôi sống bản thân (bán báo, bán vé số, bán tăm, bán kẹo,
hoặc đi xin ăn, bị một số kẻ xấu lạm dụng làm những chuyện vi phạm pháp
luật ….). Với tuối đời còn non trẻ, các em đã phải tự đối mặt với cuộc sống,
không có gia đình, không có ngƣời thân chăm sóc, không có nơi an toàn để ở,
phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khác: bị xâm hại, bị lạm dụng, dễ nhiễm
bệnh do không đƣợc chăm sóc đầy đủ, có nguy cơ vi phạm pháp luật cao…
Để đảm bảo quyền trẻ em cho nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này,
các em cần có sự hỗ trợ về mặt pháp lý nhằm tạo cơ hội cho các em có điều
kiện đƣợc tiếp cận với các dịch vụ xã hội, từ đó tạo cơ hội để các em vƣơn lên
trong cuộc sống.
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu (dùng bảng hỏi và phỏng
vấn sâu, phân tích dữ liệu…) đối với từng trẻ lang thang đang sống và lao
động trên hè phố, cán bộ xã hội làm việc trực tiếp với đối tƣợng để nghiên
cứu chỉ ra đƣợc nhu cầu, mong muốn của các em, những điều mà trẻ lang
thang cần thực sự là những gì để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp can
thiệp và hỗ trợ thiết thực nhất đối với nhóm đối tƣợng yếu thế này nhằm đem
lại tuổi thơ và tƣơng lai cho các em.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU. ....................... 17
1.1. Cơ sở lý luận. ................................................................................................................ 17
1.1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu........................................................................ 17
1.1.2. Các khái niệm công cụ ............................................................................................... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................................. 27
1.2.1. Đặc điểm của trẻ em lang thang................................................................................ 27
1.2.2. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề trẻ em lang thang. ............................. 28
1.3. Hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang thang tại cộng đồng. ................................ 41
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO TRẺ EM
LANG THANG TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH HÀ NỘI. ................................. 42
2.1. Tổng quan chung về Tổ chức trẻ em Rồng Xanh. ........................................................ 42
2.1.1. Đặc điểm địa bàn hoạt động của Tổ chức trẻ em Rồng Xanh. ................................. 42
2.1.2. Quá trình hình thành Tổ chức trẻ em Rồng xanhh Hà Nội. ...................................... 43
2.1.3. Những dịch vụ cung cấp cho trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng xanh Hà Nội.
............................................................................................................................................. 48
2.1.4. Những kết quả đạt được của tổ chức trẻ em Rồng Xanh Hà Nội trong việc trợ giúp
trẻ em lang thang. ................................................................................................................ 54
2.2. Nhu cầu trợ giúp pháp lý của trẻ em lang thang. .......................................................... 57
2.3. Dịch vụ trợ giúp pháp lý cho trẻ lang thang tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh. ...... 62
2.3.1. Hỗ trợ làm giấy tờ tùy thân: ...................................................................................... 62
2.3.2. Hỗ trợ pháp lý về pháp luật trẻ em. ........................................................................... 63
2.3.3 Tổ chức các buổi tập huấn về pháp luật cho trẻ em lang thang và cha mẹ trẻ. ........... 65
2.3.4. Hoạt động mang tính phòng ngừa sớm. ..................................................................... 66
2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc trợ giúp pháp lý cho trẻ lang thang. ... 68
2.4.1. Thuận lợi .................................................................................................................... 68
2.4.2. Khó khăn. ................................................................................................................... 68
2.5. Những hệ lụy khi trẻ lang thang không đƣợc trợ giúp pháp lý kịp thời. .............................. 70
2.6. Đề xuất giải pháp công tác xã hội trong quá trình trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang
thang tại tổ chức trẻ em Rồng Xanh Hà Nội.. ...................................................................... 75
2.6.1 Vai trò của nhân viên xã hội……………………………………………………75
2.6.2. Hỗ trợ đánh giá nhu cầu trợ giúp pháp lý khi làm việc với trẻ em lang thang. ......... 75
2.6.3. Kết nối với gia đình, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức có liên quan. .. 76
2.6.4. Kết nối với các dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. ................................. 78
2.6.5. Hƣớng dẫn và hỗ trợ trẻ em trong các hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang
thang..................................................................................................................................... 79
2.6.6. Tham gia thúc đẩy và phát triển các hoạt động công tác xã hội và phát huy vai trò
của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng
xanh Hà Nội. ........................................................................................................................ 80
KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 85
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 87
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đang trên con đƣờng hội nhập và phát triển. Nền kinh tế
nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành quả đáng tự hào đƣợc nhiều nƣớc trên thế
giới đánh giá cao, chúng ta đang hƣớng đến mục tiêu trở thành nƣớc công
nghiệp vào năm 2020 và có thể sánh vai với các nƣớc phát triển trên thế giới.
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế-xã hội, chúng ta đang phải đối
mặt với những khó khăn và thách thức nẩy sinh từ mặt trái của quá trình phát
triển kinh tế xã hội nhƣ phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, quá trình đô thị
hóa ở một số địa phƣơng phát triển kinh tế không đi liền với phát triển văn
hóa - xã hội, môi trƣờng bị ô nhiễm, lao động không có việc làm, ngƣời già
neo đơn, tệ nạn ma túy, trẻ em có hòan cảnh khó khăn… Riêng đối với trẻ em
có hòan cảnh khó khăn, thực tế cho thấy tại 2 thành phố lớn là Tp.Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều trẻ em lang thang kiếm sống hàng ngày
trên các đƣờng lớn, góc phố, chợ lớn, công viên ...
Nhiều trẻ em lang thang đã và đang làm nhiều công việc vất vả để kiếm
kế sinh nhai cho bản thân và gia đình các em. Các em hàng ngày phải làm các
công việc nhƣ lƣợm ve chai, nilon, đánh giầy, bán vé số, bán kẹo, bán hàng
rong, xin ăn … Phần đông những trẻ em có cuộc sống nhƣ vậy là do các em
đều xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo đói,
bị bạo lực gia đình, bố mẹ ly hôn, bố mẹ bỏ rơi, không có ngƣời chăm sóc ...
Ở bất kỳ quốc gia nào đang trong giai đoạn phát triển cũng đều phải
đối mặt với vấn đề trẻ em lang thang. Vì vậy đặt ra sự cần thiết có những
nghiên cứu thực tiễn về vấn đề trẻ em lang thang nhằm tìm ra những khó
khăn và mong muốn của các em, từ đó giúp chính phủ, các đoàn thể xã hội
tìm ra giải pháp thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và trợ
giúp đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn này có một cuộc sống tốt hơn, giảm
thiểu phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội cũng nhƣ nhƣ những hệ lụy
xã hội khác đi kèm.
1
Trong các chƣơng trình chăm sóc trẻ em ở Việt Nam chúng ta thƣờng
nhắc tới thông điệp“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, Trẻ em là những
mầm non tƣơng lai của đất nƣớc, các em cần nhận đƣợc sự quan tâm chăm
sóc của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Đảng và nhà nƣớc cũng dành sự
quan tâm lớn đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thể hiện trong các
văn bản pháp luật: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các chƣơng
trình quốc gia về bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em trong từng giai đoạn phát
triển của đất nƣớc, các nghị định, chỉ thị của chính phủ về vấn đề bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em… Tuy nhiên, với đối tƣợng là trẻ em lang thang
có hoàn cảnh đặc biệt hàng ngày các em phải kiếm ăn ngoài đƣờng phố và
trƣởng thành trên đƣờng phố: phải tự lo kiếm sống từng bữa, không có ngƣời
chăm sóc, không có nơi an toàn để ngủ, không đƣợc đến trƣờng, không đƣợc
chăm sóc sức khỏe, không đƣợc xã hội nhìn nhận tích cực, không đƣợc yêu
thƣơng … và hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng, bị xâm hại và
nguy cơ cao trong việc vi phạm pháp luật …Các em cần có sự chung tay giúp
đỡ của cộng đồng và của toàn xã hội dể đảm bảo quyền trẻ em cho các em.
Một trong những trợ giúp cần thiết cho trẻ em lang thang nhằm đảm bảo
quyền trẻ em cho các em đó là sự trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang thang.
Nghiên cứu hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang thang tại tổ
chức trẻ em Rồng Xanh Hà Nội cho chúng ta thấy đƣợc một trong những giải
pháp trong việc trợ giúp trẻ em đƣờng phố. Qua nghiên cứu cho chúng ta có
cái nhìn cận cảnh về cuộc sống thực sự của trẻ lang thang, và đâu là điều
mong muốn của các em, đâu là nhu cầu hàng ngày, thiết yếu nhất mà các em
cần, để từ đó góp phần cho các nhà quản lý, các nhà làm công tác xã hội có
phƣơng pháp tiếp cận và giải quyết, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của trẻ
em lang thang, đảm bảo quyền trẻ em.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề trẻ em lang thang không phải là một chủ đề mới,
từ khi đất nƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, phân hóa xã hội ngày
2
càng rõ nét, số trẻ em lang thang không ngừng tăng lên, chính vì thế đã có rất
nhiều các đơn vị, cơ sở, các tổ chức Phi chính phủ nhƣ Unicef, Viện nghiên
cứu thanh niên… nghiên cứu về vấn đề trẻ em lang thang. Mặc dù có nhiều
nghiên cứu về trẻ em lang thang song chƣa có nhiều những nghiên cứu về trợ
giúp pháp lý cho trẻ em lang thang dƣới góc độ công tác xã hội. Chúng ta có
thể tham khảo một số nghiên cứu về trẻ em lang thang sau đây:
“Báo cáo nghiên cứu trẻ em bụi đời TP Hồ Chí Minh” năm 1992 của
Timothy W.Bond nêu lên đời sống sinh hoạt hàng ngày và nhu cầu của trẻ em
lang thang sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo cho thấy trẻ em lang
thang đƣờng phố tại Thành phố Hồ Chí Minh sống ra sao và chúng có những
nhu cầu gì. Tuy nhiên trong báo cáo chƣa đề cập đến những hoạt động nhằm
trợ giúp trẻ em đƣờng phố tại thành phố Hồ Chí Minh sống tốt hơn.
„Một số vấn đề về sự gia tăng trẻ em đƣờng phố tại Hà Nội‟ năm 1994
của Nguyễn Thị Vân Anh chỉ ra nguyên nhân gia tăng trẻ em lang thang tại
thành phố Hà Nội và chỉ ra những nguy cơ mà trẻ em đƣờng phố phải đối
mặt. Nghiên cứu chƣa đề cập đến cần có những hoạt động pháp lý nào để giúp
trẻ giải quyết những khó khăn mà chúng phải đối mặt nhằm đem lại cuộc
sống tốt hơn cho chúng.
Nghiên cứu “Đời sống sinh hoạt, sức khỏe và những tâm trạng của trẻ em
lang thang đƣờng phố Hà Nội” năm 1994 của Đoàn Kim Thăng cho thấy bức
tranh về cuộc sống của trẻ em đƣờng phố Hà Nội và nhu cầu của chúng nhƣng
trong báo cáo nghiên cứu cũng chƣa chỉ ra đƣợc những hoạt động thiết thực của
xã hội và các tổ chức trợ giúp trẻ em đối với trẻ em lang thang đƣờng phố nhằm
đem lại cuộc sống tốt hơn và tƣơng lai tƣơi sáng hơn cho chúng.
Trong diễn đàn phát triển VN tháng 1-2005 nghiên cứu về “ Trẻ đƣờng
phố Việt Nam, những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới,
mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền Kinh tế đang phát triển”.
3
Hai tác giả Dƣơng Kim Hồng và Kenichi Ohno đã đƣa ra nhiều nguyên nhân
khác nhau đƣa đến tình trạng trẻ em đƣờng phố, bao gồm nguyên nhân truyền
thống: trẻ mồ côi, trẻ có cha mẹ li dị và những nguyên nhân mới nhƣ nguyên
nhân về kinh tế. Trong bài viết này, các tác giả đã liệt kê các định nghĩa và
phân loại trẻ đƣờng phố nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây, tình hình trẻ đƣờng
phố ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng đƣợc so sánh trong điều kiện
thời gian thay đổi. Bài viết cũng nêu lên một cách phân loại trẻ đƣờng phố
mới dựa trên hai tiêu chí: nguyên nhân và hoàn cảnh. Theo đó, trẻ em lang
thang đƣợc xác định xuất phát do nguyên nhân đƣợc phân thành các nguyên
nhân sau: gia đình tan vỡ, vấn đề nhận thức, và di cƣ do kinh tế. Nguyên nhân
trẻ em lang thang đƣờng phố do hoàn cảnh đƣợc phân thành những đảm bảo
hiện tại và đầu tƣ cho tƣơng lai. Bài viết cũng chỉ ra rằng nguyên nhân những
trẻ em lang thang do nguyên nhân gia đình không hạnh phúc là nhóm trẻ khó
hỗ trợ nhất trong khi đó thì nhóm trẻ em di cƣ do kinh tế lại luôn mong muốn
đƣợc đi học và có một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, để phát triển đƣợc
không phải là dễ, trẻ em lang thang luôn gặp những trở ngại từ nhiều phía,
thậm chí có những trẻ bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn. Trẻ em lang thang
đƣờng phố xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nhiều hoàn cảnh và nhiều nhu
cầu khác nhau nên cần có những nghiên cứu, đánh giá nhằm đƣa ra những hố
trợ cần thiết đáp ứng đƣợc nhu cầu khác nhau của các em.
Trong nghiên cứu của mình, hai tác giả Dƣơng Kim Hồng và Kenichi
Ohno cũng chỉ ra đƣợc những tác động qua lại của nguyên nhân cũ và mới
trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mới chỉ là bƣớc đầu trong việc
nghiên cứu về trẻ em lang thang đƣờng phố. Trƣớc khi kết luận, tác giả muốn
nêu lên một số gợi ý cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo. Trẻ em lang thang
đƣờng phố cũng nhƣ các cán bộ trong các chƣơng trình, dự án làm việc với trẻ
em lang thang đƣờng phố đều đồng ý rằng có hai vấn đề cần đƣợc giải quyết
4
một cách triệt để. Thứ nhất là nâng cao năng lực tƣ vấn cho những cán bộ làm
việc với trẻ em lang thang đƣờng phố. Thứ hai, cần có sự liên hệ thực tế với
những chƣơng trình giáo dục và đào tạo cho trẻ em lang thang đƣờng phố sao
cho các em sau khi hoàn thành xong các chƣơng trình hỗ trợ có thể áp dụng
những kiến thức học đƣợc vào thực tế. Và các em rất cần sự hỗ trợ, tạo điều
kiện để có thể tìm đƣợc việc làm, việc làm đó đƣợc ổn định, cũng nhƣ mong
muốn xây dựng gia đình trong tƣơng lai để có một cuộc sống bình thƣờng nhƣ
bao ngƣời khác. Tuy nhiên, trong nghiên cứu chƣa chỉ ra đƣợc rằng để đạt
đƣợc những kết quả trợ giúp đó thì một trong những sự trợ giúp cần thiết đầu
tiên là các em cần đƣợc hỗ trợ về mặt pháp lý đảm bảo quyền trẻ em của các
em và hơn thế nữa giúp các em có đƣợc tƣơng lai bền vững sau này.
Trong “nghiên cứu về tâm lý của trẻ em lang thang” năm 2009 trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên viên tâm lý Lê Khanh đã chỉ ra rằng:
Trẻ em lang thang trên đƣờng phố là những trẻ em mà nền móng nuôi dƣỡng
của chúng trong các gia đình ngày càng suy yếu, khiến chúng phải chia sẻ
trách nhiệm trong gia đình bằng cách tham gia lao động trên các đƣờng phố
và những nơi hội họp tại đô thị. Đối với các em ngôi nhà không còn chức
năng là nơi vui chơi, trao đổi tình cảm, sinh hoạt hàng ngày. Đƣờng phố trở
thành nơi họat động chính ban ngày của chúng nhƣng hầu hết các em đều trở
về nhà vào buổi tối. Tuy các mối quan hệ gia đình đang xấu đi nhƣng vẫn tồn
tại và các em vẫn sống theo quan điểm của gia đình. Trẻ em lang thang đƣờng
phố có một số lƣợng ít là những trẻ hàng ngày kiếm sống đơn độc, các em
sống biệt lập với gia đình, nhóm trẻ này thƣờng gọi là trẻ em bị bỏ rơi, nhƣng
cũng có thể chính chúng từ bỏ gia đình do chúng không thể chấp nhận hoàn
cảnh của gia đình mình nhƣ: phải sống trong môi trƣờng bất an, bị ngƣợc đãi,
bạo hành, cha mẹ ly hôn…. Sự phân chia này giúp chúng ta có cách nhìn chi
tiết hơn về trẻ em lang thang đƣờng phố. Dù các định nghĩa này đƣợc hiểu
5
nhƣ thế nào thì trẻ em lang thang đƣờng phố đều là một thành viên của các
gia đình hạt nhân, chúng sớm bị tách khỏi gia đình, chúng có một cuộc sống
không an toàn, bị đói khổ, thiếu thốn, đối mặt với những nguy hiểm rình rập,
luôn phải sống cuộc sống mà ở đó các em gặp rất nhiều nguy cơ khác nhau: bị
buôn bán, bị xâm hại, bị lạm dụng, vi phạm pháp luật … Tuy nhiên, trong
nghiên cứu cũng chƣa đƣa ra đƣợc hƣớng giải pháp nào để cải thiện cuộc
sống hiện tại của các em. Sống trong hoàn cảnh gia đình nhƣ thế, các em cần
sự hỗ trợ gì về pháp lý để đảm bảo quyền trẻ em cơ bản của mình.
Trong “nghiên cứu về Trẻ em đƣờng phố và những vấn đề liên quan
đến HIV/AIDS” năm 2010 ở Thành Phố Hồ Chí Minh của Trung tâm truyền
thông giáo dục sức khỏe TP Hồ Chí Minh cũng đã nêu : Nghiên cứu cho thấy
cuộc sống đƣờng phố rất bấp bênh và đầy bất trắc, trẻ em lang thang đƣờng
phố phải chịu nhiều ảnh hƣởng xấu hơn là tốt, nguồn lực giới hạn, thiếu sự
bảo vệ chăm sóc của gia đình, xã hội, thiếu thông tin nên hậu quả nhiều trẻ có
những hành vi nguy cơ nhƣ tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục không an
toàn dẫn đến nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV và các bệnh xã hội khác. Hầu hết
thái độ của mọi ngƣời trong xã hội đối với trẻ em lang thang đƣờng phố bị
nhiễm HIV/AIDS vẫn còn nhiều e dè, tránh sự tiếp xúc. Nghiên cứu cho thấy,
vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức ngay cả ở những tổ chức, cơ sở
đang làm việc với trẻ em lang thang đƣờng phố. Trên thực tế, một số trẻ em
khi phát hiện bị nhiễm HIV, phát bệnh AIDS cũng đã đƣợc các giáo dục viên
và nhân viên y tế hỗ trợ về mặt chăm sóc sức khoẻ nhƣng cho đến nay vẫn
còn mang tính tự phát, nhờ vào sự quen biết cá nhân, việc làm này không tổ
chức có tính hệ thống. Bản thân nhiều trẻ em lang thang đƣờng phố và giáo
dục viên vẫn còn né tránh khi phải chăm sóc trẻ em bị nhiễm HIV vì lý do sợ
bị lây nhiễm hoặc sợ chịu trách nhiệm về sự lây lan giữa các trẻ em với nhau.
Vẫn tồn tại quan niệm chăm sóc trẻ em lang thang đƣờng phố vì lòng thƣơng
6
hại hơn là để đáp ứng những quyền mà trẻ em đƣợc hƣởng. Bên cạnh đó, còn
rất nhiều trẻ em lang thang sống trên đƣờng phố không hoặc ít đƣợc tiếp cận
với các giáo dục viên cũng nhƣ các dịch vụ hỗ trợ, trong khi các trẻ nhóm này
cần đƣợc tiếp cận và hỗ trợ nhiều hơn. Những vấn đề này đặt ra cho các
ngành, cho ngƣời làm công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhiều
thách thức đòi hỏi cần sự nỗ lực hơn nữa để giúp trẻ em lang thang đƣờng phố
phòng tránh đƣợc HIV/AIDS, trẻ em lang thang đƣờng phố đã bị nhiễm
HIV/AIDS đƣợc chăm sóc tốt hơn. Nhóm trẻ em lang thang đƣờng phố này
cần đƣợc sự hỗ trợ pháp lý nào để đƣợc tiếp cận với thông tin và các dịch vụ
xã hội này.
Qua đây chỉ cho chúng ta thấy, chƣa có báo cáo nghiên cứu nào đề cập
đến hoạt động trợ giúp cụ thể đặc biệt là hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em
lang thang và nhu cầu trợ giúp pháp lý của trẻ em lang thang đƣờng phố, trong
khi nhu cầu trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang thang đƣờng phố là một trong
những nhu cầu cần thiết nhất để chúng ta có tiền đề trong việc trợ giúp các em
tiếp cận, thụ hƣởng các dịch vụ xã hội đảm bảo quyền trẻ em cho các em.
Vấn đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em lang thang đã
đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật. Đặc
biệt gần đây Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhƣ:
+ Chỉ thị 1408/CT-TTg của Thủ tƣớng chính phủ ra ngày 1 tháng 9
năm 2009 về „tăng cƣờng công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em‟. Trong đó nhấn
mạnh công tác thực hiện tốt chính sách hiện hành đối với đối tƣợng là trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em lang thang đƣợc đảm bảo cung cấp
đầy đủ và có chất lƣợng các dịch vụ xã hội khi có nhu cầu.
.+ Quyết định 267/ QĐ-TTg ban hành ngày 22 tháng 02 năm 2011 “phê
duyệt chƣơng trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015” với những
chƣơng trình, dự án cụ thể nhằm giảm thiểu đối tƣợng là trẻ em rơi vào hoàn
7
cảnh đặc biệt khó khăn. Giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt tiếp cận các dịch
vụ xã hội: giáo dục, y tế, pháp luật ... khi có nhu cầu.
+ Nghị định 71/2011/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2011 của
Chính Phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật bảo
vệ và chăm sóc trẻ em. Trong đó quy định các hành vi vi phạm quyền trẻ em
và các quy định hình phạt đối với đối tƣợng vi phạm luật bảo vệ và chăm sóc
trẻ em.
+ Nghị định 91/2011/ NĐ-CP ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2011
quy định xử phạt hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nội
dung của nghị định có nhấn mạnh đến xử phạt nặng những vi phạm hành
chính đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng đối tƣợng là trẻ em lang thang để
trục lợi.
+ Chỉ thị số 20/CT/TW ban hành ngày 5 tháng 11 năm 2012 của Bộ
chính trị : về việc tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm
sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Nhấn mạnh tới công tác
chăm sóc và bảo vệ trẻ em đặc biệt là trẻ lang thang đang là vấn đề xã hội
bức xúc
Qua các nghiên cứu và những văn bản pháp luật của nhà nƣớc cho thấy,
chúng ta có sự quan tâm đến nhu cầu của trẻ, có công cụ luật pháp để bảo vệ
cho trẻ em để đảm bảo quyền trẻ em của các em, tuy nhiên, đối với nhóm trẻ
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn – trẻ em lang thang các em cần có sự hỗ trợ
pháp lý để các em thực hiện đƣợc quyền trẻ em của mình và tiếp cận với các
dịch vụ xã hội nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng cho các em.
3.Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu có sử dụng một số lý thuyết công tác xã hội, lý giải một số
vấn đề trong thực tiễn thông qua việc tìm hiểu hoạt động của tổ chức trẻ em
Rồng Xanh Hà Nội nhƣ: lý thuyết nhu cầu, lý thuyết hệ thống sinh thái. Đồng
8
thời đây là cơ hội để nhìn nhận lý thuyết thực hành công tác xã hội trong thực
tế đƣợc vận dụng và thực hành trong thực tế.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu chỉ ra hoạt động trợ giúp pháp lý tại Tổ chức trẻ
em Rồng Xanh Hà Nội và nhu cầu trợ giúp pháp lý của trẻ em lang thang để
từ đó đƣa ra đƣợc các khuyến nghị về các giải pháp hiệu quả trong vấn đề trợ
giúp pháp lý cho trẻ em lang thang.
Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu để bổ xung các hoạt động công
tác xã hội trong thực tiến trợ giúp trẻ em lang thang nói riêng, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt nói chung.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
Hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em
Rồng Xanh Hà Nội.
Khách thể nghiên cứu:
- Trẻ em lang thang phải kiếm sống trên đƣờng phố Hà Nội, đang
sống/ sinh hoạt tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh Hà Nội trong độ tuổi từ 7 tuổi
đến 16 tuổi (do trẻ ở trong độ tuổi này khi tiếp cận để tìm hiểu thông tin các
em mới đủ nhận thức để trả lời theo đúng nội dung câu hỏi và có thể bộc lộ
đƣợc nhu cầu của bản thân, để thông tin nghiên cứu thu đƣợc có độ chính xác
và độ tin cậy cao).
- Nhân viên công tác xã hội làm việc trực tiếp với trẻ em lang thang tại
tổ chức trẻ em Rồng Xanh.
- Các đối tác của tổ chức trẻ em Rồng Xanh Hà Nội: UBND
Phƣờng/xã, trƣờng học, doanh nghiệp nhận trẻ có hoàn cảnh khó khăn vào
làm việc.
- Gia đình có trẻ em lang thang đang sống, sinh hoạt tại Tổ chức trẻ em
Rồng Xanh Hà Nội.
9
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi về nội dung
- Hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang thang của tổ chức trẻ em
Rồng Xanh Hà Nội.
- Trẻ em lang thang đƣợc giúp đỡ tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh Hà
Nội từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 12 năm 2013.
5.2. Phạm vi về thời gian: Từ tháng 01/2013 – 6/2014
5.3. Phạm vi về không gian: Tại 6 quận nội thành Hà Nội.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang thang bao gồm những hoạt động gì
và Tổ chức trẻ em Rồng Xanh Hà Nội đã trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang
thang nhƣ thế nào?
- Trẻ em lang thang đang sống tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh Hà Nội
có những nhu cầu gì về trợ giúp pháp lý và gặp những khó khăn gì về thủ tục
pháp lý cần đƣợc trợ giúp?
- Làm thế nào để trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang thang có hiệu quả và
nhân viên xã hội có vai trò gì trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang
thang?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Có nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang thang có hiệu
quả tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh.
- Trẻ em lang thang có nhiều nhu cầu về trợ giúp nhƣng việc trợ giúp
pháp lý cho trẻ em lang thang còn gặp nhiều khó khăn.
- Có nhiều giải pháp để trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang thang trong
đó nhân viên xã hội có vai trò quan trọng.
8. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
8.1. Mục đích nghiên cứu:
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Tổ chức trẻ em Rồng Xanh Hà Nội, (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động
mười năm của Tổ chức trẻ em Rồng Xanh Hà Nội.
2.
Sở lao động thương binh – xã hội Hà Nội (2006), Báo cáo thực hiện đề
án Hỗ trợ cuộc sống cho trẻ em lang thang năm 2006 .
3.
Bộ lao động, (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm trợ giúp trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt 2005 – 2010.
4.
Đoàn Kim Thăng (1994),Đời sống sinh hoạt, sức khỏe và những tâm
trạng của trẻ em lang thang đường phố Hà Nội, Tạp chí xã hội học, (số
2), 1994,Tr 31-41.
5.
Phạm Huy Dũng, (2006), Lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực
tiếp NXB Đại học Sƣ phạm, Đại học Thăng Long
6.
Payne Malcolm, Trần Văn Kham dịch (1997), Lý thuyết công tác xã hội
hiện đại, NXB Lyceum Books, INC, 5758 S.Blackstone Avenue,
Chicago. T187-T214
7.
Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2000) , “Phương pháp nghiên
cứu xã hội học”, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
8.
Quốc hội: Số: 25/2004/QH11, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
Cổng thông tin chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt
Nam, />n?class_id=1&mode=detail&document_id=29435
9.
Rebeca Rios Kohs, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Nguyễn Tam Giang (2010),
“Báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2010”, UNICEF
10. UNICEF, ( 2009), “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam : Đánh
giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, (82 – 83).
11.
Nguyễn Thị Vân Anh (1994), Một số vấn đề về sự gia tăng trẻ em
11
đường phố tại Hà Nội, Tạp chí xã hội học, (Số 2), 1994, tr 26 – 36.
12.
Timothy Bodg (1992), Báo cáo trẻ em bụi đời thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
13. United Nations Children‟s Fund (UNICEF) (May 2013), “The state of the
world’s chirdren 2013” .
14. Vũ Dũng (8/2012), “Thích ứng của trẻ em lang thang cơ nhỡ về mặt nhận thức”.
Tạp chí Tâm lý học số 8 (161), 8-2012.
15. Nhóm tác giả: . Nguyễn Thị Lan Hƣơng ;Nguyễn Bao Cƣờng;Tống Thị Mai
Hồng (2014), Điều tra lao động trẻ em 2012.
16.
Đỗ Thị Ngọc Phƣơng (2002), “Cơ cấu nhóm của trẻ em lang thang và các biện
pháp giáo dục thông qua nhóm”, luận án tiến sĩ thƣ viện quốc gia năm 2002.
17. Thạch Ngọc Yến (2009), Lý luận, thực tiễn và các giải pháp giáo dục trẻ em
lang thang thông qua hoat động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên,luận
án tiến sĩ thƣ viện quốc gia năm 2009.
18. Nguyễn Thanh Thiện (2007), Giải pháp nâng cao chất lƣợng chăm giáo dục trẻ
đƣờng phố trong điều kiện hiện nay, luận án tiến sĩ thƣ viện quốc gia năm
2007.
19.
Hoàng Thị Bích Hƣờng (2002), Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp
có văn hóa đối với trẻ em lang thang tại Hà Nội, Luận án tiến sĩ thƣ viện quốc
gia năm 2002.
20. Malcolm payne, (1997), Lý thuyết công tác xã hội hiện đại, NXB Leceum
Books, INC 5758 S. Blackstone Avenue, Chicago.
12