Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

NHẬN DIỆN NHỮNG yếu tố cản TRỞ VIỆC NGHIÊN cứu và TRIỂN KHAI tại tập đoàn điện lực VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.53 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________________

PHAN KHẮC HẢI

NHẬN DIỆN NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ
VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________________

PHAN KHẮC HẢI

NHẬN DIỆN NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ
VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60 34 04 12


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Văn Quyền

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

LỜI CẢM ƠN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH . . . . . . . . . . . . . . . .

6

MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

1. Lý do nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7


2. Lịch sử nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

3. Mục tiêu nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

4. Vấn đề nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

5. Mẫu khảo sát nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

6. Phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

7. Giả thuyết nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

8. Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

9. Kết cấu luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


13

Chƣơng 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14

1.1. Nghiên cứu và triển khai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14

1.1.1. Nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14

1.1.1.1. Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14

1.1.1.2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học . . . . . . . . .

16

1.1.1.3. Phân loại nghiên cứu khoa học . . . . . . . . . . . . .

19

1.1.1.4. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học . . . . . . . . .

23


1.1.2. Triển khai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

25

1.2. Độc quyền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

28

1.2.1 Thị trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

28

1.2.2 Phân loại thị trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

29

-3-


1.2.3 Đặc điểm độc quyền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

30

1.2.4 Các nguyên nhân dẫn tới độc quyền . . . . . . . . . . . . . .

31

1.3. Mối quan hệ độc quyền với việc nghiên cứu và triển khai


32

1.3.1 Đổi mới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

32

1.3.2 Mối quan hệ độc quyền và nghiên cứu và triển khai.

36

Chƣơng 2: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM VÀ
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI. . . . . . . . .

40

2.1. Tập đoàn điện lực Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

40

2.1.1. Tổng quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

40

2.1.2. Tập đoàn điện lực Việt Nam trong thị trường điện
hiện nay . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

43

2.1.2.1. Phát điện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


44

2.1.2.2. Truyền tải điện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

45

2.1.2.3. Phân phối điện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

46

2.2. Hiện trạng công nghệ và hoạt động nghiên cứu và triển
khai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

48

2.2.1. Công nghệ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

48

2.2.1.1. Công nghệ sản xuất điện . . . . . . . . . . . . . . . . .

48

2.2.1.2. Công nghệ truyền tải điện . . . . . . . . . . . . . . . .

52

2.2.1.3. Công nghệ phân phối điện . . . . . . . . . . . . . . . .

54


2.2.2. Hoạt động nghiên cứu và triển khai . . . . . . . . . . . . .

55

2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động R&D tại EVN . . . . . .

62

Chƣơng 3: ĐỘC QUYỀN CẢN TRỞ VIỆC NGHIÊN CỨU
VÀ TRIỂN KHAI TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT
NAM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

64

3.1. Lịch sử, tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

64

3.1.1 Lịch sử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

64

3.1.2 Điều kiện tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

67

-4-



3.1.3 Nhận định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

71

3.2. Chính sách ngành điện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

72

3.2.1 Tổ chức quản lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

72

3.2.2 Chính sách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

73

3.3. Kết quả phiếu khảo sát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

81

1. Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

81

2. Khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


82

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

86

PHỤ LỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

87

LỜI CÁM ƠN
-5-


Tôi chân thành cám ơn TS. Bùi Văn Quyền, PGS. TS. Trần Văn Hải đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương luận văn, đã tận tình hướng dẫn tôi
hoàn thiện luận văn này.
Tôi chân thành cám ơn các thầy, cô, phòng sau đại học của trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội và trường Đại học khoa học
xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt
những kiến thức bổ ích của khoá học cho tôi và tạo điều kiện học tập tốt nhất để tôi
hoàn thành khoá học.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

-6-


EVN


Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVN CPC

Tổng công ty Điện lực miền Trung

EVN EPTC

Công ty mua bán điện

EVN GENCO1

Tổng công ty phát điện 1

EVN GENCO2

Tổng công ty phát điện 2

EVN GENCO3

Tổng công ty phát điện 3

EVN HANOI

Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội

EVN HCMC

Tổng công ty Điện lực thành phố HCM


EVN NPC

Tổng công ty Điện lực miền Bắc

EVN NPT

Tổng công ty truyền tải điện quốc gia

EVN SPC

Tổng công ty Điện lực miền Nam

KH&CN

Khoa học và công nghệ

R&D

Nghiên cứu và triển khai

IPP

Nhà máy điện độc lập

PTC1

Công ty Truyền tải điện 1

PTC2


Công ty Truyền tải điện 2

PTC3

Công ty Truyền tải điện 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH
Trang
-7-


Hình 1.1: Sơ đồ hoạt động nghiên cứu và triển khai . . . . . . . . . .
Bảng 1.1: Thứ hạng 20 nhà đầu tư cho hoạt động R&D đứng
đầu thế giới, năm 2013 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và điều hành EVN . . . .
Hình 2.2: Mô hình thị trường điện một người mua duy nhất . . . .
Hình 2.3: Sở hữu công suất đặt nhà máy điện, năm 2013 . . . . . .
Hình 2.4: Tỷ lệ tổn thất điện năng EVN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hình 2.5: Sơ đồ xây dựng kế hoạch và quản lý KH&CN của
EVN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bảng 2.1: Đầu tư R&D của EVN SPC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hình 3.1: Sở hữu công suất đặt nguồn điện ở Việt Nam . . . . . . .
Hình 3.2: Cơ cấu nguồn điện theo công suất đặt ở Viện Nam . .
Hình 3.3: Sở hữu công suất đặt thuỷ điện ở Việt Nam . . . . . . . .
Hình 3.4: Sở hữu công suất đặt nhiệt điện, tuabin khí ở Việt
Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hình 3.5: Chi phí phát điện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức quản lý ngành điện Việt Nam . . . . . . . .

MỞ ĐẦU.

1. Lý do nghiên cứu
-8-


Nhà nước ta đã quan tâm đến phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), từ
năm 2000, nhà nước ta đã chi 0,5÷ 0,7% GDP cho KH&CN, so với Mỹ dành 0,4%
GDP, Hàn Quốc dành 0,45% GDP. Ở các nước khác, doanh nghiệp đầu tư vào
KH&CN rất lớn. Ví dụ, Trung Quốc đầu tư 0,4% GDP, nhưng tổng đầu tư của xã
hội vượt 2,5% GDP. Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến chính sách quản lý, ưu đãi,
khuyến khích doanh nghiệp quan tâm, đầu tư cho hoạt động KH&CN của mình.
- Năm 2000, Quốc hội đã ban hành Luật Khoa học và công nghệ, Luật Luật
Khoa học và công nghệ đã được bổ sung, sửa đổi năm 2013 và các Nghị định
hướng dẫn thực hiện.
- “… doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao,
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, … được miễn thuế tối đa không quá
bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.“1
- “Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp …”; “Máy móc, thiết bị, phụ
tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất
được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; công nghệ ưu tiên; tài liệu, sách báo, các
thông tin điện tử về khoa học và công nghệ, thiết bị công nghệ cao nhập khẩu để sử
dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu và phát triển không phải chịu thuế nhập
khẩu và thuế giá trị gia tăng.”; “Sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm
không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng”2.
- “Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt
Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ của doanh nghiệp”3. Nội dung này vẫn được giữ nguyên và
1

Quốc hội (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008, điều 17.


2

Chính phủ (2002), Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 về việc quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ, điều 42.
3

Quốc hội (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 14/2008/QH12 03/06/2008, điều 17.
-9-


được mở rộng thêm: “Riêng doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc thực hiện trích
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Luật này còn phải bảo
đảm tỷ lệ trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tối thiểu theo quy định của
pháp luật về khoa học và công nghệ.”4.
Trong bối cảnh thị trường hàng hoá cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hàng hoá,
dịch vụ nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước, các doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư sản xuất hàng hoá trong nước, … đã tạo ra một sức ép cạnh tranh hàng
hoá cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp trong nước
muốn cạnh tranh, muốn tồn tại thì cần phải đổi mới, sáng tạo; các doanh nghiệp có
sự quan tâm đến hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D), là giải pháp có ý nghĩa
quyết định để họ có chỗ đứng và tồn tại và phát triển trên thị trường. Một số trường
hợp cụ thể:
- Năm 2010, Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) thành lập Viện Nghiên
cứu và Phát triển Viettel (Viettel R&D). Năm 2012, Viettel đầu tư khoảng
2.000 tỷ đồng (10% lợi nhuận trước thuế năm 2011) đầu tư cho R&D. Cuối
năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp phép Viettel đầu tư dự án
“Đầu tư tổ hợp nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất thiết bị viễn thông,
công nghệ thông tin và các sản phẩm công nghệ cao, tại khu công nghệ cao

Hòa Lạc (Hà Nội), với tổng số vốn khoảng 100 triệu USD (khoảng 2.100 tỉ
đồng), nhằm mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất các thiết bị công nghệ cao.
- Năm 2010, Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT) thành lập Viện nghiên
cứu công nghệ FPT. Năm 2012, FPT đã ban hành quy chế đầu tư và phát
triển: dành 5% lợi nhuận trước thuế để chi cho hoạt động R&D. Tháng 3/
2013, Công ty Phần mềm FPT (FPT Software – Fsoft, đơn vị của FPT) đã

4

Quốc hội (2013), Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/ 6/ 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều

của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, điều 1, khoản 11.
- 10 -


mở cửa hoạt động trung tâm R&D đầu tiên ở Mỹ, tại thung lũng Silicon, San
Mateo, California.
- Hàng năm, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông trích 2%
doanh thu cho hoạt động R&D; Và từ năm 2012 trở đi, Công ty đã dành 20%
lợi nhuận hàng năm để đầu tư cho R&D.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp ngoài nước rất quan tâm đầu tư
cho R&D; Và các nhà doanh nghiệp Việt Nam gần đây cũng đã nhận ra rằng muốn
tồn tại trên thị trường cạnh tranh thì họ cần phải đổi mới, sáng tạo, cần phải có hoạt
động R&D.
Năm 2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xếp thứ 8 trong danh sách
VNR500 (Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo mô hình của
Fortune 500). Năm 2013, EVN xếp thứ 4 cùng với 18 đơn vị của EVN cũng nằm
trong bảng xếp hạng VNR500. Đây là lần thứ 6 liên tiếp EVN lọt vào Top 10
doanh nghiệp dẫn đầu trong danh sách VNR500. EVN là doanh nghiệp sản xuất và
dịch vụ về điện năng đứng đầu cả nước, là một trong các doanh nghiệp lớn của Việt

Nam. EVN được thành lập từ năm 2006. Tiền thân của EVN là Tổng công ty Điện
lực Việt Nam được thành lập từ năm 1994, trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc
Bộ Năng lượng, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng, trên toàn
lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: Phát điện, truyền tải, phân phối. Năm 2012, EVN ban
hành quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong EVN để quản lý về
mặt hành chính. Các nghiên cứu khoa học, sáng kiến, … được chi từ quỹ phát triển
KH&CN theo phân cấp của EVN. EVN không có đơn vị hoạt động R&D chuyên
biệt. Vậy vì sao EVN là tập đoàn lớn nhưng không quan tâm đến R&D như Viettel,
FPT, …(?)
Về mặt khoa học, nghiên cứu của luận văn giúp chúng ta nhận ra những yếu tố
cản trở việc nghiên cứu và triển khai tại EVN, cụ thể là độc quyền trong ngành điện
- 11 -


của EVN. Từ đó, có những giải pháp cải thiện, thúc đẩy hoạt động R&D tại EVN
phát triển, mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.
Về thực tiễn, nghiên cứu này sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về EVN, hiện
trạng hoạt động KH&CN chưa được quan tâm đúng mức của EVN. Độc quyền của
EVN trong ngành điện đã cản trở hoạt động R&D. Và nếu EVN không có sự đổi
mới, cũng như không phát triển hoạt động R&D đúng mức thì bản thân EVN sẽ
tiếp tục tụt hậu so với thế giới mà ngay các nước láng giềng và không mang lại lợi
ích cho phát triển đất nước, cộng đồng xã hội; Nếu nhìn xa hơn thì có thể EVN còn
gây nguy hại tụt hậu cho cộng đồng xã hội, trong đó bao gồm cả EVN.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có các nghiên cứu về ngành điện trước đây, như:
- Nghiên cứu “Những ảnh hưởng của độc quyền ngành điện đối với kinh tế- xã
hội”, thạc sĩ Trần Thu Vân. Nghiên cứu cho rằng: Bằng việc giữ ngành điện
trong tình trạng độc quyền và quản lý giá cả, Chính phủ đã đẩy EVN vào
tình trạng kinh doanh không hiệu quả và không có động lực phát triển năng
lực sản xuất mới để đáp ứng nhu cầu, và không có động lực để hoạch định

chiến lược dài hạn.
- Nghiên cứu “Thực trạng độc quyền tại Việt Nam hiện nay”, nhóm sinh viên
Trường đại học Quy Nhơn, khoa Tài chính ngân hàng và quản trị kinh
doanh.
- Nghiên cứu “Vấn đề độc quyền của Viêt Nam”, môn học Kinh tế vi mô,
trường Đại học Cần Thơ, tháng 05 năm 2005, chỉ ra rằng: Nhà nước bảo hộ
những ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia (trong đó có ngành điện) và
thực tế hiện nay ở nước ta chưa có một doanh nghiệp nào giành được thế độc
quyền bằng tự do cạnh tranh mà tất cả đều nhờ vào những quyết định mang
tính hành chính và do đó chỉ là độc quyền nhà nước.
- 12 -


- Nghiên cứu “Quản lý lưới điện truyền tải trong thị trường điện Việt Nam”,
luận văn tiến sĩ Lê Văn Hải, PGS. TS. Trần Bách hướng dẫn, Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội, năm 2013. Kết quả nghiên cứu: Đề xuất mô hình và
lộ trình phát triển thị trường điện ở Việt nam, đề xuất phương pháp tính phân
bổ phí truyền tải cho thị trường điện Việt Nam tương lai, đề xuất quy trình
tính toán khả năng tải khả dụng theo điều kiện phát nóng là phương pháp độ
nhạy. Đã tính toán áp dụng cho lưới điện truyền tải 41 nút miền Bắc, đề xuất
phương án sử dụng FACTS, cụ thể là SVC để giảm nghẽn mạch theo điều
kiện ổn định điện áp.
- Báo cáo chung chiến lược phát triển công nghệ điện lực của Tập đoàn điện
lực Việt Nam (đến năm 2015 định hướng đến năm 2025), Viện năng lượng
Việt Nam: đánh giá về công nghệ hiện hữu trong EVN, nêu

- 13 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chứng khoáng Phú Gia (2012), Ngành điện Việt Nam.
2. Chứng khoáng VPBank (2013), Vietnam power industry.
3. Nguyễn Duy Bảo (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản Bưu điện.
4. Nguyễn Lập Dân, Ngô Lê Long, Ngô Lê An, Dương Quốc Huy, Chu Bá Thi,
Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết các
mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước lãnh thổ Tây
Nguyên” (Mã số TN3/T02).
5. Nguyễn Văn Học (2013), tài liệu giảng dạy Quản lý đổi mới
6. Tập đoàn điện lực Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên năm 2010- 2011.
7. Tập đoàn điện lực Việt Nam (2012), Báo cáo thường niên năm 2011- 2012.
8. Tập đoàn điện lực Việt Nam (2013), Báo cáo thường niên năm 2012- 2013.
9. Tập đoàn điện lực Việt Nam (2009), Điện lực Việt Nam đi lên cùng đất
nước.
10. Tổng công ty truyền tải điện Quốc Gia (2011), Báo cáo thường niên năm
2011.
11. Viện Năng lượng Việt Nam (2008), Chiến lực phát triển công nghệ điện lực
của Tập đoàn điện lực Việt Nam (đến năm 2015 định hướng đến năm 2025),
tập 1: Báo cáo chung.

- 14 -


12. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật.
13. Vũ Kim Dũng, Giáo trình kinh tế học vĩ mô (xuất bản lần thứ 4)

- 15 -




×