Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Ca dao cây đàn muôn điệu sắc thái dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.34 KB, 21 trang )

)

"Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng nhân dân được thể hiện
qua những hình thức nghệ thuật mang đầy sắc thái dân gian."
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên. Chọn một số bài ca dao đã học và đọc thêm
để minh họa.

Dàn ý:

I.
II.

Mở đầu
Nội dung cụ thể
1. Giải thích
- Ca dao: Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần
lớn bằng thơ lục bát, giàu vần điệu, hình ảnh, ngắn gọn xinh xắn, nhằm phản ánh
đời sống vật chất và biểu hiện tâm tư, tình cảm của họ trong dòng chảy thời gian và
lịch sử. Trước đây ca dao được truyền miệng, ngày nay ca dao đã được sưu tầm,
nghiên cứu trong nhiều công trình có giá trị.
- Cây đàn muôn điệu: hình ảnh nghệ thuật tượng trưng…
- Những hình thức nghệ thuật mang đầy sắc thái dân gian: thi pháp ca dao mang đậm
tính dân gian….
Nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình trong ca dao có một số kiểu nhất định như sau:
- Cô gái và chàng trai trong quan hệ bè bạn, lứa đôi.
- Người vợ, người chồng, người mẹ, người con ... trong đời sống gia đình.
- Người con gái, con dâu, người vợ trong gia đình gia trưởng.
- Người lính và người vợ lính trong cảnh ngộ li biệt và xa cách.



- Người lao động nói chung (người làm ruộng, người làm thợ, người dân chài...)
trong lao động, sinh hoạt và quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước...
Thông qua những nhân vật trữ tình trong ca dao, xu hướng nhân dân muốn diễn tả
những nét bản chất gắn với con người trong thời đại ấy. Những nét bản chất này
thể hiện một cách tập trung ở cảm hứng trữ tình chủ đạo trong ca dao, dù là nam
hay nữ, dù là vợ hay chồng, người làm ruộng hay người làm nghề sông nước...
nhưng đều cảm nhận thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ thì sẽ cất lên thành
bài ca than thở về những khổ đau và bất hạnh của kiếp người; nêu cảm nghĩ về
những người mình thương mến, những nơi thân thuộc mà thấy yêu thương thì ắt
sẽ cất lên thành bài ca ân tình ân nghĩa – tình gia đình, tình bạn bè, tình yêu đôi
lứa, tình yêu quê hương đất nước... Chính vì vậy, nói đến ca dao, dân ca người ta
nhắc đến những câu hát than thân và những câu hát tình nghĩa của quần chúng
nhân dân, những người lao động và bị áp bức trong xã hội cũ.
Nhân vật trữ tình thường gắn với những đại từ nhân xưng trong ca dao như:
“anh”, “em”, “qua”, “bậu”, “ta”, “chàng”, “thiếp”, “tôi”...
Thí dụ:
Lên non thiếp cũng lên theo,
Tay vịn chân trèo, hái trái nuôi nhau.
Hay:
Bậu nói với qua bậu không hái mận bẻ đào,
Chớ mận đâu bậu bọc, đào nào bậu cầm tay.
Và kể cả những hình ảnh xưng hô ẩn dụ như: “mận”, “đào”, “trúc”, “mai”,
“trăng”, “gió”…Tất cả không hề có dấu ấn cá nhân nên dễ dàng gợi sự đồng cảm
sâu xa ở người đọc.
Thí dụ:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình,


Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
Hoặc:

Vì mây cho núi nên xa,
Mây cao mịt mù, núi nhòa xanh xanh.

2) Thể thơ
Các thể trong ca dao, còn được gọi là những thể thơ dân tộc, bao gồm thể thơ lục
bát và lục bát biến thể, song thất lục bát và song thất lục bát biến thể, thể thơ tổng
hợp (sử dụng kết hợp tất cả các thể thơ nói trên).
- Thể lục bát và lục bát biến thể
Thể lục bát có số âm tiết ở mỗi dòng không thay đổi, vị trí gieo vần cố định: âm
tiết cuối của câu sau hiệp với âm sáu của câu tám, âm tiết thứ tám của câu bát hiệp
với âm tiết thứ sáu của câu lục tiếp theo. Nhịp điệu phổ biến là 2/2/2, đôi khi thay
đổi thành 3/3/3 hoặc 4/4.
Thí dụ:
Bây giờ / mận mới / hỏi đào,
Vườn hồng / đã có / ai vào / hay chưa?
Mận hỏi / thì đào / xin thưa,
Vườn hồng / có lối / nhưng chưa / ai vào.
Nhịp điệu câu thơ lục bát uyển chuyển, linh hoạt vô cùng. Ngoài ra, với sự không
gò bó, không bị hạn chế về độ dài, ngắn của tác phẩm (số lượng cặp thơ tùy thuộc
vào tác giả), thể lục bát rất có sở trường trong việc diễn đạt cảm xúc vốn rất phong
phú, thể hiện nội dung hết sức đa dạng của hiện thực.
Lục bát biến thể, theo Mai Ngọc Chừ: “lục bát biến thể ở đây được quan niệm là
những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít khịt “trên sáu dưới tám”


mà có sự co giãn nhất định về số lượng âm tiết (tiếng)”[6,trang 224]. Lục bát biến
thể có ba loại:
- Dòng lục thay đổi dòng bát giữ nguyên.
Thí dụ:
Tưởng giếng sâu, nối sợi dây dài,

Hay đâu giếng cạn, tiếc hoài sợi dây.
(7/8 tiếng)
- Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi.
Thí dụ:
Lời nguyền trước cũng như sau,
Ta không ham vui bỏ bạn, bạn chớ tham giàu bỏ ta.
(6/12 tiếng)
- Cả hai dòng đều thay đổi.
Thí dụ:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua.
(7/10 tiếng)
Chức năng của hình thức lục bát biến thể trong việc thể hiện nội dung: chì chiết,
đay nghiến, bộc lộ khó khăn và lòng quyết tâm vượt qua trở ngại, chấm biếm, trào
phúng, tranh luận, đấu lí.
- Song thất lục bát và song thất lục bát biến thể
Song thất lục bát là thể có nguồn gốc từ dân ca nhưng không phổ biến bằng thể
lục bát. Thể này sau hai câu thất là hai câu lục bát (7+7+6+8 tiếng). Thể thơ này


nói lên được sự đi về của cảm xúc như những đợt sóng lên cao xuống thấp rồi lại
dàn ra đón lấy một đợt sóng khác.
Thí dụ:
Mây trên trời bủa giăng tứ phía,
Nước ngoài biển sóng dợn tứ bề.
Làm sao hiệp nghĩa phu thê,
Đó chồng, đây vợ ra về có đôi.
- Song thất lục bát biến thể là thể thơ mà số lượng tiếng trong câu tăng lên.
Thí dụ:
Ai trắng như bông lòng tôi không chuộng,

Ai đó đen giòn, làm ruộng tôi thương,
Biết rằng dạ có vấn vương,
Để tôi cậy mối tìm đường sang chơi.
- Thể hỗn hợp hay còn gọi là thể thơ tự do
Đường không đi sao biết,
Chuông không đánh sao kêu,
Nghe lời anh nói bao nhiêu,
Khiến lòng thắc thẻo chín chiều xót đau.
- Hai câu năm tiếng và một cặp lục bát.
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.


=> Lời ca dao trên gồm một câu sáu, bốn câu bốn tiếng, và một cặp lục bát.
Trong tất cả các thể thơ thì thể thơ lục bát chiếm một số lượng rất lớn và trở thành
một thể thơ tiêu biểu nhất của ca dao.
3) Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật trong ca dao, dân ca trữ tình là thời gian hiện tại, thời gian
diễn xướng.
Thời gian hiện tại của ca dao bộc lộ qua những từ như: hôm nay, hôm qua.
Thí dụ:
Bây giờ em mới hỏi anh,
Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào?
Cau xanh nhá với trầu vàng,
Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi.
Hay:

Hôm nay sum họp trúc mai,
Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm.
Trong ca dao còn có những cụm từ chỉ thời gian như: ngày đi, ngày về, hôm qua,
đêm qua thì cũng từ thời hiện tại mà nói. Likhatrốp gọi là thời gian diễn xướng.
Ngoài ra thời gian trong ca dao còn là thời gian tâm lý. Đã là thời gian tâm lý thì
nó có muôn vàn cách biểu hiện phụ thuộc vào những cảm nghĩ, tâm tư, cảm
xúc...của nhân vật trữ tình.
Thí dụ:
Ngày đi em chửa có chồng,
Ngày về em đã con bế, con bồng, con mang.
“Ngày đi” không còn là thời gian vật lí mà thời gian đang diễn ra trong tâm trạng


nhân vật, hoàn cảnh chủ quan. Đó là tâm trạng của nhân vật trữ tình trước sự thay
đổi của hoàn cảnh.
Thí dụ:
Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa,
Canh ba tôi nói sáng, ông trời mưa tôi nói chiều.
Không gian nghệ thuật: dòng sông, con thuyền, cái cầu, bờ ao, cây đa, mái
đình...là những không gian vật lí thường gặp trong ca dao.
Thí dụ:
Cô kia cắt cỏ bên sông,
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.
Sang đây anh nắm cổ tay,
Anh hỏi câu này có lấy anh không.
Nhìn chung, trong kho tàng văn học dân gian của người Việt, không gian vật lí là
những không gian bình dị của làng quê, có quy mô vừa phải. Bên cạnh không gian
vật lí, trong ca dao còn xuất hiện không gian xã hội. Ở đây có những mối quan hệ
xã hội hết sức đa dạng giữa con người với con người.
Thí dụ:

Gặp nhau giữa chuyến đò đầy,
Một lòng đã hẹn, cầm tay mặn mà.
Cũng giống như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong ca dao, dân ca
trữ tình cũng là thời gian tâm lí. Nếu xác định được nhân vật trữ tình đang hát ở
nơi nào, địa điểm nào thì ta đoán biết được tâm trạng của nhân vật đang diễn ra
như thế nào. Chẳng hạn, “ngõ sau” là nỗi buồn, nỗi nhớ; “bến sông” là nơi ngóng
trông chờ đợi, “giữa đường” là nơi gặp gỡ, làm quen. Bên cạnh những không gian
vật lí, không gian xã hội có tên gọi, không gian trong ca dao còn là không gian
phiếm chỉ. Tính phiếm chỉ tạo nên sự đồng cảm của những con người mang tâm


trạng chung. Đó có thể là tâm trạng của một cô gái đang yêu, một chàng trai thất
tình, một người con xa quê…tính chất này làm cho người đọc đồng cảm, có chung
tâm trạng khi đọc những câu ca dao ấy lên đều thấy mình trong đó.
4) Ngôn ngữ
Ngôn ngữ ca dao mang đậm tính chất ngôn ngữ dân tộc. Nhờ biết dựa vào ngôn
ngữ dân tộc, khai thác sử dụng ngôn ngữ dân tộc mà ca dao dân gian Việt Nam rất
giàu bản sắc không những thế mà ca dao còn tác động ngược trở lại ngôn ngữ dân
tộc để củng cố và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Văn học dân gian vốn có tính dân
tộc, tính tập thể, và tính truyền miệng nên vừa thống nhất, vừa đa dạng. Vì vậy mà
hai khuynh hướng dân tộc hóa và địa phương hóa luôn diễn ra song song và tác
động lẫn nhau. Ngôn ngữ ca dao cũng vậy, vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang
sắc thái địa phương. Chúng ta nhận thấy dấu ấn văn hóa vùng miền nhờ vào ngôn
ngữ địa phương. Ca dao Bắc Bộ thì nhẹ nhàng tình tứ.
Thí dụ:
Người về em chẳng cho về,
Em nâng vạt áo, em đề câu thơ.
Ca dao Nam Bộ thì bộc lộ một cách rõ ràng, bộc trực, dứt khoát.
Thí dụ:
Anh về em nắm vạt áo em la làng,

Anh bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em…
Khi sáng tác ca dao, nhân dân lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ theo yêu cầu của
nghệ thuật thơ ca để bộc lộ tâm tình và những cảm xúc thẩm mĩ mà ngôn ngữ giao
tiếp thông thường không thể nào diễn đạt được. Ngôn ngữ ca dao là một thứ ngôn
ngữ giàu sắc thái biểu cảm, tính chất biểu tượng, ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ… rất
đậm nét.
5) Kết cấu


- Kết cấu một vế đơn giản
Là dạng kết cấu nội dung của lời là một ý lớn do các phán đoán tạo thành.
Thí dụ:
Dốc bồ thương kẻ ăn đong,
Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình.
A: Dốc bồ thương kẻ ăn đong.
B: Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình.
Cả hai phán đoán A, B đều nhằm diễn đạt cái ý đồng cảm với những người cùng
cảnh ngộ với mình.
Kết cấu một vế có phần vần
Phần đầu tác giả dân gian miêu tả ngoại cảnh (cỏ, cây, sông, núi, đất, trời…). Các
nhà nghiên cứu thường gọi phần này là phần gợi hứng. Sau phần này là phần
chính của lời có trường hợp giữa hai phần có mối quan hệ liên tưởng.
Thí dụ:
Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa
Lấy anh từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con
Ra đường người nghĩ còn son

Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
Quả cau là hình tượng gợi hứng, người phụ nữ năm con là hình ảnh chính. Giữa
hai phần lời ca dao có mối quan hệ hồi tưởng quả cau→ngày cưới→cuộc sống vợ
hiện tại.


- Kết cấu hai vế tương hợp
Dạng này thường xuất hiện trong hát đối đáp. Nội dung gồm hai ý lớn có thể
tương hợp.
Thí dụ:
Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Người con trai ướm hỏi cô gái và cô gái trả lời. Dạng kết cấu này chiếm hầu hết
trong kho tàng ca dao, dân ca là mảng đề tài về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia
đình.
- Kết cấu nhiều vế nối tiếp
Kết cấu nhiều vế nối tiếp nhau là nội dung của lời gồm nhiều ý nối tiếp nhau.
Thuộc dạng này có hai loại. Một loại thì giữa các ý không có mối liên hệ mạch
lạc. Một loại giữa các vế không chỉ gắn bó về vần mà còn được liên hệ chặt chẽ về
nội dung.
6) Một số biểu tượng, hình ảnh trong ca dao
Thế giới biểu tượng trong ca dao khá phong phú và đa dạng, “Biểu tượng trong ca
dao là một loại biểu tượng nghệ thuật, xây dựng bằng ngôn từ với những quy ước
của cộng đồng” [1, trang 106].Có thể phân loại các biểu tượng hết sức phong phú
đa dạng của hiện thực ấy như sau:
Thế giới các hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên
- Các hiện tượng tự nhiên: trăng, sao, mây, gió…
- Thế giới thực vật: cỏ, cây, hoa, lá…



- Thế giới động vật: rồng, phượng, chim, muông…
Thế giới các vật thể nhân tạo bao gồm:
- Các đồ dùng cá nhân: áo, khăn, gương lược…
- Các dụng cụ sinh hoạt gia đình: chăn, chiếu, giường…
- Các công cụ sản xuất: thuyền, lưới, đò…
- Các cộng cụ kiến trúc: đình, nhà, cầu…

2. Những cung bậc cảm xúc tìm đến hình thức thể hiện mang đậm màu sắc dân gian
2.1 Tình yêu quê hương đất nước
- Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra
- Tự hào say đắm trước vẻ đẹp quê hương đất nước

“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Không giống như tình trạng khuyết danh của phần lớn các sáng tác dân gian, bài
ca dao này xác định được tác giả cụ thể. Đây là một bài thơ của Dương Khuê, một
tác giả đời Nguyễn. Sáng tác theo phong cách dân gian, ngay sau khi ra đời nó đã
được đông đảo quần chúng thuộc, được dân gian hoá và người ta đã chấp nhận nó
như một tác phẩm dân gian: ca dao.
Bài ca dao mang màu sắc của một bài thơ cổ điển, đẹp như một bức tranh thuỷ
mặc.


Trong ca dao, thiên nhiên có mối quan hệ chặt chẽ trong việc bộc lộ tình cảm của
nhân vật trữ tình. Bài ca dao này thuộc bộ phận ca dao có yếu tố miêu tả trực tiếp
thiên nhiên. Ở đây, thiên nhiên được miêu tả trong những chi tiết gần gũi, quen

thuộc với cuộc sống của người dân. Người ta tả gió, trăng, sông, nước, cây cối…
Lối miêu tả gây ấn tượng gợi lên một không gian với đặc trưng của miền đất kinh
kì. Cảnh vật của hồ Tây được miêu tả thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét,
âm thanh hài hoà, sống động, rõ nét pha chút mơ hồ, mờ ảo của màn sương đêm.
Từ góc nhìn cận cảnh của tác giả, từng khóm trúc với những cành vươn rộng, uốn
cong xuống, la đà sát mặt nước, sát mặt đất, đu đưa trước làn gió nhẹ. Từ láy
tượng hình “la đà” - một nét vẽ thoáng, gợi cảm và ấn tượng. “la đà” là sà xuống
thấp và đưa đi, đưa lại theo chiều ngang một cách nhẹ nhàng. Đặt vào trong văn
cảnh cụ thể của bài ca dao, nó là một tính ngữ đầy sức gợi, được tác giả sử dụng
tinh tế.
Có thể dễ dàng nhận thấy ngay câu đầu tiên của bài, tác giả đã sử dụng một mô típ
quen thuộc trong ca dao: mô típ “gió đưa”. Những ai yêu ca dao đã quá quên
thuộc với những câu ca như:
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”
“Gió đưa tờ giấy lên mây
Gió đưa cô ấy lại đây ăn trầu”
Hay:
“Gió đưa cây cửu lý hương,
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn.
Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn,
Đã bưng lấy bát, lại dằn lấy mâm” (Ca dao)
…….
“Gió đưa” ở những câu ca dao vừa kể trên được nói đến như một sự việc, một cái
cớ để nhằm bộc lộ tình cảm của nhân vật trữ tình, tuyệt nhiên không phải là tả
cảnh. Nhưng “Gió đưa cành trúc la đà” lại là một câu tả cảnh thể hiện những quan
sát tinh tế của tác giả, điều này hiếm thấy thấy ở những câu ca dao cùng sử dụng
mô típ “gió đưa”. “Cành trúc la đà” - một chuyển động nhẹ nhàng, êm ái, là sự kết



hợp hài hoà, ý vị của thiên nhiên: cành trúc và gió. Tác giả đã khéo lấy cái vô hình
(gió) làm đòn bẩy để tả cái hữu hình (cành trúc). Cơn gió nhẹ nhàng, mơn man
đưa đẩy cành trúc mềm mại, tạo nên một bức tranh thi vị. Câu ca dao đầu tiên
trong cái nhìn cận cảnh của tác giả đã phác hoạ nên một bức tranh phong cảnh với
tất cả vẻ yên bình, êm ả và thơ mộng vốn có của nơi kinh kì cổ xưa.
Thời gian được nói đến trong bài ca dao này là khoảng thời gian nửa đêm về
sáng. Trong không gian đêm tối ấy, thị giác bị hạn chế, tác giả bằng sự tinh nhạy
của mình, đã hướng thính giác đón âm thanh từ xa vọng lại:
“Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
Câu ca dao ngắt nhịp 4/4 tạo hai vế tiểu đối: “Tiếng chuông Trấn Vũ” đối với
“canh gà Thọ Xương” cân xứng, hoà hợp như chính âm thanh tiếng chuông chùa
Trấn Vũ với tiếng gà gáy sang canh từ làng Thọ Xương vọng tới, hoà hợp như sự
hoà hợp của thiên nhiên (gió và trúc). Với nghệ thuật tả cảnh hết sức tinh tế, tác
giả sử dụng thủ pháp của Đường thi, dùng âm thanh để phác hoạ nên bức tranh
phong cảnh. Trong thơ xưa, ta đã từng biết đến những câu thơ miêu tả âm thanh
tinh diệu như:
“Tịch mịch u trai lý
Chung tiêu thính vũ thanh
Tiêu tao kinh khách trẩm
Điểm tích sổ tàn canh…”
(Thính vũ - Nguyễn Trãi)
hay:
“Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán trung thanh đáo khách thuyền”
(Phong Kiều dạ bạc – Trương Kế)
Thủ pháp miêu tả âm thanh từ trong Đường thi được tác giả sử dụng tinh tế nhưng
không dập khuôn. Trong cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, con người một cách
sâu lắng, tác giả đã diễn tả trọn vẹn một tiếng chuông ngân dài trong màn sương

đêm như hơi thở. Đặt trong khung cảnh thiên nhiên, nhịp sống con người hài hoà
tinh tế của bài ca dao, tiếng chuông nghe thật ấm áp và cảnh vật trở nên rất có


hồn. Phải chăng đó là tiếng hồn thiêng dân tộc: tiếng chuông Trấn Vũ ngân lên
như ru hồn người vào cõi xa xăm, huyền thoại. Vẫn trong phép đối của câu ca dao,
đối lập với âm thanh ngân vang, vọng về của tiếng chuông như tiếng của nghìn
xưa là tiếng gà gáy sang canh – âm thanh của nhịp sống đời thường dân dã: “canh
gà Thọ Xương”. Cũng tiếng gà ấy trong một câu ca dao khác:
“Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu”
Tiếp nối cái chuỗi âm thanh dân dã, đời thường ấy là tiếng chày giã bột để làm
giấy dó ở phường Yên Thái vang lên rộn rã, nhịp nhàng. Lụa làng Trúc, giấy Yên
Thái là sản phẩm nức tiếng kinh kì Thăng Long từ thời nhà Lý, là nièm tự hào của
những người thợ thủ công tài hoa:
“Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
May áo cho chàng cùng sóng áo em…”
hay:
“Chày Yên Thái nện trong sương chểnh chơảng
Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co”
(Tụng Tây Hồ phủ)
Tiếng gà gáy, tiếng chày giã bột giấy đó đã diến tả nhịp sống lao động cần mẫn
của nhân dân nơi ba mươi sáu phố phường. Cái hay, cái độc đáo của bài ca dao
này là ở sức gợi của nó. Toàn bài, tuyệt nhiên không thấy miêu tả hay nhắc đến
bóng dáng của con người. Nhưng qua những âm thanh ấy, ta cảm nhận được nhịp
sống của nhân dân ta một thời thanh bình, no ấm và yên vui.
Bài ca dao tràn ngập âm thanh. Đó là những âm thanh êm đềm trong sự mịt mờ
của cảnh vật Tây Hồ:
“Mịt mù khói toả ngàn sương”
Sương xuống phủ tràn khắp không gian, tác giả tưởng như là khói toả. Từ láy

tượng hình “Mịt mù” với từ “khói” và động từ “toả” mang đến cho câu ca dao ý
nghĩa biểu cảm đặc biệt. Thủ pháp so sánh được sử dụng khéo léo và kín đáo, màn
sương đêm được ví như “khói toả”. Tác dụng tạo hình của phép so sánh giúp cho
cách diễn tả vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát lại rất giàu chất thơ. Xuân Diệu


đã viết về ca dao như thế này: “Ca dao cũng là thơ, một loại thơ riêng biệt”, với
bài ca dao này, điều đó thật chuẩn xác.
Hình ảnh Hồ Tây trong sương sớm được ví với một tấm gương. Thủ pháp so sánh
một lần nữa được vận dụng một cách thần tình, vẽ nên cảnh sắc tuyệt đẹp: “mặt
gương Tây Hồ”. Hồ Tây yên tĩnh mênh mông và bao la, nước trong xanh, phẳng
lặng như một tấm gương khổng lồ, trong cảm nhận của tác giả, không hề bị che
lấp bởi màn sương bao phủ. Qua hàng nghìn năm, đây là một thắng cảnh của kinh
thành Thăng Long - cố đô của các triều đại Lý, Trần, Lê chói lọi trong sử sách,
biểu tượng thiêng liêng của hồn nước nghìn năm.
Ngôn ngữ trong ca dao là ngôn ngữ thông thường của quần chúng nhân dân
nhưng đã được sử dụng theo phương thức trữ tình của thơ ca. Bài ca dao này cũng
không ngoại lệ. Ngôn ngữ của nó đã mang tính chất nghệ thuật hoá, có phần gần
gũi với ngôn ngữ của thơ ca bác học nhưng vẫn không mất đi tính chất tự nhiên
trong sáng vốn có của các sáng tác dân gian.
Bài ca dao hàm xúc chỉ trong hai cặp lục bát. Đây là kết cấu lục bát phổ biến trong
ca dao (từ thứ 6 của câu dưới vần với từ thứ 6 của câu trên). Hơi thơ lục bát nhuần
nhị đã mang lại cho bài ca dao sự giản dị, gần gũi và trong sáng.
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Với hai cặp lục bát ngắn gọn này, tác giả đã gói vào trong đó tất cả cảnh đẹp thiên
nhiên Tây Hồ với những hình ảnh, âm thanh bằng những cảm nhận tinh tế, diễn tả
cái hay, cái đẹp của sự và tình, lời và ý, chữ và nghĩa. Mà cái hay, cái đẹp của ca

dao chính là nằm trong những yếu tố đó. Với bài ca dao này, những hình ảnh, âm
thanh có sức gợi, những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng hiệu quả…chính là
nhằm hướng đến khắc hoạ bức tranh thiên nhiên, hình ảnh đất nước tươi đẹp, cuộc
sống bình yên, no ấm và không kém phần thi vị trong cảm nhận của tác giả. Qua
đó ta còn thấy được cái tình của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước, con người.
Như đã nói ở trên, đây là một sáng tác của Dương Khuê, nó mang đậm phong
cách ca dao bởi lẽ: mở đầu bằng mô típ “gió đưa” quen thuộc trong ca dao truyền


thống, hơi thơ lục bát nhuần nhị đậm chất ca dao. Hơn thế nữa đề tài mà tác giả
hướng đến là phong cảnh non sông đất nước(một bộ phận trong ca dao). Mặc dù
có tác giả xác định nhưng bài ca dao không thể hiện cái riêng, cá tính của tác giả.
Đó là một điệu hồn trong trẻo trong cảm nhận về cảnh đẹp của quê hương xứ sở.

- …
-

2.2 Tình yêu đôi lứa
Là một bộ phận không nhỏ của thơ ca dân gian, ca dao tình yêu
đã để lại trong tâm hồn người đọc những ấn tượng đậm đà sâu sắc. Đó là
tiếng tơ đàn muôn điệu chắt lọc từ trái tim yêu của nam nữ thanh niên
nông thôn vừa mộc mạc hồn hậu, vừa tinh tế thanh cao.
D/c: hình tượng dải yếm trong ca dao
Tình yêu ấy được bộc lộ bằng nhiều cách khác nhau, song cách
thông qua các vật dụng thông dùng của cá nhân thu hút sự chú ý hơn
cả ... Ở đó, dải yếm được sử dụng như một ám ảnh nghệ thuật, một tín
hiệu thẩm mĩ độc đáo mà có lẽ hiếm có sự vật nào có được.
Đọc ca dao tình yêu, dễ thấy dải yếm là vật dụng trang sức gần
gũi, thân thiết không chỉ có chức năng che chắn, bảo vệ mà còn góp phần
tôn lên vẻ đẹp của người con gái. So với áo khăn gương lược, nó có vẻ

gần gũi với thịt da, mang hơi ấm mùi hương nên gợi sức quyến rũ nhiều
hơn cả. Nhắc đến dải yếm là nhắc đến người con gái xinh đẹp có sức thu
hút như những thỏi nam châm: Mỗi tranh vẽ một cô tiên/ Cô đàn cô sáo,
cô gõ sênh tiền đẹp sao/ Cô nào yếm cũng lòng đào/ Cô nào mắt cũng
như sao trên trời. Với những đôi trai gái yêu nhau, dải yếm là cái cớ để
họ giao duyên tình tự, thể hiện khát vọng, ước mơ theo cách của riêng
mình : Ước gì sông hẹp một gang/ Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
Khi yêu nhau, mỗi người đều có quyền mơ ước nhưng có lẽ ước
mơ "bắc cầu dải yếm" là điều ước hay nhất, đẹp nhất, nên thơ và gợi cảm


nhất. Khao khát được gần nhau cho thỏa nhớ mong đã thúc giục "người
nữ kiến trúc sư thiên tài này" thiết kế nên chiếc cầu dải yếm độc đáo
dành tặng riêng cho người yêu của mình. Chỉ có nghệ thuật dân gian mới
có thể sáng tạo ra một cái cầu như thế. Chỉ khi luôn nghĩ đến người yêu,
luôn nuôi khát vọng yêu thương cháy bỏng, chân thành, người thiếu nữ
mới làm nên điều kì diệu như vậy. "Khi yêu cũng như khi say, con người
thường thoát li điều kiện thực tế vào suy nghĩ một cách tự do, hồn nhiên
theo khát vọng mãnh liệt của trái tim mình" (1). Thiết nghĩ, khát khao
bắc chiếc cầu dải yếm của cô gái đâu chỉ là mong muốn thu hẹp khoảng
cách địa lí thông thường mà còn là khát vọng xoá bỏ ranh giới ngăn cách
trong tình yêu, ước mong về một tình yêu đủ đầy, trọn vẹn cả thể xác lẫn
tâm hồn - một khát vọng mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Nói như
một nhà nghiên cứu, khi còn sống, đó là những ước mơ mãnh liệt, những
khát khao cháy bỏng của người con gái ( Ước gì dải yếm em to, Để em
buộc lấy mũi đò kéo lên, Ước gì dải yếm em bền, Để em buộc lấy kéo lên
trên bờ)thì đến khi chết ước mơ lại càng kì diệu đẹp đẽ hơn(2)
Kiếp sau đừng hóa ra người
Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân
Tình yêu được ví như trái cây, phải trải bao năm nhung tháng

nhớ, qua nắng giận mưa hờn để đến mùa ửng chín ngọt ngào. Nếu dải
yếm là biểu tượng cho vẻ đẹp người con gái, vì đó mà trở thành cái cớ để
những chàng trai cô gái gặp gỡ, giao duyên thì cố nhiên dải yếm còn
là biểu tượng thiêng liêng, kì diệu cho một tình yêu thuỷ chung son sắt,
vững bền : Mình về có nhớ ta chăng/ Ta như lạt buộc khăng khăng nhớ
mình/ Ta về ta cũng nhớ mình/ Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.
Tình yêu luôn đồng hành với nỗi nhớ. Yêu cuồng nhiệt thì nhớ
cũng nát tan. Chỉ qua cách xưng hô tha thiết, thân mật "mình - ta" đã thể
hiện tình yêu sâu đậm. Tình yêu ấy còn hiện hình trong trí nhớ
của "ta" mang về. Nỗi nhớ không mông lung xa vời, không ảo ảnh vô
định mà cụ thể rõ ràng bởi xuất phát từ một tình yêu có thật : "Nhớ yếm
mình mặc, nhớ tình mình trao" . Thật tinh tế, dung dị. Thật thông minh,
kín đáo. Chàng trai đã thổ lộnhững tín hiệu ngầm chỉ hai người biết. Yếm
mình mặc có màu sắc gì, mùi hương gì - chỉ có ta và mình biết, còn tình
mình trao cũng chỉ có mình và ta mới thấu hiểu.


Tình yêu vốn là điều khó nói, bởi nó lắm sắc thái, tầng bậc mà
mỗi người đều có cách yêu và biểu hiện tình yêu của riêng mình. Ông
hoàng của thơ tình đã từng quả quyết : "Làm sao cắt nghĩa được tình
yêu". "Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau" - chẳng phải tín đồ
ngoan đạo của ái tình giáo - nữ sĩ Xuân Quỳnh, cũng đã từng bất lực thổn
thức đó sao ? Cô gái trong bài ca dao dưới đây thật độc đáo khi bộc lộ
niềm thương nỗi nhớ : Thương anh chẳng biết để đâu/ Đùm đầy dải yếm
lâu lâu lại nhìn. Yêu anh mới để tình yêu ấy vào nơi dải yếm - bởi đó là
tâm điểm của tình yêu, nỗi nhớ... Dải yếm còn gì khác hơn là biểu tượng
cho tình yêu thắm thiết, mãnh liệt vững bền ? Nhìn dải yếm là nhìn thấy
tình mình trong đó. Hồn nhiên, chân thành song không kém phần đắm
say, lãng mạn, nồng nàn của tuổi trẻ. Tình yêu giúp con người ta lớn hơn
mình đã lớn, trưởng thành hơn mình đã trưởng thành, và làm được những

việc tưởng chừng không thể : Đêm nằm đắp chục chiếc chăn/ Làm sao
sánh được ấm bằng yếm em.
Táo bạo và mạnh dạn hơn, một chàng trai khác đã khẳng định
sức mạnh vô song mà dải yếm tình yêu mang lại : Trời mưa, trời gió kìn
kìn/ Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông. Kì diệu thay, chính trong cái
lạnh lẽo, rét mướt kèm theo nỗi buồn và cảm giác cô đơn kéo dài của tiết
trời khắc nghiệt ấy, chàng trai lại cảm thấy ấm áp vì bên anh đã có đôi
dải yếm của người yêu, vì tim anh đã đầy ắp tình yêu và kì vọng vào một
tương lai tốt đẹp vững bền : "đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông" . Dẫu
biết rằng chàng trai thi vị hóa, lí tưởng hóa, thoát li khỏi hiện thực cuộc
sống để tận hưởng sự ấm áp kì lạ từ đôi dải yếm của người yêu song ta
cũng phải thừa nhận rằng : chính tình yêu đã làm cho cuộc đời anh "nở
hoa kết trái". Phải chăng câu ca dao muốn gửi đến thông điệp : Hãy biết
trân trọng tình yêu. Vì chính sức mạnh tình yêu sẽ "sưởi ấm tâm hồn, xua
tan cái cái lạnh lòng đáng sợ"(3) giúp con người vượt lên trên khó khăn,
thử thách của đời sống ?
Đến với bài ca dao khác, ta sẽ cảm nhận được sức mạnh mới mà
đôi dải yếm mang lại :Thuyền anh mắc cạn lên đây/ Mượn đôi dải yếm
làm dây kéo thuyền. Thật ngộ nghĩnh và dễ mến. Một cái cớ được đặt ra
thật lạ mà có lẽ chỉ có trong ca dao, ở lối tư duy đặc biệt của người đang
yêu. Ai cũng biết dải yếm đâu thể dùng làm dây huống hồ lại làm dây kéo
thuyền mắc cạn. Thực ra đây chỉ là ngụy cớ vì nó ngược với logic thông
thường. Đằng sau cái cớ tưởng chừng "vớ vẩn" này còn gì khác hơn là
thừa nhận sự quan trọng của đôi dải yếm ? Chỉ có đôi dải yếm em đeo
mới giúp được thuyền anh vượt qua khó khăn. Và cũng chỉ nhờ yếm em,


thuyền anh mới có thể sinh tồn, trở về nơi sông bể. Thế cho nên y ếm em
chính là tình em. Thuyền anh, vì thế cũng trở thành thuyền tình khát khao
vượt qua sông ngăn bể cách để cập bến tình duyên. Mượn chuyện dải

yếm để khẳng định chân lí : "Sức mạnh của tình yêu là vô địch" (4). Chỉ
có tình yêu mới mang lại ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đưa con người
về với cộng đồng dân tộc, với quê hương xứ sở của mình, chỉ khi ấy con
người mới thật là mình
Tình yêu cần thiết cho cuộc sống, nhưng không phải tình yêu
nào cũng cập được bến bờ hạnh phúc - "hôm nay yêu, mai có thể xa rồi".
Bài ca dao đối đáp của đôi nam nữ khởi đầu với một tình yêu sâu đậm
nhưng kết cục trái ngang, phũ phàng sẽ giúp ta tìm ra sự hợp lí trong sự
chuyển đổi sắc hoa:- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím/ Em lấy chồng rồi
trả yếm cho anh/ - Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh/ Yếm em em mặc,
yếm gì anh anh đòi!. Sắc màu của hoa cúc đã trở thành sắc màu của thái
độ, của ảo giác tâm trạng. Lẽ thường, họ cúc vàng nở ra hoa cúc vàng,
nhưng ở đây với cô gái - "hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím" ; với chàng
trai -"hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh". Sự biến đổi màu hoa cốt để nói
về dải yếm - cũng là tình yêu của họ. Dải yếm ngày nào cùng trân trọng,
nâng niu, kỉ vật chứng giám cho lời thề non hẹn biển của tình yêu son
sắt (Dưới mặt đất chói lòa yếm đỏ/ Trên bầu trời rạng tỏ mây xanh) giờ
trở thành vật trao qua trả lại. Với cô gái, tình yêu không còn thì kỉ vật
còn đâu ý nghĩa ban đầu của nó. Giữ làm chi cho buồn lòng. Trước khi
lấy chồng, cô muốn "xoá hết nợ nần" nhỡ lắm muộn phiền cho ngày sau.
Cách duy nhất cô quyết định : "trả yếm lại cho anh" - mong quên được
quá khứ. Còn chàng trai nào có vui gì khi tình yêu không thành. "Hoa
cúc vàng" dưới ánh mắt đầy tâm trạng "nở ra hoa cúc xanh". Chàng trai
không nhận yếm em trả lại vì cớ "yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi ".
Chừng như người con trai muốn khẳng định tình yêu ấy là có thật dẫu
duyên không thành. Mong dải yếm luôn bên em che chắn, bảo vệ và tô
điểm cho em dẫu quãng đời còn lại của em không còn anh sánh bước.
Riêng anh không đòi hỏi gì thêm nữa vì "tình đã cho không lấy lại bao
giờ".
Vậy đấy, cái cớ để bộc lộ tâm tư, cái cách bộc lộ tâm trạng của

người chớm yêu, đang yêu và đã yêu thông qua dải yếm đã cho thấy dải
yếm có tầm quan trọng đặc biệt trong ca dao tình yêu. Tác giả dân gian
đã khéo léo thổi hồn mình vào dải yếm thanh mảnh, biến nó thoát khỏi
chức năng thông thường để thể hiện tình cảm nỗi niềm khát khao tình
yêu, hạnh phúc và óc thông minh, hóm hỉnh của mình. Nhìn từ góc độ thi


pháp, dải yếm - cũng như thuyền, bến, áo, khăn, ... - hoàn toàn có thể trở
thành một biểu tượng trong ca dao tình yêu, biểu tượng vẻ đẹp của
người con gái, của tình yêu thủy chung sâu nặng, son sắt, vững bền...
Mỗi lần thưởng thức thơ ca dân gian là mỗi lần ta lắng lòng và
nghe thấy trong đó tiếng tơ đàn muôn điệu của quần chúng nhân dân lao
động. Tìm hiểu ý nghĩa của hình tượng dải yếm trong ca dao tình yêu, ta
không chỉ nhận ra rằng tình yêu của những người tưởng chừng chỉ biết
mỗi việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy ấy lại rất đẹp và đáng trân
trọng biết bao mà còn thấy rất rõ đời sống văn hóa tinh thần của họ. Đó
là đời sống của những con người quanh năm "cấy cày ruộng sâu, ở trong
làng bộ" (thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước). Đó là lối hát giao
duyên đối đáp của người bình dân xưa. Đó còn là chất hóm hỉnh, chân
thành, bộc trực mà không kém phần khéo léo, hồn nhiên mộc mạc mà tinh
tế sâu sắc. Đó là sự quý trọng tình cảm, lối sống chung thuỷ nghĩa tình, là
khát vọng đời sống hạnh phúc gia đình đậm tính nhân bản, nhân văn. Đó
còn là dấu ấn của chế độ mẫu hệ - thiên tính nữ của cội nguồn dân tộc.

2.3 Tình cảm gia đình, bạn bè
- Tình cảm con cháu với ông bà (d/c)
- Tình cảm con cái với cha mẹ ( d/d)
- Tình cảm anh chị em ruột thịt với nhau (d/c)

2.4 Tình yêu lao động sản xuất

Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng :
“ Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
2.5 Tinh thần phản kháng xã hội bất công


Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương, cũng là tiếng nói căm
hờn những kẻ bóc lột.
- Đối với quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí:
“Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa”
Và họ có một mơ ước:
“Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa”
- Trong xã hội cũ thân phận người phụ nữ phải chịu nhiều đắng cay.
Tiếng nói phản kháng của họ đôi khi thể yếu ớt qua những câu t
than thân trách phận (d/c)

3. Đánh giá
III.

Kết luận



×