Ca trù - nhạc dân gian Hà Nội
Khi nói tính đặc trưng trong âm nhạc Hà Nội, không gì bằng nói đến kho tàng âm
nhạc dân gian của vùng đó, để khi nét nhạc ấy vang lên thì người nghe nhận ra
ngay, nó là ngôn ngữ âm nhạc của Hà Nội mà không cần phải kèm theo ca từ là
những địa danh như: Hoàn Kiếm, Đông Đô nữa. Chẳng hạn như Dân ca Quan họ, ví
dặm Nghệ Tĩnh, Ca Huế và các điệu Lý ở phía Nam v.v... Khi nét nhạc của mỗi vùng ấy
vang lên thì người nghe nhận ra ngay nó là âm nhạc của vùng nào rồi. Vậy âm nhạc
gian cổ truyền của Hà Nội là gì? Đó là dòng nhạc C
Ngày nay thành phố Huế có một kho tàng Ca Huế mang rõ nét bản sắc thanh lịch của
người xứ Huế. Đó là nhờ Huế được thừa hưởng nền âm nhạc Cung Đình Huế xưa để lại;
trong đó có cả múa Cung Đình nữa. Vậy lẽ nào Hà Nội ngày nay lại không được thừa
hưởng nền âm nhạc Cung Đình Thăng Long xưa - một nền âm nhạc được tạo dựng từ khi
nhà Lý lấy vùng đất Đại La này làm Đế Đô của nước Đại Việt. Và dòng nhạc ấy ngay từ
thời đó đã phát triển rực rỡ, từng có một ca sĩ tên là Đào Thị: Hát hay, múa giỏi được vua
Lý Thái Tổ (1010 - 1028) ban thưởng nên dòng nhạc ấy về sau còn có tên là hát Ả Đào
(theo Đại Việt Sử ký Toàn thư tập 1 kỷ nhà Lý).
Từ đó, theo dòng thời gian từng thế hệ ca công, sáng tác, vũ đạo được tuyển chọn trong
những người tài hoa của mọi miền đất nước đưa về phục vụ trong Cung Đình. Để rồi
ngoài giờ phục vụ trong Cung Cấm hoặc khi về hưu họ lại lập ra các Phường, Hội, Nhóm
ca nhạc thính phòng khắp ngoài "36 phố phường". Kẻ Chợ, hoặc lập thành những "Thái
ấp" quanh Hà Nội mà ngày nay những nơi đó còn có những nhà thờ các vị Tổ của lối hát
Ca Trù, như ở vùng Nghĩa Đô - Từ Liêm và Vùng Lỗ Khê Đông Anh. Đó là chưa kể đến
các tao nhân mặc khách là kẻ sĩ của cả vùng Bắc Kỳ thường hay lui tới đất Hà thành góp
phần làm cho dòng nhạc Ca Trù càng thêm uyên thâm kiêu sa, để rồi dòng nhạc ấy trở
thành tiếng nói tâm hồn, tình cảm in sâu vào tiềm thức của từng thế hệ người đất Tràng
An. Nhờ đó từ khi kinh đô dời vào Phú Xuân từ năm 1802 - nhưng dòng nhạc Ca Trù vẫn
sống với người Thăng Long như Ca Huế của người Huế ngày nay vậy.
Tuy nhiên Ca Trù là tinh hoa của cả nước góp lại và nó có cội nguồn từ lối hát Cửa Đền -
một lối hát tín ngưỡng của các thầy cúng (phù thủy, thầy mo) và được ra đời từ thuở mới
dân
a Trù
có dấu hiệu tín ngưỡng, mà dạng tín ngưỡng tang lễ người thân khi qua đời là có đầu tiên
(đó là kiểu hát khóc nỉ non, kể lại công trạng của người đã khuất và nỗi tiếc thương của
con cháu, để cầu chúc cho hương hồn người thân nơi chín suối an giấc ngàn thu. Tín
ngưỡng thoạt đầu là một hiện tượng rất cụ thể và đơn giản như vậy, dần về sau mới thành
một hệ thống tư tưởng). Với lối hát Cửa Đền đầu tiên này của người Kinh, thì nhạc cụ là
bộ gõ, chất liệu bằng tre già, dùng mặt cật để gõ vào nhau cho trong tiếng: Gồm một khổ
tre dài, chừng 1 thước ta, to khoảng bằng 3 ngón tay và hai thanh tre nhỏ.
Người hát mặc áo dài tròn không xẻ tà, trùm xuống tận gót ngồi quặt chân về một bên,
hai tay cầm hai thanh tre nhỏ gõ lên khổ tre lớn kia đặt ngang trước mặt, theo nhịp hát.
(Kiểu dáng này ngày nay vẫn còn thấy trong hát Then của người Thái. Phải chăng nó
cũng đồng dạng trong lối nữ hát Cửa Đền của người Kinh). Về sau chế tạo thêm được cây
đàn Đáy thì âm thanh của nó cũng có lúc đùng đục, lúc lách cách như tiếng thanh tre gõ
vào nhau. Ở trong hát tín ngưỡng của người Thái Tây Bắc đến thời đã sử dụng được đồ
đồng thì bộ gõ bằng tre phải chăng được thay bằng chùm quả nhạc về sau mới có thêm
các nhạc cụ như Đàn Tính, hay chiếc sáo Pilao đệm thêm theo nhịp hát cúng.
Lối hát cúng Cửa Đền này ngay từ đầu đã được các trưởng tộc dùng vào việc cầu đảo
Trời Đất, Tổ Tiên. Lấy âm nhạc làm tín hiệu truyền lời thỉnh cầu của bộ tộc đến đấng
Thần linh và nhận lại ý phán truyền của các đấng Thiêng linh ấy; đến thời kỳ lập quốc
gia, các bậc vua chúa cũng lấy dòng nhạc Cửa Đền để hát cúng khi cầu đảo Trời Đất cà
Tổ Tiên nơi Thái Miếu. Ở nước ta từ thời Tiền Lê về trước không có sử sách nào ghi
chép về vấn đề này nhưng từ thời nhà Lý về sau, có ghi chép đầy đủ với những quy định
trong việc tổ chức, biên chế rất nghiêm ngặt.
Nhạc Cung Đình được lập thành hai ban: Ban nhã nhạc dùng khi tế tự Giao Miếu, và ban
nữ nhạc dùng vào dịp khánh tiết, tiếp đãi các sứ thần ngoại quốc hay yến tiệc. Dùng nhã
nhạc vào việc tế lễ tự, tỏ ra nghi lễ trang nghiêm trọng đại. Dùng nữ nhạc vào việc vui
mừng, tỏ ra thiên hạ thái bình ấm no.
Nhưng từ khi Thăng Long không còn là kinh đô nữa thì dòng nhạc Ca Trù ngoài phần
dùng làm hát cúng, mang tính chất linh thiêng thần bí, số khác vẫn dùng vào lối thù tạc
của những bậc hào hoa kẻ sĩ trong các phường, hội trên đất Cố đô. Đồng thời dòng nhạc
Ca Trù này cũng được những người đào, kép sống ở đất Hà Thành mang về quê mình tạo
ra một dị bản mới để một vài đời sau có nơi đã tự coi Ca Trù được sinh ra ở quê mình.
Chẳng hạn như ở Hà Tĩnh cháu chắt của cụ Nguyễn Công Trứ nói: Cây đàn Đáy là do
Đinh Lễ một nho sinh ở làng Cổ Đam huyện Nghiên Xuyên làm ra từ thế kỷ XV. (Chúng
tôi nghĩ khác, nên năm 1985 có viết bài "Huyền thoại về cây đài Đáy" nói là nó ra đời ở
đất Tràng An. Vì cho rầng đất Tràng An là cái nôi của nhạc Ca Trù với những tài ba về
lối hát và ngón đàn mà ngay ở thời nay vẫn còn thấy, như cụ Quách Thị Hồ và cụ Đinh
Khắc Ban)
Vậy có thể nói Ca Trù là đứa con tài hoa mà chỉ có người mẹ Hà Nội mới đủ điều kiện để
sinh ra nó. Và người mẹ ấy vẫn nuôi nấng thương yêu, nhưng không hiểu vì sao lại không
dám nhận là con mình, nên có khi nó đã bị ghẻ lạnh, sống vất vưởng. Nghĩa là lâu nay
người Hà Nội vẫn sinh hoạt Ca Trù nhưng coi nó là sản phẩm chung của cả nước. Không
như người Huế: từ các làn điệu Nam ai, Nam bằng và cả Hò giã gạo nữa họ cũng đều gọi
chung là Ca Huế.
Đây là cách nhìn có trách nhiệm với lịch sử của những bậc cao minh tiền bối làm âm
nhạc ở Xứ đó. Phải chăng là có cao ý của Đào Duy Từ, người ghét kẻ đã bày ra thuyết
"Xướng ca vô loài" để mẹ ông, một đào hát, phải thắt cổ tự vẫn, bản thân ông phải tha
phương cầu thực ẩn danh là kẻ mục đồng để đợi thời. Do đó chữ Ca Huế phải chăng là để
khẳng định rằng Ca Hát cũng là của đất Đế Đô chứ không phải là của kẻ "Vô loài". Vậy
phải chăng Ca Trù và người Hà Nội vẫn sống bên nhau nhưng vì chưa có một chiếc
"Kính lúp" có đủ khả năng nhìn thấu đáo tìm ra "Gien di truyền" để chứng minh cho "mẹ
con" họ nhận ra nhau.
Như trên đã nói Ca Trù là sản phẩm trong lối hát Cửa Đền của những vùng quê xa xưa.
Nhưng khi đã đưa vào Cung Đình nó được sự gia công thêm của các bậc thông tuệ, hiểu
âm luật, nên dòng nhạc Ca Trù này đã được nâng lên có giá trị tổng hợp mới và nó đã
sống gần trọn một ngàn năm, trên đất Thăng Long này.
Việc khẳng định Ca Trù là âm nhạc dân gian truyền thống của Hà Nội có cội nguồn từ
nhạc Cung Đình xưa kia là góp phần gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của triều Lý để
lại; trong đó có dấu tích của Người sáng lập ra kinh đô Thăng Long, đã từng khen ngợi
dòng nhạc này, bằng việc ban thưởng cho nữ nghệ sĩ Đào Thị, điều đó như một Chiếu chỉ
hay lời Di huấn. Nhờ vậy mà dòng nhạc Ca Trù đạt đến độ thẩm mỹ cao như ngày nay,
không những chúng ta mà người sành âm nhạc của nước ngoài cũng ngưỡng mộ. Và mặc
dù, nó có tỏa về lại các nơi tạo ra những dị bản, nhưng không có Ca Trù của nơi nào lại
có đủ tư chất thanh cao, tao nhã như lối Ca Trù của Hà Nội.