Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY THỰC TRẠNG và NHỮNG XU HƯỚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lê Cảnh Thuận

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG XU HƢỚNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ CẢNH THUẬN

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG XU HƢỚNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠCH SĨ

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01

Hà nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ từ nhiều phía đặc biệt là từ


phía nhà trường, gia đình, giáo viên hướng dẫn, tôi xin dành những lời đầu
tiên để tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian qua.
Trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Phạm Thái Việt
(Phó trưởng Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại - Học Viện Ngoại
Giao). Thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn theo sát tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo phê bình và nhận xét của thầy không
chỉ giúp tôi hoàn thiện luận văn mà còn tích lũy được kinh nghiệm nghiên
cứu quý báu có giá trị lâu dài về sau.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô phụ trách sau đại học Khoa
Khoa học chính trị Trường ĐHKHXH&NV đã có sự hỗ trợ động viên tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn. Cũng nhân đây tôi xin được gửi lời
cảm ơn đến các Thầy Cô đã giảng dạy tôi trong hai năm học tập tại Trường
ĐHKHXH&NV, sự truyền đạt kiến thức của Thầy Cô là nền tảng để tôi có
thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị cô, chú tại Trung tâm Thông
tin thư viện Trường ĐHKHXH&NV, Trung tâm Thông tin thư viện Ký túc
xá Mễ trì, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận
các nguồn thông tin tư liệu bổ ích và hiệu quả.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn trân trọng tới gia đình, trong mọi
hoàn cảnh đã động viên tạo điều kiện cho có thể hoàn thành quá trình học
tập tại trường.
Hà nội, ngày 19 tháng 9 năm 2014
Học viên
Lê Cảnh Thuận


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Tên viết tắt
1


ASEAN

2

ARF

3

AMM

4

APEC

5

CAFTA

6

CMS

7

CNOOC

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt


Association of Southest

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Asia Nations

Nam Á

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN Ministerial
Meeting
Asia Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế

Cooperation

Châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN – China Free

Khu vực mậu dịch tự do

Trade Agreement

ASEAN – Trung Quốc


China Marine Surveillance

Hải giám Trung Quốc

China National Offshore

Tổng công ty Dầu khí Hải

Oil Corporation

Dương Trung Quốc

Code of Conduct of the
8

COC

Parties in the South China
Sea

9

CPC

Communist Party of China
Declaration on Conduct of

10


DOC

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN

the Parties in the South
China Sea

Bộ quy tắc ứng xử của các
bên tại Biển Đông
Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Tuyên bố ứng xử của các bên
ở Biển Đông
Hội nghị thượng đỉnh Đông

11

EAS

East Asia Summit

12

EEZs

Exclusive Economic Zones

Vùng đặc quyền kinh tế

13


EU

European Union

Liên minh Châu Âu

Á


14

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

15

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

16

ICJ

17


GDP

18

USPACOM

19

PLA

20

TPP

International Court of
Justice

Tòa án Công lý Quốc tế

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

United States Pacific

Bộ tư lệnh các lực lượng Hoa

Command


Kỳ tại Thái Bình Dương

People’s Liberation Army

Quân đội giải phóng nhân dân
Trung Quốc

Trans – Pacific Strategic

Hiệp định Đối tác Kinh tế

Economic Partnership

chiến lược xuyên Thái Bình

Agreement

Dương

United Nations

Liên Hợp Quốc

United Nations Convention

Công ước Liên Hợp Quốc về

on the Law of The sea

Luật biển


United Nations Security

Hội đồng Bảo an Liên Hợp

Council

Quốc

21

UN

22

UNCLOS

23

UNSC

24

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

25


WTO

Would Trade Organisation

Tổ chức thương mại Thế giới


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................... Error! Bookmark not defined.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 5
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 6
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 6
Chƣơng 1: NGUYÊN NHÂN TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN
ĐÔNG ................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1 Lợi ích to lớn của Biển Đông ..................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Phân giới rõ lãnh thổ tại Biển Đông ................................................. 8
1.1.2. Giá trị về vị trí địa lý .......................................................................... 9
1.1.3. Về tài nguyên thiên nhiên ............................................................... 11
1.1.4. Tầm quan trọng chiến lược ............... Error! Bookmark not defined.
1.2. Các giai đoạn tranh chấp và chính sách của các nƣớcError! Bookmark
not defined.
1.2.1. Các giai đoạn tranh chấp .................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Chính sách của các chủ thể tranh chấpError!

Bookmark


not

defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG I ....................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN
ĐÔNG HIỆN NAY ........................................................................................ 33
2.1 Tranh chấp trực tiếp giữa các nƣớc trong khu vựcError! Bookmark not
defined.
2.1.1 Động thái của Trung Quốc ................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Động thái của các nước ASEAN ........ Error! Bookmark not defined.
2.2 Ảnh hƣởng của các nƣớc ngoài khu vực .... Error! Bookmark not defined.


2.2.1 Vai trò của Mỹ tại biển Đông ............. Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Vai trò của Nhật tại Biển Đông............ Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Vai trò của Nga tại Biển Đông ............. Error! Bookmark not defined.
2.2.4 Vai trò của Ấn Độ tại Biển Đông ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.5 Vai trò của các nước khác trên thế giới.Error!

Bookmark

not

defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG II ...................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3:MỘT SỐ XU HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO TRANH CHẤP
BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1 Xu hƣớng diễn biến tranh chấp trong những năm tiếp theo .......... Error!
Bookmark not defined.

3.1.1 Chính sách của Trung Quốc trong những năm tiếp theo ......... Error!
Bookmark not defined.
3.1.2 Chính sách của ASEAN trong những năm tiếp theo ................ Error!
Bookmark not defined.
3.1.3 Chính sách của các nước khác…………………………………...………63
3.2 Giải pháp cho tranh chấp Biển Đông hiện nayError!

Bookmark

not

defined.
3.2.1 Giải pháp lựa chọn luật pháp và cơ chế pháp lý quốc tế........... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2 Giải pháp hợp tác và khai thác chung Error! Bookmark not defined.
3.3 Quan điểm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trong bối cảnh
Biển Đông hiện nay. .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Quan điểm nhât quán của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Chính sách của Việt Nam giai đoạn tiếp theoError! Bookmark not
defined.
TIỂU KÊT CHƢƠNG 3 ....................................... Error! Bookmark not defined.
KÊT LUẬN ........................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 12



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lý do chọn đề tài

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là vấn đề hết sức nóng hổi thu
hút sự quan tâm của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam
cũng là một trong những nước tham gia tranh chấp này, như vậy việc
nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông có ý nghĩa khoa học trong việc tập
hợp nghiên cứu các tài liệu để củng cố tính pháp lý khách quan cho việc
giải quyết tranh chấp này. Về góc độ lý luận những tài liệu nghiên cứu
về Biển Đông hiện nay khá đa dạng tuy nhiên thường gắn liền với
những dấu mốc lịch sử nhất định. Đề tài của học viên mang tính chất hệ
thống lại tranh chấp Biển Đông như một bức tranh tổng thể với ba
phương diện chính: Nguyên nhân tranh chấp – thực trạng diễn biến
tranh chấp – xu hướng, giải quyết tranh chấp. Ngoài ra trong quá trình
học tập tại Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn học viên
cũng có cơ hội tiếp cận với các Giảng viên và nguồn tài liệu liên quan
đến vấn đề này, do vậy học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu về tranh
chấp Biển Đông cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Trong những năm gần đây tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông trở
nên căng thẳng với sự can dự trực tiếp của nhiều nước trong khu vực, và
sự can dự gián tiếp của những cường quốc lớn trên thế giới. Với vai trò
là tuyến đường biển quan trọng bậc nhất trên thế giới thì việc duy trì an
ninh ổn định trên vùng biển này có ý nghĩa hết sức quan trọng, việc tôn
trọng luật pháp quốc tế đang được đưa ra để làm lắng dịu tranh chấp
hiện nay.
Xuất phát từ những luận cứ trên có thể khẳng định việc nghiên cứu
tình hình tranh chấp chủ quyền Biển Đông hiện nay là một vấn đề cần
thiết có ý nghĩa thực tiễn và mang tính thời sự, trong đó đánh gia tính
pháp lý và chính sách của các chủ thể tranh chấp tác động đến tình hình
1


khu vực và thế giới và các hướng giải quyết, mà Việt Nam là một trong

những nước tham dự tranh chấp này. Nhận thức được vấn đề đó người
viết đã lựa chọn đề tài luận văn “Tranh chấp Biển Đông hiện nay, thực
trạng và xu hướng” cho quá trình học tập cao học chuyên ngành Chính
trị học của mình tại Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn
(ĐHQGHN)
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam cũng có những công trình bài viết về vấn đề này như:
“Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bộ phận lãnh thổ của Việt
Nam”(Nxb.Sự Thật, HN,1982); Nguyễn Nhã, “Quá trình xác lập chủ
quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa”(2002);
Đặng Minh Thu, “ Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa
đăng trên Tạp chí nghiên cứu và Thảo luận (số 11- tháng 7/2007);
Nguyễn Đăng Thắng, “Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông: Đi tìm một
giải pháp khác” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (số 67 – năm
2011); Đặng Đình Quý(CB), “ Tranh chấp Biển Đông - luật pháp, địa
chính trị và hợp tác quốc tế” (Nxb. Thế giới, 2012); Đặng Đình
Quý(CB), “Biển Đông hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh và hợp
tác” ( Nxb.Thế giới, 2011)…
Một số bài viết tài liệu bằng tiếng Anh như: “The South China Sea:
Increasing Stakes and Rising Tensions”, Jametown Foundation
Occasional Paper ( 11/2009); “The Spartly Islands Dispute in the South
China

Sea”

(Christopher

C.Joyner);




How

Vietnam

Views

China”(Bridget O’Flaherty – Dilomat,18/10/2011); “Maritime Dispute
in the South China Sea strangegic and Diplomatic status quo” (Ralf
Emmers); Mark J. Valencia, John M. Van Dyke, and Noel A.
Ludwig, “Sharing the resouces of the South China Sea”, University of
Hawaii’s Press, 1997; …

2


Những tài liệu kể trên là nguồn tư liệu quý giá để người viết tiến
hành thực hiện đề tài của mình, tuy nhiên những tài liệu nghiên cứu về
Biển Đông đa phần là từ những năm gần đây và thường gắn với những
sự kiện nhất định mang tính thời sự, nên cũng còn một số hạn chế. Đề
tài của người viết trên cơ sở các tài liệu qua nhiều nguồn khác nhau của
các học giả trong và ngoài nước đồng thời với những kiến thức tài liệu
trong quá trình học tập của mình, xây dựng một đề tài mang tính tống
thể dưới góc độ chính trị học để phân tích về những tranh chấp chủ
quyễn lãnh thổ diễn ra trên Biển Đông giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa qua các giai đoạn lịch sử để từ đó làm rõ tính
pháp lý của các quốc gia trực tiếp tham dự tranh chấp này.

Luận văn nghiên cứu về những tranh chấp Biển Đông trong giai đoạn
hiện nay, trong đó đi sâu phân tích đánh giá chính sách của các quốc gia
đối với tranh chấp tác động ảnh hưởng và xu hướng trong thời gian tới
trên Biển Đông.
Đồng thời, luận văn cũng đánh giá về những phương án để giải quyết
tranh chấp hiện nay, trong đó phân tích những tính ưu điểm và hạn chế
để làm rõ tính khả thi của việc đảm bảo an ninh hòa bình ổn định trên
khu vực Biển Đông.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thu thập những tài liệu về tranh chấp chủ quyền Biển Đông trên
nhiều phương diện, thứ nhất về mặt thời gian cần tổng quan được những
diễn biến trong lịch sử đến hiện nay. Thứ hai về mặt nguồn tư liệu phải
đa dạng và mang tính chất khách quan, những tư liệu thông qua các diễn
đàn, hổi thảo quốc tế sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc nghiên

3


cứu của đề tài. Thứ ba là những tài liệu tổng quan về luật pháp quốc tế,
luật biển, các văn kiện ký kết đa phương…
Tổng hợp phân tích đánh giá các số liệu để đưa ra những nhận xét
đánh giá về tranh chấp chủ quyền Biển Đông hiện nay. Trong đó cần
thấy được tranh chấp trên Biển Đông hiện nay là một bức tranh tổng thể
bao gồm Chính trị - Kinh Tế - Quân sự, và dưới góc độ chính trị học
đánh gia hành vi, mục đích chính trị của các nước tham dự tranh chấp
này.
Với thực tế của việc tranh chấp chủ quyền hiện nay thì việc giải
quyết tranh chấp cần những điều kiện gì và Việt Nam với vị thế của một
quốc gia đang phát triển có thể đóng góp gì cho việc giải quyết tranh
chấp trên Biển Đông hiện nay là nhiệm vụ mà đề tài hướng đến.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là những tình trạng tranh chấp chủ quyền trên
Biển Đông hiện nay, cụ thể là những nước tham dự tranh chấp này và
phạm vi của những tranh chấp này.
Về những nước tham dự tranh chấp chia làm hai nhóm: Những nước
trực tiếp tham dự tranh chấp, và những nước gián tiếp tham dự tranh
chấp trong đó động thái tranh chấp trực tiếp của các nước đóng vai trò
quan trọng.
Về phạm vi của những tranh chấp là trên toàn bộ khu vực Biên
Đông, tuy nhiên cần được nhìn dưới ba mức độ: Tranh chấp về việc
kiểm soát vùng biển, tranh chấp về việc kiểm soát các đảo trên quần đảo
Trường Sa, tranh chấp về việc kiểm soát các đảo trên quần đảo Hoàng
Sa.
Phạm vi nghiên cứu.

4


Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu tranh chấp trong diện tích
khu vực Biển Đông khoảng 3,4 triệu Km2 mà tên quốc tế thường gọi là
“The South China Sea”.
Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu trọng tâm về tranh chấp Biển
Đông trong những năm gần đây, tuy nhiên cũng có khái quát qua những
sự kiện của thế kỷ trước để làm rõ về tranh chấp hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận.
Do đề tài là một tranh chấp mang tính quốc tế nên cơ sở nghiên cứu
của đề tài dựa trên tính pháp lý của Luật pháp quốc tế, Luật biển năm
1982, Hiến chương của Liên Hợp Quốc, các văn bản pháp lý được ký

kết giữa các bên.
Luận văn cũng tiếp thu góc nhìn của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ thành quả cách mạng. Quan điểm của
Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước về bảo vệ độc lập chủ quyền
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa cái nhìn
tổng quát về tranh chấp Biển Đông qua các giai đoạn và mục đích của
các bên tranh chấp trong hoàn cảnh đó.
Luận văn sử dụng dụng phương pháp logic lịch sử, so sánh để đánh
giá về động thái của những chủ thể có thể tác động đến tranh chấp, đặc
biệt với những cường quốc tham dự gián tiếp vào tranh chấp này.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn mang tính chất thời sự, góp phần làm phong phú thêm
những tài liệu liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông trong giai đoạn
hiện nay. Luận văn phân tích tranh chấp quốc tế dưới góc nhìn chính trị
học với các chủ thể chính trị là quốc gia và các hành vi chính trị của các
bên liên quan nhằm đạt được lợi ích cho quốc gia mình. Vấn đề về
5


quyền lực và sự đấu tranh quyền lực phân vùng ảnh hưởng, kiềm chế
đối trọng lẫn nhau để giữ vững vị thế chính trị trên trường quốc tế, và sự
khéo léo trong ngoại giao chính trị của những nước nhỏ nhằm bảo vệ
chủ quyền và lợi ích của quốc gia mình.
Luận văn được phân tích đánh giá tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn là
các học giả, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu Biển Đông trong nước
và quốc tế, dó đó có thể sử dụng để phục vụ tra cứu dung làm tài liệu
tham khảo cho các nhóm đối tượng muốn tìm hiểu nghiên cứu về tranh
chấp Biển Đông và ảnh hưởng của nó đến các nước trong khu vực và

trên thế giới.
Luận văn thể hiện một góc nhìn khách quan với đối tượng nghiên
cứu là Biển Đông và Việt Nam là một trong những chủ thể tham gia
tranh chấp quốc tế này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn có kết cấu gồm ba chương và bảy tiết.
Chƣơng 1: Nguyên nhân tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông
Chương này sẽ khái quát về địa chính trị trên khu vực Biển Đông
trong đó nổi bật lên là vai trò to lớn của vùng biển này với các giá trị về
tài nguyên thiên nhiên, thông thương hàng hải và an ninh quốc phòng.
Những giá trị to lớn này đã khiến Biển Đông trở thành khu vực mà
nhiều quốc gia muốn tuyên bố chủ quyền và phân vùng ảnh hưởng, từ
đó dẫn đến những tranh chấp hình thành từ nhiều năm trước mà trở nên
phức tạp từ sau chiến tranh thế giới thứ II.
Chƣơng 2: Thực trạng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông
hiện nay
Chương hai sẽ tiến hành phân tích thực trạng những tranh chấp chủ
quyền trên Biển Đông hiện nay trong đó đánh giá động thái của hai
nhóm nước tới tranh chấp này. Đầu tiên và quan trọng nhất là những
6


nước tham gia tranh chấp trực tiếp với hai chủ thể chính là vác nước
ASEAN và Trung Quốc, hai là Các nước lớn trên thế giới có thể can dự
và làm thay đổi cục diện tranh chấp này như Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ…
Chƣơng 3: Một số xu hƣớng và giải pháp cho tranh chấp trên
Biển Đông
Trên cơ sở những tranh chấp và sự can dự của các quốc gia vào tranh
chấp Biển Đông đã phân tích ở hai chương trước, chương ba sẽ đánh giá

xu hướng diễn ra tại Biển Đông trong những năm tiếp theo từ đó đưa ra
những giải pháp cho tranh chấp hiện nay, trong đó Việt Nam là một
trong những nước bị ảnh hưởng bởi tranh chấp này sẽ có những con
đường đấu tranh kiên trì trong việc bảo vệ chủ quyền thống nhất toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước.

7


Chƣơng 1
NGUYÊN NHÂN TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN
TRÊN BIỂN ĐÔNG
1.1 Lợi ích to lớn của Biển Đông
1.1.1. Phân giới rõ lãnh thổ tại Biển Đông
Luận văn giới hạn tranh chấp trên khu vực Biển Đông bao gồm lãnh
thổ trong khoảng 3,4 triệu km2 mà tên quốc tế thường gọi là “The South
China Sea” trong đó bao gồm vùng biển và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa
(Paracel Islands1) và Trường Sa (Spratly Islands 2). Vấn đề tranh chấp biển
đảo tại Đông và Đông Nam Á đang diễn biến rất phức tạp với một loạt
tranh chấp của các nước liên quan như trên Biển Hoa Đông, tranh chấp đảo
Senkaku/Điếu ngư giữa Nhật Bản Với Trung Quốc; tranh chấp vùng đảo
Takeshima/Dokdo giữa Nhật bản với Hàn Quốc; tranh chấp vùng đảo
LeoDo giữa Hàn Quốc với Trung Quốc; chưa kể đến các điểm nóng như
Bản đảo Triều Tiên, Đảo Đài loan. Vì vậy luận văn giới hạn rõ khu vực địa
chính trị của Biển Đông để cho phân tích được đi sâu và cụ thể.
Về vấn đề tên gọi , trên bản đồ thê giới thuật ngữ “The South China
Sea” được sử dụng phổ biến, Việt Nam gọi là Biển Đông, Philippines gọi là
Biển Tây Philippines, Trung Quốc và Đài Loan thì gọi là Biển Nam Hải,
còn phương Tây thì gọi là “South China Sea” và tên gọi này được sử dụng
như tên quốc tế để chỉ Biển Đông[9; tr.15]. Trên thực tế những vùng nước

xung quanh đại lục có thể lả Biển hoặc Vịnh thường được gọi theo tên của
Đại lục có diện tích lớn nhất tiếp giáp với vùng nước đó. Ví Dụ như: Vịnh
Thái Lan thì vùng nước này nằm áp sát và được bao bọc đất liền bởi Thái
Lan nên có tên gọi như vậy, hay như Vịnh Ba Tư, Ấn Độ Dương, Biển

1

Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Islands, có nghĩa là Cát vàng hay bãi cát vàng), là một nhóm
khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông.
2
Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands) là một tập hợp thực thể địa lí khoảng 130 đảo, bãi
được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt thuộc Biển Đông.

8


Nhật Bản… như vậy tên gọi của “ Biển Nam Trung Hoa” là theo quy ước
về mặt quốc tế và không có ý nghĩa trong việc khẳng định chủ quyền.
Một phần quan trọng nữa cũng cần làm rõ trước khi đi vào phân tích
những tranh chấp trên biển hiện nay, đó là Biển Đông bao gồm hai yếu tố
để đưa đến tranh chấp đó là quần đảo và vùng biển. Như vậy ta cần nhìn
tranh chấp Biển Đông trên ba phương diện: Thứ nhất tranh chấp trên quần
đảo Hoàng Sa là giữa Việt Nam với Trung Quốc; Thứ hai tranh chấp trên
quần đảo Trường Sa là giữa các bên (Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan,
Philipines, Malaysia, Brunei); Thứ ba tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề
mang tính quốc tế. Tuy nhiên với vị trí chiến lược quan trọng của hai quần
đảo này đặc biệt là quần đảo Trường Sa thì việc nắm được quần đảo cũng
có nghĩa kiểm soát được phần lớn diện tích Biển Đông.
1.1.2. Giá trị về vị trí địa lý
Biển Đông nằm ở rìa Tây của Thái Bình Dương, là biển một nửa kín

có diện tích khoảng 3447000km2 trải dài từ Singapore đến eo biển Đài
Loan với vĩ độ từ 30 đến 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông. Biển
Đông được nối thông với biển Hoa Đông của Trung Quốc và biển Nhật
Bản qua eo biển Đài Loan, thông với Thái Bình Dương qua các biển đảo
của Philippines và thông với Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca. Xung
quanh Biển Đông có rất nhiều vịnh quan trọng như vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái
Lan, vịnh Subic, vịnh Manila với nhiều cảng nước sâu[43]. Biển có vùng
thềm lục địa rộng nhất thế giới với 2 vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ
(150.000km2) và Vịnh Thái Lan (462.000km2) vùng thềm này độ sâu
không đến 100m thuận lợi cho nhiều hoạt động kinh tế biển. Ngoài Việt
Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc,
Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và
Campuchia. Biển Đông là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước
khu vực Đông và Đông Nam Châu Á. Biển Đông là khu vực giàu tài
nguyên thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đồng thời là cửa ngõ giao
9


thương đối với quốc tế, do vậy đảm bảo trận tự an ninh có ý nghĩa sống còn
đối với các nước trong khu vực này. Không chỉ có vậy với vị trí chiến lược
của mình Biển Đông còn là địa bàn rất quan trọng đối với các nước giáp
khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc Australia vá các nước khác trên thế giới
như Mỹ, Nga, Ấn Độ…
Trên Biển Đông có hai quần đảo đó là quần đảo Hoàng Sa/ Paracel
Islands và quần Đảo Trường Sa/ Spratly Islands. Quần đảo Hoàng Sa nằm
trong một phạm vi khoảng 15.000 km2, giữa kinh tuyến khoảng 1110 Đông
đến 1130 Đông, khoảng 95 hải lý(3), từ 17005’ xuống 15045’ độ vĩ Bắc,
khoảng 90 hải lý; xung quanh là độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có
độ sâu thường dưới 100m.Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh
Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi[21]. Quần

đảo Hoàng Sa được chia làm hai nhóm:
-

Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent group) ở Tây Nam.

-

Nhóm An Vĩnh ở (Amphitrite group) ở Đông Bắc.

Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là
khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 và
các Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận
(Phan Thiết) 270 hải lý. Quần đảo trải dài từ 602’ đến 11028’ vĩ Bắc, từ
kinh độ 1120 đến 1150 Đông. Trong vùng biển chiếm khoảng 160.000 đến
180.000 km2, biển tuy động nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt
nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11km2 [29]. Quần đảo Trường sa có
khoảng 130 đảo và bãi đá ngầm được chia thành 3 cụm có quy mô khác
nhau:
- Cụm thứ nhất: tập hợp các thực thể ở phía Bắc Trường Sa với mật độ
phân bố dày và đồng đều như cặp đảo Song Tử, Sinh Tồn, đá Lớn.

3

Hải lý (ký hiệu M,NM hoặc hải lý) là một đơn vị chiều dài hàng hải, là khoảng một phút cung của vĩ độ
cùng kinh tuyến bất kỳ, nhưng khoảng một phút của vòng cung kinh độ tại đường xích đạo. Theo quy ước
quốc tế, 1 hải lý = 1.852 m (khoảng 6.076 feet).

10



- Cụm thứ hai: tập hợp các thực thể ở phía Đông và Đông Nam
Trường Sa với mật độ phân bố thưa và đều như đảo Bình Nguyên, đá Vành
Khăn.
- Cụm thứ ba: tập hợp các thực thể ở phía Nam và ây Nam, phân bố
rời rạc và rất không đồng đều về mặt kích thước như đá Lát, đảo Trường
Sa.
1.1.3. Giá trị tài nguyên thiên nhiên
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa và địa chất phong phú Biển Đông chứa
đựng những giá trị to lớn về tài nguyên thiên nhiên, có thể phân chia tài
nguyên trên Biển Đông thành hai loại: Tài nguyên sinh vật và tài nguyên
phi sinh vật.
Về tài nguyên sinh vật: Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong
phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260
loài chim sống ở biển, trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng
32,5 tỷ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng.
Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác
nhau trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở
vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt
hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn, các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có
hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như:
mực, hải sâm...
Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển
có giá trị đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu
phong phú. Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển với đặc tính dễ gây
trồng ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực
phẩm quan trọng của loài người trong tương lai.
Về tài nguyên phi sinh vật: Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục
địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng, đến nay chúng ta đã xác định
được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh,
11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. “Tuyên bố chung của hội nghị cấp cao ASEAN – Hàn Quốc”,
nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao ASEAN – Hàn Quốc, Ký ngày
2/6/2009, tại đảo Jeju Hàn Quốc.
2. “vẫn căng thẳng vì hồ sơ chủ quyền trên đền Preah Vihear” ngày
20/6/2008 />3. Bộ ngoại giao – Ban biên giới, “Giới thiệu một số vấn đề cơ bản
của luật biển ở Việt Nam”, Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004, 239, tr. 74,
100, 111, 117, 133, 144
4. Đại đoàn kết, “Mỹ và kế hoạch bao phủ Châu Á bằng không lực”,
Báo Đại đoàn kết, số ra ngày 4/8/2013.
5. Đặng Đình Quý (2011), “Tranh chấp Biển Đông: Địa chính trị và
hợp tác quốc tế”, HN, Nxb. Thế giới, Tr.114.
6. Đỗ Minh Cao (2012), “Vấn đề biển Đông: Quan điểm của Nga”,
Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 3, tr. 17

12


7. Đức Hạnh, “Bàn giải pháp giải quyết tranh chấp Biển Đông thông
qua luật quốc tế”, Báo Lao Động, xuất bản ngày 26/7/2014. Số 172, trang 5.
8. Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà (2007), “Cục diện Châu Á-Thái
Bình Dương”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. ( trang 58 )
9. Dương Văn Quảng (2010) “Diễn văn khai mạc”, Biển Đông: Hợp
tác vì an ninh và phát triển khu vực, Nxb. Thế giới
10. Ghi chú về Châu Á. Tạp chí của Hội nghiên cứu Đông Dương,
Tập XVII số 1. tr 79 – 100
11. Hoàng Nam, “Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông”,

Báo nghiên cứu Biển Đông, ngày 11/1/2010
/>12. Hoàng Việt (2011),” Một cái nhìn về chính sách của Trung Quốc
đối với tranh chấp biển Đông”, Tạp chí Thời đại mới, số 22, tr. 14-15.
13. Hồng Hà, “Tìm hiểu một số điểm mới về đường lối, chính sách
đối ngoại trong văn kiện đại hội X của Đảng”, chính sách đối ngoại Việt
Nam, tập II, sách lưu hành nội bộ, Nxb. Thế giới
14. Khánh Lynh, “Trung Quốc cứng rắn trong tranh chấp Biển
Đông”, Báo điện tử VnExpress, ngày 9/8/2014 />15.

Khổng Thị Bình, Nguyễn Vũ Tùng (2009), “Chính sách đối

ngoại của Mỹ và hệ lụy đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Các
góc nhìn từ giới học giả khu vực”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 2.

16. Lê Bình, “Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như
thế nào”, Trang điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, ngày 12/6/2014
/>
13


17. Lương Văn kế (2012), “Lợi ích địa chiến lược của các cường
quốc ở Biển Đông”, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 12/2012, tr. 12
18. Monique Chemillier Gendreau, “Chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa”, Paris 1966, tr.90
19. Mỹ Anh(gt), “Hợp tác hải quân Ấn Độ - ASEAN” theo nghiên
cứu Biển Đông,ngày 16/8/2013 />20. Nghiên cứu Biển Đông, “Giải quyết đụng độ biên giới trên biển
giữa Indonesia và Malaysia”, Trang điện tử nghiên cứu Biển Đông,ngày
20/9/2010 />21. Nghiên cứu Biển Đông,“Quần đảo Hoàng Sa”, Trang điện tử
nghiên cứu Biển Đông, ngày 18/1/2010 />22. Nghiên cứu Nhật Bản, “Bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe tại Shangri-la lần thứ 13”, theo Viện nghiên cứu Nhật Bản,

ngày 18/6/2014 />23. Ngô Hương Lan, “Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và tiểu
vùng song Mê kông” Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á,ngày 30/3/2014
/>24. Nguyên Anh, “Công ty Nhật phát hiện dầu khí trên biển Việt
Nam” Báo điện tử VnEconomy, ngày 22/8/2014 />25. Nguyễn chiến,“Nhiều tiếng nói phê phán bản đồ “đường lưỡi bò”
của Trung Quốc” , Báo điện tử Dân Trí, ngày 14/7/2014
/>
14


26. Nguyễn Hoàng, Nhật Bắc , “Khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN
lần thứ 24”, Báo điện tử Chính phủ, ngày 11/5/2014
/>27. Nguyễn Hồng Thao (2011), “Tòa án Công lý Quốc tế”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà nội, tr. 60

28.

Nguyễn Ngọc Trường, “Nước Nga với Biển Đông: Can dự theo

phiên bản Nga”, Báo điện tử của Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, ngày
18/9/2012; />29. Nguyễn, Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam
tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (luận án tiến sĩ), Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
30. Nguyễn Hồng Ngọc,“ Hải chiến Trường Sa: Đọc lại tuyên bố của
Bộ Ngoại giao Việt Nam”, Báo điện tử tri thức trẻ, ngày 14/3/2014
/>31. Nhật Bản hỗ trợ ngư dân xây dựng các đội tàu đánh bắt cá ngừ”
Báo điện của Quốc Hội, ngày 26/8/2014
/>32. Pervival Bronson (2012), “Mỹ quay trở lại Châu Á và vấn đề
Biển Đông”, Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, địa chính trị và hợp tác
quốc tế, Nxb.Thế giới
33. Phạm ngọc Uyển, “ Biển Đông là thước đo tương lai của Mỹ ở

Châu Á” Báo VnExpress, Ngày 16/1/2012 />34. “Quan hệ đối thoại ASEAN – Úc”, Trang điện tử Bộ ngoại giao,
truy cập ngày 9/5/2014
15


/>2426/ns131114162632/newsitem_print_preview
35. Quế Anh, “Nga, Mỹ xuất khẩu bao nhiêu vũ khí năm 2013”, Báo
điện tử Tiền phong, ngày 5/12/2013 />36. Tăng cường quan hệ giữa ASEAN với các đối tác”, Báo điện tử
Chính Phủ, ngày 10/8/2014 />37. Tăng cường và mở rộng hợp tác ASEAN - EU” Trang điện tử
Cục thông in khoa học và công nghệ Quốc gia, ngày 18/12/2012
/>38. Thanh Tuấn, “G7 quan ngại về tình hình Biển Đông”, Báo Tuổi
trẻ, ngày 6/6/2014 />39. Thục Minh, “Asean ra tuyên bố lịch sử về Biển Đông”, Báo điện
tử Thanh niên, ngày 11/05/2014
/>40. Tiền Phong, “ Tàu hải quân Nga thăm cảng Cam Ranh”, Báo điện
tử Tiền Phong,ngày 18/8/2014 />41. Trần Công Trục, “Philippines không mạo hiểm khi kiện Trung
Quốc”, Báo điện tử Dân Trí, ngày 30/1/2013 />42. Trần Đại Nghĩa (2007), “Vị trí chiến lược của Biển Đông và chủ
trương đối sách của nước ta”,Tạp chí Biển Việt Nam, số 4.

16


43. Trần Khánh (2012), “Tranh chấp Biển Đông nhìn từ góc độ chính
trị”, Báo điện tử Biendong.net dẫn theo />44. Trần Ngọc Cảnh (2011), “Lịch sử ngành dầu khi Việt Nam”,
Nxb. Chính trị Quốc Gia – Sự Thật, Hà Nội. tr.114
45. Trần Trường Thủy, “Tam giác Trung Quốc – ASEAN – Mỹ tại
Biển Đông: Lợi ích, chính sách và tương tác”, Trang điện tử Huyện đảo
Hoàng Sa, ngày 5/9/2012
/>46. Trúc Quỳnh, “Nhật viện trợ sáu tàu biển cho Việt Nam” Báo điện
tử Tiền Phong, Ngày 1/8/2014 />47. Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ”, Báo
điện tử Vietnamnet, ngày 28/7/2014


/>
tri/188271/tq-tap-tran-ban-dan-that-ngoai-khoi-vinh-bac-bo.html
48. Tuổi trẻ, “Tổng thư ký Liên hợp quốc quan ngịa về tình hình
Biển Đông”, Báo Tuổi Trẻ, ngày 10/5/2014 />49. Vấn đề Biển Đông tại hội nghị cấp cao ASEAN và Cấp cao Đông
Á, tại Phnom Penh, Campuchia”,

Trang điện tử Biển Đông,

/>50. Văn kiện Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB.Chính trị
quốc gia, H.2011, tr.125.
51. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa
X, NXB.Chính trị quốc gia, Hà nội, 2007, tr.76.
17


×