Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nông thôn trong tiểu thuyết của hoàng minh tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.8 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM VĂN THIỆU

NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA HOÀNG MINH TƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội, 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM VĂN THIỆU

NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA HOÀNG MINH TƢỜNG

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Tôn Phƣơng Lan

Hà Nội, 2014
2




LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành được luận văn này không chỉ là những nỗ lực cá nhân của
người viết mà còn có sự giúp đỡ to lớn của các thầy, cô trong khoa Văn học
nói chung và PGS.TS Tôn Phương Lan nói riêng.
Trước tiên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Tôn
Phương Lan. Cô là người đã tận tình chỉ bảo trong quá trình chọn đề tài, đồng
thời là người cố vấn khoa học vô cùng quan trọng, giúp cho người viết luận
văn có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các
thầy, cô trong khoa Văn học đã tạo điều kiện, giúp đỡ về mặt tư liệu cũng như
những góp ý quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ về mặt
tư liệu cũng như hoàn thiện khâu đánh máy để luận văn này có thể hoàn thành
được như ngày hôm nay.

Hà Nội, Ngày ..... tháng ..... năm .....
Tác giả luận văn

Phạm Văn Thiệu

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Tôn
Phương Lan .
Tất cả những số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu của mình

Học viên

Phạm Văn Thiệu

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7
1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 7
1.2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 8
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............... Error! Bookmark not defined.
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.
1.5. Cấu trúc của luận văn ................................... Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN TRONG NỀN TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ...................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam và diện mạo của tiểu thuyết viết về nông thôn
....................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Sự hình thành và vận động của tiểu thuyết Việt Nam ............. Error!
Bookmark not defined.
1.1.2. Tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam thời
kỳ đổi mới. .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tƣờng trong bức
tranh chung của tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi mới ...... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và văn nghiệp của Hoàng Minh Tường ... Error!
Bookmark not defined.

1.2.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tường ............ Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Hoàng Minh Tường trong tương quan với một số tác giả viết về
nông thôn sau đổi mới .................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HOÀNG MINH
TƢỜNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ......... Error! Bookmark not
defined.
5


2.1. Góc nhìn mới về hiện thực nông thôn của Hoàng Minh Tƣờng
....................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Hiện thực nông thôn dưới góc nhìn lịch sử - xã hội................. Error!
Bookmark not defined.
2.1.1.1. Quá trình chuyển mình từ kinh tế tập thể sang kinh tế hộ gia đình
................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1.2. Hình ảnh nông thôn từ mô hình bao cấp sang kinh tế thị trườngError!
Bookmark not defined.
2.1.2. Hiện thực nông thôn được tái hiện dưới góc nhìn văn hóa ..... Error!
Bookmark not defined.
2.1.2.1. Mô hình làng truyền thống đang bị phá vỡ ..... Error! Bookmark
not defined.
2.1.2.2. Sự thay đổi chức năng và đặc điểm của mô hình gia đình Việt
................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Các kiểu con ngƣời trong tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc và Đồng sau bão
....................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Con người trung thực ....................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Con người tha hóa ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Con người bi kịch ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Con người mới mang phong cách thị dân ...... Error! Bookmark not

defined.
Chƣơng 3: NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HOÀNG MINH
TƢỜNG NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ........ Error! Bookmark not
defined.
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Những thủ pháp truyền thống.......... Error! Bookmark not defined.
3.1.1.1. Xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình Error! Bookmark not
defined.

6


3.1.1.2. Xây dựng nhân vật thông qua đời sống nội tâm ................ Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Những tìm tòi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật .......... Error!
Bookmark not defined.
3.2. Không gian - thời gian nghệ thuật ...... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Không gian – thời gian hiện thực đời thường Error! Bookmark not
defined.
3.2.2. Không gian – thời gian hồi tưởng .... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Không gian – thời gian tâm linh. ..... Error! Bookmark not defined.
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật .... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ........................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1.1. Ngôn ngữ mang phong cách riêng biệt .... Error! Bookmark not
defined.
3.3.1.2. Ngôn ngữ nội tâm....................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật ...................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2.1. Giọng điệu giễu nhại, hài hước .. Error! Bookmark not defined.
3.3.2.2. Giọng điệu buồn thương ............ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................11

7


MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Đề tài nông thôn vốn là một đề tài truyền thống trong văn học, là mảng hiện
thực ghi danh nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong văn học Việt Nam. Không
chỉ vậy, với một nước đi lên từ nông nghiệp, dân số hơn 70% là nông dân như
Việt Nam thì đề tài nông thôn luôn có nhiều khoảng trống hứa hẹn và thu hút sự
quan tâm của nhiều thế hệ cầm bút. Thành tựu văn học trong mảng đề tài về
nông thôn đã ghi danh nhiều truyện ngắn, nhiều tiểu thuyết nổi tiếng của nhiều
thế hệ nhà văn khác nhau như: Chí Phèo, Lão Hạc (Nam Cao), Làng (Kim Lân),
Thư nhà (Hồ Phương), Mưa mùa hạ (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người
nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Lão Khổ
(Tạ Duy Anh), Thời xa vắng (Lê Lựu) .... Trong số những nhà văn viết thành
công về mảng đề tài này không thể không nhắc tới nhà văn Hoàng Minh Tường.
Hoàng Minh Tường thuộc thế hệ nhà văn hậu chiến. Trong ba mươi năm cầm
bút, ông đã có một sự nghiệp văn chương khá lớn với mười ba tiểu thuyết, chín
tập truyện ngắn, năm tập bút kí, phóng sự. Tiểu thuyết là mảng ông có nhiều
thành tựu và Thủy hỏa đạo tặc là tác phẩm đã được hội Nhà văn Việt Nam trao
tặng giải thưởng . Có thể coi ông là nhà văn viết về nông thôn tiếp nối được
những nhà văn lớp trước và có một phong cách riêng. Trong những tác phẩm
của mình, Hoàng Minh Tường đã phản ánh chân xác những những biến đổi phức
tạp của đời sống nông thôn cũng như cuộc sống của người nông dân trên rất
nhiều khía cạnh của đời sống xã hội từ khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới

(1986) và hội nhập với thế giới.
Từ năm 1975 tới nay, tiểu thuyết viết về nông thôn đã có sự đổi mới mạnh
mẽ từ cảm hứng, đề tài, cấu tứ, thi pháp ... để tạo nên cách nhìn và tái tạo hiện
thực đầy đủ, sinh động hơn so với tiểu thuyết giai đoạn trước. Sự nở rộ các tác
phẩm viết về nông thôn có giá trị đã tạo nên không khí văn học sôi động cũng
như làm nên một giai đoạn văn học thành công. Hoàng Minh Tường không phải
8


là nhà văn thời hậu chiến duy nhất viết và thành công với mảng đề tài này. Tuy
vậy chọn tiểu thuyết của nhà văn này làm đối tượng nghiên cứu chúng tôi hướng
tới hai mục đích chính sau. Thứ nhất, những đóng góp của nhà văn Hoàng Minh
Tường đối với tiểu thuyết sau đổi mới là không thể phủ nhận, thế nhưng cho tới
nay, những công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông chưa nhiều, thiếu tính hệ
thống. Thứ hai, cách khai thác hiện thực nông thôn và xây dựng hình ảnh người
nông dân của nhà văn tuy không vượt trội hẳn so với nhiều nhà văn khác nhưng
có những điểm nhìn mới mẻ, riêng biệt.
Chính vì thế, chọn đề tài Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh
Tường chúng tôi sẽ đi tìm hiểu cách xây dựng hình ảnh nông thôn và người nông
dân của nhà văn này dưới góc nhìn lịch sử - xã hội, dưới góc nhìn văn hóa. Đồng
thời chúng tôi cũng xác định những thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng
để tạo nên một hiện thực nông thôn khác so với những nhà văn cùng thế hệ. Qua
đó, chúng tôi mong muốn góp một cách nhìn khách quan và tương đối toàn diện
về bức tranh xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới, nhất là giai đoạn hội nhập
nền kinh tế thị trường với những vấn đề mà cho tới hiện nay, chưa bao giờ mất đi
tính thời sự. Từ đó đề tài hướng đến khẳng định tên tuổi nhà văn và phần nào
nhận diện được sự vận động phong phú của tiểu thuyết viết về nông thôn đương
đại. Trong phạm vi luận văn của mình, chúng tôi không có tham vọng giải quyết
tất cả vấn đề được đặt ra trong hệ thống tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường mà
chỉ chọn những tác phẩm tiêu biểu nhất để phân tích, tìm hiểu. Tuy thế, chúng

tôi cũng luôn cố gắng đặt vấn đề trong toàn bộ hệ thống tiểu thuyết của nhà văn
nói riêng và dòng chảy của văn xuôi giai đoạn sau đổi mới nói chung.
1.2.

Lịch sử vấn đề

1.2.1. Những nghiên cứu chung về tác giả Hoàng Minh Tường
Bài viết của tác giả Dương Thị Kim Huệ với nhan đề Cái tôi tác giả trong
bút kí Canada màu phong đỏ đã chú trọng giải mã những biểu hiện phong phú về
bản ngã của văn sĩ họ Hoàng. Theo đó Hoàng Minh Tường: “Là một cây bút

9


giàu tài năng, có cá tính và đam mê sáng tạo nhưng Hoàng Minh Tường vẫn luôn
học hỏi, kế thừa tinh hoa của các bậc tiền bối văn chương. Trong số những thần
tượng mà ông ngưỡng mộ có: Nam Cao - một nhà văn có biệt tài miêu tả "con
người bên trong con người", Giắclơndơn - một nhà văn hành động, và đặc biệt
nhất là Nguyễn Tuân - một nghệ sĩ luôn "tôn thờ chủ nghĩa xê dịch", bậc thầy
của thể loại tùy bút. Hoàng Minh Tường tự coi mình là đệ tử trung thành của
Nguyễn Tuân. Bởi lẽ ông cũng là người luôn thích đi, ham đi và ham ghi chép.
Trong mỗi chuyến đi thực tế, ông thường là người luôn muốn đi đến tận cùng.
Khi có điều kiện đến bất kì đâu nhà văn đều muốn khám phá đến sơn cùng, thủy
tận” [58. Tr87].
Xuất hiện trên trang mạng bài viết Ngư Phủ - sức mạnh của người dân biển,
bút lực của nhà văn, tác giả Đặng Hiển đã khẳng định Ngư phủ là một tác phẩm
hay. Nó đại diện cho một nền văn học và chứng minh được tài năng của nhà văn.
“Đọc Ngư phủ, ta vui vì có trong tay mình cuốn tiểu thuyết hay. Nó chứng minh
sức sống của nền văn học hiện đại, sức bút của cây bút văn xuôi Hoàng Minh
Tường. Cuốn sách 299 trang đọc liền một mạch không nghỉ chẳng những vì có

nhiều chi tiết sống, nhiều tình tiết phong phú khéo cài đặt và thủ pháp kể chuyện
biến hoá, đa dạng, mà trước nhất vì cảm xúc yêu ghét của tác giả từ trái tim đầy
nhiệt huyết thắm đượm vào từng câu chữ, lay động lương tâm, dù vẫn phải tuân
thủ phương thức khách quan của thể loại tác phẩm”. [63].
Bài Phê bình tiểu thuyết Thời của thánh thần của tác giả Vũ Nho, nhà phê
bình đã khẳng định Hoàng Minh Tường là một người từng trải, có vốn sống,
kinh nghiệm, sự hiểu biết và một thái độ tập trung làm việc trên con đường nghệ
thuật của mình. Theo tác giả Vũ Nho thì tác phẩm vượt trội này sẽ được đón
nhận một cách nồng nhiệt bởi sự bứt phá mà ông cho là rất ngoạn mục của nó.
Nhà phê bình này viết: “Cải cách ruộng đất; đấu tranh chống Nhân văn Giai
phẩm, chống xét lại; giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước; Hòa hợp dân
tộc… Những vấn đề cốt lõi ấy được xem xét và đánh giá qua những số phận mấy

10


đời chìm nổi của một gia đình. Thời gian đủ độ lùi cần thiết. Nhưng những hiểu
biết của một cây bút phóng sự, tiểu thuyết có hạng, và suy ngẫm một đời viết,
mới là yếu tố quyết định làm nên thành công của tác phẩm này” [64].
Trong khi đó nhà văn Nguyễn Khắc Trường cũng đánh giá rất cao cuốn tiểu
thuyết này. Bản thân là người biên tập và đọc cuốn tiểu thuyết trên ngay từ bản
thảo, có thể nói những nhận xét của nhà văn này đối với tác phẩm rất chân thành,
sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường cho rằng: “Đáng lẽ tên của tiểu thuyết
phải là “Những người khốn khổ” hay “Những kẻ khốn khổ”. Quả vậy, nguyên
cuốn tiểu thuyết, Hoàng Minh Tường đã thành công phác họa nên những số phận
nghiệt ngã trong một gia đình có nề nếp gia phong. Đọc những mánh khóe xảo
quyệt, lừa dối trẻ con, mưu mô hại nhau giữa những người từng quen biết nhau
mà ngán ngẩm cho thế thái nhân tình trong thời bao cấp. Thật ra, những “thói
đời” này hoàn toàn có thật ngoài đời, không phải ngày xưa thời bao cấp, mà còn
ngay ngày nay. Những nghiệt ngã này do thời thế gây nên, cũng như là những

cành cây bị gió bụi làm cho ngã bên này, nghiêng bên kia, và khi cơn gió bay
qua thì để lại trên cành cây đầy thương tích. Tôi nghĩ có lẽ đó chính là thông
điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc, và nếu đó là chủ đích thì tác giả đã
thành công” [64].
Tác giả Hà Thế trong bài viết Nếu chỉ tâng bốc, tô hồng trên báo Quân đội
nhân dân cuối tuần đã gián tiếp nhận xét về tiểu thuyết của nhà văn: “Đọc anh,
thấy rõ tính nhân bản vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm.
Nhưng ngược lại, sự bặm trợn, thô thiển đến thô tục, nhân cách méo mó-thể hiện
trong một số nhân vật của tiểu thuyết” [66]. Cũng trên báo này khi bàn về Thời
của thánh thần, tác giả Thái Dương có ý kiến rằng tiểu thuyết này đã đi sâu, khai
quật lại lịch sử, nhắc lại những gì sai lầm của quá khứ một thời mà chúng ta hầu
như muốn quên đi. “Đọc xong cuốn sách của tác giả, có bạn đọc sẽ thấy chạnh
buồn, nhớ về một thời khốn khó với những chuyện đau lòng. Người ít hiểu biết
và nhất là thế hệ trẻ hôm nay đọc cuốn sách loại này dễ hoang mang, nghi hoặc.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Sách tham khảo
1. A. Xâytlin (1968), Dẫn theo Lao động nhà văn, Tập 2, Nxb Văn học, H.
2. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư tuyển
chọn, dịch và giới thiệu), Nxb Hội nhà văn, H.
3. M.B.Khrapchenco (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận
nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu, Nxb
ĐHQGHN.
4. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng
5. Tzvetan Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi (Đặng Anh Đào, Lê Hồng
Sâm dịch), Nxb Đại học sư phạm, H.
6. Susanne K.Langer (1986), Tình cảm và hình thức, Nxb Khoa học xã hội.

7. Nguyễn Minh Châu (2009), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu,
Nxb Giáo dục, H. Tr85
8. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb
Khoa học Xã hội, H.
9. Phan Đại Doãn (2006), Làng Việt Nam – Đa nguyên và chặt, Nxb
ĐHQGHN.
10. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội
11. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, H.
12. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện
đại, Nxb ĐHQGHN.
13. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục
14. Hà Minh Đức (cb) (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H.
15. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con
người trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng tháng 8, Đề tài khoa học
KX – 07, H.

12


16. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2007), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H.
17. Dương Hướng (2000), Bến không chồng, Nxb Hội Nhà văn, H.
18. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp truyện, Nxb Giáo dục, H.
19. Vương Trí Nhàn, Bs, (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn. H.
20. Nhiều tác giả (1980), Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, H.
21. Nguyễn Khải, (1984), Gặp gỡ cuối năm, Nxb Tác phẩm mới, H.
22. Nguyễn Khải, Văn xuôi một chặng đường (1963 -1983) in trong Văn học
trong giai đoạn cách mạng mới
23. Nguyễn Khải (1972), Chủ tịch huyện, Nxb Văn học
24. Ma Văn Kháng (1995), Đám cưới không có giấy giá thú, Nxb Văn học, H.

25. Ma Văn Kháng (2007), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Lao động, H.
26. Nguyễn Bách Khoa (1951), Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Nxb
Thế giới
27. Tôn Phương Lan (1999), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb
Khoa học Xã hội, H.
28. Tôn Phương Lan (2005), Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học Xã hội, H.
29. Lã Duy Lan (2001), Văn xuôi viết về nông thôn tiến trình và đổi mới, Nxb
Khoa học Xã hội, H.
30. Chu Lai (2004), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội Nhà văn, H.
31. Lê Lựu (1998), Thời xa vắng, Nxb Hội Nhà văn, H.
32. Phương Lựu (chủ biên, 2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H.
33. Nhiều tác giả (1987), Lịch sử văn học Việt Nam 1945-1985, Nxb Giáo
dục, H.
34. Bảo Ninh (2011), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ
35. Trịnh Thanh Phong (2007), Ma Làng, Nxb Văn học, H.
36. Đào Thắng (2007), Dòng sông Mía, Nxb Hội Nhà văn, H.
37. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội nhân dân

13


38. Trần Ngọc Thêm Cb (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.
39. Lý Hoài Thu (1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục
40. Hoàng Minh Tường (2013), Gia phả của đất, Nxb Phụ nữ, H.
41. Nguyễn Khắc Trường (1999), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Văn
nghệ TP. HCM.
42. Nguyễn Mạnh Tuấn (2009), Cù lao tràm, Nxb Thuận Hóa
43. Đỗ Minh Tuấn (2009), Thần thánh và bươm bướm, Nxb Văn học, H.
44. Chu Văn (1982), Bão biển, Nxb Văn học, H.
45. Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn Cb (2008), Đổi mới ở Việt Nam – Nhớ lại

và suy ngẫm, Nxb Tri thức, H.
46. Trần Đình Sử (1995), Dẫn luận giáo trình Thi pháp học, Nxb ĐHSP TP. HCM
47. Đào Vũ (1993), Cái sân gạch, Nxb Hội Nhà văn, H.
48. Trần Đăng Suyền (2002), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Nxb Khoa học
Xã hội
49. Trần Ngọc Vương (Cb), Trần Hải Yến, Phạm Xuân Thạch, (2010), Giáo
trình văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ XX, Nxb ĐHQGHN.
50. Trần Quốc Vượng cb (2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.
51. Phùng Ngọc Kiếm (1999), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 19451975, Nxb ĐHQGHN
52. Nguyễn Như Ý cb (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, H.
B. Luận văn, luận án, tạp chí và trang web
53. Phan Thị Ngọc Hà (2013), Nông thôn thời kỳ đổi mới trong tiểu thuyết
Thần thánh và Bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn, Luận văn thạc sĩ Văn học,
ĐHKHXHNV, ĐHQGHN
54. Lê Thị Liên (2013), Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt
Nam sau năm 1986, Luận văn thạc sĩ văn học, ĐH KHXH & NV,
ĐHQGHN.

14


55. Phùng Thị Hồng Thắm (2011), Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi
mới (Qua một số tác phẩm đạt giải), Luận văn thạc sĩ văn học, ĐH
KHXH & NV, ĐHQGHN.
56. Hoàng Văn Tuân (2009), Nông thôn Việt Nam sau 1975 trong một số tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại, Luận văn thạc sĩ văn học, ĐH Vinh.
57. Phạm Ngọc Hiền (2013), Nhân vật đa diện trong Trên mảnh đất này của
Hoàng Văn Bổn, Tạp chí khoa học, Trường đại học Phú Yên, số 3
58. Dương Thị Kim Huệ (2012), Cái tôi tác giả trong bút kí Canada màu
phong đỏ, tạp chí Nhà văn, số 9

59. Hà Văn Lưỡng. Các kiểu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Một ngày
dài hơn thế kỷ của Aimatov, Tạp chí Sông Hương
60. Hoàng Cẩm Giang (2010), Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
đầu thế kỉ XXI, tạp chí Văn học, số 10
61. Hà Xuân Trường (1991), Có sự đổi mới thực sự trong văn học, Tọa đàm
văn học đổi mới và phát triển. Tạp chí Cộng sản số 12
62. Tôn Phương Lan (2001), Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi
thời kỳ đổi mới, Tạp chí văn học, số 09
63. />64. />65. />66. />67. />68. />
15


69. />70. />71. />72. />73.
74. />
16



×