Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

VẬN DỤNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về NGUYÊN tắc của mặt TRẬN dân tộc THỐNG NHẤT vào VIỆC đổi mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.12 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ



NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NGUYÊN TẮC CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC
THỐNG NHẤT VÀO VIỆC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ



NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NGUYÊN TẮC CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC
THỐNG NHẤT VÀO VIỆC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60.31.02.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Phạm Ngọc Anh

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Phạm Ngọc Anh. Các số liệu, tài liệu trích dẫn trong
luận văn là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn ngốc xuất xứ
rõ ràng. Công trình nghiên cứu của luận văn không trùng với các công
trình khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Hải Yến


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Ngọc Anh,
với tinh thần trách nhiệm và tấm lòng của một người Thầy đã hướng dẫn, chỉ dạy
và giúp đỡ em trên con đường nghiên cứu khoa học.
Xin cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN và Thầy, Cô giảng dạy các chuyên đề
trong quá trình học. Các anh, chị học viên cao học đã luôn động viên, giúp đỡ và
tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin được gửi tới gia đình, người thân và bạn bè lời biết ơn sâu

sắc vì sự quan tâm, thấu hiểu và sẻ chia.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 6
6. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 7
7. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 7
Chƣơng 1. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT
ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT ............................................. 8
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về tập hợp lực lƣợng, đại đoàn kết toàn
dân tộc ................................................................................................................ 8
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Mặt trận dân tộc thống
nhất trong cách mạng Việt Nam ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Mặt trận dân tộc thống nhất trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Mặt trận dân tộc thống nhất - hình thức tổ chức, tập hợp mọi lực lượng
cách mạng, yêu nước. .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Mặt trận dân tộc thống nhất - tổ chức đại diện cho lợi ích và nguyện vọng
chính đáng của nhân dân ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất theo tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông – trí và dưới sự lãnh
đạo của Đảng. ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Nguyên tắc hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động, bảo đảm đại đoàn

kết rộng rãi và bền vững....................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của các tầng lớp
nhân dân .............................................................. Error! Bookmark not defined.


1.3.4. Đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thực sự, chân thành; thân ái giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.4. Giá trị lý luận và thực tiễn của quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc
của Mặt trận dân tộc thống nhất ....................... Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Giá trị lý luận ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Giá trị thực tiễn .......................................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ
QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH ......... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
hiện nay .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Các nhân tố tác động đến quá trình đổi mới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
hiện nay .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Nhân tố quốc tế .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nhân tố trong nước .................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Một số quan điểm đổi mới tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong thời kỳ hiện nay. ................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Một số giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh ................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .............................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 12



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Trước lúc ra đi, Người đã để lại cho Đảng ta, nhân
dân ta những di sản vô giá và một trong những di sản đó là tư tưởng của
Người - tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam.“Cách mạng là sự
nghiệp chung của quần chúng, chứ không phải của riêng cá nhân anh hùng
nào” [39, 672.]. Cách mạng muốn thành công phải đoàn kết, đoàn kết tạo nên
sức mạnh vô địch. Trong đó, nổi bật là tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất. Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân
tộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi chung
chung, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, thành khẩu hiệu hành
động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó phải trở thành sức mạnh vật chất, một
lực lượng mạnh có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Việc đề xướng thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất không chỉ là sáng tạo
lớn, mà còn là một cống hiến lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
đối với dân tộc ta và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Kế tục vai trò lịch sử của các hình thức tổ chức Mặt trận trước đây, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính
trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân
tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực
tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam; không phân biệt quá khứ, thành
phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, ý thức hệ, ở trong nước hay ở nước ngoài;
miễn là tán thành mục tiêu chung là giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền
quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
1



hiện đại hóa đất nước vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh"; thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh"; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận dân tộc thống
nhất giữ vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Đó là khi nào
Mặt trận giữ vững nguyên tắc tổ chức, hoạt động của tổ chức và giương cao
ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết và phát huy
được sức mạnh của toàn dân tộc thì khó khăn mấy cách mạng cũng vượt
qua. Ngược lại, khi nào coi nhẹ yếu tố dân tộc, không quan tâm đúng mức đến
đại đoàn kết dân tộc, thậm chí phạm sai lầm trong việc thực hiện nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của tổ chức thì cách mạng Việt Nam gặp khó khăn.
Trong tình hình hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu bức xúc trong công
tác vận động và tập hợp quần chúng. Quá trình công nghiệp hóa đã và đang
tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống xã hội, tạo ra sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, sự biến đổi các tầng lớp nhân dân, các giai cấp xã hội, các
tệ nạn xã hội,…Đặc biệt, tác động mạnh đến khối đại đoàn kết dân tộc và Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam. Do những điều kiện khách quan của kinh tế, xã hội,
nhu cầu và lợi ích của hội viên đã thay đổi nhưng hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chưa kịp thay đổi. Trên thực tế, một bộ phận các tổ chức
cơ sở của Mặt trận Tổ quốc tồn tại hình thức, chưa có hoạt động đủ sức thu
hút quần chúng, hội viên, sinh hoạt chiếu lệ, tham gia miễn cưỡng, không ít
cán bộ không quan tâm, không muốn gắn bó với công tác Mặt trận,... gây ảnh
hưởng đến tính tích cực và niềm tin của nhân dân, hội viên. Mặt khác, cuộc
đấu tranh ở trong nước và trên thế giới không mất đi mà chuyển sang những
hình thức mới, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá ngày nay. Chúng ta có

2


thêm nhiều bạn mới, nhưng cũng xuất hiện những thế lực chống đối mới.
Chúng ta phải có phương thức đấu tranh mới, gắn đấu tranh với hợp tác để
cùng tồn tại và phát triển.
Chính vì lẽ đó mà vấn đề xây dựng Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã và đang
đặt ra những yêu cầu mới. Thực tiễn trên đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần giữ
vững và đẩy mạnh hơn nữa việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất vào bối cảnh mới
hiện nay của đất nước.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc của Mặt trận dân tộc thống nhất
vào việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện
nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tư tưởng xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất của Hồ Chí Minh là một
trong những tư tưởng quan trọng của Người và thể hiện tính khoa học, cách
mạng sâu sắc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Vấn đề này đã thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của rất nhiều học giả với các công trình, tác phẩm có liên
quan. Đó là tác phẩm “Một số suy nghĩ về việc nghiên cứu Mặt trận Tổ Quốc,
các đoàn thể và tổ chức xã hội”, in trong: Những vấn đề lý luận cơ bản về Mặt
trận, các đoàn thể và tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị, Hà Nội, 1993
của tác giả Vũ Minh Giang. Tác phẩm đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về
Mặt trận; vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam trong lịch
sử cách mạng và bối cảnh đất nước đổi mới. Tác phẩm đã đề cập đến vấn đề
xây dựng Mặt trận, tuy nhiên, chưa được nghiên cứu sâu, chưa chỉ ra những
yêu cầu đòi hỏi cần đổi mới nguyên tắc và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Tô Huy Rứa – Nguyễn Cúc – Trần Khắc Việt (CB) (2003): Giải pháp đổi

mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay,
3


Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm trình bày vị trí, vai trò của hệ
thống chính trị, trong đó có nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam. Tác phẩm chỉ ra thực trạng hoạt động của các thành phần của
hệ thống chính trị và đề cập đến nội dung đổi mới về nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên tác phẩm mới chỉ tiếp
cận theo bề rộng của vấn đề mà chưa đi sâu vào giải pháp cốt lõi nhằm nâng
cao hoạt động của hệ thống chính trị trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
là giữ vững Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kỷ yếu của Hội thảo khoa học quốc gia “Mặt trận dân tộc thống nhất Việt
Nam – Những chặng đường vẻ vang”. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập
Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(18/11/1930 – 18/11/2010), ngày 10/11 tại Hà Nội, do Ban Thường trực Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương,
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Kỷ yếu của
Hội thảo có 45 bài tham luận. Các bài tham luận tập trung phân tích, làm sâu
sắc hơn các nội dung về tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của
Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất
trong các giai đoạn của cách mạng Việt Nam và hiện nay. Đồng thời nêu lên
những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay, nhất là
đổi mới nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam.
Ngoài ra, còn có các bài viết được đăng trên báo, các tạp chí, tạp chí khoa
học chuyên ngành tiêu biểu như Tạp chí Mặt trận số 72(10/2009): “Từ kinh
nghiệm của Mặt trận dân tộc thống nhất trong lịch sử, suy nghĩ về đổi mới
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ngày nay” PGS.TS. Trần Hậu.
Tạp chí Mặt trận số 77(3/2010): “ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tiếp tục đổi

mới nội dung và phương thức hoạt động, thực sự đóng vai trò nòng cốt xây
dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc” của Ban biên tập Tạp chí Mặt trận.
4


Tạp chí Mặt trận số 85(11/2010): “Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn
dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” của tác giả Huỳnh Đảm (Ủy viên
Trung ương Đảng,Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam).
Một số chuyên đề giáo dục của Tạp chí Xây dựng Đảng như Chuyên đề
“Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
và các đoàn thể chính trị - xã hội”.
Thông qua tổng quan tài liệu nghiên cứu, với những nội dung cơ bản đã
được khái quát ở trên, có thể thấy phần nào nội dung đã được nghiên cứu liên
quan đến đề tài. Đã có những công trình nghiên cứu, những tác phẩm, bài viết
về Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, đổi mới tổ chức, hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam. Song, chưa có công trình nào đề cập nghiên cứu giá
trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất đối với sự đổi
mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Trong tình hình mới hiện nay nảy sinh rất nhiều yếu tố bất cập như
lợi ích chung, tính đồng thuận xã hội, hiệu quả của công tác Mặt trận, chức
năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam…Vậy, tư
tưởng Hồ Chí Minh cần được vận dụng như thế nào trong bối cảnh mới của
đất nước ta? Chính vì lẽ đó mảng nghiên cứu về vấn đề xây dựng Mặt trận
trong giai đoạn hiện nay và tính thực tiễn của quan điểm trên của Hồ Chí
Minh trong công tác xây dựng Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cần phải được
đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, làm rõ nội dung quan điểm của
Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất; đánh giá ý nghĩa lý luận, thực

tiễn của quan điểm đó và đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới tổ chức và
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay.

5


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất: trình bày cơ sở lý luận hình thành nên quan điểm Hồ Chí
Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Thứ hai: phân tích ý nghĩa của quan điểm Hồ Chí Minh về Mặt trận dân
tộc thống nhất đối với việc đổi mới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Thứ ba: đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc
Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của Mặt trận dân tộc thống nhất; thực trạng tổ chức, hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài giới hạn ở việc phân tích, làm rõ những
quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận
dân tộc thống nhất và thực trạng tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc
Việt Nam hiện nay (Chủ yếu là từ năm 2001 đến nay). Đề tài sử dụng các tư
liệu trong các công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố trong
những năm gần đây.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam hiện nay.
5.2. Phƣơng pháp

Đề tài sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, phương pháp
logic - lịch sử,..

6


Phương pháp tổng hợp: sử dụng phương pháp tổng hợp trong quá trình
tìm kiếm các thông tin, tài liệu liên quan; sắp xếp, phân loại chúng theo các
luận điểm liên quan đến nội dung chính của đề tài.
Phương pháp phân tích: trên cơ sở các thông tin và tài liệu liên quan đã
được tổng hợp, tiến hành nghiên cứu các vấn đề nhằm nêu bật được nội dung
chính của đề tài. Từ đó rút ra những nhận định, đánh giá cho đề tài.
Phương pháp logic – lịch sử: được sử dụng trong đề tài khi viện dẫn
những quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng về nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất. Qua đó, vận dụng quan điểm trên
vào công cuộc đổi mới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ thêm vị trí và vai trò quan trọng của tư tưởng
Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
- Luận văn góp phần phân tích và làm rõ những quan điểm của Hồ Chí
Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất và vận dụng vào công tác xây dựng Mặt
trận Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn bước đầu đề xuất một số phương hướng, giải pháp đổi mới tổ
chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay theo quan điểm
Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 7 tiết.

7



Chƣơng 1
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT
ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị
về việc thành lập “Hội Phản đế đồng minh” – hình thức đầu tiên của Mặt trận
dân tộc thống nhất, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước,
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc. Trải qua 84 năm đấu tranh cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những tên gọi và hình thức tổ chức khác
nhau phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng đã không
ngừng lớn mạnh và tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân thống
nhất thành một khối, tạo thành sức mạnh to lớn cho dân tộc trong sự nghiệp
đấu tranh giành độc lập, tự do và hạnh phúc.
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về tập hợp lực lƣợng, đại đoàn kết toàn
dân tộc
Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là
lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù. Chính vì vậy,
mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người
dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho
dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng
mạnh đến đâu.
Tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc để cứu nước, dựng nước trong xây
dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm của cha ông. Lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta là sự nối tiếp hàng ngàn năm những cuộc đấu tranh không
mệt mỏi chống hạn hán, bão lụt, chống chiến tranh xâm lược của các thế lực
ngoại xâm. Từ trong cuộc đấu tranh trường kỳ đó đã sớm nảy sinh và định
hình ý thức cộng đồng, ý thức tập thể, và cao hơn là ý thức dân tộc. Ý thức
8



này được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để tạo thành truyền thống
đoàn kết, nhân nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước.
Yêu nước - đoàn kết - nhân nghĩa với các thế hệ người Việt Nam đã trở
thành một tình cảm tự nhiên,
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
đã trở thành một triết lý nhân sinh:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Và trở thành phép ứng xử và tư duy chính trị:
“Nhà – Làng – Nước thống nhất,
Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”…
Những giá trị nhân bản sâu sắc và quý giá đó không chỉ được phản ánh
trong kho tàng văn học dân gian, mà còn được những người anh hùng dân tộc
(Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…) đúc kết, nâng lên
thành kinh nghiệm, thành phép trị nước và đánh giặc như “khoan thư sức dân
làm kế gốc sâu rễ bền”, “trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”, …
Đến thời cận đại, trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và
các thế lực phong kiến phản động, tay sai, một số nhà yêu nước tiền bối đã đề
xuất tư tưởng cứu nước, tiêu biểu nhất là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.
Những tư tưởng cứu nước, đặc biệt là tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc, lực
lượng quốc tế của hai cụ đã có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đi tìm đường
cứu nước và xây dựng đường lối cứu nước của Người.
Sau thất bại của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX, phong trào
yêu nước, chống Pháp của nhân dân ta đứng trước những khủng hoảng, bế tắc
lớn, trong dân chúng xuất hiện một số khuynh hướng dao động, bi quan, …
Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh kêu gọi mọi người tập hợp lại, tiến vào
9



cuộc đấu tranh mới với những phương thức mới. Tư tưởng yêu nước của hai
cụ Phan đều lấy chủ nghĩa yêu nước làm nền tảng, đồng thời lại có những sắc
thái khác nhau, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, đem đến cho phong trào yêu nước
chống Pháp đầu thế kỷ XX của nhân dân ta. Về phương diện tuyên truyền,
kêu gọi, tập hợp lực lượng yêu nước chống Pháp Phan Bội Châu đã viết nhiều
tác phẩm (Hải ngoại huyết thư, Việt Nam Quốc sử khảo...) cổ súy cho sự
đồng tâm, hợp lực, kêu gọi dân ta đoàn kết đứng lên cứu nước.
“Nghìn, muôn, ức, triệu người chung góp
Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà
Người dân ta, của dân ta
Dân là dân nước, nước là nước dân” [55, tr.228-229]
Theo cụ Phan Bội Châu, tất cả dân Việt đều là “cháu con một họ”, “chú
bác anh em”, đều có tài sản chung là giang sơn gấm vóc của ông cha để lại,
cho nên phải có trách nhiệm “chung nhau một lòng” mà giữ lấy. Có thể nói
trên phương diện đoàn kết dân tộc, Cụ Phan Bội Châu là một trong số ít người
Việt Nam có ý tưởng mới mẻ, đặt nhiệm vụ cứu nước thành trách nhiệm của
hàng triệu người. Năm 1906, trong Hải ngoại huyết thư, cụ Phan Bội Châu đã
nói tới “mười hạng người đồng tâm”, bao gồm: các nhà hào phú, cá quan lại
tại chức, các con nhà quyền quý, giáo đồ Thiên chúa giáo, lính tập, hội đảng,
thông ngôn, ký lục, bồi bếp, giới phụ nữ, con em các gia đình bị giặc tàn sát,
những người đi du học. Điều mới mẻ trong tư tưởng đoàn kết của cụ Phan Bội
Châu không chỉ là sự đồng tâm của mười hạng người nói trên, mà còn ở chỗ,
lần đầu tiên cụ Phan Bội Châu nhấn mạnh và hô hào đoàn kết giáo lương,
đoàn kết các tín đồ tôn giáo trên lập trường cứu nước, trên nguyên tắc tự do
tín ngưỡng.
Tuy nhiên, do những hạn chế của cá nhân và của lịch sử, tư tưởng đoàn
kết của cụ Phan Bội Châu không tránh khỏi những thiếu sót. Nói về lực lượng
10



yêu nước của dân chúng, Cụ chưa thấy được vai trò, vị trí của hai lực lượng
đông đảo và quan trọng nhất là nông dân và công nhân, khi đề cập đến các
hội, Cụ chưa nêu ra được một lý luận khoa học dẫn đường, chưa có đường lối
tổ chức hội một cách hệ thống, hoàn chỉnh,…Song, tư tưởng đoàn kết xuất
phát từ lòng yêu nước nhiệt thành của cụ Phan Bội Châu đã thức tỉnh và tập
hợp được nhiều người cứu quốc, đặc biệt là lớp người trẻ tuổi vào cuộc đấu
tranh chống Pháp vì độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh là một người sớm chịu ảnh
hưởng của cụ Phan Bội Châu, tuy nhiên Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu
nguyên vẹn những tư tưởng đó mà kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục
những điểm hạn chế, thiếu sót.
Thêm vào đó, tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà cách mạng lớn
trong khu vực, trên thế giới cũng là những cơ sở quan trọng giúp Hồ Chí
Minh hình thành tư tưởng về tập hợp lực lượng, đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đồng thời, bổ sung những khiếm khuyết để sáng tạo ra một chiến lược đại
đoàn kết trên lập trường vô sản. Hồ Chí Minh thường nhắc tới hai nhân vật
Tôn Dật Tiên và Mahatma Gandhi.
Tôn Dật Tiên là người tổ chức, lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi 1911,
người sáng lập Quốc dân đảng Trung Hoa và có một hệ tư tưởng được gọi là
chủ nghĩa Tôn Dật Tiên. Cốt lõi trong tư tưởng cách mạng của Tôn Dật Tiên
là sáng lập một tổ chức cách mạng (Quốc dân đảng), vũ trang cho đảng một
học thuyết (chủ nghĩa tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh
hạnh phúc) và tiến hành chủ nghĩa đó trong nhân dân, lãnh đạo cuộc đấu tranh
chống các thế lực đế quốc và quân phiệt. Về đoàn kết dân tộc, ông chủ trương
tập hợp 400 dòng họ trong cả nước không phân biệt giai cấp, chủ trương hợp
tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc để tạo thành một mặt trận dân tộc thống
nhất rộng rãi, ủng hộ công nông – lực lượng chiếm đa số trong nhân dân.

11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban nghiên cứu lịch sử Quân đội (1995), Hồ Chí Minh về Mặt trận dân
tộc thống nhất, Nxb Sự thật, Hà Nội.
3. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Tuyên giáo
Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2010),
Kỷ yếu của Hội thảo khoa học quốc gia “Mặt trận dân tộc thống nhất Việt
Nam – Những chặng đường vẻ vang”.
4. Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII,
(2014), Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh, đăng tải trên website điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, link:
/>5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 53, Nxb
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đỗ Mười (1998), Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà
nước của dân, do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
11. Đặng Xuân Kỳ (1997), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12


12. Đỗ Quang Tuấn (2006), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đinh Xuân Lý (Chủ biên) (2003), Một số chuyên đề về Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
16. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
17. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
18. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
19. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
20. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
21. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
22. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
23. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
24. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
25. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
26. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
27. Hồ Chí Minh (1977), Về Liên minh công- nông, NXb Sự thật, Hà Nội.
28. Hiến pháp 2013
29. Học viên Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Hồ Chí
Minh và các lãnh tụ của Đảng (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
với vận dụng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Quang Du (2008), “Hiệp thương dân chủ và
mối quan hệ giữa tập trung dân chủ với hiệp thương dân chủ trong tổ chức
Mặt trận”, Tạp chí Mặt trận, số 55.

31. Huỳnh Đảm (2010), “Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc để
xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”, Tạp chí: Mặt trận, số 85.
13


32. Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Thị Hiền Oanh (2004), “Bàn về tính đa dạng
và thống nhất trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”,
Tạp chí Mặt trận, số 18.
33. Hải Triều (2007), “Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11, tr.12-14.
34. Hoàng Việt ( 2010), “Về vai trò thành viên Mặt trận và tính độc lập của
các đơn vị, tổ chức là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Tạp chí Mặt
trận, số 77(3).
35. Hạnh Nguyễn (2008), “Về thành viên và việc phát huy vai trò thành
viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận, số 61.
36. Hà Thị Khiết (2010), “ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tiếp tục đổi mới
nội dung và phương thức hoạt động, thực sự đóng vai trò nòng cốt xây dựng
khối Đại đoàn kết toàn dân tộc”, Tạp chí Mặt trận, số 77(3).
37. Hoàng Việt (2010), “Về vai trò thành viên Mặt trận và tính độc lập của
các đơn vị, tổ chức là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Tạp chí
Mặt trận, số 77(3).
38. J. Nehru (1990): Phát hiện Ấn Độ, tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội

39. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Lê Mậu Hãn (2003), Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới
ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Lưu Văn Đạt (2009), “Về tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta thời kỳ đổi
mới”, Tạp chí Mặt trận, số 70(8).
42. Mạch Quang Thắng (CB) (2009), Hồ Chí Minh - Nhà cách mạng sáng

tạo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Nông Đức Mạnh (2004), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giương cao ngọn cờ
đại đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Mặt trận, số 15.
44. Nguyễn Khánh (2004), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần làm tốt vai
trò một tổ chức liên minh chính trị”, Tạp chí Mặt trận, số 17.
14


45. Nguyễn Khánh (2007), “Đổi mới tư duy về Mặt trận và công tác Mặt
trận”, Tạp chí Mặt trận, số 40.
46. Nguyễn Minh Phương (2008), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Tạp chí Lý
luận Chính trị, số 3.
47. Nguyễn Công Bình (1963), Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách
mạng Việt Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội.
48. Nguyễn Mạnh Cầm (2009), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đổi mới, tăng
cường và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong thời kỳ mới, Tạp chí
Mặt trận, số 71.
49. Nguyễn Thị Hiền Oanh (2005), Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội.
50. Nguyễn Thị Loan (2014), “Về thực hiện dân chủ qua kênh dân vận của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể”, Tạp chí Cộng sản, số 865.
51. Ngô Huy Tiếp (2013): Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân hiện nay,
26/6/2013.
52. Nguyễn Thị Lan (2012), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng sự đồng
thuận xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Nguyễn Thọ Ánh (2012), Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã
hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Phạm Thế Duyệt (2007), “Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Mặt trận, số 41.
55. Phan Bội Châu (1990): Toàn tập, tập 2. Nxb Thuận Hóa, Huế.
56. Phạm Hồng Chương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

15


57. Trần Hậu (2006), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân
tộc thống nhất trong tình hình mới”, Tạp chí Mặt trận, số 37.
58. Trần Hậu (2008), Góp phần nghiên cứu về Đại đoàn kết dân tộc, Nxb
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
59. Trần Hậu (2009), “Từ kinh nghiệm của Mặt trận dân tộc thống nhất
trong lịch sử, suy nghĩ về đổi mới Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ngày nay”,
Tạp chí Mặt trận, số 70(8).
60. Trần Ngọc Nhẫn (2008), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Mặt trận, số 61(11).
61. Tô Huy Rứa – Nguyễn Cúc – Trần Khắc Việt (chủ biên) (2003), Giải
pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Trần Bạch Đằng (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh – sinh khí của một học
thuyết, in trong tập Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 2, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
63. Trần Bạch Đằng (2006), “Đổi mới công tác Mặt trận – tìm đáp số
không đơn giản”, Tạp chí Mặt trận, số 33.
64. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2007), Đổi mới tổ chức và
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Tài liệu lưu hành nội bộ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (2010), Một số

nội dung cơ bản về công tác dân tộc của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
66. Tài liệu lưu hành nội bộ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (2010), Mặt trận
Tổ Quốc với công tác tôn giáo.
67. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2004), Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.

16


68. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2009), Báo cáo tổng
quan chuyên đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách và lực
lượng cộng tác viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.
69. Vũ Minh Giang (1993), Một số suy nghĩ về việc nghiên cứu Mặt trận Tổ
Quốc, các đoàn thể và tổ chức xã hội, in trong: Những vấn đề lý luận cơ bản về
Mặt trận, các đoàn thể và tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị, Hà Nội.
70. Vũ Dương Châu (2010), “Một số giải pháp tiếp tục đổi mới phương
thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận số 83,
tháng (9).
71. Vũ Văn Hiền – Đinh Xuân Lý (2004), Đổi mới ở Việt Nam tiến trình,
thành tựu và kinh nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
72. Viện nghiên cứu khoa học hành chính nhà nước (2004), Hệ thống
chính trị cơ sở thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

17




×