Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nhận diện những rào cản hạn chế khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các kết quả nghiên cứu khoa học ở ban tuyên giáo trung ương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.14 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ PHƢƠNG

NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN HẠN CHẾ
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƢƠNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ PHƢƠNG

NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN HẠN CHẾ
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƢƠNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60 34 72


Người hướng dẫn khoa học: GS,TS Đinh Xuân Dũng

Hà Nội, 2014
1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5
1. Lý do nghiên cứu ...................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 7
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................. Error! Bookmark not defined.
4. Phạm vi nghiên cứu.................................... Error! Bookmark not defined.
5. Mẫu khảo sát .............................................. Error! Bookmark not defined.
6. Vấn đề nghiên cứu...................................... Error! Bookmark not defined.
7. Giả thuyết nghiên cứu................................ Error! Bookmark not defined.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.
9. Kết cấu của luận văn.................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN HẠN CHẾ KHẢ NĂNG
ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO THỰC
TIỄN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Hệ khái niệm ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Nghiên cứu khoa học ........................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Kết quả nghiên cứu khoa học .......... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Công bố và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học ........... Error!
Bookmark not defined.
1.1.4. Rào cản............................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Vai trò của việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào
thực tiễn........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng ứng dụng các kết quả nghiên
cứu khoa học vào thực tiễn............................ Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Yếu tố chủ quan ................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Yếu tố khách quan ............................ Error! Bookmark not defined.
2


* Tiểu kết Chƣơng 1....................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC VÀO THỰC TIỄN Ở BAN TUYÊN GIÁO TRUNG
ƢƠNG................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực
tiễn ở Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới hiện nay .. Error! Bookmark
not defined.
2.1.1 Thực trạng hoạt động ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa
học ở Việt Nam hiện nay ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Thực trạng hoạt động ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa
học ở một số quốc gia trên thế giới hiện nayError!
Bookmark
not
defined.
2.2. Thực trạng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực
tiễn ở Ban Tuyên giáo Trung ƣơng .............. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực trạng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học ở Ban
Tuyên giáo Trung ƣơng hiện nay .............. Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Kết quả khảo sát về những rào cản hạn chế trong việc ứng dụng
các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn ở Ban Tuyên giáo Trung ƣơng
hiện nay ........................................................ Error! Bookmark not defined.
* Tiểu kết Chƣơng 2....................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: NHỮNG RÀO CẢN HẠN CHẾ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO THỰC TIỄN Ở

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƢƠNG ............. Error! Bookmark not defined.
3.1 Những vấn đề khó trong hoạt động nghiên cứu khoa học và trong
việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn ở Ban
Tuyên giáo Trung ƣơng ................................. Error! Bookmark not defined.
3.2 Nhận diện những rào cản, hạn chế trong việc ứng dụng các kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn ở Ban Tuyên giáo Trung ƣơng ................ Error!
Bookmark not defined.
3


3.2.1 Rào cản về mặt nhận thức................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Rào cản về mặt tâm lý ....................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Rào cản về cơ chế tài chính ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Rào cản về nguồn nhân lực ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.5 Rào cản về cơ sở hạ tầng kỹ thuật .... Error! Bookmark not defined.
3.2.6 Rào cản về mặt chính sách ................ Error! Bookmark not defined.
* Tiểu kết Chƣơng 3....................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 10
PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.

4


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển khoa học và
công nghệ (KH&CN), Đại hội IX, X, XI của Đảng tiếp tục khẳng định phát
triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,

là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt hội nhập về kinh tế và
KH&CN, nước ta đang đứng trước những khó khăn về chuyển đổi và xây
dựng những thể chế mới về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, sở hữu
trí tuệ, v.v... phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng này nếu không sớm
vượt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Trước những cơ hội và thách thức hiện nay, nếu không có những quyết
sách đột phá về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN,
những biện pháp mạnh mẽ tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy
cơ tụt hậu kinh tế và KH&CN ngày càng xa.
Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn ở nước ta
gặp không ít khó khăn hạn chế, cụ thể như:
Về phía các doanh nghiệp, do thiếu thông tin về khả năng hoạt động
ứng dụng và triển khai của các nhà khoa học trong nước, thiếu sự tin cậy đối
với các sản phẩm còn mang tính "nghiên cứu", chưa được thử nghiệm nên
chưa mạnh dạn tìm mua những thiết bị, công nghệ được sản xuất trong nước,
mà thường chọn phương án nhập khẩu thiết bị, công nghệ nước ngoài, tuy giá
cao nhưng bảo đảm, ít mạo hiểm và rủi ro hơn.
Về phía nhà khoa học, do thiếu điều kiện để triển khai các ý tưởng khoa
học, triển khai thực nghiệm, hoàn thiện công nghệ từ các đề tài nghiên cứu và
thiếu kinh phí để triển khai, thiếu thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, nên
hoạt động nghiên cứu chưa sát với nhu cầu của thực tế sản xuất, chưa tạo

5


được lòng tin đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu
chưa được thương mại hóa.
Về phía nhà quản lý, do trong khâu tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN đầu
vào còn mang nặng tính hành chính áp đặt từ trên xuống dưới (top – down)

theo cơ chế “xin – cho”, nên phần lớn đề tài, dự án chưa xuất phát từ những
nhu cầu đòi hỏi của thực tế sản xuất hay từ những vấn đề của doanh nghiệp.
Bởi vậy, những thành tựu được tạo ra từ kết quả các đề tài, dự án không được
các tổ chức, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp sử dụng mua bán. Hơn nữa,
chúng ta chưa có được một chính sách hay một chiến lược cụ thể hỗ trợ các
nhà khoa học cũng như các tổ chức, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp để các
kết quả nghiên cứu đến với thực tế, qua đó thương mại hóa, xã hội hóa chúng.
Thực tế cho thấy, chúng ta mới chỉ quan tâm làm sao để các đề tài, dự án cho
ra được kết quả, còn việc kết quả đó đến với thực tế sản xuất như thế nào thì
còn thả nổi hoặc chỉ dừng lại ở những giải pháp mang tính tuyên truyền,
khuyến khích một cách hình thức... Trong khi, từ kết quả nghiên cứu của các
đề tài, dự án tới việc áp dụng thực tế còn một khoảng cách khá xa.
Không chỉ ở Ban Tuyên giáo Trung ương việc ứng dụng các kết quả
nghiên cứu khoa học vào thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế do những rào cản
thuộc về bản tính cố hữu của hoạt động nghiên cứu khoa học mà còn thuộc về
cơ chế quản lý, cách cư xử với kết quả khoa học,.v.v…
Ban Tuyên giáo Trung ương là một cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ của
Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từ thực tiễn và yêu cầu công tác, Ban
Tuyên giáo Trung ương đòi hỏi các kết quả nghiên cứu khoa học phải có tính
thực tiễn, tính xã hội và khả năng ứng dụng vào đời sống sinh hoạt của nhân
dân. Từ đó, Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện tốt hai chức năng tham
mưu và chuyên môn - nghiệp vụ của mình. Đề tài luận văn “Nhận diện những
rào cản hạn chế khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các kết quả nghiên cứu
khoa học ở Ban Tuyên giáo Trung ương hiện nay” nhằm chỉ ra đâu là những
rào cản hạn chế thuộc về bản chất cố hữu trong hoạt động nghiên cứu khoa
6


học, đâu là khó khăn, rào cản thuộc về cơ chế, chính sách quản lý của nhà
nước và hạn chế đặc thù của Ban Tuyên giáo Trung ương. Trên cơ sở nhận

diện những rào cản đó, luận văn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị góp phần
nâng cao khả năng ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học của Ban
Tuyên giáo Trung ương vào thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học cũng luôn luôn có những rào
cản, hạn chế vì hoạt động nghiên cứu khoa học luôn mang tính rủi ro khi ứng
dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Những nghiên cứu liên quan đến tình hình hoạt động và thực hiện
nhiệm vụ chính trị của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ban Tuyên giáo Trung ương đã có nhiều các nghiên cứu sâu về đổi mới
phương thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nghiên cứu nâng cao
chất lượng, đổi mới hoạt động,….
- Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội “Tăng cường và
nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp định tính trong nghiên cứu dư luận
xã hội, phục vụ công tác tuyên giáo của Đảng” từ tháng 3/2012 đến tháng
3/2013 đề cập đến hiệu quả sử dụng phương pháp định tính trong ngiên cứu
dư luận xã hội. Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng hạn chế trong hoạt động
nghiên cứu khoa học phục vụ công tác tuyên giáo của Đảng.
- Nghiên cứu của Văn phòng của Ban Tuyên giáo Trung ương “Đổi
mới quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, văn bản của Ban Tuyên giáo Trung
ương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới” từ tháng 3/2010 đến tháng 3/2011,
nghiên cứu này đã nghiên cứu thực trạng hoạt động tác nghiệp và nghiệp vụ
của Ban Tuyên giáo Trung ương. Những khó khăn hạn chế trong quá trình
tiếp nhận, xử lý thông tin và ban hành văn bản của Ban Tuyên giáo Trung
ương cũng được đề cập, từ đó nghiên cứu đề xuất đổi mới phương thức xây
dựng và xử lý thông tin của Văn phòng.

7



- Đề án của Trung tâm Nghiên cứu khoa học, Nghiệp vụ và Tư liệu
“Thực trạng và những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư
liệu, thư viện phục vụ công tác tham mưu của Ban Tuyên giáo Trung ương” ,
từ tháng 3/2008 đến tháng 3/2009, trong nghiên cứu này cũng đã đề cập đến
các hoạt động, khó khăn, hạn chế của Ban Tuyên giáo Trung ương và đề ra
một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin thư viện
phục vụ nhiệm vụ chính trị.
- Đề tài nghiên cứu của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường “Nâng
cao chất lượng công tác tham mưu về khoa học xã hội của Ban Tuyên giáo
Trung ương phục vụ sự nghiệp đổi mới của Đảng” từ tháng 3/2008 đến tháng
3/2009, kết quả nghiên cứu cho thấy những khó khăn, hạn chế trong công tác
tham mưu về khoa học xã hội. Nghiên cứu cũng đưa ra những đề xuất có tính
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn và nghiên cứu
khoa học phục vụ xây dựng đường lối chỉ đạo của Đảng.
- Nghiên cứu khoa học của Vụ Khoa học xã hội “Đổi mới công tác
tham mưu, chỉ đạo và quản lý các chương trình khoa học xã hội cấp Nhà
nước trong giai đoạn hiện nay” từ tháng 3/2007 đến tháng 3/2008, nhóm
nghiên cứu đã đưa ra phân tích những mặt mạnh và chỉ ra những hạn chế khó
khăn trong công tác quản lý khoa học thuộc chương trình khoa học xã hội cấp
Nhà nước. Nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những tồn
tại hạn chế hiện nay trong hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc chương trình
khoa học xã hội.
- Đề tài thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương có tên “Đánh giá hiệu quả
đề tài, đề án khoa học các ban Đảng giai đoạn 2001 – 2005, đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng các đề tài, đề án trong thời gian tới” của tác giả
Nguyễn Văn Hòa. Đề tài đã có những đánh giá xác đáng về hiệu quả của các
đề tài, đề án; tuy nhiên đó là đánh giá các đề tài, đề án khoa học của các ban
đảng chỉ trong giai đoạn 2001 – 2005.

8



Có thể nói, trong các báo cáo kết quả hoạt động khoa học của Hội đồng
Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Hội đồng khoa học của Ban
Tuyên giáo Trung ương đều có đánh giá những hạn chế trong đó có việc ứng
dụng các kết quả nghiên cứu khoa học còn thấp. Tuy vậy, đây cũng chỉ là
đánh giá khái quát, chưa có những căn cứ khoa học hoặc nghiên cứu đánh giá
cụ thể.
Những nghiên cứu khác liên quan đến rào cản hạn chế trong việc ứng
dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
Đề tài khoa học với chủ đề “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong việc áp
dụng các kết quả nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải
Dương)” của tác giả Phạm Văn Bình. Luận văn tập trung tìm hiểu những khó
khăn, hạn chế trong việc áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học trong
phạm vi tỉnh Hải Dương thông qua khảo sát thực tế các đề tài nghiên cứu
khoa học trong phạm vi 5 năm (1997-2005), từ đó nêu bật lên những nguyên
nhân mà các đề tài/dự án không được áp dụng và không được nhân rộng.
Đề tài nghiên cứu chủ đề“Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận
trong chuyển giao công nghệ ở miền núi bằng mô hình trình diễn” của tác giả
Trần Văn Đoài (2012). Luận văn đã chỉ ra các rào cản hạn chế khả năng tiếp
nhận trong chuyên giao công nghệ ở miền núi và đưa ra giải pháp là dùng mô
hình trình diễn. Tuy nhiên nội dung của luận văn đề cập thuộc về lĩnh vực
công nghệ.
Bài viết của GS Hoàng Tụy “Thưa Bộ trưởng, khoa học đang đi về
đâu?” đã chỉ ra thực trạng các đề tài, dự án có hiện tượng “cất ngăn kéo” một
cách rất lãng phí. Giáo sư Hoàng Tụy cũng nêu ra một số rào cản, hạn chế
trong công tác nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay.
Trên trang thông tin điện tử, tác giả Trà My có bài viết “Hành chính
hóa hệ thống tài chính cho khoa học: Có tạo ra rào cản của sáng tạo”,
Bài viết đã chỉ ra một trong những lý do để khoa học và công nghệ

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Bình (2007), Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong việc áp
dụng các kết quả nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải
Dương), Luận văn thạc sỹ Quản lý Khoa học và Công nghệ
2. Bộ Tài Chính và Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư
44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 thông tư liên tịch hướng dẫn
định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa
học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
3. Bộ Tài Chính và Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư
93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006, thông tư liên tịch hướng dẫn
chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân
sách nhà nước
4. Chính phủ, Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 về hoạt
động thông tin khoa học và công nghệ
5. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
6. Vũ Cao Đàm (2007), Đánh giá nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội
7. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
8. Trần Văn Đoài (2012), Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận
trong chuyển giao công nghệ ở miền núi bằng mô hình trình diễn, Luận văn
thạc sỹ Quản lý Khoa học và Công nghệ
9. Thịnh Giang, Nguyễn Minh Phong - Để nâng cao hiệu quả nghiên
cứu khoa học trong các cơ quan Đảng - Thông tin khoa học của Hội đồng
khoa học các cơ quan Đảng Trung ương , số 1(09) tháng 11 năm 2013.
10. Dương Phú Hiệp, Bài giảng chuyên đề Công tác tham mưu về khoa

học xã hội (bao gồm cả khoa học chính trị)
10


11. Nguyễn Văn Hòa, Đánh giá hiệu quả đề tài, đề án khoa học các
ban Đảng giai đoạn 2001 – 2005, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các
đề tài, đề án trong thời gian tới, Đề tài thuộc Ban Khoa giáo Trung ương
12. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Báo cáo tổng
kết công tác năm 2012, phương hướng nhiệm vụ chủ yếu năm 2013
13. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Kỷ yếu Hội thảo
“Đổi mới công tác quản lý và nghiên cứu khoa học của Hội đồng khoa học
các cơ quan Đảng Trung ương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa
XI)” tháng 5/2013
14. Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Thông tin khoa
học số 1(09) tháng 1/2014 và số 2(11) tháng 4/2014
15. Trà My - Hành chính hóa hệ thống tài chính cho khoa học: Có tạo
ra

rào

cản

của

sáng

tạo,

/>
hoc/327086/co-tao-ra-rao-can-cua-sang-tao

16. Thái Ngọc – Khoa học Việt Nam không qua nổi sân nhà />17. Phùng Văn Quân - Làm sao để nghiên cứu ứng dụng thực tế nhiều hơn
/>04:08-10/07/2013

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật
Khoa học và Công nghệ số 21/2000/QH
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật
Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13
20. Nguyễn Thị Thu Sương - Ảnh hưởng cơ chế, chính sách quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ đến chất lượng khả năng ứng
dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp />ebc3%2D9669%2D400e%2Db5fd%2D9e63a89949f0&ID=1427
ngày 12/7/2014
11

cập

nhật


21. Quốc Thanh - Kết quả nghiên cứu “trùm mền”: Rủi ro hay lãng
phí?

cập

nhật

31/10/2003,

/>
truong/6987/ket-qua-nghien-cuu%C2%A0-trum-men--rui-ro-hay-langphi.html
22. Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Khoa học và

công nghệ thế giới – Xu thế và chính sách những năm đầu thế kỷ XXI (2004),
Hà Nội
23.

Trường

Đại

học

Mỏ

-

Địa

chất,

/>24. GS Hoàng Tụy - Thưa Bộ trưởng, khoa học đang đi về đâu? - cập
nhật ngày 22/3/2006, />25. Lê Văn Út - Thái Lâm Toàn - Hơn 9.000 giáo sư sao không có
bằng sáng chế? />26. Lê Văn - Có phải các nhà khoa học Việt không biết nghiên cứu? 01/8/2014

12



×