Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về phòng chống tham ô và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.21 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KIỀU THỊ YẾN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM Ô
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KIỀU THỊ YẾN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM Ô VÀ
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số : 60.31.20.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG

Hà Nội – 2015



LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các Thầy, Cô giáo - những
người đã tận tình truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em
nghiên cứu và rèn luyện trong suốt 2 năm qua tại Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy giáo – PGS. TS.
Phạm Hồng Chương, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
luận văn này!
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp Cao học Hồ
Chí Minh 2012, những người giúp em ngày càng trưởng thành hơn, là nguồn
động lực để em không ngừng cố gắng, phấn đấu để đạt được những thành
công bước đầu trong học tập, nghiên cứu cũng như trên con đường sự nghiệp
sắp tới!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KIỀU THỊ YẾN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực; những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KIỀU THỊ YẾN



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

:

Ban Chỉ đạo

CNXH :

Chủ nghĩa xã hội

PCTN :

Phòng, chống tham nhũng

MTTQ :

Mặt trận Tổ quốc

MTTW:

Mặt trận Trung ương

HTCT :

Hệ thống chính trị

XHCN :

Xã hội chủ nghĩa



MỤC LỤC
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. ...................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............... Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................ Error! Bookmark not defined.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứuError!

Bookmark

not

defined.
6. Đóng góp của luận văn.................................. Error! Bookmark not defined.
7. Kết cấu của đề tài. ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM Ô

1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham ô ... Error! Bookmark not defined.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống tham ôError!

Bookmark

not

defined.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô trong thực tiễn ............ Error!
Bookmark not defined.
Chương 2: ĐẢNG TA VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG
CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG HIỆN NAY


2.1. Nhân tố tác động đến tình hình tham nhũng và những biểu hiện của
tham nhũng ở nước ta hiện nay ....................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta theo tư
tưởng Hồ Chí Minh ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống
tham nhũng ở nước ta hiện nay ....................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 5

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô là bộ phận hợp thành quan trọng
của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng
chế độ xã hội mới ở nước ta. Trong quá trình tìm đường cứu nước đến thời kỳ
trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều bài
báo, phóng sự tố cáo, vạch trần nạn tham ô, nhũng lạm trong chế độ thực dân
nhằm thức tỉnh quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh đánh đổ chế độ đó,
xây dựng chế độ mới tốt đẹp hơn.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trực tiếp lãnh đạo quá trình
xây dựng xã hội mới ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh không lúc nào lơi lỏng
cuộc đấu tranh chống tệ tham ô để xây dựng, củng cố, hoàn thiện nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Người đã sớm nhận diện ra căn bệnh hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ làm
cho những người có chức có quyền dễ bị tha hóa, biến chất, không còn là
“đầy tớ của nhân dân”, làm cho nhân dân mất niềm tin và bất bình. Hơn một
tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, trong Thư gửi Ủy ban các kỳ, tỉnh,

huyện và làng. Người đã vạch ra một số hành vi tham ô, nhũng lạm mà công
chức nhà nước dễ mắc phải như tham ô của công, đục khoét của dân, ăn hối lộ
và đi đôi với những căn bệnh này là: làm việc trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư
túng, chia rẽ, kiêu ngạo, bè phái quan liêu, địa phương chủ nghĩa, hẹp hòi,
quân phiệt,v.v..
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
cũng như xây dựng CNXH ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chú ý
đến chống tham ô, nhũng lạm. Sự thống nhất tuyệt đối giữa nói và làm, kiên
quyết đấu tranh chống tham ô, nhũng lạm và tự mình nêu tấm gương sáng
nhất về đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” đã làm
nên nét độc đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chống tham ô,
nhũng lạm nói riêng. Nét đặc sắc và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
1


Minh về chống tham ô vẫn còn nguyên giá trị và nó đang được Đảng, Nhà
nước ta vận dụng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong giai
đoạn hiện nay.
Có thế nhận thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau gần 30 năm đổi
mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và ngoại giao. Những thành tựu
này đã ra tạo thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam trước những cơ
hội phát triển mới.
Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ của chúng ta trong 5 năm tiếp
theo là tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo nền tảng để đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đứng trước nhiệm vụ to lớn đó, Đảng ta phải không ngừng nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường
đã gây ra sự thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống

trong xã hội. Tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân ở một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra hết sức nghiêm trọng, kéo dài, làm suy
giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và là một nguy cơ lớn, liên quan đến
sự tồn vong của chế độ và sự lãnh đạo của Đảng.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta chỉ rõ:
“Công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu,
tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức
tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội”[21,172]. Đồng thời,
Đảng ta khẳng định: “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí là nghiêm trọng”[21,185].
Trước tình hình nghiêm trọng và phức tạp trên, phải tiến hành cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả nhằm giữ vững sự lãnh đạo của

2


Đảng, bảo vệ chế độ. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó phải trở về
với tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Với những nhận thức trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
phòng, chống tham ô và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay” cho luận văn thạc sỹ Hồ Chí Minh học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học được xuất bản có liên quan đến
đề tài như:
- Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2002) : Từ thụ yếu quy - Bàn về nạn hối
lộ và đức thanh liêm của người xưa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. Trong
cuốn sách này, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam dịch và giới thiệu với bạn đọc
một phần trong “Từ thụ yếu quy” của Đặng Huy Trứ khi ông đề cập đến
những nguyên tắc chủ yếu của việc không nhận và nhận. Cuốn sách như một

lời tri ân với tiền nhân trong việc giữ gìn những di sản quý báu trong lịch sử
dân tộc, nhưng quan trọng hơn cả cuốn sách là những bài học sâu sắc về tư
cách của một người làm quan, về đức thanh liêm và phải luôn đấu tranh chống
lại tệ tham nhũng, hối lộ - kẻ thù thường trực và vô cùng nguy hiểm đối với
sự tồn vong của chế độ xã hội và cuộc đấu tranh chống lại nó là vô cùng gian
khổ và đòi hỏi sự kiên trì của nhiều thế hệ...
- Hồng Vĩ (2004): Các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã phản ánh cụ thể tình hình tham
nhũng ở Trung Quốc, phân tích nguyên nhân và kinh nghiệm chống tham
nhũng ở các địa phương, ban ngành ở Trung Quốc.
- Bùi Mạnh Cường (2005): “Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề chống
tham nhũng”, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. Cuốn sách sưu tầm và tập hợp
các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề tham ô,
nhũng lạm gắn với từng giai đoạn trong quá trình hoạt động của Người. Đồng
thời, tác giả khẳng định cần có sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào luật
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
3


- Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) (2006): Nâng cao đạo đức cách mạng,
chống chủ nghĩa cá nhân một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận và
chính trị, Hà Nội. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề về lý luận về
nâng cao đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ đảng
viên; phân tích thực trạng đạo đức cách mạng và chủ nghĩa cá nhân trong cán
bộ, đảng viên hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức
cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ đảng viên thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phạm Xuân Sơn – Phạm Thế Lực (đồng chủ biên) (2008): “Nhận diện
tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay”. Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận và thực

tiễn để nhận diện quan tham và thiết lập các biện pháp phòng chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, có những bài viết trên các báo, tạp chí như:
- TS. Vũ Thị Nhài “Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc chống tham ô, lãng phí
và bệnh quan liêu”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 – 2006, trang 7, 8;
- Nguyễn Quốc Bảo “Hồ Chí Minh bàn về thực hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7 – 2006, trang 16;
- Lê Thế Lạng “Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sửa đổi lối
làm việc”, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 4 - 2006, trang 16;
- Nguyễn Như Trúc: “Thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ
nghĩa cá nhân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí hiện nay”, Tạp chí
Tư tưởng – Văn hóa, số 3 – 2007, trang 30;
- PGS.TS Bùi Đình Phong “Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống tham
nhũng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10 - 2007;
- TS. Trần Minh Trưởng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy quyền làm
chủ của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng”, Tạp chí Lý
luận chính trị, số 6 – 2010, trang 14;

4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Minh Anh: “Lại bàn về khái niệm tham nhũng và dấu hiệu đặc trưng của
tham nhũng”, Tạp chí: Thanh tra, số: 9/2001.
2. GS. Hoàng Chí Bảo: “Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay –
vấn đề và giải pháp”, Tạp chí: Triết học, số: 263/2013.
3. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) (2006): “Nâng cao đạo đức cách mạng,
chống chủ nghĩa cá nhân một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb. Lý
luận chính trị, Hà Nội.
4. Báo điện tử Ban nội chính Trung ương: tình hình, kết quả công tác phòng,

chống tham nhũng năm 2013 đến nay; phương hướng, nhiệm vụ công tác
thời gian tới, ngày 15 tháng 5 năm 2014.
5. Bùi Mạnh Cường (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề tham nhũng,
Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.
6. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: văn bản quy phạm pháp luật về
phòng chống tham nhũng, ngày 15 tháng 3 năm 2013.
7. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(2013), Nghị định số 59/2013/NĐ – CP ngày 17/6/2013, Quy định chi tiết
một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.
8. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(2012), Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 6/12/2012, Chương trình hành
động thực hiện Kết luận 21 – KL/TƯ ngày 25/5/2012 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về “ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012 – 2016.
9. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(2009): Nghị quyết số 21/NQ –CP ngày 12/5/2009, Chiến lược quốc gia
phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
10. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: tăng cường
phối hợp trong thông tin phòng, chống tham nhũng, ngày 29 tháng 12 năm 2009.

5


11. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: pháp lệnh số
03/1998/PL – UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chống tham nhũng.
12. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), tài liệu học tập chuyên đề Tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô,
lãng phí, quan liêu, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Bộ giáo dục và đào tạo – Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
(1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb.Văn hóa – Thông tin.
15. Nguyễn Hữu Dũng: “Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí:
Nghiên cứu Kinh tế, số 4/1999.
16. Nguyễn Thị Doan: “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh
quan liêu theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí: Cộng sản, số: 20/2002.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp
hành TW khóa IX, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp
hành TW khóa X, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp
hành TW khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban
chấp hành TW khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các bộ môn
khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6


24. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2002): “ Từ thụ yếu quy – Bàn về nạn hối
lộ và đức thanh liêm của người xưa”. Nxb. Văn hóa thông tin Hà Nội.
25. Tiến sỹ Nguyễn Thọ Khang (2010), Một số tác phẩm chọn lọc của Hồ
Chí Minh (phục vụ cho việc nghiên cứu học phần: Tác phẩm Hồ Chí
Minh và Văn kiện Đảng cộng sản), Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học

viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.
26. Trần Văn Kiên: “Phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính” của cán bộ, đảng
viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí: Cộng sản, số: 12/2003.
27. Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học (2013), “Bàn về những giải pháp
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
28. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (1980), Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí,
chống bệnh quan liêu, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

7


44. GS.TS.Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS. Nguyễn Hoà Bình, TS. Bùi Minh
Thanh (chủ biên) (2007), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế
giới, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
45. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Báo điện tử Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: Đặc điểm tham nhũng ở Việt Nam.
47. Ngô Thị Thu Ngà: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính,
chống tham ô, lãng phí, quan liêu và công tác đấu tranh chống tham
nhũng hiện nay”,Tạp chí: Lý luận chính trị và Truyền thông, số: 1,2/2010.
48. Quốc hội (2012), Luật số 27/2012/QH13 ngày 23/11/2012, Bổ sung một
số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.
49. Quốc hội (2013), Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng,
chống tham nhũng năm 2013, ngày 17 tháng 10 năm 2013.
50. Nguyễn Văn Quyền (2005), Một số văn bản của Đảng về phòng, chống
tham nhũng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Dương Trung Quốc (2002): “Tham nhũng và chống tham nhũng trong
lịch sử”, Tạp chí Xưa & Nay, số 119.
52. TS. Nguyễn Quốc Sửu: “Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống
tham nhũng trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 6/191.
53. Hồ Sơn và Dương Phong (tuyển chọn và giới thiệu) (2009), Ba năm thực
hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
và một số bài thi chung khảo, Nxb. Lao động, Hà Nội.
54. PGS.TSKH Phan Xuân Sơn, ThS. Phạm Thế Lực (đồng chủ biên) (2008),
Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
55. Thanh tra Chính phủ (2011), Giới thiệu chiến lược quốc gia về phòng,
chống tham nhũng đến năm 2020, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56. Báo điện tử Thanh tra Chính phủ: Báo cáo của Ủy ban tư pháp về tình
hình tham nhũng năm 2010, ngày 6 tháng 10 năm 2010.
8


57. Báo điện tử Thanh tra Chính phủ: Tổng kết công tác thanh tra 2011 và
triển khai nhiệm vụ năm 2012, ngày 12 tháng 2 năm 2012.

58. Báo điện tử Thanh tra Chính phủ: Báo cáo công tác thanh tra 2012 và
triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới, ngày 27 tháng 10 năm 2012.
59. Báo điện tử Thanh tra Chính phủ: phiên họp thứ 5 Ban chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng, ngày 09 tháng 7 năm 2014.
60. Dương Quỳnh Thi (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào tiết kiệm,
chống tham ô, lãng phí, Nxb. Lao động, Hà Nội.
61. Nguyễn Huy Tần: “Thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Góp phần nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh chống tham nhũng trong lực lượng công an
nhân dân”, Tạp chí: Nghiên cứu trao đổi, số: 11/2003.
62. Lê Trọng:“Bàn về cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta”, Tạp chí:
Cộng sản, số: 21/2001.
63. Đỗ Nhật Tân: “Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng”, Tạp chí: triết
học, số 10/2007.
64. PGS. Trần Minh Trưởng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy quyền làm
chủ của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng”, Tạp chí:
Lý luận chính trị, số: 6/2010.
65. Nguyễn Như Trúc: “Thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ
nghĩa cá nhân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí hiện nay”, Tạp
chí: Công tác tư tưởng – văn hóa, số: 3/2007.
66. Nguyễn Thị Vân: “Bệnh quan liêu – nguyên nhân và cách phòng chống theo
chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí: Lý luận chính trị, số: 9/2010.
67. Hồng Vĩ (2004): “Các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc”,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Viện ngôn ngữ học (1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm
từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.

9




×