Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Bài giảng chi tiết môn CTXH với gia đinh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.9 KB, 93 trang )

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC KHOA
TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh

ThS. Bùi Văn Vân

1


ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIA ĐÌNH
Số tín chỉ: 03 (03 lý thuyết)
Bộ môn/Khoa phụ trách: Tổ Công tác xã hội
Mã số học phần: 320172
Dạy cho các ngành: Cử nhân Công tác xã hội
1. Mô tả học phần:
Học phần giới thiệu bản chất của hôn nhân và gia đình, những đặc điểm
trong hôn nhân và gia đình người Việt Nam; các giai đoạn phát triển của gia đình,
các vấn đề thường gặp trong các gia đình người Việt; Các lý thuyết tiếp cận, tiến
trình trợ giúp gia đình và các kỹ năng kỹ thuật làm việc với gia đình.
2. Môn học trƣớc: Nhập môn CTXH; CTXH với cá nhân
3. Môn học tiếp theo: Các học phần chuyên ngành CTXH
4. Mục tiêu của học phần
Sau khi kết thúc môn học, người học có thể:
- Về kiến thức: người học phân tích được vai tr của hôn nhân và gia đình;
các giai đoạn phát triển của gia đình; văn hóa gia đình Việt Nam; ngu n gốc, các
yếu tố ảnh hưởng đến gia đình; trình bày được các lý thuyết tiếp cận trong CTXH
với gia đình, tiến trình và kỹ năng can thiệp trong CTXH với gia đình.
- Về kỹ năng: sinh viên có thể nhận diện, phân tích, đánh giá các vấn đề của


gia đình thân chủ, t đó xây d ng kế hoạch can thiệp và tư vấn các dịch vụ h trợ
phù hợp.
- Về thái độ: người học ý th c được vai tr của nhân viên CTXH trong quá
trình tác nghiệp, có thái độ đúng m c và chuyên nghiệp khi làm việc.
5. Phƣơng pháp đánh giá học phần:
 Bài kiểm tra: 20%
 Thảo luận nhóm, bài tập: 20%
2


 Thi cuối kỳ: 60%
6. Tài liệu học tập
Lê Thị Lâm (2015). “Tập bài giảng Công tác xã hội với gia đình”. Trường
ĐHSP Đà Nẵng
[1]

Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Lê Trang (2011). “Bài giảng Công tác
xã hội với gia đình và trẻ em”. Trường ĐH Lao động – Xã hội.

[2]

Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Xuân Mai (2014). “Giáo trình Công tác xã hội
với cá nhân và gia đình”. NXB Lao động – Xã hội.

7. Nội dung chi tiết
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIA
ĐÌNH
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIA ĐÌNH
1. Khái niệm về gia đình và phân loại gia đình
1.1. Khái niệm gia đình

Trong dân tộc Việt Nam nói chung và người Việt nói riêng, gia đình là phạm
trù xã hội để chỉ một cộng đ ng nhỏ, một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở hôn
nhân và huyết thống; một đơn vị xã hội, một tế bào xã hội; một mắt xích trong
chu i liên hệ cá nhân-gia đình-làng-nước; một thiết chế xã hội cơ bản; một đơn vị
đạo đ c, văn hoá, tín ngưỡng. Gia đình là một khái niệm mở, tùy địa v c, tộc
người, lịch sử hay tùy góc độ quan tâm khác nhau mà có những cách định nghĩa
khác nhau.
Dưới góc độ pháp luật, gia đình được xem là một thiết chế xã hội d a trên
cơ sở kết hợp những thành viên khác giới thông qua hôn nhân để th c hiện các
ch c năng của nó. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm
và quyền l c, giữa họ có s ràng buộc có tính pháp lý được nhà nước th a nhận và
bảo vệ.

3


Theo luật hôn nhân gia đình “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với
nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh
các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau”.
Gia đình được xem như là một nhóm người liên kết với nhau bởi mối quan
hệ thân thuộc máu mủ, họ hàng. T n tại gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng. Gia
đình hạt nhân là gia đình chỉ có hai thế hệ bao g m bố mẹ và các con. Gia đình mở
rộng là gia đình có nhiều thế hệ như ông bà, bố mẹ, con cái và cháu chắt…Cấu trúc
của gia đình thay đổi cùng với những biến đổi của xã hội. Trong xã hội hiện đại,
loại hình gia phổ biến là gia đình hạt nhân.
Như vậy, khi bàn về khái niệm gia đình, người ta đề cập tới một nhóm xã
hội có mối quan hệ tương tác nhưng điểm khác biệt so với các nhóm xã hội khác là
ở mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay con nuôi và thường có liên quan về tài
chính.
1.2. Phân loại gia đình

Có nhiều cách để phân loại gia đình, tuy nhiên trong tài liệu này gia đình sẽ
được phân loại d a vào quy mô gia đình và d a vào chất lượng và khả năng gánh
vác vai tr của gia đình.
D a vào quy mô, gia đình có thể được phân loại như sau:
Gia đình nhỏ - gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân
Là nhóm người thể hiện mối quan hệ của ch ng và vợ với các con, hay là
mối quan hệ của một người vợ hoặc một người ch ng với các con. Do vậy, cũng có
thể có gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ. Gia đình nhỏ đầy đủ là
loại gia đình ch a trong nó đầy đủ các mối quan hệ (ch ng, vợ, các con); ngược
lại, gia đình nhỏ không đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan
hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ t n tại quan hệ giữa người vợ với người ch ng hoặc
mối quan hệ của người bố hoặc người mẹ với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia

4


đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai
và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển.
Gia đình lớn- gia đình truyền thống hay gia đình đa thế hệ
Khái niệm gia đình lớn- gia đình đa thế hệ được diễn giải khác nhau theo
thời gian. Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ ch c
chặt chẽ. Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người độc thân khác. Các
thành viên trong gia đình được xếp đặt trật t theo ý muốn của người lãnh đạo gia
đình- thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, gia đình lớn
thường chỉ g m cặp vợ ch ng, con cái của họ và bố mẹ của họ. Trong gia đình này,
quyền hành không nắm giữ bởi người lớn tuổi nhất .
Xét về chất lượng, khả năng đảm trách vai tr của gia đình với cá nhân và xã
hội, gia đình có thể được chia thành 2 loại: Gia đình “khỏe mạnh” hay c n gọi là
gia đình “lành mạnh” và gia đình “không khoẻ mạnh” hay c n gọi là gia đình
“không lành mạnh”.

Gia đình “khỏe mạnh” hay gia đình “lành mạnh”.
Có nhiều cách hiểu về gia đình “khỏe mạnh”. Tiếp cận ở góc độ tâm lý, tiến
sỹ Bùi Thị Xuân Mai, trong tài liệu “giáo trình tham vấn” (2008), “Gia đình khỏe
mạnh” là “ám chỉ tới s khỏe mạnh về tình thần ch không phải thể chất”.
Theo Carl whitaker, “gia đình khỏe mạnh là một gia đình vẫn tiếp tục phát
triển mặc dù trong đó những rối loạn đã xảy ra” (Võ văn Bản, 2002)
Trong tài liệu này, khái niệm về “gia đình khỏe mạnh” không chỉ nhấn mạnh
vào đời sống tinh thần của gia đình mà đề cập tới nhiều khía cạnh về đời sống xã
hội, tinh thần và vật chất, tất cả những yếu tố tạo nên s c mạnh của gia đình để
giúp gia đình không rơi vào tình trạng một gia đình “có vấn đề”, hay gia đình
“không khỏe mạnh”. Do vậy, “gia đình khỏe mạnh” là gia đình mà trong đó các
thành viên th c hiện được đầy đủ các ch c năng xã hội đối với bản thân, gia đình
và xã hội. Đ ng thời, là gia đình có khả năng điều h a được các mối quan hệ tích
5


c c giữa các thành viên trong gia đình và đó là một gia đình không mắc phải các
vấn nạn xã hội.
Đối lập với gia đình “khỏe mạnh” là gia đình “không khỏe mạnh” hay c n
gọi là gia đình “có vấn đề”. Cũng như đã đề cập ở trên, khi đề cập tới gia đình
“không khỏe mạnh”, tài liệu này không chỉ nhấn mạnh về vấn đề tâm lý tinh thần
của các thành viên gia đình mà cho rằng có nhiều yếu tố khác để chỉ ra đó là một
gia đình “không khỏe mạnh”. Do vậy, nói một cách tóm lược: gia đình “không
khỏe mạnh” là gia đình có khó khăn về việc đáp ng các nhu cầu cơ bản của gia
đình và thường mắc phải những vấn nạn xã hội mà bản thân họ không t giải quyết
được.
2. Đặc trƣng của gia đình Việt Nam
- Gia đình người Việt mang nhiều nét đặc thù Á Đông, độc đáo, khác gia
đình phương Tây, chịu ảnh hưởng mạnh của Khổng giáo: chẳng hạn, trọng nam
khinh nữ, con trai nối dõi tông đường nhằm lưu truyền n i giống và thờ phụng tổ

tiên, nhớ ơn sinh thành của tổ tiên. Vấn đề d ng dõi, nối dõi rất được coi trọng, bởi
chỉ có con trai mang họ bố.
- Đề cao tính cộng đ ng: chịu ảnh hưởng đặc trưng của cộng đ ng nông thôn
Việt Nam, các gia đình Việt Nam thường có tinh thần vì lợi ích chung, v a coi
trọng đúng m c vai tr cá nhân; v a coi trọng tập thể gia đình; v a tôn trọng giới
hạn t do cá nhân. Tuy nhiên, rất dễ nhận thấy tính cộng đ ng, tính tập thể thường
lấn át.
- Tình nghĩa trong gia đình người Việt được đề cao (tình nghĩa cha con, mẹ
con, vợ ch ng, tình nghĩa giữa gia đình với họ tộc, hàng xóm láng giềng). Đó là
văn hoá nghĩa tình rất Á Đông.
- Gia đình người Việt thuộc loại gia đình phụ quyền, biểu hiện ở thái độ
trọng nam: con cái truyền theo d ng bố và mang tộc danh phía bố (nối dõi, nối họ;

6


đẻ con gái sẽ "mất họ"...). Tuy nhiên, tính chất phụ quyền này, nhiều khi chỉ mang
tính đối ngoại, hình th c.
- Gia đình người Việt c n nổi lên tính chất gia tộc, d ng họ (quan hệ huyết
thống), một cộng đ ng lớn hơn, có nhà thờ họ, có tộc ước, gia phong, gia phạm,
gia lễ, gia quy... t c là s gắn bó chặt chẽ quan hệ nhà -tộc họ-làng, nước...
Những đặc điểm trên của gia đình người Việt xuất hiện ở tất cả các loại hình
gia đình: gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng, gia đình truyền thống và gia đình
hiện đại, gia đình đầy đủ và gia đình không đầy đủ, gia đình nông thôn và gia đình
đô thị... Với tư cách là một tế bào xã hội, gia đình tổng hoà nhiều mối quan hệ xã
hội đa chiều, biểu hiện những giá trị văn hoá đầy s c sống, với phong vị Á Đông
độc đáo.
3. Các vấn đề thƣờng gặp trong các gia đình Việt Nam
Vấn đề của gia đình mà các nhân viên xã hội thường hay nhận thấy rất đa
dạng. Một trong số các nguyên nhân đó có thể được xem như là s xuất hiện của

các s kiện gia đình trong khoảng thời gian gia đình t n tại. Những s kiện đó xuất
hiện có thể bắt ngu n t những s thay đổi hoặc do s khác biệt về tuổi tác giới
tính của các thành viên gia đình. Một số s kiện xuất hiện do s tác động của các
yếu tố bên ngoài. Có năm nhóm nguyên nhân dẫn đến các vấn đề của gia đình: việc
th c hiện trách nhiệm của các thành viên, s mất mát, suy giảm đạo đ c, suy giảm
đạo đ c đ ng hành với s mất mát, và s thay đổi vị trí.
- Việc th c hiện trách nhiệm của các thành viên gia đình, chẳng hạn như
thành lập gia đình, có thai (theo ý muốn hoặc không theo ý muốn), s quay trở lại
của một người đã t ng xa gia đình lâu năm, có thêm cha dượng, mẹ kế hoặc s tái
h a nhập của gia đình….
- S mất mát: khi trong gia đình có người chết, có người nhập viện vì ốm
đau, có người bỏ nhà đi, phải tạm xa nhà do nơi làm việc xa, hoặc người vợ bắt đầu
đi làm….
7


- Giảm sút trong chi tiêu gia đình: không nhận được s h trợ, hoặc giảm thu
nhập hoặc mất việc, có người nghiện rượu hoặc nghiện ma túy, lệch lạc hành vi
dẫn đến chi tiêu tốn kém .
- Suy giảm đạo đ c cùng với s mất mát hoặc t cô lập: do có thai ngoài hôn
nhân, chạy trốn hoặc xa lánh, li dị hoặc ly thân, vào tù, t tử hoặc giết người, nhập
viện vì s c khỏe thể chất và tâm thần….
- S thay đổi địa vị, vị trí vai tr : có thể nhanh chóng trở nên giàu có hoặc
nghèo đói do một s kiện nào đó, chuyển sang nhà mới hoặc địa bàn dân cư mới,
s thay đổi vai tr của phụ nữ trong gia đình, hay s trưởng thành của các thành
viên…
Ngoài ra, các vấn đề của gia đình mà các gia đình Việt nam hiện nay thường
gặp phải c n có thể chia thành các nhóm sau: nhóm vấn đề liên quan đến tình cảm
gắn bó và quyền l c hay c n gọi là cấu trúc gia đình, nhóm vấn đề liên quan tới
khả năng tiếp cận hệ thống ngu n l c t bên ngoài để đáp ng nhu cầu tối thiểu

của các thành viên gia đình và nhóm liên quan tới s hiểu biết, thiếu kiến th c kĩ
năng kĩ thuật chuyên môn để các thành viên th c hiện tốt vai tr của mình
- Nhóm vấn đề liên quan đến tình cảm và gắn bó quyền l c:
+ Các gia đình gặp loại vấn đề này thường có bố hoặc mẹ, hoặc cả 2
có xu hướng gia trưởng;
+ Ranh giới, vị trí của các thành viên không rõ nét như những
gia đình hoàn thiện, không ai có đủ ảnh hưởng để đưa ra quyết định khi cần thiết,
mọi người không quan tâm tới những điều đang xảy ra trong gia đình;
+ Các thành viên hạn chế bộc lộ tình cảm, né tránh giải quyết
các xung đột mặc dù hay có xung đột thậm chí c n tạo bè phái trong gia đình;
+ Khi giải quyết vấn đề kh«ng cã sù th-¬ng l-îng
bµn b¹c thay vµo ®ã

8


lµ ¸p lùc cña mét ng-êi nµo ®ã; hơn thế nữa có xu hướng đổi lõi
quy trách nhiệm cho nhau. Ít có s cảm thông t các thành viên mà thay vào đó là
s thù địch, ganh tỵ, bu n nản.
- Nhóm vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận hệ thống ngu n l c t bên
ngoài để đáp ng nhu cầu tối thiểu của các thành viên gia đình, chẳng hạn:
+ Thiếu vốn để tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình;
+ Không có khả năng chi trả việc học tập, học nghề cho con cái;
+ Không có được phương tiện làm việc để có thể tham gia hoạt động
sản xuất nuôi sống gia đình;
+ Không có các mối quan hệ trợ giúp với mọi người xung quanh;
+ Không có hiểu biết về chính sách pháp luật liên quan tới quyền lợi
của bản thân;
+ Không có khả năng cập nhật các thông tin liên quan tới các chương
trình d án h trợ các gia đình có hoàn cảnh…

- Nhóm vấn đề liên quan đến s hiểu biết, kiến th c kĩ năng kĩ thuật chuyên
môn để các thành viên th c hiện tốt vai tr của mình.
+ Thành viên gia đình không có trình chuyên môn hoặc s hiểu biết
về môt lĩnh v c làm ăn kinh tế.
+ Các thành viên gia đình không có điều kiện, hoặc không có khả
năng học các kĩ năng, kĩ thuật chuyên môn phù hợp với yêu cầu cấp bách để giải
quyết vấn đề gia đình hoặc đối phó với các vấn đề xảy ra bất ngờ với gia đình.
4. Chức năng gia đình
T lâu, gia đình đã được coi là tế bào của xã hội. Tế bào gia đình khỏe
mạnh, xã hội sẽ lành mạnh, mọi người có cơ hội phát triển và hưởng hạnh phúc. Tế
bào gia đình không khỏe mạnh, không đảm đương tốt các vai tr và ch c năng gia
đình của mình, xã hội có nguy cơ xáo trộn và ảnh hưởng tr c tiếp tới đời sống vật
chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Là một tế bào khỏe mạnh, gia
9


đình có khả năng th c hiện tốt 5 ch c năng của mình. Đó là: ch c năng thỏa mãn
tình cảm giữa các thành viên gia đình; ch c năng sinh sản; ch c năng giáo dục;
ch c năng xã hội hóa và ch c năng kinh tế.
Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình:
Thoả mãn tình cảm tinh thần và thể xác giữa hai vợ ch ng; thỏa mãn tình
cảm giữa cha mẹ và con cái (sống vì nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia
đình (thương yêu, đùm bọc lẫn nhau). Phần đông mọi người trong xã hội đều coi
gia đình là “tổ ấm”, nơi để đi về, để gặp gỡ chia sẻ với nhau về niềm vui, n i bu n,
t c là nơi tình cảm của con người được bộc lộ, lắng nghe và đáp ng.
Chức năng sinh sản:
Ch c năng này t n tại một cách t nhiên, vì xã hội chỉ t n tại được khi hành
vi sinh sản vẫn c n được duy trì. Ch c năng này được coi là một giá trị của gia
đình mà t cổ chí kim loài người phải th a nhận. S tái sản xuất ra bản thân con
người, là s truyền n i giống. Ch c năng sinh sản của gia đình là một giá trị trường

t n.
Chức năng giáo dục:
Theo lý thuyết, gia đình là “tế bào của xã hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản
của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ phận trẻ em được người lớn thường
xuyên giáo dục: “Dạy con t thuở c n thơ”. Trong môi trường gia đình, trẻ bắt đầu
hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan. Các bậc phụ huynh,
nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đ a trẻ: vì thế mới có
câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” hay “cá không ăn muối cá ươn, con không
nghe lời cha mẹ trăm đường con hư”.
Chức năng xã hội hoá:
Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. M i thành viên có một tính cách
khác nhau. Việc va chạm các tính cách khác nhau của các thành viên trong một gia

10


đình là môi trường đầu tiên để trẻ em học cách hoà hợp với bạn bè cùng lớp, hàng
xóm, cộng đ ng và xã hội sau này của trẻ.
Chức năng kinh tế:
Cho đến nay, gia đình vẫn c n là một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho
xã hội. Hơn thế nữa, nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh
tế sản xuất ra. Do vậy, nó là tác nhân quan trọng thúc đẩy s phát triển kinh tế của
một quốc gia.
Gia đình là một th c thể xã hội. S t n tại của nó được mọi xã hội th a
nhận. Như vậy, bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các ch c năng
của gia đình đem lại cho nó một giá trị đích th c. Cho đến nay, các ch c năng cơ
bản của gia đình vẫn c n giữ nguyên giá trị. S th a nhận các ch c năng của gia
đình t c là đã th a nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.
5. Quan điểm định hƣớng của Đảng nhà nƣớc về phát triển gia đình1
Gia đình là tế bào xã hội, gia đình lành mạnh thì xã hội phát triển. Gia đình

chính là nơi sản xuất ra những công dân lành mạnh tích c c để đóng góp cho xã
hội. Khi gia đình yếu, sẽ tạo ra vô số vấn đề xã hội, trở thành gánh nặng cho quốc
gia, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, những vấn đề tập trung hầu hết vào
trẻ em- vào tương lai của một đất nước. Để bảo vệ tương lai của đất nước, gia đình
cần được quan tâm, củng cố và phát triển.
Đảng và nhà nước đã nhận thấy tầm quan trọng của việc củng cố cái nôi của
tương lai đất nước, đã có nhiều chương trình hành động tập trung vào xây d ng và
phát triển gia đình lành mạnh. Ngày 2/1/2002 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
đã ký Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT về việc ban hành Quy chế công nhận
danh hiệu Gia đình văn hoá, Làng văn hoá, Khu phố văn hoá. Với những quy chế
cụ thể với 3 chương, và 21 điều trong đó, điều 4 đề cập đến Tiêu chuẩn công
nhận Gia đình văn hoá như sau:
1

/>
11


1- Gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc:
a- Gia đình có kinh tế ổn định, hoà thuận có kỷ cương nề nếp, không có
người mắc các tệ nạn xã hội;
b- Th c hiện Nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, không sử
dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành;
c- Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học trở lên;
d- Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện s c khoẻ, giữ gìn vệ sinh
và ph ng bệnh.
2- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân:
a- Các thành viên trong gia đình th c hiện tốt đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b- Giữ gìn an ninh, chính trị, trật t , an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và
nếp sống văn hoá nơi công cộng;
c- Tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng
cảnh của địa phương.
3- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình:
a- M i cặp vợ ch ng sinh con không vi phạm chính sách kế hoạch hoá gia
đình;
b- Có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giầu chính đáng;
c- Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
4- Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư:
a- Đoàn kết với cộng đ ng dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động
sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn;
b- Tham gia hoà giải các mối quan hệ bất đ ng trong địa bàn dân cư;
c- Tham gia các hoạt động xã hội t thiện nhằm xây d ng địa bàn dân cư ổn
định, vững mạnh; vận động các gia đình khác cùng tham gia.
12


Hội thảo về d thảo chiến lược gia đình (11-4-2003) đã nhấn mạnh
đến các giá trị truyền thống và mong muốn xây d ng được năng l c cho gia đình
hiện tại và tương lai.
UBDSGĐ & TE đã n l c có những thay đổi cho gia đình bằng các chương
trình khoa học kĩ thuật như nước sạch tiêm chủng cho trẻ…cùng với UNICEF,
UBDSGĐ & TE đã có một bước tiến đáng kể để chuyên môn hóa nhiệm vụ của
mình.
Đề cao vai tr của gia đình, tầm quan trọng của việc xây d ng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; s phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đ c, thể
chất, năng l c sáng tạo, ý th c công dân, tuân thủ pháp luật trong m i gia đình,
chính phủ đã quyết định chọn ngaỳ 26 tháng 8 hàng năm là Ngày gia đình Việt
Nam.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần th 5 (khoá VIII) đã đặt vấn đề gia
đình ở một tầm quan trọng trong s nghiệp xây d ng văn hóa và phát triển về mọi
mặt của đất nước. Vấn đề đặt ra là phải tạo ra đời sống lành mạnh ở các đơn vị cơ
sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đ c tốt đẹp của gia đình
Việt Nam, coi trọng xây d ng gia đình văn hoá và xây d ng mối quan hệ khăng
khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Đề cương Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020,
tầm nhìn 2030 v a được Bộ Văn hóa – Thông tin – Du lịch ban hành theo Quyết
định số 2792/QĐ-BVHTTDL ngày 11.8.2010 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL là một
minh ch ng cho việc đánh giá cao vai tr của gia đình trong chiến lược phát triển
quốc gia. Trong đó, đề cương nhấn mạnh s cần thiết của việc xây d ng, ban hành
Chiến lược; nêu rõ các căn c xây d ng Chiến lược, phạm vi giới hạn nghiên c u,
phương pháp tiếp cận, h sơ sản phẩm, tiến độ và tổ ch c th c hiện, đặc biệt, Đề
cương nhấn mạnh đến các mục tiêu và chỉ tiêu cần đạt. Các mục tiêu cơ bản được
nêu là: Nâng cao nhận th c về vai tr , vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đ ng
13


trong việc th c hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia
đình, bình đẳng giới, ph ng, chống bạo l c trong gia đình, ngăn chặn s xâm nhập
của các tệ nạn xã hội vào gia đình; Xây d ng gia đình có cuộc sống hạnh phúc, tiến
bộ, văn minh; kế th a, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt
Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển,
th c hiện quy mô gia đình ít con, th c hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của
các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm đối với trẻ em, phụ nữ và
người cao tuổi; Nâng cao m c sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình,
tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các gia đình liệt sĩ, gia
đình thương binh, bệnh binh, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh
tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn...
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIA ĐÌNH

1. Sơ lƣợc lịch sử phát triển công tác xã hội với gia đình
Công tác xã hội (CTXH) với gia đình là một trong những phương pháp
CTXH cơ bản nhằm h trợ các cá nhân và gia đình vượt qua những khó khăn trong
cuộc sống và tăng cường năng l c để họ có thể đối phó với những trở ngại trong
tương lai. Tuy là một phương pháp “sinh sau đẻ muộn” so với các phương pháp
CTXH khác, CTXH với gia đình là một phương pháp can thiệp hiệu quả và đóng
góp không nhỏ vào viêc trị liệu cá nhân và gia đình.
Ý tưởng đưa cả “gia đình” vào trị liệu được bắt ngu n vào những năm 1950.
Những nhà nghiên c u tại viện nghiên c u tâm thần ở Palo Alto, Carlifornia đã đi
đầu trong lĩnh v c này. S hình thành và phát triển của liệu pháp gia đình d a chủ
yếu vào lý thuyết giao tiếp mà th c chất là s phát triển của trường phái Palo Alto
và thuyết hệ thống của Ludwig Van Bertallanfy. Trong trường phái này cần phải kể
đến 4 tên tuổi sau đây: Paul Wazalwich, Greog Bateson Don Jackson và đặc biệt

14


là Virginia Satir- một nhân viên xã hội nổi trội trong nhóm. Những nghiên c u của
họ bắt đầu t việc giao tiếp và quan sát các bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Trước khi chuyển sang trị liệu gia đình như một hệ thống, nhân viên xã hội
cùng với các nhà trị liệu đã áp dụng phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề t
quan điểm tập trung vào thay đổi hành vi của cá nhân. Với niềm tin rằng, nguyên
nhân có hành vi lệch lạc của một ai đó là do chính ở trong m i cá nhân đó, vì thế
cần phải giải quyết vấn đề ở góc độ tâm lý nhân cách (spychi- aspect personality).
Phương pháp tiếp cận này được h trợ bởi thuyết phân tâm (psychoanlytic theory)
và phương pháp tập trung vào trị liệu cá nhân,
Niềm tin này đã bị thay đổi khi các nhà trị liệu bắt đầu làm việc một lúc với
nhiều thành viên trong gia đình. Nhân viên xã hội trong các cơ sở tư nhân hoặc
chính phủ tiến hành công việc phỏng vấn nhiều người một lúc. Các cuộc phỏng
vấn lúc này hầu hết là hai thành viên trong các gia đình hạt nhân, phần đông là các

cặp vợ ch ng. Khi làm việc cùng với 2 người một lúc, người ta nhận thấy các
thông tin mới xuất hiện, điều mà họ không khám phá được khi chỉ làm với một
người một, điều này thể hiện s khác biệt về cách nhìn nhận vấn đề của các thành
viên trong gia đình. Kết luận này đã giúp nhân viên xã hội và những nhà chuyên
môn khác nhận ra rằng cần làm việc với các thành viên gia đình cùng một lúc để có
thể hiểu hơn những gì mà họ sẽ có được thông qua quan sát s tương tác của các
thành viên gia đình. Họ cũng bắt đầu tập trung nhiều hơn vào cách các thành viên
gia đình đã trải nghiệm trong cuộc sống khó khăn hàng ngày. Thân chủ lúc này
không c n được xem như là một cá nhân với dấu hiệu gặp vấn đề, mà là cả gia
đình đang gặp vấn đề.
Hiện nay, CTXH với gia đình không tách rời với trợ giúp cá nhân và trẻ em
hay các nhóm yếu thế. Nhân viên xã hội hiện đang làm việc với các gia đình
nghèo, gia đình có bạo hành, và gia đình có người lệch lạc hành vi….Khi tiếp cận
với các gia đình này, các kĩ thuật để làm việc gia đình gần như chưa được th c
15


hiện tốt. Cách tiếp cận vẫn c n tập trung vào cá nhân mà chưa mang tính tổng thể.
Chưa có quy trình cho các bước trợ giúp mà chỉ bắt đầu t một cá nhân gia đình.
Các cơ sở đào tạo CTXH đang n l c xây d ng tài liệu CTXH với gia đình bằng
các kinh nghiệm th c tiễn cũng như học hỏi qua các nước đi trước.
2. Khái niệm công tác xã hội với gia đình
Công tác xã hội với gia đình là cách tiếp cận nhằm giúp đỡ gia đình có khó
khăn trong việc duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường hoặc có nguy cơ rơi vào
tình trạng không thể duy trì hoạt động bình thường. CTXH với gia đình đưa ra
nhiều loại chương trình khác nhau như các dịch vụ duy trì gia đình, h trợ gia đình
tại nhà, hướng dẫn gia đình về các mô hình gia đình. Mục tiêu cuối cùng của công
tác xã hội gia đình là giúp thành viên học cách th c hiện ch c năng của mình để
đáp ng các nhu cầu về phát triển và tình cảm cho tất cả các thành viên trong gia
đình. (Colins, Jordan, Coleman, 2007).

Th c hành CTXH với gia đình diễn ra ở rất nhiều cơ sở và với vô số các vấn
đề, chẳng hạn, họ làm việc với gia đình nhằm để thay đổi cấu trúc gia đình, các
mối quan hệ nổi bật, và tiến trình. Một số trường hợp khác, sử dụng mối quan hệ
tương tác của nhân viên xã hội với thành viên gia đình liên quan tới các mối quan
tâm cụ thể và ch c năng của cơ sở để thay đổi hoàn cảnh gia đình. Ví dụ, nhân
viên xã hội trong cơ sở chăm sóc dài hạn về s c khỏe thường tập trung vào s c
khỏe, s an toàn, và khả năng độc lập. Trong các cơ sở chăm sóc trẻ, họ thường tập
trung vào s c khỏe và s an toàn của đ a trẻ và cung cấp các dịch vụ để duy trì
hoặc tái h a nhập gia đình.
Làm việc với gia đình c n phải can thiệp vào các hệ thống mà tạo ra những
mối quan hệ căng thẳng hoặc môi trường mà gia đình tương tác. Ngoài ra, cần th c
hiện những đánh giá về hệ thống gia đình trong bối cảnh xã hội rộng lớn hơn, đặc
biệt dưới những ảnh hưởng của nền kinh tế,chính trị và quyền l c đối với các hoạt

16


động của gia đình. (costable & lee,2004 ; Finn & jacobson, 2003) (direct social
work Practice, Dean Health Helworth & others, Thomson, 2005)
3. Mục tiêu của CTXH với gia đình
Các gia đình khi gặp phải vấn đề luôn cần những dịch vụ h trợ. Các loại
dịch vụ rất đa dạng. Tuy nhiên, các dịch vụ đó đều hướng tới các mục tiêu cụ thể
như sau:
- Tăng cường s c mạnh của gia đình để mọi người sẵn sàng cho những thay
đổi tốt hơn;
- Cung cấp thêm những can thiệp gia đình để giúp đỡ gia đình th c hiện ch c
năng một cách hiệu quả;
- Tạo ra những thay đổi cụ thể trong việc th c hiện ch c năng của gia đình
nhằm duy trì hoạt động để đảm bảo tốt cuộc sống hàng ngày...
Nhiệm vụ của nhân viên xã hội làm việc với gia đình là giúp cải thiện hành

vi tâm lý và xã hội của trẻ và gia đình; thông qua việc cung cấp dịch vụ h trợ xã
hội, nhân viên xã hội n l c nâng cao phúc lợi các thành viên gia đình cũng như
tăng cường s tiến bộ của các thành viên khác. Chẳng hạn, khi làm việc với cha mẹ
đơn thân, bên cạnh việc giúp thu xếp việc nhận con nuôi khi có nhu cầu, nhân viên
xã hội cũng cần lưu ý tới việc đưa trẻ đến nơi chăm sóc thay thế nếu trẻ bị bỏ rơi
hoặc sao nhãng. Ngoài ra, nhân viên xã hội giúp đỡ trẻ và gia đình trong việc học
tập tại nhà trường, cụ thể thu xếp ch học hoặc h trợ ngu n l c cho những trẻ khó
khăn thông qua việc hợp tác với nhà trường. Nhân viên xã hội với gia đình trong
một số trường hợp c n h trợ những người cao tuổi trong gia đình, bằng cách tham
vấn tư vấn tr c tiếp hoặc tạo cơ hội để người già có thể tham gia vào các câu lạc bộ
sinh hoạt, giúp có cơ hội để thư giãn giải phóng khỏi những căng thẳng trong cuộc
sống gia đình, thay đổi cách nghĩ tiêu c c để có thể h trợ vào thúc đẩy s hài h a
tình cảm của mọi thành viên trong gia đình. Cũng có thể đó là các hoạt động quản

17


lý ca như tìm kiếm, giới thiệu và kết nối các dịch vụ cho người cao tuổi chẳng hạn
như nhà ở, phương tiện đi lại, chăm sóc phục h i ch c năng....
4 . Một số nguyên tắc khi làm việc với gia đình
Làm việc với gia đình chính là làm việc với một nhóm các thành viên trong
một gia đình. Do vậy, cần tuân thủ một số nguyên tắc của làm việc nhóm và mang
đặc thù của nhóm gia đình. Sau đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ:
- Cách thức trợ giúp phải được xây dựng dựa trên việc tìm hiểu lịch sử gia
đình, xác định vấn đề và nhu cầu.
Ví dụ: nếu nhận thấy vấn đề chính của gia đình bắt ngu n t kém khả năng
giao tiếp của các thành viên, khi đó, phương th c tương tác giao tiếp là phù hợp.
Nếu gia đình đang ở trạng thái bị khủng hoảng, can thiệp khủng hoảng có lẽ là l a
chọn thích hợp. Nếu cấu trúc gia đình và hoạt động gia đình được xem là vấn đề cơ
bản, một trong hai biện pháp tương tác và điều chỉnh cấu trúc gia đình có thể được

l a chọn.
- Phát triển các hiểu biết sử dụng kiến thức của hệ thống xã hội, quá trình
hoạt động các nhóm nhỏ của cấu trúc và chức năng hoạt động gia đình
Nhóm gia đình có rất nhiều điểm giống như nhóm nhỏ. Tuy nhiên, gia đình
lại là một nhóm nhỏ đặc biệt – mà trong đó có mối quan hệ giữa các thế hệ, t n tại
trong một thời gian dài và có mối ràng buộc chặt chẽ bởi vì cả khoảng thời gian dài
họ sống cùng nhau và bởi s c mạnh ảnh hưởng của các thành viên gia đình đối với
nhau. Gia đình có giai đoạn phát triển riêng của nó mà liên quan chặt chẽ đến giai
đoạn phát triển của m i cá nhân.
- Tăng cường và phát triển mối quan hệ gắn bó với cả nhóm gia đình chứ
không ở một cá nhân hay một nhóm nhỏ các thành viên
Nhân viên xã hội phải nhận thấy rằng gia đình là một hệ thống được thiết lập
chặt chẽ. Thái độ trung lập không thiên vị, khách quan của nhân viên xã hội sẽ
giúp tăng thêm s tin tưởng và là tấm gương để các thành viên học tập ng xử với
18


nhau. Ý kiến đóng góp của các thành viên trong gia đình đều được ghi nhận và có
giá trị. Nhờ vậy, s gắn kết gia đình mới được thúc đẩy và phát triển. S đóng góp
của các thành viên trong gia đình đều có giá trị.
- Các vấn đề thuộc cả gia đình – không được đổ lỗi cho các thành viên riêng
lẻ trong gia đình
Đổ l i cho thành viên khác vì vấn đề xảy ra thường là cách ng xử của một
số thành viên trong một số gia đình. Nhân viên công tác xã hội dần xác minh lại s
thật các vấn đề gia đình, sau đó, giúp đỡ gia đình chịu trách nhiệm về vấn đề trên
quan điểm là một hệ thống tổng thể ch không đổ l i cho cá nhân riêng lẻ nào đó
trong gia đình. Gia đình trông chờ vào s phát triển và th c hiện các kế hoạch để
được đáp ng các nhu cầu và giảm bớt các khó khăn. Vai tr của nhân viên công
tác xã hội là tạo ra khả năng thay đổi đó cho họ.
Khi làm việc với gia đình như một thân chủ, trọng tâm can thiệp tập trung

vào điều chỉnh hay thay đổi cấu trúc gia đình và tìm hiểu cách th c mà các ch c
năng đó có thể đóng góp trong việc giải quyết vấn đề. Ngoài ra, cũng cần quan tâm
đến s ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và s thiếu hụt kỹ năng trong việc đáp
ng các nhu cầu cho thành viên gia đình.
5. Vai trò của nhân viên xã hội trong công tác xã hội với gia đình
5.1. Vai trò người kết nối
Nhân viên xã hội khi làm việc với gia đình trong vai tr người kết nối thể
hiện bằng công việc tìm kiếm các ngu n l c h trợ t bên ngoài để giúp đỡ gia
đình vượt qua khó khăn. Các ngu n l c bên ngoài có thể là ngu n l c vật chất,
cũng có thể là các ngu n l c về kiến th c hay các ngu n l c về tinh thần.
Nhân viên xã hội phải nhận th c được rằng, một trong những khó khăn của
các gia đình khi gặp vấn đề thường liên quan tới khả năng tiếp cận ngu n l c. Do
vậy, nhân viên xã hội cần t nhắc nhở bản thân trang bị các kiến th c về hệ thống
ngu n l c, chẳng hạn như các chính sách, các chương trình của nhà nước hoặc các
19


mô hình hiện có trong cộng đ ng, đ ng thời phải nắm được danh sách các cá nhân
tổ ch c và các nhóm đoàn thể có khả năng h trợ gia đình. Ngoài ra, nhân viên xã
hội cần có ý th c xây d ng và duy trì mạng lưới ngu n l c để luôn sẵn sàng cho
việc trợ giúp vì các ngu n l c có thể t các nhóm, tổ ch c t thiện t nguyện, cũng
có thể t các cơ quan xã hội, hoặc t chính các chương trình chính sách của nhà
nước, địa phương hiện đang có tại cơ sở địa bàn nơi mà gia đình sinh sống. Ví dụ,
khi làm việc với các gia đình nghèo vì không có vốn để làm ăn kinh tế, nhân viên
xã hội sẽ tìm hiểu về ngu n ngân sách t ngân hàng chính sách, t các quỹ của địa
phương hoặc các hội, đoàn thể nơi mà họ có thể là một thành viên. Nếu là phụ nữ,
đó có thể là ngu n vốn của hội phụ nữ, các chương trình liên quan tới h trợ giới.
Nếu gia đình có vấn đề do thiếu kiến th c hoặc tổn thương tinh thần, nhân viên xã
hội có thể xem xét tới các ngu n l c t các trung tâm và các chuyên gia tư vấn,
tham vấn, hoặc các dịch vụ t một chương trình d án hiện đang có tại địa bàn.

Khi th c hiện vai tr kết nối, nhân viên xã hội cần phải giúp gia đình đối
tượng nhận thấy những tiềm l c sẵn có của gia đình trước khi lên kế hoạch tìm
kiếm ngu n l c t bên ngoài.
5.2. Vai trò người biện hộ
Gia đình cần nhân viên xã hội trợ giúp vì họ bế tắc trong việc giải quyết một
hoặc nhiều vấn đề. Một trong những bế tắc đó là do bản thân họ thiếu hiểu biết về
quyền cũng như chưa có đủ khả năng để tranh đấu cho quyền lợi mà mình đáng
được hưởng. Như vậy nhân viên xã hội sẽ phải nâng cao năng l c cho thành viên
gia đình để họ có thêm hiểu biết về quyền lợi của gia đình, h trợ cách th c biện
hộ, và bên cạnh họ trong các buổi làm việc với các bên liên quan để thuyết phục
cho quyền lợi của gia đình. Khi nhận thấy vấn đề này xuất hiện trong một số gia
đình, vai tr biện hộ của nhân viên sẽ nâng lên ở tầm cao hơn, đó là biện hộ cho s
thay đổi chính sách hoặc hệ thống các dịch vụ cho cả nhóm gia đình. Để biện hộ

20


tốt, nhân viên xã hội cần nắm được quy trình và các kĩ năng liên quan tới làm việc
với con người. Nội dung này sẽ được trình bày sâu hơn trong phần kĩ năng.
5.3. Vai trò người hòa giải
Các gia đình có vấn đề trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, dù nguyên nhân
nào dẫn đến vấn đề của họ, xung đột trong các thành viên vẫn luôn là một yếu tố
khó tránh được. Có thể đó là những xung đột về s khác biệt thế hệ, có thể xung
đột do hạn chế trong giao tiếp, hoặc có thể xung đột do những bất đ ng quan điểm.
H a giải đóng một vai tr rất quan trọng trong quá trình trợ giúp gia đình, đặc biệt
với những gia đình có xung đột vợ ch ng. Là nhân viên xã hội trợ giúp gia đình,
việc tham gia giải quyết các xung đột này là không thể tránh khỏi. Nó sẽ h trợ cho
việc giải quyết vấn đề của gia đình và tạo ra một môi trường hài h a ấm áp cho các
thành viên. Việc h a giải có thể được th c hiện giữa hai vợ ch ng hoặc cũng có thể
giữa cha mẹ con cái, mẹ ch ng nàng dâu hay anh em trong gia đình họ hàng. H a

giải sẽ đ ng hành với vai tr giáo dục và vai tr tham vấn để giải quyết tận gốc của
nguyên nhân xung đột. Ngoài việc giải quyết các xung đột trong gia đình, nhân
viên c n giúp h a giải xung đột giữa gia đình và các mối quan hệ khác nếu có,
chẳng hạn như mối quan hệ hàng xóm láng giềng, hoặc các mối quan hệ của thành
viên gia đình với các đ ng nghiệp hoặc lãnh đạo tại cơ quan khi các mối quan hệ
này là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề hiện tại của gia đình.
5.4. Vai trò giáo dục
Khi nói đền vai tr giáo dục, người ta để cập tới việc cung cấp thông tin,
kiến th c cho đối tượng nhằm tăng cường năng l c, nâng cao trình độ và thay đổi
nhận th c của gia đình. Vai tr giáo dục có thể nhắm vào bất c cá nhân nào trong
gia đình khi nhận thấy việc cung cấp kiến th c là cần thiết với họ. Có thể th c hiện
hoạt động giáo dục này bằng tác động tr c tiếp vào cá nhân, cũng có thể tập trung
vào cả gia đình thông qua các buổi làm việc. Việc điều phối hoạt động chia sẻ của
thành viên gia đình cũng sẽ h trợ tốt cho việc giáo dục một thành viên nào đó.
21


Chẳng hạn, khi làm việc với gia đình có trẻ lệch lạc hành vi, việc để cha mẹ anh
chị chia sẻ suy nghĩ cảm xúc của họ và những mong muốn với trẻ cũng đóng góp
vào vai tr giáo dục của nhân viên xã hội. Điều cần thiết là nhân viên xã hôi phải
giúp gia đình có được một bầu không khí tôn trọng, lắng nghe và cảm thông t mọi
cá nhân.
5.5. Vai trò nhà tham vấn
Là nhà tham vấn trong CTXH với gia đình, nhân viên xã hội cần nhận th c
được rằng đối tượng của mình có thể là một cá nhân nhưng đ ng thời cũng có thể
là cả gia đình. Nhận th c được điều này, nhân viên xã hội sẽ chuẩn bị cho mình
kiến th c về tham vấn cá nhân và gia đình trước khi th c hiện hoạt động h trợ gia
đình. Với các gia đình dịch vụ công tác xã hội, s tổn thương tâm lý của các thành
viên trong gia đình thường khó tránh khỏi, thậm chí sẽ có thành viên rơi vào tình
trạng khủng hoảng. Do vậy, th c hiện tốt vai tr tham vấn sẽ h trợ không chỉ cho

cá nhân đối tượng đó mà c n góp phần vào giải quyết vấn đề hiện nay mà gia đình
đang gặp phải. Việc sắp xếp các buổi tham vấn cho cá nhân thành viên hay cả gia
đình cần được lưu ý và chuẩn bị chu đáo để đạt được hiệu quả cao nhất có thể.
Câu hỏi ôn tập chƣơng
1. Hãy trình bày đặc trưng của gia đình Việt Nam.
2. Hãy nêu các vấn đề thường gặp trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh hiện
nay.
3. Trình bày khái niệm CTXH với gia đình. Phân tích khái niệm.
4. Kể tên các nguyên tắc khi làm việc với gia đình.
5. Hãy phân tích 2 nguyên tắc tâm đắc nhất và vận dụng vào th c tiễn.
6. Hãy liệt kê các vai tr của nhân viên xã hội trong trợ giúp gia đình.
7. Trình bày vai tr là người biện hộ- hãy cho ví dụ với một tình huống cụ thể.
8. Với một gia đình gặp vấn đề về giao tiếp giữa các thành viên, vai tr nhân viên
xã hội cần được phát huy là gì? Nêu những điểm lưu ý khi th c hiện vai tr này.
22


9. Trợ giúp gia đình nghèo vì thiếu kiến th c khoa học kĩ thuật, vai tr gì nhân viên
xã hội cần làm tốt để có thể trợ giúp họ được nhiều nhất?

23


CHƢƠNG 2. TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIA ĐÌNH
Nhân viên xã hội biết thông tin về một gia đình cần s trợ giúp có thể t
nhiều ngu n khác nhau. Đó có thể t một trong những thành viên gia đình, hoặc
cũng có thể t một trong những người quen biết, họ hàng, nhà trường… hoặc hàng
xóm. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi nhận th c về nghề công tác xã hội
của người dân c n hạn chế, việc sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có tại
cộng đ ng chưa phải ai cũng biết. Do vậy, hiếm có một thành viên gia đình đến tìm

gặp nhân viên xã hội để nghị s trợ giúp, mà thường được thông qua nhiều kênh t
bên ngoài: có thể t hàng xóm, t các nhà ch c trách cộng đ ng, hoặc t các đoàn
thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên. Khi thấy một thành viên của hội phụ nữ thông
báo về một trường hợp bị bạo hành, tổ trưởng dân phố đưa ra một số thông tin về
một số hộ mới bị lâm vào tình trạng hộ nghèo hoặc một gia đình đang gặp phải
những mất mát về người, tình trạng mất trật t an ninh khu phố do một gia đình
nào đó. Cũng có thể thông tin có được t phía đoàn thể, nhà trường khi thông báo
về một trường hợp trẻ có hành vi lệch chuẩn hoặc một phụ nữ bị bạo hành… . Tất
cả những thông tin này đều gợi ý cho nhân viên xã hội rằng có thể sẽ cần đến s có
mặt của họ để làm điều gì đó cho gia đình. Việc h trợ của nhân viên sẽ theo một
tiến trình 4 bước: (1) Tập hợp s tham gia và đánh giá vấn đề (2) Xác định mục
tiêu và xây d ng kế hoạch trợ giúp, (3) Triển khai kế hoạch và (4) Kết thúc.
BƢỚC 1: TẬP HƠP SỰ THAM GIA VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ
Trong bước đầu tiên này có 2 nội dung nhân viên xã hội cần th c hiện đó là
tập hợp s tham gia của các thành viên và đánh giá vấn đề của gia đình.
1. Tập hợp sự tham gia của thành viên
Một cá nhân hay gia đình sẽ sẵn sàng tham gia vào bước trị liệu khi: 1) mối
quan hệ giữa các thành viên gia đình và nhân viên xã hội đã được thiết lập; (2) các
thành viên hiểu rõ việc họ chuẩn bị làm và sẵn sàng cam kết tham gia vào cuộc
tham vấn gia đình (3) đã có s đánh giá đầy đủ về vấn đề, ngu n nội và ngoại l c
24


của gia đình (4) đã có mục tiêu của hoạt động trợ giúp; (Comier and Comier,
1985). Những điều kiện để thân chủ tham gia vào tiến trình trị liệu được kể trên
cũng chính là những chỉ dẫn để nhân viên xã hội lưu ý khi tiến hành bước đầu tiên
trong trợ giúp gia đình. Đó là phải xây d ng được mối quan hệ với các thành viên,
giúp họ hiểu rõ việc họ chuẩn bị làm, và có các mục tiêu cụ thể d a trên những
đánh giá toàn diện trước đó. Tuy nhiên, cần phải nhận th c được rằng, không phải
dễ dàng thỏa mãn được tất cả các bước này vì:

- Thành viên gia đình không phải tất cả đều cảm nhận thấy cần có s giúp đỡ
của nhân viên xã hội ngay trong những lần gặp gỡ đầu tiên;
- Những nhu cầu giúp đỡ với m i thành viên trong gia đình không hoàn toàn
giống nhau do nhận th c và cách nhìn nhận s việc của m i người khác nhau. Điều
này mang đến những khó khăn cho nhân viên xã hội khi đánh giá về khả năng trợ
giúp của mình đối với bối cảnh gia đình;
- Có thành viên gia đình cho rằng vấn đề gia đình hiện nay là do một cá nhân
ch không phải là của cả gia đình, do đó không cần phải làm việc với tất cả mọi
người;
- Một số gia đình lại cho rằng, gia đình mình chẳng có vấn đề gì. Việc nhân
viên xã hội đến đây là không cần thiết, những chuyện đang xảy ra với họ, họ có thể
t giải quyết được; nếu có ai đó trong gia đình gặp vấn đề, người đó sẽ cần phải
tham gia, ch không phải họ.
Do vậy, để có thể đạt được mục tiêu, nhân viên xã hội cần cố gắng th c hiện
các bước sau:
- Giảm n i lo lắng ban đầu của các thành viên: với mục tiêu tạo ra một mối
quan hệ không có s đe dọa, an toàn với tất cả mọi người có mặt. Nhân viên xã hội
cần giải thích rõ cho m i cá nhân lý do có mặt của họ trong buổi làm việc, giúp họ
cảm nhận cảm xúc th c s của họ trước khi gặp nhân viên xã hội; làm cho họ thấy
rõ mục đích và phương pháp h trợ đề giúp họ giảm đi n i lo âu.
25


×