Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Ghe bầu xứ quảng trong mạng lưới thương mại biển ở đông nam á thế kỷ XVI XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.99 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

THIỀU THỊ THANH HẢI

GHE BẦU XỨ QUẢNG TRONG MẠNG LƢỚI
THƢƠNG MẠI BIỂN Ở ĐÔNG NAM Á
THẾ KỶ XVI - XVIII
Chuyên ngành:
Mã số:

Lịch sử thế giới
60 22 03 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Kim

HÀ NỘI - 2014

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm việc.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS
Nguyễn Văn Kim, người đã trực tiếp định hướng và giúp đỡ tôi trong học tập
và nghiên cứu. Thầy cũng là người truyền cho tôi niềm đam mê khoa học, thái
độ làm việc nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao.


Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Thế giới, khoa Lịch
sử và trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và trưởng thành!
Xin cảm ơn, các anh chị trong nhóm nghiên cứu thương mại châu Á đã
giúp đỡ, động viên, trao đổi và cho tôi nhiều kinh nghiệm trong học tập và
nghiên cứu!
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên và tạo điều kiện giúp
tôi hoàn thành luận văn này!

Thiều Thị Thanh Hải

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .......................................................... 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
3. Tình hình nghiên cứu và các nguồn tài liệu ......................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 8
5. Giải thích một số khái niệm .................................................................................. 9
6. Kết cấu luận văn ..................................................................................................11
Chương 1. Thuyền buồm trong thời kỳ thương mại biển ở Đông Nam Á
thế kỷ XVI - XVIII ..................................................................................................12
1.1. Bối cảnh thương mại biển Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII .......................12
1.2. Các thương thuyền trong tuyến giao thương đường biển ở Đông Nam Á ...18
1.2.1. Thuyền Trung Hoa - Nhật Bản (thuyền mành - junk) .............................18
1.2.2. Thuyền phương Tây...................................................................................19
1.2.3. Thuyền Đông Nam Á ................................................................................21
Chương 2. Xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông Nam Á ..............22

2.1. Vị trí địa lý-Tài nguyên thiên nhiên ................................................................22
2.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................22
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ..............................................................................23
2.2. Lịch sử và truyền thống hải thương.................................................................26
2.2.1. Truyền thống hải thương của người Chăm ..............................................26
2.2.2. Sự tiếp giao giữa các truyền thống văn hóa: Chăm - Việt.......................28
Chương 3. Ghe bầu xứ Quảng và vai trò thương mại biển ...................................33

3


3.1. Ghe bầu xứ Quảng và kỹ thuật đóng thuyền truyền thống ............................33
3.1.1. Nguyên liệu ................................................................................................33
3.1.2. Kỹ thuật đóng ghe bầu ...............................................................................36
3.1.2.1. Kích thước............................................................................................36
3.1.2.2. Kỹ thuật đóng thuyền ..........................................................................39
3.1.2.3. Hoàn thiện vỏ ghe................................................................................43
3.1.2.4. Hệ thống buồm ....................................................................................46
3.1.2.5. Hệ thống điều khiển ............................................................................49
3.2. Vai trò thương mại đường biển và khả năng vượt biển của ghe bầu ............53
Kết luận ....................................................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................60
PHỤ LỤC .................................................................................................................68
Phụ lục 1. Bảng một số từ thường dùng về thuyền và kỹ thuật đóng thuyền...68
Phụ lục 2: Bộ phận ghe bầu và nguyên liệu truyền thồng .................................70
Phụ lục 3: Vè các lái ............................................................................................71
Phụ lục 4: Vè các lái.............................................................................................83
Phụ lục 5: Hình ảnh ..............................................................................................85

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Lịch sử Đông Nam Á nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng đã
chứng kiến những giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thương mại khu vực và
thế giới. Điều thú vị là lịch sử thương mại ở Đông Nam Á từng nổi lên với
vai trò quan trọng của thương mại đường biển hay hải thương. Trong những
giai đoạn thương mại phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á mà chúng ta vẫn
được biết đến với khái niệm Kỷ nguyên thương mại (Age of commerce: 1450
- 1680) [78], [79] và Kỷ nguyên thương mại sớm (Earlier age of commerce:
900 - 1300) [83], có một thực tế là đã xuất hiện rất nhiều tuyến đường biển
nối liền những vùng khác nhau trong khu vực Đông Nam Á cũng như gắn
kết khu vực với thế giới. Cùng với đó là sự phát triển của hải vận thuyền
buồm hay những thương thuyền trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản, các
nước Đông Nam Á) cũng như các đoàn thuyền của người phương Tây từ thế
kỷ XV.
Luận văn không nằm ngoài mục đích là làm rõ lịch sử hải thương Việt
Nam và khu vực trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII, nhưng hướng tiếp cận
tập trung vào trung tâm thương mại Hội An - xứ Quảng, với vai trò tích cực
của loại hình vận thủy đường biển của địa phương này là ghe bầu (ghe bầu xứ
Quảng). Công việc này một mặt trả lời cho câu hỏi về vị trí của Việt Nam (mà
cụ thể ở đây là xứ Quảng) trong mạng lưới thương mại biển Đông Nam Á,
một mặt hướng đến tìm hiểu về kỹ thuật đóng thuyền, kỹ thuật đi biển của
người Việt bằng thuyền truyền thống trong một kỷ nguyên thương mại thuyền
buồm đã diễn ra trên phạm vi khắp các châu lục.

5



Trong bối cảnh những nghiên cứu về lịch sử hải thương khu vực Đông
Nam Á đã và đang ngày càng được chú trọng thông qua việc nghiên cứu về
các cảng thị, trung tâm thương mại, mặt hàng thương phẩm trên các tuyến hải
vận thì luận văn cũng góp phần hình dung bức tranh thương mại ở Đông Nam
Á thông qua việc phác họa loại hình vận thủy mà các thương nhân sử dụng
trong thời kỳ này. Thực tế đã cho thấy rằng mỗi chiếc thuyền là một sản phẩm
văn hóa, là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau1 [61], bởi vậy, thông qua
việc nghiên cứu về thuyền truyền thống cũng có thể hình dung được nhiều
khía cạnh của lịch sử như các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa truyền thống,
các yếu tố môi trường hay con người.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ghe bầu xứ Quảng, một loại
hình thuyền buồm truyền thống đã tham gia tích cực vào hoạt động thương
mại ven biển nước ta trong thế kỷ XVI - XVIII. Cùng với việc phân tích bối
cảnh hoạt động của thuyền buồm trong mạng lưới thương mại biển Đông
Nam Á, vị trí địa - lịch sử của xứ Quảng thì những hiểu biết về ghe bầu có
thể góp phần trả lời câu hỏi về vị trí của xứ Quảng, Việt Nam trong mạng
lưới thương mại khu vực.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian được người viết giới hạn trong
khoảng thế kỷ XVI - XVIII, giai đoạn mà theo nhận thức của nhiều nhà
nghiên cứu và hồi cố của người dân Quảng Nam là thời gian tồn tại và phát
triển của ghe bầu [24]. Mặc dù theo Athony Reid, kỷ nguyên thương mại
Đông Nam Á kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII (1400 - 1680) [78], [79],
nhưng trong quá trình nghiên cứu, người viết muốn nhấn mạnh đến bối cảnh

1

Adams (2001) đã đưa ra những nhân tố tác động bao gồm chức năng sử dụng, kỹ thuật, nguồn nguyên liệu,
môi trường, kinh tế, bối cảnh xã hội (hay truyền thống của xã hội ấy), tôn giáo hay tư tưởng. Xem thêm tài
liệu tham khảo [61], [76], [17], phụ lục hình 1.


6


Việt Nam mà cụ thể là gắn với lịch sử Việt Nam thời chúa Nguyễn (1558 1779). Thêm vào đó, từ giữa thế kỷ XVIII trở về sau, lịch sử ngành tàu thuyền
Việt Nam bước sang một giai đoạn mới cùng với sự xuất hiện và phát triển
của ngành công nghiệp đóng tàu cũng như tàu thuyền sử dụng động cơ hơi
nước [40], [44]. Cũng theo góc nhìn này thế kỷ XVIII đã trở thành mốc thời
gian quan trọng trong lịch sử tàu thuyền ở Việt Nam.
3. Tình hình nghiên cứu và các nguồn tài liệu
Khi nói đến việc nghiên cứu lịch sử thương mại biển ở Đông Nam Á
trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII có thể nhận định rằng người viết đang
đứng giữa một kho tư liệu rất lớn về lịch sử Đông Nam Á và lịch sử hải
thương. Phải kể đến ở đây những công trình nghiên cứu thương mại Đông
Nam Á của Anthony Reid về Southeast Asia in the Age of Commerce [78],
[79], [80] và Geoff Wade về An Earlier Age of Commerce in Southeast Asia:
900 -1300 [82]; The Pre - Modern East Asian Maritime Realm: An Overview
of European - Language Studies [82]. Các nghiên cứu trên đều là những công
trình mang tính chất định hướng, góp phần phác dựng về một Đông Nam Á,
nơi mà thương mại luôn luôn quan trọng [80; tr. 1]. Bên cạnh đó, người viết
cũng kết hợp với những nghiên cứu xoay quanh nhận thức về giai đoạn
thương mại thuyền buồm phát triển này như An Age of Commerce in
Southeast Asia? Problems of Regional Coherence - A Review Article của
Vitor Lieberman [67]; Kỷ nguyên thương mại sớm ở Đông Nam Á (900 1300), Nghiên cứu trường hợp Champa và Biển với lục địa-thương cảng Thị
Nại (Champa) trong hệ thống thương mại Đông Á thế kỷ X - XV của Đỗ
Trường Giang [15];[16]… Nhiều nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á cũng là
nguồn tài liệu quan trọng không thể bỏ qua như Lịch sử Đông Nam Á của
D.G.E. Hall [18]; The Cambridge History of Southeast Asia (Volume one:
From Early Times to c.1800 )[81] được biên soạn bởi Nicholas Tarling.


7


Một phần quan trọng trong nghiên cứu này là những tiếp cận về thuyền
truyền thống (hay cụ thể hơn là thuyền buồm thương mại) thông qua nhiều
nghiên cứu về thuyền và kỹ thuật đóng thuyền truyền thống của Việt Nam,
Đông Nam Á, Trung Quốc và phương Tây. Có thể kể đến ở đây nghiên cứu
của Jonathan Adams Ships and boats as archaeological source material [61];
Michael Flecker với The South - China-Sea Tradition: the Hybrid Hulls of
South East Asia [65]; Meide với Spanish Ship and Shipbuilding in the Atlantic
Colonies Sixteenth and Seventeenth Centuries [72]; hay Asian Shipbuilding
technology and maritime của Pham Charlotte [76]…
Bên cạnh đó người viết đã lấy cơ sở khoa học cho nghiên cứu về ghe
bầu - một phương tiện tham gia vào hải trình cận duyên của người Việt, từ
một số nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế về truyền thống
sông nước của người Việt2 cũng như kỹ thuật đóng thuyền ghe nói chung và
ghe bầu nói riêng. Từ cái nhìn về biển của người Việt cổ trong các nghiên cứu
của GS.Trần Quốc Vượng [55], đến tư duy hướng biển được nhóm các nhà
nghiên cứu tập hợp trong Người Việt với biển đã khẳng định một truyền thống
sông nước và hướng biển của người Việt [20]. Có thể kể đến ở đây những
nghiên cứu rất sâu sắc về thuyền bè của Vũ Hữu San [36]; [37] đăng trên các
tạp chí nghiên cứu lịch sử - văn hóa; nghiên cứu về quân thủy Việt Nam của
nhóm tác giả Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng với Quân
Thủy trong lịch sử chống ngoại xâm [53]; nghiên cứu về ngành đóng thuyền
của Việt Nam thời Nguyễn của Trần Đức Anh Sơn [40], thủy quân Việt Nam
thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX của Phạm Văn Thủy [48] và cả những
nghiên cứu đã có về ghe bầu ở duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ nói chung
cũng như ghe bầu Hội An - xứ Quảng nói riêng của nhiều nhà nghiên cứu như
Trần Văn An [2]; [3], Nguyễn Thanh Lợi [24], Nguyễn Bội Liên, Nguyễn


2

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì đó là yếu tố nước trong văn hóa Việt Nam [55; tr. 35].

8


Văn Phi [23], Nguyễn Hữu Thông [47]... Nhiều nghiên cứu về lịch sử Đông
Nam Á, lịch sử Việt nam và đặc biệt là về xứ Đàng Trong thời Nguyễn cũng
đã góp thêm nhiều nhận định về thuyền cũng như vai trò của thuyền trong đời
sống của người Việt. Người viết đã tham khảo những nhận định rất khách
quan và sâu sắc từ nhiều nghiên cứu của J.B.Piétri trong Thuyền buồm Đông
Dương [27], Ba loại thuyền buồm ven biển Đông Dương ít được biết [28];
Pierre - Yves Manguin với The Shoutheast Asian ship: An historical
Approach [69] 3 ; Pham Charlotte, The traditional boats of Vietnam, an
Overview [75], Li Tana với Xứ Đàng Trong [41] 4 , Charles Wheeler với
nhiều nghiên cứu về địa lý, lịch sử, con người miền Trung5...
Các nguồn tư liệu sử dụng trong nghiên cứu khá phong phú bởi trong
đó có cả những thông tin thu được từ các thư tịch cổ, những bộ chính sử
tương ứng với phạm vi nghiên cứu của đề tài. Thông qua việc khảo cứu các
bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất
thống chí, hay những tác phẩm của những nhà biên chép lịch sử - địa lý cùng
thời như Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Ô châu cận lục của Dương Văn
An, Dư địa chí Nguyễn Trãi cùng với những ghi chép tản mạn của các nhà du
ký ngoại quốc khi đến vùng đất Đàng Trong như Chu Đạt Quan với Chân Lạp
Phong Thổ Ký ; Thích Đại Sán với Hải ngoại ký sự, John Barrow với Một

3

Pierre - Yves Manguin được biết đến là một trong những nhà nghiên cứu sâu sắc về lịch sử thuyền bè, ông

đã có một số những nghiên cứu về ghe thuyền Đông Nam Á như: Shipshape Societies: Boat Symbolism and
Political Systems in Insular Southeast Asia, in Southeast Asia in the 9th to 14th centuries, edited by David
G.Marr and A.C.Milner; The Shoutheast Asian ship: An historical Approach, Journal of Southeast Asian
studies, Vol.11, No.2,1980.
4

Li Tana cũng có nghiên cứu riêng về thuyền bè Việt Nam thông qua bài viết: Thuyền và kỹ thuật đóng
thuyền ở Việt Nam cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, tạp chí Xưa & Nay, số 131, tháng 1 - 2003.
5

Những nghiên cứu của Charles Wheeler không dừng lại ở tư duy hướng biển của người Việt mà Li Tana
đưa ra mà còn đưa ra nhiều hướng tiếp cận mới về mối qua hệ giữa điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa - xã
hội của cư dân miền Trung [84]; [85].

9


chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792- 1793)... đã cho thấy một bức tranh về
chính trị, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII.
Trong nghiên cứu này, người viết cũng đã sử dụng nhiều tư liệu vật
thực, tranh vẽ, hình ảnh được cung cấp từ những nguồn đáng tin cậy và từ
thực tế điền dã của bản thân. Nhiều tranh vẽ, hình ảnh trong Thanh thư về tàu
thuyền cận duyên miền nam Việt Nam [59], Essai sur la construction navale
des Peuples extra - Europeens [73], hay trong nghiên cứu của Vũ Hữu San
[36]; [37] và Trần Văn An [2] đã cung cấp cho người viết không chỉ một kênh
thông tin kiểm chứng cho những ghi chép trước đó mà còn làm việc hình
dung về hình dáng, kiến trúc, kỹ thuật ghe thuyền dễ dàng hơn. Bên cạnh đó,
thông qua nghiên cứu điền dã, người viết cũng trực tiếp thu thập và sử dụng
nhiều tư liệu hình ảnh, video ghi lại quá trình và kỹ thuật đóng ghe thuyền từ
nhiều khu vực trong và ngoài nước.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Là một đề tài nghiên cứu lịch sử nên người viết tuân theo những
nguyên tắc của phương pháp luận sử học để tiếp nhận, phân tích và tổng hợp
thông tin từ các nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu lịch sử kỹ
thuật, lịch sử tàu thuyền đòi hỏi người viết phải kết hợp với các phương pháp
của nhiều ngành khoa học xã hội khác hay nói cách khác là sử dụng phương
pháp nghiên cứu liên ngành như sử dụng phương pháp thu thập thông tin của
nhân học, xã hội học, dân tộc học hàng hải... hay phân tích thông tin dựa trên
các số liệu kỹ thuật.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.

Tài liệu tiếng Việt

1. Dương Văn An (2009), Ô châu cận lục, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội.
2. Trần Văn An (2009), Có một vệt văn hóa ghe bầu ven biển miền Trung,
Hội thảo khoa học “Nhận thức về miền Trung Việt Nam - Hành trình 10
năm tiếp cận”, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam - Phân viện Văn hóa
Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, Huế.
3. Trần Văn An (2011), Ghe bầu trong đời sống văn hóa ở Hội An – Quảng
Nam, Nxb Dân Trí, Quảng Nam.
4. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán – Việt, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
5. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế xã hội Việt nam duới các vua triều
Nguyễn, Nxb Văn học, Hà Nội.
6. John Barrow (2011), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792- 1793),

Người dịch: Nguyễn Thừa Hỷ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
7. Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1962, Hồng Nhuệ,
Nguyễn Khác Xuyên, Nguyễn Nghị dịch và chú thích, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Bộ lâm nghiệp (1980), Tiêu chuẩn và chất lượng gỗ, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
9.

Đặng Đinh Bôi, Nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý rừng lá
buông (một loại lâm sản ngoài gỗ) dựa vào cộng đồng tại Suối Kiết,
Tánh Linh, Bình Thuận, , truy cập ngày
tháng 8, 2014.

10. G.E. Coedès (2011), Cổ sử các quốc gia Ấn độ hóa ở Viễn Đông, Người
dịch: Nguyễn Thừa Hỷ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
11. Ngô Sĩ Liên và các sử gia triều Lê, Đại Việt sử ký toàn thư (2009), Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
11


12. Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học, Hà Nội.
13. Lê Quý Đôn (2006), Vân đài loại ngữ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
14. Trịnh Hoài Đức (2004), Gia định thành thông chí, Nxb Đồng Nai.
15. Đỗ Trường Giang (2011), “Biển với lục địa - thương cảng Thị Nại
(Champa) trong hệ thống thương mại Đông Á thế kỷ X-XV”, in trong
Nguyễn Văn Kim (cb) Người Việt với biển, Nxb Thế giới, Hà Nội,
tr 285.
16. Đỗ Trường Giang (2011), “Kỷ nguyên thương mại sớm ở Đông Nam Á
(900-1300), Nghiên cứu trường hợp Champa”, in trong Người Việt với
biển, Nxb Thế giới, Hà Nội.

17. Thiều Thị Thanh Hải, (2014), Nghiên cứu thuyền bè truyền thống ở Việt
Nam, Kỷ yếu Hội nghị khoa học của cán bộ trẻ, học viên cao học và
nghiên cứu sinh năm học 2013-2014, Đại học Khoa học xã hội nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. D.G.E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Kim (2007), “Thuyền mành Đông Nam Á đến Nhật Bản thế
kỷ XVII-XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11- 2007, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Kim (2011), “Từ huyền thoại về biển đến cơ tầng văn hóa
biển nhận thức về biển đảo trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc”, in
trong Người Việt với biển- Nxb Thế giới, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Kim, Việt Nam trong thế giới Đông Á - Một cách tiếp cận
liên ngành và khu vực học, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011.
22. Phan Khoang (1696), Xứ Đàng Trong1558 - 1777, Nxb Khai Trí.
23. Nguyễn Bội Liên, Trần Văn An, Nguyễn Văn Phi (1990), “Ghe bầu Hội
An - xứ Quảng”, in trong Đô thị cổ Hội An, Hội thảo khoa học quốc tế,
Quảng Nam, 141-144.

12


24. Nguyễn Thanh Lợi (2008), “Ghe bầu miền Trung”, Tạp chí Nghiên cứu
và Phát triển, số 2-2008, Hà Nội, 37 - 49.
25. Nguyễn Đức Minh, Trần Văn Nhân (1990), “Một số lễ hội nước ở Hội
An”, in trong Đô thị cổ Hội An, Hội thảo khoa học quốc tế, Quảng Nam.
26. Lương Ninh (2007), “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ với văn hóa Đông
Nam Á”, in trong Một số chuyên đề lịch sử Thế giới, tập 2, Hà Nội.
27. Jean Baptiste Pietri (1949), Thuyền buồm Đông Dương, Sài Gòn.
28. Jean Baptiste Pietri (2003), “Ba loại thuyền buồm ven biển Đông Dương
ít được biết”, Tạp chí Xưa & Nay số 134, tháng 2-2003.

29. Văn Phong và Đỗ Thái Bình, Bách khoa hàng hải và đóng tàu, tài liệu
trên internet.
30. Nguyễn Gia Phu và cộng sự (2007), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
31. Chu Đạt Quan (2011), Chân Lạp phong thổ ký, Nxb Thế giới, Hà Nội.
32. Phạm Quốc Quân (1985), “Góp bàn về: tên gọi một số loại hình mộ táng
Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2-1985, Hà Nội.
33. Quốc sử quán triều Nguyễn (1962), Đại Nam thực lục tiền biên (tổ phiên
dịch Viện Sử học phiên dịch), Nxb Sử học - Viện Sử học, Hà Nội.
34. Quốc sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam nhất thống chí, quyển 5:
tỉnh Quảng Nam, Nxb văn hóa bộ quốc gia giáp dục, Hà Nội.
35. Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại ký sự, Viện đại học Huế.
36. Vũ Hữu San (2003), “Vịnh Bắc bộ nơi mở đầu hàng hải”, Tạp chí Xưa &
Nay, số 131,26-30, số 134,25-27 , Hà Nội.
37. Vũ Hữu San, Ghe bàu và vè thủy trình cận duyên lúc xưa,
, truy cập tháng 2, 2012.
38. Momoki Shiro (1999), “Champa chỉ là một thể chế biển”, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 4-1999, Hà Nội.

13


39. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, 2004.
40.Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời
chúa Nguyễn, Truy cập từ (truy cập ngày
14 tháng 5 năm 2011)
41. Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ
XVII và XVIII, bản dịch của Nguyễn Nghị, Nxb Trẻ, Hà Nội.
42. Li Tana (2003), “Thuyền và kỹ thuật đóng thuyền ở Việt Nam cuối thế kỷ

18 đầu thế kỷ 19”, Tạp chí Xưa & Nay, số 131, tháng 1-2003, Hà Nội.
43. Li Tana (2009), “Một cách nhìn từ biển bối cảnh vùng duyên hải miền
Bắc và Trung Việt Nam”, Người dịch: Nguyễn Tiến Dũng, Tạp chí
Nguyên cứu lịch sử, số 7-2009, Hà Nội.
44. Phạm Văn Tuấn (2005), Lịch sử Thuyền, tàu và các lực lượng hải quân,
, truy cập tháng 2, 2012
45. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp
Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
46. Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Việt (1990), “Thuyền bè truyền thống Việt
Nam, đặt một số vấn đề dưới góc độ dân tộc học”, Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử, số 10-1984, Hà Nội.
47. Nguyễn Hữu Thông, Văn hóa miền Trung Việt Nam:một cách tiếp cận,
, truy cập tháng 5, 2012.
48. Phạm Văn Thủy (2011), “Thủy quân Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII và đầu
thế kỷ XIX qua các nguồn sử liệu phương Tây”, in trong Nguyễn Văn Kim
(cb), Người Việt với biển, , Hà Nội, 506-523.
49. Lâm Quang Thự,Tạ Thị Bảo Kim (1983), Quảng Nam - Đà nẵng, Nxb
Văn hóa, Hà Nội.
50. Phan Cẩm Thượng (2011), Văn minh vật chất người Việt, Nxb Tri Thức,
Hà Nội.
14


51. Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An (2008), Nghề truyền thống Hội
An, Quảng Nam.
52. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2008),
Kỷ yếu hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch
sử Việt Nam, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
53. Nguyễn Việt chủ biên, Vũ Minh Giang- Nguyễn Mạnh Hùng (1983),
Quân Thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb Quân đội nhân dân,

Hà Nội.
54. Trần Quốc Vượng (1990), Vị thế địa - lịch sử và bản sắc địa - văn hóa
của Hội An, in trong Đô thị cổ Hội An, Hội thảo khoa học quốc tế,
Quảng Nam.
55. Trần Quốc Vượng (1996), Biển với người Việt cổ, Nxb Văn hóa-thông
tin, H.1996, Hà Nội.
56. Trần Quốc Vượng (1998), “Hội An - Đà Nẵng, Đà Nẵng và Hội An trong
bối cảnh địa văn hóa - lịch sử xứ Quảng”, Tạp chí Văn học nghệ thuật, số
170-1998, Hà Nội, 15-19.
57. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb
Văn học, Hà Nội.
58. Trần Quốc Vượng (2005), Môi trường - con người và văn hóa, Nxb Văn
hóa-thông tin, Hà Nội.
59. A.B. Westerman, và cộng sự (1967), Thanh thư về tàu thuyền cận duyên
miền Nam Việt Nam. Trung tâm thông tin về khủng hoảng ở những quốc
gia khác, Viện Battelle Memorial, Columbus, Ohio.
60. Sakurai Yumio (1996), “Thử phác dựng cấu trúc lịch sử của khu vực
Đông Nam Á (thông qua mối quan hệ giữa biển và lục địa)”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4-1996, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

15


61. Adams, J., (2001), “Ships and boats as archaeological source material”,
World Archaeology, Vol. 32, 292-310.
62. Ballard, C., Bradley, R., (2003), “The ship as Symbol in the Prehistory of
Scandinavia and Southeast Asia”, World Archaeology, vol.35, no.3,
Seascapes.
63. Bruun, P., (1997), “The viking ship”, Journal of coastal research, Vol

13, No.4-1997.
64. Cannon, S., Ralph, B., (1991), D.W. Chalmers, G. Victory, “The
selection of materials for ship structures”, Physical Sciences and
Engineering, Vol.334, No. 1634, The Royal Society.
65. Flecker, M. (2006), The South - China - Sea Tradition: the Hybrid Hulls
of South East Asia, The International Journal of Nautical Archaeology, số
36.1, 75-90.
66. Ishii Yoneo (1998) The junk trade from Southeast Asia – Translations
from the Tôsen Fusetsu-gaki, 1674-1723, Institute of Southeast Asian
Stidies
67. Lieberman, V. (1995), “An Age of Commerce in Southeast Asia?
Problems of Regional Coherence – A Review Article”, The Journal of
Asian Studies, Vol.53, 796-807.
68. Lieberman, V. (2010), “Maritime influences in Southeast Asia, c.900 –
1300: Some further thoughts”, Journal of Southeast Asian Studies, Vol.4,
529-539.
69. Manguin, P. Y.,

(1980), “The Shoutheast Asian ship: An historical

Approach”, Journal of Southeast Asian studies, Vol.11, No.2.
70. Manguin, P. Y., , Shipshape Societies: Boat Symbolism and Political
Systems in Insular Southeast Asia, in Southeast Asia in the 9th to 14th
centuries, edited by David G.Marr and A.C.Milner.

16


71. McLanathan, R. B.K. (1956), “The Collection of Ship Models”, Bulletin
of the Museum of Fine Arts, Vol. 54, No. 298-1956.

72. Meide, C., (2002), Spanish Ship and Shipbuilding in the Atlantic Colonies
Sixteenth and Seventeenth Centuries, College of William and Mary.
73. Pâris, F. E., (1841), Essai sur la construction navale des Peuples extraEuropeens, Collection des navires et pirogues.
74. Pétrus Ký (1875), Notes sur les diverses espèces de bateaux annamites,
.
75. Pham Charlotte, (2010), “The traditional boats of Vietnam, an Overview”,
International Journal of Nautical Archaeology, Vol. 39.2, 258-277
76. Pham Charlotte, (2011), Asian Shipbuilding technology and maritime
ethnography. UNESCO 3rd Foundation Course.
77. Pham, C., (2012), “Ethnographic boat recording practicum”. Trong sách
Sổ tay đào tạo cho tổ chức UNESCO về Bảo tồn và quản lý di sản văn hóa
dưới nước ở Châu Á, Thái Bình Dương, UNESCO Bangkok, Thailand.
78. Reid, A. (1990), “An „Age of Commerce‟ in Southeast Asian History”,
Modern Asian Studies, Vol. 24, 1-30.
79. Reid, A. (1990), Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450-1680: The
Lands Below the Winds, New Haven, Yale University Press.
80. Reid, A. (1993), Southeast Asia in the age of commerce: 1450-1680:
Expansion and crisis, New Haven, Yale University Press.
81. Tarling, N. (1992), The Cambridge history of Southeast Asian (Volume
one: From Early Times to c.1800, Cambridge University
82.Wade, G. (2003), The Pre-Modern East Asian Maritime Realm: An
Overview of European - Language Studies, Asia Research Institute,
National University of Singapore.

17


83.Wade, G., (2009), “An Earlier Age of Commerce in Southeast Asia: 9001300 C.E, Journal of Southeast Asian Stidies.
84.Wheeler, C., “Re-thinking the Sea in Vietnamese History: Littoral society
in the integration of Thuận – Quảng Seventeenth – eighteenth centuries”,

Journal of Southeast Asian Studies.
85.Wheeler, C., A maritime logic to Vietnamese history? Littoral society in
Hoi An’s trading world c.1550-1830.
86. Inglis, D., The sea stories and stone sails of Borobudur, Texas A & M
University.
87. (Brief)

History

of

European

-

Asian

trade,

truy

cập

tại

/>anExploration.html, truy cập tháng 5,2014.

18




×