ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
CHU HỒNG THẮNG
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG
TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
CHU HỒNG THẮNG
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG
TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thành Nam
Hà Nội - 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ...........................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..........................................................................4
MỞ ĐẦU………………………………………………………………................. 5
Chƣơng 1: SỰ HÌNH THÀNH TPP ……………………………………...........11
1.1. Bối cảnh khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng và thế giới ……........11
1.1.1 Bối cảnh kinh tế- chính trị khu vực và thế giới …………........11
1.1.2 Thực trạng tự do hoá thương mại khu vực và thế giới………..16
1.2. Sự ra đời và nội dung chủ yếu của TPP…………………………......21
1.2.1 Hình thành ý tưởng từ Hiệp định P4.....………………….........21
1.2.2 Nội dung chính của TPP…………………………………........25
Chƣơng 2: TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN TPP …………………………............34
2.1 Quan điểm và sự tham gia của các thành viên TPP …………….......34
21.1 Quan điểm của các thành viên TPP và các bên khác……….....34
2.1.2 Sự tham gia và vai trò “cầm trịch” của Mỹ……………….......43
2.2 Tiến trình đàm phán TPP…………………………………………......55
2.2.1 Các vòng đàm phán…………………………………………….55
2.2.2 Những vấn đề còn tồn đọng ……………………………….......75
Chƣơng 3: Dự báo tác động của TPP và những vấn đề đặt ra........................ 85
3.1. Dự báo tác động với các quốc gia và quan hệ quốc tế ………..…….......85
3.1.1 Tác động kinh tế, thương mại……………….……………........85
3.1.2. Tác động tới quan hệ quốc tế ở khu vực……………………....92
3.2. Cơ hội và những vấn đề đặt ra với Việt Nam…………………….....98
3.2.1 Sơ lược tiến trình tham gia và mục tiêu của Việt Nam………..98
3.2.2 Cơ hội và thách thức với Việt Nam khi tham gia TPP.............100
3.2.3 Một số khuyến nghị……………………………………….......113
KẾT LUẬN…………………………………………………………………......117
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………......119
1
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ACFTA
ASEAN-China Free Trade Area
Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực Thương mại Tự do ASEAN
AIA
ASEAN Investment Area
Khu vực Đầu tư ASEAN
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á
CEPT
Common Effective Preferential Tariff
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
EAFTA
East Asia Free Trade Area
Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á
EU
European Union
Liên hiệp châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do
FTAAP
Free Trade Area of the Asia Pacific
Khu vực Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương
GATT
General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
MERCOSUR Mercado Común del Sur (tiếng Tây Ban Nha)
2
Khối thị trường chung Nam Mỹ
NAFTA
North America Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
RCEP
Regional Comprehensive Economic Partnership
Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực
ROO
Rules of Origin
Nguồn gốc xuất xứ
SOE
State-owned Enterprises
Doanh nghiệp Nhà nước
SPS
Sanitary and Phytosanitary
Vệ sinh và Dịch tễ
TBT
Technical Barriers to Trade
Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại
TPP
Trans-Pacific Parnership
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
TRIPS
Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights
Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
TTIP
Trans-Atlantic Trade and Investment Partnership
Thoả thuận Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương
USTR
United States Trade Representative
Đại diện Thương mại Mỹ
VCCI
Vietnam Chamber of Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới ./.
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh sách các thành viên đàm phán và thành viên tiềm năng .........24
Bảng 1.2: Tóm tắt các lĩnh vực và định hướng đàm phán ……………………29
Bảng 3.1: Lợi ích kinh tế từ TPP......................................................................87
Bảng 3.2: Dự báo GDP gia tăng theo quốc gia năm 2025 với TPP…………...88
Bảng 3.3: Gia tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và một số quốc
gia năm 2025 ........................................................................................................
4
MỞ ĐẦU
Châu Á – Thái Bình Dương, với đặc điểm địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú và tiềm năng phát triển to lớn, đang là trọng tâm địa chính
trị toàn cầu có khả năng ảnh hưởng việc hình thành trật tự thế giới trong thế kỷ 21.
Các yếu tố làm nên vị thế nổi bật của châu Á – Thái Bình Dương, trước hết là về
mặt kinh tế. Khu vực tập các cường quốc kinh tế của thế giới (như Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Nga, Canada, Brasil…); các khối kinh tế hùng mạnh nhất (như
Đông – Á, ASEAN, Bắc Mỹ…); cùng các trục đường biển và hàng không chiến
lược cực kỳ lợi hại.
Về chính trị, khu vực góp ba trong số năm uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc, cùng nhiều quốc gia có vị thế và tiếng nói nổi bật tại các diễn
đàn hợp tác toàn cầu. Đây vừa là nơi khởi phát các mối quan hệ hợp tác đa phương
hiệu quả, đồng thời cũng tập trung các mâu thuẫn điển hình nhất thế giới, trong đó
các tham vọng bá quyền của các cường quốc. Bởi thế, châu Á – Thái Bình Dương
trở thành địa bàn tranh giành lợi ích và ảnh hưởng giữa các nước lớn, các khu vực
lớn của thế giới.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nền kinh tế ngày càng lớn, khiến nhu cầu hợp tác, liên kết kinh tế song phương
và đa phương ngày càng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực thương mại.
Tuy nhiên, sự đình trệ của Vòng Doha đàm phán về thương mại tự do toàn
cầu, cùng các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đã buộc các nước đưa ra các
biện pháp bảo hộ thương mại. Sự thiếu vắng các quy tắc thương mại trên thế giới
cũng thúc đẩy các quốc gia lựa chọn các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cả
song phương và khu vực.
Một trong những sáng kiến FTA hàng đầu đáp ứng nhu cầu thực tế và cấp
thiết của các nước châu Á – Thái Bình Dương, đó là Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dƣơng (TPP), do Mỹ khởi động và thúc đẩy. Hiệp định này được đánh
giá như một thoả thuận thương mại khu vực toàn diện mới được thiết kế để thúc
5
đẩy tự do hoá thương mại - đầu tư, cũng như giải quyết các vấn đề thương mại mới
trong thế kỷ 21.
1. Tính cấp thiết của đề tài
TPP đã trải qua 19 vòng đàm phán, các cuộc gặp cấp cao và các hội nghị cấp
bộ trưởng và cấp trưởng đoàn. Với các tiêu chuẩn cao và không gian rộng lớn, TPP
hứa hẹn hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới , với hơn 800
triê ̣u dân, đóng góp khoảng 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và
khoảng 30% kim ngạch thương mại toàn cầu; được kỳ vọng là một “hiệp định của
thế kỷ 21”, đem lại nhiều cơ hội thương mại và đầu tư quốc tế. Lợi ích về kinh tế thương mại đã rõ. TPP còn có tác động không nhỏ tới quan hệ quốc tế ở khu vực
châu Á – Thái Bình Dương, cả tác động thuận chiều và ngược chiều. Thông qua
TPP, nhiều mối quan hệ chính trị có thể được tăng cường. Ngược lại, những nghi
kỵ hoặc mâu thuẫn cũng có thể bị đẩy lên cao, một khi TPP được sử dụng như một
công cụ chính trị của một vài cường quốc
Trong bối cảnh Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; tiến trình hội
nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển mạnh mẽ, tháng 11-2010,
Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP với tư cách thành viên đầy đủ của
hiệp định này. TPP được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội phát triển lớn cho Việt Nam,
song cũng đặt kinh tế Việt Nam trước không ít thách thức. Quyết định được Việt
Nam đưa ra khá muộn, sau hơn một năm tham gia đàm phán TPP với vai trò thành
viên liên kết duy nhất, và tất nhiên, sau nhiều cân nhắc trong nước của các nhà
chính trị, các chuyên gia và cả ý kiến của khối doanh nghiệp. Điều này cho thấy
tính phức tạp khó lường và ảnh hưởng lớn mà TPP có thể có đối với nền kinh tế
Việt Nam.
Tuy nhiên, luận văn này không chỉ đánh giá tác động của TPP đối với Việt
Nam đơn thuần về thương mại, mà nhìn nhận cơ hội và thách thức từ TPP trong
mối quan hệ tổng thể với tiến trình cải cách, phát triển đất nước và hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng.
6
Từ những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi chọn “Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương: Tiến trình đàm phán và những vấn đề đặt ra" làm đề tài nghiên
cứu luận văn với hy vọng góp phần giải đáp những vấn đề đang đặt ra trong tiến
trình đàm phán TPP, cũng như với việc Việt Nam tham gia TPP.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam: Được Mỹ chính thức mời tham gia đàm phán TPP và là nước
duy nhất hưởng quy chế quan sát viên, Việt Nam có cơ hội tham gia đàm phán
TPP ngay từ Vòng đầu tiên (tháng 3-2010), trong khi tới tháng 11-2010 Việt Nam
mới quyết định chính thức tham gia đàm phán TPP. Tại Việt Nam đã có nhiều
cuộc hội thảo và một số báo cáo đánh giá tác động, đề tài khoa học về triển vọng
của TPP. Có thể kể tên một số đề tài, báo cáo, tài liệu và hội thảo nổi bật sau đây:
- Ấn phẩm tại Hội thảo Đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình
Dương (TPP)- Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (The Trans-Pacific
Partnership Negotiations (TPP) – Opportunities and Challenges for Vietnam); Hà
Nội, ngày 4-11-2010; Jay L.Eizenstat, Esq. và nhóm thực hiện dự án Mutrap do
EU tài trợ và Bộ Công thương phối hợp thực hiện;
- Báo cáo khảo sát doanh nghiệp “Quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam về một số nội dung đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương”; Uỷ
ban Tư vấn Chính sách Thương mại quốc tế - Trung Tâm WTO – VCCI; 2011
- Ấn phẩm “Khuyến nghị phương án đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP)”, Uỷ ban Tư vấn Chính sách Thương mại Quốc tế, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xuất bản tháng 11-2011;
- Ấn phẩm “Khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về phương
án đàm phán Chương Đầu tư trong TPP”; “Khuyến nghị của cộng đồng doanh
nghiệp Việt Nam về phương án đàm phán Chương Sở hữu trí tuệ trong TPP”;
“Khuyến nghị phương án đàm phán Chương Lao động và Giải quyết tranh chấp
lao động”, do Trung Tâm WTO, VCCI thực hiện tháng 5-2012;
7
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương: Cơ
hội và những vấn đề đặt ra, Đại học Ngoại Thương, năm 2012;…
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và ASEAN, Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 3-2014.
Ngoài ra, các cơ quan như Uỷ ban Đối ngoại của QH, Bộ Ngoại giao, Bộ
Công thương, VCCI, Học viện Ngoại giao, Đại học Ngoại thương, một số dự án hỗ
trợ kỹ thuật đàm phán do EU xúc tiến… cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, phát
hành một số báo cáo chuyên đề liên quan TPP. Hầu hết các cơ quan truyền thông,
báo chí có các chương trình, phóng sự, bài viết, từ giới thiệu tới phân tích, phỏng
vấn chuyên gia, bình luận… về chủ đề TPP và tác động tới Việt Nam, cũng như
khuyến nghị các biện pháp giúp đạt lợi ích tối đa trong tiến trình đàm phán và hạn
chế tác động tiêu cực một khi hiệp định hoàn tất đàm phán và đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên các báo cáo, nghiên cứu và các bài báo nói trên mới chỉ tập trung
đánh giá tác động của TPP đối với lĩnh vực thương mại, kinh tế Việt Nam, mà chưa
đề cập thấu đáo về tác động của khuôn khổ hiệp định thương mại đa phương này đối
với quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên nói riêng và quan hệ quốc tế
trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới nói chung.
Tại các nƣớc: Ở các nước thành viên TPP, nhất là tại Mỹ, đã có một số đề án
nghiên cứu chung quanh tác động của TPP đối với kinh tế, thương mại của nước
sở tại, cũng như của toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Có thể kể các báo
cáo nghiên cứu, đánh giá tác động TPP của các cơ quan, viện nghiên cứu như Ban
Nghiên cứu của QH Mỹ, Trung tâm Đông – Tây (Mỹ), Viện Nghiên cứu Đông
Nam Á (ISEAS)… Đặc biệt, có nghiên cứu TPP và hội nhập châu Á – Thái Bình
Dương: Đánh giá định lượng, các tác giả Peter A. Petri, Michael G. Plummer, Fan
Zhai, Trung tâm Đông – Tây (Mỹ), tháng 10- 2011...
Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ quan tâm tác động về mặt chính sách
kinh tế, thương mại tại khu vực, và của từng nước riêng rẽ. Đánh giá tác động đối
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỀU TIẾNG VIỆT:
1. Nguyễn Duy Dũng và Võ Xuân Vinh, Viện Nghiên cứu Đông – Nam Á
(2014); Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái BÌnh Dương đến vai trò
trung tâm của ASEAN trong các diễn đàn và cơ chế hợp tác ở khu vực; Kỷ yếu
hội thảo quốc tế - Gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội
và thách thức với Việt Nam và ASEAN; Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia
Hà Nội; Tháng 3-2014;
2. Dự án hỗ trợ thƣơng mại đa biên EU-VN (MUTRAP), (2012), Kinh nghiệm
quốc tế về chiến lược hội nhập kinh tế, Kỷ yếu hội thảo, tháng 5-2012
3. Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Kỷ yếu hội thảo khoa học:
Môi trường đầu tư hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam;
4. Đại học Ngoại Thƣơng (2012), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế - Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và những vấn đề đặt ra, Nhà xuất bản Thông
tin và Truyền thông;
5. Hoàng Phƣớc Hiệp (2014); Bước đầu nghiên cứu các cơ hội và thách thức đối
với Việt Nam khi ký kết và thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP); Kỷ yếu hội thảo quốc tế - Gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương: Cơ hội và thách thức với Việt Nam và ASEAN ; Đại học KHXH&NV,
Đại học Quốc gia Hà Nội; Tháng 3-2014;
6. Quốc Khánh, Tham gia Hiê ̣p đi ̣nh đố i tác kinh tế chiế n lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP) – Cơ hội và thách thức đố i với Viê ̣t Nam , Tạp chí Dân chủ và
Pháp
luật;
/>?ItemID=405; Cập nhật ngày 25-12-2013;
7. Lê Lêna (2014); TPP và thách thức đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong
hội nhập kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Kỷ yếu hội thảo quốc tế Gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức với
9
Việt Nam và ASEAN; Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tháng
3-2014;
8. Li Xiangyang, Nội san của Viện Nghiên cứu các vấn đề Đông - Nam Á (ISAE)
Singapore (2013), TPP – công cụ để kiềm chế Trung Quốc: Tưởng tượng hay
thực tế?, Tin Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam, số 1610 TTX, tr.5 - 6;
9. Phƣơng Minh (2014); TPP: Hiệp định thương mại của thế kỷ 21;
baodientu.chinhphu.vn; Cập nhật ngày 15-9-2013;
10. Bùi Thành Nam (2014); Đàm phán thành lập Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP): Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam; Kỷ yếu hội thảo
quốc tế - Gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách
thức với Việt Nam và ASEAN ; Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà
Nội; Tháng 3-2014;
11. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Tài liệu phục vụ Hội
thảo "Hành trang cho doanh nghiệp khi tham gia TPP", Hà Nội, tháng 12-2013;
12. Sacombank; TPP – Cơ hội đan xen thách thức cơ hội cho nền kinh tế và
Ngành Ngân hàng Việt Nam, Tập san nội bộ Sacombank; sacombank.com.vn;
/>13. Thạch Vũ, Những chuyển động lớn ở châu Á – Thái Bình Dương; Báo Nhân Dân;
www.nhandan.com.vn/thegioi/tin-tuc/item/21947602-nhung-chuyen-dong-lono-chau-a-thai-binh-duong.html; Cập nhật ngày 20-12-2013;
14. Thông tấn xã Việt Nam - Tin kinh tế (2012), Nhật Bản “lỗi hẹn” với TPP, số
1347 TTX, tr.12 - 13;
15. Thông tấn xã Việt Nam - Tin kinh tế (2012), Ai sẽ hưởng lợi nếu Nhật Bản
tham gia TPP, số 1222 TTX, tr.9 - 10;
16. Thông tấn xã Việt Nam - Tin kinh tế (2012), Đàm phán TPP có phải là lựa
chọn tối ưu cho Canada, số 206 TTX, tr.6 - 7;
17. Thông tấn xã Việt Nam - Tin Kinh tế (2013), Hàm ý kinh tế và chiến lược của
TPP đối với châu Á – Thái Bình Dương, số 1545 TTX, tr.3 – 4;
10
18. Thông tấn xã Việt Nam - Tin Kinh tế (2013), TPP và cuộc chơi của Mỹ, số
1683 TTX, tr.4 – 6;
19. Thông tấn xã Việt Nam - Tin Kinh tế (2013), Đàm phán TPP khó đạt được
thoả hiệp, số 1699 TTX, tr.3 – 4;
20. Thông tấn xã Việt Nam - Tin Kinh tế (2013), Nhật Bản chính thức tham gia
đàm phán TPP, số 1666 TTX, tr.5 – 6;
21. Thông tấn xã Việt Nam – Tin kinh tế (2013), Sự phức tạp của tiến trình đàm
phán TPP, số 1606 TTX, tr.6 – 8;
22. Thông tấn xã Việt Nam – Tài liệu tham khảo đặc biệt (2013); Vị thế và vai trò
của Trung Quốc trong việc tái thiết cục diện châu Á – Thái Bình Dương; số
071 TTX, tr.1 – 9;
23. Thông tấn xã Việt Nam – Tài liệu tham khảo đặc biệt (2013); Quan hệ Trung
- Mỹ và “cơ chế lãnh đạo kép” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; số 071
TTX, tr.10 – 29;
24. Thông tấn xã Việt Nam – Tin kinh tế (2014), số 333 TTX, tr.6 – 14; Cục diện
mới ở châu Á – Thái Bình Dương và triển vọng phát triển / Tạp chí “Dọc
ngang Á – Phi” của Trung Quốc (2014);
25. Thông tấn xã Việt Nam – Thông tin tư liệu (2013), Nhật, Mỹ và những tác
động từ TPP, số 104 (1891) – TTTL, tr.17 – 20;
26. Thông tấn xã Việt Nam – Tin kinh tế (2014), Năm vấn đề lớn trong đàm phán
TPP, số 1896, tr.3 – 5;
27. Thông tấn xã Việt Nam – Tin kinh tế (2014), Thời đại TPP: Cơ hội, thách
thức và đối sách của Trung Quốc, số 323 TTX, tr.1 – 10; Tạp chí Diễn đàn
kinh tế và chính trị thế giới, Trung Quốc, số tháng 6/2013;
28. Trần Đình Thiên – Viện Kinh tế Việt Nam, "Kinh tế Việt Nam trước ngưỡng
cửa TPP", Tài liệu Hội thảo "Hành trang cho doanh nghiệp khi tham gia TPP".
11
29. Trung tâm WTO – VCCI (2013), Tuyên bố của các nhà lãnh đạo TPP bên lề
APEC 2013; />30. Trung tâm WTO – VCCI (2014), Tuyên bố của các Bộ trưởng và Trưởng
đoàn đàm phán TPP sau hội nghị bộ trưởng tại Singapore tháng 2/2014;
/>31. Trung tâm WTO – VCCI (2014), Tuyên bố chung hội nghị Bộ trưởng TPP 19
-20/05/2014;
/>
tpp-19-20052014;
32. Trung tâm WTO – VCCI (2014), USTR công bố các mục tiêu của Hoa Kỳ
trong TPP; />33. Uỷ ban Tƣ vấn Chính sách Thƣơng mại Quốc tế, Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam – VCCI (2011), Khuyến nghị phương án đàm phán
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Dự án Mutrap do Liên minh
châu Âu (EU) tài trợ, Bộ Công thương Việt Nam phối hợp thực hiện;
34. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2013); Tổng quan về Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Trung tâm Thông tin – Tư liệu Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương;
www.vnep.org.vn/Upload/TPP%201%20full.pdf;
TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
35. Richard C. Bush and Joshua Meltzer (2014); East Asia Policy Paper, Taiwan
and the Trans-Pacific Partnership: Preparing the Way; brookings.edu;
January 2014;
36. Sanchita Basu Das and Hnin Wint Hman (2012), TPP: Economic and
Strategic Implications for the Asia-Pacific, Institute of Southeast Asian Studies
(ISEAS), Singapore; July 23, 2012;
12
37. The Hon Simon Crean MP, Australian Minister for Trade (2008); Australia
to Consider Participating in Trans-Pacific Free Trade Agreement;
sice.oas.org;
/>September 23, 2008;
38. Deborah Kay Elms (2013); Looking to the Future of the TPP: A Perspective
from
Singapore;
Stanford
University,
iis-db.stanford.edu;
http://iis-
db.stanford.edu/evnts/7924/Elms.TPP_Future_from_Singapore_Oct_2013.pdf;
October 11-12, 2013;
39. Ian F.Fergusson and Bruce Vaughn (2010), Trans-Pacific Partnership
Agreement, Congressional Research Service, Washington D.C, USA. , Cornell
University IRL School;
January 11, 2010;
40. Christopher Findlay And Shujiro Urata (2010); Free Trade Agreement in
the Asia Pacific; World Scientific Publishing Co. Pte. Ltd;
41. Carlos Furche (2013), Chile and TPP Negotiations: Analysis of the Economic
and Political impact, Translated from Spanish by Laura Hernández Rivera, J.
Carlos Lara Gálvez and Marcela Palacio Puerta, ONG DereChos DiGitales,
May 2013;
42. Bernard K.Gordon (2012), Trading Up in Asia, Foreign Affairs, July /August
2012
Issue;
/>
gordon/trading-up-in-asia; July 27, 2012;
43. Muhammad Iqbal – AFP (2012); Thousands in Japan protest Asia Pacific
trade
pact;
brecorder.com;
-news/1-front-top-news/54679-
thousands-in-japan-protest-asia-pacific-trade-pact.html; April 25, 2012;
44. Patrick Messerlin (2013); The EU's Strategy for Trans-Pacific Partnership;
Journal of Economic Integration (Jei), Vol.28 No.2, June 2013, 285~302;
/>
13
45. Florian Mölders, Ulrich Volz (2012); TPP negotiations, anticipatory trade
creation,
and
implications
for
European
trade
policy;
voxeu.org;
23 March, 2012;
46. Peter A.Petri, Michael G.Plummer, Fan Zhai (2011); The Tran-Pacific
Partnership and Asia – Pacific Integration: A Quantative Assessment; East –
West Center; October 24, 2011;
47. David Pilling and Shawn Donnan (2013); Trans-Pacific Partnership:
Ocean’s Twelve; Financial Times; www.ft.com/intl/cms/s/0/8c253c5c-2056-11e3b8c6-00144feab7de.html?siteedition=intl&siteedition=intl#axzz2ffslnY7W;
September 22, 2013;
48. Samuel Rines (2014); Trans-Pacific Partnership: Geopolitics, Not Growth;
The National Interest Magazine; March 31, 2014;
49. Sayo Sasaki – Kyodo News (2013); TPP entry green light marks start of tough
trade
talks;
japantimes.com;
April 23, 2013;
50. Howard Schneider (2013), From a skeptical beginning, Obama has set a
global
round
of
trade
talks
in
motion,
Washington
Post,
www.washingtonpost.com/business/economy/from-a-skeptical-beginning-obama-hasset-a-global-round-of-trade-talks-in-motion/2013/03/08/1a4af06a-85e5-11e2-9d71f0feafdd1394_story.html; March 8, 2013;
51. Ministry of Foreign Affairs and Trade of New Zealand (2005); TransPacific Strategic Economic Partnership Agreement, signed by authorised
representatives of Governments of the four (P4) countries, including Brunei
Darussalam, Republic of Chile, New Zealand, and Republic of Singapore;
/>
14
52. Ministry of Foreign Affairs & Trade of New Zealand (2005), Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement: National Interest Analysis;
mfat.govt.nz;
/>
agreement/transpacific/transpacific-sepa-nia.pdf ; July 2005;
53. Ministry of Foreign Affairs & Trade of New Zealand (2012);
Understanding the P4; mfat.govt.nz; February 24, 2012;
54. Ministry of International Trade and Industry of Malaysia; Brief on the TPP;
miti.gov.my;www.miti.gov.my/cms/storage/documents/1ed/com.tms.cms.docum
ent.Document_c5ada311-c0a8156f-72160910-3ecfcd41/1/TPP%20%20Briefing%20Notes%20-%20Website%20%28FINALrev1%29.pdf;
55. Office of the United States Trade Representative (2011); USTR.gov; TransPacific: Summary of U.S. Objectives; www.ustr.gov/tpp/Summary-of-USobjectives / Trans-Pacific Partnership Leaders Statement - www.ustr.gov/aboutus/press-office/press-releases/2011/november/trans-pacific-partnership-leadersstatement / Outlines of the Trans-Pacific Partnership Aggreement www.ustr.gov/about-us/press-office/fact-sheets/2011/november/outlines-transpacific-partnership-agreement;
TÀI LIỆU TIẾNG NGA:
56. Костюнина Галина Михайловна – д.э.н., профессор кафедры МЭО и
ВЭС МГИМО, МИД России (2014); Транстихоокеанское стратегическое
партнерство: Pасстановка сил и роль в формировании зоны свободной
торговли в АТР; />57. Tham khảo các bài viết cập nhật tình hình đàm phán TPP (Latest News on
TPP)
tại
các
website:
trungtamwto.vn;
vnanet.vn;
nhandan.org.vn;
dfat.gov.au; ustr.gov; mofat.gov.bn; miti.gov.my; mfat.govt.nz; dfat.gov.au;
fta.gov.sg; tppcoalition.or…./.
15