Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Soạn bài lớp 11: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.76 KB, 2 trang )

Bài soạn lớp 11: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu
I. Trật tự trong câu đơn
1. Bài tập 1
a. Có thể sắp xếp theo trật tự "rất sắc, nhưng nhỏ": Câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa.
(Đều là thành phần phụ cho danh từ "con dao") Nhưng đặt trong đoạn văn này thì không
phù hợp với mục đích đe dọa, uy hiếp đối phương.
b. Việc sắp xếp theo trật tự "nhỏ, nhưng rất sắc" có tác dụng xác định trọng tâm thông báo
là "rất sắc", phù hợp với hàm ý đe dọa, uy hiếp.
c. Trật tự các từ ngữ trong trường hợp này lại phù hợp: Nhằm mục đích chế nhạo, phủ
định tác dụng của con dao.
2. Bài tập 2
Cách viết thứ nhất là phù hợp vì trọng tâm thông báo là "rất thông minh".
3. Bài tập 3
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, hoặc cuối câu. Do đó, ta thấy các trạng ngữ
trong 3 đoạn trích đặt ở 3 vị trí khác nhau là phù hợp với nội dung thông báo.
+ Đoạn văn kể về sự kiện Mọi bị bắt nên trước tiên là nêu hoàn cảnh thời gian. Câu tiếp
theo phần “sáng hôm sau” cần đặt ở đầu câu để tiếp nối thời gian.
+ Chủ thể hành động được nêu trước, phần biểu thị thời gian đặt ở giữa bởi sự kiện liên
kết với các ý của câu trước đó đều tập trung vào việc: Ai là cha đẻ của Chí Phèo.
+ Phù hợp với nội dung thông tin cũ, thông tin đã biết.
=> Trong mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có một mục đích, một nhiệm vụ
khác nhau. Người nói (viết) thực hiện những hành động nói khác nhau. Vì thế cần xác
định trọng tâm thông báo của câu ở mỗi tình huống và trật tự sắp xếp các bộ phận trong
câu để phục vụ tốt cho mục đích giao tiếp.
II. Trật tự trong câu ghép
1. Bài tập 1
a. Vế chính: Hắn lại nao nao buồn. Vế phụ chỉ nguyên nhân đặt sau: là vì mẩu chuyện
ấy.....rất xa xôi.
=> Liên kết dễ dàng với nội dung các câu đi sau.



b. Vế chỉ sự nhượng bộ đặt sau để bổ sung thông tin.
2. Bài tập 2
- Chọn phương án C.
=> Việc sắp xếp đúng các bộ phận trong câu không chỉ có tác dụng tu từ mà còn có tác
dụng về các phương diện khác: thông báo thông tin cũ - mới; nhấn mạnh trọng tâm thông
báo; đảm bảo sự liên lạc và liên kết giữa các ý trong câu.



×