Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Câu hỏi thi giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.16 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
TRƯỜNG THCS&THPT MỸ QUÝ
**********
NGÂN HÀNG CÂU HỎI GDCD KHỐI 12
Câu 1 : Nêu các đặc trưng cơ bản của PL?
Trả lời:
- Tính qui phạm phổ biến vì: PL là những qui tắc xử sự chung, áp dụng với tất cả mọi người,
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. ( khác các qui phạm xã hội khác- đạo đức).
Mỗi qui tắc xử sự thể hiện một qui phạm PL, do đó tính qui phạm phổ biến làm nên giá trị công
bằng, bình đẳng của PL; bất kì ai cũng xử sự theo khuôn mẫu PL qui định.
- Tính quyền lực, bắt buộc chung: PL do nhà nước ban hành, bảo đảm sức mạnh quyền lực nhà
nước.
Tính bắt buộc chung: Bắt buộc mọi người phải tuân theo PL ( Là điểm khác đạo đức).
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: hình thức thể hiện là các văn bản qui phạm PL.
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm PL của các cơ quan nhà nước qui định chặt chẽ trong
HP, luật, bộ luật. Nội dung bảo đảm sự thống nhất của hệ thống PL
Câu 2: Đạo đức và PL có quan hệ với nhau không ? Lấy ví dụ chứng minh ?
Trả lời:
- Quá trình xây dựng PL, nhà nước luôn đưa những qui phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp
sự phát triển và tiến bộ xã hội vào các qui phạm PL.
- PL là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- Những giá trị cơ bản của PL như công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, đều là những giá trị đạo
đức cao cả mà con người luôn hướng tới
Ví dụ: HS tự ví dụ


Câu 3 : Nhà nước quản lý xã hội bằng PL như thế nào? Lấy ví dụ chứng minh trên một lĩnh vực
nào đó?
Trả lời:
- Nhà nước quản lý xã hội bằng cách :
+ Nhà nước ban hành luật và tổ chức thực hiện PL, đưa PL vào đời sống.


+ Người dân phải hiểu PL, làm đúng PL.
+ Nhà nước phổ biến, tuyên truyền giáo dục PL để “dân biết” “dân làm” theo PL.
Ví dụ: HS tự ví dụ
Câu 4: Tại sao nói “PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của mình”. Liên hệ bản thân
Trả lời:
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong
đó nêu rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định đó, công dân thực hiện quyền
của mình.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố cáo hình sự, tố tụng quy định
thẩm quyền, nội dung hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lý các vi
phạm pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Công cứ các quy định
này, công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Câu 5: Vì sao nhà nước phải quản lí xh bằng PL? Nêu VD?
Trả lời:
- Không có PL, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.
- Nhờ PL nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được mọi hoạt
động của đời sống xã hội.
Ví dụ: HS tự cho ví dụ


Câu 6:Có quan điểm cho rằng, chỉ cần phát triển kinh tế thật mạnh là sẽ giải quyết được mọi
hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Vì vậy, quản lí xã hội và giải quyết các xung đột bằng các
công cụ kinh tế là thiết thực nhất, hiệu quả nhất! Ý kiến của em?
Trả lời: Em không đồng tình với các ý kiến trên, nếu chỉ chăm chú phát triển kinh tế mà không
giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong kinh tế sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề xã hội, nếu
không có pháp luật để điều chỉnh những vấn đề nảy sinh sẽ làm cho xã hội mất ổn định, không
phát triển được.
Câu 7: Chị A thường hay bán vé số cho anh B.Hôm đó như mọi lần anh B lấy 4 tờ vé số và anh
trả cho chị A 20.000 đ(5.000 đ/vé).Nhưng do số giống nhau chị A đã đưa nhầm cho anh B 5

tờ.Hôm sau anh B dò vé thì trúng 250.000.000 đ(50 tr/1 vé).Chị A đòi anh B trả lại 50 triệu
bằng giá trị 1 tờ vé số.Nhưng anh B chỉ trả 5.000 đ bằng giá trị 1 tờ vé ban đầu.Hỏi ai đúng ai
sai? Vì sao?
Đáp án là: giao dịch liên quan đến tờ vé số đưa nhầm được xem là giao dịch bị nhầm lẫn nên
theo Điều 131, 135, 137 Bộ luật dân sự thì anh B phải trả lai tấm vé sô đã nhận hoặc trả lại tiền
theo đúng giá trị người trúng thưởng đuợc nhận nếu vé số đã lãnh thuởng rồi. Như vậy, căn cứ
vào những quy định của pháp luật để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 8: Tình huống:(Hoặc vài tình huống) Bình và Tú đang vội đến trường.Tới ngã tư, thấy đèn
đỏ nhưng vắng người qua lại,Tú và Bình vượt đèn đỏ… Hỏi:Em có đồng tình với việc làm của
hai bạn đó không?Tại sao?
Trả lời:
Không đồng tình với việc làm của Tú và Bình.
Vì làm như vậy là không tuân thủ luật giao thông đường bộ. Không vượt đèn đỏ (khi không có
sự điều khiển giao thông khác) là quy định ai cũng phải tôn trọng và thực hiện để đề phòng
trường hợp bất ngờ va chạm với ai đó,nhầm đảm bảo an toàn cho bản thân,cho người khác và
để rèn thói quen nghiêm túc thực hiện pháp luật.


Câu 9: Thế nào là vi phạm pháp luật? Cho ví dụ và chỉ ra các dấu hiệu vi phạm trong tình
huống đó.
Trả lời: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Ví dụ: HS tự cho và nêu được 3 dấu hiệu vi phạm trong ví dụ đó
Câu 10: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? Nêu và giải thích các hình thức thực hiện pháp
luật?
Trả lời: có 4 hình thức thực hiện pháp luật.
-Sử dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện các qui phạm PL về các quyền của công dân , của
tổ chức (các chủ thể chủ động sử dụng các quyền của minh không phục thuộc vào ý chí người
khác).(VD)
-Thi hành PL: về các nghĩa vụ mà cá nhân và tổ chức phải làm bằng hành động cụ thể (chủ

động thực hiện nghĩa vụ những việc phải làm .(VD)
-Tuân thủ PL: có tính chất cấm đoán các cá nhân tổ chức không được tiến hành những hành
động bị PL cấm.(VD)
-Áp dụng PL: Về sự tham gia, can thiệp của nhà nước trong quá trình cá nhân tổ chức thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình( chủ thể, cơ quan , công chức có thẩm quyền: CA, VKS,
TA, KSV, ĐTV, TP, HT,UBND các cấp...) (VD).
Câu 11: Từ khi thành lập đến nay công ty cổ phần gạch men Minh Quang vẫn được đánh giá là
làm ăn nghiêm chỉnh. Vậy mà, hôm trước công ty bị thanh tra môi trường lập biên bản xử phạt
hành chính. Thì ra, công ty này đã không áp dụng các biện môi trường theo qui định PL.
Câu hỏi:
a. Em có nhận xét về việc làm của công ty cổ phần gạch men Minh Quang?
b. Hành vi xử phạt của thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức nào trong các hình thức
thực hiện PL.


Trả lời:
a. Việc làm của công ty cổ phần gạch men Minh Quang là vi phạm pháp luật về môi
trường. việc làm trên có thể gây ảnh hưởng đến những người dân đang sinh sống xung
quanh khu vực của công ty. Việc làm trên góp phần tăng tình trạng ô nhiễm môi trường
ở Việt nam chúng ta.
Hình thức xử phạt của thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp luật. Cụ
thể, cơ quan thanh tra môi trường ra quyết định xử phạt hành chính nhằm buộc chủ thể chấm
hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Câu 12: Trách nhiệm pháp lí là gì? Mục đích của trách nhiệm pháp lí?
Trả lời: Trách nhiệm pháp lí
* Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ
hành vi vi phạm PL của mình.
* Nhằm: + Buộc các chủ thể vi phạm PL chấm dứt hành vi trái PL và phải chịu các hình phạt về
tinh thần và vật chất.(cảnh cáo, buộc phải xin lỗi công khai…phạt tiền, bồi thường vật chát,
cấm cư trú, đi lại những địa bàn nhất định, phạt tù…

+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái
PL , GD ý thức tôn trọng PL, củng cố niềm tin ở tính nghiêm minh của PL, đấu tranh phòng
chống vi phạm PL.
Câu 13: Trình bày các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?
Trả lời: Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
+ Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xh, được coi là tội phạm, qui định trong BLHS.
* Người phạm tội phải chịu trách nhiệm HS, phải chấp hành hình phạt theo QĐ của toà án.
+ Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho xh thấp hơn tội phạm.
xâm phạm các qui tắc quản lí của nhà nước.
* Người vi phạm phải chịu trách nhiệm HC theo qui định PL.


+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm PL, xâm phạm các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan
hệ hợp đồng…) qh nhân thân (quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định giới
tính…).
* Người có hành vi vi phạm DS phải chịu trách nhiệm DS..
+ Vi phạm kỉ luật là vi phạm PL xâm phạm các qh lao động, công vụ nhà nước, do PL lđ, PL
HC bảo vệ..
* Cán bộ công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với hình thức
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…
Câu 14 : Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ? Cho ví dụ ?
Trả lời : Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa
vụ trước Nhà nước và xã hội theo qui định của PL. Quyền của công dân không tách rời nghĩa
vụ công dân
Ví dụ : HS tự cho ví dụ
Câu 15 : Trình bày nội dung công dân bình đẳng và quyền và nghĩa vụ ?
Trả lời :
- Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kì
công dân nào, nếu có đủ đk theo qui định của PL đều được hưởng các quyền: bầu cử, ứng cử,
quyền sở hữu, thừa kế... Công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ: bảo vệ Tổ

quốc, đóng thuế... theo qui định của PL.
- Hai là: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính, giàu,
nghèo, thành phần và địa vị xh.
Câu 16 : Thế nào là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí ? Cho ví dụ ?
Trả lời :
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm PL đều phải chịu trách
nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo qui định của PL.


Ví dụ : HS tự cho ví dụ
Câu 17 : Trình bày nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí ?
Trả lời : Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi
phạm PL. Do đó, công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm PL đều phải chịu
trách nhiệm pháp lí theo qui định của PL, không phân biệt đối xử. (trách nhiệm hành chính,
dân sự, hình sự, kỉ luật).
Câu 18 : Bản thân em được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo qui định của PL? Nêu
vd cụ thể?
Trả lời : HS tự liên hệ bản thân : thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập,....
Câu 19 : Theo em, để công dân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Nhà nước có nhất thiết
phải qui định các quyền và nghĩa vụ của công dân vào HP và luật không? Vì sao?
Trả lời: - Để đảm bảo cho công dân bình đẳng trước PL, Nhà nước qui định quyền và nghĩa vụ
công dân trong hiến pháp và luật. Vì: Không một tổ chức, cá nhân nào được đặt ra quyền và
nghĩa vụ công dân trái với HP và luật. HP và luật qui định quyền và nghĩa vụ công dân là đk
cần thiết để thực hiện các quyền cuả mình; Nhà nước mới đảm bảo cho công dân thực hiện
quyền bình đẳng trước PL.
Câu 20: Vì sao Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống PL?
Trả lời:
- Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống PL phù hợp từng thời kì nhất định, làm
cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, của Nhà nước
và xã hội.

Câu 21: Theo em, hôn nhân là gì? Mục đích của HN là gì?
Trả lời: Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn. Mục đích là xây dựng gia đình hạnh
phúc, thực hiện các chức năng sinh con, nuôi dạy con và tổ chức đời sống vật chất, tinh thần
của gia đình


Câu 22: Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Cho ví dụ?
Trả lời: - Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ,
chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng
lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội, được PL
qui định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Ví dụ: Vợ chồng bình đẳng trong chăm sóc con cái
Câu 23: thế nào là bình đẳng giữa vợ và chồng?
Trả lời:
- Trong quan hệ nhân thân: Có quyền ngang nhau lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng, giữ gìn nhân
phẩm, danh dự, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; giúp đỡ, tạo đk cho
nhau phát triển về mọi mặt, KHHGĐ, chăm sóc con... (vd sgk)
- Trong quan hệ tài sản: Có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung (quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt); Vợ chồng có quyền có tài sản chung và tài sản riêng. Tạo
cơ sở củng cố tình yêu vợ chồng, sự bền vững hạnh phúc gia đình, phát huy truyền thống dân
tộc; khắc phục tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Câu 24: Bình đẳng giữa cha mẹ và các con được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?
Trả lời: Cha mẹ (cả bố dượng, mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các con,
thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc... Không được phân biệt, đối xử, ngược đãi, hành hạ con (cả
con nuôi)...Con trai, con gái phải chăm sóc, gd, tạo đk như nhau...Con phải yêu quí, kính trọng,
chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ..
Ví dụ: Cha mẹ tạo điều kiện cho con đi học, con cái chăm sóc cha mẹ khi ốm đau.
Câu 25: Bình đẳng giữa anh chị em và bình đẳng giữa ông bà và các cháu được thể hiện như
thế nào? Ví dụ
Trả lời: - Bình đẳng giữa ông bà và các cháu: Ông bà chăm sóc, gdục, là tấm gương tốt cho

các cháu; các cháu kính trọng, phụng dưỡng ông bà.


- Bình đẳng giữa anh, chị em: Yêu thương chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, nuôi dưỡng nhau khi
không còn cha mẹ...
Ví dụ: HS tự liên hệ
Câu 26: Thế nào là bình đẳng trong lao động?
Trả lời: Là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc
làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động;
bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm
vi cả nước.
Câu 27: Thế nào là công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động? Ví dụ?
Trả lời: - Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền làm
việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng, không bị phân biệt đối xử về giới
tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo...
Ví dụ: A và B là người đủ 18 tuổi, A và B có quyền tìm việc làm.
Câu 28: Đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ nên PL qui định chính sách gì đối với
lao động nữ?
Trả lời: PL qui định đối với lao động nữ: Có quyền hưởng chế độ thai sản; người sdlđ không
được xa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì lí do kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12
thang tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động); không sử dụng lđ nữ công việc
nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại ...
Câu 29: Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?
Trả lời: - Bình đẳng trong kinh doanh là quyền bình đẳng của mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia
vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức
tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
Câu 30: Trình bày nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?



Trả lời:
-

Mọi công dân, không phân biệt, nếu có đủ điều kiện đều có quyền tự do lựa chọn hình

thức tổ chức kinh doanh tùy theo điều kiện và khả năng của mình.
-

Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà

pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
-

Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng

trong việc khuyến khích phát triển lâu dài.
-

Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và

khả năng cạnh tranh.
-

Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Câu 31: Khi kinh doanh đúng pháp luật có giúp cho nền kinh tế phát triển hay không? Vì sao?
Trả lời: Kinh doanh đúng pháp luật sẽ làm cho nền kinh tế phát triển. Vì giúp làm giàu cho bản
thân, đồng thời nộp thuế đúng quy định sẽ giúp cho Nhà nước có thêm nguồn ngân sách cần
thiết để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân. Ngoài nộp
thuế, thì doanh nghiệp có nghĩa vụ nào khác không?

Câu 31: tình huống: Ông Kha muốn kinh doanh và đã được cấp giấy phép kinh doanh về
karaoke. Vì để có thêm lợi nhuận và thu hút khách đến với quán, em đã mướn thêm một số cô
gái trẻ đẹp về làm thêm tiếp viên và phục vụ bia trong phòng karaoke. Theo em, việc làm trên
là đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời: Hành vi trên là trái với những quy định của pháp luật. Khi kinh doanh cần kinh doanh
đúng với giấy phép đã được kinh doanh. Nếu kinh doanh không đúng thì sẽ bị xử lý. Tùy mức
độ nặng nhẹ và có lập lại nhiều lần hay không.
Câu 32: Các thành phần kinh tế này có đóng góp như thế nào đối với sự phát triển kinh tế đất
nước?
Trả lời:


Mỗi thành phần kinh tế có vị trí khác nhau trong nền kinh tế nhưng thành phần kinh tế nào cũng
có những đóng góp cho sự phát triển kiinh tế. Là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư
nhân đều được phát triển tự do trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
VD: Trong giai đoạn kinh tế thế giới bị khủng hoảng vừa qua. Nhà nước đã chủ động đưa vào
lưu thông một lượng tiền nhất định để các doanh nghiệp có thể vay. Dù là doanh nghiệp nhà
nước hay tư nhân đều có thể vay khoản tiền đó
Câu 33: Em hãy cho biết các dân tộc Viêt Nam đều được bình đẳng về chính trị như thế

nào? Ví dụ?
Trả lời: Quyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội , tham gia bộ máy nhà nước,
thảo luận, góp ý các vấn đề chung, không phân biệt dân tộc, tôn giáo...
Ví dụ: Cùng tham gia bầu cử đại biểu quốc hội
Câu 34: Em hãy cho biết các dân tộc Viêt Nam đều được bình đẳng về kinh tế như thế nào?
Nêu 1 chương trình của đảng để phát triển kinh tế các cùng miền?
Trả lời: Thể hiện ở chính sách KT của Nhà nước không phân biệt giữa các dt; Nhà nước
luôn quan tâm đầu tư phát triển KT đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dt thiểu số.
Ví dụ: Chương trình 134 giao đất giao rừng cho người dân định cư, ổn định cuộc sống.

Câu 35: Em hãy cho biết các dân tộc Viêt Nam đều được bình đẳng về văn hóa, giáo dục
như thế nào?Cho ví dụ?
Trả lời:
* Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; những phong tục, tập quán,
truyền thống văn hóa được bảo tồn, giữ gìn, khôi phục, phát huy.
* Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng
về cơ hội học tập\
Ví dụ: HS vùng biên giới được miễn giảm học phí


Câu 36: Trình bày nội dung quyền bình đẳng giữa các tơn giáo?
Trả lời:
- Các tôn giáo được NN công nhận đều bình đẳng trước PL, có quyền hoạt động tôn giáo
theo quy đònh của PL.
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy đònh của PL được NN bảo đảm; các cơ sở tôn
giáo hợp pháp được PL bảo hộ.

Câu 37: Theo em, có phải trong mọi trường hợp, cơng an đều có quyền bắt người hay
khơng? Vì sao?
Trả lời:
- Trong mọi trường hợp, cơng an đều có quyền bắt người là khơng đúng.
- Vì tự tiện bắt người, giam giữ người vì những lí do khơng chính đáng hoặc do nghi ngờ
khơng có căn cứ là sai với những quy định của pháp luật.
- Trong một số trường hợp việc bắt, giam, giữ người để giữ gìn an ninh, trật tự, phục vụ
cơng tác điều tra tội phạm, ngăn chặn tội phạm,... thì được cho phép nhưng phải theo đúng
trình tự và thủ tục.
Câu 38: Trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục, quyền bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam
được thể hiện như thế nào? Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ Nhà nước ta ln tạo điều kiện để
đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục?
Trả lời:

+ Về văn hóa:
. Cùng với tiếng phổ thơng, các dân tộc có quyền dùng tiếng, chữ viết của mình Những
phong tục, tập qn, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khơi
phục và phát huy
+ Về giáo dục:


.Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của nhà
nước, đều được bình đẳng về cơ hội học tập
Một ví dụ chứng tỏ Nhà nước luôn tạo điều kiện để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân
tộc: Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
HS có thể nêu ví dụ khác.
Câu 11: Tình huống: Do ghen ghét với bà C, Bà A đã tung tin rằng: bà C thường xuyên đi
vay tiền của hàng xóm mà không trả,là một người lẳng lơ, hay phá gia can của người khác.
Câu hỏi:
-

Em có nhận xét gì về việc làm của bà A?

-

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, bà A phải bị xử lý như thế nào?

-

Hãy nêu thái độ của bản thân đối với thực trạng bạo lực học đường hiện nay ở
trường?

Trả lời:

- Việc làm của bà A là sai và vi phạm pháp luật.
- Vì bà A đã có hành vi bịa đặt, loan truyền những tin bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của người khác. Căn cứ vào điều 122 của Bộ luật Hình sự 1999, bà A đã xâm phạm
đến quyền được pháp luật bảo hộ tín mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Căn cứ vào điều 122 của Bộ luật Hình sự, bà A phạm tôi vu khống. Bà sẽ bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
- Em phản đối thực trạng bạo lực học đường vì nó gây hậu quả xấu đối với người bị hại và
cả người thực hiện hành vi bạo lực



×