Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.08 KB, 15 trang )

BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

CÂU 1

Những vấn đề liên quan khi mua sắm máy phay CNC.

1. Các chiến lược, giải pháp kỹ thuật, phương pháp thiết bị bảo trì cần áp dụng trong công ty.
Nếu áp dụng thiết bị giám sát tình trạng thì áp dụng những loại nào, cho các bộ phận nào
của máy phay CNC.
2. Những chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì có thể áp dụng trên cơ sở những nội dung đã được
giao biên tập từ tài liệu tiếng anh vào tuần trước.
3. Những loại thiệt hại gây ra do ngừng máy tại công ty.
4. Những giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả sử dụng (OEE) thiết bị toàn bộ tại công ty của
bạn. (công ty gia công có sử dụng máy phay CNC).
1.1 Những vấn đề liên quan đến bảo trì khi mua máy phay CNC
Nhờ bảo trì mà máy móc hoạt động tốt hơn và có tuổi thọ kéo dài hơn. Chính vì vậy nếu nắm bắt
được các vấn đề liên quan đến bảo trì thiết bị thì có thể mua máy móc thiết bị với chất lượng cao (độ
tin cậy, năng suất, tuổi thọ cao) với một giá thành hợp lý.
Có 6 giai đoạn trong chu kỳ sống của một thiết bị. Tuy nhiên, câu hỏi này chỉ xét đến vấn đề mua
một thiết bị như máy phay CNC nên ta chỉ chú ý đến giai đoạn chế tạo (Giáo trình trang 61) tương
đương với giai đoạn mua thiết bị.
Có nhiều yếu tố bảo trì được xem xét trong giai đoạn mua một thiết bị như giá cả, chất lượng
thiết bị, yêu cầu kỹ thuật v..v. Trong quá trình mua, thiết bị có thể được mua với giá thấp, tuy nhiên
sẽ không đảm bảo về mặt chất lượng và tiêu chuẩn yêu cầu và ngược lại. Đối với những loại máy như
máy phay CNC đòi hỏi độ chính xác khá cao, thường giá thành ban đầu mua tương đối đắt, nếu mua
mới sẽ giảm được chi phí khi bảo trì, tuổi thọ cao, hoạt động ổn định, năng suất, độ chính xác gia
cộng đạt được cao.
Tuy nhiên, máy phay CNC không hắn là dùng để chế tạo các sản phẩm có độ chính xác cao.
Ngoài thị trường có rất nhiều nhu cầu đặt hàng chỉ yêu cầu độ chính xác tương đối. Lúc này trong
việc mua máy cần chú ý hơn những chủng loại máy rẻ tiền hoặc máy cũ để chi phí mua máy phù hợp
với chất lượng sản phẩm và quy mô của doanh nghiệp.


Tóm lại, khi mua máy phay CNC ta cần xét đến các yếu tố được xếp theo tầm quan trọng như
sau: yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm (năng suất, tuổi thọ, cường độ làm việc), quy mô/điều kiện doanh
nghiệp, chất lượng thiết bị, giá cả.
1.2 Các chiến lược, giải pháp kỹ thuật, phương pháp thiết bị bảo trì cần áp dụng trong công ty.
Nếu áp dụng thiết bị giám sát tình trạng thì áp dụng những loại nào, cho các bộ phận nào của
máy phay CNC.
Trong chu kỳ sống của một thiết bị, những vấn đề bảo trì phát sinh nhiều nhất là ở giai đoạn vận
hành. Mà trước hết, đề máy được hoạt động tốt, thời gian dừng máy được rút ngắn và chi phí bảo trì
được giảm thiểu thì công ty phải có một chiếc lược sau đó là giải pháp bảo trì hợp lý cho chủng loại
máy đó. Vì vậy, việc lựa chọn chiến lược và phương pháp bảo trì phù hợp là một công việc then chốt.
Để xác định và lựa chọn cách đối phó hợp lý với thiết bị, điều ta cần biết đó là đặc tính của máy,
công suất làm việc yêu cầu của máy. Máy phay CNC là chủng loại máy dùng để sản xuất hàng loạt
1


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

nên đòi hỏi có độ chính xác gia công cao, và năng suất và cường độ làm việc lớn. Các bộ phận trên
loại máy này khá đắt tiền. Hiện ở VN vẫn còn khan hiếm các nhà cung cấp loại máy này, việc độc
quyền hay tính cạnh tranh thị trường thấp dẫn đến chi phí bảo trì là cao hơn gấp nhiều lần. Hơn nữa,
việc bảo trì loại máy này đòi hỏi người bảo trì phải có nền tảng kỹ thuật cao và thiết bị bảo trì tiên
tiến. Chính vì vậy, công việc bảo trì máy phay CNC cần được thực hiện chặt chẽ và khôn ngoan để
trước tiên phải hết sức giảm thiểu tối đa khả năng hư hỏng máy, thời gian ngừng máy cũng như chi
phí bảo trì.
Từ những phân tích trên và những kiến thức về các phương pháp bảo trì hiện tại, ta có thể lựa
chọn chiến lược bảo trì là bảo trì phòng ngừa có kế hoạch ở mức cao hay phương pháp bảo trì dựa
trên cơ sở tình trạng. Nếu biết phối hợp linh hoạt giữa kế hoạch bảo trì và kế hoạch sản xuất thì, việc
giám sát tình trạng thiết bị sẽ tạo điều kiện để công ty đạt được khả năng sẵn sàng, chi phí bảo trì tối
ưu và khả năng sinh lợi cao nhất.
So với máy phay thông thường, trên máy phay CNC có nhiều bộ phận đặc biệt. Nên việc giám sát

tình trạng của máy cần tùy vào độ phức tạp về kỹ thuật của các bộ phận máy. Có những trường hợp
chỉ cần áp dụng phương pháp giám sát tình trạng chủ quan (nghe nhìn sờ nếm ngửi) như: dao phay
mòn, đai bị giãn, động cơ quá tải trở nên nóng, hiện tượng trượt dính đối với các bộ phận di trượt
v..v. Có những trường hợp ta phải nhờ đến các thiết bị đặc biệt để giám sát (giám sát khách quan)
như: khe hở trong bộ truyền trục vít – đai ốc bi, cơ cấu kẹp dao bị lỗi kẹp dao không chặt v..v
1.3 Những chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì có thể áp dụng dựa trên cơ sở nội dung đã được giao
biên tập (tài liệu tiếng anh STT 29 “Seclecting the right maintenance information system”)
-

Chỉ số khả năng sẳn sàng
o Chỉ số độ tin cậy.


Là thước đo hiệu quả hoạt động của một hoặc một hệ thống thiết bị. Nó thể
hiện thiết bị có thể hoạt động theo chức năng đạt yêu cầu trong khoảng thời
gian xác định và điều kiện xác định.



Chỉ số này phụ thuộc rất lớn vào quá trình thiết kế, chế tạo thiết bị.

o Chỉ số hỗ trợ bảo trì.


Là thời gian chờ đợi trung bình đối với các nguồn lực bảo trì khi máy ngừng.
Chỉ số hỗ trợ bảo trì chịu sự ảnh hưởng của tổ chức và chiến lược từ bộ phận
sản xuất và bảo trì.




Thể hiện khả năng của một tổ chức bảo trì, trong những điều kiện nhất định,
cung cấp các nguồn lực theo yêu cầu để bảo trì một thiết bị.



Hệ thống EAM/CMMS sẽ xử lý thông tin và cho ra kết quả một cách nhanh
nhất nhờ vào những chiến lược đã được định sẳn. Do đó thời gian chờ đợi
được rút lại một cách tối ưu.

o Chỉ số khả năng bảo trì.

2


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

-



Là thời gian sữa chữa trung bình. Chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các bản thiết kế
thiết bị.



Hệ thống EAM/CMMS giúp chúng ta xử lý bài toán khi thiết bị còn trong quá
trình thiết kế. Nhờ đó, khả năng bảo trì của một thiết bị được nâng cao ngay
từ đầu.




Không những thế, hệ thống này còn đưa ra qui trình bảo trì phù hợp với từng
loại thiết bị để được kết quả tối ưu nhất.

Hệ thống EAM/CMMS sẽ giúp tối ưu hóa chỉ số khả năng sẳn sàng cho một hoặc một hệ
thống thiết bị trong doanh nghiệp.

1.4 Những loại thiệt hại gây ra do ngừng máy phay CNC tại công ty:
1.5

Thiệt hại phần kinh tế do hợp đồng gia công chi tiết không hoàn thành.
Ảnh hưởng thu nhập của nhân viên sử dụng máy và các nhân viên có liên quan khác.
Cả qui trình chế tạo bị ảnh hưởng.
Bồi thường hợp đồng.
Trả phí lương cho công nhân không làm việc.
Uy tín doanh nghiệp khi không hoàn thành hợp đồng.
Tốn chi phí cho phụ tùng máy phay CNC.
Chi phí vận chuyển máy móc.
Chi phí cho công tác bảo trì.
Tăng phế phẩm trong gia công, với giá trị mỗi sản phẩm có thể rất lớn.
Tinh thần công nhân chán nản ảnh hưởng lớn đến việc lập trình điều khiển máy, nhất là đối
với máy CNC.
Kế hoạch doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Chi phí cho cơ hội.
Quá trình hoạt động công ty bị xáo trộn.
Thói quen sản xuất bị ngừng trệ.
Phải giải quyết những sản phẩm đã sản xuất nhưng bên đặt hàng không nhận.
Gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy móc có thể không đạt chất lượng gia công như trước
khi sữa chữa.
Nếu ngừng máy trong thời gian dài có thể gây ra xáo trộn quá trình sản xuất và cuộc sống

của công nhân.
Tình hình nghiêm trọng có thể làm cho nhân sự doanh nghiệp thay đổi.
Khi đó tốn chi phí để tuyển dụng người mới nhất là đào tạo nhân viên điều khiển máy CNC
tốn chi phí lớn.
Mất thời gian và tiền bạc để nhân tố mới có thể quen với công việc.
Những giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả sử dụng thiết bi toàn bộ tại công ty gia công sử
dụng máy phay CNC:

 Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ được tính theo công thức OEE = A.H.C, trong đó A,H,C lần lượt
là chỉ số khả năng sẳn sàng, hiệu suất sử dụng thiết bị, hệ số chất lượng. Do đó, để cải thiện chỉ
số hiệu quả sử dụng thiết bị toàn bộ ta phải cải thiện 3 chỉ số này với các phương pháp sau:
 Cải thiện chỉ số khả năng sẳn sàng A:
3


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

-

Có kế hoạch sử dụng và bảo trì cụ thể máy phay CNC ngay khi chuẩn bị mua máy để chủ
động trong việc sử dụng và bảo trì để có thể giảm thiểu số lần hư hỏng và thời gian một
lần hư hỏng.

-

Có danh sách các phụ tùng cần thay để có thể liên hệ với nhà cung cấp máy kịp thời.

-

Có kế hoạch kiểm tra định kỳ máy để phát hiện những lỗi có thể gây hư hỏng máy.


-

Có đội ngũ bảo trì tốt để có thể có kế hoạch sữa chữa ngay khi ngừng máy bất ngờ để
giảm thiểu thời gian chờ và thời gian sữa chữa.

-

Các thủ tục trong doanh nghiệp phải nhanh gọn và nhanh chóng, tránh những trường hợp
khẩn cấp có thể hỗ trợ cho công việc bảo trì.

-

Hệ thống cung cấp năng lượng (điện) phải tốt, tránh những trường hợp ngừng máy đột
ngột do thiếu năng lượng cung cấp cho máy, đó là chưa kể đến việc trong quá trình gia
công mà ngừng đột ngột có thể gây thiệt hại rất lớn cho máy CNC.

 Cải thiện hiệu suất sử dụng thiết bị:
-

Phương pháp gia công phải tối ưu để đạt được năng suất tốt nhất.

-

Quy trình công nghệ gia công phải được chuẩn bị kỹ lưỡng.

-

Tập huấn tốt cho nhân viên sử dụng máy để có thế sử dụng tốt nhất hiệu suất của máy.


-

Phân phối thời gian sử dụng hợp lý tránh để máy làm việc quá tải không cần thiết.

 Cải thiện hệ số chất lượng:
-

Qui trình công nghệ hợp lý đảm bảo chất lượng đồng đều cho sản phẩm.

-

Tránh những sai xót đáng tiếc trong quá trình gia công có khả năng phá hỏng tất cả các
sản phẩm gia công sau đó cũng như thiệt hại cho máy.

-

Có quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay trong khi còn đang gia công để có thể
phát hiện và sữa chữa kịp thời.

CÂU 2
Những việc làm và thiệt hại do ngừng máy ?
2.1 Những việc cần làm:
- Đánh giá tình trạng hiện tại.
- Cần nhanh chóng thông báo với các bên liên quan để có biện pháp xử lý tránh để ảnh
hưởng dây chuyền đến những bộ phận liên quan khác.
- Tìm hiểu vấn đề, xác định nguyên nhân ngừng máy.
- Cần ngắt máy khỏi nguồn năng lượng để đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm tra cũng
như sửa chữa.
- Nếu vấn đề có thể khắc phục ngay thì cần tiến hành khắc phục để đảm bảo tiến độ sản xuất.
- Trường hợp nghiêm trọng cần đưa ra các phương án giải quyết cụ thể và lựa chọn phương

án tối ưu.
- Khi cần thay thế phụ kiện cần vào kho lấy thay thế.

4


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

-

Trường hợp trong kho không đáp ứng được yêu cầu thay thế cần tìm đối tác thích hợp để
đặt hàng mua phụ kiện.
Kiểm tra phụ kiện đã đặt hàng.
Làm thủ tục nhập hàng.
Thay thế phụ kiện đã nhận.
Kiểm tra phụ kiện có thích hợp với máy không.
Kiểm tra kể cả những vị trí khác chịu ảnh hưởng trong quá trình ngừng máy.
Sữa chữa những vị trí hư hỏng dây chuyền do ngừng máy gây nên.
Có thể nhân tiện ngừng máy bảo trì luôn cả những bộ phận có thể không liên quan để tránh
phải ngừng máy trong thời gian gần.
Vận hành máy móc thử nghiệm.
Thông báo với những bộ phận liên quan để khởi động lại máy và bắt đầu hoạt động bình
thường.
Đưa ra những nguy cơ có thể gây hư hỏng trong thời gian tới.
Xác định thời kỳ hoạt động của máy để có phương án thanh lý nếu cần thiết.
Nếu máy thanh lý phải làm thủ tục hoặc tìm đối tác thanh lý.
Bồi thường hợp đồng nếu không hoàn thành được hợp đồng theo các điều khoản đã ký.
Tìm hiểu thị trường xem có thay đổi hướng kinh doanh không.
Nếu không cần liên hệ đối tác để đặt hàng mua máy.
Làm thủ tục nhận và lắp ráp máy.

Rút kinh nghiệm sau khi đã hiểu nguyên nhân, và giải pháp phòng ngừa.
Xử phạt những bộ phận không làm tốt nhiệm vụ gây nên ngừng máy.
Lưu trữ những phụ kiện thiếu khi phát hiện để phòng ngừa cho những lần sau.
Trường hợp chuyển hướng kinh doanh cần có kế hoạch cụ thể, lên phương án, đánh giá khả
năng thành công.
Khi chuyển hướng kinh doanh, cần giải quyết việc làm hoặc sa thải những công nhân, nhân
viên không cần thiết.
Nhanh chóng ổn định sản xuất sau khi ngừng máy.
Tìm biện pháp hạn chế những vấn đề tương tự.
Lấy lại lòng tin nơi công nhân viên.
2.2 Thiệt hại:
Thiệt hại phần kinh tế không nhận được do ngừng máy.
Ảnh hưởng thu nhập của những công nhân liên quan do lương giảm.
Cả quá trình sản xuất bị ảnh hưởng.
Bồi thường hợp đồng.
Trả phí lương cho công nhân không làm việc.
Uy tín doanh nghiệp khi không hoàn thành hợp đồng.
Tốn chi phí cho phụ tùng.
Chi phí vận chuyển máy móc.
Chi phí cho công tác bảo trì.
Tăng phế phẩm.
Tinh thần công nhân chán nản.
Thiệt hại những bộ phận liên quan.
Kế hoạch doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Chi phí cho cơ hội.
Quá trình hoạt động công ty bị xáo trộn.
5


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP


-

Thói quen sản xuất bị dừng trệ.
Phải giải quyết những sản phẩm đã sản xuất nhưng bên đặt hàng không nhận.
Gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy móc.
Nếu ngừng máy trong thời gian dài có thể gây ra xáo trộn quá trình sản xuất và cuộc sống
của công nhân.
- Tình hình nghiêm trọng có thể làm cho nhân sự doanh nghiệp thay đổi.
- Khi đó tốn chi phí để tuyển dụng người mới.
- Mất thời gian và tiền bạc để nhân tố mới có thể quen với công việc.
- Đào tạo những nhân viên kỹ thuật để tăng khả năng dự báo những sự kiện xảy ra tương tự.
CÂU 3
Các đối tác của bộ phận bảo trì.
- Các đối tác của bộ phận bảo trì không chỉ là những phòng ban bên trong công ty mà còn
những bộ phận bên ngoài.
- Trong bản thân doanh nghiệp người kỹ thuật viên bảo trì phải giao tiếp với mọi phòng ban
của công ty từ sản xuất, kỹ thuật, hành chính, thương mại, nhân sự cho đến ban giám đốc,…
bởi vì ngoài công việc chính là duy trì, phục hồi sản xuất bộ phận này còn tham gia vào các
công việc ảnh hưởng đến chính sách chung của toàn công ty. Ví như tạo sản phẩm mới, tiếp
nhận công cụ máy móc mới từ bên ngoài đồng thời đánh giá khả năng hoạt động, kế hoạch sử
dụng thiết bị.
- Tuy nhiên, bộ phận bảo trì còn liên kết với các tổ chức, cá nhân ngoài công ty như bên cung
ứng sản phẩm, để tìm hiểu thiết bị mới, trao đổi thông tin về sản phẩm.
- Ví dụ:
o Bộ phận sản xuất.
o Bộ phận kỹ thuật.
o Bộ phận nhân sự.
o Phòng hành hính.
o Phòng kinh doanh.

o Ban giám đốc.
o Bộ phận thiết kế sản phẩm.
o Phòng thương mại.
o Phòng điều hành.
o Quản lý kho.
o Bên cung ứng sản phẩm.
o Bên khoa học công nghệ.
o Trường đại học.
o Bộ phận chuyển giao công nghệ.
CÂU 4
Bổ sung bảng so sánh giữa y tế và bảo trì
Y TẾ
BẢO TRÌ
Con người
Máy móc
Đau ốm
Hư hỏng
Bệnh án
Lý lịch máy
Hồ sơ bệnh nhân
Hồ sơ của máy móc
Khám bệnh
Khảo sát máy
Chuẩn đoán
Chuẩn đoán
Kiểm tra các cơ quan
Kiểm tra các bộ phận
Theo dõi tình trạng
Giám sát tình trạng
6



BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

Mổ bệnh nhân
Thay thế một số cơ quan
Xét nghiệm máy
Máy đo điện tâm đồ
Kiểm tra siêu âm
Đo than nhiệt
Đo nhịp tim
Tuổi thọ của con người
Sức khỏe
Chết
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Ăn
Thải chất thải
Sinh ra
Làm việc
Nhà xác
Dạy dỗ

Tháo máy
Thay thế một số bộ phận
Xét nghiệm dầu
Oscilloscope
Kiểm tra siêu âm
Đo nhiệt độ
Đo rung động
Tuổi thọ của máy

Khả năng sẳn sang
Chết (máy)
Phòng hư hơn chữa hỏng
Cung cấp năng lượng
Thải chất thải
Chế tạo
Làm việc
Bãi rác máy
Lập trình cho sử dụng

CÂU 5
Liên hệ với vụ hỏa hoạn ở tháp truyền hình Ostankino, bạn hãy:
1- Trình bày những yếu tố liên quan đến bảo trì trong cụ hỏa hoạn này.
2- Đề xuất những biện pháp bảo trì phòng ngừa để có thể tránh những cụ hỏa hoạn tương tự
xảy ra trong tháp truyền hình này.
3- Liệt kê những thiệt hại do vụ hỏa hoạn này gây ra theo ý bạn
4- Nêu ý kiến của bạn khi đọc một số nhận xét về vụ cháy này.
5- So sánh một số trường hợp đã xảy ra ở Việt Nam.
5. 1 Những yếu tố liên quan đến bảo trì
- Các kênh truyền hình chỉ biết khai thác tháp truyền hình mà không quan tâm đến các vấn đề về an
toàn cũng như về tuổi thọ và thiết kế ban đầu của tháp. Bên cạnh đó, không có đội ngũ kiểm tra tòa
nhà thường xuyên và đã không phát hiện ra các mối nguy hiểm có thể xảy đến. Ngoài ra, người ta
cũng không quan tâm đến các vấn đề về an toàn như không lắp hệ thống báo cháy tự động. Một yếu
tố đáng chú ý nữa là người ta không phát hiện ra được nguyên nhân kịp thời và đã không cắt điện
làm cho vụ hỏa hoạn gây thiệt hại lớn.
5. 2
-

Các biện pháp bảo trì phòng ngừa
Có đội ngũ kiểm tra tòa nhà có chuyên môn.

Không khai thác tối đa khả năng của tòa nhà.
Thường xuyên kiểm tra các thiết bị như ăng ten, thiết bị truyền công suất để có thể thay thế kịp thời
khi thiết bị đã quá tải.
Lắp các hệ thống báo cháy tự động.
Lắp các hộp chữa cháy trên các tầng của tòa nhà.
Sử dụng điện ở mức cho phép để tránh quá tải.
Kiểm tra và lập bảng tình trạng các thiết bị có trong tòa nhà
Tuyên truyền cũng như ra các quy định về phòng cháy chữa cháy cho các nhân viên làm việc trong
tòa nhà.
Các thiệt hại của vụ hỏa hoạn:
Hư hỏng các bộ phận, thiết bị trong tòa nhà
Thiệt hại về thời gian trừng trệ hoạt động của tòa nhà
7


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

-

Thiệt hại về tính mạng con người
Tốn kém chi phí để khắc phục các thiết bị
Thiệt hại về kế hoạch của các đối tác làm việc trong tòa nhà
Tác động đến xấu đến kết cấu của tòa nhà, giảm tuổi thọ tòa nhà và các thiết bị khác
Ảnh hưởng đến tâm lý người dân và các doanh nghiệp
Mất uy tín với các đối tác

5. 3 Ý kiến sau khi đọc các nhận xét
- Sau vụ hỏa hoạn người ta rất đâu khổ, cũng như sự mất mát quá lớn của người dân khi phải
chịu các thảm họa liên tiếp.Người ta cũng lên án các nhà quản lý chỉ biết khai thác mà không biết bảo
trì sửa chữa các thiết bị. Các nhà chức trách thì khái quát vấn đề lên mức cao hơn trong việc bảo trì

để người ta có cái nhìn đúng hơn về việc bảo trì. Tuy nhiên cần phải hành động mạnh mẽ hơn chứ
không phải khi có sự cố xảy ra thì chỉ mới đưa ra nhận xét hoặc đổ lỗi cho nhau. Cần phải đào tạo đội
ngủ cán bộ có chuyên môn về bảo trì. Phải hướng suy nghĩ của mọi người về vấn đề bảo trì là hết sức
cần thiết và cần được quan tâm đúng mức.
5. 4 Liên hệ các vụ hỏa hoạn ở Việt Nam
- Vụ cháy trung tâm thương mại ITC ở tp HCM năm 2002. Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn này
là do thái độ thiếu trách nhiệm của những người có trách nhiệm. Khi mở rộng vũ trường các thợ hàn
đã để xỉ hàn bắn vào tường làm bằng xốp cách âm. Khi đám cháy xảy ra thợ hàn đã không kiểm soát
được đám cháy. Ngoài ra nguyên nhân sâu xa là thái độ thiếu quan tâm khi sử dụng vật liệu dễ cháy
trong một bộ phận của tòa nhà làm lây lan đến các tầng khác gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng
- Vụ cháy tòa nhà 18 tầng JSC 34 ở Hà Nội năm 2010. Nguyên nhân của vụ cháy là do hệ
thống ống xả rác của tòa nhà làm từ vật liệu dễ cháy. Đám cháy bắt nguồn từ hệ thống rác và lan lên
các tầng trên của tòa nhà. Mặc khác do cửa thoát hiểm của tòa nhà nằm đối diện cửa xả rác nên người
dân ở trong không thoát ra ngoài được. Các xe chữa cháy thì không có khả năng chữa cháy ở trên cao
nên việc cứu người dân chậm trễ.

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19

CÂU 6
Phân loại các công việc bảo trì dưới đây là bảo trì phòng ngừa trực tiếp (TT), bảo trì
phòng ngừa gián tiếp (GT) hay bảo trì phục hồi (PH):
Công việc
GT TT PH
Bôi trơn các ổ bi trong một cái bơm.
X
Thay dầu nhớt trong hộp giảm tốc hàng năm.
X
Kiểm tra các mặt tiếp xúc của khởi động từ mỗi 6 tháng.
X
Kiểm tra áp lực khí nén trong bánh xe hơi mỗi tuần.
X
Bơm hơi vào bánh xe sau khi kiểm tra.
X
Kiểm tra một khớp nối mềm xem các đệm cao su có bị mòn không
X
Thay thế đệm cao su sau khi kiểm tra.
X
Rửa xe hơi
X
Lắng nghe âm thanh từ hộp số mỗi ngày
X

Đo cường độ dòng điện của một động cơ
X
Đo nhiệt độ dòng điện của một mối nối điện của một máy trộn hàng tháng.
X
Làm sạch một cánh quạt do rung động nhiều.
X
Thay thế dây đai thang của máy nén khí
X
Kiểm tra một bộ chuyển đổi nhiệt độ
X
Sơn trần nhà
X
Đo nhiệt độ trên động cơ điện hàng tuần
X
Thay thế cần đạp thắng trên một xe tải
X
Đo rung động trên máy thổi cách hai tuần một lần
X
Tháo bơm ly tâm mỗi ba năm để thay ổ bi trục, các chi tiết bị mòn
X
8


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

20
21
22
23
24

25
26
27
28
29
30

Vô dầu mỡ máy tiện hai tuần một lần
Thay dầu trong một động cơ Diesel
Phân tích dầu bôi trơn trong một động cơ của một hệ thống máy phát điện
Thay băng tải sau 1000 giờ làm việc
Làm vệ sinh sàn nhà xưởng sau mỗi thứ 7
Kiểm tra các mức dầu qua lớp kính kiểm tra mỗi ngày
Tìm kiểm hư hỏng một bo mạch của một máy tính
Thay thế đèn báo trên bảng điều khiển
Điều chỉnh tế bào quang điện để đóng cửa tự động
Thay thế một ổ bi bị mòn
Thay thế mỡ trong đỡ ổ bi

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X


Một số ví dụ khác:
• Kiểm tra bôi trơn các bánh răng truyền động (TT)
• Vệ sinh các tiếp xúc điện trong máy tính (PH)
• Kiểm tra bề mặt ổ cứng, nhiệt độ tản nhiệt máy tính (GT)
• Thay nhớt, bình điện xe máy (TT)
• Căng xích cho xe máy (PH)
• Kiểm tra lỗi chân ga xe ô tô (GT)
• Vệ sinh nội thất xe ô tô (PH)
• Dùng tay kiểm tra độ mòn, độ căng của lốp xe (GT)
• Vệ sinh bugi (PH)
CÂU 7
1- Tai nạn của tàu Challenger là do đã bỏ qua những yếu tố nào trong những ứng dụng thực tế của
kỹ thuật bảo trì.
2- Những bài học nào cần rút ra từ tai nạn này về mặt bảo trì và độ tin cậy.
1- Những yếu tố trong những ứng dụng thực tế của kỹ thuật bảo trì:
- 16 giờ 38 phút GMT ngày 28/01/1986, chỉ 64 giây sau khi phóng tàu Challenger, một mối
hàn của tên lửa đẩy phía bên phải bị hỏng. Luồng khí phụt ra với vận tốc cao từ vết thủng khiến cho
đường bay của toàn bộ hệ thống bị rối loạn. Trong khoảng 9 giây sau đó, tàu con thoi và các thành
phần của hệ thống tên lửa đẩy bị tách rời và đâm xuống biển. Toàn bộ phi hành đoàn hi sinh. Tuy
nhiên, một cuộc điều tra cho thấy vòng đệm gặp sự cố trên tên lửa đẩy của Challenger đã khiến con
tàu bị nổ tung. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì chính việc Nasa đã phớt lờ những trục trặc là
nguyên nhân gây ra tai nạn chết người.
- Trục trặc này gây ra do lỗi thiết kế không phù hợp với nhiều yếu tố như: kích thước của một
số chi tiết, tải trọng động, các hiệu ứng nhiệt, quá trình xử lý, các hậu quả của khả năng sử dụng lại.
Để khắc phục cần phải đưa ra những phân tích đúng về yếu tố thiết kế, hệ thống tổ chức quản lý con
tàu, phân tích rủi ro, tổ chức an toàn, truyền thông, an toàn hạ cánh, khả năng thoát ra của phi hành
đoàn, tốc độ bay và các thiết bị che chắn phục vụ công tác bào trì.
-


Như vậy tai nạn của tàu không gian challenger đã bỏ qua những ứng dụng thực tế của bảo

trì :
o Dự đoán độ tin cậy của các bộ phận máy từ dữ liệu về hư hỏng.
o Cung cấp giải pháp để đạt độ tin cậy cho hệ thống.
9


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

o Cung cấp dữ liệu để hình thành đường cong dạng bốn tắm.trong đó độ hư hỏng của
thiết bị phụ thuộc theo thời gian.
o Xác định hư hỏng là do thiết kế,chế tạo,mua sắm,kiểm soát chất lượng,thử nghiệm.
o Xác định máy có thể xảy ra hư hỏng ở thời điểm nào đó trong thời gian hoạt động của
máy và chuẩn bị để đối phó với chúng.
o Xác định thời gian cần thiết để thử nghiệm tuổi thọ,độ tin cậy và khả năng bảo trì.
o Xác định những phần,bộ phận mà thay đổi thiết kế sẽ có lợi nhất về mặt tin cậy và
giảm chi phí.
o Đồng thời qua tai nạn tàu không gian challenger chúng ta có thể thấy rõ vai trò của
quản lý và bảo trì. Nếu thực hiện tốt các ứng dụng của quản lý và bảo trì không những ta có
thể tránh tối đa những tai nạn xảy ra mà còn tiết kiệm tri phí trong quá sản xuất, nâng cao
hiệu quả cả về kinh tế và kỹ thuật.
2- Những bài học rút ra về mặt bảo trì và độ tin cậy:
o Vấn đề kiểm tra độ tin cậy của hệ thống, sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng.
o Quá trình chế tạo lắp ráp không đi đôi với giám sát, nhất là đối với những công trình quan
trọng.
o Khả năng dự đoán sơ hở trong chế tạo.
o Vấn đề con người trong chế tạo và kiểm tra giám sát. Nhất là đối với những công trình mang
tầm cỡ lớn như tàu Challenger.
CÂU 8

BÀI TẬP NHÓM SỐ 8:
Bảng 1.1 So sánh chi phí chu kỳ sống giữa hai phương án
Sử dụng ổ bi hiện tại
Thay ổ bi mới
Chi phí chu kỳ sống (có cộng thêm chi phí lưu kho)
LCC = CI + NY(CO + CM + CS + LK)
= CI + NY.CO + NY.CM + NY.CS + NY.LK
10 20
10
Số lần thay
=
= 5 lần
trong 10 năm
4,5 9
2
20
Chi phí đầu tư CI = 5000 × 8 × (5 + 1) + 5000 × 0,3 ×10 CI = 8000 × 8 × ( + 1) + 8000 × 0,3 × 10
9
CI
= 255000
= 230222, 2
Số năm tính
10
10
toán NY
Chi phí vận
hành máy
0
0
NY.CO

20
Chi phí bảo trì
40 × 24 × 3 ×
= 6400
40 × 24 × 3 × 5 = 14400
NY.CM
9
Chi phí do
20
16000 × 24 ×
= 853333,3
16000 × 24 × 5 = 1920000
ngừng máy
9
NY.CS
Chi phí cho
5000 × 0,3 × 10 × 8 = 120000
8000 × 0,3 ×10 × 8 = 192000
10


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

lưu kho
NY.LK
Tổng chi phí
chu kỳ sống
LCC

2309400


1281955,5

-

Nhận thấy chi phí chu kỳ sống của số bi đang dùng là lớn hơn mua thiêt bị mới. Như vậy ý
kiến của người quản lý bảo trì là biện pháp kinh tế nhất, mặc dù giá ban đầu của chi tiếp mới
lại lớn hơn chi tiết đang sử dụng..
CÂU 9
BÀI TẬP NHÓM SỐ 10
- Phân tích giá trị của mỗi loại chi tiết hàng năm theo bảng:
Bảng 2.1 Bảng phân tích giá trị mỗi loại chi tiết (sắp xếp tăng dần theo thứ hạng)
Stt
Số chi tiết
Chi phí trong
Đơn giá
% Chi phí
(chi tiêu thụ trong
năm (ngàn
Thứ hạn % Lũy kế
(ngàn đồng)
trong năm
tiết)
năm
đồng)
4

1000

90


90000

30

1

30

10

652

100

65200

21.73

2

51.73

12

250

220

55000


18.33

3

70.06

17

400

75

30000

10

4

80.06

14

200

54

10800

3.6


5

83.66

6

60

100

6000

2

6

85.66

7

100

50

5000

1.67

7


87.33

1

60

75

4500

1.5

8

88.83

19

50

80

4000

1.33

9

90.16


15

40

95

3800

1.27

10

91.43

20

200

18

3600

1.2

11

92.63

2


50

70

3500

1.17

12

93.8

3

100

32

3200

1.07

13

94.87

13

116


25

2900

0.97

14

95.84

11

200

13.5

2700

0.9

15

96.74

18

25

100


2500

0.83

16

97.57

16

44

50

2200

0.73

17

98.3

9

100

19

1900


0.63

18

98.93

8

200

8.5

1700

0.57

19

99.5

11


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

5

30


50

1500

0.5

20

100

-

Chia các chi tiết thành ba nhóm A, B, C
o Nhóm 1 có phần trăm chi phí trong năm lớn hơn hoặc bằng 10% gồm các phần tử có
thứ hạn từ thứ 1 đến thứ 4
o Nhóm 2 có phần trăm chi phí trong năm lớn hơn hoặc bằng 1,33% gồm các phần tử
có thứ hạn từ thứ 5 đến thứ 9.
o Nhóm 3 có phần trăm chi phí trong năm nhỏ hơn 1,33% là những phần tử còn lại.
- Vẽ đồ thị thể hiện sự phân tích theo phần trăm tổng giá trị và chia nhóm A, B, C.
Bảng 2.2 Tổng phần trăm giá trị của các nhóm
Nhóm
A
B
C
Tổng phần trăm tổng
80,06
10,1
9,84
giá trị


-

Hình 2.1 Biểu diễn phần trăm giá trị của các nhóm
Những kết luận sau khi phân tích:
o Nhóm A chỉ có 4 phần tử (chiếm 20%) mà đã chiếm hơn 80% tổng giá trị chi phí.
o Còn lại 16 phần tử (80%) chỉ chiếm có khoảng 20% tổng giá trị chi phí.
o Như vậy phần trăm giá trị chi phí phụ thuộc rất lớn vào 4 phần tử nhóm A. Nắm được
điều này ta có thể điều chỉnh cho hợp lý bằng cách tác động vào chúng.

CÂU 10

Đề: [1, trang 174, Câu 11]

 Phần 1:
-

Tổng thời gian 3 tháng:

T = 3.30(8.2 − 2) = 1260( h)
-

Tổng thời gian ngừng máy

Tdn = 316 +
-

316
30 = 451, 429(h)
70


Tổng thời gian máy hoạt động:
12


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

Tup = 1260 − 451, 29 = 808,57(h)
-

Thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hư hỏng:

MTBF =
-

Thời gian ngừng máy trung bình hiện thời:

MDT =
-

451, 429
= 4, 606(h)
98

Thời gian chờ trung bình hiện thời:

MWT =
-

316
= 3, 22(h)

98

Thời gian sữa chữa trung bình hiện thời

MRRT =
-

316.30
= 1,38(h)
70.98

Chỉ số khả năng sẵn sang hiện thời:

A=
-

808,57
= 8, 25(h)
98

Tup
Tdm + Tup

=

808,57
= 0, 642
451, 429 + 808,57

Vậy khả năng sẳn sàng của nhà máy đật 64,2%.


 Phần II: để số lần hư hỏng sinh ra thời gian ngừng máy giảm đi theo từng nhóm, ta làm như
sau:
-

Nhóm 1: Vận hành không đúng cách
1. Đào tạo đội ngũ vận hành máy.
2. Chỉnh sữa cấu trúc của máy để vận hành dễ dàng hơn.
3. Có đội ngũ kiểm tra giám sát quá trình vận hành.
4. Có tài liệu hướng dẫn cụ thể dể dàng.
5. Đảm bảo kỹ luật trong sản xuất.
6. Có chế độ khen thưởng phù hợp.
7. Có chế tài hợp lý cho công nhân làm trái.

-

Nhóm 2: Hư hỏng do mòn, bôi trơn không đúng, điều chỉnh sai,…
1. Có đội ngũ kiểm tra thường xuyên cho máy móc.

13


BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

2. Tìm hiểu và tập huẩn cụ thể về phương pháp bôi trơn và điều chỉnh.
3. Có thiết bị, phụ tùng hợp lý để thay thế khi cần.
4. Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng phụ tùng thiết bị.
5. Có tài liệu hướng dẫn cụ thể về thiết bị bôi trơn.
6. Sử dụng hợp lý dầu bôi trơn.
7. Bôi trơn định kỳ.

8. Bảng điều khiển dễ thao tác, sử dụng.
-

Nhóm 3: Hư hỏng đột xuất như đứt cầu chì, vật liệu bị vỡ nứt, điện ngắn mạch,…
1. Sử dụng thiết bị có độ tin cậy cao.
2. Có đội ngũ bảo trì điện.
3. Tránh làm việc quá công suất dẫn đến tăng áp.
4. Tạo môi trường sản xuất (khí hậu) hợp lý.
5. Thực hiện nghiêm chỉnh các qui tắc về an toàn điện.
6. Sử dụng ổn áp điện.

CÂU 11
-

[1, trang 170, câu 6]

Thời gian máy hoạt động:

Tup = 6 × 30 × 24 − 600 = 3720 (giờ)
-

Thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng:

MTBF =
-

a

=


6 × 30 × 24 − 600
= 12, 4 (giờ/ lần hư hỏng)
300

Thời gian ngừng máy trung bình:

MDT =
-

Tup

Tdm 600
=
= 2 (giờ/lần ngừng máy)
a
300

Thời gian chờ trung bình:

MWT = 0.6 × MDT = 1.2 (giờ/ lần ngừng máy)
-

Thời gian sữa chữa trung bình:

MTTR = MDT − MWT = 0.8 (giờ/ lần ngừng máy)
-

Chỉ số khả năng sẳng sàn:
14



BÀI TẬP QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

A=
CÂU 12

Tup
Tup + Tdm

=

3720
= 0.8611
3720 + 600

[1, trang 171, câu 7]

-

 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Ngọc Tuấn; Quản lý và bảo trì công nghiệp; NXB đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh;
2004.

15



×