Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Xu hướng sử dụng thuế và hạn ngạch nhập khẩu hiện nay.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.02 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
M t s khái ni m c b n v thu nh p kh u v h n ng ch nh p kh uộ ố ệ ơ ả ề ế ậ ẩ à ạ ạ ậ ẩ ...............2
1.1 Thu nh p kh uế ậ ẩ .................................................................................................2
1.1.1. Khái ni m ệ ..................................................................................................2
1.1.2. M c thuứ ế...................................................................................................3
1.1.3. M c ích nh p kh uụ đ ậ ẩ ...............................................................................3
1.2. H n ng ch nh p kh uạ ạ ậ ẩ ......................................................................................4
1.2.1. Khái ni m ệ ..................................................................................................4
1.2.2. Các lo i h n ng chạ ạ ạ ....................................................................................4
1.2.3. M c ích c a h n ng ch nh p kh uụ đ ủ ạ ạ ậ ẩ ......................................................4
Phân bi t thu v h n ng ch nh p kh uệ ế à ạ ạ ậ ẩ ...................................................................4
2.1. Khái ni m ệ .........................................................................................................4
2.1.1. Thuế............................................................................................................4
2.1.2. H n ng chạ ạ ..................................................................................................5
2.2. Tác ng i v i tiêu dùng trong n cđộ đố ớ ướ ..........................................................5
2.2.1 Thu tác ng tr c ti p l m t ng giáế độ ự ế à ă ......................................................5
2.2.2. H n ng ch tác ng lên giá gián ti p thông qua h n ch nh p kh uạ ạ độ ế ạ ế ậ ẩ . .6
2.3. Tác ng n s n xu t trong n cđộ đế ả ấ ướ ................................................................8
2.3.1. Thuế............................................................................................................8
2.3.2. H n ng chạ ạ ..................................................................................................8
2.4. Tác ng i v i ngân sách Nh n c:độ đố ớ à ướ .........................................................9
2.4.1. Thu ế ...........................................................................................................9
2.4.2. H n ng chạ ạ ..................................................................................................9
2.5. Tính pháp lý:...................................................................................................10
2.5.1. Thuế..........................................................................................................10
2.5.2. H n ng chạ ạ ................................................................................................10
2.6. Tính minh b ch:ạ ..............................................................................................10
Xu h ng s d ng thu v h n ng ch nh p kh u hi n nayướ ử ụ ế à ạ ạ ậ ẩ ệ .................................10
3.1. Xu h ng s d ng thu :ướ ử ụ ế ................................................................................11
3.2. Xu h ng s d ng h n ng ch:ướ ử ụ ạ ạ ......................................................................11
3.2.1 Áp d ng các bi n pháp h n ch nh p kh u khi g p khó kh n v cán ụ ệ ạ ế ậ ẩ ặ ă ề


cân thanh toán. ...................................................................................................11
3.3. Liên h th c t : Áp d ng thu hay h n ng ch cho vi c nh p kh u ôtô v o ệ ự ế ụ ế ạ ạ ệ ậ ẩ à
th tr ng Vi t Namị ườ ệ ..............................................................................................12
3.3.1. H n ng chạ ạ ................................................................................................12
3.3.2. Thuế..........................................................................................................13
Một số khái niệm cơ bản về thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu
1.1 Thuế nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng,
xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung, ta có khái niệm:
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào
hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay
đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế
hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến
hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số
thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.
Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà
nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có
các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một
trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.
Đơn giản hơn, có thể hiểu thuế nhập khẩu là một khoản tiền mà đối tượng nộp
thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nước có hàng hoá đi qua khu vực hải quan của
nước đó.
Tuỳ theo mặt hàng nhập khẩu và chính sách của Nhà Nước đối với từng mặt
hàng nhập khẩu mà Nhà nước áp dụng các phương pháp đánh thuế nhập khẩu phù
hợp:
- Thuế theo giá (thuế tương đối)
- Thuế theo lượng (thuế tuyệt đối)
- Thuế hỗn hợp

- Thuế theo mùa
- Thuế lựa chọn
- Hạn ngạch thuế quan
- Thuế tính theo giá tiêu chuẩn v.v…
1.1.2. Mức thuế
Luật Thuế xuất khẩu Việt Nam quy định áp dụng 3 loại thuế suất đối với hàng
nhập khẩu tuỳ thuộc vào các đối tác khác nhau:
- Thuế suất thông thường: đối tác là những nước không có thoả thuận về đối
xử Tối huệ quốc trong quan hệ với Việt Nam.
- Thuế suất ưu đãi: đối tác là những nước có thoả thuận về đối xử Tối huệ
quốc trong quan hệ với Việt Nam.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: đối tác là những nước mà Việt Nam và nước đó
có thoả thuận đặc biệt về thuế nhập khẩu.
1.1.3. Mục đích nhập khẩu
Thuế nhập khẩu theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho ngân
sách, tuy nhiên nó cũng phục vụ những mục đích khác như:
- Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn
so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong
cán cân thương mại.
- Hướng dẫn tiêu dùng trong nước.
- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt
hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh
thương mại.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống
như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính
sách nông nghiệp chung của họ.
- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để
có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.

- Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay
đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc v.v
1.2. Hạn ngạch nhập khẩu
1.2.1. Khái niệm
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một
mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được xuất đi hoặc nhập về đến hoặc từ một thị
trưòng nào đó, trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc hệ
thống giấy phép không tự động. Hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng bằng cách cấp
giấy phép nhập khẩu cho một số công ty.
1.2.2. Các loại hạn ngạch
Căn cứ vào thị trường để quản lý thì có 3 loại hạn ngạch sau:
- Hạn ngạch quốc gia: Thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là một quốc gia.
- Hạn ngạch khu vực: Thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là một khu vực.
- Hạn ngạch toàn cầu: Thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là tất cả các
nước.
1.2.3. Mục đích của hạn ngạch nhập khẩu
- Bảo hộ sản xuất trong nước
- Sử dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ
- Thực hiện các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài
Phân biệt thuế và hạn ngạch nhập khẩu
Thuế và hạn ngạch nhập khẩu đều là những công cụ quản lý và điều hành nhập
khẩu của Nhà nước. Tuy nhiên, hai công cụ này có những điểm khác nhau đáng
chú ý sau đây:
2.1. Khái niệm
2.1.1. Thuế
- Thuế nhập khẩu là một khoản tiền mà đối tượng nộp thuế phải nộp cho cơ
quan hải quan nước có hàng hoá đi qua khu vực hải quan của nước đó.
2.1.2. Hạn ngạch
- Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị

một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được xuất đi hoặc nhập về đến hoặc từ
một thị trưòng nào đó, trong một thời gian nhất định
2.2. Tác động đối với tiêu dùng trong nước
Thuế và hạn ngạch nhập khẩu đều hạn chế tiêu dung trong nước do làm tăng
giá, nhưng cách thức tác động lên giá của hai công cụ này là khác nhau.
2.2.1 Thuế tác động trực tiếp làm tăng giá
Khi đánh thuế nhập khẩu, người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của
hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập
khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu:
Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng
muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản
xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập
khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu
dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này.

×