Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chuyen de day hoc on thi xã hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.33 KB, 16 trang )

CHUYÊN ĐỀ: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
BƯỚC I: CHUYÊN ĐỀ: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
BƯỚC II. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG.
1. Kiến thức cơ bản:
- Hoàn thiện kiến thức về các dạng bài nghị luận trong nhà trường phổ thơng
- Hồn thiện kiến thức và kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận
- Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và các phương thức
biểu đạt trong bài văn nghị luận:
+ Chứng minh, giải thích, phân rích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
+ Tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh.
- Biết vận dụng những kiến thức trên để đọc – hiểu văn bản nghị luận.
- Biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt để viết
bài văn nghị luận.
2. Từ đó hình thành cho học sinh các năng lực:
- Năng lực nhận biết.
- Năng lực phân tích
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ để sáng tạo các kiểu loại văn bản.
BƯỚC III: BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG NĂNG LỰC
1. Bảng mô tả:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nhận biết được - Thông hiểu các
- Vận dụng tổng
cách làm bài nghị bước làm bài nghị
hợp các thao tác


luận về vấn đề xã luận về vấn đề xã
lập luận và các
hội có trong các hội có trong các
phương thức biểu
tác phẩm văn tác phẩm văn học.
đạt để viết một bài
học.
văn nghị luận về
các vấn đề xã hội
2. Kế hoạch thực hiện: Chuyên đề thực hiện trong 6 tiết:
- 3 tiết hướng dẫn lí thuyết, bài tập minh họa.
- 3 tiết: yêu cầu Hs làm bài luyện tập.
BƯỚC IV:
XÁC ĐỊNH CÁC DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu hỏi định tính, định lượng
Bài tập thực hành
- Trắc nghiệm khách quan (về văn - Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực
nghị luận, các kiểu bài nghị luận xã hành)


hội, các thao tác lập luận chính…)
- Câu tự luận trả lời ngắn về nội dung
của tác phẩm văn học.
- Phiếu làm việc nhóm: trao đổi, thảo
luận về ý nghĩa xã hội rút ra từ tác
phẩm văn học.

- Trình bày suy nghĩ, kiến giải riêng
của cá nhân về ý nghĩa xã hội rút ra từ
tác phẩm văn học.

- Biết vận dụng các thao tác lập luận
để viết một đoạn văn, bài văn nghị
luận về một vấn đề xã hội có trong tác
phẩm văn học.

BƯỚC V
XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
– Nắm được cách làm bài nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học.
- Nhận biết được vấn đề xã hội có trong tác phẩm văn học.
- Hiểu được ý nghĩa của hiện tượng ấy.
- Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt để viết
một bài văn nghị luận.
2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn nghị luận về 1 vấn đề xã hội trong 1 tác
phẩm văn học.
3. Giáo dục, tư tưởng.
– Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những vấn đề xã hội
đặt ra trong tỏc phm vn hc.
4. Năng lực:
- Nng lc c hiểu.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1. Phần chuẩn bị của Thầy
- Sách giáo khoa

- Tài liệu tham khảo
- Một số ví dụ minh họa
2. Phần chuẩn bị của trò
- Sách giáo khoa
- Xem lại cách viết một bài văn nghị luận xã hội
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Ổn định tổ chức (1 phút)
1. Hoạt động trải nghiệm.
Yêu cầu HS nhắc lại khái quát các kiến thức liên quan đến văn nghị luận:


- Khái niệm.
- Các kiểu bài văn nghị luận, cách làm.
+ Nghị luận xã hội: Nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí.
Nghị luận xã hội về 1 hiện tượng đời sống.
Nghị luận về 1 vấn đề xã hội trong 1 tác phẩm văn
học.
+ Nghị luận văn học: Nghị luận về 1 bài thơ, đoạn thơ
Nghị luận về 1 tác phẩm, 1 đoạn trích văn xi.
Nghị luận về 1 ý kiến bàn về văn học.
=> Gv định hướng về vai trị, vị trí của kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội trong
1 tác phẩm văn học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hoạt động giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng về
cách làm bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
A. Kĩ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
I. Tìm hiểu chung
1. Đối tượng
– Là một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong TPVH
-Vấn đề xã hội có thể lấy từ hai nguồn: Tác phẩm văn học đã học trong chương

trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa
được học.
2. Mục đích chính của dạng đề nghị luận
– Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là
một dạng đề tích hợp giữa làm văn và đọc văn.
– Dạng đề này liên quan và xuất phát từ tác phẩm văn học, nhưng tác phẩm văn
học chỉ là “cái cớ” khởi đầu.
- Mục đích chính của kiểu bài này là yêu cầu người viết bàn bạc
nghị luận về một vấn đề xã hội, tư tưởng, nhân sinh đặt ra trong
tác phẩm đó mà bàn luận, kiến giải.
+ Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ được khai thác về giá trị nội dung
tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy. Tác phẩm nào cũng có
một ý nghĩa xã hội nhất định. Điều quan trọng là vấn đề xã hội đó có mang tính
thời sự, tính giáo dục sâu sắc, có phù hợp với tâm lí tuổi trẻ học đường hay
khơng.
3. Đặc điểm
Bài viết cho dạng đề này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn:
– Phần 1: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý
nghĩa vấn đề.


+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người làm chỉ
cần phân tích qua vấn đề đó đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc – hiểu, phân
tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần
hai.
– Phần 2 (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi,
thì mới bắt đầu làm bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nêu suy
nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy.

Tác dụng
– Giải quyết về văn loại này, học sinh có cơ hội được bộc lộ năng lực đọc- hiểu
tác phẩm, những hiểu biết, những kiến thức về xã hội.
II. Hướng dẫn cách làm bài
1. Tìm hiểu đề
– Dạng đề.
– Yêu cầu nội dung (đối tượng): Xác định vấn đề cần nghị luận.
– Yêu cầu thao tác lập luận.
– Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
2. Lập dàn ý
Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề
– Nêu vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
Bước 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội, phân tích văn bản
(hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa vấn đề (câu chuyện)
* Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó.
* Từ đó, khái qt chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận
Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một
tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài
cụ thể).
* Giải thích vấn đề (nếu cần thiết)
* Phân tích – chứng minh:
- Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư
tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống…; dùng thực tế xã
hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ?
Người thật việc thật nào?….
- Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng
tích cực hay tiêu cực, mơ tả những biểu hiện của hiện tượng đó….



* Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay
- Đánh giá:
+ Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối
với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí)
+ Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ?
(Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý
nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc
so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận)
- Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương
pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận…)
Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
* Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được
điều gì có ý nghĩa?
* Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể,
thiết thực.
Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.
- Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh 1 số bài tập minh họa. Hoạt động này, Gv
đề xuất 1 số vấn đề xã hội trong tác phẩm trong chương trình và ngồi
chương trình để hướng dẫn hs vận dụng kiến thức lý thuyết vào bài làm.
B. Bài tập minh họa
Đề số 1:
Từ truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu,
anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình.
Gợi ý:
* Yêu cầu về kĩ năng
– Biết làm văn nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó
được đặt ra trong tác phẩm văn học.

– Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi
các loại, chữ viết rõ nét, sạch đẹp.
* Yêu cầu về kiến thức
Huy động kiến thức từ thực tế đời sống xã hội cùng với những trải nghiệm của
bản thân để làm rõ vấn đề.
Tìm hiểu đề
– Yêu cầu nội dung: Từ vấn đề người chồng đánh vợ trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bàn luận về nạn bạo hành gia đình.
– u cầu thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận


– Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội
Lập dàn ý
Mở bài:
– Khái quát thực trạng nạn bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay.
– Dẫn dắt vào tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
Thân bài:
Bước 1: Nêu hồn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội
* Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội: Sau khi chụp được bức
ảnh “đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” phóng viên Phùng lại chứng kiến cảnh
người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách dã man, độc ác. Từ hành động vũ
phu đó của người đàn ông hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta suy
nghĩ nhiều về hiện tượng bạo hành gia đình.
* Tóm tắt cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền
ngoài xa:
- Người đàn bà sau một đêm kéo lưới mệt mỏi, quần áo ướt sũng, hai con mắt
như đang buồn ngủ thì lại bị người chồng lôi lên bờ đánh tới tấp, lăng nhục đau
khổ
- Trước hành động vũ phu của chồng người đàn bà vẫn cam chịu, không van xin,
luôn sống trong cảnh “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” từ người

chồng thơ bạo, vũ phu.
- Nhìn thấy mẹ bị đánh, thằng Phác – đứa con trai đã lao thẳng vào đánh bố.
Hành động thô bạo của hai cha con, người mẹ vơ cùng thất vọng. Đó chính là
hành động bạo lực.
Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận
* Giải thích vấn đề bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình là hiện tượng hành
động trấn áp người khác bằng lời nói, hành động, là sự khống chế, đàn áp về cả
tinh thần và thể xác để xúc phạm tinh thần nhau của những thành viên trong gia
đình.
* Phân tích, chứng minh
- Thực trạng của hiện tượng bạo hành gia đình: Là vấn đề xã hội bức thiết của
một quốc gia nhất là ở những nước kém phát triển và đang phát triển tình trạng
này diễn ra thường xuyên.
+ Theo số liệu điều tra dân số tỉ lệ bạo hành xảy ra ở cả thành thị lẫn nông
thông, trong đó bạo hành gia đình xảy ra ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn và
miền núi.
+ Bạo hành xảy ra dưới nhiều hình thức: vợ chồng đánh đập nhau, cháu, con
chửi rủa ông bà, dùng những lời lẽ khơng tốt đẹp để nói về nhau…


- Hậu quả của bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình xảy ra để lại hậu quả đáng
thương, con mất mẹ, cháu mất ông bà, cha mẹ con cái từ nhau… gây ra biết bao
tệ nạn xã hội.
- Nguyên nhân:
+ Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh hàng chài vì phải lo toan, bươn chải
gánh nặng gia đình, vì đói vì nghèo mà đánh đập vợ con để giải tỏa tâm hồn.
+ Thực tế xã hội phức tạp hơn: Đó là do cái nghèo, cái khổ của cuộc sống xô bồ
của xã hội, do ý thức, đạo đức biến chất tha hóa của một bộ phận người trong xã
hội.
- Giải pháp:

+ Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình cần có sự kết hợp của các cơ quan đoàn
thể, các tổ chức trong xã hội…Đảng và nhà nước cần có biện pháp tích cực như
tuyền trun vận động mọi người giáo dục mỗi công dân về hạnh phúc gia đình.
+ Phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi bạo lực gia đình.
+ Đưa ra những chính sách bảo vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân.
Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
– Cần thẳng thắn lên án hành động bạo lực gia đình giống hành động của các
nhân vật Phùng, Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
– Hãy sống chan hịa, đầm ấm để khơng có bạo hành gia đình.
Kết bài:
Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.
II. Đề số 2:
Đọc câu truyện sau
NGƯỜI CHA ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO
Khi ông Trời bắt đầu tạo ra người cha đầu tiên trên thế gian, ngài chuẩn bị
sẵn một cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc:
“Thưa ngài, tại sao người cha lại cao đến như vậy? Nếu ơng ta đi chơi bi với trẻ
con thì phải quỳ gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình lại phải cúi
nguời. Thật bất tiện!”. Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù: “Ngươi nói có lý.
Thế nhưng nếu ta để cho nguời cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết
lấy ai làm tầm cao mà vươn tới?”. Thấy Trời nặn đôi bàn tay nguời cha to và thô
ráp, vị nữ thần lại lắc đầu buồn rầu: “Ngài có biết đang làm gì không? Những
bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi bàn tay ấy, nguời cha chật vật lắm mới
có thể găm kim băng đóng tã, cài nút áo cho con trai, thắt chiếc nơ hồng cho con
gái. Bàn tay ấy không đủ khéo léo để lấy những mảnh dằm nằm sâu trong da thịt
mềm mại của trẻ”. Ông Trời mỉm cuời đáp: “Nhưng đơi bàn tay to lớn vững chãi
đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc chúng trưởng thành”.
Vị nữ thần đứng bên cạnh nhìn Trời nặn người cha với một đơi vai rộng, lực
lưỡng. “Tại sao ngài phí thế?”, nữ thần thắc mắc. “Thế người cha sẽ đặt con



ngồi đâu khi phải đưa nó đi xa? Lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu, khi đi
xem xiếc về khuya?”. “Quan trọng hơn, đơi vai đó sẽ gánh vác cả gia đình”, ơng
Trời đáp.
Ơng Trời thức trắng đêm để nặn cho xong người cha đầu tiên. Ngài cho
tạo vật mới ít nói, nhưng mỗi lời phát ra là một lời quyết đốn. Tuy đơi mắt của
người cha nhìn thấu mọi việc trên đời, nhưng lại bình tĩnh và bao dung. Cuối
cùng khi đã gần như hoàn tất cơng việc, Trời thêm vào khóe mắt nguời cha vài
giọt nuớc mắt. Nhưng sau một thoáng tư lự, Ngài lại chùi chúng đi. Thành ra
người đời sau không mấy khi thấy được những giọt lệ hiếm hoi của người cha,
mà chỉ có thể cảm và đốn được rằng ơng ta đang khóc.
Xong việc, ơng Trời quay lại nói với nữ thần: “Ngươi thấy đó, người cha cũng
đáng yêu như người mẹ mà ta đã dồn bao công sức để tạo ra”
Viết bài văn nói lên suy nghĩ của anh/chị về vai trị của người cha trong
gia đình.
Gợi ý:
* u cầu về kĩ năng
– Biết làm văn nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó
được đặt ra trong tác phẩm văn học.
– Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi
các loại, chữ viết rõ nét, sạch đẹp.
* Yêu cầu về kiến thức
Huy động kiến thức từ thực tế đời sống xã hội cùng với những trải nghiệm của
bản thân để làm rõ vấn đề.
Tìm hiểu đề
– Yêu cầu nội dung: Qua câu chuyện , bàn về vai trò của ngườ cha trong gia
đình.
– u cầu thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
– Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội

Mở bài: nêu vấn đề : vai trò người cha trong gia đình, giới thiệu câu chuyện
trong đề bài
Thân bài:
1. Tóm tắt câu chuyện: thí sinh tự tóm tắt khoảng 5 dòng.
2. Bàn luận về vai trò của người cha dựa trên câu truyện đã cho:
* Người cha gánh vác mọi trọng trách của gia đình (dạy con, làm việc nặng, lao
động tạo ra của cải vật chất ni sống gia đình…)
* Người cha chỗ dựa lớn lao về mặt tinh thần (vì người cao lớn, đơi tay cứng
cỏi, tâm hồn cao thượng, không yếu mềm…)
- Cùng với người mẹ, người cha tạo ra một mái ấm hạnh phúc mang đến thuận
hịa trong gia đình.


- Phê phán những người cha thiếu trách nhiệm với gia đình, con cái và trở thành
gánh nặng của gia đình, của xã hội. Lên án thói vũ phu, bạo hành của người cha,
người chồng trong gia đình. Nhưng cũng cần thiết phải lên án hành động ngược
đãi của con cái đối với cha mẹ mình.
3. Bài học rút ra từ câu chuyện:
- Trân trọng và yêu thương người cha, người mẹ trong gia đình.
- Bảo vệ người cha và lên án thói ngược đãi của con cái trong gia đình.
Kết bài: Suy nghĩ của bản thân.
III. Đề 3:
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ câu chuyện sau :
Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm. Một hôm cái kén hở ra một
cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vịng vài giờ khi nó
gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó khơng đạt được gì cả. Do đó
cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm
chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại.
Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ
được cơ thể nó. Những chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Thực tế, con bướm đó sẽ

phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bị trườn với cơ thể sưng phồng. Nó khơng
bao giờ bay được.
Cậu bé khơng hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm
phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển
vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thốt ra ngồi kén.
(Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123)
Định hướng:
-Từ câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
+ Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự
rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hồn thiện mình. ( ý
chính)
+ Lịng tốt nếu khơng thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu
quả, những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ).
– Yêu cầu thao tác lập luận: Giải thích, bình luận, chứng minh…
– Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:Giới thiệu câu chuyện.
b. Thân bài:
Phân tích văn bản:
– Tóm tắt câu chuyện
-Câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
+Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự
rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hồn thiện mình (ý
chính).


+Lịng tốt nếu khơng thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả,
những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ).
Bàn luận:
* Tại sao những khó khăn thử thách trong cuộc sống là những cơ hội cho con

người vươn lên?
– Khó khăn thử thách buộc con người phái phấn đấu khơng ngững; khó khăn thử
thách rèn cho con người bản lĩnh,ý chí; khó khăn nhiều khi là động lực khích lệ
1con người hành động… Khi vượt qua thử thách, con người sẽ trưởng thành hơn
(dẫn chứng).
– Nêu không có khó khăn thử thách, con người sẽ ỷ lại, khơng có mơi trường để
rèn luyện, phấn đấu, khơng có động lực để vươn lên… (dẫn chứng).
* Tại sao lòng tốt khơng thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu
quả, những hệ lụy nghiêm trọng?
– Lòng tốt rất cần trong cuộc sống…
– Những lòng tốt phải thể hiện đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc, hợp hoàn cảnh
thì mới có tác dụng… (dẫn chứng).
Bài học nhận thức và hành động:
– Mối quan hệ giữa khó khăn và sự trợ giúp…
– Liên hệ bản thân.
c. Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.
IV. Đề 4:
Nghị luận xã hội: Câu chuyện về con kiến
Đọc mẩu chuyện sau:
“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến
gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó
dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên
trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc
hành trình”.
(Theo Hạt giống tâm hồn 5 – Ý nghĩa cuộc sống)
Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa mẩu
chuyện trên.
Định hướng:
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu

cơ bản sau:
-Giới thiệu câu chuyện
-Giới thiệu vấn đề nghị luận:
Phân tích, bàn luận vấn đề:


* Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
– Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những
biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.
– Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc
lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá…: biểu tượng cho
con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua
bằng chính khả năng của mình.
Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Con
người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn
đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách
vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.
* Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện:
– Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong
cuộc đời.
+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi
toan tính và dự định của con người. Vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối
mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực,
niềm tin, sự kiên trì, sáng tạo để vượt qua.
+ Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhậy bén tìm ra
hướng giải quyết tốt nhất.
+ Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tơi luyện ý chí, là cơ hội để
mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống
có ý nghĩa hơn. (làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu ).
– Không phải bất cứ ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua sóng gió cuộc đời.

Có người nhanh chóng bi quan, chán nản; có người than vãn, bng xi; có
người ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận…. cho dù những
khó khăn ấy chưa phải là tất cả (Dẫn chứng) .Ta cần phê phán những người có
lối sống đó.
Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống: – Cuộc sống không phải lúc nào
cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có
thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là qui tất yếu của cuộc sống mà con người phải
đối mặt.
– Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đàu hàng, không được gục ngã
mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời.
Liên hệ bản thân: – Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, lạc quan, hi vọng và có
niềm tin vào cuộc sống. Cần nhất là thái độ sống của mình trước mọi thử thách
của cuộc đời.


Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập: GV đề xuất 1 số đề bài, yêu cầu HS làm
bài. Gv gợi ý 1 số điểm cơ bản.
C. Thực hành, luyện tập:
Đề 1: Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sơ-lơ-khốp, hãy bày tỏ suy nghĩ
của mình về nghị lực của con người và tuổi trẻ của con người.
Đề 2: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Khơng thầy đố mày làm nên”. Từ câu tục ngữ này,
hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trị của người thầy trong xã hội hiện nay.
Đề 3: Từ việc học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, hãy
bàn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người trong xã hội.
Đề 4: Bày tỏ quan niệm sống của anh chị sau khi học vở kịch “Hồn Trương Ba, da
hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
Đề 5:
GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG DẤU CHẤM CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy . Anh ta trở nên sợ những câu
phức tạp và chỉ tìm ra những câu đơn giản . […]

Sau đó , không may , anh ta lại làm mất dấu chấm than . Anh bắt đầu nói khe
khẽ, đều đều , khơng ngữ điệu . […]
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa .
[…]
Một vài tháng sau , anh ta đánh mất dấu hai chấm . […]
Cứ mất dần các dấu , cuối cùng , anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi .
[…]
Cứ như vậy , anh ta đi đến dấu chấm hết . […]
( Theo Hoathuytinh.com )
Ý nghĩa của mẫu truyện trên ?
Gợi ý
1.Từ ý nghĩa cuả các dấu chấm câu thấy được tư tưởng của mẫu chuyện :
-Lần đánh mất dấu phẩy : anh ta chỉ còn ý nghĩ đơn giản .
-Lần đánh mất dấu chấm than : anh ta khơng cịn sung sướng , mừng rỡ hay
phẩn nộ …nữa . Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi chuyện .
-Lần đánh mất dấu chấm hỏi : anh ta đánh mất khả năng học hỏi .
-Lần đánh mất dầu hai chấm : anh ta khơng liệt kê được , khơng cịn giải thích
được hành vi của mình nữa . Anh ta đổ lỗi cho tất cả , trừ chính mình .
-Khi chỉ cịn dấu ngoặc kép : anh ta không phát biểu được một y kiến nào của
riêng mình nữa , lúc nào cũng trích dẫn lời của người khác . Thế là anh ta hoàn
toàn quên mất cách tư duy .
-Nên anh ta đi đến dấu chấm hết : Cuộc đời khơng cịn ý nghĩa gì cả .
2.Đánh giá
Mẫu chuyện trên có ý nghĩa sâu sắc : nếu khơng có ý thức sống , ý thức phấn
đấu , con người sẽ tha hoá dần ( suy nghĩ hời hợt, nông cạn vô cảm , khơng có ý
thức học hỏi , khơng ý thức được những gì đang xảy ra trong cuộc sống của
mình , xung quanh mình , khơng có tư duy độc lập …Cuối cùng là cuộc đời vô
nghĩa.
3. Rút ra bài học cho bản thân




Đề 6: Đọc kĩ văn bản sau :
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách . Ngày nọ giận mẹ , cậu
chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm . Lấy hết sức mình , cậu hét lớn :
“Tơi ghét người” .Từ khu rừng có tiếng vọng lại : “Tơi ghét người” . Cậu hoảng
hốt quay về sà vào lịng mẹ khóc nức nở . Cậu không sao hiểu được từ trong khu
rừng lại có người ghét cậu .
Người mẹ nắm tay con , đưa trở lại khu rừng . Bà nói : “ Giờ thì con hãy hét
thật to : tơi u người” .Lạ lùng thay , cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại :
“Tơi u người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu : “Con ơi , đó là
định luật trong cuộc sống của chúng ta . Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó .
Ai gieo gió thì gặt bão . Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con .
Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” .
(Theo : Quà tặng của cuộc sống – NXB Trẻ-HN-2004)
Từ câu chuyện trên , anh (chị) có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cho và
nhận trong cuộc sống ?
Gợi ý:
1.Giải thích
-Yêu : là trạng thái cảm xúc quyến luyến, q mến , gắn bó giữa người với
người, giữa người với vạn vật trong cuộc sống .Khi mình thể hiện tình cảm yêu
mến , quý trọng đối với ai , với vật gì thì mình sẽ nhận lại lại được những tình
cảm tương tự .
-Ghét : là một trạng thái ác cảm , khơng gắn bó , khơng ưa thích của con người,
đối lập hẳn với yêu .Khi mình bày tỏ thái độ , tình cảm khơng u thương , ghét
bỏ, hắt hủi đối với một ai đó, đối với vật gì đó thì cũng sẽ nhận lại một kết quả
tương tự .
Câu chuyện trên đề cập đến mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc đời
mỗi con người.Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận

lại được tình cảm đó . Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu
của cuộc sống .
2.Biểu hiện của mối quan hệ đó trong cuộc sống
-Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống vô cùng phong phú , bao gồm
cả vật chất lẫn tinh thần .
-Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng ngang bằng nhau
trong cuộc sống : có khi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại .
-Mối quan hệ giữa cho và nhận khơng phải bao giờ cũng là mình cho người đó
và nhận của người đó , mà nhiều khi lại nhận được ở những người mà mình
chưa hề cho. Và cái mình nhận có khi là sự bằng lịng với chính mình , là sự
hồn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống .
3.Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc
sống
-Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất : đó là sự yêu
thương , trân trọng , cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần chứ
không phải là sự cho – nhận vì mục đích vụ lợi .


-Con người cần phải biết cho nhiều hơn nhận lại .
-Phải biết cho mà không hi vọng sẽ được đáp đền .
-Để cho nhiều hơn , con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hồn
thiện mình , làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu
thương nhiều hơn cuộc đời này
-Dẫn chứng : những tấm gương tiêu biểu hi sinh cho đất nước, nhân dân
4.Khẳng định vấn đề
Vấn đề đặt ra trong câu chuyện là bài học lớn về một lối sống đẹp : Sống nhân
ái, luôn yêu thương và bao dung với cuộc đời .
Đề 7: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề mà nhà thơ Nguyễn Bính đặt ra trong bài
thơ sau :
CHÂN QUÊ

Hôm qua em đi tỉnh về
Gặp em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung , quần lĩnh rộn ràng
Ao cài khuy bấm , em làm khổ tôi
Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân ?
Nào đâu cái áo tứ thân
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lịng em
Van em,em hãy giữ ngun q mùa
Như hơm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân q
Hơm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
( 1936 )
Gợi ý:
1.Thấy được những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật trữ tình , đồng thời cũng
là của nhà thơ Nguyễn Bính
-Con người này đang sống trong hồn cảnh , tình huống là buổi giao thời của
XHVN, có mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.
-Ý thức được tình yêu chân quê của mình đang hoặc sẽ bị phá vỡ bởi sự đổi
thay của thời thế .
-Bộc lộ tâm trạng e ngại , lo âu và nỗi niềm cảm xúc luyến tiếc , níu kéo ngậm
ngùi
2.Nói lên suy nghĩ của bản thân về vấn đề nhà thơ Nguyễn Bính đặt ra trong
bài chân quê
-Văn hố VN vốn là văn hố có cội nguồn nơng nghiệp, ở môi trường nông
thôn  làm nên cái tốt đẹp, thi vị , êm đềm của cuộc sống và tình u lứa đơi .

Vì vậy nó là một biểu hiện của truyền thống văn hoá dân tộc mà thi ca gọi là hồn
q , tình q và mn đời ca ngợi .


-Trang phục là một trong những sự thể hiện của bản sắc – truyền thống ấy . Sự
thay đổi trang phục của cơ gái q trong bài thơ chính là sự biến đổi bản sắctruyền thống văn hoá của dân tộc . Đó là điều đáng lo ngại khơng phải của riêng
ai .
-Tuy nhiên , truyền thống và hiện đại , bản sắc văn hoá dân tộc và biến đổi ,
phát triển là một qui luật . Ta không thể phủ nhận qui luật này cùng tiến bộ xã
hội mà nó mang lại . Nhưng cần kiên quyết chống lại sự tiếp nhận hiện đại tiêu
cực làm thay đổi tâm hồn , tình cảm ,truyền thống văn hố tốt đẹp của dân tộc .
-Tâm trạng lo âu của nhà thơ Nguyễn Bính trong quá khứ là rất chính đáng ,
cần được đồng cảm , chia sẻ vì nó là một dự báo văn hoá – một nỗi buồn thế sự
phổ biến . Trong thời đại hôm nay , khi đất nước mở cửa , hội nhập , con người
Việt Nam , nhất là thế hệ trẻ cần ý thức sâu sắc được điều này và cần có bản
lĩnh, thái độ ứng xử đúng đắn về văn hoá .



×