Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

chuyên đề dạy học bằng thí nghiệm hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.31 KB, 9 trang )

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC BẰNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC
I.Đặt vấn đề :
Hiện nay vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy là tối cần thiết
đối với tất cả các bộ môn . Trong phạm vi bộ môn hoá học , riêng bản thân và tất cả
các đồng nghiệp cũng thấy được sự cần thiết của đồ dùng dạy học nhất là các dụng
cụ và hoá chất để thực hiện các tiết dạy học đạt chất lượng cao vì hoá học là bộ môn
khoa học thực nghiệm .
II.Tính khoa học
1.Thực trạng của vấn đề
 Học hóa là môn học rất khó, khi học sinh phải tưởng tượng ,nhớ lại,giải
thích được những hiện tượng hoá học .
 Hiện nay vấn đề chất lượng học sinh đã được quan tâm đặc biệt ,do đó vấn
đề dùng thí nghiệm để giảng dạy là phương pháp nâng chất lượng 1 cách nhanh
nhất .
 Ở một số trường chưa có đủ cơ sở vật để tiến hành giảng dạy bằng phương
pháp này thì đó là 1 thiệt thòi lớn cho học sinh và cũng là 1 mất mác cho giáo viên vì
đã bỏ lở dịp để truyền thụ kiến thức tốt nhất cho học sinh
 Tỉ lệ học sinh yếu trung bình còn cao .
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành
* Biện pháp : Những yêu cầu sư phạm và biện pháp kỉ thuật :
a.Thí nghiệm phải an toàn : An toàn là yêu cầu đầu tiên cơ bản của mọi thí
nghiệm hóa học . Phải an toàn cho giáo viên và học sinh . Giáo viên phải chiụ hoàn
toàn trách nhiệm trước nhân dân và pháp luật về mọi sự không mai có ảnh hưởng đến
sức khoẻ và tính mạng của học sinh và của chính mình . Để đảm bảo an toàn giáo
viên phải :
_Nắm vững kĩ thuật thí nghiệm ( trật tự động tác , liều lượng , hóa chất
….)
_Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của thí nghiệm ( Phải hiểu được vì sao
phải làm như thế này mà không làm như thế kia ).
_Phải trao dồi khả năng thí nghiệm : Sau khi nắm vững kĩ thuật , làm
đúng hứơng dẩn thì phải làm nhiều lần cho quen ,cho thành thạo. Luôn cẩn thận bình


tỉnh đề cao tinh thần trách nhiệm.Hiểu kĩ nguyên nhân của những trường hợp xãy ra
nguy hiểm .
b.Thí nghiệm phải thành công: Thí nghiệm có thành công thì uy tín của
giáo viên mới được đảm bảo .Trái lại thí nghiệm không thành công sẽ làm cho học
sinh thiếu tin tưởng vào thầy và tất nhiên thiếu tin tưởng vào khoa học uy tín của giáo
viên bị xúc phạm .Để đảm bảo được kết quả và tính khoa học của thí nghiệm giáo
viên phải :
-Chuẩn bị tỉ mỉ và chu đáo ( thử trước nhiều lần ) :Không nên chủ quan
khi thí nghiệm đơn giản hoặc đã làm quen nên không cần thử trước.
-Kiểm tra cẩn thận số lượng , chất lượng hoá chất của tưng thí
nghiệm ,cần chuẩn bị sẳn dụng cụ dự trử để thay thế nếu những dụng cụ đó dể bị
hỏng . Những sơ suất như đèn hết cồn, bấc kém cháy, quên diêm , quên giấy quì …sẽ
để lại những ấn tượng không tốt trong đầu học sinh.
c.Trong trường hợp thí nghiệm không thành công thì phải giải thích
đúng thực tế thí nghiệm :Cho học sinh chỉ ra nguyên nhân của sự thất bại . Uy tín
của giáo viên sẽ được tăng lên đáng kể nếu giáo viên bổ khuyết cho thí
nghiệm và làm lại cho thí nghiệm đạt kết quả
tốt . Trái lại uy tín của giáo viên sẽ bị giảm sút
một cách nhanh chóng nếu chúng ta lừa dối
cưởng ép học sinh công nhận thí nghiệm đạt kết
quả trong khi thí nghiệm không thành công .
d.Thí nghiệm phải rõ ràng học sinh quan
sát được đầy đủ : Khi biểu diển thí nghiệm tất cả học sinh trong
lớp phải quan sát được dấu hiệu bên ngoài của thí nghiệm . Muốn vậy
chúng ta phải tiến hành thí nghiệm vào các dụng cụ có kích thước đủ lớn , hoá chất
lấy vừa phải bố cục thiết bị và động tác tay làm sao để ít bị che lấp nhất đối với học
sinh . Vị trí đứng biểu diển làm sao cho cả lớp quan sát được tốt nhất . Khi cần có thể
dùng phông dùng hoặc thiết bị đặc biệt để làm nổi bật kết quả của thí nghiệm .
e.Thí nghiệm phải đơn giản mĩ thuật vừa sức học sinh : Các thí nghiệm
được chọn làm thí nghiệm biểu diển phải đơn giản về thiết bị thời gian tiêu tốn không

nhiều ( thường không quá 5’). Khi lắp ráp dụng cụ thí nghiệm phải làm sao có bộ
dụng cụ vừa đẹp mắt vừa đơn giản mà tiện lợi cho việc quan sát của học sinh .đảm
bảo được an toàn trong khi tiến hành thí nghiệm . Nội dung thí nghiệm phải vừa sức
học sinh .Muốn vậy giáo viên phải thường xuyên có ý thức thường xuyên có ý thứ cải
tiến dụng cụ thí nghiệm sao cho đơn giản , mĩ thuật mà tiện lợi . Chọn thí nghiệm vừa
sức học sinh và có dấu hiệu dể nhận biết . Những thí nghiệm phức tạp tốn nhiều thời
gian có thể biểu diển ở buổi thí nghiệm thực hành hoặc vào giờ ngoại khoá
f.Số lượng thí nghiệm phải vừa phải : Trong 1 tiết không nên biểu diễn quá
3 thí nghiệm , tất nhiên có những tiết có 4 thí nghiệm . Do đó biểu diễn thí nghiệm
cần phải chọn : Nên chọn thí nghiệm phục vụ cho trọng tâm bài. Thể hiện tính chất
đặc trưng của đối tượng nghiên cứu ,nếu có nhiều thí nghiệm cùng 1 loại thì chọn thí
nghiệm nào đặc trưng , đại diện cho thể loại đó .Tuyệt đối tránh thí nghiệm biểu diễn
tuỳ tiện , tuỳ hứng , gây lạ mắt lừa phỉnh học sinh , tránh biểu diễn thí nghiệm cùng
loại bởi vì như vậy sẽ làm loãng sự chú ý của học sinh lảng phí thời gian .
i.Phải biết kết hợp chặt chẻ thí nghiệm biểu diễn với trình bày bài giảng .
Đây là yêu cầu khó trong thực tế giảng dạy hoá học không ít giáo viên chưa đáp ứng
được yêu cầu này.Như đã trình bày ở trước thí nghiệm biểu diễn là cơ sở xây dựng
bài học về chất cụ thể vì vậy người ta dùng nó làm nguồn kiến thức chính minh hoạ
cho lời nói của giáo viên . Vì vậy khi kết hợp thí nghiệm với trình bày bài giảng 1
cách hợp lí mới nâng cao được chất lượng giờ học . Để kết hợp tốt thí nghiệm biểu
diễn với trình bày bài giảng thì trứơc khi biểu diễn giáo viên phải nói rõ mục đích thí
nghiệm , tác dụng của từng dụng cụ để chuẩn bị cho học sinh quan sát , định hướng
cho học quan sát những gì . Trong khi biểu diễn phải luyện tập cho học sinh quan sát
các hiện tượng xãy ra để họ nhận biết được các hiện tượng xãy ra và đó là cơ sở để họ
giải thích được hiện tượng và rút ra những kết luận khoa học của vấn đề nghiên cứu.
*Quá trình tổ chức tiến hành :
A. Sau đây là một bài dạy thao giảng cấp trường đạt loại giỏi có sử dụng thí
nghệm hoá học với sự có mặt của đa số giáo viên trong tổ hoá- địa trường trung
học cơ sở Tân Châu.
Tên bài dạy : “ Tính chất hoá học của muối”

Hoạt động 1: KTBC ( 5 phút )
1. Nêu TCHH của Ca(OH)
2
2. Cho biết khi pH=7 , pH<7, pH>7 là môi trường gì ?
Hoạt động 2: (5 phút ) Giới thiệu bài học
1/ Viết CTHH của một số hợp chất sau:
A. Natri clorua B. Magiê sunfat C. Canxi cacbonat D. Kali nitrat
E. Sắt (II) Sunfat.
Các em có nhận xét gì về thành phần phân tử của các hợp chất trên ?
GV: Các hợp chất trên đều gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit và thuộc loại
hợp chất muối. Vậy muối có những tính chất hoá học như thế nào ? (Tựa bài )
Hoạt động 3: ( 20 phút )
I/ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI:
GV Treo bảng phụ:
Tên thí
nghiệm
Cách tiến hành Hiện tượng PTHH
1. Muối tác
dụng với
KL
Thả 1 đinh sắt vào ống nghiệm
đựng dd CuSO
4
Thả 1 Cu vào ống nghiệm đựng
dd ZnCl
2
2. Muối tác
dụng với dd
axít
cho BaCl

2
vào dd H
2
SO
4
cho NaCl vào dd H
2
SO
4
3. Muối tác
dụng với
muối
Nhỏ từng giọt dd BaCl
2
vào
ống nghiệm đựng dd Na
2
SO
4
Nhỏ từng giọt dd CuCl
2
vào
ống nghiệm đựng dd Na
2
SO
4
4. Muối tác
dụng với
kiềm
Nhỏ từng giọt dd CuSO

4
vào
ống nghiệm đựng dd NaOH.
Nhỏ từng giọt dd NaCl vào ống
nghiệm đựng dd KOH.
5. Nhiệt
phân muối
Y/cầu HS nhắc lại kiến thức đ/c
oxi bằng KClO
3
, sản xuất Vôi
2. Muối tc
dụng với dd
axít
cho BaCl
2
vo dd H
2
SO
4
cho NaCl vo dd H
2
SO
4
3. Muối tc
dụng với
Nhỏ từng giọt dd BaCl
2
vo ống
nghiệm đựng dd Na

2
SO
4
muối Nhỏ từng giọt dd CuCl
2
vo ống
nghiệm đựng dd Na
2
SO
4
4. Muối tc
dụng với
kiềm
Nhỏ từng giọt dd CuSO
4
vo
ống nghiệm đựng dd NaOH.
Nhỏ từng giọt dd NaCl vo ống
nghiệm đựng dd KOH.
5. Nhiệt phn
muối
Y/cầu HS nhắc lại kiến thức đ/c
oxi bằng KClO
3
, sản xuất Vơi
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY&TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG
GV: Tổ chức cho hs tiến hành thí
nghiệm nghiên cứu TCHH của muối.
Thảo luận trong 2’ mổi ý
+Tổ 1 làm thí nghiệm

+Tổ 2 nêu hiện tượng
+Tổ 3 viết pt
+Tổ 4 kết luận
Học sinh thực hiện phản ứng , bổ sung
, giáo viên kết luận . Học sinh ghi vào
tập .
GV: Lưu ý điều kiện phản ứng của
mỗi PTHH.
Cho học sinh nhớ lại phản ứng điều
chế vôi sống trong công nghiệp , phản
ứng điều chế oxi trong phòng thí
nghiệm .
1. Muối tác dụng với KL:
Cu+ 2AgNO
3
 Cu(NO
3
)
2
+2Ag
Đồng (II )nitrat
Cu+ZnCl
2
 không phản ứng
Kết luận :(SGK)
2. Muối tác dụng với dd axít:
BaCl
2
+ H
2

SO
4
 BaSO
4
 + 2HCl
Barisunfat
CaCO
3
+ 2HClCaCl
2
+ CO
2
 + H
2
O
canxiclorua
NaCl+H
2
SO
4
 không phản ứng
Kết luận :(SGK)
3. Muối tác dụng với muối:
BaCl
2
+ Na
2
SO
4
 BaSO

4
 + 2NaCl
CuCl
2
+ Na
2
SO
4
 không phản ứng
Kết luận :(SGK)
4. Muối tác dụng với kiềm:
CuSO
4
+2 NaOH  Cu(OH)
2
 + Na
2
SO
4

Đồng ( II) hidrôxit
NaCl + KOH  không phản ứng
Kết luận :(SGK)
5. Nhiệt phân muối:Một số muối có thể bị thể bị
nhiệt phân như : KMnO
4
,KClO
3
,CaCO
3

….
t
0
CaCO
3
 CaO + CO
2

t
0
canxioxit
2KClO
3
 2KCl + 3O
2

MnO
2
kaliclorua
Hoạt động 4: ( 10 phút )
II/ PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY&TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG
GV: yêu cầu HS nhận xét các PTPƯ
axit, muối bazơ và đặt câu hỏi.
Các phản ứng hoá học trên có đặc
điểm nào chung ?
HS: Giữa các chất phản ứng có sự trao
đổi các thành phần cấu tạo nên phân
tử.
GV: Từ nhận xét của HS trả lời:

Nêu định nghĩa thế nào là phản ứng
trao đổi ?
Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi là
gì ?
1. Nhận xét về các PƯHH của muối: Giữa các chất
phản ứng có sự trao đổi các thành phần cấu tạo nên
phân tử.
2. Phản ứng trao đổi:
Là PƯHH trong đó 2 hợp chất tham gia phản ửng
trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của
chúng để tạo ra những hợp chất mới.
3. Điều kiện xảy ra PƯ trao đổi:
- Sản phẩm tạo thành có chất không tan ( kết tủa )
hoặc chất khí ( chất bay hơi )
Hoạt động 5: KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ:5’
*Hs giải BT1
* Về nhà học bài và làm BT 2, 3, 5,6 SGK trang 33
*Xem trước bài MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG.( NaCl được sản xuất và ứng dụng
như thế nào?)
B.Sử dụng thí nghiệm để hình thành tính chất của loại chất cụ thể
Thí
nghiệm
Hiện tượng
quan sát
chứng tỏ có
phản ứng
xãy ra
Phương trình phản ứng ( Dự đoán
chất tạo thành và tính chất hoá
học )

Nhận xét
Dẫn
axêtilen
qua ống
thuỷ tinh
đầu vuốt
nhọn
Axêtilen
cháy trong
không khí
với ngọn
lửa sáng toả
ra nhiều
nhiệt
2C
2
H
2
+ 5O
2
 4CO
2
+2H
2
O Axêtilen cháy sinh ra
CO
2
và H
2
O

Dẫn
axêtilen
qua dd
brôm
màu da
cam
dd brôm
mất màu
CH - CH + Br-Br  Br-CH-CH-Br
khí dd màu da cam dd
Axêtilen tác dụng với
dd brôm
Giáo viên yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm , báo cáo kết quả và rút ra tính chất hoá
học axêtilen .
C.Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu có so sánh đối chiếu ( Thí nghiệm đối chứng
) để rút ra tính chất hoá học của chất
Thí Hiện Phương trình phản ứng ( Dự đoán chất tạo Nhận xét
nghiệm tượng
quan
sát
chứng
tỏ có
phản
ứng
xãy ra
thành và tính chất hoá học )
Nhỏ từ từ
dd
H
2

SO
4
loã
ng vào
ống
nghiệm
đựng Fe

chất
sủibọt
khí
H2SO4(loãng) + Fe Fe SO
4
+ H
2

Dd r dd khí
Dd H
2
SO
4
loãng tác
dụng vớiFe
tạo thành
muối và hidrô
Nhỏ từ từ
dd H
2
SO
4

l
vào ống
nghiệm
đựng Cu
Không

hiện
tượng

Không có phản ứng hoá học xãy ra Dd H
2
SO
4
loãng không
tác dụng
vớiCu
Giáo viên yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm , báo cáo kết quả và rút ra kết
luận:H
2
SO
4
(loãng) không tác dụng với các kim loại yếu như Cu ( GVbổ sung thêm :
Ag , Hg, Pt , Au) .
D.Sử dụng thí nghiệm để hình thành khái niệm thuốc thử dùng nhận biết
Thí
nghiệm
Hiện
tượng
Giải thích và viết phương trình phản ứng Nhận xét
Cho 2 chất

bột trắng
CaO ,
P
2
O
5
vào
nước
Cả 2
đều tan
CaO + H
2
O  Ca(OH)
2
P
2
O
5
+ 3 H
2
O  2 H
3
PO
4
Cả 2 đều tan
Nhúng quì
tím vào 2
dd sản
phẩm
Hoá

xanh
Hóa đỏ
dd Ca(OH)
2
làm quỳ tím hoá xanh
dd H
3
PO
4
làm quỳ tím hoá đỏ
Cả 2 đều tác
dụng với nước
tạo ra dd bazơ và
dd axit
Giáo viên yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm , báo cáo kết quả và rút ra kết luận: Có
thể nhận biết 2 chất rắn trên bằng quỳ tím ẩm .
3. Kết quả đạt được
Thống kê chất lượng bộ môn
Năm Giỏi Khá Trung bình Yếu
2005-2006 25,6% 35,7% 29,9% 8,8%
2006-2007 28,4% 36,08% 28,69% 6,82%
Kết quả học sinh giỏi thực hành thí nghiệm vòng huyện và tỉnh

Năm Huyện Tỉnh
2004-2005 ( 100%) (100%)
2005-2006 ( 100%) ( 100%)
2006-2007 ( 100%) ( 40%)
4. Nguyên nhân thành công và tồn tại
a. Nguyên nhân thành công
_ Được sự quan tâm của phòng giáo dục và ban giám hiệu của nhà trường ,

của hội phụ huynh học sinh .
_ Bản thân luôn luôn có tinh thần tự học , tự rèn luyện , có tinh thần học hỏi
đồng nghiệp , có phương pháp hướng dẫn học sinh học tập , yêu mến bộ môn hóa .
_ Các em học sinh có rất nhiều cố gắng trong học tập , kết hợp chặt chẻ với
giáo viên bộ môn để xây dựng bài học.
_ Nhà trường có tương đối đầy đủ các dụng cụ hóa chất cần thiết để thực hành
thí nghiệm .
_ Bản thân có cố gắng trong việc tìm các hóa chất cần thiết ngoài thị trường
khi phòng thí nghiệm thiếu , tìm hiểu các tài liệu hướng dẩn thực hành thí nghiệm để
càng ngày có kiến thức rộng hơn về thí nghiệm .
b. Tồn tại
_ Còn 1 số ít học sinh không ở chung với cha mẹ do nhiều lý do , không được
sự nhắc nhở thường xuyên nên còn lơ là trong học tập nên có kết quả học tập không
cao.
_ Số tiết hóa trên lớp quá ít , không có tiết phụ đạo nên kết quả học tập chưa
cao .
III. Tính thực tế
1.Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm
* Đối với học sinh :
a.Thí nghiệm biểu diễn bồi dưỡng hứng thú học tập : Trong bài học nếu nội
dung bài có những nội dung có thể làm thí nghiệm được thì chúng ta cần cố gắng sưu
tầm hay tự làm dụng cụ để thực hành thí nghiệm . Học sinh sẽ rất hứng thú học tập
khi có thí nghiệm kèm theo . Họ không chỉ được nghe mà còn được thấy một cách cụ
thể . Tính trực giác của thí nghiệm đã bồi dưỡng hứng học tập của học sinh .
b.Nâng cao lòng tin vào khoa học :Song song với niềm hứng thú trong học
tập khi có thí nghiệm biểu diển của giáo viên , học sinh tin tửơng vào những điều thầy
nói vì có thí nghiệm chứng minh lời nói . Tin vào thầy có nghĩa là tin vào khoa học ,
không cógì tạo lập niền tin cho người nghe bằng việc làm cụ thể phù hợp với lời nói .
Người ta nói: “ Trăm nghe không bằng mắt thấy”. Thầy nói nhiều nói hay nhưng
không có chứng minh bằng thực tế thì học sinh vẫn có những hoài nghi .

c.Phát triển tư duy của học sinh : Nếu giáo viên làm thí nghiệm
thì những diễn biến của thí nghiệm kèm theo các dấu hiệu bên ngoài
như sự biến đổi trạng thái , màu sắc, mùi vị , sự thoát khí, sự toả
nhiệt , sự phát sáng đập vào các giác quan của họ làm nảy sinh trong đầu họ những
câu hỏi: “ Vì sao”, “ tại sao” và như vậy tư duy của họ được hoạt động . Và để trả lời
các câu hỏi đặt ra buộc họ phải nhớ lại , có khi phân tích tổng hợp mới tìm ra lời giải
đáp . Như vậy là nặng lực nhận thức của học sinh được phát triển.
d.Học sinh dể tiếp thu kiến thức , nhớ lâu nội dung học tập :Trong giảng
dạy có sử dụng thí nghiệm biểu diễn lời nói của giáo viên đươc thí nghiệm minh hoạ
nên học sinh dể tiếp thu hơn . Mặt khác khi dùng thí nghiệm để giảng dạy thì sự tiếp
thu kiến thức của học sinh cùng một lúc đựoc huy động nhiều giác quan tham gia ,
không chỉ có tai nghe mà còn mắt thấy , tay có thể được sờ mó nên thông tin được
tiếp thu dể dàng vững chắc hơn nhớ lâu hơn là gì vậy.
e.Hình thành kĩ năng thí nghiệm đầu tiên cho học sinh một cách chính
xác : Động tác thí nghiệm của thầy khi biểu diễn tác động trực tiếp đến giác quan của
học sinh , làm cho học sinh hiểu , ghi nhớ và nhờ vậy mà hình thành trong trí nhớ các
em khả năng thí nghiệm chính xác .
* Đối với bản thân nhóm tổ chuyên môn , trừơng , ngành giáo dục :
_ Tiết kiệm được thời gian , hoá chất dụng cụ : Thao tác thí nghiệm của giáo viên
đả trở thành kĩ xảo nên tốn ít thời gian . Hoá chất giáo viên sử dụng đúng theo hướng
dẫn kĩ thuật và với một bộ dụng cụ hoá chất đem sử giúp học sinh cả lớp hiểu được
vấn đề nghiên cứu . Như vậy thí nghiệm biểu diển của giáo viên còn tiết kiện đươc
hoá chất và dụng cụ.
_ Nâng cao được chất lượng giáo dục , giúp cho học sinh trở thành những công
dân hòan thiện nhất .
2.Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm
Đây là những vấn đề đúc kết được của những năm học sư phạm , kèm theo các
năm giảng dạy và áp dụng rộng rải trong trường , đã nhiều lần trao đổi với các đồng
nghiệp trong trong huyện , trong tỉnh và các bạn thấy đây biện pháp hữu hiệu nhất để
giảng dạy hóa học.

3.Những bài học kinh nghiệm
_ Khi giảng dạy phải sọan giáo án thật cẩn thận .
_ Chuẩn bị các thứ theo giáo án thật đầy đủ .
_ Thử trước các hóa chất.
_Học sinh phải xem trước bài mới .
_ Học kỹ bài cũ .
_Giáo viên phải từng ngày rèn luyện kỷ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh
.
_ Phải khen thưởng và nhắc nhở đúng lúc ,đúng nơi .
IV. Kết luận
_ Hóa học là môn khoa học thực nghiệm , do đó thí nghiệm có vai trò rất quan
trọng trong việc giảng dạy .
_ Thí nghiệm hóa học là phương tiện quan trọng trong quá trình nhận thức hoá học
ủa học sinh .
_ Trong giảng dạy giáo viên dùng thí nghiệm làm nguồn kiến thức để hình thành ,
phát triển khái niệm hóa học , nghiên cứu bản chất của các quá trình hóa học để
chứng minh cho các giả thuyết khoa học được nêu ra .
* Trên là những cơ sở lý luận khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm : “ Dạy học hóa
học bằng thí nghiệm hóa học”.
Trên đây là những ý kiến của bản thân có sự góp ý của bạn đồng nghiệp . Tất cả đều
thấy rằng nếu ứng dụng phương pháp này trong quá trình giảng dạy thì việc nâng cao
chất lượng bộ môn là việc có thể thực hiện tốt.

×