Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Báo cáo thực tập kế toán: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.29 KB, 70 trang )

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ TM THÁP NGHIÊNG..........................4
1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng.........................................4
1.2 Đặc điểm ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị..............5
1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng...............................5
1.3.1 Cơ cấu tổ chức.........................................................................................................................................5
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:...................................................................................................6
1.3.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty......................................................................................8
1.3.4 Dây chuyền sản xuất công nghệ của Công ty.........................................................................................8
1.4. Phân tích, đánh giá tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây:....................9
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP XÂY DỤNG VÀ
TM THÁP NGHIÊNG....................................................................................................................................12
2.1.Những vấn đề chung về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị....................................................................12
2.1.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng......................................12
2.1.2. Hình thức ghi sổ kế toán Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng áp dụng:..............................14
2.1.3. Chế độ kế toán áp dụng tại đơn vị........................................................................................................15
2.2. Thực trạng các phần hành kế toán tại Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng.............................16
2.2.1. Kế toán tài sản cố định tại công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng............................................16
2.2.2 Kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại công ty:.........................................................................................32
2.2.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.................................................................................43
2.2.4 . Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán:................................................................................54
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CP XÂY DỰNG VÀ TM THÁP NGHIÊNG.................................................................................................67
3.1. Nhận xét khái quát về tổ chức quản lý tại công ty...................................................................................67
3.1.1. Ưu điểm................................................................................................................................................67


3.2.2. Hạn chế.................................................................................................................................................67
3.2 N hận xét về tổ chức công tác kế toán của công ty..................................................................................68
3.2.1. Ưu điểm................................................................................................................................................68
3.2.2. Hạn chế.................................................................................................................................................69
3.3. Một số kiến nghị......................................................................................................................................69
KÕT LUËN....................................................................................................................................................70

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

1

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, phải chịu sự tác động của thị
trường vừa là cơ hội cũng như thử thách đối với các doanh nghiệp Việt
Nam. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải nỗ
lực tìm ra hướng đi cho riêng mình, tạo được sức mạnh nội lực cũng như
ngoại lực nhằm đem lại hiệu quả hoạt động.
Trên cơ sở thị trường vật liệu xây dựng tại Việt Nam đã và đang có sự
phát triển mạnh mẽ nên các chủng loại mới, công nghệ mới liên tục được
giới thiệu và ứng dụng rộng rãi. Và tất cả các vật liệu mới, công nghệ mới
này đều yêu cầu có đơn vị thi công chuyên nghiệp với đầy đủ sự đầu tư máy

móc thiết bị cũng như kinh nghiệm và kiến thức cần thiết. Ý thức được sự
quan trọng này Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng đã đầu tư
mạnh mẽ vào kỹ thuật thi công cũng như thiết bị nhằm đảm bảo chất
lượng công trình.
Đặt sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quan trọng để phát triển
doanh nghiệp, Công ty Cổ phần XD và TM Tháp Nghiêng đã ngày càng lớn
mạnh với hệ thống phục vụ từ Hưng Yên cho đến một số tỉnh thành thuộc
khu vực Miền Bắc.
Thời gian thực tập tại Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng đã
giúp em hoàn thành báo cáo này. Bản báo cáo của em ngoài lời mở đầu và
kết luận được chia làm 3 phần như sau:
PhÇn 1: Tổng quan chung về Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng
PhÇn 2: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty CP Xây Dựng và TM
Tháp Nghiêng
Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

2

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Phần 3: Nhận xét và một số kiến nghị về tổ chức quản lý và công tác kế
toán tại Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng
Để hoàn thành bài báo cáo thực tâp này, em xin gửi lời cảm ơn chân

thành tới cô giáo Lê Thị Thu Hương , ban lãnh đạo công ty và các anh chị
trong phòng kế toán và phòng ban khác của Công ty CP Xây Dựng và TM
Tháp Nghiêng đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Bùi Thị Thu Trang

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

3

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ TM
THÁP NGHIÊNG
1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp
Nghiêng.
- Tên tiếng việt: Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng
- Tên tiếng anh: Thap Nghieng Construction and Trading Joint
- Mã số thuế: 0900530521
- Vốn điều lệ: 4.800.000.000 VNĐ
- Trụ sở chính: Phố An Dương – Phường An Tảo – TP Hưng Yên – Tỉnh
Hưng Yên

- Điện thoại: 0321 355 2514
- Người đại diện: Đinh Văn Mạnh
- Chức vụ: Giám đốc
- Năm thành lập: 2010
Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng được thành lập theo giấy
phép kinh doanh số 0900530521 của Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hưng Yên
vào năm 2010. Công ty có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng và có
con dấu riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
Ban đầu khi mới thành lập công ty đã gặp không ít khó khăn do
nhân sự yếu, kinh tế còn khủng hoảng, lạm phát tăng cao, nguồn vốn còn
ít, chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường….. Nhưng nhờ sự năng
động của Ban lãnh đạo và sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ cho đến nay
công ty không ngừng phấn đấu tạo tiền đề cho sự phát triển công ty và
Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

4

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế- chính trị - xã hội qua từng
năm của mình. Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng đang từng
bước khẳng định vị thế và thương hiệu của mình đối với các công trình
xây dựng.

1.2 Đặc điểm ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị.
Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị bao gồm:
-Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, khu dâan cư
và đô thị mới.
- Thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp.
- Thiết kế công trình đe, kè.
- Đo đạc và khảo sát địa chất.
- Thiết kế tổng mặt bằng kiến trúc, nội ngoại thất: Đối với công trình xây dựng
dân dụng, công nghiệp.
- Thiết kế quy hoạch.
- Thiết kế san nền, cấp thoát nước, quy hoạch mạng lưới cấp thoát nước khu
dân cư.
- Thẩm định, thẩm tra thiết kế, dự toán công trình.
- Xây dựng nhà các loại.
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
- Xây dựng công trình đường bộ.
1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Xây Dựng và TM
Tháp Nghiêng.
1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức công ty:

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

5

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Hội đồng quản trị

Giám đốc công ty

PGĐ phụ trách kỹ thuật

Phòng
kế hoạch

Phòng
TV
giám
sát và
thi
công

Phòng quy
hoạch kiến
trúc

Phòng tổ
chức
hành
chính


Phòng
tài
chính
kế toán

Phòng
kinh
doanh
bán
hàng

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
Với cơ cấu quản lý và tổ chức hiện đại theo quy định của nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn chuyên
nghiệp và hiệu quả,cơ cấu tổ chức bộ máy gồm có các bộ phận:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trong liên quan đến
phương hướng mục tiêu của công ty,có quyền kiểm tra giám sát việc thực
hiện các Nghị quyết của Hội đồng ban quản trị, của Giám đốc điều hành
công ty.
- Giám đốc công ty : là người nắm giữ cổ phần cao nhất, do Hội đồng
quản trị bổ nhiệm, đề cử và phải đáp ứng đủ điều kiện là người đại diện
Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

6

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

theo pháp luật của công ty. Giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm tổ
chức, điều hành mọi công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn
của mình phù hợp với các quyết định, điều lệ của công ty.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người giúp giám đốc điều hành
và quản lý trong việc sản xuất kinh doanh của công ty cân đối nhiệm vụ kế
hoạch sản xuất để giao cho các phân đội hàng ngày, tuần, tháng đẩy nhanh
tiến độ thi công sản xuất và nâng cao năng lực công ty đồng thời cũng quản
lý tất cả các phòng còn lại.
- Phòng kế hoạch : Tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty, theo dõi tiến độ thực hiện sản xuất, giúp Giám đốc trong việc tổ chức
công tác kỹ thuật xây dựng, tư vấn cho các đối tác về kỹ thuật giám sát
thực hiện công tác kỹ thuật.
- Phòng tư vấn giám sát và thi công: Tham mưu cho giám đốc trong
lĩnh vực tư vấn giám sát và quản lý dự án do công ty trúng thầu. Tổ chức
giám sát bộ phận thi công, tổ chức ban quản lý dự án các công trình xây
dựng…..
- Phòng quy hoạch kiến trúc: Quản lý kiến trúc, quản lý quy hoạch
xây dựng, thẩm định quy chế quản lý kiến trúc và phát triển đô thị.
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành chỉ
đạo công tác kế toán thống kê, đồng thời kiểm tra, rà soát công tác tài
chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, tài sản, quỹ, bảo toàn và sử
dụng vốn của công ty một cách hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý,
hàng năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác.
- Phòng tổ chức hành chính: Giải quyết công việc hàng ngày trong

phạm vi hành chính văn phòng phục vụ cơ quan như: văn thư bảo mật,
thông tin liên lạc, tiếp khách và phục vụ điện nước.
Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

7

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

- Phòng kinh doanh bán hàng : Thực hiện triển khai bán hàng theo
mục tiêu Giám đốc đưa ra, lập kế hoạch đặt hàng sản xuất, tổ chức thu thập
thông tin khách hàng về mẫu sản phẩm mới, ý kiến khách hàng….
1.3.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty
Trong môi trường làm việc mang tính cạnh tranh và áp lực như hiện
nay con người không chỉ cần kỹ năng hoạt động độc lập mà cũng phải càn
kỹ năng làm việc theo nhóm. Sự hợp tác trong tổ chức chính là điều kiện
cần và đủ để phát triển kỹ năng làm việc tốt trong công ty.
Đối với các dự án đầu tư của công ty, phòng kế hoạch sẽ là nơi thu
thập các tài liệu, tổng hợp, xử lý các số liệu, tài liệu tính toán thiết kế của
các phòng ban và các đơn vị trực thuộc để tiến hành lập dự án. Phối hợp với
các phòngban trong công ty tiến hành thu hồi vốn các dự án.
Đối với các gói thầu thi công xây dựng thì cần có sự phối hợp giữu
các phòng ban trong công ty, phòng kế hoạch là phòng chủ trì công tác lập
Hồ sơ đề xuất, dự thầu khi có quyết định trúng thầu thì tổng hợp số liệu

của các phòng ban như phòng tài chính kế toán về nguồn vốn, phòng tổ
chức hành chính về nguồn lao động để kịp thời lên kế hoạch thực hiện tiến
độ thi công sao cho đúng với dự toán thiết kế đã được quyệt.
Kết thúc dự án hoặc công trình phòng tài chính kế hoán sẽ tổng hợp số
liệu xác định doanh thu của công ty báo cáo lên Giám đốc.
Hàng tháng, quý, năm các phòng ban tổ chức họp và tổng hợp các
thông tin trong sản xuất kinh doanh nêu rõ những khuyết điểmcòn tồn tại,
xác định rõ kế hoạch sản xuất kinh doanh cùng nhau thảo luận nêu ý kiến
giúp giám đốc quản lý điều hành tốt hơn.
1.3.4 Dây chuyền sản xuất công nghệ của Công ty.
Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng hoạt động trên nhiều
lĩnh vực nên sản phẩm của nó rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại sản
Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

8

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

phẩm đều được thi công theo dây chuyền công nghệ khép kín liên tục, phức
tạp bao gồm nhiều công đoạn.
Mua vật tư và
tổ chức CN
Nhận hợp

đồng

Tổ chức thi
công

Nghiệm thu
bàn giao công
trình

Lập kế hoạch
thi công

Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
1.4. Phân tích, đánh giá tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh trong 3 năm gần đây:
Trong những năm gần đây, kết quả kinh doanh của công ty năm sau đều cao
hơn năm trước trên tất cả các mặt thể hiện qua:

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

9

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán


Biểu 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CPXD và TM Tháp Nghiêng trong 3 năm gần đây

S
T
T

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch
Chênh lệch
2012/2011
2013/2012
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
lệ(%
lệ(%
)
)
18.706.235.181 30.508.659.985 54.257.144.663 11.802.424.8 63,09 23.748.484.6 77,84
00
80
6.256.173.168 10.316.605.336 17.322.443.601 4.060.432.16 64,9 7.005.838.27 67.9
2

0
98.043.292
122.151.333
156.610.900
24.108.041 24,59 34.459.567
28,21

1 Tồng doanh thu
(đồng)
2 Lợi nhuận trước
thuế (đồng)
3 Thuế và các
khoản phải nộp
nhà nước (đồng)
4 Số lượng CB,
60
CNV (người)
5 Thu nhập bình
2.750.000
quân (đồng/
người/ tháng)

Năm 2013

83

105

23


38,3

22

26,5

3.550.000

4.625.000

800.000

29,09

1.075.000

30,28

( Nguồn: BCTC Công ty CP XD và TM Tháp Nghiêng các năm
2011,2012,2013)

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

10

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Nhận xét :
Nhìn chung, kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây đạt
kết quả tốt.Cụ thể như sau:
Tổng doanh thu của năm tăng lên,trong năm 2012 tăng
11.802.424.800 đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 63,09%;năm
2013 tăng so với năm 2012 là 23.748.484.680 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
là 77.84%. Kết qủa tăng năm 2013/2012 so với 2012/2011 có sự chênh lệch
khá lớn là do biến động của thị trường,ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
Lợi nhuận trước thuế năm 2012/2011 tăng lên 4.060.432.162
đồng,ứng với tỷ lệ 64,9%. Đến năm 2013/2012 cũng tăng 7.005.838.270
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 67.9% dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp cho Nhà nước cũng tăng lên 34.459.567 đồng.
Qua nhận xét trên ta thấy rằng đạt được thành tích trên đó là một
sự cố gắng rất lớn của ban Giám đốc và toàn thể nhân viên trong doanh
nghiệp.Sự tăng trưởng về mọi mặt điều đó chứng tỏ rằng công ty kinh doanh
có hiệu quả,doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Đời sống của công
nhân viên được cải thiện, công ty đã thích ứng tốt với cơ chế thị trường
mặc dù các năm qua có nhiều biến động về nền kinh tế thế giới cũng như
nền kinh tế trong nước.

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

11


Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CP XÂY DỤNG VÀ TM THÁP NGHIÊNG
2.1.Những vấn đề chung về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
2.1.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp
Nghiêng
Kế toán
trưởng

Kế
toán
Vật
liệu
CCDC

Kế
toán
Tiền
lương

Kế toán tập
hợp Chi
phí và tính
giá thành

sản phẩm

Kế
toán
thanh
toán

Thủ
quỹ

Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán
*Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán trong công ty:
Cơ cấu tổ chức của phòng kế toán:
Công tác kế toán của công ty được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học.
Công ty tổ chức hoạt động kế toán theo hình thức tập trung, mọi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh đều được thu thập và xử lý tại phòng kế toán. Từ khâu ghi
sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp đến lập báo cáo và kiểm tra kế toán. Tại các
tổ- đội xây dựng công ty không tổ chức kế toán riêng mà bố trí nhân viên
kinh tế làm nhiệm vụ ghi chép, thu thập các chứng từ ban đầu định kỳ gửi về
công ty.
Tại công ty CP Xây Dựng và TM Tháp Nghiêng, đứng đầu bộ máy là
kế toán trưởng trực tiếp quản lý nhân viên kế toán. Chịu trách nhiệm trước
ban lãnh đạo công ty về công tác thu thập, xử lý cung cấp thông tin tài

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

12


Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

chính, kế toán của đơn vị… Toàn bộ công tác kế toán được công ty tổ chức
theo các bộ phận sau:
 Kế toán trưởng: Điều hành công việc chung của phòng kế toán, giúp
việc cho Giám đốc về công tác chuyên môn, chịu trách nhiệm về các báo cáo
kế toán, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán tại công ty.
 Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ tính toán ghi chép,
ghi chép, phản ánh số lượng, giá trị thực tế từng loại vật liệu nhập kho, xuất
kho, vật liệu tiêu hao cho sản xuất, vật liệu khác.
 Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ lên bảng tổng hợp lương hàng
tháng cho cán bộ công nhân viên trong công ty và trích các khoản trích theo
lương. Lập bảng phân bổ tiền lương.
 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi
phí sản xuất vào các đối tượng CP để tính giá thành cho từng công trình.
Tiến hành phân bổ CP và tính giá thành thực tế của từng công trình hoàn
thành.
 Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết các khoản phải
thu, phải trả và tiến hành thu hồi thanh toán các khoản công nợ đến hạn.
Chịu sự quản lý trực tiếp của Kế toán trưởng.
 Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của công ty, thực hiện các
việc thu chi theo đúng quy định của công ty.
Tóm lại, bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và
kiểm tra việc hoàn thiện công tác kế toán. Phân tích các hoạt động kinh tế
nhằm đề ra biện pháp tài chính kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty.

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

13

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

2.1.2. Hình thức ghi sổ kế toán Công ty CP Xây Dựng và TM Tháp
Nghiêng áp dụng:
* Hình thức kế toán công ty áp dụng ghi sổ: là hình thức Nhật ký
chung được mô tả qua sơ đồ sau :
Chứng từ kế
toán

Sổ nhật ký
đặc biệt

Nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết


Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân
đối số phát
sinh

Báo cáo tài
chính
Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty CP Xây
Dựng và TM Tháp Nghiêng
Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

14

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Sơ đồ 2.2:Trình tự kế toán tại công ty CP XD và TM Tháp Nghiêng
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày:
- Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:

- Quan hệ đối chiếu kiểm tra:
2.1.3. Chế độ kế toán áp dụng tại đơn vị.
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty theo quyết định số 48/QĐ -BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính ban hành chế độ kế toán doanh
nghiệp và theo quy định 1864/QĐ - BTC về việc ban hành chế độ kế toán áp
dụng tại công ty có hoạt động xây lắp:
* Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm
dương lịch.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ).
* Phương pháp kế toán tài sản cố định:
- Kế toán hạch toán và theo dõi TSCĐ theo nguyên giá và hao mòn
luỹ kế của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Đối với một số TSCĐ hữu hình
như các thiết bị khoan khảo sát thiết bị thí nghiệm cơ đất, kế toán TSCĐ còn
theo dõi hạch toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
- Khấu hao tài sản cố định: áp dụng phương pháp khấu hao đường
thẳng theo quy định số 203/2009/QĐ ngày20/09/2009.
- Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Công ty sử dụng phần mềm kế toán, thực hiện kế toán trên máy vi
tính và thực hiện chế độ kế toán theo hình thức thống kê của nhà nước hiện
hành.

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

15

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

2.2. Thực trạng các phần hành kế toán tại Công ty CP Xây Dựng và TM
Tháp Nghiêng
2.2.1. Kế toán tài sản cố định tại công ty CP Xây Dựng và TM Tháp
Nghiêng
Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nhiệm vụ của tài sản cố định
+ Khái niệm:
Tài sản cố định là một bộ phận tài sản hữu hình hoặc vô hình của doanh
nghiệp có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, đáp ứng được các tiêu chuẩn về
TSCĐ do Nhà nước ban hành. Theo chế độ hiện hành, những tài sản có giá trị
từ 10.000.000đ trở lên và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên được xếp vào
TSCĐ.
+Đặc điểm:
-Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và khi tham gia vào quá
trình kinh doanh giá trị của TSCĐ bị hao mòn và được chuyển dịch từng
phần vào chi phí kinh doanh.
-Riêng TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu từ lúc
đưa vào sử dụng cho đến lúc hư hỏng.
+ ý nghĩa:
- Số liệu của kế toán góp phần quản lý chặt chẽ tài sản cho doanh
nghiệp từ đó tìm biện pháp sử dụng có hiệu quả TSCĐ.
- Hạch toán chĩnh xác chi phí khấu hao.
- Cung cấp tài liệu cho cấp trên.
+ Nhiện vụ của kế toán tài sản cố định:
- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng, thời gian sử dụng

TSCĐ và hiện trạng của nó.
Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

16

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

- Tính đúng và đủ số hao mòn TSCĐ trích nộp khấu hao và sử
dụng hợp lý quỹ này.
-

Lập và chấp hành các dự toán chi phí sửa chữa lớn, khai thác triệt

để TSCĐ thanh lý kịp thời những tài sản không sử dụng được thu hồi vốn để
tái đầu tư TSCĐ.
*Danh mục các loại tài sản chính TSCĐ của công ty CP Xây Dựng và
TM Tháp Nghiêng.
Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, công ty đã phân
loại TSCĐ theo tình hình sử dụng
Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ của từng thời kỳ mà TSCĐ của
công ty được chia làm 2 loại:
- TSCĐ hữu hình
- TSCĐ vô hình

*Phân loại và đánh giá TSCĐ của đơn vị.
Những tài sản cố định mà công ty đang dùng gồm có:
+ Máy móc thiết bị như: máy vi tính, máy in, máy photocopy
+ Các thiết bị khảo sát, đo đạc và kiểm định chất lượng xây dựng và
một số thiết bị khác như máy chiếu đa năng, máy quét, máy tăng âm, máy
thổi hạt kim loại không bụi, máy bóc sơn sàn epoxy không bụi, máy bào/
băm bê tông, máy đo độ ẩm, súng phun Graco…
+ Phương tiện vận tải gồm có: ô tô, máy xúc, máy xoa vữa
Epoxy/PU, máy trộn bê tông,
+ Các phần mềm thiết kế như: Phần mềm kiến trúc, dự toán.
Do đặc thù là công ty xây dựng nên số lượng tài sản của công ty
không nhiều như các doanh nghiệp sản xuất khác vì vậy công tác kê stoán
TSCĐ trong công ty cũng đơn giản gọn nhẹ chủ yếu là các nghiệp vụ tăng
Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

17

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

giảm TSCĐ do mua sắm, do thanh lý nhượng bán và các nghiệp vụ khấu hao
TSCĐ.
- Công ty áp dụng phương pháp đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ
theo thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính.

- Giá trị khấu hao được phân bổ theo 2 TK là: TK 627 và TK 642 và
theo tỷ lệ phân bổ như sau:
TK 627 là 64%
TK 642 là 36%
Đối với những TSCĐ mới mua sắm và giá trị còn lại đủ khấu hao
trong kỳ kế toán thì kế toán TSCĐ khấu hao như bình thường:
Nợ TK 627
Nợ TK 642
Có TK 214
*Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ tại đơn vị :
+ Biên bản giao nhận TSCĐ:
Khi có TSCĐ tăng thì Công ty đều thành lập biên bản nghiệm thu, kiểm
nhận TSCĐ , đồng thời có “Biên bản giao nhận TSCĐ” cùng với người giao.
Bên giao nhận của công ty gồm có: Giám đốc, kế toán trưởng, nhân viên kỹ
thuật. Sau đó bên giao nhận lập một hồ sơ riêng về TSCĐ gồm có:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan
Hồ sơ này được lập cho từng TSCĐ trong công ty và là căn cứ để giao
nhậ và để kế toán ghi vào sổ.
+ Biên bản thanh lý TSCĐ:

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

18

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ, Hội đồng đánh giá xác định thực
trạng về mặt kỹ thuật, theo định giá trị tài sản. Tiếp đến, công ty phải thành
lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ bao gồm: Giám đốc hoặc phó
giám đốc được uỷ quyền, kế toán trưởng và nhân viên Công ty. Từ quyết
định thanh lý, biên bản giao nhận với bên mua và hợp đồng thanh lý, “ Biên
bản thanh lý” được Hội đồng thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi
rõ họ tên của Giám đốc, kế toán trưởng công ty. Từ đó căn cứ vào các chứng
từ giảm giá TSCĐ, kế toán tổng hợp phản ánh, ghi chép vào các sổ kế toán
có liên quan: sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TSCĐ.
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:
Cuối tháng, căn cứ vào sổ ghi chép TSCĐ, kế toán theo dõi tính hình
tăng, giảm của TSCĐ trên sổ tài sản cố định lập “ Bảng tính và phân bổ khấu
hao TSCĐ” và ký. Tiếp đến chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra và ký xác
nhận. Sau đó, chuyển về cho kế toán tổng hợp tiến hành vào các sổ kế toán
liên quan và lưu lại.
+ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành:
Khi TSCĐ bị hang, trưởng đơn vị đội, xí nghiệp làm đề xuất sửa chữ
a trình lê Giám đốc và phó giám đốc công ty ký duyệt. Việc sửa chữa này có
thể do công ty làm hoặc thuê ngoài. Tiếp đến, trưởng đơn vị sử dụng TSCĐ
cùng thợ sửa chữa lập biên bản xác nhận tình trạng hỏng của TSCĐ đó…
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ:
Kết thúc việc sửa chữa và nâng cấp TSCĐ hoặc khi nhượng bán,
thanh lý TSCĐ, Công ty phải đánh đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, them
định lại giá trị tài sản… Việc đánh giá lại tài sản cố định gồm có Giám đốc
hoặc phó giám đốc được uỷ quyền, kế toán trưởng, đơn vị, xi nghiệp phụ
trách sử dụng TSCĐ đó.

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

19

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Sau khi đánh giá xong, kê toán lập “ Biên bản đánh giá lại TSCĐ” ghi
đầy đủ các nội dung, phải có đầy dủ chữ ký, ghi họ và tên của các thành viên
có liên quan.
Biên bản này được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi
sổ và 1 bản lưu cùng hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ để quản lý.
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ:
Theo yêu cầu quản lý của Công ty, định kỳ 6 tháng công ty phải thành
lập Ban kiểm kê bao gồm: Hội đồng quản trị làm trưởng ban cùng Giám đốc,
phó giám đốc, kế toán trưởng và kế toán phụ trách về TSCĐ, trưởng các đơn
vị trực thuộc. Ban này sẽ tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi TSCĐ.
“Biên bản kiểm kê TSCĐ” phải ghi rõ thời điểm kiểm kê. Nếu xảy ra
trường hợp thừa hoặc thiếu TSCĐ, “ Biên bản kiểm kê TSCĐ” phải xác
địnhvà nêu rõ nguyên nhân cũng như có ý kiến nhận xét và kiến nghị của
Ban kiểm kê. Tiếp đến, biên bản này phải có chữ ký (ghi rõ họ và tên) của
Trưởng ban kiểm kê, chữ ký soát xét của kế toán trưởng và chữ ký duyệt
cũngnhư ý kiến giải quyết số chênh lệch.
Cuối cùng biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán

để hạch toán, 1 bản để Giám đốc làm căn cứ ra quyết định sử lý số chênh
lệch (nếu có).
*Quy trình hạch toán số liệu từ chứng từ vào các sổ kế toán:
+ Tài khoản sử dụng:
- TK 211: Tài sản cố định hữu hình
- TK 213: Tài sản cố định vô hình
- TK 2413: sửa chữa lớn TSCĐ
+Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 211, 214.
Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

20

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

- Sổ cái.
- Sổ nhật ký chung.
+ Trình tự luân chuyển chứng từ:

Sơ đồ 2.3: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ
Khi có nhu cầu đầu tư đổi mới hoặc thanh lý, nhượng bán cũng như các
nghiệp vụ khác liên quan đến TSCĐ, chủ sở hữu sẽ ra quyết định tăng, giảm,
đánh giá lại TSCĐ…Khi đó doanh nghiệp phải thành lập ban giao nhận

TSCĐ với trường hợp tăng TSCĐ( hoặc ban thanh lý với trường hợp giảm
TSCĐ, ban kiểm nghiệm với các trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ). Ban này
có nhiệm vụ nghiệm thu, giao nhận ( hoặc tiến hành thanh lý) TSCĐ và lập
biên bản giao nhận ( hoặc biên bản thanh lý, biên bản giao nhận TSCĐ sửa
chữa lớn hoàn thành) tùy từng trường hợp công việc cụ thể. Lúc này, kế toán
mới tiến hành lập thẻ TSCĐ( với trường hợp mua sắm, đổi mới TSCĐ), ghi
sổ chi tiết, sổ tổng hợp, tính và phân bổ khấu hao, lập kế hoạch và theo dõi
quá trình sửa chữa lớn TSCĐ… Cuối cùng là bảo quản và lưu chứng từ theo
yêu cầu.

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

21

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

+ Quy trình hạch toán:
Chứng từ gốc (Biên
bản giao nhận TSCĐ,
Biên bản thanh lý
TSCĐ,…)
Sổ nhật ký
chung


Sổ tài sản cố
định

Sổ cái TK
211, 214

Bảng tổng
hợp chi tiết về
TSCĐ

Bảng cân đối
số phát sinh

Báo cáo tài chính

Sơ đồ 2.4: Quy trình hạch toán các chứng từ phần hành kế toán TSCĐ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu

:

Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ tăng giảm TSCĐ, biên
bản giao nhận, biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ, quyết định tăng, giám
TSCĐ,…kế toán hạch toán vào sổ tài sản cố định và sổ nhật ký chung. Cuối
Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8


22

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

tháng căn cứ vào sổ TSCĐ lập “ Bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ” và
bảng tổng hợp chi tiết đế so sánh với các sổ cái TK 211, 214 tìm ra nguyên
nhân chênh lệch. Đến kỳ tổng hợp số liệu trên các sổ cái ghi vào bảng cân
đối số phát sinh để lập Báo cáo tài chính.
Ví dụ: Ngày 23/01/2014,Công ty mua một máy trộn bê tông Unggiang
JZC200 của Công ty CP Công nghệ Vinacomm với giá mua chưa VAT
10% là 48.900.000.

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

23

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán


Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT mua máy trộn bê tông Unggiang JZC200

HÓA ĐƠN GTGT

Mẫu số: 01GTKT3/001
Ký hiệu: 01CG/12P
Số HĐ: 0038351

Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 23 tháng 01 năm 2014

Đơn vị bán hàng: Công ty CP công nghệ Vinacomm
Địa chỉ: Số 9- Đường CD3-Ngõ 219- Trung Kính-Yên Hòa-Cầu Giấy-HN
Điện thoại: (04).3556.1696
MST: 0103018672

Số TK:

Họ tên người mua hàng: Đặng Văn Hiệp
Tên đơn vị: Công ty CPXD và TM Tháp Nghiêng
Địa chỉ: Phố An Dương- Phường An Tảo-TP.Hưng Yên- Tỉnh Hưng Yên
Hình thức thanh toán: chuyển khoản
MST: 0900530521
ST

Đơn vị
Tên hàng hoá, dịch vụ

tính


2

3

1
Máy

trộn



tông

Unggiang JZC200

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

4

5

6= 4x5

01


Cái

48.900.000

Cộng tiền hàng:
Thuế suất GTGT:

10

Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8

48.900.000đ

% Tiền thuế GTGT:

Tổng cộng tiền thanh toán

:

24

48.900.000

4.890.000đ
53.790.000

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Số viết bằng chữ: Năm mươi ba triệu, bảy trăm chín mươi nghìn đồng.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

Người bán hàng

(Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Biểu 2.2: Biên bản giao nhận TSCĐ
Công ty CP XD và TM Tháp Nghiêng

Phố An Dương-Phường An Tảo- TP Hưng
Yên-Hưng Yên

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Hà Nội, Ngày 23 tháng 01 năm 2014
Số: 01/BG
Nợ:………….
Có:………….
Căn cứ theo: Hóa Đơn GTGT số 0038351 ngày 23/01/2014 của: Công ty CP
Công Nghệ Vincomm

Về việc bàn giao TSCĐ: Máy trộn bê tông Unggiang JZC200
Ban giao nhận TSCĐ gồm có:
Ông (Bà) : Hoàng Đình Tuyến

Chức vụ: NV Kỹ thuật – Đại diện bên nhận

Ông (Bà): Nguyễn Thị Mai Chức vụ: NV bán hàng – Đại diện bên giao
Đã cùng nhau tiến hành giao nhận Máy trộn bê tông Unggiang JZC200 như
sau:
STT

Loại máy

1

Máy trộn bê tông 01
Unggiang JZC200

Số lượng

Màu sắc
Xanh

Tình trạng máy trước khi giao: máy mới 100%, nguyên vẹn không xây xát,
không bị méo mó, hoạt động tốt.
Phụ tùng kèm theo: 1 bộ đồ sửa chữa
Giấy tờ kèm theo: giấy hướng dẫn sử dụng, phiếu bảo hành
Họ và tên : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: CĐĐH KT5-K8


25

Báo cáo thực tâp tốt nghiệp


×