Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN HAY CHỮA TRĨ CỰC KỲ HIỆU QUẢ ĐƠN GIẢN VÀ KHÔNG TỐN KÉM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.46 KB, 12 trang )

NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN HAY CHỮA TRĨ
CỰC KỲ HIỆU QUẢ ĐƠN GIẢN
VÀ KHÔNG TỐN KÉM RẤT DỄ TÌM

Có thể nói bệnh trĩ hiện nay với tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng cao do trong thói quen sinh hoạt cũng như
chế độ ăn uống không phù hợp dẫn đến dễ mắc bệnh. Bệnh trĩ có thể chữa trị theo nhiều phương pháp khác nhau,
trong đó phương pháp trị bệnh trĩ theo dân gian cũng là cách chọn lựa tiện dụng,hiệu quả như cây thiên lý, rau
diếp cá, đu đủ xanh,... Phương pháp điều trị này được hấp thụ vào bên trong cơ thể người bệnh từ các dược liệu có
trong vị thuốc dân gian. Tuy nhiên, người mắc bệnh trĩ cần kiên trì mới mang lại hiệu quả thật sự.
1.Sử dụng cây thiên lý trong điều trị bệnh trĩ dân gian
Có thể nói cây thiên lý là một loại thực vật dễ trồng, dễ chăm sóc trong vườn nhà bạn. Trong đông y, chọn
loại cây này là cách để trị bệnh trĩ dân gian hiệu quả. Cây thiên lý có tác dụng giải nhiệt bên trong cơ thể khi bị trĩ nội,
chảy máu, rát hậu môn.Cách chữa trị: Dùng lá thiên lý còn non khoảng 100gram đã rửa sạch, muối ăn chừng 5gram
(1 muỗng cà phê). Giã lá với muối, thêm vào 30ml nước đun sôiđể ấm, rồi lọc qua màn vải hay gạc (đã tẩy trùng).
Dùng hỗn hợp thấm vào bông tẩm (đã rửa sạch bằng thuốc tím) thành bôngbăng. Đắp bông băng lên chỗ búi trĩ lòi,
ngày làm khoảng một đến hai lần, kết hợp uống với nước lá thiên lý tươi khoảng 3-4 bát một ngày.
2.Rau diếp cá lựa chọn đơn giản, dễ tìm cho bài thuốctrị bệnh trĩ từ dân gian
Loại rau này không khó tìm, có thể kết hợp trong mỗi bữa ăn. Đây là loại rau cung cấp nhiều chất xơ, một
loại thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh trĩ.Tuy nhiên người mắc bệnh cần phải kiên trì ăn rau diếp cá sống hằng
ngày, với số lượng nhiều mới có hiệu quản và khỏi bệnh được. Sau khi rửa rau thật sạch(tốt nhất nên ngâm với
muối khoảng 5 phút), để ráo nước rồi ăn sống kèm với các món ăn trong ngày. Ngoài ra, có thể nấu lá diếp cá, khi
nước còn nóng, ấm dùng để ngâm, rửa hay xông cho người bệnh. Dùng bã còn lại đấp lên chỗ búi trĩ cho bệnh
nhân. Bệnh trĩ sẽ khỏi hẳn nếu người bệnh kiên trì dùng rau diếp cá như một bài thuốc hữu hiệu trị bệnh trĩ từ dân
gian này.
3.Đu đủ xanh lựa chọn không thể thiếu trong bài thuốc chữa trĩ từ dân gian
Loại thực phẩm dễ tìm này cung cấp nhiều chất xơ cho người bệnh, đây cũng là bài thuốc điều trị bệnh
trĩ từ dân gian mang lại hiệu quả. Để chữa trĩ ta chọn loại đu đủ xanh còn tươi, có nhiều nhựa (hay mủ). Cắt đôi trái
đu đủ xanh, đến giờ đi ngủ thì buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào hai bên cẳng chân, để như vậy qua đêm. Nhựa của đu
đủ sẽ có tác dụng làm các mạch búi trĩ co lại, được dùng như thuốc bôi co mạch trực tiếp. Khi các búi trĩ biết mất thì
ngưng dùng cách này. Ngoài ra, có thể kết hợp nấu đu đủ như canh ăn hằng ngày rất tốt, vì chúng cung cấp nhiều
chất xơ giúp bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể dễ dàng khi đi tiêu.



4.Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng


Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu
nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.
Trị chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy
nước uống ngày 1 thang.
5.Công dụng chữa bệnh trĩ của xơ mướp

Xơ mướp là một phần bên trong quả mướp khi quả đã già. Đây là loại quả được dùng làm thực phẩm rất quen thuộc, chế biến nhiều món
ăn, nhất là các món canh ăn giúp thanh nhiệt cho cơ thể. Không những thế, các bộ phận của cây mướp không chỉ quả mà lá, rễ, hạt mướp,
xơ mướp đều có tác dụng chữa bệnh. Trong đó,
– Quả mướp có chứa nhiều dịch nhầy giúp dễ tiêu, tăng cường lưu thông máu và kích thích tuyến sữa.
– Xơ mướp (đông y gọi là ty qua lạc) có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu, chữa
bệnh trĩ, đi ngoài ra máu.
– Hạt mướp có vị ngọt, tính bình giúp trị ho, tiêu đờm hiệu quả.
– Rễ mướp có vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, chữa đau lưng và bệnh viêm xoang mũi.


*** Cách nướng xơ mướp chữa bệnh trĩ
– Bài thuốc: để chữa bệnh trĩ và đại tiện ra máu, dùng xơ mướp đem nướng lên rồi kết hợp với lá sâm đem sắc lên như thuốc bắc rồi lấy
nước uống ngày 3 lần. Bài thuốc này có tác dụng giảm đau, làm teo búi trĩ và cầm máu rất tốt. Cách này cũng có thể dùng cho mọi đối
tượng mắc bệnh trĩ, cả cho phụ nữ sau sinh.
– Cách nướng xơ mướp chữa bệnh trĩ:
Nguyên liệu: xơ mướp là phần được lấy từ quả mướp chin già đã khô quắt, vỏ ngoài khô nhăn nheo, bóng giòn. Có thể dùng tay bóc lớp bỏ
ngoài hoặc ngâm nước cho lớp vỏ mềm tan ra, bỏ hết hạt để lấy phần xơ bên trong.
Lấy xơ mướp khô đem nướng chin, lưu ý không để bị cháy. Sau khi nướng từ xong thì cho thêm lá sâm (theo tỉ lệ 2 – 3g xơ mướp/20g lá
xâm) sắc uống như thuốc bắc, ngày 3 lần như đã nêu trên.


6.MẸO CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG QUẢ SUNG ĐƠN GIẢN HIỆU NGHIỆM

Trong dân gian tồn tại nhiều bài thuốc, mẹo chữa bệnh trĩ vô vùng đơn giản mà mang lại hiệu quả cao, an
toàn cho người bệnh. Trong đó, mẹo chữa bệnh trĩ bằng quả sung không phải ai cũng biết đến lại cho hiệu quả khả
quan giúp phòng ngừa và giảm các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả áp dụng cho các trường hợp bị bệnh trĩ sưng đau,
chảy máu. Dưới đây là các bài thuốc từ quả sung dùng để chữa bệnh trĩ các bạn có thể tham khảo áp dụng nhé.

*** Công dụng chữa bệnh trĩ của quả sung
Quả sung được dùng làm món ăn dân dã quen thuộc với nhiều người, thậm chí trong các nhà hàng với các
món như sung muối chua, gỏi sung,… Các món ăn lạ miệng, giòn ngon được nhiều người ưa chuộng. Không những
thế, quả sung còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác
dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Quả sung thường được dùng
để chữa trị các bệnh đường tiêu hóa, viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa
trực tràng)…
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong quả sung có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý như calcium,
potassium, magnésium, phosphor; vi lượng như sắt, chất xơ và vitamin nhóm B, C, A, rétinol, E và K. Các chất này
không chỉ tốt cho cơ thể mà còn có tác dụng phòng ngừa và chữa trị hiệu quả. Đặc biệt là, trong quả sung còn xanh
còn chiết xuất được những thành phần có tác dụng chống ung thư.
*** Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ khá đơn giản, người bệnh có thể áp dụng theo một trong số các bài thuốc như
sau:
Bài thuốc 1:


Lấy 1 – 2 quả sung ăn sống hoặc nấu lên ăn ngày 2 lần. Kết hợp dùng nhựa quả sung bôi vào vùng bị trĩ hoặc lấy lá
sung nấu nước để ngâm rửa hậu môn, sau đó lau khô. Bài thuốc này có tác dụng tiêu thũng, giảm đau dùng cho
người bị bệnh trĩ sưng đau và trĩ chảy máu giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.
Bài thuốc 2:
Dùng 10 quả sung (hoặc vỏ cây sung) hoặc 1 nắm lá sung to đem nấu nước để xông hậu môn, khi nước còn ấm thì
dùng để ngâm rửa vùng bị trĩ. Mỗi ngày làm như vậy 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần xông hơi 30 phút và

thực hiện liên tục trong 8 – 10 ngày (1 liệu trình).
Món ăn bài thuốc từ quả sung hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Nguyên liệu: quả sung xanh hoặc quả phơi khô (15 – 20 quả), 1 đoạn lòng lợn
Cách dùng: nấu món canh quả sung với lòng lợn như bình thường để ăn.
Công dụng: Món canh này có tác dụng dự phòng và điều trị khá tốt trĩ nội và trĩ ngoại. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi
bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 5 – 10 quả, sắc lấy nước uống.

7.Điều trị bệnh trĩ bằng ổi
Theo y học cổ truyền, quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng săn se da niêm mạc, co
mạch, sáp trường, chỉ tả, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương. Bên cạnh đó, thịt quả ổi có tác dụng nhuận
tràng, kiện tỳ vị, ổi chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, kiện tỳ, trợ tiêu hóa, nhuận tràng,… Do đó, bị táo
bón, trĩ nội hay trĩ ngoại, ăn uống không tiêu, xuất huyết, đái tháo đường,… đều có thể dùng ổi để giải quyết.

Theo y học hiện đại, trong 100g ổi có chứa: nước 80,6g; gluxit 17,3g; protein 1,0g; lipit 0,4g; tro 0,7g và các chất
khoáng vi lượng: Ca 15mg; P 24mg; Fe 0,7mg; vitamin A 75microgam; vitamin B1 0,05mg; vitamin C 486mg cùng
hàm lượng chất xơ dồi dào nên có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón. Hạt của quả ổi cũng có tác dụng hiệu quả
giúp nhuận tràng và làm sạch hệ thống đường ruột.
Chính vì vậy, ổi là thực phẩm rất thích hợp để khắc phục những trục trặc về đường tiêu hóa, đặc biệt chữa và phòng
táo bón, bệnh trĩ.
Cách điều trị bệnh trĩ bằng ổi đúng cách
– Dùng quả ổi trị trĩ: Chọn quả ổi tươi chín vừa đem rửa thật sạch, sau đó gọt vỏ và bỏ lõi ăn hàng ngày. Mỗi ngày ăn
3 quả liên tục trong khoảng 10-20 ngày tùy trường hợp sẽ thấy bệnh trĩ được cải thiện đáng kể.
– Dùng lá ổi chữa trĩ: Với trường hợp búi trĩ sa ra ngoài, ngoài ăn ổi bạn lấy một nắm lá ổi tươi đem rửa sạch và cho
vào nồi sắc kỹ. Dùng nước thuốc này để nguội bớt rồi đem ngâm rửa hậu môn đều đặn hàng ngày trong khoảng 1
tháng sẽ thấy hiệu quả.
>>Lời khuyên: Với trường hợp của bạn bị táo bón lâu ngày và nghi ngờ dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ hoàn toàn có thể dùng
ổi để chữa trị theo các hướng dẫn trên. Nhớ thực hiện đều đặn và thường xuyên, bên cạnh đó cần điều chỉnh chế độ
ăn uống và sinh hoạt khoa học bằng cách:
+ Tăng cường vận động, tránh ngồi lâu một chỗ và có thể áp dụng những bài tập yoga chữa bệnh trĩ để mang lại
hiệu quả tốt nhất.



+ Bổ sung thực phẩm rau củ quả giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày, uống nhiều nước hơn để thúc đẩy quá trình
tiêu hóa và thải chất cặn bã ra ngoài tốt hơn. Tránh rượu bia, các chất kích thích và đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,

+ Thường xuyên thực hiện bài tập kích thích nhu động ruột hoạt động bằng cách xoa tay quanh bụng theo chiều kim
đồng hồ.
+ Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, stress quá mức,…
Nếu không thể tự khắc phục được, bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra
nguyên nhân và có phương án chữa trị phù hợp nhất.

8.MẸO HAY CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG NHA ĐAM TẠI NHÀ
Có rất nhiều cách trị bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian rất hay mà có thể bạn chưa biết. Trị bệnh trĩ bằng
cây lô hội (nha đam) bạn biết chưa? Sẽ thật tiếc nếu bạn bỏ qua mẹo hay chữa bệnh trĩ bằng nha đam tại
nhà này đấy. Cùng tham khảo và áp dụng để loại bỏ nhanh những phiền phức do bệnh gây ra đơn giản mà hiệu
nghiệm bằng cách này nhé!
Táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn,… là những triệu chứng bệnh trĩ thường gặp. Nếu không chú ý
khắc phục ngay từ đầu chúng sẽ ngày càng trầm trọng và khó chữa hơn. Nếu bạn ngại đi gặp bác sĩ thì vẫn có thể
tự chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí khi ở cấp độ nhẹ. Một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà
bằng các nguyên liệu thiên nhiên rất dễ kiếm, trong số đó có cây nha đam.

Vì sao nha đam có thể chữa bệnh trĩ?
Cây nha đam có chứa chất kháng viêm, giảm đau như bradykinase, một loại enzyme giúp giảm nhanh tình
trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, đồng thời làm lành các tổn thương nhanh chóng.
Rất nhiều người có thói quen thường xuyên sử dụng nha đam thì thấy phân mềm hơn, đi đại tiện rất dễ
dàng. Lý giải điều này, các nghiên cứu cho rằng: Trong gel nha đam có chứa anthraquinon, thành phần quan trọng
kích thích nhu động ruột, giúp đường tiêu hóa “vận hành” trơn tru hơn và thúc đẩy sự tiết dịch của ruột già. Do đó,
đây là nguyên liệu tự nhiên có thể trực tiếp giải quyết tình trạng táo bón mãn tính, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh
trĩ hữu hiệu. Nếu muốn thoát khỏi nhanh những rắc rối do bệnh lý hậu môn trực tràng này gây ra, bạn hãy thử dùng
nha xem sao. Chắc chắn hiện tượng táo bón sẽ được loại bỏ, tình trạng đau rát hậu môn sẽ biến mất và bệnh trĩ từ

đó mà thuyên giảm và được khắc phục nhanh thôi.
Cách dùng nha đam chữa bệnh trĩ như sau:

Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam


*Cách 1: Uống nước ép nha đam:
Bạn pha theo tỷ lệ: 1/3 nước ép nha đam với 2/3 loại nước khác và uống khi mới ngủ dậy.
*Cách 2: Dùng gel nha đam:
Khéo léo tách lấy phần gel nha đam, sau đó đem trộn 2 thìa này cùng với nước trái cây (tùy theo sở thích) rồi uống.
*Cách 3: Nấu nước nha đam:
Nha đam tươi đem lột bỏ phần vỏ xanh bên ngoài rồi đem rửa với nước sạch cho bớt nhớt. Sau đó cắt chúng thành
miếng nhỏ rồi cho vào nồi đun trên bếp khoảng 30 phút. Đợi khi nước nguội bạn có thể chắt lấy nước uống hoặc ăn
cả cái sẽ tốt hơn (cho thêm ít đường nếu thấy khó uống).
Dùng nước nha đam hàng ngày vừa giúp giải nhiệt cơ thể lại có thể giúp bạn khắc phục bệnh lý trên hiệu quả đấy
nhé

9.THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH TRĨ
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và được tóm tắt qua những nhóm chính sau đây.






Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón… khiến cho người bệnh đi
ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ
Sự suy yếu tổ chức nâng đỡ tại chỗ: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy
yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ

Yếu tố cơ học: Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt…
Bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.
Nguyên nhân khác gây nên bệnh trĩ như: chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều đồ nóng cay những chất có chứa chất kích
thích rượu bia và thuốc lá…Do nghề nghiệp, những người phải đứng hoặc ngồi quá lâu, Những công việc phải khuân vác nặng nhọc quá
sức. Di truyền từ gen của những người có trong dòng họ. Những nguyên nhân trên cũng thúc đẩy tối đa quá trình gây nên bệnh trĩ vì vây
nên phòng tránh trĩ bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và đúng đắn để bệnh trĩ không có cơ hội xuất hiện

Triệu chứng của bệnh nhân mắc trĩ


Chảy máu: Khi bị bệnh trĩ biểu hiện đầu tiên và sớm xuất hiện nhất là việc đi ngoài ra máu, số lượng máu chảy rất khác nhau. Lúc
đầu chảy máu kín đáo, máu dính theo phân, về sau chảy máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia sau mỗi khi rặn đi ngoài. Bệnh diễn biến mạn
tính lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng suy nhược thiếu máu.




Trĩ sa: Trĩ độ II trở lên, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn tạm thời hoặc thường xuyên, đôi khi còn chảy dịch ẩm ướt khó chịu.
Đau: Trĩ nội bình thường không đau mà có cảm giác tức nặng ở hậu môn, chỉ đau khi có biến chứng: trĩ tắc mạch, trĩ nghẹt, trĩ
viêm hoặc trĩ kết hợp với một bệnh khác như nứt kẽ, áp xe, rò hậu môn, viêm ống hậu môn…
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ không chỉ do bệnh lý tại chỗ mà còn do yếu tố toàn thân như âm dương thiếu cân
bằng, tạng phủ, khí huyết hư tổn, cùng với thấp, nhiệt, phong, táo, ăn uống, nghề nghiệp… gây ra.


Chữa bệnh trĩ bằng thuốc đông y
Trĩ có nhiều thể tùy thể bệnh với các chứng trạng mà dùng bài thuốc chữa bệnh trĩ khác nhau:
Thể thấp nhiệt ở đại tràng
Triệu chứng: Đại tiện ra máu, sắc đỏ tươi, số lượng nhiều hoặc ít, trĩ sa theo độ, đau nóng rát hậu môn, đại tiện táo hoặc đau quặn bụng,
mót rặn, đại tiện bí khó đi, tiểu tiện vàng, sẻn. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền, tế, sác.
Bài thuốc: Hòe hoa 15g, kinh giới tuệ 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 10g, trắc bá diệp (sao cháy) 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bạch truật.
Triệu chứng: Đại tiện ra máu tươi, sắc nhạt màu, lượng có thể nhiều ít khác nhau, kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn
ngủ kém, phân táo lỏng thất thường, trĩ sa. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.
Bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 20g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, trần bì 5g, mộc hương 10g, tiên hạc thả 30g, chế
hoàng tinh 30g. Sắc uống ngày một thang.
Thể khí hư hạ hãm
Triệu chứng: Thường thấy ở bệnh nhân có tuổi, mắc bệnh lâu ngày, trĩ sa không tự co, kèm theo sa niêm mạc trực tràng. Chảy
máu tươi khi đại tiện ít hơn, sắc nhạt màu, kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi, ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp, váng
đầu, ăn ngủ kém, đại tiện phân nát, tiểu tiện trong dài. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm tế nhược.
Bài thuốc: Sài hồ 8g, bạch truật 12g, trần bì 6g, thăng ma 10g, đẳng sâm 15g, đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, chích cam thảo 5g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 tuần (21 ngày).
Việc chữa bệnh trĩ bằng đông y hiện đang được rất nhiều người quan tâm và chú ý tới vì khả năng chữa dứt điểm tận gốc mà
không mang lại nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.

10.Hướng dẫn cách trị bệnh trĩ bằng lá mơ
Lá mơ sử dụng chữa bệnh trĩ là lá mơ lông. Lá mơ lông có tên khoa học là Peaderia scandens, chúng thường được gọi bằng
nhiều cái tên khác nhau như:mao hồ lô, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mơ tam thể,… Lá một mặt có màu tía, một mặt màu xanh, có
nhiều lông nhỏ trên các gân lá. Lá mơ được áp dụng để chữa nhiều bệnh về đường tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính
bình; điều trị các chứng đau bụng, đầy bụng, kiết lỵ, chậm tiêu, đặc biệt là chứng đại tiện ra máu do bệnh trĩ gây ra hữu hiệu.


Lá mơ chữa bệnh trĩ nhanh chóng và an toàn
Trị bệnh trĩ bằng lá mơ đơn giản như sau:
*Chuẩn bị: Lá mơ tam thể (6g), rau sam (6g), cây cứt lợn (6g), ngọn cà ăn quả (15g), xuyên tâm liên (4g).
*Cách thực hiện: Lá mơ, rau sam, cây cứt lợn, ngọn cà đem rửa sạch, để ráo nước; Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi thêm
nước đem sắc.
*Cách dùng: Chia thuốc uống 2 lần vào sáng và tối, mỗi ngày 1 thang như trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc chữa bệnh đường ruột bằng lá mơ:
+ Chữa bệnh kiết lỵ bằng lá mơ: Lấy một nắm lá mơ và một ít đường phèn đen đem rửa sạch rồi trụng sơ qua nước sôi; để ráo nước rồi cho
vào cối giã nhuyễn; lấy nước cốt uống ngày 2-3 lần. Hoặc lấy một ít lá mơ sạch đem cắt nhỏ trộn với một quả trứng gà bọc lá chuối đem

nướng hoặc rang trên chảo, ăn khoảng 3 ngày sẽ khỏi.
+ Trị sôi bụng, khó tiêu bằng lá mơ: Dùng lấy lá mơ ăn kèm với các thức ăn khác trong bữa cơm hoặc rửa sạch rồi đem giã lấy nước uống
trong 2-3 ngày là khỏi.
+ Trị chứng kích thích ruột bằng lá mơ: Lá mơ sạch 40-100g băm nhỏ và 10g gừng tươi giã lọc lấy nước đem trộn cùng 1 lòng đỏ trứng gà
đem chưng cất thủy. Dùng ăn khi nóng.
+ Trị đau dạ dày bằng lá mơ: lấy khoảng 20 – 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt uống.
Trên đây là hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ, bạn cần áp dụng đều đặn hằng ngày cho đến khi biểu hiện bệnh được loại bỏ. Ngoài
ra, một số nguyên tắc sau bạn cần thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ được rút ngắn, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả:
– Có chế độ ăn uống hợp lý: chú ý bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt; tránh đồ ăn cay nóng; hạn chế
tối đa việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác,…
– Có chế độ sinh hoạt khoa học: làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động quá sức, tăng cường tập luyện thể dục thể thao mức độ vừa
phải.
– Tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, nên vận động thư giãn trong thời gian làm việc.

11.Hướng dẫn cách trị bệnh trĩ bằng cây lược vàng
*Cách 1: Dùng lá lược vàng ăn sống
Chọn lá lược vàng bánh tẻ, đem ngâm rửa sạch với nước muối ăn sống hàng ngày có tác dụng khắc phục và chống táo bón; bên
cạnh đó còn giúp lợi tiểu, bổ thận, mát gan và giải nhiệt hữu hiệu. Bạn nhớ lọc hết phần vỏ cứng bên ngoài và chỉ ăn phần thịt bên trong thôi
nhé!


*Cách 2: Lá lược vàng ngâm rượu
Để mang lại hiệu quả nhanh hơn, theo kinh nghiệm dân gian: Mỗi ngày bạn nên dùng lá lược vàng ngâm rượu uống trước bữa
ăn 15 phút và dùng thêm một cốc nhỏ trước khi đi ngủ. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng, những khó chịu do bệnh gây ra được khắc phục
triệt để mà không cần dùng thuốc.

*Cách 3: Đắp hậu môn bằng lá lược vàng
Cách này thực hiện như sau: Chọn vài nhánh lá lược vàng đem rửa sạch rồi để ráo nước; giã nhỏ rồi thêm vài hạt muối tinh vào
giã nhuyễn; buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước sạch và lau khô thì tiến hành dùng thuốc vừa chế đắp
lên chỗ trĩ rồi băng cố định lại để qua đêm; sáng hôm sau rửa sạch hậu môn. Thực hiện đều đặn mẹo chữa trĩ này cho đến khi các dấu hiệu

được cải thiện hoàn toàn.
Ngoài ra, nếu bị chứng táo bón đặc biệt là trẻ em, các mẹ có thể lấy phần nhớt lá cây lược vàng bôi lên hậu môn. Mẹo nhỏ này
giúp bé đại tiện dễ dàng hơn.

12.Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần
Để trị trĩ bằng cây thuốc này bạn cần kết hợp với 4 thảo dược khác. Hãy chuẩn bị:
+ Lá cúc tần: 1 nắm
+ Lá lốt: 1 nắm
+ Lá ngải cứu: 1 nắm
+ Lá sung: 1 nắm
+ Nghệ tươi: 3-5 lát
>>Cách thực hiện như sau:
– Rửa sạch tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị trên vào nồi, cho thêm nước và đun lấy nước đặc.
– Sau khi đã rửa sạch hậu môn thì dùng nước thuốc này đem xông hậu môn trong khoảng 15 phút.
– Khi nước thuốc đã nguội bớt và còn ấm thì dùng ngâm hậu môn khoảng 15 phút nữa.
– Cuối cùng dùng khăn mềm sạch lau khô hậu môn.
*Chú ý: Để nhanh chóng đạt được kết quả, người bệnh cần kiên trì áp dụng 2-3 lần mỗi tuần. Kết hợp điều
chỉnh chế độ ăn uống (ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, uống nhiều nước, loại bỏ thức ăn cay nóng, hạn chế tối đa
sử dụng các chất kích thích,…), có chế độ sinh hoạt khoa học, tăng cường vận động tránh đứng/ngồi lâu một chỗ, có
thói quen đại tiện đúng giờ,… Thì sau khoảng 2 tháng các triệu chứng trĩ sẽ thuyên giảm và biến mất.

13.Hoa hòe điều trị bệnh trĩ hữu hiệu
Y học đã chứng minh, hoa hòe có tác dụng cầm máu, kháng vi khuẩn, chống viêm, chống co bóp cơ trơn ở đường ruột, giúp
thành mạch máu bền bỉ và dẻo dai hơn,… do đó có thể chữa bệnh trĩ rất hiệu nghiệm. Để chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe, bạn có thể áp dụng
theo 2 cách sau:

*Cách 1: Bài thuốc chữa trĩ bằng hoa hòe:

+ Nếu búi trĩ sa ra ngoài và sưng đau dữ dội, hãy lấy hoa hòe đem sắc lấy nước uống, đồng thời dùng nước thuốc này đem ngâm rửa hậu
môn hàng ngày.

+ Hoặc dùng hoa hòe và hoa kinh giới (sấy khô, tán bột) rồi hòa với nước cơm hay nước cháo uống ngày 3 lần.

*Cách 2: Món ăn chữa bệnh trĩ từ hoa hòe:
+ Món canh hầm hoa hòe với thịt lơn nạc: Thịt lơn thái miếng, ướp gia vị rồi đem hầm với hoa hoè, chia ăn nhiều lần trong ngày.


+ Món hoa hòe xào thịt gà: Hoa hòe rửa sạch chần qua nước sôi; thịt gà thái chỉ ướp với lòng trắng trứng gà và bột mỳ; rau thơm và cà
chua thái nhỏ; Đun dầu nóng rồi cho thịt gà, hoa hèo vào đảo đều, gần chín thì cho cà chua và rau thơm vào trộn đều là được.

14.Trị trĩ đơn giản bằng hoa lăng tiêu
Bệnh nhân bị trĩ nội ra máu hay nứt kẽ hậu môn có thể dùng hoa lăng tiêu để đối phó. Theo Đông y, dùng 5g hoa lăng tiêu khi sấy
khô tán bột hòa với nước cháo nếp uống mỗi ngày 5 lần sẽ giúp lương huyết tán ứ, giải quyết tình trạng xuất huyết hậu môn rất hiệu
nghiệm.

Hoa Lăng tiêu

15. Chữa bệnh trĩ bằng hoa cúc nhanh chóng
Thêm một loại hoa được xem là “kẻ thù” của bệnh trĩ đó là hoa cúc. Theo kinh nghiệm dân gian, loại hoa này có tác dụng hoạt
huyết tiêu thũng do đó rất hữu hiệu đối với những bệnh nhân bị trĩ sa ra ngoài, sưng đau khó chịu.
Cách thực hiện: Dùng hoa cúc cùng đường đỏ hấp cách thủy với 2 bát nước, đem chia uống 2 lần/ngày, sau khoảng vài ngày
các dấu hiệu bệnh trĩ sẽ thuyên giảm đáng kể.
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến các bạn một số bài thuốc dân gian chữa trĩ bằng các loại hoa được đánh giá cao về công dụng và độ an
toàn. Có thể áp dụng kiên trì trong một thời gian để loại bỏ triệu chứng ở cấp độ nhẹ. Với những bệnh nhân bị trĩ nặng cần lưu ý nên thăm
khám kịp thời để có cách chữa trị hiệu quả nhất, tránh kéo dài thời gian khiến bệnh nặng khó chữa trị hơn.

16. Ch ữa b ệnh tr ĩ ngo ại b ằng h ạt g ấc
Quả gấc là loại quả khá quen thuộc đối v ới ng ười Việt. Gấc có nhiều vitamin A, E, C không chỉ tạo màu cho th ức ăn mà tinh ch ất
của quả gấc còn rất tốt cho s ức khoẻ, phòng tránh được các bệnh về tim mạch, béo phì, dạ dày, ..Tinh dầu gấc còn được s ử dụng nhiều
trong quá trình làm đẹp của chị em phụ nữ.



H ạt g ấc ch ữa b ệnh trĩ ngo ại r ất hi ệu qu ả
Thành phần của quả gấc dùng để ch ữa trị bệnh trĩ ngoại đó là hạt gấc. Đông y th ường gọi hạt gấc là “mộc miết t ử” (con ba ba gỗ)
vì nó có hình dạng dẹt, gần tròn tròn, vỏ c ứng, mép có răng c ưa nh ưng không nhọn, hai mặt có nh ững đường vân lõm xu ống, trông t ựa nh ư
con ba ba nhỏ không có đầu. Theo nghiên c ứu thì hạt gấc là một loại thuốc ch ữa bệnh tr ĩ ngoại hiệu quả.
Nhân hạt gấc có chữa các chất vô c ơ lipit, protit, gluxit, vitamin, xenlulo và các men photphotoba, invedaxa…nh ững ch ất này có tác d ụng
chữa, ngăn ngừa mụn nhọt, sưng tấy, l ở loét, kháng viêm, ứ huyết…chính vì thế hạt gấc được s ử dụng trong việc chữa bệnh trĩ ngoại tại
nhà.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng hạt gấc như sau:
Cách làm hạt gấc để sử dụng chữa bệnh trĩ ngoại rất đơn giản nh ư sau:
- Bướ c 1: Tách hạt gấc ra khỏi quả gấc rồi mang rửa sạch và ph ơi thật khô.
- Bướ c 2: Đem số hạt gấc đã phơi khô trên giã nát thành bột mịn.
- Bướ c 3: Trộn 2 thìa café bột hạt gấc và 2 thìa café giấm v ới nhau để tạo thành 1 hỗn h ợp d ạng đặc sệt (v ới t ỉ l ệ nh ư th ế này thì đủ cho 1
lần đắp).
- Bướ c 4: Dùng tấm vải sạch rồi cho hỗn h ợp trên vào và buộc túm lại.
- Bướ c 5: Rửa sạch hậu môn bằng nướ c ấm có pha chút muối sau đó lau khô và đắp vải có bột hạt gấc kia vào và để cả đêm.
Biện pháp này nên làm thường xuyên, hàng ngày vào buổi tối tr ước khi đi ngủ để có hiệu quả nhất. R ửa hậu môn sạch sẽ để đảm bảo.
Trong quá trình đắp thuốc thì bạn có thể mặc quần rộng hoặc quấn băng để gi ữ thuốc mà không cần mặc quần lót để vùng hậu môn thoáng
sẽ tốt hơn.

17.Cách ch ữa b ệnh tr ĩ ngo ại b ằng c ủấu
Chữa bệnh trĩ bằng củ ấu là một trong nh ững bài thuốc nam ch ữa bệnh tr ĩ ngoại tại nhà được nhiều ng ười bệnh áp dụng, nguyên
liệu trị bệnh dễ kiếm, cách làm đơn giản nh ưng hiệu quả mang lại rất cao. Củ ấu được dùng trong tr ường h ợp b ệnh nhân hay ra máu ở búi
trĩ.


Củ ấu đượ c dùng trong trườ ng hợp bệnh nhân hay ra máu ở búi
trĩ

Cách làm thuốc: Vỏ củ ấu rửa sạch cho hết cát rồi sấy khô, đem đi đốt tồn tính, sau đó tán thành bột mịn, trộn hỗn h ợp đều v ới

dầu mè hoặc dầu dừa theo tỉ lệ 2:1 (2 thìa café vỏ củ ấu và 1 thìa café dầu mè). Dùng thuốc để bôi ho ặc đắp lên búi tr ĩ, ngày 3-4 l ần. Tr ước
khi đắp nên rửa hậu môn sạch bằng nướ c muối, ấm để đảm bảo vệ sinh.



×