Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Tài liệu ôn thi Nghiệp Vụ Kinh Doanh Ngoại Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.28 KB, 85 trang )

Chương 1
1) Vai trò của Forwarder trong ngoại thương thể hiện ở những mặt nào (vận tải, chứng từ,
thủ tục, kết nối và điều phối các đơn vị tham gia XNK)? Yêu cầu đặt ra đối với quản lý
ngoại thương của DN đối với việc giao dịch với các Forwarder?
Freight Forwarder, hay còn gọi tắt là Forwarder là thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty) làm nghề
giao nhận vận tải (forwarding). Là nghề giao nhận vận tải hay giao nhận kho vận, đại loại là thu
xếp dịch vụ vận tải cho chủ hàng xuất nhập khẩu.
Vai trò:
Vận tải: Forwarder sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù
hợp nhất cho nhu cầu của bạn. Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép
(consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng
riêng lẻ.
Chứng từ: Forwarder sẽ hướng dẫn lập các chứng từ cần thiết và lúc nào cần lập để tiết kiệm thời
gian cho doanh nghiệp. Forwarder có thể thay chủ hàng hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế
xuất nhập khẩu
Thủ tục: Forwarder sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành các thủ tục XNK, nhanh nhất và chính xác
nhất. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro giữ hàng hay cấm XNK, tiết kiệm
được thời gian
Kết nối và điều phối các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu:
- Khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải, và họ
bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

cần

- Ở Việt Nam, một số công ty giao nhận là "sân sau" của những người có vị trí tại các
hãng vận tải, cảng, chủ hàng...; là nơi giải quyết "nhu cầu" của các bên. Đây là một thực
trạng nhức nhối nhưng vẫn đang tồn tại khá phổ biến
Yêu cầu đặt ra đối với quản lí ngoại thương:
- Lựa chọn forwarder có uy tín, trách nhiệm
- Tiến hành hoặc ủy thác cho cảng việc giao nhận hàng hóa với tàu; trong trường hợp hàng hóa
phải lưu kho, lưu bãi thì tiến hành giao nhận hàng trực tiếp vối cảng


- Kỳ kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho với cảng
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh
- Lập chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để làm căn cứ khiếu nại nếu có tổn thất
- Thanh toán với cảng các chi phí liên quan đến việc giao nhận hàng hóa XNK
1


- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận
về thời gian thực hiện nghĩa vụ với forwarder
2) Trình tự cơ bản của giao dịch ngoại thương gồm những bước gì? Những điểm mấu chốt
nào cần lưu ý trong quản lý cho trình tự này?
Các bước cơ bản của giao dịch ngoại thương:
B1: Hỏi giá: Tên hàng, giá cả, chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng , điều kiện thanh toán
B2: Chào hàng
- Đáp lại câu hỏi giá, kèm thông tin bổ trợ
- Chào hàng cố định or chào hàng tự do
B3: Đặt hàng: Bên mua đặt mua kèm các thỏa thuận và yêu cầu về hàng hóa đối với bên bán
B4: Hoàn giá: Bên mua đưa ra các “bid” để mặc cả về giá, hoặc các điều kiện giao dịch. Có thể
có nhiều “bid” trong đàm phán
B5: Chấp nhận: Là sự đồng ý các nội dung và thỏa thuận của giao dịch, thể hiện ý chí đồng tình
của các bên để kí kết hợp đồng
B6: Xác nhận: Kí kết văn bản xác nhận và hợp đồng
Những điểm cần lưu ý:
- Trên các trang B2B, các doanh nghiệp đăng các thông tin về hàng hóa để chào hàng cố định.
Khi các DN cần trao đổi thêm và thỏa thuận khác thì bên chào hàng có thể đưa ra các chào hàng
tự do
- Sauk hi thống nhất tất cả các điều khoản, các bên kí kết hợp đồng thương mại quốc tế. Về lí
thuyết khi đã kí kết hợp đồng có nghĩa là các bên đã cam kết theo các nội dung, trách nhệm.
trong đó trên thực tế, vấn đề thanh toán rang buộc các hoạt động trong ngoại thương, cho nên

bên mua phải thực sự muốn mua thì bên bán mới có động lực triển khai mua hàng
- Trình tự giao dịch nói trên có thể thực hiện qua đàm phán gián tiếp thông qua CNTT or đàm
phán trực tiếp
3) Những phương pháp để đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
thương? Những rủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục?
Phương pháp để đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại thương:

2


+ Tìm hiểu thực lực của đối tác: Lịch sử công ty, ảnh hưởng và uy tín của công ty trong xã hội.
Tình hình tài chính, mức độ trang bị kỹ thuật. Số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm. Định
hướng phát triển trong tương lai.
+ Tìm hiểu nhu cầu và ý định của đối tác: Vì sao họ muốn hợp tác với ta ? Mục đích hợp tác của
họ là gì ? Nguyện vọng hợp tác có chân thành hay không ? Mức độ bức thiết của sự hợp tác đối
với họ ? Họ có nhiều đối tác hay không ? + Tìm hiểu lực lượng đàm phán của họ: Đoàn đàm
phán gồm những ai ? Địa vị, sở thích, tính nết của từng người ? Ai mới là người có quyền quyết
định trong số đó và tìm hiểu thật kỹ những người này.
+ Bên cạnh đó, người đàm phán cần nắm vững: Thông tin về bản thân công ty mình Thông tin
về cạnh tranh trong và ngoài nước: quy mô, chiến lược kinh doanh, tiềm lực, thế mạnh, thế yếu,
… Dự đoán xu hướng biến động giá cả trên cơ sở phân tích tình hình cung cầu, lạm phát, khủng
hoảng, …
Những rủi ro tiềm ẩn:
Đ/v bên mua:
Đối tác có khi chỉ là công ty thương mại, nhưng lại quảng cáo là có thể tự sản xuất hàng hóa. Lúc
này DN sẽ phải thông qua bên thứ 3 để mua hàng, vậy giá hàng hóa sẽ bị” đội” lên
Bên bán có thể sản xuất nhưng lại không thể sản xuất đủ theo số lượng hợp đồng. Vì vậy, bên
bán vẫn phải đi mua hàng hóa từ 1 cơ sở khác để đủ số lượng
Hàng hóa mua về có thể không đạt yêu cầu như or bị” pha trộn” với hàng hóa khác
Đ/v bên bán:

Rủi ro có thể gặp phải của bên xuất khi bên nhập bị: cạn vốn, mất thiện chí, phá sản. Lúc này
DNN sẽ mất khả năng thanh toán. Hàng hóa của bên bán sẽ bị giữ tại cảng nước nhập mà không
được thanh toán.
Biện pháp khắc phục:
Đ/v bên mua
Áp dụng các phương pháp nêu trên để xác định xem bên bán có đủ nguồn lực sản xuất đủ số
lượng hợp đồng hay không. Or là kiểm tra lịch sử bán hàng của DN
Nêu rõ các đặc tính kĩ thuật, yêu cầu chất lượng đối với hàng hóa. Và hình thức bồi thường nếu
vi phạm
Đ/v bên bán:

3


Tìm hiểu rõ nguồn vốn, tài sản, dòng tiền ra, dòng tiền vào, doanh thu và lợi nhuận trong các kì
gần nhất, các dự án kinh doanh mà DNN đang thực hiện… Dự đoán xem DNX có đủ tài chính để
thanh toán khi hàng tới cảng hay không.
4) Trình tự cơ bản của giao dịch gia công hàng xuất khẩu? Ý nghĩa của việc báo cáo kế
toán trong Gia công hàng xuất khẩu với cơ quan quản lý Nhà nước?
Gia công quốc tế là hoạt động thương mại của 2 bên có trụ sở thương mại ở 2 nước khác nhau,
theo đó bên nhận gia công sử dụng NVL, được di chuyển qua biên giới của bên giao gia công, để
thực hiện công đoạn SX theo yêu cầu của bên giao gia công để hưởng phí gia công
Trình tự giao dịch gia công hàng xuất khẩu:
I/Thực hiện bằng phương thức thủ công
1. Bên giao khai tờ khai hải quan và giao hàng cho Bên nhận:
Bên giao kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người giao hàng khai, ký tên, đóng dấu trên
cả 4 tờ khai
Giao sản phẩm kèm 04 tờ khai hải quan và hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT cho
Bên nhận; việc giao, nhận được thực hiện tại cơ sở gia công hoặc kho hàng của Bên nhận.
2.Khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người nhận hàng, ký tên, đóng dấu trên cả 04 tờ khai.

3.Đăng ký tờ khai hải quan với Hải quan bên nhận, hồ sơ đăng ký gồm:
Tờ khai hải quan: nộp 04 bản chính;
Văn bản chỉ định nhận hàng của bên đặt gia công: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản
chính;
Hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT: nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính;
Mẫu hàng hóa gia công chuyển tiếp.
4. Xuất trình hàng hoá hoặc sổ sách chứng từ liên quan đến việc nhận hàng để kiểm tra khi có
yêu cầu.
5.Sau khi nhận lại 03 tờ khai hải quan đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan từ Hải quan
bên nhận, Bên nhận lưu 01 tờ khai; chuyển ngay 02 tờ khai còn lại cho Bên giao.
6. Ngay sau khi nhận được 02 tờ khai hải quan (đã khai đầy đủ, có chữ ký, đóng dấu của Bên
nhận và Hải quan bên nhận) do Bên nhận chuyển đến, Bên giao đăng ký tờ khai hải quan với Hải
quan bên giao, hồ sơ đăng ký gồm:
Tờ khai hải quan nhận từ Bên nhận: nộp 02 bản chính;
Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
Hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.
Nhiệm vụ của Hải quan bên giao:
Tiếp nhận hồ sơ hải quan;
4


Đăng ký tờ khai; xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan; ký tên, đóng dấu vào cả 02 tờ khai;
Trả cho Bên giao 01 tờ khai và bản chính các chứng từ; lưu 01 tờ khai và bản sao các
chứng từ.
II/ Thực hiện bằng phương thức điện tử
1. Trường hợp Bên giao làm thủ tục hải quan điện tử, Bên nhận làm thủ tục hải quan truyền
thống
a. Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp Bên giao trên 04 tờ khai mẫu, ký
tên, đóng dấu;
b. Giao sản phẩm kèm 04 tờ khai hải quan mẫu và bản chính hoá đơn GTGT;

c. Sau khi nhận được 02 tờ khai đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan
bên nhận và Bên giao thực hiện thủ tục hải quan. Hồ sơ phải nộp/xuất trình khi có yêu cầu của cơ
quan hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK: nộp 02 bản chính;
- Tờ khai hải quan nhận từ bên nhận: nộp 01 bản chính;
- Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
- Phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.
2. Trường hợp Bên giao làm thủ tục hải quan truyền thống, Bên nhận làm thủ tục hải quan
điện tử
Bên giao
a. Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người giao hàng khai, ký tên, đóng dấu trên 02 tờ
khai
b. Giao sản phẩm kèm 02 tờ khai hải quan và bản chính hoá đơn GTGT
c. Sau khi nhận được 02 tờ khai hải quan (đã khai đầy đủ, có chữ ký, đóng dấu của Bên
nhận và Hải quan bên nhận) do Bên nhận chuyển đến, Bên giao đăng ký tờ khai hải quan với Hải
quan bên giao.
Bên nhận
Sau khi nhận đủ sản phẩm và 02 tờ khai đã kê khai, ký tên, đóng dấu của Bên giao, Bên
nhận tiến hành các công việc sau:
d. Khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người nhận hàng, ký tên, đóng dấu trên cả 02 tờ khai
và làm thủ tục hải quan. Hồ sơ hải quan phải nộp/xuất trình bao gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTNK: nộp 02 bản chính;
- Tờ khai hải quan mẫu HQ/2011-GCCT: nộp 02 bản chính;
- Hoá đơn GTGT: nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính;
- Xuất trình sổ sách, chứng từ liên quan đến việc nhận hàng khi có yêu cầu của cơ quan
hải quan.
e. Nhận và bảo quản hàng hoá do doanh nghiệp (bên giao) giao, cho đến khi Hải quan
làm thủ tục nhập khẩu quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;
f. Xuất trình mẫu sản phẩm gia công chuyển tiếp hoặc hàng hóa để cơ quan hải quan
kiểm tra khi có yêu cầu;


5


h. Sau khi làm xong thủ tục nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, doanh nghiệp bên
nhận lưu 01 tờ khai mẫu HQ/2009-TKĐTNK; chuyển 02 tờ khai mẫu HQ/2011-GCCT cho
doanh nghiệp bên giao.
3. Trường hợp Bên giao, Bên nhận cùng làm thủ tục hải quan điện tử
Bên giao:
a. Giao sản phẩm và bản chính hoá đơn GTGT
b. Khai báo tờ khai điện tử thông tin giao sản phẩm gia công chuyển tiếp trên hệ thống
khai hải quan điện tử sau khi nhận được 02 tờ khai đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan
của Hải quan bên nhận và thực hiện thủ tục hải quan .Hồ sơ phải nộp/xuất trình khi có yêu cầu
của cơ quan hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK: nộp 02 bản chính;
- Tờ khai hải quan nhận từ Bên nhận: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
- Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
- Phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.
Bên nhận:
c. Sau khi làm xong thủ tục nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, chuyển tờ khai đã có
xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan bên nhận cùng với 01 bản sao cho doanh
nghiệp bên giao.
Ý nghĩa của việc báo cáo kế toán:
Là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực
hiện các chính sách, chế độ kinh tế
- Là tiền đề để các cơ quan nhà nước yêu cầu DN thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước
- Là cơ sở để xác định dòng tiền ngoại tệ ra và vào
5) Trình tự cơ bản của giao dịch Tạm nhập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc lập
bộ chứng từ cũng như chấp hành quản lý của Hải quan cho loại hình giao dịch này?
Giao dịch tái xuất khẩu là việc bán lại hàng hóa đã nhập khẩu trước đây dưới hình thức xuất

khẩu sang nước thứ 3 nhằm mục đích kiếm lời từ vốn ban đầu bỏ ra.
Trình tự cơ bản của giao dịch tạm nhập tái xuất
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập) và xuất
trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.
+ Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và
thực hiện thông quan hàng hoá.
+ Bước 3: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu (tái xuất) và xuất
trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.
+ Bước 4: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và
thực hiện thông quan hàng hoá.
6


Những lưu ý:
-

Chúng ta phải xác định rõ nhu cầu xuất đi. Vì hàng này yêu cầu phải tái nhập, nếu không sẽ
rất lằng nhằng nếu xuất đi rồi mới phát hiện là hàng không cần tái nhập về

-

Thời gian tạm xuất phải chẵn

-

100% sẽ được kiểm hóa, và trên tờ khai phải nêu rõ serial number hoặc model máy, hoặc một
con số nào đó có trên hàng hóa. Vì lí do đưa ra là hải quan muốn chắc chắn hàng tái xuất
chính là hàng tạm nhập.

-


Đại lí nào làm thủ tục nhập vào nước họ thì lúc tái xuất ra chúng ta phải báo chính đại lí đó
làm

-

Đảm bảo thời gian tạm nhập luôn còn hiệu lực, nếu thấy sắp hết hiệu lực mà hàng hóa chưa
sửa chữa xong, hay thời gian thuê mướn được gia hạn thêm… thì bạn phải làm thủ tục gia
hạn tờ khai tạm nhập

-

Giá trị hàng hóa sẽ không tính thuế. Sẽ tính thuế trong giá trị sửa chữa, giá trị cho thuê, bảo
hành có phát sinh chi phí cũng sẽ tính thuế vào chi phí đó. Và thuế suất sẽ tính theo thuế suất
hàng hóa đó.

-

Invoice phải có giá trị hàng hóa và giá trị sửa chữa để làm căn cứ tính thuế. Phải ghi rõ tái
xuất cho tờ khai tạm nhập nào ở ô ghi chép khác

-

Có thể khác ở số kiện, số kgs

Chương 2
6) Trình bày nội dung trọng yếu của điều khoản CIF? Chi phí phân bổ vào các bên như
thế nào? Cho ví dụ cụ thể
Nội dung của điều khoản CIF:
CIF là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng.

CIF ( Cost, Insurance, Freight)là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước
phí vận chuyển và phí bảo hiểm
Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại
quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.
Phân bổ chi phí vào các bên:

7


1. Chuyển giao rủi ro và phí tổn
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng tại cảng bốc xếp chứ không phải tại cảng đích. Như vậy, rủi ro sẽ
được chuyển giao từ bên bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng
gửi hàng. Kể từ thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, những chi phí ngoài chi
phí vận chuyển, chi phí mua bảo hiểm thông thường từ cảng gửi hàng đến cảng đích sẽ do bên
mua gánh chịu. Bên bán sẽ chịu chi phí liên quan đến hàng hóa trước thời điểm hàng hóa vượt
qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, thuế xuất khẩu, lệ phí xin phép xuất khẩu và các chi phí nhà
nước khác liên quan đến thủ tục xuất khẩu. Thuế nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu và chi phí liên
quan sẽ do bên mua gánh chịu.
2. Vấn đề bảo hiểm
Xét về cơ cấu giá thành thì trong giá thành của hàng hóa đã có phí bảo hiểm, xét về trách nhiệm
thì đây thuộc trách nhiệm của bên bán. Tuy nhiên, loại bảo hiểm nào, phạm vi ra sao sẽ cần được
các bên xác định cụ thể trong hợp đồng.Trong trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể trong
hợp đồng thì sẽ áp dụng mức bảo hiểm tối thiểu theo qui định của các điều khoản bảo hiểm hàng
hóa của Hiệp hội những người bảo hiểm Luân Đôn hoặc bất kỳ nhóm điều khoản nào tương tự.
Mức bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm tiền hàng qui định trong hợp đồng cộng với 10% (nghĩa là
110%) và phải được mua bằng đồng tiền dùng trong hợp đồng mua bán.
3. Vấn đề thuê tàu
Bên bán chịu trách nhiệm thuê tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc xếp đến cảng đích. Trong
hợp đồng các bên cần làm rõ về loại, quốc tịch, tuổi, đặc tính, chất lượng của tàu, thời gian vận
chuyển, lịch và lý trình vận chuyển… Như vậy, bên bán sẽ thực hiện nghĩa vụ thuê tàu vận

chuyển theo đúng quy định của hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp không có thỏa thuận cụ
thể trong hợp đồng, thì bên bán sẽ thuê tàu theo điều kiện thông thường để chuyên chở hàng hóa
tới cảng đến qui định theo tuyến đường thông thường bằng một con tàu loại thường dùng để
chuyên chở hàng hóa của hợp đồng. Chi phí thuê tàu do bên bán gánh chịu.
4. Vấn đề chi phí dỡ hàng
Bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng đích, chi trả những chi phí thông
thường. Khi hàng đã đến cảng đích thì ai chịu chi phí dỡ hàng thì cần phải thỏa thuận cụ thể.
Thông thường nếu thuê tàu tuyến thì chi phí dỡ hàng nằm trong cước phí vận chuyển nhưng nếu
thuê tàu vận chuyển thì chi phí dỡ hàng do ai chịu cần được các bên làm rõ. Các bên thường bổ
sung thêm một số thỏa thuận về việc phân bổ chi phí này như sau:
- CIF Liner Terms (điều kiện tàu tuyến): Bên bán hoặc bên vận chuyển chịu chi phí dỡ hàng.
- CIF Landed (dỡ hàng lên bờ): Bên bán chịu chi phí liên quan tới dỡ hàng lên bến bao gồm chi
phí xà lan và chi phí bến.
- CIF Ex Ship’s Hold (giao nhận ở đáy khoang): Bên mua chịu chi phí dỡ hàng từ đáy khoang
tàu lên tới bến.
Ví dụ:
Theo 1 hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc bán hàng
cho DN B
1. Tổng giá thành sản phẩm: 700$ - Bên B sẽ trả
8


2. Chí phí vận chuyển và các chi phí liên quan để đưa hàng tới lan can tàu: 150$ - Bên A sẽ

trả
3. Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$- Bên A chịu trách nhiệm mua bảo hiểm
4. Chi phí thuê tàu 100$ - Bên A chịu trách nhiệm thuê tàu
5. Chi phí dỡ hàng tại cảng đến 60$ - Do bên B chịu theo hợp đồng
7) Trình bày nội dung trọng yếu của điều khoản FOB? Chi phí phân bổ vào các bên
như thế nào? Cho ví dụ cụ thể

Nội dung của điều khoản FOB:
FOB( Free on board – Giao hàng lên tàu) là người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu
tại cảng bốc hàng chỉ định.
- Bên bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa cho tới thời điểm hàng
hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định.
- Bên mua chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ thời điểm hàng hóa qua
lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định.
Phân bổ chi phí vào các bên:
Theo điều kiện FOB thì rõ ràng bên bán không phải chịu chi phí mua bảo hiểm, chi phí thuê tàu,
các chi phí phát sinh kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu. Như vậy, bên mua sẽ phải chịu chi phí
về thuê tàu, các chi phí phát sinh kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu. Tuy nhiên, các chi phí
liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng qua lan can tàu sẽ do bên bán chịu.
Thực tế trong một số hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có thể thỏa thuận mở rộng
điều kiện FOB (thực chất là xác định chi phí bốc xếp hàng do ai chịu)?
FOB Liner Terms: Bên bán không chịu chi phí bốc xếp.
FOB Under Tackle: Bên bán đưa hàng tới chỗ cẩu hàng lên tàu chỉ định, bên mua chịu chi phí
cẩu hàng vào khoang và những chi phí khác.
FOB Stowed: Bên bán phụ trách xếp hàng vào khoang và chịu chi phí bốc xếp bao gồm cả chi
phí thu dọn khoang (sắp xếp và chỉnh lý sau khi đưa hàng vào khoang).
FOB Trimmed: Bên bán chịu chi phí bốc xếp bao gồm cả chi phí chỉnh đốn khoang (chỉnh đốn
ngay ngắn hàng hóa lộn xộn khi bốc hàng vào khoang).
Ví dụ: Theo hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc
nhập khẩu 1 lô hàng của DN B:
1.
2.
3.
4.

Tổng giá thành sản phẩm 700$ - Bên A chịu
Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$ - Bên B chịu

Chi phí thuê tàu: 60$ - Bên B chịu trách nhiệm thuê tàu
Chi phí dỡ hàng, chi phí liên quan 120$ - Bên A chịu theo hợp đồng – FOB Liner Terms

9


8) Trình bày nội dung trọng yếu về trách nhiệm của điều khoản CIP? Chi phí phân bổ
vào các bên như thế nào (cho ví dụ) ? Cho ví dụ cụ thể
Nội dung của điều khoản CIP:
Điều kiện CIP (Carriage and insurance paid to… named place of destination) - Cước phí và bảo
hiểm đã trả tới địa điểm đích chỉ định
Có nghĩa là người bán sẽ chịu trách nhiệm về chi phí liên quan đến đưa hàng ra cảng đi; chi phí
bảo hiểm, thuê tàu; chi phí dỡ hàng; chi phí vận chuyển và bảo hiểm tới địa điểm đích chỉ thị
Phân bổ chi phí:
Theo điều kiện này, người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định
bằng chính chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến qui định. Ngoài ra, người bán
còn phải mua bảo hiểm để người mua hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích từ hàng hóa được
bảo hiểm, có quyền kiện đòi bồi thường trực tiếp từ người bảo hiểm. Nếu không có thỏa thuận
khác thì người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu.
Người mua sẽ chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh them kể từ thời điểm hàng hóa được
chuyển giao cho người chuyên chở. Nếu có những người chuyên chở kế tiếp được sử dụng để
vận chuyển hàng hóa tới nơi đến thỏa thuận, thì rủi ro chuyển giao khi hàng hóa được giao cho
người chuyên chở đầu tiên.
Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức.
Ví dụ: Theo hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc
nhập khẩu 1 lô hàng của DN B:
1.
2.
3.
4.

5.
6.

Tổng giá thành sản phẩm 700$ - Bên A chịu
Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$ - Bên B chịu
Chi phí thuê tàu: 60$ - Bên B chịu trách nhiệm thuê tàu
Chi phí dỡ hàng, chi phí liên quan 120$ - Bên B chịu theo hợp đồng – FOB Liner Terms
Chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới đích chỉ thị: 50$ - Bên B chịu trách nhiệm
Chi phí sau đích chỉ thi ( chuyển hàng cho 1 đơn vị vận chuyển khác): 30$ - Bên A chịu
trách nhiệm

9) Trình bày nội dung trọng yếu về trách nhiệm của điều khoản CPT? Chi phí phân bổ
vào các bên như thế nào (cho ví dụ)? Cho ví dụ cụ thể
Điều kiện CPT (Carriage paid to… named place of destination) – Cước phí đã trả tới địa điểm
đích chỉ định
Có nghĩa là người bán sẽ chịu trách nhiệm về chi phí liên quan đến đưa hàng ra cảng đi; chi phí
bảo hiểm và thuê tàu; cp dỡ hàng; cp tới địa điểm đích chỉ thị
Phân bổ chi phí:
Theo điều kiện này, người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định
bằng chính chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định. Nếu có những người
chuyên chở tiếp sau người chuyên chở đầu tiên để chuyên chở hàng hóa tới nơi đến qui định, thì
việc giao hàng hoàn thành khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Như vậy, thời
10


điểm chuyển rủi ro và phí tổn phát sinh thêm là thời điểm hàng hóa được giao cho người vận
chuyển hoặc người vận chuyển đầu tiên nếu có những người vận chuyển tiếp sau.
Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức.
Ví dụ: Theo hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc
nhập khẩu 1 lô hàng của DN B:

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Tổng giá thành sản phẩm 700$ - Bên A chịu
Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$ - Bên B chịu
Chi phí thuê tàu: 60$ - Bên B chịu trách nhiệm thuê tàu
Chi phí dỡ hàng, chi phí liên quan 120$ - Bên B chịu theo hợp đồng – FOB Liner Terms
Chi phí vận chuyển tới đích chỉ thị: 50$ - Bên B chịu trách nhiệm
Chi phí bảo bảo hiểm tới đích chỉ thị: 45$ - Bên A chịu trách nhiệm
Chi phí sau đích chỉ thi ( chuyển hàng cho 1 đơn vị vận chuyển khác): 30$ - Bên A chịu
trách nhiệm

10) Theo trình tự logic, trách nhiệm “Thông báo – Notice duties” quy định trong tập
quán và hợp đồng thương mại thì các bên (DNX, DNN, hãng vận tải, ngân hàng tham
gia thanh toán) trong ngoại thương phải được thực hiện như thế nào?
Vì Incoterms đưa ra một loạt quy định sử dụng trong các ngành buôn bán và tại các khu vực thị
trường khác nhau, nên khó có thể luôn đưa ra những nghĩa vụ của các bên một cách chính xác.
Do vậy ở một chừng mực nào đó cần dẫn chiếu tới tập quán của cảng hoặc của ngành buôn bán
hữu quan hoặc những tập quán mà các bên mà bản than các bên có thể đã hình thành trong các
giao dịch trước đó. Tất nhiên cả người bán và người mua cần thiết phải thông tin cho nhau đầy
dủ những tập quán đó khi hai bên đàm phán hợp đồng, và bắt cứ khi nào phát sinh những vấn đề
chưa rõ ràng, các bên nên quy định rõ rang trách nhiệm pháp lý của mình bằng những điều khoản
thích hợp trong hợp đồng mua bán. Những quy định đặc biệt như vậy trong từng hợp đồng cụ thể
sẽ thay thế hay làm khác đi những gì đã được đưa ra trong quy tắc giải thích các điều kiện cả
Incoterms. Người bán luôn có nghĩa vụ phải đóng gói bao bì theo cách thức thông thường phù

hợp với tập quán chuyên chở hàng hóa. Trong mỗi một ngành hàng và ở mỗi khu vực thị trường
có thể có những tập quán riêng về bao bì cho hàng hóa để chuyên chở, người mua cần tìm hiểu
về những tập quán này để xem bao bì như vậy có phù hợp với ý muốn của mình hay không, nếu
không cần có quy định cụ thể trong hợp đồng. Đối với một số mặt hàng siêu trường, siêu trọng,
cần phải có những thiết bị chuyên dụng bốc dỡ. Khi một bên có nghĩa vụ bốc hoặc dỡ hàng, bên
đó cần tìm hiểu điều kiện bốc dỡ hàng tại cảng có thể thực hiện đc hay không. Nếu không việc
quy đinh tại một địa điểm khác thay thế là hết sức cần thiết.
11) Trường hợp nào thì nên áp dụng loại điều kiện Incoterms 2010 nào?
Incoterms 2010 được chia thành 2 nhóm sau:
Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào:

11


1.EXW
(Ex Works)
Giao tại xưởng
2.FCA
(Free Carrier)
Giao cho nhà chuyên chở
3.CPT
(Carriage Paid To)
Trả cước tới
4.CIP
(Carriage & insurance Paid to)
Trả cước và bảo hiểm tới
5.DAT
(Delivered At Terminal)
Giao tại bến


6.DAP
(Delivered At Place)
Giao tại địa điểm
7.DDP
(Delivered Duty Paid)
Giao đã trả thuế
Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa:
8.FAS
(Free Alongside Ship)
Giao tại mạn tàu
9.FOB
(Free On Board)
Giao lên tàu
10.CFR
(Cost and FReight)
Trả cước đến bến
11.CIF
(Cost, Insurance & Freight)
Trả cước, bảo hiểm tới bến
12


12) Ký hiệu CIF, FOB phải kèm với cảng nào trong lịch trình giao nhận hàng hóa? Suy
rộng ra đối với từng nhóm điều kiện Incoterms 2010? Tại sao lại như vậy?
CIF kèm với cảng đến
FOB kèm với cảng đi
Trong Incoterm 2010: E-điểm đi; F – nơi đi; C – nơi đến; D- điểm đến.
-

-


-

Đối với các điều khoản nhóm E&F ( bao gồm: EXW,FCA,FAS,FOB) áp dụng cho giá trị hợp
đồng, phải viết giá hợp đồng là E,F + cảng đi
Đối với các điều khoản nhóm C&D (bao gồm: CPT,CIP, CFR, CIF,DAT,DAP,DDP) áp dụng
cho giá trị hợp đồng, phải viết giá hợp đồng là C,D + cảng đến
Giải thích vì sao:
Các điều khoản E&F: Việc chuyển giao chi phí rủi ro giữa bên bán và bên mua diễn ra tại
cảng đi. Nghĩa là tại cảng đi bên mua sẽ chịu các khoản chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các
chi phí liên quan đến khi hàng về tới kho của mình
VD: Thời điểm chuyển giao rủi ro giữa bên bán và bên mua tại cảng đi là
EXW: tại kho của người bán
FCA: giao cho bên chuyên chở do người mua chỉ định
FAS: dọc mạn tàu
FOB: qua lan can tàu
Các điều khoản C&D: Việc chuyển giao chi phí rủi ro giữa bên bán và bên mua diễn ra tại
cảng đi. Nghĩa là tại cảng đi bên bán sẽ chịu các khoản chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các
chi phí liên quan đến khi hàng về tới cảng nước nhập
Ví dụ: Thời điểm chuyển giao rủi ro giữa bên bán với bân mua tại cảng đến là:
CPT: giao cho bên chuyên chở
CIP: giao cho bên chuyên chở
CFR: giao qua lan can tàu
CIF: giao qua lan can tàu
DAT: hàng được dỡ từ phương tiện vận tải xuống bến
DAP: trên phương tiện vận tải đã đến đích và sẵn sàng cho việc dỡ hàng xuống địa điểm
đích
DDP: tại địa điểm thỏa thuận

13) Vai trò “hỗ trợ” trong việc hoàn thiện bộ chứng từ mà người XK giúp cho người

NK được thể hiện trong điều kiện Incoterms 2010 nào và như thế nào trên thực tế?
Vai trò “ hỗ trợ” của bên XK: có nghĩa vụ làm thủ tục XK
-

FCA:
CPT
CIP
13


DAT:
DAP
FAS
CFS
CIF
Nghĩa vụ của bên bán
-



Nghĩa vụ chung của ngừơi bán , trong đó cho phép trao đổi thông tin điện tử



Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác



Hợp đồng vận tải và bảo hiểm




Giao hàng



Chuyển rủi ro



Phân chia chi phí



Thông báo cho người mua



Chứng từ giao hàng



Kiểm tra – đóng gói, bao bì – ký mã hiệu



Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

Sau khi hàng hóa được thông quan tại cảng xuất, DNX sẽ gửi bộ chứng từ sang nước NK, để
DNN hoàn thiện bộ chứng từ phục vụ cho việc nhận hàng hóa tại cảng nước nhập

Chương 3
14) Các nội dung trong Hợp đồng thương mại cần phải đặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt ra
đối với quản lý ngoại thương của DN?
Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai
hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương
nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt
động thương mại.
Lưu ý:
1.Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán:

14


2. Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên: để xác định được quyền hợp pháp đó và tư
cách chủ thể của các bên thì cần phải có tối thiểu các thông tin cần thiết tùy theo đối tượng là tỏ
chức hay cá nhân mà có các yêu cầu thích hợp
3. Tên hợp đồng: phải được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ
4. Căn cứ ký kết hợp đồng: chỉ sử dụng khi biết văn bản làm căn cứ kí kết hợp đồng có điều
chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.
5. Hiệu lực hợp đồng: lưu ý điều này bởi vì hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm
pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
6. Điều khoản định nghĩa: để việc thực hiện hợp đồng được dễ dàng, hạn chế phát sinh tranh
chấp các bên phải làm rõ (định nghĩa) ngay từ khi ký kết hợp đồng chứ không phải đợi đến khi
thực hiện rồi mới cùng nhau bàn bạc, thống nhất cách hiểu
7. Điều khoản công việc: Trong hợp đồng dịch vụ, cần xác định rõ ràng, định rõ cách thức thực
hiện, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau khi
thực hiện dịch vụ.
8. Tên hàng: Để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh, tên hàng
cần được xác định một cách rõ rang, có tên chung và tên riêng( có những mặt hàng bị cấm mua
bán trong thương mại or hạn chế mua bán nên DN cần lưu ý điểm này)

9. Chất lượng hàng hoá kết hợp cùng với tên hàng sẽ giúp các bên xác định được hàng hoá một
cách rõ ràng, chi tiết.
10. Số lượng( trọng lượng): cần làm rõ là: đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định
số lượng.
11. Giá cả: cần đề cập các nội dung sau: đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán
12. Phương thức thanh toán: Việc thanh toán trực tiếp trong các hợp đồng mua bán hàng hoá
giữa các thương nhân Việt Nam với nhau hoặc với cá nhân, tổ chức khác trên lãnh thổ Việt Nam
chỉ được sử dụng đồng tiền Việt Nam chứ không được sử dụng các đồng tiền của quốc gia khác
13. Phạt vi phạm: khi thoả thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để
lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu các bên thoả thuận mức phạt lớn hơn
được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.
15


14. Điều khoản bất khả kháng: cần phải định nghĩa về bất khả kháng và quy định nghĩa vụ của
bên gặp sự kiện bất khả kháng
15. Điều khoản giải quyết tranh chấp: Khi các bên lựa chọn hình thức tại Trọng tài thì thoả thuận
phải nêu đích danh một tổ chức. Nếu chỉ thoả thuận chung chung là: “trong quá trình thực hiện
hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài” thỏa thuận này vô hiệu.

Riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước
ngoài thì các bên còn phải quan tâm đến việc lựa chọn luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp là:
luật của bên mua, luật của bên bán hay luật quốc tế
Yêu cầu đặt ra đối với DN:
- Từ những lưu ý trên doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ để tránh gặp phải sai lầm
- Các điều khoản trong hợp đồng cần được nêu 1 cách rõ ràng, chính xác đúng theo quy định
của pháp luật
- DN cần làm rõ ràng luật trước khi kí kết hợp đồng. Có thể nhờ bên thứ 3 tư vấn or hướng dẫn
- Làm rõ các mặt hàng cấm hay hạn chế để tránh vi phạm pháp luật
- Các mức quy định phải nằm trong mức khống chế của pháp luật

- Áp dụng các văn bản luật còn hiệu lực
15) Điều khoản “Delivery term” trên Commercial Contract có ý nghĩa đặc biệt nào đối
với quản lý ngoại thương của DNX (liên quan đến việc lập bộ chứng từ, thuê vận tải
tùy theo điều kiện Incoterms 2010, việc giao hàng cho đơn vị vận tải, thông báo và
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho DNN)? Cho ví dụ cụ thể
Điều khoản “ Delivery term” có ý nghĩa đối với DNX:
- Thời gian giao hàng:
Nếu thời gian giao hàng được quy định cụ thể sẽ giúp DNX tính toán được thời gian giao
hàng hợp lí -> Tiết kiệm chi phí
Nếu xác định phương án nếu hàng hóa bị gửi đi trễ, bốc hàng lên tàu trễ, tàu đến trễ, hàng
hóa đến cảng trễ, hay những nguyên nhân khách quan khác không phải lỗi do bên bán cũng
không phải lỗi do bên mua, thì sẽ giúp DNX tránh khỏi phải bồi thường hay tranh chấp
-

-

Xác định địa điểm giao hàng: giúp DNX phân rõ được trách nhiệm đối với hàng hóa khi đã
nằm ngoài tầm kiểm soát-> tránh được những đền bù nếu hàng hóa bị tổn thất ngoài tầm
kiểm soát và cũng giảm được chi phí vận chuyển.
Phương thức chuyển hàng:

16


-

-

Tùy theo từng loại hàng, thời gian giao hàng mà DNX sẽ lựa chọn phương pháp vận tải
thích hợp để quy định trong hợp đồng -> tính toán được chi phí phát sinh 1 cách chính xác

nhất.
Bộ hồ sơ vận tải là nội dung tiếp theo cần được xem xét ký lưỡng. Cho dù các bên lựa
chọn phương thức vận tải nào, việc hoàn chỉnh bộ hồ sơ với những giấy tờ cần thiết sẽ giúp
các bên giao nhận được đúng hàng hóa của mình. Và bên xuất sẽ đảm bảo được thanh toán
hết tiền hàng
Rủi ro và bảo hiểm: Trong đàm phán, các bên sẽ thỏa thuận việc rủi ro được chuyển giao tại
thời điểm giao hàng. Bên cạnh đó, các bên cũng hiểu rằng rủi ro và bảo hiểm sẽ được chuyển
giao cùng lúc theo nguyên tắc, ai chịu rủi ro, người đó mua bảo hiểm. Điều khoản này, sẽ
giúp DNX thoát khỏi những bồi thường k đúng và các tranh chấp giữa các bên
Điều kiện thương mại: Các bên hoàn toàn có thể đàm phán chọn ra điều kiện thương mại phù
hợp nhất cho giao dịch của mình. Các bên nên thảo luận đưa đến thống nhất chọn một điều
kiện trong số 11 điều khoản về giao nhận hàng hóa của Incoterm.Đặc biệt là về giá cả nào sẽ
được áp dụng. Sẽ giúp DNX tính toán giá thành và các chi phí liên quan tùy vào loại điều
khoản nào được áp dụng.
Ví dụ: DN A xuất bán cho DN B 1 lô hàng quần áo, với tổng trị giá hóa đơn là 500$. Theo
hợp đồng ngày hàng đến cảng là 12/05/2016. Tuy nhiên do bên bán giao hàng ra cảng chậm
nên ngày tớí cảng chậm 2 ngày. Và trong hợp đồng có quy định rõ về việc giao hàng chậm.
Vậy lúc này, do nguyên nhân từ phía bên DN A nên DN này sẽ phải bồi thường cho DN B
2 DN đã thỏa thuận địa điểm giao hàng sẽ là tại mạn tàu. Sauk hi hàng tới điểm nhận hàng
không phát hiện thiếu hay hỏng hóc nào. Tuy nhiên, khi hàng về tới kho DN B lại phát hiện
thiếu 300 sp. Lúc này DN B đòi DN A bồi thường. NHư vậy, theo hợp đồng thì DN A
không phải bồi thường vì hàng bị thiếu sau điểm giao hàng.

16) Điều khoản “Payment term” trên Commercial Contract có yêu cầu đặt ra đặc biệt
nào đối với quản lý ngoại thương, đứng dưới góc độ của DNX, DNN? Cho ví dụ cụ thể
Incoterms quy định nghĩa vụ người bán phải giao hàng đúng như hợp đồng và được thanh toán,
nghĩa vụ của người mua là phải nhận hàng và thanh toán cho người bán. Do vậy khi đàm phán ký
kết hợp đồng ngoại thương về điều khoản thanh toán các bên cần phải thống nhất những nội
dung chính dưới đây:
- Đồng tiền thanh toán: có thể trùng với đồng tiền tính giá, có thể khác với đồng tiền tính giá.

Nếu có sự khác biệt thì phải quy đổi trên cơ sở tỉ giá được công bố ở ngân hàng ngoại thương và
phải được ghi rõ trong hợp đồng
- Phương thức thanh toán:
*Thanh toán tiền mặt / chuyển tiền:
* Thanh toán nhờ thu:
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ
số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu của người xuất khẩu lập ra.
17


* Thanh toán tín dụng chứng từ:
Là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách
hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký
phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp
với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
* Phương thức ghi sổ:
Người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu sau khi người xuất khẩu đã hoàn
thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu.
Mỗi phương thức thanh toán đều có những điểm lợi và bất lợi cho người bán hoặc người mua.
Do vậy tuỳ thuộc mối quan hệ, giá trị và thời hạn thực hiện hợp đồng mà các bên thống nhất lựa
chọn phương thức thanh toán nào cho phù hợp, thuận tiện và đảm bảo quyền lợi cho các bên
tham gia hợp đồng.
Muốn lựa chọn một phương thức thanh toán hợp lý trong quá trình mua bán trao đổi hàng hoá
với nước ngoài, ngoài việc nắm vững các quy trình nghiệp vụ mỗi thương nhân còn phải biết vận
dụng chúng một cách linh hoạt, ứng xử nhanh trong nhiều trường hợp vì nghiệp vụ thanh toán
quốc tế là một nghiệp vụ rất phức tạp, nếu gặp phải các đối tác không trung thực, có nhiều thủ
đoạn thì rất dễ rơi vào bẫy của họ và sẽ khó có thể tránh khỏi tình trạng tiền mất tật mang.
Khi lựa chọn các phương thức thanh toán các thương nhân cần xem xét những căn cứ sau đây:
a. Độ an toàn trong thanh toán:

b.Chi phí dịch vụ:.
c. Trị giá của lô hàng:
d. Quan hệ các bên:
d)Thời hạn thanh toán (Time of payment)
17) Bộ chứng từ (tên tiếng Anh), về cơ bản, gồm những gì? Những bên nào có vai trò
tham gia lập chứng từ và là loại chứng từ nào? Đứng ở góc độ DNX, khi cần quản lý
việc lập Bộ chứng từ, cần lưu ý những điều gì? Cho ví dụ cụ thể
Nhóm 1: Bên XK chủ động
Nhóm 2: Vận tải
Nhóm 3: Bảo hiểm
Nhóm 4: Hải quan, Cảng
Nhóm 5: Bộ Công thương, VCCI
Nhóm 6: Bên NK chủ động
18


Bộ chứng từ (set of documents) gồm:
- Hợp đồng thương mại ( commercial contract)
- Hóa đơn thương mại ( commercial invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing list)
- Bảo hiểm đơn ( insurance policy)
- Giấy chứng nhận của bên thứ 3
Chứng nhận số lượng( certificate of quantity)
Chứng nhận chất lượng ( certificate of quality )
- Bộ giấy tờ về kiểm dịch vệ sinh
Động vật ( veterinary certificate )
Thực vật ( phytossanitary certificate )
- Giấy chứng nhận về đặc thù hàng hóa
- Chứng nhận hun trùng ( Fumigation certificate)
- Giấy cấp phép xuất khẩu

- Các giấy tờ giải trình
- Chứng nhận thông quan của hải quan
- Chứng nhận xuất xứ (certificate of origin )
- Các chứng từ khác
Các bên tham gia lập chứng từ:
BÊN XUẤT KHẨU:
Các chứng từ bên XK chủ động hoàn thiện sớm:
1) Hóa đơn thương mại,
2) Các giấy tờ về giải trình năng lực của DNXK.
3) Giấy phép đặc thù (tùy vào đặc thù ngành hàng hay phương thức mà DN kinh doanh, tùy

theo yêu cầu của đối tác hay cơ quan có thẩm quyền quản lý và chứng nhận …….., Quota
xuất khẩu, kiểm dịch)
4) Giải trình về sản xuất và diện ưu đãi xuất xứ hàng hóa để được chứng nhận hưởng ưu đãi
khi đi xin C/O căn cứ theo các hiệp định thương mại quốc tế,
5) Packing list,
6) Chứng nhận chất lượng và Chứng nhận số lượng (thường do bên thứ 3 chuyên trách cung
cấp)
Chứng từ vận tải: DN cung cấp các thông tin về chuyến hàng cho hãng vận tải để ký kết hợp
đồng vận tải và phát hành vận đơn. Nếu là điều khoản C thì bên XK chủ động đặt
forwarder/hãng tàu và nhận Vận đơn trực tiếp từ forwarder/hãng tàu, nếu là điều khoản F thì bên
NK đặt thuê forwarder/hãng tàu nhưng Vận đơn vẫn được chuyển trực tiếp cho bên XK để hoàn
thiện bộ chứng từ - thể hiện tính kinh tế, tiết kiệm chi phí, hỗ trợ các bên trong thủ tục chứng từ.
Bên cạnh đó, hàng hóa lúc này đã được bên XK giao cho bên hãng tàu, để chở ra cảng chờ xuất
khẩu

19


Chứng từ bảo hiểm: theo CIF, CIP, giới hạn trách nhiệm bên XK mua hộ bảo hiểm cho bên

NK là 10% phụ trội + 100% giá trị hợp đồng. Nếu cần mua thêm cho hàng hóa, bên NK tự chủ
động.
Giấy tờ về thủ tục hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước: Chứng nhận hun trùng kiểm
dịch (tại cảng, trước khi hàng hóa được bốc lên tàu), Chứng từ thống nhất với hãng tàu khi đưa
hàng vào cảng và lên tàu dưới sự kiểm soát của hải quan (bảng kê manifest của hãng tàu),
Chứng nhận thông quan XK (sau khi đã làm thủ tục hải quan hàng xuất – hồ sơ và đối tượng khai
báo hải quan đã được chấp nhận thông quan), Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (tại Bộ Công
thương, VCCI, và 1 số tổ chức có thẩm quyền khác)
Sau khi bộ chứng từ hoàn thiện, bên XK trình ngân hàng nước XK (thanh toán nhờ thu kèm
chứng từ, L/C); hoặc chuyển trực tiếp cho bên NK qua đường chuyển phát nhanh (chuyển tiền
T/T 100% giá trị hợp đồng, nhờ thu trơn)
Bên nhập khẩu:
- Chủ động lập các chứng từ theo quy định tại quốc gia nhập (vd: quota nhập khẩu, giấy phép
nhập khẩu, giấy tờ xét ưu đãi thủ tục hay miễn giảm thuế, tờ khai trị giá tính thuế hải quan
hàng nhập
- Hỗ trợ cho bên XK về vận đơn, bảo hiểm như nói trên.
- Chờ và tiếp nhận Lệnh giao hàng D/O (Delivery order) của hãng tàu khi hãng tàu giao cho
người nhận hàng làm thủ tục thông quan hàng nhập ở cảng đến, và Bộ chứng từ trực tiếp từ DN
nước XK hoặc thông quan ngân hàng nước NK, đi làm thủ tục thông quan hàng nhập.
18) Trình tự lập Bộ chứng từ (tên tiếng Anh) nói chung là như thế nào? Đứng ở góc
độ DNX, DNN thì điều này có những ý nghĩa gì rút ra để quản lý ngoại thương được
hiệu quả? Cho ví dụ cụ thể
Trình tự về thời gian của bộ chứng từ
Sau khi ký kết hợp đồng, có các cam kết thanh toán (Chuyển tiền T/T, Nhờ thu, L/C), các bên
tham gia hoàn thiện bộ chứng từ theo trình tự chung như sau:
Bên xuất khẩu:
Khi đã có cam kết thanh toán, bên cạnh việc triển khai thực hiện hợp đồng như chuẩn bị hàng
hóa xuất khẩu, bên XK còn tiến hành chuẩn bị chứng từ (và kèm cả hỗ trợ cho bên NK, cũng như
nhận hỗ trợ từ phía bên NK).
+ Các chứng từ bên XK chủ động hoàn thiện sớm:

1) Hóa đơn thương mại,
20


2) Các giấy tờ về giải trình năng lực của DNXK.
3) Giấy phép đặc thù (tùy vào đặc thù ngành hàng hay phương thức mà DN kinh doanh, tùy

theo yêu cầu của đối tác hay cơ quan có thẩm quyền quản lý và chứng nhận …….., Quota
xuất khẩu, kiểm dịch)
4) Giải trình về sản xuất và diện ưu đãi xuất xứ hàng hóa để được chứng nhận hưởng ưu đãi
khi đi xin C/O căn cứ theo các hiệp định thương mại quốc tế,
5) Packing list,
6) Chứng nhận chất lượng và Chứng nhận số lượng (thường do bên thứ 3 chuyên trách cung
cấp),
+ Chứng từ vận tải: DN cung cấp các thông tin về chuyến hàng cho hãng vận tải để ký kết hợp
đồng vận tải và phát hành vận đơn. Nếu là điều khoản C thì bên XK chủ động đặt
forwarder/hãng tàu và nhận Vận đơn trực tiếp từ forwarder/hãng tàu, nếu là điều khoản F thì bên
NK đặt thuê forwarder/hãng tàu nhưng Vận đơn vẫn được chuyển trực tiếp cho bên XK để hoàn
thiện bộ chứng từ - thể hiện tính kinh tế, tiết kiệm chi phí, hỗ trợ các bên trong thủ tục chứng từ.
Bên cạnh đó, hàng hóa lúc này đã được bên XK giao cho bên hãng tàu, để chở ra cảng chờ xuất
khẩu
+ Chứng từ bảo hiểm: theo CIF, CIP, giới hạn trách nhiệm bên XK mua hộ bảo hiểm cho bên
NK là 10% phụ trội + 100% giá trị hợp đồng. Nếu cần mua thêm cho hàng hóa, bên NK tự chủ
động.
+ Giấy tờ về thủ tục hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước: Chứng nhận hun trùng kiểm
dịch (tại cảng, trước khi hàng hóa được bốc lên tàu), Chứng từ thống nhất với hãng tàu khi đưa
hàng vào cảng và lên tàu dưới sự kiểm soát của hải quan (bảng kê manifest của hãng tàu),
Chứng nhận thông quan XK (sau khi đã làm thủ tục hải quan hàng xuất – hồ sơ và đối tượng khai
báo hải quan đã được chấp nhận thông quan), Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (tại Bộ Công
thương, VCCI, và 1 số tổ chức có thẩm quyền khác)

Sau khi bộ chứng từ hoàn thiện, bên XK trình ngân hàng nước XK (thanh toán nhờ thu kèm
chứng từ, L/C); hoặc chuyển trực tiếp cho bên NK qua đường chuyển phát nhanh (chuyển tiền
T/T 100% giá trị hợp đồng, nhờ thu trơn)
Bên nhập khẩu:
- Chủ động lập các chứng từ theo quy định tại quốc gia nhập (vd: quota nhập khẩu, giấy phép
nhập khẩu, giấy tờ xét ưu đãi thủ tục hay miễn giảm thuế, tờ khai trị giá tính thuế hải quan
hàng nhập
- Hỗ trợ cho bên XK về vận đơn, bảo hiểm như nói trên.
- Chờ và tiếp nhận Lệnh giao hàng D/O (Delivery order) của hãng tàu khi hãng tàu giao cho
người nhận hàng làm thủ tục thông quan hàng nhập ở cảng đến, và Bộ chứng từ trực tiếp từ DN
nước XK hoặc thông quan ngân hàng nước NK, đi làm thủ tục thông quan hàng nhập.
21


Trục thời gian
1.a) DNX chuẩn bị hàng XK

1.b) DNX soạn các chứng từ

(tùy ý trong khoảng thời gian)

mà mình tự chủ động

2.a) Chứng từ vận tải

2.b) Chứng từ bảo hiểm vận tải hàng hóa quốc tế
(nếu có)

3) Làm thủ tục hải quan,
thủ tục ở cảng,

nhận phê chú vận đơn
4) Đi xin C/O
Bộ chứng từ
hoàn thiện

Ở góc độ DNX, DNN thì điều này có những ý nghĩa rút ra để quản lý ngoại thương được
hiệu quả:
Từ trình tự thời gian lập bộ chứng từ trên sẽ giúp DNN, DNK:
- Chuẩn bị được các chứng từ 1 cách kịp thời, nhanh chóng, hợp với thời gian yêu cầu
- Sắp xếp 1 cách khoa học các chứng từ, cái nào cần trước thì chuẩn bị trước

22


- Hạn chế thời gian chờ hoàn thiện chứng từ, tiết kiệm thời gian. Giả sử như DN chuẩn bị chứng
từ bảo hiểm trước mà lại chưa có hóa đơn thương mại. Thì lúc này dù có chứng từ bảo hiểm rồi
DN vẫn phải đợi có hóa đơn thương mại mới thực hiện được bước tiếp theo
- Kiểm soát được số lượng chứng từ cần lập, tránh bỏ sót không lập chứng từ
- Tránh tình trạng khi cơ quan hải quan yêu cầu xuất trình chứng từ cần lập trước đó DN lại chưa
lập
Vậy từ trình tự thời gian lập bộ chứng từ, DN có thể bám sát vào để thành lập bộ chứng từ 1 cách
khoa học , hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.Tuy nhiên , vẫn tùy vào từng loại mặt hàng mà
cần 1 số chứng từ bổ sung khác nên DN cần hiểu luật để bổ sung kịp thời. DN cần chia các
khoảng thời gian lập chứng từ sao cho hợp lí nhất để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho
DN. Thường xuyên kiểm tra số lượng chứng từ, nội dung chứng từ, đặc biệt là các chứng từ phụ,
tránh tình trạng bỏ sót, mất thêm chi phí chờ.
19) Những mặt hàng nào phải qua thủ tục giấy phép XK/NK trong ngoại thương ở
Việt Nam và tại sao? Hãy nêu một vài ví dụ về mặt hàng và cơ quan có thẩm quyền cấp
phép?
Mặt hàng phải qua thủ tục giấy phép nhật khẩu và ví dụ

I. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý của
Bộ Công Thương
1.Súng bắn dây.
2. Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
3. Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh
mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp
phép theo quy định hiện hành về cấp phép.
4. Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:
a. Muối.
b. Thuốc lá nguyên liệu.
c. Trứng gia cầm.
d. Đường tinh luyện, đường thô.
5. Hóa chất
a. Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.
b. Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số
100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát
triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
23


c. Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng
dẫn thi hành).
6. Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
7. Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên
ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế.
II. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Giao Thông Vận Tải
1. Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.
III. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý

chuyên ngành của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
1. Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
2. Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt
Nam.
3. Thuốc bảo vệ thực vật
a. Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được
phép sử dụng tại Việt Nam.
b.Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử
dụng.
4. Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các
loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
5. Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh
mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu
vào Việt Nam.
6. Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại
Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích
hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương
trình, dự án đầu tư.
7. Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu
sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
8. Phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
9. Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.
10. Động vật, thực vật hoang dã cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Công ước CITES
mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
11. Nguyên liệu sản xuất chế phẩm, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
a. Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường
trong nuôi trồng thủy sản.
b. Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong
Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
c. Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có

24


trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
12. a) Giống thủy sản.
a. Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường.
b. Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.
c. Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập
khẩu vào Việt Nam
13. Thủy sản sống.
a. Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường.
b. Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm
thực phẩm tại Việt Nam.
IV. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Phế liệu.
V. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).
2. Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.
3. Thiết bị Viba, thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ
9KHz đến 400 GHz, công suất từ 60mW trở lên.
4. Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in.
5. Máy in các loại (máy in offset, máy in Flexo, máy in ống đồng) và máy photocopy màu.
VI. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Các tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, ghi trên mọi chất liệu.
2. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh.
3. Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở
sòng bạc.

4. Đồ chơi trẻ em.
VII. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Y Tế
1. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao
gồm cả thuốc thành phẩm ở dạng đơn chất và phối hợp)..
2. Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, đã có số đăng ký.
3. Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, chưa có số đăng ký.
4. Nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với
thuốc, loại mới sử dụng ở Việt Nam.
5. Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
6. Vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký.
7. Thiết bị y tế có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ngoài danh mục
25


×