Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Luận văn tốt nghiệp vật lý phân tích hoạt động phóng xạ các đồng vị ra 226, th 232, k 40 trong mẫu đất đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

PHAN THỊ MINH TÂM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: thầy Hoàng Đức Tâm
Chuyên ngành: Vật lý hạt nhân
Khóa 31

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ thầy cô, gia đình và bè bạn.
Xin cho phép em được bày tỏ tấm lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Hoàng Đức
Tâm - người trực tiếp hướng dẫn về mặt chuyên môn, đã rất tận tâm chỉ dạy, truyền đạt kinh nghiệm
cũng như luôn động viên và giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Xin gởi lời cảm ơn đến các cán bộ, thầy cô và anh chị trong phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân –
khoa Vật lý – trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong quá trình làm thực nghiệm.
Cảm ơn các bạn lớp Lý cử nhân – K31 đã quan tâm chia sẻ, giúp đỡ mình trong suốt quá trình
làm luận văn .
Cảm ơn gia đình đã luôn sát cánh bên con trong thời gian học đại học, luôn động viên và ủng hộ
để con hoàn thành luận văn này trong điều kiện tốt nhất.



MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới chúng ta đang sống có chứa nhiều chất phóng xạ và điều này đã xảy ra ngay từ khi hình
thành nên Trái đất. Phông bức xạ tự nhiên được sinh ra bởi các chất đồng vị phóng xạ chứa trong đất
đá, nước, không khí, thực phẩm, nhà chúng ta ở và ngay trong cơ thể chúng ta. Nói một cách hình ảnh,
thế giới chúng ta sống chìm ngập trong bức xạ. Con người không thể trốn tránh, chỉ có thể và nên lựa
chọn cũng như bảo đảm cho mình một môi trường phóng xạ hợp lý nhất.
Quả vậy, khắp mọi nơi đều có chất phóng xạ. Các chất phóng xạ và các tia bức xạ có thể đến Trái
đất từ những miền xa xôi trong vũ trụ bao la. Đó là những chất phóng xạ tự nhiên. Quanh chúng ta,
chất phóng xạ có trong đất đá, cây cỏ, nước, không khí... Ngay trong mỗi bộ phận cơ thể con người
cũng chứa những hạt nhân phóng xạ. Ai cũng biết, nhờ đồng vị cacbon phóng xạ
xương người mới có phương pháp

14

C tồn tại trong

14

C để xác định tuổi người tiền sử…Tuy vậy sự phân bố không đều,

nơi này và nơi khác vì hàm lượng phóng xạ trong môi trường phụ thuộc vào vị trí địa lý, kiến tạo địa
chất, loại cây cỏ, tình trạng sinh sống của con người, vào cả vật liệu xây dựng và kiến trúc ngôi nhà để
ở ...
Ngoài ra, từ non một thế kỷ nay với sự phát triển của công nghệ hạt nhân, trong môi trường đã xuất
hiện những chất phóng xạ nhân tạo. Chúng sinh ra từ các công nghệ ứng dụng hạt nhân, từ vụ nổ
Chernobyl và đặc biệt từ các vụ thử nguyên tử trong khí quyển. Gần 4 thập kỷ thử nghiệm ồ ạt vũ khí
nguyên tử đã đi qua, nay, trên nhiều vùng của Trái đất vẫn còn tồn tại những đồng vị phóng xạ như
cesium (


137

90

3

Cs), strongxi ( Sr), hydro nặng ( H)..., chúng còn lưu lại chủ yếu trong đất, bùn đáy và một

số động thực vật với hàm lượng rất thấp.


40

Phổ biến nhất là đồng vị phóng xạ kali ( K), có thể nhận biết sự hiện diện của đồng vị phóng xạ tự
nhiên

40

K có nhiều trong rau, hoa quả và cơ thể con người. Bên cạnh đó là các hạt nhân trong dãy

phóng xạ urani và thori. Riêng trong dãy phóng xạ urani, một sản phẩm rất đáng lưu ý là khí phóng xạ
radon (

222

Rn) là một đồng vị thuộc các chuỗi đồng vị phóng xạ tự nhiên rất nguy hiểm cho con người,

nó là tác nhân gây ung thư hang đầu trong các chất ung thư phổi.
Sự có mặt của các đồng vị phóng xạ luôn ảnh hưởng dù ít hay nhiều đến tình trạng sức khỏe của
con người và môi trường xung quanh bởi sự tác động của bức xạ lên vật chất sống. Và con người từ lúc

ra đời đã bắt đầu sống chung với phóng xạ và chịu ảnh hưởng của mọi loại phóng xạ. Không ai có thể
trốn chạy, cách ly với một môi trường sống như thế. Do đó, việc nghiên cứu những tác động có hại của
phóng xạ đến sức khỏe con người và các ảnh hưởng của chúng lên môi trường sống là rất quan trọng
và nhận được nhiều sự quan tâm. Đã đến lúc mỗi người dân cũng nên biết mức độ chiếu xạ nơi mình
sinh sống để giảm thiểu những rủi ro gây ra bởi bức xạ tự nhiên.
Từ những khảo sát trên, đề tài: “Phân tích hoạt độ phóng xạ các đồng vị

226

Ra,

trong mẫu đất đá” được thực hiện nhằm mục đích xác định hoạt độ phóng xạ các đồng vị

232

226

Th,

Ra,

40

232

K

Th,

40


K trong một số mẫu đất đá (được lấy ở một số địa phương), xác định liều hiệu dụng hàng năm, so

sánh với tiêu chuẩn quốc tế và kết luận về nền phông phóng xạ tự nhiên một số địa điểm. Từ đó đề xuất
các biện pháp về an toàn bức xạ có liên quan để giảm những tác động có hại của chúng tới sức khỏe
con người.
Bố cục của luận văn:
Luận văn được trình bày theo 3 phần chính:
* Phần mở đầu: trình bày mục đích nghiên cứu, tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, đối tượng
và phương pháp nghiên cứu.
* Phần nội dung: gồm 4 chương như sau:
Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu: nguồn gốc phóng xạ, những ảnh hưởng của
phóng xạ nói chung và phông tự nhiên nói riêng tới con người và môi trường sống. Đồng thời, nêu các
tiêu chuẩn an toàn bức xạ trên thế giới và Việt Nam
Chương 2 là phần trình bày về phổ kế gamma nói chung và phổ kế gamma trường ĐH Sư phạm
nói riêng
Chương 3 là phần thực nghiệm trình bày các quá trình thu thập, xử lý, đo mẫu và tính toán hoạt
độ các nhân phóng xạ quan tâm trong mẫu.
Chương 4 là phần kết quả nghiên cứu: trình bày các kết quả định tính và định lượng của việc xử
lý phổ gamma của mẫu, đánh giá các kết quả phân tích.
* Phần kết luận: đưa ra những nhận xét tổng quát rút ra từ kết quả của quá trình nghiên cứu. Tác giả
cũng đưa ra một số đề xuất nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân.


2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
* Trên thế giới:
Các nghiên cứu cho thấy, phông phóng xạ tự nhiên thay đổi theo từng nước, từng vùng. Có
khoảng 5% dân số thế giới sống ở các khu vực có phông phóng xạ tự nhiên cao, thuộc các nước Italia,
Braxin, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria, Madagatsca...
Ở Pháp, theo tài liệu chính thức của ”Tổng cục an toàn của các cơ sở hạt nhân” thuộc Bộ Công

nghiệp và Bộ Môi trường [9], phông phóng xạ trung bình cho mỗi người dân trong một năm là 2.4
mSv. Đây là phông phóng xạ tự nhiên cho toàn nước Pháp. Còn trên vùng núi cao và vùng đá hoa
cương (granit có chứa chất phóng xạ tự nhiên là uran và thori) thì phông phóng xạ tự nhiên cao hơn.
Ở vùng Đông nam Ấn Độ, thuộc hai tỉnh Kerala và Tamilnaru [4] có một mỏ monazit, trải trên
một khu vực rộng 500m, dài 25 km. Khoảng 70 000 người sống trên dải đất đó chịu một liều bức xạ
gấp hàng trăm lần so với bình thường. Nguyên nhân là mỏ monazit đó có chứa thori với hàm lượng cao
-3

-4

-6

tới 10 g/g (mức bình thường vào khoảng 10 -10 g/g).
Ở Braxin, tại bang Espirito Santo và Rio de Janero [4] có một mỏ monazit, liều phóng xạ tự
nhiên ở đó cao hơn mức bình thường tới 400 lần. Gần 12 000 dân địa phương của thành phố nhỏ
Guarapari và 30 000 khách du lịch vãng lai tại khu vực đó chịu một liều phóng xạ tự nhiên cao hơn
mức bình thường từ 50-100 lần. Tại bang Minas Gerais [4], trên núi sắt (Morro do Ferro), gần Pocos de
Calclas có mỏ apatit có hàm lượng cao của uran và thori tạo nên suất liều cao hơn mức bình thường tới
1000 lần.
Tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc [4] cũng có mỏ monazit gây nên phông phóng xạ cao.
Một số ngôi nhà ở Ramsar thuộc Iran [4], người dân nhận liều bức xạ vào cỡ 132mSv/năm.
Nguyên nhân là do nguồn nước ở đây rất giàu đồng vị

226

Ra.

Tuy nhiên, cũng có nước phông phóng xạ tự nhiên thấp như Anh [9]: 1.5 mSv/năm; Autralia
[9]: 1.5 mSv/năm, Hà Lan [9]: 2 mSv/năm (theo số liệu năm 2006 do Hiệp hội hạt nhân quốc tế cung
cấp).

* Ở Việt Nam:
Ở nước ta hiện có một số đề tài về xác định phông phóng xạ đã và đang thực hiện như: điều tra hiện
trạng môi trường phóng xạ trên các tụ khoáng Đông Pao, Thèn Sin (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai),
Yên Phú (Yên Bái), Thanh Sơn (Phú Thọ),...do liên đoàn Địa chất Xạ - hiếm, trường Đại học Mỏ địa
chất Hà Nội thực hiện. Dự án xây dựng bản đồ phông phóng xạ tự nhiên tại Bình Dương, Đồng Nai sắp
được tiến hành...
Tuy nhiên, [9] chúng ta chưa có số liệu bình quân cho cả nước. Riêng ở Hà Nội, theo số liệu đo
đạc sơ bộ, có thể ước tính phông phóng xạ tự nhiên vào khoảng 2mSv/năm. Trong quá trình xây dựng
nhà máy điện hạt nhân sắp tới, cần thiết phải đo đạc và lập bản đồ phông tự nhiên trên phạm vi cả
nước.


3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Luận văn được tiến hành dựa trên việc đo đạc phóng xạ trong một số mẫu đất đá của một số địa
điểm ở các tỉnh khu vực phía Nam: Lâm Đồng, Bình Thuận, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Có hai phương pháp để xác định được hoạt độ phóng xạ và liều hiệu dụng do phông tự nhiên gây ra
[8]:
Phương pháp thứ nhất là dùng máy đo liều đo suất liều theo đơn vị μSv/h ở độ cao 1m [8] so với
mặt đất, ta sẽ nhận được kết quả là liều chiếu xạ ngoài.
Phương pháp thứ hai là lấy mẫu đất, đo hoạt độ riêng theo đơn vị Bq/kg. Các nhân được đo là
226

Ra,

232

Th,


40

K. Từ hoạt độ riêng này tính toán được liều chiếu ngoài thông qua hoạt độ riêng

226

Ra

tương đương (Raeq). Ngày nay, người ta thường sử dụng kết hợp cả hai phương pháp kể trên để đạt kết
quả chính xác nhất.
Luận văn này sử dụng phương pháp thứ hai với cách làm cụ thể như sau: Khảo sát thực tế, lấy mẫu
đất và kết hợp sử dụng hệ phổ kế gamma phông thấp của trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh để đo
đạc, nghiên cứu.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc phóng xạ
Từ tro bụi của các vụ nổ của các ngôi sao, khoảng 4.5 tỉ năm trước đây đã hình thành Hệ mặt
trời và hệ thống hành tinh của chúng ta. Trong đám tro bụi đó, có một lượng rất lớn các nguyên tố
phóng xạ. Theo thời gian, đa số các nguyên tố phóng xạ này phân rã và trở thành các nguyên tố bền,
chúng là thành phần chính của hệ thống hành tinh chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, trong vỏ Trái đất vẫn
còn những nguyên tố phóng xạ, đó là những nguyên tố có thời gian bán rã cỡ tuổi của Trái đất hoặc lớn
hơn. Các đồng vị phóng xạ này cùng với sản phẩm của chúng là nguồn gốc chính của bức xạ ion hóa tự
nhiên tác dụng lên mọi sinh vật trên Trái đất. Một nguồn của các bức xạ ion hóa tự nhiên khác là các
tia vũ trụ khi chúng đi vào tầng khí quyển và bề mặt Trái đất.
Có trên 60 nhân phóng xạ được tìm thấy trong tự nhiên. Nguồn gốc của các nhân phóng xạ này
có thể phân thành ba loại chính sau:
- Các nhân phóng xạ có từ khi hình thành nên Trái đất, còn gọi là các nhân phóng xạ nguyên thủy.
- Các nhân phóng xạ được hình thành do tương tác của các tia vũ trụ với vật chất của Trái đất.

- Các nhân phóng xạ được hình thành do con người tạo ra.
Các nhân phóng xạ được hình thành do hai nguồn gốc đầu được gọi là các nhân phóng xạ tự nhiên,
còn các nhân phóng xạ do con người tạo ra được gọi là các nhân phóng xạ nhân tạo.

1.1.1. Nguồn gốc tự nhiên
1.1.1.1. Các đồng vị phóng xạ nguyên thủy:
Phông phóng xạ trên Trái đất gồm những nhân phóng xạ tồn tại cả trước và khi Trái đất được
hình thành. Cho đến nay, người ta đã biết các chất phóng xạ trên Trái đất bao gồm các nguyên tố
uranium, thorium và con cháu của chúng, cùng một số nguyên tố phóng xạ khác. Uranium, thorium và
con cháu của chúng tạo nên ba họ phóng xạ cơ bản là họ thorium (
(

235

232

Th), uranium (

238

U), và actinium

U). Tất cả các thành viên của các dòng họ này, trừ thành viên cuối cùng, đều là các đồng vị phóng

xạ.
Uranium gồm ba đồng vị khác nhau: khoảng 99,3% uranium thiên nhiên là


235


-3

U, và khoảng 5.10 % là

234

U.

238

U và

234

238

U, khoảng 0,7%

U thuộc cùng một họ là họ uranium, còn

235

U là thành

232

viên đầu tiên của họ khác, gọi là actinium. Th là thành viên đầu tiên của họ thorium. Họ phóng xạ
thứ tư là họ phóng xạ nhân tạo, gọi là Neptunium.
Ba họ phóng xạ tự nhiên có các đặc điểm chung là:
- Thành viên thứ nhất là đồng vị phóng xạ sống lâu, thời gian bán rã được đo theo các đơn vị địa chất.



- Mỗi họ đều có một thành viên tồn tại dưới dạng khí phóng xạ, chúng là đồng vị khác nhau của
nguyên tố radon: trong họ uranium là
actinium là

222

Rn (radon), trong họ thorium là

Rn (thoron), trong họ

219

Rn (action). Trong họ phóng xạ nhân tạo neptunium không có thành viên khí phóng xạ.

- Sản phẩm cuối cùng trong mỗi họ đều là chì:
208

220

206

Pb trong họ uranium,

207

Pb trong họ actinium và
209


Pb trong họ thorium. Trong khi đó, thành viên cuối cùng trong họ neptunium là Bi.
Ngoài các đồng vị phóng xạ trong ba họ thorium, uranium và actinium, trong tự nhiên còn tồn

tại một số đồng vị phóng xạ với số nguyên tử thấp. Một trong số đó là đồng vị

40

K, rất phổ biến trong

môi trường, trong thực vật, động vật, cơ thể con người.
Đồng vị phóng xạ tự nhiên khác là

14

C với thời gian bán rã 5600 năm. Nó không phải là đồng vị

“tự nhiên” như các đồng vị sống dài nêu trên mà là kết quả biến đổi hạt nhân do các tia vũ trụ bắn phá
hạt nhân

14

N. Cacbon phóng xạ tồn tại trong khí quyển dưới dạng khí

vật hít vào và cây cối hấp thụ trong quá trình quang hợp.

14

CO2 do đó chúng được các con



Hình 1.1. Họ Thorium


(4n)


Hình 1.2. Họ Neptunium(4n+1)


Hình 1.4. H

Hình

ọActinium

1.3.Họ

Uranium (4n+2)

(4n+3

)


1.1.1.2. Các đồng vị phóng xạ có nguồn gốc vũ trụ:
* Các đồng vị phóng xạ được tạo thành từ tia vũ trụ:
Các bức xạ vũ trụ có rất nhiều trong không gian, chúng tồn tại chủ yếu ngoài hệ mặt trời của
chúng ta. Chúng có rất nhiều dạng khác nhau, từ những hạt nặng có vận tốc rất lớn cho đến các photon
có năng lượng cao. Tầng trên của khí quyển Trái đất tác dụng với nhiều loại tia vũ trụ và làm sinh ra
các nhân phóng xạ. Phần lớn các nhân phóng xạ này có thời gian bán rã ngắn hơn các nhân phóng xạ tự

nhiên có trên Trái đất.
Dưới đây là các nhân phóng xạ chủ yếu bắt nguồn từ vũ trụ :


Nhân
phóng

Thời gian
bán rã

Nguồn gốc

Hoạt độ tự
nhiên

C

5600 năm

H

12,3 năm

Các tương tác vũ trụ, N(n,p) C
Các tương tác vũ trụ với N hay O, phản

xạ
14
3


14

14

0,22Bq/g
-3

1,2.10
Bq/kg

3

ứng tóe từ các tia vũ trụ, Li(n,α) H
7

53,28 ngày

Be

Các tương tác vũ trụ với N và O

0.01 Bq/kg

Bảng 1.1. Các nhân phóng xạ chủ yếu bắt nguồn từ vũ trụ
Các nhân phóng xạ khác là
38

24

38


18

Mg, Na, S, F,
* Bức xạ vũ trụ:

38

Cl,

34m

10

Be,

26

Al,

26

Cl,

80

Kr,

14


C,

32

Si,

39

Ar,

22

Na,

35

S,

37

Ar,

33

P,

32

P,


Cl.

Cùng với các nhân phóng xạ tạo nên khi tia vũ trụ tương tác với lớp khí quyển, bản thân các tia
vũ trụ cũng góp phần vào tổng liều hấp thụ của con người. Bức xạ vũ trụ được chia làm hai loại là bức
xạ sơ cấp và bức xạ thứ cấp.
18

Bức xạ vũ trụ sơ cấp được tạo nên bởi những hạt năng lượng cực cao (lên tới 10 eV) và chủ
yếu là các proton cùng với một số hạt khác có năng lượng lớn hơn. Phần lớn các tia vũ trụ sơ cấp đến
từ bên ngoài hệ mặt trời, còn một phần đến từ mặt trời do quá trình cháy sáng của mặt trời. Một số nhỏ
bức xạ vũ trụ sơ cấp xuyên xuống bề mặt Trái đất, còn phần lớn chúng tương tác với khí quyển.
Bức xạ vũ trụ thứ cấp là bức xạ sinh ra khi bức xạ vũ trụ sơ cấp tương tác với khi quyển. Những
phản ứng này sinh ra các bức xạ có năng lượng thấp hơn, bao gồm việc hình thành các photon ánh
sáng, các electron, các neutron và các hạt muyon rơi xuống mặt Trái đất.
Lớp khí quyển và từ trường Trái đất có tác dụng như một lớp vỏ bọc che chắn các tia vũ trụ, làm
giảm số lượng của chúng có thể đến được bề mặt Trái đất. Như vậy, liều bức xạ con người nhận được
sẽ phụ thuộc vào độ cao mà người ấy ở. Từ bức xạ vũ trụ, hàng năm con người có thể nhận một liều cỡ
0.27 mSv và con số này sẽ nhân lên gấp đôi cứ một lần tăng độ cao lên 2000m.
Suất liều điển hình của bức xạ vũ trụ như sau:
 0.04 μGy/h trên bề mặt Trái đất
 0.2 μGy/h ở độ cao 5000m
 3 Gy/h ở độ cao 20000m
Khi đi từ cực Trái đất đến vùng xích đạo trên cùng bề mặt nước biển thì mức phóng xạ vũ trụ chỉ
giảm đi 10% nhưng cũng di chuyển như vậy ở độ cao 20000m thì mức phóng xạ vũ trụ giảm đi 75%.
Điều này chúng tỏ có sự ảnh hưởng của địa từ trường của Trái đất và Mặt trời lên các bức xạ vũ trụ sơ
cấp.


1.1.2. Nguồn gốc nhân tạo
Ngay trong thời điểm đầu tiên khám phá ra các chất phóng xạ vào cuối thế kỉ 19, người ta đã

nhận thấy các lợi ích cũng như tác hại của chúng. Do đó, việc tìm hiểu, áp dụng và phát triển các kỹ
thuật bức xạ ngày càng nhiều với quy mô rộng lớn trong hầu hết tất cả các lĩnh vực như quân sự, công
nghiệp, nông nghiệp, y học, sinh học…Việc ứng dụng hạt nhân vào cuộc sống cũng bổ sung một lượng
rất nhỏ lượng phóng xạ vào nguồn phóng xạ tự nhiên bằng các sản phẩm của con người.
1.1.2.1. Vũ khí hạt nhân:
Nguồn phóng xạ từ các vụ thử vũ khí hạt nhân là nguồn phóng xạ lớn nhất trong môi trường.
Ngoài các sản phẩm phân hạch

235

U và

239

Pu , sản phẩm của phản ứng nhiệt hạch là triti thì một loạt

các đồng vị phóng xạ khác được tạo ra do kết quả của việc bắn neutron với các vật liệu làm bom và
không khí xung quanh. Các đồng vị phóng xạ này phân tán trong khí quyển và thông qua bụi lắng
phóng xạ trong không khí, nước mưa…sẽ gây nhiễm bẩn toàn cầu với hoạt độ thấp. Liều hiệu dụng
được đánh giá vào khoảng 0.1mSv/năm.
1.1.2.2. Điện hạt nhân:
Khi lò phản ứng hạt nhân hoạt động sẽ xảy ra phản ứng hạt nhân dây chuyền phá vỡ hạt nhân
235

U, tạo thành một lượng lớn sản phẩm phân hạch có tính phóng xạ. Sau mỗi năm có 25% nhiên liệu

được thay bằng nhiên liệu mới, nhiên liệu được thay là nhiên liệu đã qua sử dụng. Cùng với các nhiên
liệu này, các nguồn chất thải phóng xạ khác nhau (từ các công trình nhiên liệu hạt nhân như khai thác
mỏ, nghiền uran, sản xuất, tái chế các thanh nhiên liệu,…) của các nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở
-3


xử lý nhiên liệu sẽ gây nên một liều hiệu dụng trung bình đối với một người khoảng 10 mSv.
1.1.2.3. Tai nạn hạt nhân:
Từ khi ngành hạt nhân ra đời đã có trên dưới 150 tai nạn lớn nhỏ xảy ra. Lớn nhất có thể kể đến
là tai nạn Chernobyl (Ucraina 1986) gây nên sự nhiễm bẩn phóng xạ bởi các chất thải rắn và lỏng, là
hỗn hợp của các chất hóa học và các đồng vị phóng xạ.
1.1.2.4. Các nguồn phóng xạ nhân tạo khác:
Trong cuộc sống hiện đại, con người phải chịu một liều lượng phóng xạ nhân tạo do chụp Xquang (mỗi lần chụp phổi nhận 0.1mSv), xem truyền hình và đeo đồng hồ dạ quang (0.001mSv), đi
máy bay trong 4 giờ (0.001mSv),…

1.2. Mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh ta
Chúng ta đã biết các nguyên tố phóng xạ có khả năng phát ra các tia phóng xạ sau:
- Tia alpha: là các hạt mang điện tích dương, dễ dàng chặn lại bởi từ giấy hoặc da người. Nếu hấp thụ
vào cơ thể qua đường hô hấp hay đường tiêu hoá, những chất phát ra tia alpha sẽ gây tác hại cho cơ
thể.
- Tia beta: là các điện tử, sức xuyên thấu của nó mạnh hơn tia alpha, có thể chặn lại bằng tấm kính
mỏng hay kim loại. Sẽ nguy hiểm nếu hấp thụ vào cơ thể những chất phát ra tia beta.


- Tia gama và tia X: Trong tự nhiên sóng như radio và tia sáng, nhưng là sóng điện từ có bước sóng
ngắn. Sức xuyên thấu của nó rất lớn nên chỉ cho thể chặn lại bằng vật liệu có nguyên tử lượng lớn hơn
như chì hoặc bê tông và nước.
Do đó, tất cả các nhân phóng xạ có trong tự nhiên gây ra cho con người một liều chiếu bức xạ
nhất định. Các nhân phóng xạ phát ra các bức xạ ion hóa và nếu chúng ở bên ngoài cơ thể của con
người, chúng sẽ gây ra một liều chiếu ngoài. Các nhân phóng xạ cũng có thể xâm nhập vào trong cơ
thể của con người qua đường hô hấp và tiêu hóa, gây nên một liều chiếu trong. Đóng góp lớn nhất vào
liều chiếu phải kể đến nhân phóng xạ radon và các con cháu của nó. Tổ chức UNSCEAR (United
Nations Scientific Committee on the Effects of Atomic Radiation) năm 2000 đã thống kê và cho thấy
đóng góp của radon vào liều chiếu bức xạ cho con người gây bởi các bức xạ tự nhiên lên tới 50% .
Chính vì thế, radon có thể được xem như là một nguồn phóng xạ tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến

sức khỏe của con người.
Hàng năm trung bình mỗi người chúng ta nhận một liều bức xạ từ các nguồn phóng xạ tự nhiên
khoảng 2 mSv. Theo các nghiên cứu của tổ chức ICRP mức liều này có thể gây ra 80 trường hợp tử
vong do ung thư trong số 1000 000 người (ICRP publication 60, 1990). Mức tử vong gây bởi bức xạ
tăng tỷ lệ với mức liều chiếu bức xạ. Mặc dù radon đóng góp tới 50% vào liều chiếu bức xạ đối với con
người, song nếu chúng ta có các biện pháp phòng chống thích hợp chúng ta có thể giảm đáng kể lượng
liều chiếu này.
Những hiệu ứng bất lợi về sức khỏe gây bởi radon là do các hạt alpha được phát ra từ radon và
các con cháu của nó. Các hạt alpha này sẽ phá hủy các tế bào của cơ thể con người một khi nó được
phát ra từ bên trong cơ thể của chúng ta. Mối nguy hiểm chính khi bị chiếu một liều radon cao là khả
năng mắc phải căn bệnh ung thư phổi. Theo các đánh giá dịch tễ học nếu chúng ta sống trong môi
3

trường có nồng độ radon là 20Bq/m thì có khả năng 3 trong số 1000 người sẽ mắc phải căn bệnh ung
thư phổi do radon gây ra. Và xác suất này tăng gấp 10 lần nếu kết hợp với việc hút thuốc lá.
Đóng góp lớn nhất vào liều chiếu radon là nồng độ radon trong nhà ở (chiếm tới 95%). Trong
khi đó nồng độ radon trong nhà ở lại phụ thuộc rất nhiều vào kiểu nhà, vật liệu xây dựng, cầu trúc nền
móng ...
Ngoài radon liều bức xạ gây bởi các thành phần khác thuộc họ uran và thori có thể thay đổi mạnh
theo các vị trí địa lý khác nhau, loại vật liệu xây dựng, kiểu kiến trúc …

1.3. Ảnh hưởng của phông phóng xạ tự nhiên đối với con người và môi trường
Mỗi người và sinh vật trung bình trong 1 năm nhận khoảng 2.4 mSv tia phóng xạ tự nhiên trong
đó khoảng 0.38 mSv từ không gian như các tia vũ trụ, khoảng 0.46 mSv từ đất, khoảng 0.24 mSv từ cơ
thể con người thông qua ăn uống, khoảng 1.3 mSv từ khí radon trong không khí nhưng vẫn sinh sống
bình thường. Do cấu trúc địa chất ở mỗi nơi khác nhau, mức độ phóng xạ tự nhiên cũng khác nhau,
mức độ phóng xạ tự nhiên cũng khác nhau tuỳ theo khu vực, có nơi ở Trung Quốc và Ấn Độ, giá trị


này lên tới 10mSv/năm nhưng không thấy có biểu hiện bất thường ở người và sinh vật. Như vậy có thể

hiểu rộng, nhiễm xạ ở mức độ lớn gấp 10 lần phóng xạ tự nhiên chưa chắc đã ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ con người và môi trường. Điều đó có nghĩa là: đứng về quan điểm an toàn bức xạ mà nói thì
không thể đặt một ngưỡng liều bức xạ để nói rằng liều trên ngưỡng đó là nguy hiểm, liều dưới ngưỡng
đó là an toàn. Tuy nhiên người ta cũng định ra một ngưỡng, nếu bị chiếu xạ trên ngưỡng này thì chắc
chắn hiệu ứng sẽ xảy ra đối với cơ thể. Cụ thể:
Khi nhận một lượng phóng xạ trong thời gian ngắn, cơ thể con người sẽ có những biểu hiện về
sức khoẻ như sau [5]:
Liều chiếu

Các hiệu ứng

0 ~ 250 mSv

Không có tổn thương rõ ràng. Không ghi được hiệu ứng
lâm sàng, có thể không có hiệu ứng muộn.

250 ~ 500 mSv

Có thể có thay đổi về máu nhưng không nghiêm trọng

500mSv

Có thay đổi nhẹ ở máu nhưng không có hiệu ứng lâm
sàng. Có thể có hiệu ứng muộn, không chắc chắn có
hiệu ứng nghiêm trọng.

500 ~ 1000 mSv

Thay đổi về tế bào máu, có vài tổn thương nhưng không
ốm đau bệnh tật.


1000 mSv

Buồn nôn, mệt, có thể nôn mửa. Thay đổi rõ về thành
phần máu, bình phục chậm, giảm thọ.

1000 ~2000 mSv

Có tổn thương, có khả năng ốm đau, bệnh tật

2000 mSv

Buồn nôn, nôn mửa trong 24 giờ, rụng lông, tóc, biếng
ăn, suy yếu toàn thân, có triệu chứng đau họng, ỉa chảy.
Một số cá thể có thể bị chết. Nói chung có khả năng
bình phục trừ trường hợp sức khoẻ vốn kém từ trước, dễ
bị bệnh truyền nhiễm, tổn thương nặng.

2000 ~ 4000 mSv

Tổn thương và ốm đau bệnh tật là chắc chắn, có thể chết

4000 mSv

Buồn nôn, nôn mửa trong 1 ~ 2 giờ, ủ bệnh 1 tuần bắt
đầu rụng lông tóc, mất ngon miệng, suy nhược chung,
sốt, khô rát mồm họng ở tuần thứ 3, các ttriệu chứng
xanh xao, ỉa chảy, chảy máu, suy sụp nhanh vào tuần
thứ tư. Khoảng 50% cá thể bị chết.


6000 mSv

Buồn nôn, mửa trong 1 ~ 2 giờ, ủ bệnh ngắn, ỉa
chảy, mửa, rát mồm họng, sốt và chết sớm. Chắc
chắn chết 100% cá thể.


Bảng 1.2. Các ngưỡng liều chiếu và các hiệu ứng do nó gây nên cho con người

1.4. Các tiêu chuẩn An toàn bức xạ quy định về phông phóng xạ tự nhiên tự nhiên
+/ Khái niệm về hoạt độ phóng xạ, liều hiệu dụng – Đơn vị:
Hoạt độ phóng xạ là khả năng phát ra tia phóng xạ của nguồn phóng xạ, đơn vị là Becquerel
(Bq). Hoạt độ phóng xạ 1Bq là khả năng của nguồn phóng xạ là 1 hạt nhân nguyên tử biến đổi trong 1
giây sau đó sinh ra 1 tia phóng xạ.
Đơn vị biểu thị ảnh hưởng của tia phóng xạ đối với con người là Sievert (Sv) hay mSv (1Sv =
1000mSv). Mức độ nhiễm xạ của cơ thể con người còn gọi là liều chiếu được đo bằng đơn vị mSv.
+/ Tiêu chuẩn thế giới: Được biết, mức phông phóng xạ thông thường gần như không đổi trên phạm vi
toàn thế giới và nằm trong khoảng 2,4 mSv/năm. Theo đó, mỗi người, trong một năm, nhận một liều
hiệu dụng từ các loại bức xạ tự nhiên khoảng 2.4 mSv/năm. (mSv là đơn vị đo liều hiệu dụng, một đại
lượng nói lên mức độ tác động của mọi loại bức xạ lên tế bào trong cơ thể con người).
+/ Tiêu chuẩn của Việt Nam: Vấn đề nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng phóng xạ phông
tự nhiên đã được nhiều nước quan tâm từ lâu. Tại Việt Nam, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu, đánh giá
đầy đủ về vấn đề này, cũng như chưa có tiêu chuẩn quy định mức độ phóng xạ tự nhiên cho phép.
Vì thế, luận văn này đánh giá các số liệu dựa trên tiêu chuẩn của Uỷ ban khoa học của Liên Hiệp
quốc về ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử UNSCEAR.


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU HỆ PHỔ KẾ GAMMA
2.1. Hệ phổ kế gamma
2.1.1. Các đặc điểm của tia gamma - Đặc trưng phổ gamma

Bức xạ gamma là các lượng tử của sóng điện từ (các photon) có năng lượng cao. Nó không bị
lệch trong điện trường và có khả năng đâm xuyên rất lớn, thậm chí có thể đi qua lớp chì dày hàng
đềximét và rất nguy hiểm cho con người.
Tương tác của lượng tử gamma với vật chất không gây hiện tượng ion hóa trực tiếp như hạt tích
điện. Tuy nhiên, khi gamma tương tác với nguyên tử, nó làm bứt electron quỹ đạo ra khỏi nguyên tử
hay sinh ra các cặp electron-positron, rồi các electron này gây ion hóa môi trường. Có ba dạng tương
tác cơ bản của gamma với nguyên tử là hiệu ứng quang điện, tán xạ Compton và hiệu ứng tạo cặp.
Hiệu ứng quang điện
Trong quá trình này, photon truyền toàn bộ năng lượng của mình cho một electron của nguyên
tử vật chất. Electron này sẽ bị bắn ra khỏi nguyên tử (được gọi là photoelectron): photon bị hấp thụ
hoàn toàn, còn nguyên tử thì bị ion hóa.
Năng lượng của photon tới phải lớn hơn hoặc bằng năng lượng liên kết W i của electron trên quỹ
đạo i:
E = hv = Wi + Te

(2.1)

Phần còn lại Te chuyển thành động năng của electron bay ra.
Hiệu ứng quang điện xảy ra chủ yếu đối với các tia X hay tia gamma có năng lượng tương đối
thấp và trong vật chất có Z lớn.
Do sự ion hóa, trong vỏ nguyên tử sẽ xuất hiện một chỗ trống. Chỗ trống này sẽ nhanh chóng bị
lấp bởi electron từ lớp trên, và sẽ xuất hiện một tia X đặc trưng hay một electron Auger. Năng lượng tia
X đặc trưng xấp xỉ bằng năng lượng liên kết W i. Trong đa số trường hợp, photon ứng với tia X đặc
trưng sẽ bị hấp thụ trong lân cận nguyên tử bị ion hóa do nó gây ra một hiệu ứng quang điện khác.

Hình 2.1. Hiệu ứng quang điện
Hiệu ứng
Compton



Trong tán xạ Compton, một photon va chạm với một electron tự do ban đầu đứng yên. Khi đó,
photon truyền một phần năng lượng cho electron và bị lệch khỏi phương chuyển động một góc φ. Động
năng của electron xấp xỉ bằng độ chênh lệch năng lượng của photon trước và sau va chạm. Ta có:

'

h
m
c

(1 cos )

e

Trong đó,

h 0,0243 A0 2.43*10 12 m

e

me c


(2.2)
(2.3)
Góc lệch φ càng lớn thì năng lượng hv’ của photon tán xạ càng bé. Hv’ có giá trị cực tiểu khi θ
= π. Khi đó, electron nhận được năng lượng lớn nhất.
Xác suất xảy ra tán xạ Compton phụ thuộc vào năng lượng của photon. Trong vùng năng lượng
100keV-10MeV, hiệu ứng Compton đóng vai trò quan trọng nhất trong sự tương tác của photon.


Hình 2.2. Hiệu ứng Compton
Hiệu ứng tạo cặp electron-pozitron
Trong sự tạo cặp, một photon biến mất trong trường Coulomb của hạt nhân và một cặp electronpositron xuất hiện. Điều này chỉ xảy ra nếu năng lượng của photon vượt quá hai lần năng lượng nghỉ
của electron (1.02 MeV). Khi đó, phần năng lượng vượt quá 1.02 MeV của photon được biến thành
động năng của electron và positron. Do positron sẽ bị hủy với một electron sau khi dừng lại, nên đi
kèm với sự tạo cặp là sự hủy cặp, thể hiện ở sự phát ra hai photon.
Xác suất xảy ra sự hủy cặp tăng theo năng lượng của photon và gần như tỉ lệ với bình phương
của số thứ tự nguyên tử của chất hấp thụ.


Hình 2.3. Hiệu ứng tạo cặp
* Các quá trình tương tác nói trên dẫn đến sự hình thành các đặc trưng của phổ gamma như sau:
Hiệu ứng quang điện dẫn đến sự hấp thụ hoàn toàn năng lượng của photon tới E h trên
detector, do đó trong phổ gamma xuất hiện đỉnh hấp thụ toàn phần ứng với năng lượng E .
Trong quá trình tán xạ Compton, photon tới chỉ mất một phần năng lượng, phần còn lại chuyển
thành năng lượng của photon tán xạ. Sự phân bố giữa hai phần này tùy thuộc vào góc tán xạ. Do đó
trên phổ gamma xuất hiện nền liên tục (nền Compton) trải dài từ giá trị E trở xuống. Tia gamma sau
khi tán xạ lần đầu có thể tiếp tục bị tán xạ nhiều lần, cuối cùng bị hấp thụ trong detector do hiệu ứng
quang điện. Quá trình tán xạ Compton nhiều lần này cũng đóng góp vào đỉnh hấp thụ toàn phần, mức
độ đóng góp tùy thuộc vào thể tích detector.
Hiệu ứng tạo cặp dẫn đến sự hình thành 2 lượng tử gamma năng lượng 511 keV. Tùy theo
trường hợp cả hai lượng tử này bị hấp thụ hoặc một hoặc cả hai lượng tử bay ra khỏi detector mà ta
thấy xuất hiện các đỉnh sau đây:
- Cả hai lượng tử gamma hủy cặp đều bị hấp thụ hoàn toàn trong thể tích nhạy của detector, ta được
đỉnh hấp thụ toàn phần E .
- Một trong hai lượng tử gamma hủy cặp thoát khỏi vùng nhạy của detector: ta được đỉnh thoát đơn: E511 (keV)
- Cả hai lượng tử hủy cặp thoát khỏi detector: ta được đỉnh thoát đôi ứng với năng lượng E -1022
(keV).



2.1.2. Cấu tạo chung một hệ phổ kế gamma
Detector
bức xạ

Tiền
khuếch đại

Khuếch
đại

ADC

Nguồn nuôi
cao thế

MCA

Máy tính

+/ Detector:
Để ghi phổ gamma hiện nay người ta thường dùng 2 loại detector:
 Detector nhấp nháy với tinh thể NaI (T1)
 Detector bán dẫn Ge (cho phổ chất lượng cao hơn nhưng giá thành cao hơn và yêu cầu
cao hơn về thiết bị đi kèm).
Ở đây, ta sử dụng detector bán dẫn làm bằng Giecmani siêu tinh khiết (HP Ge).
Ta có thể phân loại detector Ge như sau :
- Về loại bán dẫn: loại p hoặc loại n
- Về mặt hình học: có thể chia ra các loại đồng trục, loại hình giếng hay loại plana (phẳng)
Thông thường, ta có các loại sau đây:
 Detector HP Ge loại p, kiểu đồng trục: chất bán dẫn xuất phát là loại p. Người ta tạo ra một lớp

n+ dày khoảng 0.5-0.8 mm bằng phương pháp khuếch tán Li. Khi sử dụng phải đặt điện áp cao,
dương khoảng 2-5kV để kéo các cặp electron-lỗ trống tạo ra. Loại này có hiệu suất giảm nhiều ở
năng lượng tia gamma thấp (dưới 100eV) vì sự hấp thụ trên lớp chết n+.
 Detector HP Ge loại n, kiểu đồng trục: Xuất phát từ chất bán dẫn loại n, người ta tạo ra lớp bề
mặt p+ dày khoảng 0.3μm bằng phương pháp cấy B. Khi sử dụng cần đặt cao áp âm. So với loại
trên, loại này hiệu suất giảm hơn ở năng lượng thấp vì lớp chết p+ mỏng hơn.
 Detector HP Ge hình giếng: loại này có hiệu suất hình học cao nên thích hợp cho các phép đo
hoạt độ nhỏ. Độ phân giải có kém hơn đôi chút do đặc điểm cấu tạo.
 Detector phẳng (plana): có độ phân giải tốt nhưng hiệu suất giảm nhanh ở năng lượng cao nên
chỉ thích hợp đo ở vùng năng lượng thấp.


Hình 2.4. Cấu tạo một detector bán dẫn HP Ge
Đi kèm với detector bán dẫn là bình nitơ lỏng. Vì: ngoài tính chất phụ thuộc của detector bán
dẫn, để tránh các electron sinh ra do sự phát nhiệt, detector bán dẫn thường được làm lạnh ở nitơ lỏng
o

(-196 C hay 77K)


Hình 2.5. Cấu tạo bình nitơ lỏng
+/ Hệ điện tử tuyến tính: một hệ điện tử cho phổ kế gamma thường gồm các bộ phận sau: tiền
khuếch đại, cao thế nuôi detector, khuếch đại, bộ biến đổi ADC, máy phân tích biên độ đa kênh, máy
vi tính.
- Cao thế nuôi detector: đặt giữa môi trường vật chất của detector hai điện cực. Các electron sẽ
chuyển động về cực dương và các lỗ trống sẽ chuyển động về phía cực dương, nói cách khác, các ion
chuyển động thành dòng và tạo nên một dòng điện, lối ra sẽ xuất hiện một tín hiệu điện.
- Tiền khuếch đại: nối trực tiếp ngay sau detector, nhiệm vụ của nó là khuếch đại sơ bộ tín hiệu
rất nhỏ từ detector mà vẫn đảm bảo mức “ồn” khả dĩ là nhỏ nhất (nó quyết định độ phân giải năng
lượng của phổ kế). Nếu không khuếch đại tín hiệu qua tiền khuếch đại mà đưa thẳng tín hiệu vào bộ

phận khuếch đại thì tín hiệu ra không chính xác, sẽ bị “méo”.
- Khuếch đại: nhiệm vụ là khuếch đại tiếp xung ra từ tiền khuếch đại (thông thường nhỏ hơn
1eV) lên giá trị thích hợp để có thể xử lí tiếp một cách dễ dàng và chính xác.
- Bộ biến đổi ADC: Tín hiệu tương tự từ khối khuếch đại tuyến tính có biên độ V 0 sẽ được đưa
vào khối biến đổi tương tự số. Qua đó, thực hiện biến đổi biên độ xung thành mã số, kết quả biến đổi
được ghi vào thanh ghi. Trình tự biến đổi như sau:
 V0 sẽ được so sánh với một điện áp tăng tuyến tính Vr.
 Khi Vr đạt đến V0 thì xuất hiện một xung mở. Độ rộng xung bằng thời gian cần thiết để
Vr đạt giá trị V0.
 Trong thời gian cổng được mở, các xung tần số cao được đi qua cổng và được đếm bởi
máy đếm địa chỉ
 Số xung đếm này là Nc tỉ lệ với V0 sẽ xác định địa chỉ của tín hiệu: tại địa chỉ này số đếm
sẽ tăng lên một đơn vị.


×