Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kể chuyện Thạch Sanh theo lời kể của Lý Thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.9 KB, 6 trang )

Kể chuyện “Thạch Sanh” theo ngôi kể Lý Thông
Cách kể thứ nhất: Kể dựa theo những chi tiết đã có
Tôi tên gọi Lý Thông, vốn làm nghề nấu rượu. Một hôm, gánh hang đi
ngang gốc đa, tôi gặp một thanh niên gánh một gánh củi lớn. Biết đó là Thạch
Sanh, tôi bèn kết nghĩa anh em và đón về nhà sống với mẹ con tôi. Tôi lớn
tuổi hơn nên là anh, Thạch Sanh ít tuổi hơn nên là em.
Trong vùng tôi ở có một con chằn tinh rất hung dữ. Quan quân không sao
diệt trừ được. Bởi vậy, hang năm, dân làng phải nộp cho nó một mạng người.
Năm nay đến phiên tôi nộp mạng. Thương cho mẹ già và vốn sợ chết, tôi tìm
cách lừa Thạch Sanh thế mạng. Tôi gọi Thạch Sanh đến và nói:
-Đêm nay, đến lượt anh canh miếu thờ nhưng vì dở cất mẻ rượu, em chịu
khó thay anh, đến sáng thì về.
Thạch Sang thật thà nhận lời với tôi.
Đêm hôm đó, mẹ con tôi đang chập chờn trong giấc ngủ bỗng nghe tiếng
Thạch Sanh gọi cửa. Ngỡ oan hồn Thạch Sanh hiện về, tôi hoảng loạn tinh
thần, van lạy rối rít. Thạch Sanh bước vào nhà, kể rõ sự tình giết chằn tinh cho
tôi nghe. Thủng được câu chuyện, tôi nghĩ ngay đây là một dịp để mình lập
công với nhà vua, tôi liền dọa Thạch Sanh:
-Em ơi, đây là con trăn nhà vua nuôi. Nay em giết nó tất sẽ bị buộc tội chết.
Em phải trốn đi ngay, có chuyện gì để anh lo liệu.
Thạch Sanh lại một lần nữa tin lời tôi và đã vội vã trốn ngay. Sáng hôm
sau tôi đem đầu chằn tinh nộp vua và được nhận chức Quận công.
Bỗng một tin dữ đến với nhà vua. Công chúa bị một con đại bang to cắp đi.
Nhà vua tưởng tôi võ nghệ cao cường nên đã buộc tôi đi tìm công chúa và hứa
gả nàng cho tôi nếu tìm được. Biết sức lực hèn kém của mình, tôi liền tìm nhờ
Thạch Sanh. Thạch Sanh lại nhận lời và dẫn tôi đến hang quái vật. Tôi đã


khéo léo để lừa Thạch Sanh xuống hang. Khi đưa được công chúa lên rồi, sợ
mọi chuyện bị bại lộ, tôi bèn cho quân sĩ lấy đá bịt kín cửa hang lại và đưa
công chúa về kinh thành lĩnh thưởng. Nhưng sau đó, nào có ai ngờ, Thạch


Sanh lại được vua Thủy Tề cứu nạn và đưa trở về gốc đa xưa. Còn hồn ma
chằn tinh và đại bang đã tìm mọi cách để trả thù mối thù xưa nên chẳng bao
lâu, Thạch Sanh đã bị nhà vua giam vào ngục tối.
Về phần công chúa, từ hôm được tôi đưa về cung, chẳng hiểu vì lẽ gì mà
không sao nói được. Nhà vua rất buồn. Quần thần tìm đủ cách nhưng công
chúa cũng chẳng nói cười gì. Rồi bỗng một hôm, nghe tiếng đàn của Thạch
Sanh vọng ra trong ngục, tự nhiên công chúa nói cười vui vẻ. Nàng cho gọi
người đánh đàn lên. Thạch Sanh đã kể rõ hết tất cả mọi chuyện. Nghe xong,
nhà vua hạ lệnh tống tôi vào ngục và giao cho đích than Thạch Sanh xử lý.
Thạch Sanh nghĩ tình an hem kết nghĩa với tôi nên đã quên đi chuyện cũ.
Thạch Sanh tha cho hai mẹ con tôi. Chúng tôi lại trở về quê hương sống với
nghề nấu rượu và kiếp sống đời thường của mình. Còn về Thạch Sanh, sau đó,
em ấy làm lễ thành hôn với công chúa. Giặc chư hầu kéo đến, Thạch Sanh đã
đánh tan quân giặc bằng tiếng đàn thần của mình. Sau khi thắng trận, nhà vua
đã nhường ngôi báu cho Thạch Sanh. Thạch Sanh lên ngôi vua trị vì đất nước
ngày càng thái bình và thịnh vượng.

Cách kể thứ hai: Kể sang tạo theo trí tưởng tượng
Nghe tên tôi Lý Thông, chắc hẳn nhiều người đều rất căm ghét. Bởi lẽ, đối
với người đời, trong việc đối xử với Thạch Sanh, hai mẹ con tôi bị coi là
những kẻ lừa lọc, bội nghĩa. Chuyện này tôi đã quen rồi. Nhưng xin mọi
người, hãy để cho tôi nói đôi lời giải thích.


Trước đây, có ai ưa những người buôn bán, đặc biệt là buôn bán rượu như
hai mẹ con tôi đâu. Họ thường coi loại người như chúng tôi là những kẻ xảo
trá, lừa lọc. Mọi người nhìn chúng tôi bằng cặp mắt khinh bỉ. Tất nhiên là
nghề của chúng tôi cũng có những điều này, điều nọ nhưng nhiều khi cái nhìn
của mọi người đối với chúng tôi quả thật là khắc nghiệt. Lúc đầu, khi kết
nghĩa anh em với Thạch Sanh, tôi đâu có tính toán thiệt hơn. Tôi thấy Thạch

Sanh khỏe mạnh, thật thà lại sống thui thủi một mình ở gốc cây đa nên yêu
mến mà kết làm anh em. Tôi mời Thạch Sanh về ở với hai mẹ con tôi cho vui
cửa vui nhà, cho có anh có em, không hề có ý nghĩ lợi dụng người em này.
Điều này, chắc mọi người có thể chưa hiểu.
Tôi còn nhớ, hôm nhận được lệnh vua đi nộp mạng cho chằn tinh, tôi cảm
thấy buồn. Không phải tôi sợ chết mà tôi lo lắng cho mẹ tôi. Mẹ đã sức yếu,
đã dành cả cuộc đời cho tôi, thế mà chưa kịp làm gì để báo đáp mẹ mà đã từ
giã cõi đời thì tôi thật là đứa con bất hiếu. Trong khi đó, mẹ Thạch Sanh đã
mất từ lâu, Thạch Sanh hầu như không còn vướng bận với đạo nghĩa làm con
nữa. Tôi cũng muốn Thạch Sanh chăm sóc mẹ thay tôi nhưng tôi và em ấy
mới quen nhau, kết nghĩa huynh đệ, hơn nứa lại là những người “khác máu
tanh lòng”, liệu Thạch Sanh có chăm sóc mẹ tôi cẩn thaqanj, chu đáo khi tuổi
già hay ốm đau, bệnh tật? Cuối cùng, tôi đành chấp nhận sự bất nghĩa với
Thạch Sanh còn hơn là phải bất hiếu với mẹ già.
Lúc |Thạch Sanh đi nộp mạng thay tôi, cả đêm đó tôi không sao ngủ nổi.
Tôi cảm thấy day dứt và chỉ mong Thạch Sanh thong cảm và tha thứ cho tôi.
Khi Thạch Sanh mang đầu chằn tinh về, quả là lúc tôi đang tưởng oan hồn của
em ấy trở lại báo oán, tôi run bắn người. Nhưng sau biết là không phải, tôi
mừng lắm. Vốn phải sống trong cảnh nghèo khó từ nhỏ, lại luôn bị người khác
khinh thường dị nghị, tôi nhận thấy việc Thạch Sanh giết chằn tinh chính là
một cơ hội đổi đời có một không hai mà ông trời đã ban cho tôi. Nhưng người
giết chằn tinh không phải tôi, mà lại là Thạch Sanh, tôi phải làm gì đây. Nếu
mai mà nó đem đầu chằn tinh nộp cho quan phủ thì người được nhận thưởng


sẽ là nó chứ đâu có phải tôi. Mà nếu như vậy, quan phủ sẽ biết ngay rằng tôi
đã trái lệnh vua, ắt sẽ phải chịu tội chết. Nghĩ vậy, tôi liền nói dối Thạch Sanh
rằng con trăn mà nó giết chính là con trăn yêu quý của nhà vua, bây giờ nó
giết con trăn, chắc chắn sẽ bị vua chém đầu. Sau một hồi thuyết phục, Thạch
Sanh đã đồng ý rời khỏi nhà tôi và trở về gốc đa ngày trước nó ở. Về phần tôi,

sau khi Thạch Sanh đi khỏi, sang sớm hôm sau, tôi liền đem đầu chằn tinh đi
nộp quan phủ và nhận mọi công lao về mình, không hé một lời về Thạch
Sanh. Vốn chằn tinh là một nỗi lo bấy lâu nay của nhà vua, tôi lập tức được
triệu vào kinh thành và được ban thưởng vô cùng hậu hĩnh, không những là
vàng bạc châu báu mà còn được phong làm quận công, vinh hiển đầy mình.
Cuộc sống trong cung quá đỗi an nhàn và sung túc, tôi liền quên mất đi
người có công lao thực sự trong vinh quang của mình, đó là Thạch Sanh.
Nhưng chỉ được ít lâu, trong cung xảy ra một chuyện vô cùng động trời: công
chúa bị một con đại bang cắp mang vào hang. Nhà vua trước nay luôn coi
trọng tôi, liền tin tưởng phái tôi đi cứu công chúa. Người hứa là ngay sau khi
tôi mang được công chúa về sẽ gả cho tôi. Dù biết mình kém cỏi và thực sự
không có kinh nghiệm trong mấy chuyện đánh đấm, chém giết, tôi vẫn phải
nhận lệnh vua và chuẩn bị đi đến nơi công chúa bị giam giữ. Đang trong tình
cảnh vô cùng cam go, chắc mẩm chuyến này mình sẽ một đi không trở lại, tôi
liền nhớ ra Thạch Sanh. “Chắc hẳn nó sẽ giúp mình đây”, nghĩ thế tôi liền
hăm hở đi đến gốc đa Thạch Sanh đang sống. Nhìn thấy nó, tôi suýt nhảy cẫng
lên nhưng tôi đã cố gắng giữ bình tĩnh và kể cho Thạch Sanh nghe tình cảnh
của mình. Hôm đó, tôi cố tình ăn vận thật nghèo nàn, khóc lóc kể cho Thạch
Sanh nghe về những nỗi khổ của hai mẹ con tôi phải chịu từ khi nhà vua phát
hiện con trăn đã chết. Và bây giờ nhà vua bắt tôi phải đi nộp mạng cho đại
bang để trừng phạt. Là một người thật thà, cả tin, Thạch Sanh liền tin vào
những lời tôi nói và hứa sẽ cứu công chúa để tôi thoát kiếp phải chết. Sáng
hôm sau, tôi dẫn Thạch Sanh đến cửa hang. Đứng ngoài đợi một lúc lâu, tôi
liền thấy Thạch Sanh đưa công chúa ra ngoài. Nhưng ngay khi đưa được công
chúa ra, tôi liền phái binh lính đã bố mật bố trí sẵn ra lấp cửa hang để Thạch


Sanh không ra được ngoài, và như thế nhà vua sẽ không biết được sự tồn tại
của nó.
Những ngày sau đó, tôi luôn thắp hương cho Thạch Sanh. Tôi biết, chuyện

tôi cướp công của Thạch Sanh đã là một tội lớn, nhưng đây là chính tay tôi đã
ra tay giết một mạng người, là tội lỗi không thể dung thứ, tôi vô cùng hối hận.
Công chúa từ ngày được cứu về bỗng có bệnh lạ, không nói không cười, hầu
như chỉ nằm im một chỗ. Do đó, nhà vua vô cùng buồn phiền, liền hoãn hôn lễ
của tôi và công chúa đến khi nào người khỏi bệnh.
Bỗng đùng một cái, tôi nghe được tin: Thạch Sanh chưa chết. Hóa ra trong
hang không chỉ có một mình công chúa bị bắt cóc mà còn có cả con trai vua
Thủy Tề. Nhờ cứu được người con trai ấy mà Thạch Sanh không chết mà còn
được gặp vua Thủy Tề và được ban thưởng hậu hĩnh. Nhưng cũng may cho tôi
khi mà vừa trở lại mặt đất, Thạch Sanh đã bị hồn ma của chằn tinh và đại bang
hãm hại, đẩy vào ngục tối.
Một hôm, trong lúc tôi đang diện kiến vua và công chúa, liền nghe được
một tiếng đàn vô cùng du dương và bay bổng. Như một phép lạ, công chúa
bỗng nhiên cười nói và hoạt bát khác hẳn hình ảnh ngay trước đó. Theo ý
muốn công chúa, nhà vua triệu Thạch Sanh lên, mặc dù rất sợ hãi nhưng tôi
không có cách nào để khuyên can nhà vua bỏ ý định đó. Thạch Sanh diện kiến
vua liền kể hết sự tình. Và thế là, mọi hành động của tôi bị vỡ lở. Nhà vua vô
cùng giận dữ, đem tôi tống giam vào ngục và lệnh cho Thạch Sanh xử lý.
Nghĩ tình an hem năm xưa, Thạch Sanh tha cho tôi và mẹ tội chết, nhưng phải
cuốn gói ra khỏi kinh thành và không bao giờ được quay trở lại.
Tôi vô cùng biết ơn Thạch Sanh và thầm hứa từ giờ sẽ thay đổi. Tôi liền
đưa mẹ tôi về quê nhà. Chúng tôi trở lại với nghề cũ, tuy không dư giả gì
nhưng vẫn đủ sống. Sau đó, tôi gặp được một người con gái vô cùng nết na,
dịu dàng, chúng tôi nhanh chóng nên vợ nên chồng và có một cuộc sống vô
cùng hạnh phúc, Thạch Sanh sau khi đánh bại quân chư hầu đã được nhường


ngôi vua và trở thành một vị vua anh minh, làm cho đất nước ngày càng thái
bình và thịnh vượng. Qua câu chuyện đời tôi, tôi chỉ muốn khuyên các bạn
rằng: Chúng ta sẽ chỉ thuộc về nơi nào dành riêng cho chúng ta mà thôi, của

người khác sẽ chỉ khiến chúng ta mệt mỏi và đau khổ, dù là chốn làng quê
thanh bình hay chốn ồn ào hoa lệ, , chỉ cần chúng ta hạnh phúc và bình yên,
như vậy là đã đủ rồi.



×