Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN NGHỆ AN QUÁN TRIỆT VÀ LÀM THEO LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.62 KB, 6 trang )

CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN NGHỆ AN QUÁN TRIỆT VÀ LÀM THEO LỜI DẠY CỦA
BÁC HỒ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Pgs, Ts Bùi Đình Phong
Hai lần về thăm Nghệ An ( 1957 và1961), Bác Hồ có 9 bài nói chuyện với Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng bào, cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm, công nhân, học
sinh trường sư phạm, xã viên hợp tác xã. Người nói chuyện trong hội nghị cán bộ, nói ở
xã, trong nhà máy, ở hợp tác xã, ở nông trường, trường học…Lần thứ nhất về thăm quê,
Người có 1 bài nói chuyện với Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An, ngày 14-6-1957. Đây
là thời kỳ miền Bắc đã được giải phóng khỏi ách thực dân và phong kiến hai năm, đang
ra sức khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng; tập trung sửa chữa
những sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Nhiệm vụ quan trọng nhất
năm 1957 của Đảng, Chính phủ và nhân dân là phải tập trung lực lượng thực hiện tốt kế
hoach Nhà nước năm 1957 nhằm căn bản khôi phục kinh tế, đặt nền tảng tốt để tiến lên,
góp phần củng cố miền Bắc, làm cho miền Bắc trở nên cơ sở ngày càng vững mạnh cho
cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Lần thứ hai về thăm quê (1961), Người có 8 bài nói chuyện , trong đó một bài nói
vào ngày 8-12; 5 bài nói vào ngày 9-12; và 2 bài nói vào ngày 10-12 . Đây là năm đầu
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng với nhiệm vụ chính
là xây dựng chủ nghĩa xẫ hội ở miền Bắc, nâng cao không ngừng đời sống nhân dân và
đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà. Tình hình thế giới phát triển tốt, có lợi cho cách
mạng nước ta.
Hơn 50 năm đã trôi qua, tình hình thế giới và Việt Nam, nhiệm vụ cách mạng của
đất nước đã nhiều đổi thay, nhưng tinh thần những lời dạy của Bác Hồ đối với đồng bào,
cán bộ, đảng viên Nghệ An vẫn nguyên giá trị, tiếp tục soi sáng sự nghiệp cách mạng mà
Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đang tiến hành.
Tôi muốn tiếp cận chân lý Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân đang triển khai cuộc vận động của Bộ Chính trị về “ Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”. Tôi cũng chỉ tập trung xoay quanh vấn đề Đảng- mà chủ yếu là
Đảng cầm quyền- và cán bộ, đảng viên, vì lực lượng này, không quan trọng lắm ở số
lượng – 4000 đảng viên cả nước hồi Cách mạng Tháng Tám, khi cách mạng thành công,
cả Đông Dương- bao gồm cả Việt, Miên, Lào- chỉ có trong ngoài 5000 đảng viên, 32 000


1
đảng viên Nghệ An năm1957, 53 000 đảng viên Nghệ An năm 1961 và hiện nay cả nước
trên 3 triệu đảng viên – bao giờ cũng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm, nòng cốt,
tiên phong của dân tộc; là tấm gương của xã hội, gương sáng thì nhân dân soi vào, gương
mờ thì lòng dân ly tán. Giờ đây, chỉnh đốn Đảng hay chống tham nhũng trong cán bộ,
đảng viên đã gần như đồng nghĩa với chỉnh đốn xã hội. Tôi tập trung vào cán bộ, đảng
viên vì nội dung cuộc vận động của Bộ Chính trị tập trung vào các phẩm chất “cần, kiệm,
liêm,chính, chí công vô tư”, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ
nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí cũng là
nhắm vào số đảng viên cầm quyền. Bất kỳ lúc nào cũng cần một đổi thay cơ bản và quy
mô lớn chất lượng của Đảng lãnh đạo, của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bởi vì lãnh đạo
không thể thấp hơn quần chúng, đảng trí không thể thấp hơn dân trí. Theo tinh thần Hồ
Chí Minh, ta cần số lượng đảng viên, nhưng cần thiết hơn, quan trọng hơn là chất lượng
đảng viên. Tôi tập trung vào Đảng cầm quyền, vì trong điều kiện Đảng cầm quyền, số
đông cán bộ, đảng viên là người có chức, có quyền, gắn liền với chức quyền là danh và
lợi. Theo tinh thần Hồ Chí Minh, từ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, nhiều căn
bệnh nảy sinh như bệnh quan liêu, bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh
hiếu danh, bệnh “hữu danh, vô thực”, bệnh cận thị, bệnh tị nạnh, bệnh xu nịnh, a dua,
bệnh kéo bè, kéo cánh… Những căn bệnh đó trong Đảng là nguy cơ của Đảng cầm quyền.
Gần đây, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, với tựa đề “ Thách thức phức tạp nhất trên
đường phát triển”, viết trên báo Tuổi trẻ Xuân Đinh Hợi rằng : “ Mục đích chỉnh đốn
Đảng đã khá rõ, dễ cũng ở đây mà khó cũng ở đây. Dễ vì phát hiện nhanh chóng, thậm chí
chính xác. Khó vì sự che chắn của quyền lực, thậm chí liên minh giữa quyền lực tự bảo vệ
sai trái, có khi tác động đến cả cơ quan tư pháp…Làm thế nào để tuyển chọn trong 3 triệu
đảng viên cộng sản một nửa số tích cực, trong sáng thì cục diện chung sẽ chuyển biến
theo hướng xây dựng lành mạnh”
1
. Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua
20 năm đổi mới (1986-2006) cũng nhấn mạnh “ Đảng phải tiếp tục đổi mới tư duy lý luận,
làm tốt công tác tư tưởng chính trị, nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo chính trị,

năng lực cầm quyền…”. Nội dung này được khẳng định lại trong Văn kiện Đại hội X của
Đảng, đó là nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
1
Trần Bạch Đằng: Thách thức phức tạp nhất trên đường phát triển, báo Tuổi trẻ, Xuân Đinh Hơi 2007
2
Trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên cần quán triệt thật sâu sắc quan điểm của Hồ Chí
Minh về Đảng. Theo Người, “ Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân
tộc, không thiên tư, thiên vị”
2
(trong bài nói ngày 9-12-1961). Tinh thần này đã được Bác
đề cập từ năm 1951. Sau 55 năm, tại Đại hội X, Đảng ta thật sự trở lại quan điểm này của
Hồ Chí Minh: “ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”
3
. Hạt nhân luận
điểm này của Bác là bàn về bản chất giai cấp công nhân của Đảng vừa theo học thuyết
đảng kiểu mới của Lênnin, vừa phù hợp với thực tiễn nước Việt Nam thuộc địa. Luận
điểm này bắt nguồn từ ba yếu tố cấu thành Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm1930. Ngay
khi ra đời, Đảng đã cắm rễ sâu trong lòng dân tộc. Nét đặc sắc trong luận điểm về Đảng
của Hồ Chí Minh là ở mệnh đề “…đồng thời cũng là của dân tộc”. Theo đó cần hiểu đúng
đắn rằng, lợi ích của Đảng không chỉ vì giai cấp công nhân, Đảng ra đời không phải vì
Đảng, mà vì lợi ích của cả dân tộc. Đảng phải quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà
mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân. Cơ sở xã hội của Đảng không
phải chỉ có giai cấp công nhân, mà là toàn thể dân tộc. Đảng ta vĩ đại vì nó bao trùm cả
nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta. Nhận thức được điều
này là chìa khoá để mỗi cán bộ, đảng viên tập trung chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao
đạo đức cách mạng, tự nâng mình lên, nâng ý thức phục vụ nhân dân ngang quyền lực của
Đảng cũng như của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong bài nói chuyện ngày 14-6-1957, Bác Hồ
nhấn mạnh, tất cả chúng ta từ trên xuống dưới, cán bộ cũng như đảng viên, đoàn viên phải

làm nhiệm vụ thiêng liêng của chúng ta là quan tâm lo lắng đến đời sống của nhân dân.
Nếu quan tâm đến đời sống của nhân dân thì thật sự không có tham ô, lãng phí ( bài nói
ngày 14-6-1957).
Có một luận điểm được Bác nói từ khi Đảng ra đời, về Nghệ An Người nhắc lại,
nhưng ít người quan tâm, mặc dù đó là một trong những luận điểm then chốt. Bác nói
Đảng ta là một Đảng lãnh đạo, chỉ có một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân,
phục vụ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ngoài ra, không còn có lợi ích nào khác.
Nói Đảng lãnh đạo là để phân biệt với Đảng cai trị, “không phải Đảng làm quan” (trong
2
Hồ Chí Minh: To n tà ập, Nxb. CTQG, H Nà ội, 1996, t. 10, tr.467.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu to n quà ốc lần thứ X, Nxb. CTQG, H, 2006, tr.
130.
3
bài nói ngày 10-12-1961), mà linh hồn của Đảng lãnh đạo là đạo đức, là văn minh, hai nội
dung đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong văn minh có đạo đức, và đạo đức ở đỉnh cao là
biểu hiện văn minh. Nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm, Người
nói, ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác. Lúc khổ sở khó khăn thì
đảng viên ta đi trước, khi sướng thì đảng viên ta hưởng sau, hoặc “lo thì lo trước mọi
người, vui thì vui sau mọi người”. Đảng là gì? Đảng là mỗi chúng ta. Đạo đức cần nhất
của Đảng, tức là mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên
hàng đầu; thực hành cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, chống chủ nghĩa cá nhân, nhũng
lạm, quan liêu. Còn văn minh của Đảng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải có trí tuệ, bản
lĩnh, văn hoá. Điều cần thiết là phải luôn đổi mới tư duy, sáng tạo. Chẳng hạn, người lãnh
đạo hay đồng chí già cần phải có thái độ tôn trọng, sử dụng người tài, phải có thái độ độ
lượng, dìu dắt đồng chí trẻ. Đó là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Một biểu
hiện của tư duy mới khi Người nói với cán bộ hoạt động lâu năm là “ già có việc già, trẻ
có việc trẻ. Tục ngữ có câu “ măng mọc quá pheo”. Măng mọc sau, mà tốt hơn tre đấy.
Không lẽ ta ngồi nói: “ Măng, sao mày mọc quá tao?”. Tư duy mới khác thời phong kiến,
“cha làm quan, con là cậu ấm”. Vì Đảng của giai cấp, của nhân dân, chứ không riêng cho

con cháu mình, nên bất kỳ ai, có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu cầu của cách mạng
là phải dùng, đề bạt, không được tìm cách dìm đảng viên trẻ mới đề bạt lên. Dìm người tài
là “đạo vị” ( đạo là ăn trộm) là một thói xấu cần phải lên án và xoá bỏ. Liên quan đến
điểm này là công tác cán bộ. Chiều sâu trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở đây là đứng vững
trên lập trường giai cấp công nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ sử dụng, đề bạt
người trong Đảng. Tiêu chí để phân biệt, lựa chọn ở đây là ai dốt, ai thông minh? Ai có
đạo đức, ai không có đạo đức? Tinh thần Hồ Chí Minh là dựa vào tầm và tâm, chứ không
phải dựa vào “mác” đảng viên, theo kiểu viết lên trán chữ “cộng sản”. Người nói: “ Có
đồng chí nói: có những thành phần không tốt, khi trước nó phản cộng sản, nay nó được đề
bạt: mình trung thành với sự nghiệp cách mạng thì không được chú ý. Không đúng. Cố
nhiên, một đôi lúc các ban tổ chức địa phương hay trung ương không cẩn thận. Đó là
nhầm. Nhưng bất kỳ ai, có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu cầu của cách mạng là
phải dùng. Ví dụ: giữa hai đứa con của người trong Đảng và người ngoài Đảng, con của
đồng chí mình thì kém, dốt hơn, con của người ngoài Đảng thì thông minh, ngoan ngoãn
4
hơn. Vậy thì ta nên đưa ai đi? Con của người ngoài Đảng hay con của người trong
Đảng?
4
. Sau đó, Người còn nhắc lại, nếu con của các đảng viên, cán bộ hoạt động lâu năm
mà không có khả năng, nó xấu cũng phải dẹp lại. Tinh thần câu trả lời của Bác Hồ là
Đảng không lo riêng cho một đồng chí nào. Đảng lo việc cho cả nước. Với tinh thần này,
giờ đây, lãnh đạo Bộ, ban, ngành cũng không nhất thiết là đảng viên, miễn là có tài, có
đức, đủ khả năng và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, như một số ý kiến đã đề cập.
Cũng là vấn đề “dùng người”, nhưng lại tiếp cận ở một góc độ khác, như cách nói
ngày nay là “ văn hoá từ chức”. Theo Hồ Chí Minh, có người nay còn lãnh đạo, nhưng do
tính chất công việc ngày càng phát triển, đòi hỏi năng lực cao hơn, anh không đáp ứng
được, không vươn lên ngang tầm được ( chứ chưa nói vượt tầm) của nhiệm vụ, thì phải
“mời anh ra, cho người khác giỏi hơn vào làm…chớ không phải như ngày xưa mà tưởng
rằng: “ sống lâu lên lãolàng” (Bài nói ngày 19-12-1961). Tình trạng đáng phê phán hiện
nay là có cán bộ có chức, có quyền không muốn từ chức, mặc dầu kém đạo đức, năng lực,

không còn được nhân dân tín nhiệm. Hồ Chí Minh gọi đó là hạng người “ chỉ muốn lên
mà không muốn xuống”. Đó là những cán bộ không còn tính liêm, sỉ, không có “ dây thần
kinh xấu hổ” cần phải có cơ chế đưa ra khỏi guồng máy lãnh đạo, quản lý.
Một nội dung khác không kém phần quan trọng mà Hồ Chí Minh nhắc nhở là một
số cán bộ chỉ thích làm lãnh đạo, rồi lại thích đề bạt lên cao hơn nữa. Đây là loại cán bộ
nghĩ rằng làm cán bộ sẽ có điều kiện đục khoét dân, có dịp ăn của đút, chớ không phải
làm cán bộ là công bộc, đầy tớ của dân. Nếu làm lãnh đạo không có bổng lộc, ngược lại “
trăm việc đều phải lo. Trời mưa, trời nắng, gió bão, v. v., chưa ai lo, mình đã phải lo, các
cháu choẹt mắt, chưa ai lo, mình đã phải lo” như kiểu lãnh đạo Hồ Chí Minh, chắc ít
người xung phong làm lãnh đạo, dẫn tới tranh giành, chạy chức, chạy quyền. Người nói:
“Có đồng chí tưởng làm Chủ tịch, Bộ trưởng mới sướng. Đồng chí nào làm ở hợp tác xã,
làm tốt là anh hùng. Bộ trưởng mà không làm tròn nhiệm vụ là tồi. Cho làm việc ở xã là
hèn thì không đúng”
5
.
Tóm lại, kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm Nghệ An, chúng ta có dịp đọc lại, học
lại những bài Bác nói với đồng bào, cán bộ, đảng viên. Tôi nghĩ rằng, những lời Bác dạy
không chỉ dành riêng cho cán bộ, đảng viên Nghệ An, mà cho đồng bào, đảng viên, cán bộ
cả nước. Tuy giờ đây đã có nhiều đổi thay, nhưng tinh thần những lơì Bác dạy thì không
4
Hồ Chí Minh: To n tà ập, Nxb. CTQG, H, 1996, t. 10, tr. 466-467.
5
Hồ Chí Minh: Sdd, t. 10, tr. 466.
5

×