Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu kĩ thuật nhân giống cây bảy lá một hoa paris polyphylla nhằm phục vụ công tác bảo tồn loài tại xã nam la huyện văn lãng tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.97 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÝ VĂN QUYẾT
NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY BẢY LÁ MỘT HOA
(PARIS POLYPHYLLA) NHẰM PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN
LOÀI TẠI XÃ NAM LA, HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Nông lâm Kết hợp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2011-2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÝ VĂN QUYẾT
NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY BẢY LÁ MỘT HOA
(PARIS POLYPHYLLA) NHẰM PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN
LOÀI TẠI XÃ NAM LA, HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Nông lâm Kết hợp

Lớp

: K43 – NLKH

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2011-2015

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Công Hoan


Thái Nguyên, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu
và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các
nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày 20, tháng 05,năm 2015

XÁC NHẬN CỦA GVHD

TS. Nguyễn Công Hoan

Tác giả

Lý Văn Quyết

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu


i
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
lâm nghiệp cùng giảng viên hướng dẫn của TS. Nguyễn Công Hoan tôi tiến
hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kĩ thuật nhân giống cây bảy
lá một hoa (Paris polyphylla) nhằm phục vụ công tác bảo tồn loài tại xã

Nam La, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ của nhiều tổ chức và các cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
của các thầy cô trong khoa lâm nghiệp và đặc biệt bày tỏ long biết ơn tới thầy
giáo TS. Nguyễn Công Hoan đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn cán bộ, nhân dân UBND xã Nam La cùng gia đình đã giúp
đỡ và động viên tôi hoàn thành đề tài này. Do bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học nên còn nhiều bỡ ngỡ và bài báo cáo còn nhiều thiếu sót
rất mong nhận được sự góp ý và phê bình của thầy cô và các bạn để đề tài
nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…. tháng…..năm 2014
Sinh viên
Lý Văn Quyết


ii

DANH MỤC CÁC MẪU BẢNG VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Ảnh hưởng ở vụ thu đến khả năng ra rễ ......................................... 34
Bảng 4.2: Ảnh hưởng ở vụ thu đến khả năng ra chồi ..................................... 37
Bảng 4.3: Ảnh hưởng ở vụ xuân đến khả năng ra rễ ..................................... 39
Bảng 4.4: Ảnh hưởng ở vụ xuân đến khả năng ra chồi ................................... 42
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng hình thành rễ, chồi
của hom cây Bảy lá một hoa có sử dụng chất Atonik .................................... 43
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của kích thước hom giâm đến khả năng ra rễ ............ 45
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của kích thước hom đến khả năng ra chồi ................... 47



iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 3.1: Bố trí các thí nghiệm giâm hom .................................................... 23
Sơ đồ 3.2: Bố trí các thí nghiệm giâm hom .................................................... 24
Hình 4.1: Một số hình ảnh cây bảy lá một hoa ............................................... 30
Hình 4.2: hình ảnh quả và hạt của cây bảy lá một hoa ................................... 31
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ hom ra rễ ở các công thức thí nghiệm giâm hom ở vụ
thu .................................................................................................................... 35
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ hom ra rễ ở các công thức thí nghiệm giâm hom ở vụ
xuân ................................................................................................................. 39
Hình 4.5 một số hình của hom cây bảy lá một hoa ở công thức thí nghiệm .. 48


iv

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CTTN

: Công thức thí nghiệm


v
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................. 3
2.1. Tổng quan về cây dược liệu ....................................................................... 3
2.2. Trên thế giới ............................................................................................... 3
2.2.1. Công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hữu ích......................................... 3
2.2.2. Nghiên cứu về gây trồng, sử dụng thực vật hữu ích ............................... 4
2.2.3. Giâm hom ................................................................................................ 5
2.3. Ở Việt Nam ................................................................................................ 7
2.3.1. Công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hữu ích......................................... 7
2.3.2. Nghiên cứu về gây trồng, sử dụng thực vật hữu ích ............................... 8
2.3.3.Giâm hom ............................................................................................... 10
2.4. Tổng quan về cây bảy lá một hoa ............................................................ 15
2.5. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ........................................ 16
2.5.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 16
2.5.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 19
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Xác định đặc điểm hậu vật học của cây bảy lá một hoa ....................... 21
3.3.2. Kinh nghiệm của người dân về cách sử dụng cây Bảy lá một hoa ....... 21


vi
3.3.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng hom .......................................... 21
3.3.4. Đề xuất các bước nhân giống loài cây Bảy lá một hoa ......................... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21

3.4.1. Điều tra, khảo sát ngoài thực địa kết hợp thu mẫu vật, mô tả đặc điểm
hình thái của loài cây Bảy lá một hoa ............................................................. 21
3.4.2. Nghiên cứu kĩ thuật nhân giống bằng hom ........................................... 22
3.4.3. Điều kiện và kỹ thuật thực hiện thí nghiệm: ......................................... 24
3.5. Nội nghiệp ................................................................................................ 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 30
4.1. Đặc điểm hình thái, vật hậu của loài bảy lá một hoa ............................... 30
4.2. Kinh nghiệm của người dân về cách sử dụng cây Bảy lá một hoa .......... 32
4.2.1. Giá trị sử dụng ....................................................................................... 32
4.2.2. Giá trị kinh tế ........................................................................................ 33
4.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng hom ............................................. 34
4.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ (Thu và Xuân) ................................................. 34
4.3.2. Ảnh hưởng của kích thước hom giâm đến khả năng ra rễ và ra chồi ... 45
4.4. Đề xuất các bước nhân giống loài cây Bảy lá một hoa ............................ 48
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.1.1. Về đặc điểm, vật hậu học của cây bảy lá một hoa tại xã Nam La, huyện
Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn ............................................................................... 51
5.1.2. Nhân giống Bảy lá một hoa bằng phương pháp giâm hom .................. 51
5.2. Kiế n nghị .................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam vốn được đánh giá là nước có nguồn dược liệu tự nhiên
phong phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Đất đai và khí

hậu phù hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý
xuất xứ từ các nguồn khác nhau. Về mặt phát triển dược liệu và các sản phẩm
từ dược liệu, những năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong
công tác phát triển, bảo tồn, khai thác sử dụng dược liệu và cung cấp các
nguồn thuốc cần thiết cho như cầu sử dụng hàng ngày của con người.
Hiện nay nhu cầu của con người về nguồn Dược liệu ngày càng tăng.
Nguồn Dược liệu con người đang sử Dụng có thể được tổng hợp bằng nhiều
con đường khác nhau như: Tổng hợp từ hóa hoc, vi sinh vật. Trong đó nguồi
Dược liệu thực vật đã được con người sử Dụng từ lâu đời và nhu cầu ngày
càng lớn Tuy nhiên các loại cây trong tự nhiên đang bị giảm dần theo số
lượng và chất lượng . Hiện nay nguồn thảo dược được trồng lại rất ít, chủ yếu
được khai thác từ tự nhiên, do khai thác tràn lan và chặt phá, đốt rừng bừa bãi.
Chính vì vậy dược liệu ngày càng khan hiếm, một số loài đang có nguy cơ
tuyệt chủng do khai thác bừa bãi. Đó là vấn đề rất đáng lo ngại cho ngành
dược liệu hiện nay. Ảnh hưởng đến nguồn Dược liệu cung cấp cho con người.
Bảy lá một hoa là một loài Dược liệu quý có khu phân bố tương đối hẹp
nên đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Bảy lá một hoa có rất nhiều công
dụng hữu hiệu thường dùng trị: 1. Rắn độc cắn và sâu bọ đốt; 2. Viêm não
truyền nhiễm; 3. Viêm mủ da; 4. Lao màng não; 5. Hen suyễn. Còn dùng trị
yết hầu, bạch hầu, trẻ em lên sởi có viêm phổi, quai bị, lòi dom. Ngày dùng 615g. Ở Trung Quốc, dân gian cho là thuốc chữa đau, giải nhiệt và giải độc,


2
hiện nay do người dân khai thác nhiều nên còn rất ít nên việc nghiên cứu kĩ
thuật nhân giống cây Bảy lá một hoa là rất cần thiết. Xuất phát từ đó, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:. “Nghiên cứu kĩ thuật nhân giống cây Bảy lá một
hoa (Paris polyphylla) nhằm phục vụ công tác bảo tồn loài tại xã Nam La,
huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được chất kích thíc sinh trưởng Atonik ảnh hưởng đến hom giâm

- Xác định được mùa vụ ảnh hưởng đến hom giâm
- Xác định được kích thước để giâm hom

1.3. Ý nghĩa đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học là cơ hô ̣i giúp cho sinh viên củng cố kiế n thức đã
học được trong quá trình học tập tại trường và vận dụng vào thực tiễn. Qua đó
rèn luyện kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp với người dân, kỹ năng thu thập
thông tin của sinh viên.
* Ý nghĩa thực tiễn.
- Đề tài nghiên cứu góp phần trong việc bảo tồn, duy trì loài dược liệu
quý đồng thời cung cấp nguồn giống cây dược liệu cho y học.
- Có ý nghĩa lớn về kinh tế: Cây bảy lá một hoa hiện là 1 loại dược liệu
quý có giá trị kinh tế rất cao nên việc nghiên cứu nhân giống, tạo giống có
chất lượng về cây Dược liệu là rất cần thiết.
- Đề tài thực hiện giúp chúng ta đi sâu vào công tác tạo giống cây bảy lá
một hoa, nhằm cung cấp giống cây dược liệu cho các hộ dân ở các khu vực
miền núi trung du phía bắc hiện nay đang được thực hiện và có hiệu quả.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về cây dƣợc liệu
Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh
hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta
đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức
ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá, hoặc
hôn mê có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn
được, loại nào có độc không ăn được.

Theo sự phát triển của con người, việc khám khá và khai thác, sử dụng
các loại dược liệu ngày càng phát triển. Thực tế người ta có thể tổng hợp nhân
tạo được những hợp chất dùng trong y học nhưng việc làm này nhiều khi chưa
hiệu quả và giá thành cao. Bởi vậy việc khai thác các cây dược liệu đóng một
vai trò quan trọng. Hơn thế, việc khai thác này và việc chiết xuất các loại cây
để làm thuốc có tác dụng mạnh và ít độc hơn.
Cây dược liệu dùng để chữa bệnh có thể là các loại cây cỏ dùng trực
tiếp để chữa bệnh như cây gừng, cây tía tô, cây ngải cứu…
Cây dược liệu làm nguyên liệu để từ đó bào chế như: Đại hoàng phơi
khô là sinh địa, đun sấy là thục địa, hoặc các loại cây như: sâm, quy, bạch
truật, hồi, quế, cam thảo, ý dĩ, sa nhân, tam thất…
2.2. Trên thế giới
2.2.1. Công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hữu ích
Năm 1988, hội thảo (consultation) quốc tế về bảo tồn thực vật hoang
dại hữu ích đã được tố chức ở Chiang Mai Thái Lan, với sự tham gia của
chuyên gia y tế và bảo tồn cây cỏ đến từ 16 quốc gia, thuộc các khu vực khác
nhau trên thế giới (trừ Australia và Nam Mỹ). Kết quả là "Tuyên ngôn Chiang


4
Mai" (Chiang Mai declaration) đã ra đời, bản tuyên ngôn đánh giá cao tầm
quan trọng của thực vật hoang dại hữu ích trong chăm sóc sức khỏe ban đầu,
giá trị kinh tế và tiềm năng của cây cỏ đối với việc tìm ra các loại thực phẩm
và thuốc mới [1]. Đồng thời báo động về việc mất tính đa dạng sinh vật cây
cỏ và các nền văn hoá trên thế giới có thể ảnh hưởng đến việc tìm kiếm loài
hoang dại hữu ích mới mang lại lợi ích toàn cầu.
Nhằm bảo tồn các nguồn đa dạng sinh vật cũng như tạo ra và duy trì
mối quan hệ hợp tác, bảo vệ quyền lợi của các quốc gia trong việc bảo tồn và
phát triển các nguồn lợi đa dạng sinh vật, đã có 3 công ước toàn cầu được ký
kết là Công ước đa dạng sinh học (CBD), công ước về chống buôn bán các

loài động thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt (CITES), công ước Ramsa về bảo vệ
đất ngập nước và chim di cư. Với công ước CBD, lần đầu tiên thế giới đã
chuyển các nguồn tài nguyên sinh học từ một di sản chung của nhân loại
thành tài sản quốc gia. Mặc dù vậy, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học (trong
đó có thực vật hoang dại hữu ích) đang gặp phải mối thách thức kép là: (i)
mối thách thức của bản thân việc bảo tồn đa dạng sinh học, (ii) bảo vệ tri thức
truyền thống về sử dụng các nguồn tài nguyên khỏi sự khai thác mang tính
chất thương mại trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, (iii) phát triển các
sản phẩm từ đa dạng sinh học và bản quyền tri thức cộng đồng.
2.2.2. Nghiên cứu về gây trồng, sử dụng thực vật hữu ích
* Nghiên cứu và phát triển gây trồng: thực vật hoang dại hữu ích bao
gồm: (i) thiết lập các vườn ươm thực vật hoang dại hữu ích, (ii) cải thiện mặt
nông học các loài thực vật hoang dại hữu ích có nhu cầu nhưng chưa được
trồng trước đây, (iii) chọn tạo các giống thực vật hoang dại hữu ích thuần
chủng, có năng suất và chất lượng cao, (iv) hạn chế sử dụng thuốc hóa học
trong trồng thực vật hoang dại hữu ích, (v) đào tạo và cung cấp thông tin về


5
kỹ thuật trồng trọt thực vật hoang dại hữu ích, đặc biệt là cho cộng đồng. Cải
tiến kỹ thuật thu hái, bảo quản, sử dụng và sản xuất hàng hóa.
* Nghiên cứu tri thức sử dụng: Cây cỏ truyền thống trong việc chăm
sóc sức khỏe của các cộng đồng, trong đó Thực vật dân tộc học đóng vai trò
quan trọng. Nội dung hoạt động bao gồm: (i) xác định và hỗ trợ một tổ chức
để xây dựng kế hoạch, điều phối và tiến hành điều tra về thực vật dân tộc học.
(ii) tiến hành điều tra sử dụng cây cỏ làm thuốc trên qui mô toàn quốc bằng
nhóm nghiên cứu đa ngành và với sự tham gia thực sự của những người hành
nghề y truyền thống ở địa phương, (iii) phân loại và phân tích dữ liệu về thực
vật dân tộc học qua chương trình điều tra, (iv) đưa các phương thuốc cổ
truyền đã được chứng minh vào các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu

của quốc gia, (v) thành lập tổ chức của những người hành nghề y truyền thống
ở cấp quốc gia để tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khỏe. Tài nguyên
thực vật hoang dại hữu ích phải được sử dụng một cách bền vững, an toàn
thông qua cơ chế: (i) Nhà nước điều hòa hoạt động thu hái, khai, thác thực vật
hoang dại hữu ích từ hoang dại, (ii) nghiêm cấm thu hái các loài thực vật hoang
dại hữu ích đang bị đe doạ, (trừ việc thu thập vật liệu nhân giống với lượng
nhỏ, theo cách không làm nguy hại đến, loài thực vật hoang dại hữu ích đó)
(iii) kiểm soát hoạt động buôn bán thực vật hoang dại hữu ích và các sản phẩm
của chúng.
2.2.3. Giâm hom
Trong Lâm nghiệp, nhân giống sinh dưỡng cho cây rừng đã được sử
dụng trên 100năm nay. Ngay từ 1840, Marrier de Boisdyver (người Pháp) đã
ghép 10000 cây Thông Đen. Năm 1883, Velinski A.H công bố công trình
nhân giống một số loài cây lá kim và cây lá rộng thường xanh bằng hom. Ở
Pháp năm 1969, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới bắt đầu chương trình nhân
giống cho Bạch đàn, năm 1973 mới có 1ha rừng trồng bằng cây hom, đến


6
1986 có khoảng 24000ha rừng trồng bằng cây hom, các rừng này đạt tăng
trưởng bình quân 35m3 /ha/năm.
Theo tài liệu của Trung tâm Giống cây rừng Asean - Canada (gọi tắt
là ACFTSC), những năm gần đây, nghiên cứu và sản xuất cây hom được tiến
hành ở các nước Đông Nam Á.
Ở Thái Lan, Trung tâm Giống cây rừng Asean - Canada[25] đã có
những nghiên cứu nhân giống bằng hom từ năm 1988, nhân giống với các hệ
thống phun sương mù tự động không liên tục được xây dựng tại các chi nhánh
vườn ươm của Trung tâm, đã thu được nhiều kết quả đối với các loài cây họ
Dầu, với 1 ha vườn giống Sao đen 5 tuổicó thể sản xuất 200.000 cây hom, đủ
trồng 455 đến 500 ha rừng.

Ở Malaysia, nhân giống sinh dưỡng các loại cây họ Sao dầu bắt đầu từ
những năm 1970, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở Viện nghiên cứu
Lâm nghiệp Malaysia [29], ở trường Đại học Tổng hợp Pertanian, Trung tâm
nghiên cứu Lâm nghiệp ở Sepilok, cũng đã báo cáo các công trình có giá trị
về nhân giông sinh dưỡng cây họ Dầu. Tuy nhiên, tỷ lệ ra rễ của các cây họ
Dầu còn chưa cao, sau khi thay đổi các phương tiện nhân giống như: các biện
pháp vệ sinh tốt hơn, che bóng hiệu quả hơn, phun xương mù, kỹ thuật trẻ hóa
cây mẹ,... thì tỷ lệ ra rễ được cải thiện (ví dụ: Hopea odorta có tỷ lệ ra rễ là
86% [28], Shorea Leprosula 71%, Shorea Parvifolia 70%,...
Ở Indonesia, các nghiên cứu giâm hom cây họ Dầu được tiến hành tại
trạm nghiên cứu cây họ Dầu Wanariset đã áp dụng phương pháp nhân giống
mới “Tắm bong bóng” [30], sử dụng phương pháp này thu được tỷ lệ ra rễ 90100% với các loài Shorea Leprosula,...


7
2.3. Ở Việt Nam
2.3.1. Công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hữu ích
Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc
bảo vệ thiên nhiên bằng việc ban hành nhiều luật lệ và chính sách nhằm bảo
vệ thiên nhiên và môi trường như sắc lệnh bảo vệ rừng (1972), Chiến lược
bảo tồn (1985), Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai
đoạn 1991- 2000 (1991), giai đoạn 2000- 2020.vv. Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng, Luật Đa dạng sinh học và nhiều nghị định, quyết định khác…Đây là
những văn bản pháp lý quan trọng đối với công tác bảo tồn và phát triển các
nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nói chung, cũng như đối với nguồn tài
nguyên thực vật hoang dại hữu ích tại Việt Nam.
Tại Hội thảo về "Xây dựng mạng lưới hoạt động giữa các tổ chức hoạt
động trong các lĩnh vực liên quan đến nguồn tài nguyên thực vật hoang dại
hữu ích" các thành viên của nhóm bảo tồn đã đề xuất một kế hoạch hành động
tập trung vào các hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh vật, điều kiện sinh thái,

xác định các mối nguy cơ, xác định loài ưu tiên bảo tồn, các vấn đề chính sách
và luật pháp, đào tạo và tăng cường năng lực và nghiên cứu các mẫu hình bảo
tồn nguyên vị. bằng việc thành lập các khu Bảo tồn, Vườn Quốc gia…
Bên cạnh đó, bảo tồn chuyển vị được quan tâm và thực hiện như: Đề án
"Lưu giữ nguồn gen, giống cây thuốc và cây tinh dầu làm thuốc" (do Viện
Dược liệu chủ trì) đã được phê duyệt và thực hiện từ năm 1988 đến nay với sự
tham gia của 14 đơn vị, cơ quan khác nhau trong toàn quốc và đã xây dựng
được mạng lưới các cơ quan bảo vệ nguồn gen và giống thực vật hoang dại
hữu ích ở 11 cơ sở khoa học với 250 loài [8] được trồng bảo tồn, theo dõi,
đánh giá, trao đổi, cung cấp giống cho nhu cầu nghiên cứu, sản xuất. Đề án đã
đề xuất 500 loài thực vật hoang dại hữu ích cần ưu tiên bảo tồn trong giai
đoạn 2001-2005. Đã có 12 loài thực vật hoang dại làm thực phẩm chức năng


8
và làm thuốc thuộc diện quí hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng ở các mức độ
khác nhau được nghiên cứu về mặt sinh học và trồng thử,
2.3.2. Nghiên cứu về gây trồng, sử dụng thực vật hữu ích
* Nghiên cứu và phát triển gây trông: Ở Việt Nam, nhân giống bằng
hom cây lâm nghiệp và cây ăn quả một cách có hệ thống mới được tiến hành
vài thập kỷ nay tại hầu hết các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm
nghiên cứu, cơ sở sản xuất, vườn quốc gia..vv. Từ những năm 1986 đến nay,
Phòng nghiên cứu giống cây rừng (nay là Trung tâm nghiên cứu nhân giống
thuộc Phân viện lâm nghiệp Miền Nam), Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp
Phù Ninh, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu giống cây
trồng (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp) đã tiến hành nghiên cứu giâm hom
các loài phục vụ công tác trồng rừng như Bạch đàn, Thông, Lõi thọ, Sở, Mỡ,
Phi lao, Giáng hương, Keo giậu và một số cây thuộc họ Quả hai cánh như
Dầu rái, Sao đen,..vv.. Một số loài quí hiếm như: Pơ mu, Bách xanh, Tùng,
thông đỏ, Tùng tháp; cây cảnh như: Đỗ quyên, Hải đường, Chè rừng, Dạ hợp;

cây hoang dại hữu ích bản địa như Tai chua, Dọc, Trám đen, Rau sắng, Giâu
gia đất...[17].
Nhân giống bằng hom có tiềm năng và tầm quan trọng lớn vì nó góp
phần nhân nhanh các vật liệu nhân giống quí, hiếm, nguồn gen của các loài bị
khai thác quá mức, các loài không cho hạt..vv. Do đó, nhân giống bằng hom
có ý nghĩa to lớn trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật có
ích. Nghiên cứu nhân giống thực vật hoang dại hữu ích bằng phương pháp
giâm hom ở Việt Nam có thể được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn trước thập kỷ 90 của thế kỷ XX
Nghiên cứu nhân giống thực vật hoang dại hữu ích bằng phương pháp
giâm hom được thực hiện ở mức độ đơn giản cả về kỹ thuật cũng như khả
năng áp dụng các chất kích thích ra rễ. Việc nhân giống thường được thực


9
hiện trực tiếp trong điều kiện thường, mà chưa qua hệ thống vườn ươm với
các kỹ thuật phức tạp.
Giai đoạn từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay
Việc nghiên cứu nhân giống bằng hom thực vật hoang dại hữu ích được
thực hiện có hệ thống hơn trong các hệ thống vườn ươm hoàn thiện của ngành
lâm nghiệp, hay tự xây dựng theo các mô hình khác nhau. Kỹ thuật cắt hom,
xử lý và duy trì hom cũng được phát triển ở mức cao hơn. Nhiều loài đã được
nghiên cứu nhân giống bằng hom thành công. Mặc dù vậy, hầu hết các nghiên
cứu mới chỉ ở qui mô thí nghiệm hay thử nghiệm trong địa phương hẹp.
* Nghiên cứu tri thức sử dụng: Ở Việt Nam việc sử dụng thực vật hữu
ích đã gắn liền với sự sinh tồn của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.
Trong thập kỷ gần đây, làng nghề truyền thống sử dụng nguyên liệu là thực
vật hoang dại hữu ích hoặc có nguồn gốc là thực vật hoang dại hữu ích được
phục hồi và có xu hướng phát triển nhanh đã thu hút một lực lượng lớn lao
động trong khu vực nông thôn. Mặt khác, cùng với việc mở rộng quy mô hội

nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên những cơ hội kinh tế quan trọng cho các
doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, làng nghề sản xuất, kinh doanh lâm sản
hữu ích phát triển, góp phần vào việc cải thiện đời sống người dân và làm
thay đổi diện mạo nền kinh tế ở một số địa phương.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển
trước đây sử dụng rừng chủ yếu là khai thác gỗ, ít quan tâm tới việc bảo tồn
và phát triển bền vững nguồn tài nguyên Lâm sản hữu ích này. Vì vậy cùng
với diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm, nguồn thực vật hoang dại hữu ích
cũng nghèo đi, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của các cộng đồng dân cư
địa phương sống dựa vào rừng và các tác động xã hội khác. Trong bối cảnh
như vậy chúng cần phải được nhìn nhận và coi trọng đúng mức.


10
Thực vật hoang dại hữu ích bản địa có vai trò rất quan trọng đối với
người dân miền núi sống ở gần rừng và trong rừng. Ở một số địa phương,
thực vật hoang dại hữu ích bản địa là nguồn thu nhập chủ yếu để nâng cao
đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân. Phát triển thực vật
hoang dại hữu ích bản địa dưới tán rừng tự nhiên vừa tăng thêm thu nhập
vừa bảo vệ được tầng cây gỗ của rừng, đồng thời bảo vệ được môi trường
sống cho loài người.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn tản mạn chưa tập trung và
chưa hệ thống, chú yếu tập trung thống kê, phân loại các loài thực vật hoang
dại hữu ích bản địa; một số công trình khác cũng chỉ tập trung nghiên cứu về
nhân giống, điều kiện gây trồng, chế biến và bảo quản cho một hay một số
loài cụ thể. Vì thế chưa thể phát triển các loài thực vật hoang dại hữu ích bản
địa trên quy mô lớn để tạo thành hàng hoá và chưa tạo được thị trường.
Để thực hiện tốt chương trình phát triển thực vật hoang dại hữu ích bản
địa nói riêng và phát triển tài nguyên rừng nói chung cần thiết phải đánh giá
được thực trạng và kỹ thuật gây trồng các loài thực vật hoang dại hữu ích bản

địa hiện nay để làm cơ sở quy hoạch cũng như xây dựng kế hoạch phát triển
một cách bền vững.
2.3.3.Giâm hom
Đi đôi với việc áp dụng những thành tựu trong nghiên cứu nhân giống
cây rừng bằng phương pháp giâm hom, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã
tự mày mò tìm ra những quy trình phương pháp riêng cho việc giâm hom một
số loài cây rừng, trong đó có một số loài cây đặc hữu của Việt Nam.
Lần đầu tiên vào năm 1976 những thực nghiệm nhân giống bằng hom
đối với một số loài như: Thông, Bạch Đàn…được tiến hành tại trung tâm
nghiên cứu nguyên liệu giấy sợi Phù Ninh - Phú Thọ. Đây là một nghiên cứu


11
sơ khai nhưng đã mở đầu cho hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm sau này
tại Việt Nam.
Những năm 1983- 1984 các thực nghiệm nhân giống bằng hom được
tiến hành tại viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, đối tượng nghiên cứu là
Mỡ, Lát Hoa, Bạch Đàn. Nội dung nghiên cứu tập trung vào đặc điểm giải
phẫu của hom, ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ của môi trường và xử lý hom
bằng các chất kích thích. Việc nghiên cứu nhân giống bằng hom thực vật
hoang dại hữu ích được thực hiện có hệ thống hơn trong các hệ thống vườn
ươm hoàn thiện của ngành lâm nghiệp, hay tự xây dựng theo các mô hình
khác nhau. Kỹ thuật cắt hom, xử lý và duy trì hom cũng được phát triển ở
mức cao hơn. Nhiều loài đã được nghiên cứu nhân giống bằng hom thành
công. Mặc dù vậy, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ ở quy mô thí nghiệm hay
thử nghiệm trong địa phương hẹp.
Nhân giống bằng hom có tiềm năng và tầm quan trọng lớn vì nó góp phần nhân
nhanh các vật liệu nhân giống qúy, hiếm nguồn gen của các loài bị khai thác quá
mức, các loài không cho hạt. Do đó, nhân giống bằng hom có ý nghĩa to lớn trong
công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật có ích [3].

Theo kết quả nghiên cứu của Dương Mộng Hùng (1992), các hom Phi lao
được xử lý IBA ở nồng độ 200 ppm có tỷ lệ ra rễ là 76,6% còn công thức đối
chứng chỉ đạt 18,3% [5].
Nhằm mục đích bảo tồn, Tạ Quang Nhiệm và cs, đã thăm dò khả năng
nhân giống bằng hom cây Ba gạc bốn lá (Rauvolfia vomitoria) ở Phú Thọ, với
các hom dài 40 – 50 cm, vùi xuống đất sâu 20 – 25 cm. Kết quả cho thấy các
hom có khả năng ra rễ và nảy chồi nhưng tỷ lệ sống ít (< 10%), các hom ngắn
hơn, dài từ 10 – 20 cm không có khả năng ra rễ [12].
Từ những năm 1990 trở lại đây thì Lê Đình Khả cùng Phạm Văn Tuấn
và Nguyễn Hoàng Nghĩa đã tiến hành nghiên cứu giâm hom các loại Bạch


12
Đàn (1990 - 1991), Sở (ở Lạng Sơn năm 1990), Keo Lá Tràm (1995), Bách
Xanh (1999), Pơ Mu (1997), Thông Đỏ ( ở Ba Vì 1995). [14]
Trung tâm nghiên cứu nhân giống cây rừng viện khoa học Lâm Nghiệp
Việt Nam sau một thời gian nghiên cứu đã thực hiện thành công việc sản xuất
cây hom Bạch Đàn Trắng và cây Keo Lai theo kế hoạch của Bộ Nông Nghiệp
và phát triển nông thôn phê duyệt trong 3 năm 1996- 1998. Tính đến năm
1997 trung tâm đã sản xuất được 120.000 cây hom và đã có 60 ha rừng trồng
từ cây giống bằng hom [21]. Cho đến nay thì phương pháp nhân giống bằng
hom đã và đang được sử dụng rộng rãi trong công tác chọn tạo giống cây rừng
Phạm Văn Tuấn đã xử lý bằng IBA 1% trong thời kỳ đầu hè để giâm
hom Quế đạt tỷ lệ ra rễ cao và sử dụng phương pháp ghép nêm ngọn Quế cho
tỷ lệ sống cao nhất so với ghép mắt và ghép cành 70 – 77% [27].
Nguyễn Chí Hiểu, Đặng Kim Vui, Đặng Văn Minh (2009). Các công
thức thí nghiệm giâm hom cây Bò khai có sử dụng các chất kích thích ra rễ
cho kết quả cao hơn so với công thức đối chứng không dung thuốc. Trong đó
ABT (aminobenzotriazole) ở nồng độ 50ppm cho tỷ lệ cây hom xuất vườn
cao nhất, đạt 78,89%. Tiếp đến là NAA 200ppm đạt tỷ lệ xuất vườn 75,56%

và IBA 50ppm đạt 74,44%; Về giá thể: công thức 3 với giá thể là đất tầng B
70% + rơm mục 30% có tỷ lệ cây sống cao nhất 82,22% [28].
2.3.3.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hom
* Cơ sở khao học của phương pháp giâm hom
Theo nghĩa rộng thì nhân giống sinh dưỡng bao gồm nhân giống bằng
hom, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy mô phân sinh,….
Trong các biện pháp sinh sản vô tính, giâm hom là hình thức phổ biến
nhất và là một trong những công cụ có hiệu quả cho việc lưu giữ, bảo vệ và
duy trì giống cây rừng. Bởi chúng có các đặc điểm sau:


13
- Giâm hom có thể dùng hom thân, hom cành, hom rễ toàn những
nguyên liệu sẵn có, dễ làm, dễ thao tác.
- Nhân giống bằng hom cho hệ số nhân giống lớn, tương đối rẻ tiền,
nên được dùng phổ biến cho trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và cây ăn
quả.
- Cây hom mặc dù không giữ được các đặc trưng hình thái giải phẫu
nhưng lại giữ được các đặc điểm di truyền mong muốn của cây mẹ [13]. Đặc
biệt đối với một số cây lâm nghiệp có hình thức lai xa thì nó còn giúp giữ các
tính trạng tốt ở đời F1, tránh phân ly ở đời F2 và như vậy chúng có hệ số biến
động nhỏ hơn cây sinh sản hữu tính bằng hom
* Các phương pháp nhân giống bằng hom
- Các nhân tố nội sinh: Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả
khác nhau (D.Akomixarop, 1964, B.matin,1974, Nauda,1977) đều đi đến kết
luận là: Các loài khác nhau có đặc điểm ra rễ khác nhau. Các tác giả này đã
dựa vào khả năng ra rễ, (theo Qujada,1985 và Nauda,1970) để chia ra các loại
cây gỗ thành 3 nhóm [14].
+ Nhóm dễ ra rễ, bao gồm: Các loại không cần xử lý bằng chất kích
thích ra rễ vẫn ra rễ với tỷ lệ cao, nhóm này gồm các loài như: Đa (Ficus

hoxb), Sung (F.glonerala) rất dễ ra rễ. Một số loài khác như Dương
(Populus), Liễu (Salix), Lõi thọ thuộc nhóm dễ ra rễ. Một số loại thuộc họ
Bambusaccac như tre, vầu, luồng được trồng bằng hom thân không cần xử lý
chất kích thích ra rễ.
+ Nhóm ra rễ trung bình: bao gồm các loài chỉ cần xử lý bằng chất kích
thích ra rễ với nồng độ thấp cũng có thể ra rễ với tỷ lệ cao. Nhóm này gồm
các loài như Bạch đàn (E camaldunensis, E.Deglupta, E.Teretcomis), Thông
(Pinusssco carpa, P.patula, P.caribe ….).


14
+ Nhóm khó ra rễ bao gồm: Các loại hầu như không ra rễ hoặc là phải
dùng đến hóa chất kích thích ra rễ vẫn cho tỷ lệ ra rễ thấp là các loại thuộc
nhóm này gồm SWietenia, Macro phylla, Padoearpus, Rigfrighiosi, các loài
thuộc chi Casttanea, fagus, Franxinus, Liriodddendron, Guercus, Tilia,
Arucaria ở nước ta loài bách tán cũng thuộc loại rất khó ra rễ.
- Nhóm nhân tố môi trường: Thời vụ giâm hom đạt kết quả tốt hay
xấu thường gắn liền với thời tiết, khí hậu, mùa sinh trưởng của cây, trạng thái
sinh lý của cành. Thời vụ giâm hom có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự
thành bại của nhân giống bằng hom. Đối với loài cây rụng lá, gỗ cứng thường
lấy cành giâm lúc cây bắt đầu bước vào thời kỳ ngủ nghỉ, còn với loài cây gỗ
mềm nửa cứng không rụng lá thì thời kỳ lấy hom là mùa sinh trưởng. Với
Bạch đàn ở Đông Nam bộ thời kỳ giâm hom thích hợp từ tháng 5 đến tháng 7.
Nhìn chung trong điều kiện khí hậu Việt Nam thời kỳ giâm hom thích hợp là
các tháng xuân, hè, thu [9]. Những thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu
giống cây rừng thấy rằng: Keo lá tràm và Keo tai tượng 1 năm tuổi giâm trong
tháng 7có tỷ lệ ra rễ cao > 90%.
- Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ: Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các loại thuốc kích thích ra rễ khác nhau, có tác dụng khác nhau đến sự ra rễ
của hom. Hom cây Mỡ 1 tuổi xử lý bằng IAA, IBB, NAA nồng độ 50 ppm

trong 3 giờ có tỷ lệ tương ứng là: 74,1%; 93,8%; 53,3%.
Hom Bạch đàn trắng (E. Cameldunensis) 4 tháng tuổi xử lý bằng IAA
nồng độ 25 ppm; 50 ppm; 75 ppm; 100 ppm trong 3 giờ có tỷ lệ ra rễ tương
ứng là 64,5%; 71,4%; 77,4% và 45,1%. Như vậy khi nồng độ tăng tỷ lệ ra rễ
tăng, nhưng khi nồng độ tăng quá cao (100 ppm) tỷ lệ ra rễ lại giảm xuống.
Hom cây Mỡ 1 năm tuổi xử lý bằng IAA nồng độ 25 ppm tỷ lệ ra rễ giảm
xuống còn 50%.


15
Hom bạch đàn trắng xử lý bằng IAA nồng độ 100 ppm trong thời gian
1; 3; 5; 8 giờ có tỷ lệ ra rễ tương ứng là 83,6%; 93,7%; 62,5%; 53,1%.
Với hom Mỡ xử lý bằng IAA nồng độ 100 ppm với thời gian 3; 5; 8; 16
giờ có tỷ lệ ra rễ tương ứng là: 74%; 81,3%; 73% và 55,7% [14].
Nghiên cứu nhân giống cây Dầu rái bằng hom, tác giả đã sử dụng thuốc
bột và thuốc nước cho của cùng một loại, cho kết quả là tỷ lệ ra rễ đối với
thuốc bột là 80%, thuốc nước là 78,3% [11].
Khi xử lý hom bằng thuốc kích thích ra rễ cần biết rằng nồng độ và
nhiệt độ không khí có mối quan hệ qua lại với nhau. Nếu nhiệt độ không khí
cao cần sử dụng nồng độ thấp và thời gian ngắn; còn nhiệt độ không khí thấp
xử lý với nồng độ cao và thời gian dài [24].
Trong quá trình thực hiện giâm hom thì cần phải thực hiện đầy đủ và
đồng bộ các biện pháp kỹ thuật cần thiết từ chăm sóc cây mẹ đến lấy hom
giâm, chọn giá thể, thao tác kỹ thuật khi giâm hom, chăm sóc hom giâm thích
hợp cho mỗi vùng (điều kiện ngoại cảnh) thì mới đạt được tỷ lệ ra rễ như
mong muốn.
2.4. Tổng quan về cây bảy lá một hoa
Tên : cây Bảy lá một hoa.
Tên khác : Thất Diệp nhất chi hoa.
Tên khoa học : Paris poluphylla.

Thuộc họ: Hành tỏi (Liliaceae).
Phân bố tự nhiên và khả năng gây trồng: Bảy lá một hoa có khu
phân bố tương đối hẹp, nên đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Cây mọc
hoang ở những vực khe ẩm tối, gần suối ở độ cao trên 600m. Gặp nhiều ở Lào
Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phương), Thái Nguyên (Ðại Từ), Lạng Sơn, Hoà
Bình, Bắc Giang, Hà Giang. Tại Vườn quốc gia Tam Đảo, các nhà nghiên cứu
đã thấy loài này ở độ cao trên 400m. Hiện nay, tại một số hộ gia đình vùng


16
đệm của Vườn quốc gia đã có trồng cây Bảy lá một hoa. Thu hái rễ quanh
năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch phơi khô. Trong thành phần
hoá học của cây có diosgenin, pennogenin. Cây có vị đắng, tính lạnh; có tác
dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng viêm.
Bảy lá một hoa có 4 chi, 50 loài, phân bố ở bắc ôn đới. Ở Việt Nam có 1
chi, 5 loài, phổ biến là Bảy lá một hoa (Paris polyphylla ), Cây thân thảo nhỏ,
sống lâu năm, thân rễ ngắn chia nhiều đốt. Qua tìm hiểu thực tế tại Vườn quốc
gia Tam Đảo thấy rằng, Bảy lá một hoa có thể gây trồng được tại vườn nhà nơi
đất ẩm, đất tốt và có độ tàn che nhất định.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Rắn độc cắn và
sâu bọ đốt; 2. Viêm não truyền nhiễm; 3. Viêm mủ da; 4. Lao màng não; 5.
Hen suyễn. Còn dùng trị yết hầu, bạch hầu, trẻ em lên sởi có viêm phổi, quai
bị, lòi dom. Ngày dùng 6-15g. Ở Trung Quốc, dân gian cho là thuốc chữa đau,
giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong, lắc đầu, lè lưỡi. Cũng có
thể trị bệnh phổi và độc giang mai. Dân gian thường dùng làm mát khi bị
sưng đau và hen suyễn.
Thu hoạch và sơ chế bảo quản: Thu hái thân rễ vào mùa thu đông,
sau đó rửa sạch phơi khô. Cần chú ý bọc kỹ khi bảo quản, tránh ẩm mốc làm
hư hỏng thuốc. Thu hái quả là vào tháng 10,11 khi mà quả ngả từ màu vàng
sang màu đỏ.

2.5. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.5.1. Điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý
Nam La là một xã vùng ba nằm phía tây của huyện Văn Lãng , tỉnh
Lạng Sơn, Việt Nam, cách trung tâm huyện 35km. Có ranh giới hành chính
như sau.
Phía đông giáp xã Gia Miễn, ( huyện Văn Lãng), tỉnh Lạng Sơn


×